A. LỜI MỞ ĐẦU 1
B. QUY TRÌNH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 3
TRONG DOANH NGHIỆP 3
Phần I 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 3
1. Xác định đối tượng ghi tài sản cố định hợp lý: 3
2. Phân loại tài sản cố định một cách khoa học: 3
3. Xác định giá trị ghi sổ của tài sản cố định chính xác: 4
a) Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình được bao gồm các loại: 4
b) Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình: 4
c) Xác định nguyên giá tài sản cố định thuê dài hạn: 4
Phần II 6
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 6
I/ Hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình: 6
a) TK211 tài sản cố định hữu hình: 6
b) TK 214 - Hao mòn tài sản cố định: 7
A> Trường hợp nhượng bán và thanh lý tài sản cố định. 9
B> Trường hợp góp vốn liên doanh tài sản cố định hữu hình. 10
C> Chuyển tài sản cố định sang công cụ dụng cụ vì không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. 10
II/ Hạch toán tài sản vô hình 10
III/ Hạch toán tài sản cố định thuê ngoài và cho thuê 12
A> Kế toán tài sản cố định thuê tài chính (thuê dài hạn). 12
B> Tài sản cố định hoạt động: 15
IV/ Hạch toán khấu hao tài sản cố định. 15
V/ Hạch toán sửa chữa tài sản cố định. 18
Sơ đồ phản ánh 18
KẾT LUẬN 20
22 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về hạch toán kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản cố định là từng tài sản riêng biệt, có kết cấu và chức năng khác nhau, hoặc có thể là một tổ hợp liên kết nhiều bộ phận cùng thực hiện một chức năng. Do vậy, cần xây dựng số liệu của từng đối tượng tài sản cố định nhằm thuận tiện và giảm bớt nhầm lẫn trong hạch toán và quản lý tài sản cố định mà nhiều doanh nghiệp mắc phải.
2. Phân loại tài sản cố định một cách khoa học:
Ngày nay trong doanh nghiệp có rất nhiều loại tài sản cố định. Tuỳ vào hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư công dụng và tình hình sử dụng... Mà các doanh nghiệp đã phân loại như sau:
- Tài sản cố định hữu hình: Bao gồm toàn bộ những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị về thời gian sử dụng theo chế độ quy định (giá trị ³ 5 triệu và thời gian lớn hơn 1 năm).
- Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật chất phản ánh một lượng giá trị mà doanh nghiệp đã đầu tư. Đây là những chi phí ³ 5 triệu và thời gian lớn hơn 1 năm mà không hình thành tài sản cố định hữu hình.
- Tài sản cố đinh thuê tài chính là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn, được bên thuê trao quyền quản lý và sử dụng trong hầu hết thời gian tuổi thọ của tài sản cố định.
- Tài sản cố định tài chính bao gồm các khoản đầu tư tài chính dài hạn có mục đích chiếm lời có thời hạn trên một năm.
Trong từng loại tài sản cố định kể trên, lại được chi tiết thành từng nhóm theo kết cấu, đặc điểm, tính chất.
3. Xác định giá trị ghi sổ của tài sản cố định chính xác:
Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vào tài sản cố định, tài sản quý hiếm các doanh nghiệp mở ra các thể tài sản cố định, sổ chi tiết tài sản cố định để phản ánh số hiện có và sự vận động của tài sản cố định hữu hình. Đánh giá được tài sản cố định theo nguyên giá và giá trị còn lại. Từ đó, việc ghi sổ phải bảo đảm được chỉ tiêu giá trị của tài sản cố định là nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại.
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn
a) Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình được bao gồm các loại:
- Tài sản cố định mua sắm (bao gồm cả mua mới và cũ): Nguyên giá gồm giá mua thực tế phải trả theo hoá đơn của người bán và các khoản phí (phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, phí sửa chữa, tân trang...) trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng.
