Mục lục Trang
Lời mở đầu 1
ChươngI: Hệ thống luật dân sự và nguồn của luật dân sự. 3
Chương II: Nhìn nhận về Bộ luật dân sự trên thực tế. 7
Chương III: Một số vấn đề về đổi mới và thi hành án dân 22
sự ở Việt Nam hiện nay.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về đổi mới và thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h uỷ thác trong thi hành án; về các biện pháp cưỡng chế trong thi hành án; các biện pháp kê biên, xử lý tài sản của cơ quan, tổ chức, các quyền sở hữu trí tuệ, về xác minh tài sản và thời hạn xác minh để thi hành án, các quy định về bán đấu giá, các quy định về hoãn , tạm đình chỉ , đình chỉ, quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, về kháng nghị trong thi hành án, về thi hành án có yếu tố nước ngoài… Đặc biệt pháp luật thi hành án hiện hành chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan hữu quan trong việc giúp đỡ, tạo điều kiện và thực hiện các yêu cầu của cơ quan thi hành án, các chấp hành viên; hình thức, chế tài trong trường hợp họ không thực hiện. Những bất cập trong các quy định pháp luật về thi hành án và các quy định pháp luật về nội dung có liên quan đến thi hành án đã ảnh hưởng không nhỏ đến thi hành án dân sự.
Thứ hai, về cơ chế quản lý thi hành án dân sự: xét cả về lý luận và thực tiễn, hoạt động thi hành án dân sự mang nhiều nét đặc thù riêng, mặc dù có những nét nổi trội của hoạt động hành chính tư pháp, song về cơ bản nó bị chi phối mạnh mẽ của quá trình xét xử và các bước tố tụng. Không ít các trường hợp do bản án quyết định không rõ ràng hoặc sự can thiệp, chi phối, thiếu căn cứ của các bước tố tụng như tạm hoãn, kháng nghị, quyết định của cấp giám đốc lật ngược lại bản án, quyết định theo chiều ngược lại đã làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thi hành án. Hơn nữa, việc thi hành án dân sự còn liên quan đến hoạt động của nhiều ngành như Công an, Kiểm sát, Địa chính- Nhà đất, Xây dựng, Tài chính- Vật giá… Bởi vậy, nếu không có cơ chế thích hợp sẽ không tạo được điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự.
Cơ chế quản lý thi hành án dân sự hiện nay còn nhiều bất cập. Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ tư pháp, giúp Chính phủ thực hiện việc quản lý thống nhất đối với công tác thi hành án dân sự trong cả nước, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự; thực hiện một số nội dung của quản lý Nhà nước khác; chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết công tác quản lý công tác thi hành án dân sự ở địa phương. Tuy nhiên, việc quản lý Nhà nước về tổ chức cũng như nghiệp vụ gặp nhiều vướng mắc và chồng chéo. Cũng do tổ chức của ngành Tư pháp không theo nguyên tắc tập trung thống nhất, nên thực hiện sự quản lý xuống các địa phương cần phải có sự kết hợp với các chủ thể quản lý ở địa phương là Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp. Các cơ quan này lại thuộc uỷ ban nhân dân cùng cấp, hưởng ngân sách từ địa phương. Do vậy, cơ chế phối hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đôi khi thiếu hiệu quả, nhiều đầu mối, tầng nấc, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tác nghiệp thi hành án. ở các địa phương chủ thể quản lý là cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền địa phương, song đối tượng quản lý là các phòng, các đội thi hành án lại được tổ chức theo ngành dọc, hưởng ngân sách từ Trung ương cả về tổ chức, biên chế và kinh phí hoạt động. Do vậy, không ít trường hợp các cơ quan thi hành án “qua mặt”cơ quan quản lý. Nhiều nơi, Phòng Tư pháp chỉ có hai biên chế , ngoài việc phải thực hiện một số hoạt động của công tác tư pháp khác, lại còn phải thực hiện quản lý nhà nước của đội thi hành án có tổ chức và biên chế chặt chẽ và chuyên nghiệp từ 7 đến 10 người, gần đây một số Phòng Tư pháp còn bị sát nhập vào văn phòng UBND cấp huyện, nên việc thực hiện quản lý Nhà nước càng khó khăn hơn. Có thể nói, cơ chế quản lý tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự hiện nay chưa phù hợp và hiệu quả, chưa xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, dẫn đến chồng chéo, giảm hiệu lực quản lý nhà nước. Các nội dung quản lý thể hiện ở mối quan hệ gữa cơ quan quản lý và cơ quan thi hành án còn nhiều điểm gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động thi hành án, chưa đảm bảo tính chủ động, độc lập, hiệu quả của các cơ quan thi hành án; chưa quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu quan các cấp trong phối hợp tổ chức thi hành án. Điều này đã hạn chế rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả của cơ chế thi hành án và hoạt động thi hành án dân sự.
