Phần Mở đầu 1
SỰ CẦN THIẾT - PHẠM VI - MỤC ĐÍCH 1
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
PHẦN I: 5
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 5
I- Nội dung chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 5
1. Nội dung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 5
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 5
1.2/ Phân loại chi phí sản xuất: 7
1.2.1. Phân loại chi phí SX theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: 7
1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế của chi phí (theo khoản mục chi phí): 8
1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ: 9
1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. 10
1.3/ Các loại giá thành sản phẩm: 10
1.3.1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành: 10
1.3.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán: 11
2. Đối tượng tập hợp chi phí SX và đối tượng tính giá thành sản phẩm: 13
2.1/ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: 13
2.2/ Đối tượng tính giá thành sản phẩm: 14
2.3/ Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm: 14
3/ Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 14
II- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 15
2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 15
2.1.1 Phương pháp tập hợp chi phí cơ bản trực tiếp: 15
2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung: 17
2.1.3. Tổ chức tài khoản kế toán tập hợp chi phí 18
2.1.3.1. Đối với đơn vị áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên: 18
2.1.3.2 Đối với đơn vị áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 20
2.1.4/ Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 22
2.1.4.1 Khoản mục chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: 22
2.1.4.2 Khoản mục chi nhân công trực tiếp: 24
2.1.4.3 Khoản mục chi phí sản xuất chung: 25
2.1.4.4 Khoản mục chi phí bán hàng: 31
2.1.4.5 Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp: 32
2.2/ Tính giá thành sản phẩm: 34
2.3 Phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm: 35
2.3.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính giá thành trực tiếp): 35
2.3.2 Phương pháp tính giá thành theo định mức: 36
2.3.3 Phương pháp tính giá thành theo hệ số giá: 36
2.3.4 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: 37
phần II: 38
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ 38
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 38
Ở XÍ NGHIỆP XL SXKDVL SÔNG ĐÀ 201 38
I. Một số đặc điểm và tình hình phát triển của Xí nghiệp Xây lắp sản xuất kinh doanh vật liệu Sông Đà 201: 38
1.1 Nhiệm vụ và tình hình phát triển: 38
1.2. Mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh: 39
1.3. Quy trình công nghệ sản xuất đá của đơn vị: 42
1.4 Tình hình chung về công tác kế toán ở đơn vị: 42
II. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp XL SXKDVL Sông Đà 201: 43
2.1/ Một số vấn đề về tình hình tập hợp chi phí & tính giá thành ở XN: 44
2.2. Kế toán tập hợp chi phí ở Xí nghiệp XL SXKDVL Sông Đà 201: 44
2.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành: 45
2.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 45
2.4.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 45
2.4.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: 49
2.4.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: 52
2.4.4. Kế toán tập hợp chi phí bán hàng: 58
2.4.5 Kế toán tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp: 60
2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: 65
2.6 Đánh giá sản phẩm làm dở: 66
2.7. Tính giá thành sản phẩm: 70
PHẦN III: 75
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN 75
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 75
SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP XL SXKDVL SÔNG ĐÀ 201 75
I/ Những nhận xét sơ bộ về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở đơn vị: 75
1.1/ Ưu điểm: 75
1.2/ Những tồn tại: 76
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 77
2.1/ Tổng hợp chi phí sản xuất: 77
2.2/ Kế toán tính giá thành sản phẩm: 78
kẽt luÄn 86
91 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về kế toán tập hợp chí phí và tính giá thành sản phẩm đá xây dựng ở Xí nghiệp XL sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Sông Đà 201, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó ghi vào sổ cái tài khoản và được hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
Các khoản chi phí phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm được theo dõi tập hợp, hạch toán như sau:
2.1.4.4 Khoản mục chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong qua trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ bao gồm các chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, quảng cáo, bảo hành sản phẩm hàng hoá v.v...
Chi phí bán hàng bao gồm:
- Chi phí nhân viên (TK 6411): là các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói vận chuyển bảo quản sản phẩm hàng hoá gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, tính BHXH, BHYT và KPCĐ.
