MỤC LỤC
Lời mở đầu Trang
Chương 1: Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam 3
1.1 Thực trạng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam 3
1.1.1 Quy mô nguồn nhân lực Việt Nam 3
1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam 7
1.2 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam 11
1.2.1 Sử dụng lao động có trình độ chuyên môn 11
1.2.2 Sử dụng lao động phổ thông 16
1.3 Đánh giá chung về nguồn nhân lực Việt Nam 21
1.3.1 Những thành công 21
1.3.2 Những hạn chế 23
Chương 2: Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam phục vụ quá trình CNH-HĐH đất nước
25
2.1 Định hướng và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực 25
2.1.1 Yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH về nguồn nhân lực 25
2.1.2 Thuận lợi và khó khăn 28
2.1.3 Định hướng và mục tiêu 30
2.2 Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực 32
Kết luận 38
Danh mục tài liệu tham khảo 40
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp (70,9% so với nqưm 1995) là nhanh hơn rất nhiều so với trong các cơ sở sản xuất kinh doanh (48,4%). Nó cho thấy số người hưởng lương từ ngân sách đang tăng mạnh, một thách thức với chương trình cải cách hành chính, giảm biên chế, cải cách tiền lương ở nước ta.
Về tình hình giảm biên chế, sau 2 năm mới giảm và chuyển đổi được khoảng 2 vạn người nghĩa là mới được chưa đến 30% so với yêu cầu đặt ra là 7 vạn người. Theo một quan chức trong Bộ Nội vụ ước đoán có khoảng 30% người không đạt yêu cầu, vào biên chế rồi thì có “biểu hiện ì ra”. Tính giảm biên chế là một xu hướng tất yếu cần phải để cho người lao động hiểu rằng quyền lợi và các chế độ phúc lợi của người lao động làm việc theo biên chế và theo thể thức hợp đồng không có gì khác biệt (báo đầu tư 22/1/2003). Theo bộ tài chính, tính đến nay trong 61 tỉnh thành mới có 22 địa phương thực hiện khoán biên chế. Tại 22 tỉnh thành lại mới có 181 cơ quan thực hiện khoán, chiếm 36% tổng số cơ quan, đơn vị trên cả nước. Tiền lương tối thiểu của những đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước và người lao động trong các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp nước ngoài) cũng được điều chỉnh từ 210.000đ/tháng lên 290.000đ/tháng. Song nếu xét bình quân lương tối thiểu theo đầu người cho một gia đình, xem xét tốc độ tăng giá cả hàng hoá, và tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lương tối thiểu có thể là chưa đủ sống.
Trong 4 nguồn lực cơ bản của sản xuất kinh doanh, KHCN đang ngày càng dóng vai trò quan trọng. Nó làm tăng năng suất lao động của con người, làm thay con người những công việc khói khăn, nguy hiểm. KHCN cũng là nguồn lực không có giới hạn, không ngừng phát triển. Tuy nhiên, cần phải thấy rõ rằng KHCN lại phụ thuộc rất chặt chẽ vào trình độ con người. Nhận thức của con người về thế giới càng cao bao nhiêu, sự thành công của con người trong chinh phục và khám phá tự nhiên càng tốt bao nhiêu thì các phát minh, sáng kiến càng nhiều và KHCN càng phát triển bấy nhiêu. Con người mới là chủ thể tạo ra KHCN và khi hình thành rồi, KHCN quay lại giúp con người lao động sản xuất và phần nào đó nâng cao nhận thức và trình độ con người. Con người sử dụng, điều khiển KHCN và vì vậy, chính con người mới quyết định sự thành công hay thất bại của công việc, của KHCN. Nguồn lực con người và nguồn lực KHCN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng đều là nguồn lực vô tận để phát triển kinh tế. Tất nhiên để phát triển KHCN, cần đầu tư cả vốn và nguồn nhân lực, việc quyết định sử dụng vốn thế nào lại dựa vào con người, con người cũng luôn tác động vào tự nhiên, đất đai, môi trường... Do đó, cả 4 nguồn lực đều tác động qua lại lẫn nhau nhưng nhân tố con người vẫn luôn giữ vai trò chủ thể quyết định. Để thực hiện vai trò đó, con người càng ngày càng cần đến tri thức, chuyên môn, cần được giáo dục và đào tạo một cách nghiêm túc.