- Tài sản cố định do xây dựng cơ bản bàn giao: Nguyên giá là giá trị thực tế của công trình xây dựng cùng với các khoản chi phí khác liên quan và lệ phí chước bạ (nếu có).
- Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến: Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: Nguyên giá bao gồm giá trị còn lại ghi sổ ở đơn vị cấp cộng với các phí tổn mới trước khi dùng mà bên nhận phải chi ra (như vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt...)
Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: nguyên giá, giá trị còn lại và số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp trừ đi các phí tổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vào nguyên giá tài sản cố định.
- Tài sản cố định góp vốn liên doanh nhận tăng thưởng, viện trợ, nhận lại vốn góp... Nguyên giá tính theo giá trị thực tế của hợp đồng giao nhận cùng các phí tổn mới trước khi dùng (nếu của hợp đồng giao nhận các phí tổn trước khi dùng (nếu có).
Các doanh nghiệp chỉ thay đổi nguyên giá tài sản cố định hữu hình khi doanh nghiệp đánh giá lại tài sản cố định, nâng cấp tài sản cố định, tháo gỡ hoặc bổ xung một bộ phận tài sản cố định. Khi đó, xác định lại nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định.
b) Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:
Nguyên giá của tài sản cố định vô hình gồm toàn bộ các chi phí thực tế phải trả, phải chi khi thực hiện phí tổn thành lập, mua sắm...
c) Xác định nguyên giá tài sản cố định thuê dài hạn:
Nguyên giá là giá trị hiện tại của các khoản chi trong tương lai được xác định: Nếu hợp đồng thuê có quy định tỷ lệ lãi xuất phải trả theo năm:
Tổng số tiền thuê TSCĐ phải trả
Nguyên giá tài sản cố định = -----------------------------------------
(1+ Lãi suất)thời gian thuê
Nếu hợp đồng cho thuê cho biết cả số lãi phải trả:
Nguyên giá TSCĐ
=
Tổng số nợ phải trả theo hợp đồng thuê
_
Số năm thuê
x
Số lãi phải trả
Phần II
Tình hình thực hiện hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp và các giải pháp hoàn thiện
I/ Hạch toán biến động tài sản cố định hữu hình:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản cố định của doanh nghiệp thường xuyên biến động. Để quản lý tốt tài sản cố định kế toán cần phải theo dõi chặt chẽ, phản ánh mọi trường hợp biến động tăng giảm tài sản cố định.
Khi có tài sản cố định tăng lên, doanh nghiệp phải lập Bộ phận nghiệm thu kiểm nhận tài sản cố định. Bộ phận này có trách nhiệm thu và cùng với đại diện đơn vị giao tài sản cố định, lập biên bản giao nhận tài sản cố định. Biên bản này lập cho từng tài sản cố định. Sau đó phòng kế toán phải sao cho mỗi đối tượng một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Phòng kế toán sẽ giữ lại cùng các biên bản tài liệu khác để làm căn cứ tổ chức hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết tài sản cố định. Căn cứ vào hồ sơ phòng kế toán mở thẻ để hạch toán chi tiết tài sản cố định theo mẫu thống nhất. Thẻ tài sản cố định được lập một bản và để lại phòng kế toán để theo dõi, phản ánh diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Toàn bộ thẻ tài sản cố định được bảo quản tập trung tại hòm thẻ. Hòm thể được chia làm nhiều ngăn, mỗi ngăn được xếp thẻ của một nhóm tài sản cố định. Mỗi nhóm này được lập chung một phiếu hạch toán tăng, giảm hàng tháng trong năm.
Thẻ tài sản cố định sau khi lập song phải được đăng ký vào sổ tài sản cố định. Sổ này lập chung cho toàn bộ doanh nghiệp và cho từng đơn vị sử dụng tài sản cố định (từng phân xưởng, từng phòng, từng ban...)
Hiện nay theo chế độ hiện hành hạch toán tài sản cố định hữu hình được theo dõi trên các tài khoản sau:
TK211 tài sản cố định hữu hình:
tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng giảm của toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Bên nợ: Phản ánh những nghiệp vụ làm tăng tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá.