- Chi phí vật liệu bao bì (TK 6412): là chi phí về mặt vật liệu bao bì dùng cho đóng gói bảo quản, vận chuyển, bốc vác sản phẩm hàng hoá phục vụ cho tiêu thụ.
- Chi phí về dụng cụ đồ dùng (TK 6413) phục vụ cho quá trình tiêu thụ, như dụng cụ đo lường tính toán phương tiện làm việc.
- Chi phí khấu hao TSCĐ (TK 6414) ở bộ phận bảo quản, bán hàng như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển bốc dỡ, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6417): là những chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng, như chi phí thuê kho, bến bãi, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu.
- Chi phí bằng tiền khác (TK 6418) như chi phí điện, nước, thông tin, tiếp khách, quảng cáo trên đài, báo chí, chi phí chào hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hội nghị khách hàng.
Những chi phí bán hàng kể trên khi phát sinh trong kỳ thì được hạch toán vào bên nợ TK 641. Kế toán ghi:
Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”
(Chi tiết Nợ TK 6411 “Chi phí nhân viên bán hàng”
Nợ TK 6412 “Chi phí vật liệu, bao bì”
Nợ TK 6413 “Chi phí dụng cụ, đồ dùng”
Nợ TK 6414 “Chi phí khấu hao TSCĐ”
Nợ TK 6415 “Chi phí bảo hành”
Nợ TK 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
Nợ TK 6418 “Chi phí bằng tiền khác”)
Có TK 111, 112, 152, 153, 334, 338, 214, 331...
Cuối kỳ hạch toán kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Có TK 641 “Chi phí bán hàng”
Trường hợp doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ có ít sản phẩm tiêu thụ thì cuối kỳ kết chuyển một phần vào chi phí trả trước để kết chuyển ở kỳ sau. Kế toán ghi:
Nợ TK 142 “Chi phí trả trước”
(Chi tiết TK 1422 “Chi phí chờ kết chuyển”)
Có TK 641 “Chi phí bán hàng”
Số còn lại được phân bổ vào các kỳ sau. Chi phí bán hàng chờ kết chuyển có thể được phân bổ theo công thức sau:
Chi phí bán hàng chờ kết chuyển
=
Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ
Khối lượng SP tồn đầu kỳ (hoặc ZTT SP tồn đầu kỳ)
Khối lượng SP nhập trong kỳ (hoặc ZTT SP nhập trong kỳ)
+
Khối lượng SP tồn kho cuối kỳ (hoặc ZTT SP tồn kho cuối kỳ)
´
2.1.4.5 Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp:
Là các khoản chi phí phát sinh ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, bao gồm:
- Tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban.
- Chi phí nguyên, nhiên vật liệu dùng cho bộ phận quản lý
- Chi phí công cụ dụng cụ, đồ dùng văn phòng, VPP dùng cho bộ phận quản lý hành chính.
- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho bộ máy quản lý toàn đơn vị
- Thuế, phí và lệ phí: thuế môn bài, thuế trước bạ, thuế sử dụng vốn ngân sách, thuế nhà đất và các khoản phí, lệ phí khác.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí điện thoại, báo chí, fax...
- Chi phí bằng tiền khác: là những khoản chi phí không thuộc các khoản mục chi phí trên phục vụ cho công tác quản lý toàn đơn vị, chẳng hạn phí, vé tầu xe đi phép, hội họp, đào tạo cán bộ, tiếp khách...
Việc phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp phải thật chính xác, kịp thời, đầy đủ theo đúng nội dung. Chi phí quản lý doanh nghiệp thường được tập hợp chung cho bộ phận quản lý toàn doanh nghiệp, do vậy cuối kỳ kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho đối tượng tính giá thành (cho từng sản phẩm, công việc, lao vụ dịch vụ). Tiêu chuẩn phân bổ thường là doanh thu của từng hoạt động đó.