Tóm lại, có thể nói, lao động có trình độ chuyên môn ở Việt Nam còn rất thiếu, cả về số lượng và chất lượng. Điều đó không đảm bảo cho sự thành phố kinh tế bền vững lâu dài. Cung và cầu về lao động có chuyên môn đã không gặp nhau tại diểm thoả mãn cả người lao động và người thuê lao động.
Việt Nam cần có sự xem xét lại chính sách giáo dục - đào tạo, có định hướng nghề cho học sinh, phân bổ chỉ tiêu đào tạo có định hướng nghề cho học sinh, phân bổ chỉ tiêu đào tạo hợp lý cho các trường đại học, cao đẳng, các cấp, các ngành, các điạ phương...
1.2.2 Sử dụng lao động phổ thông
Lao động phổ thông hay lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm số đông ở Việt Nam. Trước hết đó là lực lượng đông đảo người làm nghề nông (hơn 70% dân số), sau đó là những người đầu tư tuổi lao động hàng năm và gia nhập ngay thị trường lao động mà không qua trường lớp đào tạo nghề lao động phổ thông bao gồm lao động chân tay, nhận được tiền lương thấp, điều kiện làm việc thấp kém, chế độ đãi ngộ chưa hợp lý. Lao động phổ thông tập trung chủ yếu vào các ngành dệt may, da giày, các ngành nghề thủ công thu hút nhiều lao động không đòi hỏi trình độ cao. Hiện nay ơ các nước phát triển, nhu cầu sử dụng lao động phổ thông (LĐPT) đang giảm mạnh trong khi ở những nước đang phát triển, sử dụng LĐPT vẫn đóng vai trò quan trọng. Khi trình độ nguồn nhân lực có hạn, các nước đang phát triển không thể tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn những ngành có tiềm năng và tác động tích cực tới các ngành khác luôn đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao, mà phải mở rộng những ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ cần nhiều lao động vói một trình độ nhất định. Qua đó giúp các nước nghèo tích luỹ vốn, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội trước mắt. Đây cũng là hệ quả của phân công lao động giữa các nước trên thế giới.
Lực lượng đầu tiên tham gia vào những người LĐPT là nông dân. Việt Nam là một nước nông nghiệp trồng lúa nước, thiên nhiên ưu đãi 2 đồng bằng màu mỡ. Xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới nhưng phần lớn nông dân chưa qua các lớp đào tạo kỹ thuật chuyên môn. Trình độ dân trí ở nông thôn trung bình đạt gần lớp 7. Số cán bộ và công nhân kỹ thuật nông nghiệp được đào tạo hàng năm rất ít. Chính vì thế việc đưa KHKT và cơ giới vào đồng ruộng gặp không ít khó khăn. Năng suất lao động của người nông dân rất thấp, thời gian lao động chỉ đạt hơn 70%, kỹ thuật lạc hậu, chịu ảnh hưởng tập quán thói quen nhiều hơn. Những cơ quan khuyến nông ở các địa phương chưa phát huy được hiệu quả, song đã làm được những việc như tìm ra giống cây con phù hợp cho từng vùng miền, đảm nhiệm công tác điện khí, thủy lợi. Nhìn chung, bộ phận này cũng góp phần giúp nông dân nâng cao năng suất. Vậy vì sao nông thôn lại là địa bàn có số lao động phổ thông lớn như vậy? Trước hết đó là do tính kế thừa cố hữu trong hoạt động nông nghiệp. Những người nông dân Việt Nam cho rằng, họ kế thừa đất đai, đồng ruộng, vật nuôi, kinh nghiệm từ cha ông mình. Chính vì lẽ đó mà rất nhiều công việc nhà nông được làm tuỳ tiện theo những gì thế hệ được truyền lại, có cái đúng, có cái sai. Họ có thể hành động vì các lợi nhỏ trước mắt mà quên đi cái hại to lớn lâu dài như đánh cá bằng thuốc nổ, bẫy chuột bằng điện... Thứ hai, giáo dục - đào tạo còn ít được coi trọng ở nông thôn. Đây là nơi còn tồn tại nhiều suy nghĩ lạc hậu cho rằng con em nông dân đằng nào cũng làm nghề nông thì không cần học cao... Chính vì thế, giáo dục - đào tạo chưa nhận được sự quan tâm đầu tư đúng mức, tạo ra một lượng lớn người LĐPT ở nông thôn cũng không sử dụng hết quỹ thời gian lao động của mình gây ra một sự lãng phí lớn về nguồn lực.