Bên có: Phản ánh những nghiệp vụ làm giảm tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá.
Dư nợ: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có.
TK 211 có một số tài khoản cấp 2.
2111- Đất
2112 - nhà cửa, vật kiến trúc
2113- máy móc, thiết bị
2214 - phương tiện vận tải, truyền dẫn
2115 - thiết bị, dụng cụ quản lý
2116 - cây lâu năm, xúc vật làm việc và cho sản phẩm.
2118 - tài sản cố định khác.
b) TK 214 - Hao mòn tài sản cố định:
Dùng để phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định của doanh nghiệp như tài sản cố định hữu hình, đi thuê dài hạn và tài sản cố định vô hình.
Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của tài sản cố định (nhượng bán, thanh lý...)
Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá trị hao mòn của tài sản cố định.
Dư có: giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có.
TK214 có các tài khoản cấp 2.
2141 - hao mòn tài sản cố định hữu hình
2142 - hao mòn tài sản cố định đi thuê
2143 - hao mòn tài sản cố định vô hình
Ngoài ra trong quá trình hạch toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như TK331,341,111,112...
Sau đây ta sẽ xem xét từng nghiệp vụ hạch toán tài sản cố định hữu hình.
Thứ nhất: Hạch toán tình hình biến động tài sản cố định hữu hình.
- Vốn được ngân sách Nhà nước, tổng công ty cấp:
Nợ :TK 211
Có :TK 411
- Sử dụng tiền quỹ đầu tư phát triển, phúc lợi, nguồn vốn đầu tư cơ bản:
a) Nợ :TK 211
Có :TK 111,112
Có :TK 331
b) Kết chuyển nguồn vốn
Nợ :TK 414
Nợ :TK 431
Nợ :TK 441
Có :TK 411
- Do xây dựng cơ bản (bản quản lý công trình của doanh nghiệp bàn giao)
Nợ :TK 211
Có :TK 241
Phản ánh theo sơ đồ sau:
111, 112, 152 241 211
chi về SCCB (1)
(3)
Giá thực tế của công trình bàn giao đưa vào sử dụng
334,338
(2)
Chi phí NC và BHYT, BHXH
- Kết chuyển nghiệp vụ đầu tư xây dựng cơ bản:
Nợ :TK 441
Có :TK 411
- Tài sản cố định hữu hình do liên doanh góp vốn
Nợ :TK 211
Có :TK 411
- Nhập tài sản cố định thừa (khi kiểm kê)
Nợ :TK 211
Có :TK 338 (3381)
Xác định nguyên nhân xử lý.
- Tài sản cố định thừa của khách hàng.
Nợ :TK 338 (3381)
Có :TK 411
a) Nợ :TK 338 (3381)
Có :TK 211
b) Nợ :TK 002(vật tư hàng hóa giữ hộ)
Như vậy tài sản cố định mua bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi. Ngoài tăng tài sản cố định phải chú ý ghi tăng nguồn vốn kinh tế. Khi mua sắm bằng nguồn vốn kinh doanh, vốn khấu hao cơ bản, vốn vay thì chỉ ghi tài sản cố định nhưng không ghi tăng nguồn vốn kinh doanh.
Thứ hai: Hạch toán tình hình biến động giảm tài sản cố định hữu hình.
Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do nhượng bán, thanh lý... Sau đây ta xét.
A> Trường hợp nhượng bán và thanh lý tài sản cố định.
Ghi giảm giá trị tài sản cố định hữu hình.
Nợ :TK 214
Nợ :TK 812
Có :TK 211
- Phản ánh số thu về nhượng bán (thanh lý chưa thu hồi).
Nợ :TK 111,112
Nợ :TK 138
Có :TK 721
- Chi phí phát sinh trong nhượng bán và thanh lý.
Nợ :TK 821
Có :TK 211,112
- Thuế đối với việc nhượng bán tài sản cố định (thuế chước bạ).