* Những chi phí quản lý doanh nghiệp kế trên phát sinh trong kỳ được hạch toán vào tài khoản 642. Kế toán ghi:
Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
(Chi tiết Nợ TK 6411 “Chi phí nhân viên quản lý”
Nợ TK 6412 “Chi phí vật liệu dùng cho quản lý”
Nợ TK 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng”
Nợ TK 6424 “Chi phí khấu hao TSCĐ”
Nợ TK 6425 “Thuế, phí và lệ phí”
Nợ TK 6426 “Chi phí dự phòng”
Nợ TK 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
Nợ TK 6428 “Chi phí bằng tiền khác”)
Có các TK liên quan (TK111, 112...)
Có các TK 152, 153 (theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Có TK 611 (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Có các TK 214, 333, 334, 338, 335...
* Cuối kỳ phân bổ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp. Kế toán ghi:
Nợ TK 911 ‘Xác định kết quả kinh doanh”
Có TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Trường hợp doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài, trong kỳ có ít sản phẩm thiêu thụ thì chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển một phần sang chi phí chờ kết chuyển:
Nợ TK 142 “Chi phí trả trước”
(Chi tiết TK 1422 “Chi phí chờ kết chuyển”)
Có TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Sang kỳ sau, khi có sản phẩm tiêu thụ chi phí quản lý doanh nghiệp đã kết chuyển sang TK 142 (1422) sẽ lại được kết chuyển sang TK 911.
Nợ TK 911 “Xác đinh kết quả kinh doanh”
Có TK 142 “Chi phí trả trước”
2.2/ Tính giá thành sản phẩm:
Giá thành thực tế của sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc hay lao vụ dịch vụ hoàn thành.
Trong kỳ giá thành thực tế sản phẩm là tổng chi phí tính cho tổng sản phẩm của các hoạt động sản xuất hoàn thành trong kỳ.
Nếu ứng với một hoặc nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm, thì số liệu để tính giá thành sản phẩm căn cứ vào số liệu đã tập hợp được vào đối tượng tập hợp chi phí.
Nếu ứng với một hoặc nhiều đối tượng tập hợp chi phí là nhiều đối tượng tính giá thành có liên quan thì phải căn cứ vào số liệu đã tập hợp vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để tính toán và phân bổ cho các đối tượng tính giá thành theo tiêu thức phân bổ hợp lý.
Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh ở bảng tính giá thành tuỳ theo các phương pháp tính giá thành. Theo phương pháp giản đơn để tính giá thành thì mẫu bảng tính giá thành như sau:
bảng tính giá thành sản phẩm
Tháng. . .năm. . .
Tên sản phẩm:. . . . . . . . .Sản lượng:. . . . .SP
Khoản mục chi phí
Chi phí dở dang đầu kỳ
Chi phí phát sinh trong kỳ
Chi phí dở dang cuối kỳ
Tổng giá thành
Các khoản trừ khỏi Z
Giá thành đơn vị
- CF NVL trực tiếp
- CF NC trực tiếp
- CF sản xuất chung
Tổng cộng:
2.3 Phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm:
Phương pháp tính giá thành là phương pháp kỹ thuật, sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán và các tài liệu liên quan để tính tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị của sản phẩm đã hoàn thành theo đối tượng tính giá đã xác định.
Có nhiều phương pháp sử dụng để tính giá thành sản phẩm, tuỳ theo đặc điểm tập hợp chi phí, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đối tượng tính giá thành đã xác định để sử dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp.
2.3.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính giá thành trực tiếp):
Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Trường hợp cuối tháng có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định, cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Trên cơ sở số liệu chi phí đã tập hợp được trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ đã xác định, giá thành của sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục chi phí được xác định theo công thức:
Z = C + Dđk - Dck
Gía thành đơn vị được tính như sau:
Trong đó:
Z: Tổng giá thành từng đối tượng tính giá thành
j: giá thành đơn vị từng đối tượng tính giá thành
C: tổng chi phí trực tiếp đã tập hợp được trong kỳ
Dđk; Dck: là chi phí của sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ.
S: là sản lượng thành phẩm hoàn thành.
2.3.2 Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Phương pháp này dựa trên định mức tiêu hao của các yếu tố chi phí sản xuất và dự toán chi phí quản lý, những thay đổi định mức hay dự toán chi phí và thoát ly định mức (chênh lệch giữa thực tế với định mức) để xác định giá thành thực tế của đối tượng tính giá cụ thể. Công thức tính như sau:
Giá thành SX thực tế của SP dịch vụ...
