CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ PHÍ BẢO HIỂM 5
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 5
1. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 5
2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 9
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 11
1. Đối tượng bảo hiểm 11
2. Phạm vi bảo hiểm 13
3. Giá trị bảo hiểm 15
4. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 16
5. Giám định và bồi thường tổn thất: 16
6. Hợp đồng bảo hiểm 23
III. PHÍ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 26
1. Vai trò và yêu cầu của việc định phí bảo hiểm 26
2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phí bảo hiểm 27
3. Các chiến lược định phí bảo hiểm 37
4. Phương pháp tính phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới 40
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÍ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PETROLIMEX 45
I. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 45
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 45
2. Tổ chức bộ máy của công ty PJICO 47
3. Kết quả hoạt động kinh doanh 49
II. THỰC TRẠNG VỀ PHÍ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE ÔTÔ TẠI PICO HIỆN NAY 56
1. Nguyên tắc xác định phí của Công ty bảo hiểm PJICO 56
2. Thực trạng phí bảo hiểm vật chất xe ôtô tại PJICO 63
3. Nhận xét biểu phí bảo hiểm vật chất xe ôtô của PJICO 71
4. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại PJICO: 74
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH PHÍ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX . 80
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 80
1. Những thuận lợi: 80
2. Khó khăn 82
II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA PJICO TRONG THỜI GIAN TỚI 85
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 88
1. Đối với nhà nước 89
2. Đối với Công ty PJICO 91
96 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2667 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng không thông dụng như xe kéo rơ moóc, xe chở hàng nặng …do mức độ rủi ro cao nên phí bảo hiểm thường được cộng thêm một tỷ lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản.
Giống như cách tính phí bảo hiểm nói chung, phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại được tính theo công thức sau:
P = f + d
Trong đó: P - Phí thu mỗi đầu xe
d – Phụ phí
f – Phí thuần,
Theo công thức trên, việc xác định phí bảo hiểm phụ thuộc vào các nhân tố sau:
+ Tình hình bồi thường tổn thất của những năm trước đó. Căn cứ vào số liệu thống kê, công ty bảo hiểm sẽ tính toán được phần phí thuần “f” cho mỗi đầu xe như sau:
(Với i = 1,2,…,n)
Trong đó: S i - Số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ i
Ti - Thiệt hại bình quân một vụ tai nạn trong năm thứ i
Ci - Số xe hoạt động thực tế trong năm thứ i.
+ Các chi phí khác, hay còn gọi là phần phụ phí (d), bao gồm các chi phí như : Chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý …Phần phụ phí này thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với phí bồi thường.
- Khu vực giữ xe và để xe: Trong thực tế, không phải công ty bảo hiểm nào cũng quan tâm đến nhân tố này. Tuy nhiên, cũng có một số công ty bảo hiểm tính phí dựa theo khu vực giữ xe và để xe rất chặt chẽ.
- Mục đích sử dụng xe: Đây là nhân tố rất quan trọng khi xác định phí bảo hiểm. Nó giúp công ty bảo hiểm biết được mức độ rủi ro có thể xảy ra. Ví dụ, xe do người về hưu sử dụng cho mục đích đi lại đơn thuần chắc chắn sẽ đóng phí bảo hiểm thấp hơn so với xe do một thương gia sử dụng để đi lại trong một khu vực rộng lớn. Rõ ràng xe lăn bánh trên đường càng nhiều, rủi ro càng lớn.
- Tuổi tác kinh nghiệm lái xe của người yêu cầu bảo hiểm và những người thường xuyên sử dụng chiếc xe được bảo hiểm. Số liệu thống kê cho thấy rằng các lái xe trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn so với các lái xe lớn tuổi. Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường áp dụng giảm phí bảo hiểm cho các lái xe trên 50 hoặc 55 tuổi do kinh nghiệm cho thấy số người này ít gặp tai nạn hơn so với các lái xe ít tuổi. Tuy nhiên, với những lái xe quá lớn tuổi (thường từ 65 tuổi trở lên) thường phải xuất trình giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp để có thể lái xe thì công ty bảo hiểm mới nhận bảo hiểm. Ngoài ra, để khuyến khích hạn chế tai nạn giao thông, các công ty bảo hiểm tự chụi một phần tổn thất xảy ra với xe (hay còn gọi là mức miễn thường). Đối với những lái xe trẻ tuổi mức miễn thường cao hơn so với những lái xe lón tuổi hơn.
- Giảm phí bảo hiểm: Để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn tham gia bảo hiểm tại công ty mình, các công ty bảo hiểm thường áp dụng giảm phí so với mức phí chung theo số lượng xe tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, hầu hết các công ty bảo hiểm còn áp dụng cơ chế giảm giá cho những người tham gia bảo hiểm không có khiếu nại và gia tăng tỷ lệ giảm giá này cho một số năm không có khiếu nại gia tăng. Có thể nói đây là biện pháp phổ biến nhất trong bảo hiểm xe cơ giới.