Những lao động khi tham gia LLLĐ mà chưa được đào tạo nghề cũng là những LĐPT. Họ có thể là học sinh tốt nghiệp THCS, PTTH, đi làm ngay, những người làm việc thủ công hoặc cũng có thể là những nông dân lúc nông nhàn di chuyển đến thành phố tìm việc. Lực lượng này được thu hút chủ yếu vào các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, trong đó riêng ngành dệt may dã thu hút hơn 2,7 vạn lao động. Các làng nghề truyền thống như làm chiếu, đồ gốm, các ngành thủ công như đồ mỹ nghệ, các ngành chế biến nông thủy sản, ngành dệt may da giày... ngày càng được mở rộng và tạo ra nhiều việc làm cho những LĐPT, lao động dôi dư ở nông thôn. Đây cũng lại là những ngành xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, mang lại ngoại tệ lớn cho một nước nông nghiệp đang phát triển. Những ngành này trước mắt giúp cho Việt Nam tích luỹ vốn, lại hợp vớ trình độ rất đông những người LĐPT, tạo việc làm giải quyết nạn thất nghiệp. Tuy nhiên về lâu dài, đây lại không phải là những ngành mũi nhọnn. Trước hết vì những ngành này cần rất nhiều lao động, giá thành sản phẩm, sẽ rất cao, sức cạnh tranh kém. Thứ hai, nguồn lợi từ các ngành này không cao so với những ngành có sử dụng KHCN, lại rất bấp bênh vì phụ thuộc vào nông nghiệp, tự nhiên, vào thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, LĐPT lại là loại hình xuất hiện nhiều tiêu cực mà trước tiên là sự vi phạm luật lao động. Hệ thống pháp luật về lao động đã có những quy định khá chặt chẽ về việc người, đơn vị sử dụng lao động đã có những quy định khá chặt chẽ về người, đơn vị sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Tuy nhiên qua tình hình tuyển dụng lao động năm 2002, tỷ lệ ký hợp đồng lao động chỉ đạt 90% với các doanh nghiệp nhà nước, 80% với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khoảng 40% trong doanh nghiệp tư nhân. Đây mới chỉ là tỷ lệ thống kê được qua những doanh nghiệp được thanh tra, trên thực tế, tỷ lệ ký kết hợp đồng lao động có thể thấp hơn nhiều. Ngoài ra, môi trường làm việc cho những LĐPT rất hạn chế. Trong ngành dệt may, điều kiện về nhiệt độ độ ẩm. Trong các nhà xưởng luôn không đạt tiêu chuẩn, nồng độ hơi khí hoá chất công nghiệp quá mức cho phép, kích cỡ các loại máy thiết bị không phù hợp với thể hình người Việt Nam. Điều đó đã dẫn đến 58,2% nữ công nhân mệt mỏi sau ca làm việc 36,4% cho là cường độ lao động nặng (Thời báo kinh tế số ngày 23/12/02). Ngoài ra còn hạn chế độ dinh dưỡng các bữa ăn không đảm bảo, đãi ngộ tiền lương, làm thêm giờ chưa hợp lý, nợ đọng kéo dài Bảo hiểm xã hội. Tổng số nợ bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp với người lao động đã lên tới 300 tỷ đồng. Trong năm 2002 đã xảy ra 78 vụ đình công trong đó 49 vụ trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 23 vụ trong các công ty cổ phần và công ty tư nhân, 6 vụ trong doanh nghiệp nhà nước. Những vụ này chủ yếu bắt nguồn từ sai phạm của người sử dụng lao động về quyền lợi của người lao động.