Giá thành định mức
Chênh lệch do thay đổi định mức
Chênh lệch thoát ly định mức
=
±
±
Phương pháp này áp dụng trong điều kiện hoạt động kinh doanh ổn định, định mức kinh tế kỹ thuật tương đối sát thực, chế độ quản lý theo định mức tốt.
2.3.3 Phương pháp tính giá thành theo hệ số giá:
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong điều kiện cùng quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng các yếu tố hao phí như nhau, sản phẩm thu được có nhiều loại, hạng sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng thứ bậc, cấp loại, hạng sản phẩm. Như trong công nghiệp hoá chất, công nghiệp hoá dầu...
Theo phương pháp này phải căn cứ vào định mức tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định hệ số giá thành cho từng cấp, loại sản phẩm. Trong đó lấy một loại làm chuẩn có hệ số giá bằng 1 để tính giá thành cho các loại sản phẩm khác. Trước hết căn cứ vào khối lượng sản phẩm thực tế hoàn thành của từng cấp, loại và hệ số giá thành tương đương để quy đổi ra khối lượng sản phẩm tiêu chuẩn theo công thức sau:
QH = SQi ´ Hi
Trong đó:
QH: là tổng khối lượng sản phẩm quy đổi
Qi: là khối lượng thực tế sản phẩm loại i
Hi: là hệ số quy định cho sản phẩm loại i
Tổng giá thành sản xuất được xác định:
Giá thành đơn vị:
Trong đó:
Zi: là tổng giá thành thực tế sản phẩm loại i
ji: là giá thành đơn vị của sản phẩm loại i
C: là tổng chi phí thực tế trong kỳ của đối tượng tập hợp chi phí
Dđk; Dck: là chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ của đối tượng tập hợp chi phí.
2.3.4 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm có nhiều chủng loại khác nhau, còn đối tượng tính giá thành là từng chủng loại sản phẩm. Theo phương pháp này căn cứ vào tổng giá thành thực tế đã tính được và tổng giá thành kế hoạch của tất cả các đối tượng tính giá để tính tỷ lệ giá thành theo công thức:
Tỷ lệ giá thành từng khoản mục
Tổng giá thành thực tế
=
Tổng giá thành kế hoạch
Giá thành thực tế của chủng loại sản phẩm được tính như sau:
Giá thành sản xuất thực tế của loại sản phẩm
Giá thành kế hoạch đơn vị của SP i
Sản lượng thực tế sản phẩm i
Tỷ lệ giá thành sản phẩm i
=
´
´
ô
ô ô
phần II:
tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm
ở xí nghiệp XL SXKDVL Sông Đà 201
I. Một số đặc điểm và tình hình phát triển của Xí nghiệp Xây lắp sản xuất kinh doanh vật liệu Sông Đà 201:
1.1 Nhiệm vụ và tình hình phát triển:
Xí nghiệp Xây lắp SXKDVL Sông Đà 201 là đơn vị trực thuộc Công ty Xây dựng Sông Đà II thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà. Được thành lập theo quyết định số 12TCT/TC-LĐ ngày 19 tháng 01 năm 2000 do Tổng Giám đốc Tổng công ty XD Sông Đà ký, trên cơ sở sáp nhập 2 xí nghiệp (Xí nghiệp đá Sông Đà 14-1và Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 14-2).
Trụ sở của xí nghiệp đóng tại xã Trung mỹ - Bình xuyên - Vĩnh phúc với nhiệm vụ được Tổng công ty giao cho là khai thác và chế biến đá xây dựng; xây dựng các công trình công nghiệp - dân dụng và thuỷ lợi; SXKD, vận chuyển vật tư vật liệu xây dựng...