Đối với những xe hoạt động mang tính chất mùa vụ, tức là chỉ hoạt động một số ngày trong năm, thì chủ xe chỉ phải đóng phí cho những ngày hoạt động đó theo công thức sau:
Phí bảo
hiểm
=
Mức phí
cả năm
x
Số tháng xe đã hoạt động trong năm
12
Biểu phí đặc biệt: Trong những trường hợp đặc biệt khi khách hàng có số lượng xe tham gia bảo hiểm nhiều, để tranh thủ sự ủng hộ, các công ty bảo hiểm có thể áp dụng biểu phí riêng cho khách hàng đó. Việc tính toán biểu phí riêng này cũng tương tự như cách tính phí được đề cập ở trên, chỉ khác là chỉ dựa trên các số liệu về bản thân khách hàng này, cụ thể:
- Số lượng xe của công ty tham gia bảo hiểm;
- Tình hình bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm cho khách hàng ở những năm trước đó;
- Tỷ lệ phụ phí theo quy định của công ty.
Trường hợp mức phí đặc biệt thấp hơn mức phí quy định chung, công ty bảo hiểm sẽ áp dụng theo mức phí đặc biệt. Còn nếu mức phí đặc biệt tính được là cao hơn (hoặc bằng) mức phí chung, tức là tình hình tổn thất của khách hàng cao (hoặc bằng) mức tổn thất bình quân chung, thì công ty bảo hiểm sẽ áp dụng mức phí chung.
Hoàn phí bảo hiểm: Có những trường hợp chủ xe đã đóng phí bảo hiểm cả năm, nhưng trong năm xe không hoạt động một thời gian vì một lý do nào đó, ví dụ ngừng hoạt động để tu sửa xe. Trong trường hợp này thông thường công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm của những tháng ngừng hoạt động đó cho chủ xe. Số phí hoàn lại được tính như sau:
Phí
hoàn lại
=
Phí cả
năm
x
Số tháng không hoạt động
12
x
Tỷ lệ
hoàn lại phí
Tùy theo từng công ty bảo hiểm khác nhau mà quy định tỷ lệ hoàn phí là khác nhau. Nhưng thông thường tỷ lệ này là 80%.
Trong trường hợp chủ xe muốn hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm khi chưa hết thời hạn hợp đồng thì thông thường công ty bảo hiểm cũng hoàn lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại đó theo công thức trên, nhưng với điều kiện là chủ xe cơ giới chưa lần nào được công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÍ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PETROLIMEX
I. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
1.1. Lịch sử hình thành của Công ty
Trước năm 1995, ở Việt Nam chỉ có duy nhất một công ty bảo hiểm hoạt động đó là Bảo Việt. Nhưng sau Nghị định 100/CP thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trở nên sôi động hơn với sự tham gia của nhiều công ty bảo hiểm với nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện, hệ thống đại lý phủ khắp cả nước
Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (viết tắt là PJICO- Petrolimex Joint Stock Insuarance Company) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam.Được thành lập theo Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh Bảo hiểm số 06-TC/GCN ngày 27/5/1995 của Bộ Tài Chính, Giấy phép thành lập số 1873/GP- UB ngày 8/6/1995 của UBND TP. Hà Nội và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 060256 ngày 15/6/1995 của UB Kế hoạch (nay là sở Kế hoạch - Đầu tư) TP Hà Nội.Công ty đi vào hoạt động với tổng số vốn điều lệ 53 tỷ đồng, tổng tài sản là 440 tỷ. Công ty là sự hội tụ của tám cổ đông lớn trong đó có bảy thành viên sáng lập và một thành viên tham gia. Các thành viên đã và đang có những đóng góp rất tích cực vào hoạt động vào công ty.
Bảng 1: Danh sách các cổ đông của Công ty bảo hiểm Petrolimex
STT
Đơn vị
Vốn góp (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Số cổ phiếu
1
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam Petrolimex
28.050
51
14.025
2
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
5.500
10
2.750
3
Công ty TBH Quốc gia Việt Nam (Vinare)
4.400
8
2.200
4
Tổng công ty thép Việt Nam (Vsc)
3.300
6
1.650
5
Công ty vật tư thiết bị toàn bộ (Matexim)
1.650
3
825
6
Công ty điện tử Hà Nội (Hanet)
1.100
2
550
7
Công ty thiết bị an toàn (A-T)
275
0.5
138
8
Thể nhân khác
10.275
19.5
5.362
Tổng cộng
55.000
100
27.500
(Theo Báo cáo tài chính của Công ty PJICO năm 1995 )
PJICO là một công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn thuộc sở hữu cổ đông, có tư cách pháp nhân, tự chủ về mặt tài chính, hạch toán độc lập. Công ty có thời hạn hoạt động là 25 năm kể từ ngày cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Là một công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam.