Không chỉ có vậy, người lao động Việt Nam cũng rất khó khăn kiếm được việc làm cho các hình thức LĐPT. Tố độ gia tăng dân số quá nhanh mà khả năng tạo việc làm luôn không đáp ứng kịp. Năm 2002 đã tạo thêm được 1,4 triệu việc làm mới, đạt kế hoạch đề ra nhưng chưa giải quyết hết nhu cầu việc làm. Những người cung và cầu trên thị trường lao động có ít thông tin về nhau và cũng có những thông tin thiếu chính xác. Vì vậy mà có tình trạng doanh nghiệp không tuyển được lao động phù hợp và lao động vẫn không tìm được việc làm. Từ đó đã xuất hiện những trung gian làm nhiệm vụ môi giới, cung ứng việc làm hay các dịch vụ việc làm. Đây là những trung tâm giới thiệu, xúc tiến việc làm cho người lao động và thu lệ phí. Một số trung tâm hoạt động rất có hiệu quả, góp phần tích cực mang lại việc làm cho người lao động song từ đây cũng lại nảy sinh nhiều tiêu cực. Có những trung tâm thu tiền của người lao động mà không tìm việc làm cho họ hoặc tìm được việc cho người lao động nhưgn thu lệ phí quá cao. Hiện trạng này đang xảy ra phổ biến ở rất nhiều nơi trong cả nước. Trong khi đó, những dịch vụ việc làm này vãn liên tiếp mọc lên ngày càng nhiều. Theo bộ luật lao động sửa đổi, có hiệu lực từ 1/1/2003, Bộ lao động thương binh và xã hội là cơ quan quản lý nhà nước đối với các tổ chức giới thiệu việc làm nhưng do thiếu các quy định cụ thể với hoạt động này nên hầu như chỉ mới quản lý được các trung tâm công lập. Việc đó đã tạo kẽ hở cho một số các trung tâm thực hiện hành vi lừa đảo của mình. Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh thời gian vừa qua đã đóng cửa 800 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ việc làm - chiếm 70% số doanh nghiệp này tại đây.
Tuy nhiên, đảm bảo việc làm cho người lao động không phải chỉ là tìm cho họ một công việc mà giải pháp lâu dài vẫn phải là đào tạo nghề cho họ. Trang bị cho họ một công việc mà giải pháp dài vẫn phải là đào tạo nghề cho họ. Trang bị cho người lao động những tri thức, kỹ năng để họ nhanh chóng hoà nhập, thích nghi với cơ chế thị trường, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng lao động. Theo tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động thương binh và xã hội), trong năm 2002, đã có hơn 1 triệu người được đào tạo nghề, trong đó có hơn 858.500 người được đào tạo ngắn hạn và 146.500 người được đào tạo dài hạn. So với năm 2001, số học viên được đào tạo nghề dài hạn tăng 16,8% nhưng vẫn chưa đủ cho thị trường lao động. Nguyên nhân chủ yếu do các trường dạy nghề gặp khó khăn về kinh phí.
Trong thực trạng sử dụng LĐPT cũng không thể không nhắc tới những tai nạn lao động đang ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ lao động thương binh và xã hội, năm 1996 có 1545 vụ TNLĐ làm chết 285 người, bị thương 1665 người thì đến năm 2001 có 3601 TNLĐ, tăng 133,08% làm chết 395 người. Bị thương 3748 người, tăng 125,1% số người bị TNLĐ. Con số thực tế còn có thể nhiều hơn. Điều đó cho thấy việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động đang ở mức báo động. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, những thành phố tập trung nhiều ngành nghề kinh tế quan trọng của cả nước luôn đứng đầu doanh sách xảy ra TNLĐ. Các ngành như xây dựng, GTVT, công nghiệp có số người chết vì TNLĐ hàng năm chiếm 25% đến 34% người chết vì TNLĐ thống kê được (Thời báo kinh tế 10/1/2003). Theo các chuyên gia thì nguyên nhân chủ yếu do người sử dụng lao động và người lao động vi phạm nội quy, quy trình quy phạm, biện pháp làm việc không an toàn, không huấn luyện, hoặc huấn luyện không đầy đủ cho người lao động. Bên cạnh đó, việc thiếu thanh tra lao động và an toàn lao động cũng gây ra tình trạng này. Vì vậy, cần nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của các cấp chính quyền, cơ quan quản lý, mọi tổ chức xã hội, người sử dụng lao động và người lao động về công tác bảo hộ lao động nói chung, khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ nói riêng.