Thời kỳ hậu Sông Đà đầu những năm 90, công việc thu hẹp, nhân lực và máy móc thiết bị dôi dư. Để giải quyết bức xúc này Tổng công ty XD Sông Đà tiến hành triển khai tìm kiếm các công trình, công việc ngoài để tạo công ăn việc làm cho một phần CBCNV và tận dụng được máy móc thiết bị (trong đó đã thành lập được Xí nghiệp XL SXKDVL Sông Đà 201 như hiện nay).
Ngành sản xuất công nghiệp của nước ta trong thời gian qua cũng chưa được phát triển mạnh, Xí nghiệp XL SXKDVL Sông Đà 201 với nhiệm vụ chính là khai thác và chế biến đá xây dựng cung cấp cho thị trường khu vực tỉnh Vĩnh Phúc và bắc Thăng Long - Nội Bài để làm đường giao thông. Trước tình cảnh khó khăn chung như vậy, mặt khác đơn địa bàn đơn vị lại đóng ở miền núi, thuộc vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại không thuận tiện làm cho sản phẩm của đơn vị rất khó cạnh tranh. Do vậy tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị cũng còn rất khó khăn gian nan.
Sau đây là một số thông tin chính về đơn vị trong những năm gần đây:
Chỉ tiêu
Năm
1998
1999
9 tháng đầu 2000
1/ Giá trị tổng sản lượng (1.000 đồng)
- Xí nghiệp SĐ 14-1
2.517.582
1.219.413
- Xí nghiệp SĐ 14-2
1.621.676
3.251.846
- Xí nghiệp XL SXKDVL Sông Đà 201
2.860.043
2/ Tổng giá trị tài sản đến 30/9/2000
6.170.497.808
Trong đó:
+ Nguyên giá TSCĐ
7.974.084.642
+ Giá trị còn lại TSCĐ
2.976.415.000
3/ Tổng số CBCNV
96 người
4/ Thu nhập bình quân 1 người/tháng (đồng)
462.160
5/ Lợi nhuận
-39.316.401
1.2. Mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh:
Xuất phát từ nhiệm vụ, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị, các cấp lãnh đạo đã tổ chức bố trí bộ máy quản lý của đơn vị như sau:
Giám đốc xí nghiệp: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của đơn vị; phụ trách chung toàn bộ hoạt động hoạt động SXKD của xí nghiệp và trực tiếp điều hành các công tác: tổ chức nhân sự, quản lý kinh tế tài chính, ký kết các hợp đồng kinh tế trong phạm vi được uỷ quyền của GĐ Công ty. Ba phó giám đốc và các ban nghiệp vụ giúp việc cho Giám đốc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Phó giám đốc phụ trách vật tư - cơ giới: Chịu trách nhiệm trong lĩnh vực kiểm tra đôn đốc việc cung ứng vật tư đảm bảo cho hoạt động sản xuất đúng kế hoạch, đôn đốc giám sát việc quản lý bảo dưỡng máy móc thiết bị của đơn vị, phụ trách công tác an toàn lao động.
Phó giám đốc kiêm đội trưởng đội tổng hợp I: Phụ trách chỉ đạo công tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại mỏ đá Tân Trung theo kế hoạch Giám đốc xí nghiệp giao hàng tháng, quản lý con người, thiết bị của đội.
Phó giám đốc kiêm đội trưởng đội tổng hợp II: Phụ trách chỉ đạo công tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại mỏ đá Trung Mầu theo kế hoạch Giám đốc xí nghiệp giao hàng tháng, quản lý con người, thiết bị của đội.
Các ban nghiệp vụ sau:
Ban tổng hợp:
Gồm 1 cán bộ tổ chức có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc công tác tổ chức nhân sự, quản lý toàn bộ công tác hành chính, bảo vệ, quân sự. Cùng bộ phận kế hoạch chấm và duyệt công làm việc cho CBCNV xí nghiệp, theo dõi thanh quyết toán bảo hiểm với cơ quan chức năng theo chế độ quy định của Nhà nước.
- Một nhân viên kế hoạch làm công tác lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thảo hợp đồng kinh tế, cùng ban kế toán thanh lý HĐKT, tra định mức đơn giá tính lương cho các bộ phận, quyết toán nhiên liệu cho các chủ xe.