Thứ ba, về cơ cấu tổ chức các cơ quan thi hành án dân sự: về cơ cấu tổ chức các cơ quan thi hành án dân sự theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện như hiện nay phần nào đã tạo được một số thuận lợi trong quản lý nhà nước, có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đối với cơ quan thi hành án thuộc địa phương mình. Tuy nhiên, một số địa phương đặc biệt là cấp huyện ở vùng xa, vùng sâu số lượng án phải thi hành hàng năm rất ít, nhưng về tổ chức vẫn phải thành lập Đội thi hành án với đủ biên chế theo quy định. Trong khi đó, tại các quận huyện, tại các thành phố lớn, số lượng án phải thi hành nhiều, nhưng số không tăng so với quy định dẫn đến tình trạng quá tải, tạo ra sự mất cân đối giữa các cơ quan thi hành án cùng cấp trong các vùng miền đất nước về sự thừa, thiếu cán bộ. Thiết nghĩ, chúng ta cần nghiên cưú tới phương án tổ chức cơ quan thi hành án theo khu vực, căn cứ theo nhu cầu thực tế công việc và sự tiện lợi cho nhân dân mà ấn định số lượng biên chế các cán bộ, chứ không nhất thiết phải tạo ra một khuôn mẫu chung cho tất cả các đơn vị theo địa giới hành chính.
Thứ tư, về đội ngũ chấp hành viên, các tiêu chí đối với chấp hành viên: so với nhu cầu thực tế công việc, hiện tại số lượng chấp hành viên và cán bộ thi hành án còn phải bổ sung rất nhiều. Tính đến tháng8/2001, tổng số chấp hành viên trong cả nước là 1764 người, trong khi đó, tổng biên chế thực tế của các cơ quan thi hành án là 4200 người. Với tình hình số số án phải thi hành ngày một gia tăng thì bản thân lực lượng chấp hành viên và các cán bộ thi hành án khó có thể đảm đương nổi. Năm 2000, tính bình quân mỗi chấp hành viên phải tổ chức thi hành 248 vụ; con số này chỉ trong 6 tháng đầu năm 2001 đã là 205 vụ. ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng số vụ việc bình quân mà mỗi chấp hành viên phải đảm trách tổ chức thi hành gần 700 vụ/năm; tỉnh có ít vụ việc thì con số cũng lên tới 145 vu việc/năm cho mỗi chấp hành viên như Bắc Cạn. Có thể nói, với khối lượng công việc như trên, cùng với cơ chế quản lý và phối hợp trong thi hành án chưa thật hiệu quả, cơ chế quản lý thu nhập, quản lý tài sản còn lỏng lẻo, ý thức chấp hành pháp luật của đại bộ phận quần chúng chưa cao, quả là thách thức lớn đối vơi vơ quan thi hành án trong cả nước. Hiện tại, Nhà nước ta đang thực hiện tinh giản biên chế, kiện toàn tổ chức ở các cơ quan, đặc biệt là cơ quan quản lý hành chính, vì vậy việc tăng biên chế cho các cơ quan thi hành án là bài toán nan giải, mà phải chú trọng vào việc cải tiến nề nếp, phương thức làm việc, tăng cường sự phối hợp có trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành đối với việc tổ chức thi hành án. Một số vấn đề khác như tiêu chuẩn chấp hành viên, ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất, trình độ chuyên môn pháp lý, còn phải chú trọng đào tạo, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với chấp hành viên và cán bộ thi hành án cũng cần phải được xem xét, nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện.