Một hướng khác rất có hiệu quả để tạo việc làm đó là xuất khẩu lao động. Năm 2002, cả nước đã đưa hơn 46.120 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng 24,65% so với năm trước và tăng 21,37% so với kế hoạch (thời báo kinh tế 20/1/2003). Như vậy đến nay, tổng số lao động Việt Nam ở nước ngoài đã lên tới trên 300.000 người tại hơn 40 nước và lãnh thổ, làm trên 30 ngành nghề khác nhau và mỗi năm gửi về nước 1.400 triệu USD (đứng sau kim ngạch xuất khẩu dầu thô, dệt may, thuỷ sản, giầy dép). Ngay từ đầu những năm 1980, lao động Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Liên Xô và Đông Âu với mục tiêu “giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động” nay đổ thành mục tiêu “giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề và tang thu nhập cho người lao động” . Hiện nay, lao động Việt Nam cũng phải cạnh tranh với các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc... nên số lượng đi xuất khẩu hàng năm có giảm sút song chất lượng có tăng lên và điạ chỉ đến của lao động đã được mở rộng. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông, Malaysia.. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lao động cũng còn tồn tại nhiều bất cập.
Thứ nhất, là thiếu chặt chẽ trong quản lý dẫn đến nhiều tiêu cực như lừa dảo, đào tạo người lao động trái phép...
Thứ hai, xuất khẩu lao động mới ở dạng thô, đa số là lao động phổ thông, không có chuyên môn. Ngoài ra, hiên nay tình trạng người lao động xuất khẩu bỏ trốn đang tăng lên và cuối cùng, tiền thế chấp để được đi xuất khẩu lao động quá cao, khó khăn cho người nghèo.
Lao động phổ thông ở Việt Nam đang rất cần được sự quan tâm hơn nữa của các cấp, ngành. Một lực lượng dồi dào thôi là chưa đủ và không đủ cho nhu cầu hiện tại. Cần cải thiện hơn nữa trình độ (về học vấn, kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ...), tay nghề cho người lao động, tiến tới nâng cấp họ thành những lao động có chuyên môn kỹ thuật, đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ. Đó mới thực sự là nhiệm vụ cấp bách của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
1.3 Đánh giá chung về nguồn nhân lực Việt Nam
1.3.1 Những thành công
Sau hơn 15 năm “Đổi mới”, sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nền kinh tế tăng trưởng khá (7%/năm), chính trị ổn đinh, xã hội phồn binh, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Cùng với những thay đổi đó, nhân tố con người được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Con người, được đảm bảo các quyền học tập, được chăm sóc sức khoẻ, quyền nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học vào thực tiễn.
Nguồn nhân lực Việt Nam vừa tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vừa không ngừng tự chuyển biến, nâng cao sức mạnh của mình nhằm công hiến hơn nữa cho sự nghiệp “Đổi mới”. Năm 2002, cả nước đã tạo việc làm và bổ sung việc làm mới cho 1,4 triệu lao động, đạt kế hoạch, đào tạo nghề cho 982.000 người xấp xỉ mức kế hoạch. Có việc làm, có nghề đã giúp người lao động có thu nhập, đảm bảo cho cuộc sông sống của họ. Tỷ lệ hộ đói nghèo (theo tiêu chuẩn mới) còn 14,3% đạt kế hoạch (Báo đầu tư 30/12/2002). Việt Nam được thế giới công nhận là nước có thành tích xoá đói giảm nghèo đặc biệt tốt với phương pháp hợp tác ba bên: vốn của tổ chức quốc tế, chính sách của nhà nước và nỗ lực lao động của người dân.
Những thành công của Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực đã được ghi nhận. Trong năm 2001, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đứng thứ 7 trong 10 ngành nhận ODA nhiều nhất của (86 triệu USD), chiếm 14% tổng vốn ODA, Công tác phát triển xã hội boa gồm xoá đói giảm nghèo, giáo dục - đào tạo đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng, nhận được 113 triệu USD, y tế đứng thứ 8 nhận được 80 triệu USD, đều là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực. Tình hình giải nhân ODA đã được cải thiện (tăng 9% so với 2000), vấn đề là phải phát huy nguồn vốn này có hiệu quả.