- Một nhân viên vật tư - cơ giới làm công tác quản lý tài sản, máy móc thiết bị, theo dõi kiểm tra bảo dưỡng sữa chữa thiết bị, quản lý toàn bộ hồ sơ lý lịch từng máy móc thiết bị, hoàn thành tất cả các công việc đăng kiểm khám lưu hành xe. Cung ứng vật tư, tra định mức đơn giá tính lương cho bộ phận sửa chữa, làm các báo cáo về công tác vật tư cơ giới, quyết toán lập báo cáo tình hình sử dụng vật tư hàng tháng.
Ban Kế toán:
Làm các công tác có liên quan đến tài chính kế toán của đơn vị, tham mưu cho Giám đốc trong công tác hoạt động quản lý tài chính, chịu trách nhiệm toàn bộ công tác tài chính trước Giám đốc và cơ quan pháp luật, đối chiếu thu hồi công nợ của khách hàng và cá nhân trong đơn vị.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý xí nghiệp
Giám đốc
phó Giám đốc
kiêm ĐT đội I
phó Giám đốc
phụ trách VT-CG
phó Giám đốc
Kiêm ĐT đội II
Ban tổng hợp
Ban kế toán
các tổ sản xuất
- Bộ phận quản lý, bán hàng
- Tổ khoan nổ
- Tổ cơ giới
- Tổ nghiền đá
- Tổ bảo vệ
các tổ sản xuất
- Bộ phận quản lý, bán hàng
- Tổ khoan nổ
- Tổ cơ giới
- Tổ nghiền đá
- Tổ bảo vệ
1.3. Quy trình công nghệ sản xuất đá của đơn vị:
Quy trình công nghệ khai thác và chế biến đá xây dựng có thể tóm tắt qua sơ đồ sau:
Công tác khoan
Công tác nổ mìn
Công tác nghiền
Bốc xúc vận chuyển về nghiền
Đá thành phẩm:
- Đá 1 ´ 2; - Đá 2 ´ 4
- Đá 4 ´ 6; - Đá 1 ´ 4
- Đá 0,5 ´ 1; - Đá mạt
.....
Sau khi nổ mìn ra đá hỗn hợp, từ đá hỗn hợp này có thể chọn nhặt ra đá hộc để phục vụ xây các phần công trình ngầm, kè mái đập.
Từ đá hỗn hợp này dùng máy xúc xúc lên ô tô vận chuyển về bãi nghiền, qua máy nghiền ra các loại sản phẩm đá xây dựng theo nhu cầu khách hàng.
1.4 Tình hình chung về công tác kế toán ở đơn vị:
Với vai trò là công cụ điều hành quản lý các hoạt động kinh doanh và kiểm tra, bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn nên nó có các chức năng và nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác tình hình sử dụng vật tư tiền vốn, sự biến động của tài sản trong đơn vị. Tính toán chính xác, kịp thời kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, cung cấp số liệu cho Giám đốc để có hướng ra quyết định chỉ đạo sản xuất kinh doanh phù hợp.
+ Thông qua việc ghi chép, phản ánh, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, tình hình trích nộp và thanh toán với nhà nước, với công ty, với các khách hàng.
+ Trên cơ sở theo dõi, ghi chép cung cấp số liệu, tài liệu về tình hình sử dụng vật tư tiền vốn, tình hình hoạt động của tổ sửa chữa giúp giám đốc và ban nghiệp vụ liên quan quản lý, điều hành kịp thời...
=> Tổ chức bộ máy kế toán ở đơn vị:
Xí nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc, quy mô hoạt động cũng không lớn nhưng do điều kiện địa bàn hoạt động rộng (khoảng cách giữa 2 mỏ đá trên 40 km, đường xá đi lại khó khăn). Đơn vị tổ chức công tác kế toán hạch toán tập trung và độc lập với phòng kế toán công ty, mọi công việc kế toán phát sinh ở đơn vị đều tập trung tại ban kế toán xí nghiệp. Theo hình thức tổ chức công tác kế toán này thì mô hình kế toán của đơn vị như sau:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền mặt
Kế toán Ngân hàng
Kế toán thanh toán
Kế toán đội SX số 2
Kế toán TSCĐ
Kế toán Vật tư
KT tiền lương, BHiểm
Kế toán đội SX số 1
Chú thích:
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ đối chiếu
Các bộ phận kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng.