Nợ :TK 721
Có :TK 333
Kết chuyển thu nhập và chi phí trong nhượng bán, thanh lý để xác định kết quả cuối cùng.
a) Kết chuyển chi phí:
Nợ :TK 911
Có :TK 821
b) Kết chuyển thu nhập.
Nợ ;TK 721
Có :TK 911
Đối với tài sản cố định nhượng bán, thanh lý hình thành từ vốn vay thì xác định số còn nợ để tiến hành trả tiền vay.
Nợ :TK 431
Có :TK 111,112
Trường hợp nợ dài hạn thuộc nợ quá hạn trả thì kết chuyển từ TK 341 sang TK 315.
111,112 315 341
Kết chuyển
Thanh toán
B> Trường hợp góp vốn liên doanh tài sản cố định hữu hình.
Giả định tài sản cố định nguyên giá 600 triệu.
Đã khấu hao 100 triệu
Đánh giá giá trị còn lại 450 triệu
Khi giảm:
Nợ :TK 222: 450
Nợ :TK 214:100
Nợ :TK 421: 50
Có :TK211: 600
Nếu tăng:
Nợ :TK 222: 550
Nợ :TK 214: 100
Có :TK 412: 50
Có :TK 211: 600
C> Chuyển tài sản cố định sang công cụ dụng cụ vì không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định.
- Nếu tài sản cố định có giá trị nhỏ, tất cả giá trị đó chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh và tính vào đối tượng sử dụng phải chịu.
Nợ :TK 627, 641,642
Nợ :TK 214
Có :TK 211
- Nếu tài sản cố định có giá trị lớn thì cần phân bổ dần vào nhiều kỳ hạch toán.
Nợ :TK 142 (1421)
Nợ :TK 214
Có :TK 211
- Nếu tài sản cố định mà doanh nghiệp mang đi thế chấp, cầm cố.
Nợ :TK 144
Nợ :TK 214
Có :TK 211
- Nếu mang tài sản cố định ra khỏi doanh nghiệp để thế chấp không phải trích khấu hao nữa. Nhưng nếu tài sản cố định được để lại doanh nghiệp thì không ghi giảm tài sản cố định và phải khấu hao.
II/ Hạch toán tài sản vô hình
Về nguyên tắc cũng phản ánh theo nguyên giá, cũng trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh, cũng theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định ở sổ tài sản cố định của đơn vị giống như các tài sản cố định hữu hình khác. Tình hình biến động hiện có của tài sản cố định vô hình được kế toán phản ánh trên TK 213- Tài khoản tài sản cố định vô hình.
TK 213 có các TK cấp 2 như sau:
2131 - quyền sử dụng đất
2132 - chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất
2133 - bằng phát minh sáng chế
2134 - chi phí nghiên cứu phát triển
2135 - chi phí về lợi thế thương mại
2138 - tài sản cố định khác
TK 213 có:
Bên nợ: Nguyên giá tài sản cố định vô hình tăng thêm
Bên nợ: Nguyên giá tài sản cố định vô hình giảm trong kỳ
dư nợ: Nguyên giá tài sản cố định vô hình hiện có.
Trình tự kế toán tài sản cố định vô hình.
Bỏ tiền ra mua phát minh sáng chế thuê quyền sử dụng đất ghi từng tài sản cố định vô hình.
Nợ :TK 1213 (2131, 2133, 2138)
Có :TK 111, 112, 331
Liên quan đến nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Nợ :TK 414, 441
Có :TK 411
- Nếu tăng tài sản cố định cố định vô hình thông qua quá trình hình thành và tập hợp chi phí như là quá trình nghiên cứu thăm dò, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, chi phí thủ tục pháp lý... thì phải hạch toán qua TK 214
Nợ :TK 213
Có :TK 241
Nếu tăng tài sản cố định vô hình mà liên quan đến các nguồn vốn như vốn đầu tư cơ bản, quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi thì cũng phải kết chuyển nguồn vốn đó sang tăng nhiệm vụ kinh doanh.