II.Vị trí, vai trò của Bộ luật Dân sự và chủ thể của luật Dân sự.
*Vị trí, vai trò của Bộ luật Dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam và nguyên tắc áp dụng.
Trong giới nghiên cứu khoa học pháp lý trong những năm gần đây đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học bàn về tiêu chí khoa học để phân định ranh giới giữa hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại. Do cùng tồn tại các loại hình hợp đồng khác nhau cùng những tiêu chí pháp lý khác nhau nên cần phải có sự phân biệt là hợp lý. Liên quan đến vấn đề trên đây là hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật. Vì vậy, quan điểm về vấn đề: Cần xác định lại vị trí của Bộ luật Dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam phải được nghiên cứu và xem xét nghiêm túc.
Trong buổi tọa đàm lần đầu được tổ chức tại trụ sở Bộ Tư pháp vào chiều ngày15/8/2000 khi bàn về “Phươngg pháp luận sửa Bộ luật Dân sự Việt Nam” lúc đó giáo sư Akio Morishima (trưởng đoàn chuyên gia Nhật Bản giúp Việt Nam soạn thảo và sửa đổi Bộ luật Dân sự) cũng đã nêu quan điểm: Các nước trên thế giới theo xu thế chung không có sự phân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế. Trong quá trình áp dụng pháp luật, các chủ thể có thể sử dụng pháp luật khác nhau tuỳ thuộc voà tính chất mục đích và nội dung của những giao dịch cụ thể để tìm luật áp dụng. Nhưng nguyên tắc là nếu Bộ luật Dân sự đã có quy định, thì trước hết phải áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự, Việt Nam phải xác định được một vấn đề quan trọng là việc quy định các loại hình hợp đọng trong Bộ luật Dân sự có ý nghĩa gì? Nguyên tắc tự do trong hợp đòng cần được tôn trọng. Có thể hợp đồng đó trong tương lai sẽ có những bất trắc xảy ra nhưng không cần phải quy định trước, nếu có tranh chấp thì trước hết phải áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết.
Tuy còn một số ít hạn chế, nhưng bộ luật Dân sự năm 1995 là bộ luật có nhiều tiến bộ vượt bậc so với hệ thống các văn bản quy định về dân sự trước đây. Lần đầu tiên nhiều nội dung quan trọng của pháp luật dân sự đã được phát triển hóa một cách có hệ thống, ví dụ như chế định tài sản và quyền sở hữu, các quy định về chủ thể của luật dân sự trước đây, Bộ luật Dân sự đã có những quy định tương đối đầy đủ, cụ thể, chi tiết… Trong hội thảo thực tiễn 4 năm thi hành luật Dân sự nhiều ý kiến cho rằng, tuy đã có nhiều quy định cụ thể nhưng khi áp dụng pháp luật trong thực tiễn, Toà án nhân dân hoặc các cơ quan nhà nươc có thẩm quyền vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc, đôi khi hiểu luật còn thiếu sự thống nhất. Do đó tính chất đặc trưng của giao lưu dân sự nên Toà án nhân dân và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn áp dụng các văn bản pháp luật có liên quan để giải quyết các tranh chấp. Trong nhiều trường hợp phải áp dụng nguyên tắc tại điều 7 Bộ luật Dân sự để giải quyết tranh chấp, đó là sự thoả thuận trước của các chủ thể trong khi xác lập giao dịch dân sự. Đây chính là nguyên tắc đặc trưng nhất của pháp luật Dân sự. Mặc dù trên thực tế và cả dưới góc độ khoa học cũng như giá trị pháp lý của Bộ luật Dân sự, việc áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết tranh chấp là đúng đắn và cần thiết. Nhưng đã có không ít lý do vì: Hết thời hiệu hoặc vì “không rõ ràng” và những nguyên nhân khác, Toà án nhân dân và các cơ quan của nhà nước có thẩm quyền mới áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự. Đây là một điều có thể xem là không bình thường trong một xã hội Nhà nước- pháp quyền.