=> Hình thức kế toán áp dụng:
Đơn vị sử dụng hình thức kế toán "Nhật ký chung". Theo hình thức này, chứng từ phát sinh được cập nhật hàng ngày (đơn vị sử dụng chương trình phần mềm kế toán áp dụng chung cả Tổng công ty để quản lý dữ liệu kế toán), cuối tháng chương trình tự động chuyển số liệu sang sổ chi tiết và số cái tài khoản có liên quan. Kế toán NKC kiểm tra chứng từ nhập dữ liệu vào máy, lập các bút toán điều chỉnh, kết chuyển, phân bổ..., cuối tháng lên báo cáo tài chính.
Đơn vị áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ.
II. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp XL SXKDVL Sông Đà 201:
2.1/ Một số vấn đề về tình hình tập hợp chi phí & tính giá thành ở XN:
Theo phân cấp quản lý tài chính thì xí nghiệp là một đơn vị trực thuộc Công ty xây dựng Sông Đà II. Với nhiệm vụ chủ yếu là khai thác và chế biến đá xây dựng phục vụ cho khu vực tỉnh Vĩnh Phúc và bắc Thăng Long - Nội Bài. Ngoài ra phải tự tiếp thị tìm kiếm thêm các công việc xây lắp nhằm làm tăng sản lượng, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho CNV.
Về vấn đề tập hợp chi phí: đơn vị đã áp dụng chế độ kế toán mới, sử dụng các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất toàn quốc (theo quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính ban hành ngày 01/11/1995). Các chi phí phát sinh đơn vị hạch toán vào các tài khoản sau:
TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”,
TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”,
TK 627 “Chi phí sản xuất chung”,
TK 641 “Chi phí bán hàng”,
TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
2.2. Kế toán tập hợp chi phí ở Xí nghiệp XL SXKDVL Sông Đà 201:
Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, xí nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định. Những chi phí cần thiết này là các chi phí phục vụ cho quá trình khai thác và chế biến đá xây dựng. Nó bao gồm các khoản sau:
+ Chi phí tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT của CBCNV
+ Chi phí vật tư, phụ tùng thay thế như vật liệu nổ, vật tư khoan, dầu mỡ, săm lốp, bu lông ...
+ Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất
+ Khấu hao cơ bản TSCĐ
+ Thuế, phí và lệ phí: như thuế môn bài, lệ phí giao thông, bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới.
+ Chi phí bán hàng: nhiên liệu cho máy xúc bán hàng, nhân công bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp (gồm chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị và phụ phí nộp cấp trên)
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
Tất cả các khoản chi phí này đều được tập hợp cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Riêng chi phí quản lý doanh nghiệp thì tập hợp chung toàn doanh nghiệp, cuối tháng phân bổ theo chỉ tiêu thích hợp.
2.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tập hợp chi phí hiện nay ở đơn vị là tập hợp cho từng đội sản xuất (đội SX số 2: mỏ Trung Mầu và đội SX số 1: mỏ Tân Trung) theo từng khoản mục chi phí. Đối tượng tính giá thành là nhóm sản phẩm đá xây dựng các loại của từng mỏ đá (Mỏ đá Tân trung & Mỏ đá Trung mầu).
2.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
Đơn vị sử dụng cả hai phương pháp phân bổ trực tiếp và phân bổ gián tiếp để phân bổ các khoản mục chi phí tập hợp được. Chẳng hạn các khoản mục nguyên nhiên vật liệu chính, chi phí nhân công trực tiếp thì hạch toán trực tiếp cho từng mỏ đá còn chi phí quản lý doanh nghiệp thì phân bổ theo doanh thu.