Tăng tài sản cố định vô hình nhưng do lợi thế thương mại. Chi phí về lợi thế thương mại, thì nó vẫn thường gắn liền với tài sản cố định hữu hình, như nhà xưởng, cửa hàng, nó có giá trị quan trọng trong phát triển kinh doanh, nó thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, không nhưng sản xuất ra sản phẩm tốt hơn mà nó còn gây được uy tín cho doanh nghiệp. Do đó cần phải xác định chính xác khoản chi phí đã bỏ ra về lợi thế thương mại.
Nợ :TK 211
Nợ :TK 213
Có :TK 111,112,331
Trong trường hợp này thì cũng phải có kết chuyển nguồn vốn có liên quan nếu thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc quỹ đầu tư phát triển quỹ phúc lợi.
- Tăng tài sản cố định vô hình do việc đầu tư nghiên cứu phát triển nhằm phục vụ cho lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và nhưng chi phí này có quá trình hình thành.
111, 112 241 211
(2a)
(2b)
2134
334,338
(2c)
Tổng hợp chi phí
NC phát triển
627,642
(2a) Nếu được công nhận là phát minh sáng chế
(2b) Nếu không được công nhận là phát minh sáng chế
(2c) Nghiên cứu thất bại thì được chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Khi đã hoàn thành việc nghiên cứu đã kết chuyển chi phí thì đồng thời cũng kết chuyển nguồn vốn có liên quan.
- Nếu có trường hợp giảm tài sản cố định vô hình như nhượng bán, góp vốn liên doanh thì hạch toán như là tài sản cố định. Ngoài ra khi trích đủ khấu hao, phải xoá bỏ tài sản cố định.
Nợ :TK 214 (2143)
Có :TK 213
III/ Hạch toán tài sản cố định thuê ngoài và cho thuê
Khi một doanh nghiệp thấy việc mua sắm tài sản cố định không được đem lại hiệu quả bằng việc đi thuê, việc sử dụng không thuận lợi bằng việc cho thuê hoặc là không đủ vốn để đầu tư thì doanh nghiệp có thể tiến hành việc đi thuê hoặc cho thuê hoặc cho thuê tài sản cố định. Kế toán phải căn cứ vào thời gian vào điều kiện cụ thể của việc đi thuê hoặc cho thuê để phân thành tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định thuê hoạt động.
A> Kế toán tài sản cố định thuê tài chính (thuê dài hạn).
Theo quy định hiện nay của nước ta (nghị định 64-CP ngày 9-10-1995) thì một giao dịch về cho thuê tài sản cố định phải thoả mãn một trong 4 điều kiện sau:
- Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên thuê được nhận quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc là được tiếp tục thuê theo thoả thuận.
- Kết thúc hợp đồng thì bên thuê được lựa chọn mua tài sản cố định thuê theo giá danh nghĩa là giá thấp hơn giá thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.
- Thời hạn thuê ít nhất là phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cố định.
- Tổng số tiền thuê tài sản phải trả ít nhất là tương đương với giá trị tài sản cố định đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
a) Tại đơn vị đi thuê: Phải tiến hành một số công việc cần thiết sau:
- Phải ghi sổ tài sản cố định theo nguyên giá trị tại thời điểm thuê.
- Phải phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng thuê như là một khoản nợ dài hạn.
- Định kỳ phải thanh toán tiền cho bên cho thuê.
- Bên thuê phải tiến hành trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Khi hạch toán thì kế toán sử dụng TK 212 (tài sản cố định thuê tài chính) để phản ánh tình hình hiện có và số tăng giảm về tài sản cố định thuê tài chính. Khi bên thuê thì doanh nghiệp sẽ phát sinh khoản nợ dài hạn với bên cho thuê và kế toán sử dụng TK 342 (nợ dài hạn) để phản ánh tình hình thuê tài sản cố định thuê tài chính, và theo nguyên tắc là tài sản cố định thuê và sử dụng cho bộ phận nào thì tính trực tiếp cho bộ phận đó:
F
P = ----------
(1+r)t
Trong hợp đồng thuê thì cần phải được ghi rõ số tiền bên thuê đi thuê phải trả trong suốt giai đoạn thuê và số tiền lãi phải trả cho một năm. Từ đó kế toán phải xác định nguyên giá tại thời điểm mua.