Trong lần sửa đổi này, vấn đề xác định được vị trí, hiệu lực pháp lý của Bộ luật Dân sự trong hệ thống pháp luật cần phải được xem xét cụ thể và là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất. Hiện nay ở Việt Nam không phân chia hệ thống pháp luật thành: luật công và luật tư như hệ thống pháp luật một số nước trên thế giới, nên việc xác định vị trí và nguyên tắc áp dụng cần phải được khẳng định ngay trong Bộ luật Dân sự để tạo ra sự thuận lợi cho việc áp dụng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu dân sự phát triển đúng hướng trong một hành lang pháp lý an toàn. Tham khảo luật pháp của một số nước tôi thấy rằng:
Theo kinh nghiệm của Nhật Bản thì: vấn đề xác định hiệu lực của bộ luật Dân sự phải được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng và cần phải được quy định cụ thể trong bộ luật. Trong sách bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản có ghi nhận: “Pháp luật dân sự có hiệu lực đối với tất cả các mối quan hệ thuộc pháp luật dân sự”(1) Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội năm 1995.
.
Trong Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà Pháp, ngay Thiên mở đầu quy định về hiệu lực của luật và áp dụng luật, tại Điều 3 quy định: Mọi bất động sản, ngay cả do người nước ngoài chiếm hữu đều chịu sự chi phối của pháp luật nước Pháp. Những luật liên quan đến quy chế nhân thân và năng lực con người chi phối cả những Pháp cư trú ở nước ngoài”(2) Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà Pháp, bản dịch của NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội, năm 1998, Điều3
.
Theo Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan, trong tiêu đề “ những quy định chung” tại Điều4 có quy định: “ Bộ luật này phải được áp dụng trong tất cả các trường hợp thuộc phạm vi câu chữ hoặc tinh thần của bất cứ quy định nào của Bộ luật. Nếu không có quy định nào của bộ luật có thể áp dụng thì vụ việc được quyết định theo tập quán địa phương. Nếu không có tập quán địa phương nào như vậy, thì vụ việc được quyết định bằng cách áp dụng quy định tương tự nhất; và, nếu cũng không có quy định tương tự thì áp dụng những quy tắc chung của pháp luật”(3) Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan, bản dịch của NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội, năm 1995, Điều 4
.
Luật hợp đồng của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cũng quy định tại Điều 2: “ Hợp đồng gọi trong luật này là sự thoả thuận, thiết lập, thay đổi, kết thúc quan hệ quyền lợi nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng tự nhiên nhân, pháp nhân, các tổ chức khác. Các thoả thuận liên quan đến quan hệ thân phận như hôn nhân, nhận nuôi, giám hộ… Thích dụng với quy định của các luật khác”. Điều 428 Luật trên quy định: “ Luật này thi hành từ ngày 1/10/1999, các luật hợp đồng kinh tế nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Luật hợp đồng kinh tế đối ngoại nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Luật hợp đồng kỹ thuật nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đồng thời phế bỏ”(4) Luật hợp đồng nhân dân Trung Hoa được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá IX thông qua ngày 15/3/1999 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1999.( Tài liệu theo bản dịch của Tổ chức hợp tác Quốc tế JICA của Nhật Bản tại Hà Nội)
.
Qua việc tham khảo trên chúng tôi thấy rằng, việc áp dụng pháp luật như thông lệ sẽ được thực hiện theo nguyên tắc: nếu do tính chất đặc thù( về chủ thể, nội dung đặc biệt có luật riêng quy định cụ thể) hoặc do trong Bộ luật Dân sự không có quy định, thì mới áp dụng các văn bản pháp luật khác( còn gọi là luật đặc biệt) hoặc có thể áp dụng tập quán, áp dụng tương tự để giải quyết. Theo nguyên tắc chung là tất cả các trường hợp( không phân biệt theo tiêu chí chủ thể, mục đích trong giao dịch) nếu Bộ luật Dân sự đã quy định thì nhất thiết các quy định của Bộ luật Dân sự phải được áp dụng.