10 ngành tiếp nhận ODA nhiều nhất 2001
Đơn vị: triệu USD
Giao thông
Quản lý kinh tế
Năng lượng
Phát triển XH
Phát triển vùng, lãnh thổ
Nông nghiệp
Phát triển nhân lực
Y tế
Tài nguyên thiên nhiên
Quản lý phát triển
294
281
165
113
112
108
86
80
45
33
Hình 3: 10 ngành tiếp nhận ODA nhiều nhất 2001
(Nguồn: Thời báo kinh tế số ngày 13/12/2002)
Nguồn nhân lực Việt Nam ngày nay đã đạt được trình độ học vấn, tay nghề cao hơn, nhờ đó đưa KHKT vào sản xuất nhanh hơn, phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nhờ đó, tỷ trọng cơ hí hoá và tự động hoá trong một số ngành đã có những kết quả bước đầu.
Bảng 6: Tỷ trọng cơkhí hoá và tự động hoá trong một số ngành
sản xuất kinh doanh
Xí nghiệp do TW quản lý
Xí nghiệp do địa phương quản lý
Tổng số
Tự động hoá
Cơ khí hoá
Thủ công
Tổng số
Tự động hoá
Cơ khí hoá
Thủ công
Tổng số
100
3,7
41,9
54,4
100
2
24
74
Công nghiệp
100
7
58
35
100
4
46
50
Xây dựng
100
2
41
57
100
1,5
13,5
85
Nông nghiệp
100
_
21
79
100
_
22
78
(Nguồn: GS.TS Ngô Đình Giao “suy nghĩ về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta”)
Mặc dù, thủ công còn chiếm tỷ trọng lớn song xu hướng cơ khí hoá đang ngày càng tăng lên, một số bộ phận đã tự động hoá được. Từ một xuất phát điểm thấp mà đạt được như vậy, kết quả thật đáng khích lệ.
Một thành công nữa phải kể đến là thiết lập thị trường lao động. Đây là điều kiện cần thiết và thuận lợi để phát triển toàn diện nguồn nhân lực. Nó cũng là hệ quả tất yếu của cơ chế thị trường. Nhận lại cơ chế “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” để tạo sự công bằng tạo ra thị trường, lao động, tuy chưa hoàn thiện song đã tạo động lực cho lao động, cho nền kinh tế.
1.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành công, nguồn nhân lực Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế. Trước tiên đố là những bất cập trong quản lý và kiểm soát nguồn nhân lực. LLLĐ gia tăng quá nhanh với thất nghiệp cao, sự buông lỏng dẫn tới nhiều tiêu cực... Thứ hai, năng lực của những người làm quản lý về lao động còn yếu, do đó không có những biện pháp giải quyết và chậm sửa đổi những sai lầm. Thứ ba, những thành công đạt được là chưa đủ. Bảng 6 cho thấy sản xuất mang tính chất thủ công chiếm đa số ở các ngành nghề, công nghiệp hoá - hiện đại hoá hầu như chưa đáng kể, thậm chí chưa xuất hiện trong nông nghiệp.
Những hạn chế trên xuất phát từ 2 nhu cầu mà Việt Nam đang rất thiếu: là vốn và nhân lực. Vốn đầu tư cho con người và con người cần được đầu tư, đào tạo để biết sử dụng, quản lý vốn và nhân lực có hiệu quả. Nó thể hiện một trong những vòng luẩn quẩn mà Việt Nam và các nước đang phát triển gặp phải.
Trong giai đoạn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nguồn nhân lực Việt Nam cũng đang vận động và phát triển không ngừng để phù hợp với những điều kiện mới. Cơ chế thị trường đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng những nhu cầu như thực sự hiệu quả, có khả năng tham gia vào tiến trình hội nhập, thực hiện theo phân công lao động thế giới... Nguồn nhân lực Việt Nam đã có những thành công đáng kể trong việc tự hoàn thiện và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, bắt nhịp với cuộc sống công nghiệp và cơ chế thị trường, nổi bật nhất là sự phân chia lao động xã hội vào những ngành nghề, thành phần kinh tế có hiệu quả cao, giải quyết cả vấn đề kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nó vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật không phổ biến trên diện rộng, lực lượng thất nghiệp đông đảo mà đa phần không có tay nghề chuyên môn, những tồn tại về mặt nhân sự của cơ chế hành chính bao gồm... Con người là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh - xã hội và vì vậy, đầu tư vào con người, vào nguồn nhân lực luôn đem lại lợi ích to lớn và lâu dài. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng tìm ra hướng đi và giải pháp thiết thực, phù hợp cho nguồn nhân lực - nguồn lực kinh tế có ý nghĩa quyết định và quan trọng bậc nhất.