Nguyên giá
=
Tổng số nợ phải trả theo hợp đồng thuê
-
Số năm thuê
x
Số lãi phải trả mỗi năm
Ghi sổ: Nợ :TK 212
Nợ :TK 142
Có :TK 342
Trong quá trình sử dụng bên thuê phải tiến hành trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng.
Nợ :TK 627, 641, 642
Có :TK 214 (2142)
Nợ :TK 009 (nguồn vốn khấu hao cơ bản)
Đối với tiền lãi phải trả thì cũng tiến hành phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng.
Nợ :TK 627, 641, 642
Có :TK 142 (1421)
Khi mà đơn vị đi thuê trả tiền cho bên thuê thì ghi.
Nợ :TK 315
Nợ :TK 342
Có :TK 111,112
315 211
Chuyển sang nợ quá hạn trả
111,112
Chi phí NC và BHYT, BHXH
Thanh toán nợ đến hạn trả
Khi mà kết thúc thời hạn thuê thì nếu được chuyển giao quyền sở hữu.
Nợ :TK 211
Có :TK 212
Chuyển số khấu hao
Nợ :TK 211
Có :TK 2141
- Nếu bên đi thuê được mua lại tài sản cố định thuê tài chính.
Nợ :TK 211,213
Có :TK 111,112
- Nếu trả lại tài sản cho bên thuê thì:
Nợ TK :214 (2142)
Có :TK 212
b> Tại đơn vị cho thuê: Thực chất tài sản cố định cho thuê vẫn được quyền sở hữu của bên cho thuê. Vì vậy doanh nghiệp phải mở sở chi tiết theo dõi cả về hiện vật và giá trị của tài sản cố định cho thuê. Đồng thời phải phản ánh số tiền phải thu từng kỳ về cho thuê.
- Phản ánh giá trị tài sản cố định cho thuê (giải quyết đầu tư dài hạn)
Nợ :TK 228
Nợ :TK 214
Có :TK 211
- Tiền thu hoặc chi về cho thuê thì được coi như khoản hoạt động tài chính khi có chi phí bỏ ra về cho thuê.
Nợ :TK 811
Có :TK 111,112
- Số thu về được phản ánh qua tài khoản thu nhập hoạt động tài chính.
Nợ :TK 111,112
Có :TK 711
Khi thu về (nhận lại) tài sản cố định cho thuê thì đơn vị cho thuê ghi.
Nợ :TK 211
Có :TK 228
B> Tài sản cố định hoạt động:
Tài sản cố định thuê hoạt động là tài sản cố định thuê không thoả mãn một trong 4 tiêu chuẩn về thuê tài chính, khi thuê xong tài sản cố định được giao trả cho bên thuê.
a) Tại đơn vị đi thuê: khi nhận tài sản cố định cố định thuộc loại hoạt động về doanh nghiệp kế toán ghi Nợ TK 001.
Khi doanh nghiệp thanh toán chi phí về thuê tài sản cố định hoạt động thì kế toán ghi.
Nợ :TK 627,641,642
Có :TK 111,112
Có :TK 331
Khi hết hạn thuê tài sản cố định hoạt động và doanh nghiệp trả lại cho bên thuê thì ghi Có TK 001
b) Tại đơn vị cho thuê: vẫn xem tài sản cố định này là thuộc quyền sở hữu của mình. Chi phí có liên quan đến việc cho thuê hoặc chi phí khấu hao tài sản cố định thì được hạch toán vào TK 811.