Theo báo cáo tổng thuật trình bày tại Hội thảo, thì trong Bộ luật Dân sự nhiều quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn với Luật kinh tế, Luật thương mại. Trong lý luận pháp lý tại Việt Nam hiện nay vẫn có xu hướng thiên về xây dựng những ngành luật này( và thực tế vẫn đang tồn tại Luật kinh tế, Luật Thương mại) song song tồn tại cùng luật Dân sự, gây khó khăn cho công tác lập pháp và áp dụng pháp luật, nhất là quy định về hợp đồng. Thực tế trên đây đã gây ra tình trạng tranh chấp áp dụng pháp luật trong thực tiễn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc giải thích áp dụng luật cũng thiếu thống nhất vì thiếu tiêu chí khoa học phân biệt cụ thể ; Bộ luật Dân sự chưa thể hiện được những yếu tố mới trong điều kiện phát triển theo chiều sâu của nền kinh tế thị trường VN, theo yêu cầu xu thế hội nhập, còn thiếu những văn bản pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự cần phải được ban hành vì thế làm giảm đi hiệu quả điều chỉnh của các quy định pháp luật Dân sự trong thực tế. Các chủ thể của Luật Dân sự khi vận dụng, hoặc theo sự hướng dẫn, chỉ dẫn của bộ luật dân sự cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Chính vì những lý do trên đây nên trong qúa trình sửa đổi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 29/9/1989, Ban sửa đổi ( Do Toà án nhân dân tối cao chủ trì) cũng đã nhận thấy: Trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung đã có quy định quyền tự do giao kết hợp đồng( đối với các chủ thể của luật kinh tế trước đây việc ký kết là kỷ luật của Nhà nước nhằm thực hiện chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ được giao) được quy định trong một văn bản có hiệu lực pháp lý cao là một sự tiến bộ đáng kể. Nhưng trong quá trình áp dụng càng về sau càng bộc lộ những hạn chế. Mặc dù Ban sửa đổi đã cố gắng và nhiều lần đưa ra dự thảo sửa đổi trong những năm vừa qua, nhưng đều không khắc phục được những bất cập trong thực tiễn áp dụng để giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế. Vì vậy Ban sửa đổi đã thuyết trình hai phương án: Một là, đưa ra dự thảo Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế mới quy định những quan hệ kinh tế đối với các doanh nghiệp nhà nước, mở rộng chủ thể áp dụng là các thương nhân; Hai là áp dụng các quy định chung của bộ luật Dân sự, còn pháp lệnh Hợp đồng kinh tế chỉ quy định những nội dung đặc thù của các doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, xu thế thừa nhận các hợp đồng phải tuân thủ một nguyên tắc chung đã có những “ tín hiệu ban đầu”. Đây là những vấn đề mà Ban sửa đổi Bộ luật Dân sự cần có định hướng ngay trong các dự thảo sửa đổi( Vì liên quan đến hiệu lực áp dụng còn là các hợp đồng kinh tế).
Nếu phương án có hiệu lực áp dụng cao nhất của Bộ luật Dân sự được chấp nhận như thông lệ và tập quán quốc tế, tức là thừa nhận giá trị pháp lý của Bộ luật Dân sự cao hơn các văn bản pháp luật khác, tôi thấy cần phải có sự bổ sung nội dung các quy định tại Điều 15 Bộ luật Dân sự. Hiện nay, tại Điều 15 Bộ luật Dân sự hiện hành có 4 khoản, nhưng không có điều khoản nào quy định về vấn đề nguyên tắc áp dụng luật dân sự với các hợp đồng. Vấn đề quan trọng này tại Chương I và Chương II, phần thứ ba Bộ luật Dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự cũng chưa quy định và dự liệu. Tôi cho rằng: Đây là vấn đề rất cấp thiết nhằm bảo đảm nguyên tắc áp dụng pháp luật thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thực thi pháp luật của ngành toà án nhân dân và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có quy định cụ thể.
Để khắc phục tình trạng trên đây tôi cho rằng trong dự thảo sửa Bộ luật Dân sự cần thực hiện theo một trong hai phương án:
-Cần có thêm điều khoản bổ sung tại Điều 15, Bộ luật Dân sự nói về nguyên tắc áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự trong các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân( không có sự phân biệt giao dịch kinh tế, giao dịch thương mại) như tinh thần đoạn hai Điều 1, Bộ luật Dân sự đã xác định.