Đơn vị áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nên sử dụng các tài khoản chi phí chủ yếu sau:
TK 621 "Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp"
TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp"
TK 627 "Chi phí sản xuất chung"
(Mở chi tiết các tài khoản cấp 2: TK 6271, TK 6272, TK 6273, TK 6274, TK 6277, TK 6278)
TK 641 "Chi phí bán hàng"
(Mở chi tiết các tài khoản cấp 2: TK 6411, TK 6412, TK 6413, TK 6414, TK 6417, TK 6418)
TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp"
(Mở chi tiết các tài khoản cấp 2: TK 6421, TK 6422, TK 6423, TK 6424, TK 6425, TK 6427, TK 6428)
Các tài khoản trên đều được mở chi tiết cho từng công trình (từng mỏ đá).
2.4.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm.
ở đơn vị, khoản chi phí này phát sinh ở mỏ đá nào thì tập hợp trực tiếp cho mỏ đá đấy. Tập hợp vào chi phí này bao gồm các khoản sau: Dầu diêzel, dầu phụ, phụ tùng sửa chữa thường xuyên, vật liệu nổ, cần khoan, mũi khoan, hàm nghiền, băng tải...
Cơ sở để cấp nhiên liệu, vật tư:
Căn cứ theo định mức sử dụng vật tư nhiên liệu đơn vị ban hành áp dụng cho từng mỏ đá, từng khối lượng công việc thực hiện. Dùng để làm căn cứ cấp phát, quyết toán vật tư nhiên liệu cho từng đầu xe máy hoạt động.
+ Công tác khoan tạo lỗ: định mức vật tư tiêu hao tính cho 1md khoan
VD: Cần khoan F89: 0,005 cần/md
Mũi khoan F105: 0,0125 mũi/md
Quả đập: 0,025 qủa/md...
+ Công tác nổ mìn: định mức tính cho 1m3 thành phẩm, trên cơ sở hộ chiếu nổ mìn tính ra các loại vật liệu nổ xuất dùng cho từng lần nổ.
+ Các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển: định mức tiêu hao nhiên liệu tính theo lít/m3, dầu mỡ phụ bổ sung tính bằng tỷ lệ % theo dầu diezel tuỳ theo loại thiết bị để tính tỷ lệ cho phù hợp, những thiết bị cũ kỹ thì mức tiêu hao sẽ lớn hơn thiết bị cùng loại còn mới (dầu mỡ phụ theo điêzel cho máy xúc EO-4224 là 6%, ô tô KPAZ là 4,5%, máy xúc TO-18 là 4%...)
Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu để sử dụng sản xuất trực tiếp sản phẩm, căn cứ phiếu xuất kho kế toán vật tư đã kiểm tra đối chiếu thẻ kho chuyển cho kế toán NKC nhập số lượng từng loại vật tư thực xuất vào máy vi tính. Đơn gía vật tư xuất được xác định theo đơn giá bình quân liên hoàn (máy vi tính tự tính).
Kế toán ghi:
Nợ TK 621 "Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp": 83.009.461đ
(Chi tiết: - SX đá TTrung: 31.170.658 đ
- SX đá TMầu: 51.838.803 đ)
Có TK 152 "Nguyên liệu vật liệu": 83.009.461 đ
Các loại vật tư của đơn vị được quản lý chặt chẽ, trước khi mua về sử dụng đều được hội đồng kiểm nghiệm xong mới cho nhập kho. Khi xuất thì theo định mức ban hành nên ít có trường hợp vật tư mua về xuất thẳng vào công trình mà không qua kho. Cuối kỳ thường không có vật tư sử dụng không hết nhập lại kho. Hàng tháng đến hết ngày cuối tháng bộ phận kế hoạch của đơn vị căn cứ vào định mức tiêu hao nhiên liệu và đơn giá cố định với thực tế tiêu hao để quyết toán cho từng đầu xe máy. Tổng hợp số liệu trình giám đốc ra quyết định trả hoặc trừ qua lương đối với những thiết bị tiết kiệm hay lãng phí nhiên liệu.
Căn cứ vào quyết định đó kế toán ghi:
+ Trả qua lương tiền tiết kiệm nhiên liệu:
Nợ TK 621 "Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp"
(Chi tiết mỏ đá...)
Có TK 338 "Phải trả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0587.doc