Nợ :TK 811
Có :TK 111,112
Có :TK 214
Khoản thu về cho thuê được coi là một khoản thu nhập hoạt động tài chính.
Nợ :TK 111,112
Có :TK 711
Trường hợp phải nộp thuế về cho thuê tài sản cố định thì kế toán ghi.
Nợ :TK 711
Có :TK 333 (3338)
IV/ Hạch toán khấu hao tài sản cố định.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi sử dụng tài sản cố định thì đại bộ phận tài sản cố định (trừ đất) bi hao mòn dần, làm maat dần tính hữu ích của nó. Phần giá trị hao mòn được chuyển vào phần giá trị của sản phẩm mới làm ra tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng tài sản cố định dưới hình thức khấu hao. Hao mòn là hiện tượng khách quan còn khấu hao tài sản cố định là biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu lại giá trị đã hao mòn của tài sản cố định. Trong quá trình hạch toán về tài sản cố định kế toán được thực hiện một số quy định sau:
- Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải huy động vào việc sử dụng và phải tính khấu hao cơ bản (trừ đất) nhằm thu hồi vốn. Để làm được điều đó thì phải tính đúng, tính đủ nguyên giá tài sản cố định.
- Căn cứ vào quy định của chế độ quản lý tài chính hiện hành và yêu cầu quản lý doanh nghiệp để lựa chọn một phương pháp tính khấu hao thích hợp.
Phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về điều hoà và sử dụng vốn khấu hao tài sản cố định như là phải nộp vốn khấu hao cho cấp trên hoặc là điều hoà cho các đơn vị khác. Phải thực hiện việc cho các đơn vị thành viên, đơn vị nội bộ vay vốn khấu hao, và khi cho vay phải thực hiện việc tính lãi như là một hình thức đầu tư tài chính.
- Phải tính toán, phân bổ chính xác số khấu hao vào các đối tượng sử dụng một cách hợp lý, khoa học. Những tài sản cố định đã trích đủ khấu hao cơ bản, đã thu hồi đủ vốn, thì không khấu hao nữa. Tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, trong quá trình sử dụng là phải trích khấu hao rồi tài sản cố định mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, bằng quỹ phúc lợi thì không trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh mà chỉ tính hao mòn tài sản cố định.
Khấu hao tài sản cố định là một trong những yếu tố cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh thuộc chi phí sản xuất chung. Việc sử dụng phương pháp tính khấu hao hợp lý hay không đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chính xác của chi pí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. Do đó phải đề ra phương pháp tính khấu hao thích hợp. Có nhiều phương pháp tính khấu hao khác nhau như phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao theo sản lượng phương pháp khấu hao nhanh... Nhưng hiện nay phổ biến nhất là sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
Mức khấu hao năm = Nguyên giá / thời gian sử dụng
Tỷ lệ khấu hao cơ bản = Mức khấu hao năm/nguyên giá tài sản cố định.
Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm/12 tháng.
Theo qui định của Nhà nước hiện nay doanh nghiệp được phép tăng mức khấu hao cơ bản không quá 20% mức trích theo quy định và phải báo cáo cho cơ qua tài chính biết để theo dõi. Nhưng phải theo điều kiện là doanh nghiệp có tài sản cố định có tiến độ nhanh nhưng tài sản cố định này làm việc theo một chế độ cao hơn mức bình thường. Những tài sản cố định này đầu tư bằng vốn vay hoặc là liên doanh mà thời gian trả nợ hay thanh toán nhanh hơn thời gian khấu hao quy định. Với điều kiện nữa là doanh nghiệp không bị lỗ trong sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp nào trích tăng hơn 20% so với quy định trên thì phải cơ quan tài chính xem xét quy định.
* Để đơn giản hoá việc tính khấu hao hàng tháng, hàng quý kế toán phải:
- Tài sản cố định tăng hoặc giảm trong tháng thì tháng sau mới tính hoặc thôi tính khấu hao.