Phương án hai là bổ sung thêm một điều luật riêng biệt về nguyên tắc áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự đối với các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân của các chủ thể trong đời sống xã hội, của mọi giao dịch liên quan đến tài sản trong nền kinh tế và trong thường nhật hằng ngày của mọi chủ thể của các thành phần kinh tế khác nhau.
*Vấn đề liên quan đến chủ thể của luật Dân sự.
Theo phương án chỉ sửa đổi và bổ sung những điểm còn hạn chế tôi chỉ đưa ra phương án cụ thể mà không phân tích các cơ sở lý luận, thực tế về chủ thể. Đối với hai loại chủ thể là Hộ gia đình và Tổ hợp tác đề nghị Ban sửa đổi Bộ luật Dân sự nên xem xét lại có nên để hai loại “ Chủ thể đặc thù” này trong Bộ luật Dân sự hay không? Trong hệ thống các Bộ luật Dân sự thành văn( thuộc Civil Law) các nước trên thế giới quy định hai loại chủ thể truyền thống pháp nhân và cá nhân. Các quy định liên quan đến hai loại chủ thể được coi là “ đặc thù” trong Bộ luật Dân sự Việt Nam chưa bảo đảm tính khả thi và không có cơ sở để áp dụng thực tiễn áp dụng pháp luật. Nếu theo phương án giữ nguyên thì quy định về đại diện của Hộ gia đình quy định tại Điều 117 cần sửa đổi cho tương đồng với quy định tại Điều 445 Bộ luật Dân sự. Một số quy định mà theo quan điểm của tôi còn có những hạn chế cần sửa đổi, bổ sung là những vấn đề sau đây.
l Khi quy định về năng lực pháp luật Dân sự của các cá nhân, khoản 1 Điều16 chỉ quy định “ Năng lực pháp luật Dân sự cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”. Theo nguyên lý chung của Luật Dân sự, năng lực pháp luật của chủ thể có tính chất xã hội và tuỳ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử, điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội mà phạm vi năng lực pháp luật có thể có những giới hạn khác nhau. Quy định như trên đây tôi thấy theo xu hướng không hạn chế và đã gây ra không ít tranh luận về phương diện lý luận. Để đảm bảo tính chặt chẽ, vấn đề này cũng cần xác định nội hàm cụ thể. Vì vậy tôi đề nghị nên theo cụm từ “ theo quy định của pháp luật” vào cuối khoản 1 mới đảm bảo tính chặt chẽ.
l Trong quy định về nơi cư trú tại Điều 48 Bộ luật Dân sự cũng tương tự như vậy. Việc xác định nơi cư trú và quản lý nhà nước về nơi cư trú hiện nay đang có những bất cập. Nhiều vụ việc tranh chấp Toà án đã thụ lý nhưng khi xác định nơi cư trú của cá nhân theo như quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Dân sự đã không có trong thực tiễn. Cần hiểu rằng với tính chất đặc thù của ngành luật Dân sự không phải với bất cứ quy định nào cũng phải là “luật hoá ý chí của giai cấp thống trị” mà còn chú ý đến đặc trưng riêng và tính khả thi của các quy định. Quy định như Điều 48 Bộ luật Dân sự đã không bao quát được tất cả những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Tôi thấy rằng cần bổ sung thêm quy định “ nơi người đó thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú hoặc đang sinh sống”. Việc mở rộng quy định xác định nơi cư trú của cá nhân như vậy sẽ thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi tống đạt giấy tờ trong các vụ giải quyết tranh chấp và theo dõi được sự thay đổi nếu đương sự liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
l Quy định về giám hộ tại Điều 67 Bộ luật Dân sự như hiện nay là có sự trùng lặp. Khoản hai Điều 67 là liệt kê khá chi tiết về người được giám hộ và thực ra là cụ thể hoá một số điều luật cụ thể trước. Vì vậy, tôi đề nghị bỏ đoạn cuối khoản 1 từ chỗ “ ... người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không nhận thức làm chủ được hành vi của mình(gọi là người được giám hộ)” bằng cụm từ “theo các quy định từ Điều22 đến Điều25 của Bộ luật này gọi là người được giám hộ”. Quy định như vậy vừa chặt chẽ tránh sự liệt kê ( vì xã hội luôn vận động, biến đổi và thoả thuận cũng ngày càng phong phú, đa dạng nên nếu liệt kê sẽ không bảo đảm đầy đủ) và bảo đảm nguyên tắc không trùng lặp với khoản hai của điều luật; bảo đảm sự ngắn gọn của kỹ thuật lập pháp trong một đạo luật lớn.