Chương 2
Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực
việt nam phục vụ quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
2.1 Định hướng và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực.
2.1.1 Yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) là xu hướng tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. CNH là sử dụng các phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và hoạt động quản lý kinh tế- xã hội. HĐH là sự tiếp thu những thành tựu mới nhất về khoa học, công nghệ trên thế giới. Việc áp dụng KHKT - công nghệ, phương pháp tiên tiến đòi hỏi phải có vốn, trình độ kỹ thuật, tài nguyên... và đặc biệt cần nguồn lực con người với đầy đủ phẩm chất, năng lực để khai thác và sử dụng những nguồn lực khác.
CNH - HĐH đã đem lại cho Việt Nam những thành tựu KH - XH quan trọng. Trước năm 1986, đất nước luôn trong tình trạng "làm không đủ ăn, thu không đủ chi, xuất không đủ nhập". Kể từ sau khi phát động công cuộc "đổi mới" kinh tế đã có những bước tiến đáng kể. GDP tăng liên tục, tốc độ năm sau cao hơn năm trước, trong đó có những năm đã đạt tới mức rất cao 9,54% (1995), 9,34%(1996). Đặc biệt năm 2002, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động với những bất ổn kinh tế - chính trị, Việt Nam vẫn đạt chỉ tiêu đề ra, tốc độ tăng GDP ước tính 7,04%. Tình hình chính trị ổn định được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới. Kinh tế đang chuyển biến tích cực, biểu hiện ở cơ cấu GDP ngày càng tiến bộ.. Đặc biệt năm 2002, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động với những bất ổn kinh tế - chính trị, Việt Nam vẫn đạt chỉ tiêu đề ra, tốc độ tăng GDP ước tính 7,04%. Tình hình chính trị ổn định được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới. Kinh tế đang chuyển biến tích cực, biểu hiện ở cơ cấu GDP ngày càng tiến bộ.
Bảng - Cơ cấu GDP giai đoạn 1995 - 2002
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Nông lâm - Thuỷ sản
27.18
27.76
25.77
25.78
25.43
24.53
23.25
22.99
Công nghiệp và xây dựng
28.76
29.73
32.08
32.78
34.49
36.73
38.12
38.55
Dịch vụ
44.06
42.51
42.15
41.73
40.08
38.74
38.63
38.46
(Nguồn: Thời báo kinh tế - Kinh tế 2002- 2003)
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đang giảm dần vai trò nhưng vẫn giữ ở mức cao trong khi công nghiệp và xây dựng đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Ngành dịch vụ chưa phát huy hết vai trò quan trọng của mình và vì vậy phần đóng góp cho GDP còn khiêm tốn, chưa đạt yêu cầu.
Nông nghiệp nông thôn từng bước được CNH - HĐH. Năm 2002, ước tính tốc độ tăng toàn ngành là 5,4% (cao hơn năm 2001: 4,9%). Trong khi đó công nghiệp tiếp tục phát triển ước tính giá trị sản xuất 14,5%. Năm 2002, riêng khu vực nhà nước tăng 11,7%. Kết cấu hạ tầng không ngừng được hiện đại hoá. Giao thông đứng đầu các ngành nhận ODA nhiều nhất năm 2001 (294 triệu USD). Chất lượng các ngành dịch vụ được nâng cao. Các ngành này đều tăng trưởng khá. Riêng du lịch năm 2002 ước tính có 2.628.200 khách quốc tế tới Việt Nam, tăng gần 13% so với năm 2001. Tốc độ luân chuyển hành khách toàn ngành vận tải tăng 7,3%, luân chuyển hàng hóa tăng 6,2%.
Phần lớn những nội dung chủ yếu cuả CNH - HĐH trong giai đoạn trước mắt Việt Nam đều đạt được. Bên cạnh đó, các chính sách luôn quan tâm đến sự phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ, chú trọng sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường, đồng thời mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Những thành công đó tạo tiền đề cho Việt Nam tiến bộ trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 không phải dễ dàng. Đại hội Đảng IX đã đề ra yêu cầu với CNH - HĐH giai đoạn 2001 - 2010: "Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất văn hoá, tinh thần của nhân dân,tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn nhân lực con người, năng lực KHCN kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng - an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản ".
Yêu cầu đầu tiên của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đối với nguồn nhân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35510.doc