- Mức khấu hao tăng hoặc giảm trong tháng thì tháng sau mới tính hoặc thôi tính khấu hao.
- Mức khấu hao phải trích trong tháng này bằng số khấu hao đã trích kỳ trước cộng số khấu hao tăng kỳ này trừ khấu hao giảm kỳ này. Sử dụng TK 214. Ngoài ra còn sử dụng TK 009, đây là tài khoản ngoài bảng và được ghi đơn.
* Định kỳ kế toán tính và trích khấu hao tài sản cố định.
Nợ :TK 627, 641,642
Có :TK 214 (2141, 2141, 2143)
Nợ :TK 009
* Trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định hoàn thành đưa vào sử dụng bằng nguồn vốn khấu hao.
Nợ :TK 211,213
Có :TK 111,112,331,241
Nợ :TK 009
* Trường hợp nộp vốn khấu hao có báo cho cấp trên. Trong trường hợp này đơn vị cấp dưới thì.
Nợ :TK 411
Có :TK 111,112
Nợ :TK 009
* Khi đơn vị cấp trên hạch toán ghi nhận vốn.
Nợ :TK 211,212
Có :TK 136 (1361)
Nợ :TK 009
* Cấp trên cấp vốn khấu hao cho đơn vị cấp dưới để bổ xung vốn kinh doanh và đầu tư mua sắm tài sản cố định. Đơn vị cấp trên sẽ hạch toán trong trương hợp này.
Nợ :TK 136
Có :TK 111,112
Có :TK 009
* Đơn vị cấp dưới hạch toán
Nợ :TK 111,112
Có :TK 411
Có :TK 009
* Trường hợp đơn vị doanh nghiệp cấp vốn khấu hao cho đơn vị nội bộ vay.
Nợ :TK 136 (1368)
Có :TK 111,112
Có :TK 009
* Khi đơn vị thu được tiền lãi về cho vay vốn khấu hao thì coi đó là một khoản thu nhập hoạt động tài chính.
Nợ :TK 111,112
Có :TK 711
Khi doanh nghiệp nhận lại tiền cho vay về vốn khấu hao
Nợ :TK 111,112
Có :TK 136 (1368)
Nợ :TK 009
* Khi trích khấu hao tài sản cố định dùng vào hoạt động sự nghiệp thì kế toán ghi.
Nợ :TK 466
Có :TK 214
* Khi khấu hao tài sản cố định thuộc quỹ phúc lợi dùng cho văn hoá phúc lợi thì kế toán ghi.
Nợ :TK 4313
Có :TK 214
V/ Hạch toán sửa chữa tài sản cố định.
Trong quá trình hoạt động, tài sản cố định bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch. Tuỳ theo tính chất, qui mô của công việc sửa chữa kế toán phản ánh vào tài khoản thích hợp.
1. Sửa chữa thường xuyên mang tính bảo dưỡng: với loại sửa chữa này thì ngoài cho phí được trích trực tiếp và chi pí sản xuất kinh doanh của bộ phận có tài sản cố định phải sửa chữa thường xuyên
Nợ :TK 627,641,642
Có :TK 152,111,112
2. Đối với sửa chữa lớn: sửa chữa mang tính chất định kỳ kỹ thuật, loại sửa chữa này chi phí lớn thời gian sửa chữa dài phải ngừng sản xuất. Nên ki hạch toán chi phí này kế toán phải tập hợp chi phí qua TK 241 và TK 2413. Khi đã hoàn thành công trình sửa chữa lớn thì chi phí đó được ghi vào TK 142 và sẽ phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận có sửa chữa lớn tài sản cố định.
Sơ đồ phản ánh
111,152,112 241,2413 142,1421 627,641,642
Phân bổ dần chi phí SCL cho các đối tượng liên quan
Công trình SCL hoàn thành bàn giao
Tập hợp
chi phí SCL
334,338,214
Nếu doanh nghiệp kế hoạch hoá được chi phí sửa chữa lớn thì thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1156.doc