l Trong quy định về pháp luật Dân sự của pháp nhân tại Điều 96 Bộ luật Dân sự tôi thấy còn có quy định chung chung, thiếu cụ thể. Đoạn hai, khoản 1, Điều 96, Bộ luật Dân sự chỉ quy định: “ pháp nhân phải hoạt động đúng mục đích; khi thay đổi mục đích hoạt động, thì phải xin phép, đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Vấn đề là căn cứ vào đâu để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định được mục đích hoạt động của pháp nhân? Nói cách khác đây chính là giới hạn phạm vi năng lực pháp luật Dân sự của pháp nhân. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cho phép hoạt động, thì điều lệ về tổ chức và hoạt động của pháp nhân là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định mục đích hoạt động của pháp nhân có đúng theo sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không. Nói cách khác đây là căn cứ pháp lý để xác định năng lực pháp luật cuả pháp nhân đó. Vấn đề này quy định tại đoạn hai Điều 96, Bộ luật Dân sự còn thiếu cụ thể và có thể có nhiều cách hiểu khác nhau để cụ thể hơn phải tạo thuận lợi cho việc vận dụng pháp luật tôi đề nghị sửa lại là: “ Pháp nhân phải hoạt động đúng mục đích được ghi nhận trong điều lệ; khi thay đổi mục đích hoạt động, thì phải thay đổi điều lệ, xin phép và đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền”
lVấn đề văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân quy định tại Điều 100 Bộ luật Dân sự. Quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân tại khoản 4 Điều 100 như Bộ luật Dân sự hiện hành còn thiếu chặt chẽ và thiếu cụ thể, dễ bị lợi dụng. Điều này đang là thực tiễn hết sức phức tạp trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự tại ngành Toà án hiện nay. Liên quan đến sự phức tạp, đa dạng đó là vấn đề xác định các quyền, nghĩa vụ do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập thực hiện có phải là quyền, nghĩa vụ của pháp nhân không. Để bảo đảm tính chặt chẽ của điều luật và cũng là tạo sự thuận tiện cho các pháp nhân trong các giao dịch dân sự tại các địa điểm khác nhau, tôi đề nghị sửa khoản 4 Điều 100 như sau: “ Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh được(hoặc chỉ được) thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền của pháp nhân”.
lVấn đề đại diện của pháp nhân theo quy định tại khoản 1 Điều102 Bộ luật Dân sự. Quy định về đại diện của pháp nhân tại khoản 1 là thiếu chặt chẽ và chưa đầy đủ. Trong phần thứ nhất đã dành riêng một chương quy định riêng về vấn đề đại diện. Các quy định về chương này tương đối chi tiết và cụ thể. Do đó tôi đề nghị cuối khoản 1 Điều 102, Bộ luật Dân sự cần bổ sung thêm đoạn: “ Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo các quy định về đại diện quy định tại chươngVI, phần thứ nhất của bộ luật này”.
lTrong các điều luật quy định về đại diện tôi xin đề nghị bổ sung một số nội dung nhằm cụ thể hơn các quy định trong các điều luật sau:
Đối với Điều 150 khoản 5: quy định này đã gây nên sự nhầm lẫn trong thực thi pháp luật nhất là khi các chủ thể trong các giao dịch dân sự vận dụng pháp luật để xác lập giao dịch dân sự. Quy định như khoản 5 Điều150, Bộ luật Dân sự các chủ thể tham gia giao dịch, nhất là giao dịch mua bán nhà chuyển nhượng quyền sử dụng đất đều nhầm lẫn và cho rằng: Chủ hộ( đương nhiên thường là cha mẹ hoặc chỉ là người cha) ký vào bản hợp đồng mua bán, chuyển nhượng là bảo đảm giá trị và sự an toàn pháp lý của giao dịch. Do tính chất đặc biệt của loại tài s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 68940.DOC