1.2. Quá trình phát triển
Từ 8 cán bộ nhân viên ban đầu tại Trụ sở Hà Nội, đến 31/12/ 2005 PJICO đã xây dựng được đội ngũ 958 nhân viên trong đó 82% có trình độ đại học và trên 2000 đại lý năng động được đào tạo cơ bản với trình độ chuyên môn tốt làm việc tại Hà Nội và 46 chi nhánh hoạt động tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước, đảm nhận một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Trong năm 2005 Công ty đã thành lập thêm được 7 chi nhánh trên cơ sở nâng cấp từ VPĐD tại Lạng Sơn,Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Ninh, Hà Nam, Tiền Giang, Cà Mau. Tách 3 phòng bảo hiểm khu vực của CN Sài Gòn thành Trung tâm PJICO Sài Gòn. Tuy nhiên do phát triển nhanh về mạng lưới nên không tránh khỏi những bất cập về quản lý, điều hành.
Tại thị trường quốc tế Công ty đã mở rộng và quan hệ với nhiều nhà Tái bảo hiểm quốc tế như Munich Re, Cologne Re, Hartford Re, Hannover Re, LLoy’d tại các nước như Anh, Đức, Pháp, Singapore…
Ngay sau khi thành lập, PJICO nhanh chóng tiếp cận thị trường, hiện nay đang triển khai trên 70 sản phẩm bảo hiểm và chiếm lĩnh thị trường bảo hiểm trên các lĩnh vực như: Giao thông vận tải, xây dựng và lắp đặt công trình, xăng dầu, hàng hoá xuất nhập khẩu và bảo hiểm xe cơ giới. Các nghiệp vụ mà Công ty đang triển khai là:
Bảo hiểm hàng hóa
Bảo hiểm tầu thuyền
Bảo hiểm xe ôtô
Bảo hiểm xe môtô
Bảo hiểm học sinh
Bảo hiểm y tế và tai nạn
Bảo hiểm cháy nổ
Bảo hiểm xây dựng lắp đặt
Bảo hiểm trách nhiệm
Bảo hiểm máy móc
Bảo hiểm tài sản khác
2. Tổ chức bộ máy của công ty PJICO
Là công ty cổ phần Bảo hiểm đầu tiên ra đời tại Việt Nam, PJICO luôn luôn không ngừng lớn mạnh. Với một mô hình doanh nghiệp đang được Nhà nước khuyến khích, ủng hộ, PJICO đã và đang xây dựng được mô hình ảnh, một niềm tin thực sự trong tâm trí khách hàng.
Sau đây là sơ đồ tổ chức của công ty:
Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty cổ phần bảo hiểm PetrolimexVăn phòng BH KV VI
Văn phòng BH KV VII
Phòng tổ chức cán bộ
Văn phòng BH KV V
Phòng Kế toán
Phòng đầu tư tín dụng
Văn phòng BH KV II
Văn phòng BH KV III
Chi nhánh Nghệ An
Phòng BH Hà Tĩnh
Văn phòng BH KV IV
Chi nhánh Quảng Bình
Chi nhánh Huế
Chi nhánh Đà Nẵng
Phòng BH Quảng Nam
Phòng BH Khánh Hòa
Chi nhánh Sài Gòn
Chi nhánh Cần Thơ
Phòng BH Kiên Giang
Phòng BH An Giang
Phòng BH Cà Mau
HỘI ĐÒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng Tổng hợp
Phòng Quản lý nghiệp vụ
Phòng bảo hiểm hàng hải
Phòng tái bảo hiểm
TỔNG ĐẠI LÝ, ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Chi nhánh Quảng Ninh
Phòng tài sản hỏa hoạn
Chi nhánh Hải Phòng
Phòng phi hàng hải
Phòng BH Thanh Hóa
Văn phòng BH KV I
Ban thanh tra pháp chế
Theo mô hình trên, cơ cấu tổ chức bộ máy của PJICO đứng đầu là Hội đồng quản trị sau đó là Tổng giám đốc, hai Phó tổng giám đốc và các phòng ban chức năng để điều hành hoạt động kinh doanh.
- Các bộ phận chủ yếu của công ty:
+ Phòng tổng hợp.
+ Phòng tổ chức cán bộ.
+ Phòng tài chính kế toán.
+ Ban thanh tra pháp chế.
+ Phòng giám định bồi thường.
+ Phòng đầu tư tín dụng và thị trường chứng khoán.
+ Phòng bảo hiểm hàng hải.
+ Phòng bảo hiểm phi hàng hải
+ Phòng Tái bảo hiểm
3. Kết quả hoạt động kinh doanh
3.1. Những đánh giá chung
Công ty PJICO, sau 10 năm thành lập doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Doanh thu và lợi nhuận của PJICO giai đoạn 2000 – 2005
Chỉ tiêu Năm
ĐV
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Doanh thu
Tr.đ
131800
164600
227000
405500
648000
720000
Tốc độ tăng doanh thu
%
11,41
24,09
37,90
78,63
59,82
11,11
Lợi nhuận
Tr.đ
5485
6277
8088
16335
23071
31160
Tốc độ tăng lợi nhuận
%
6,88
14,40
28,90
102,09
41,20
35,06
(Theo báo cáo tài chính của PJICO giai đoạn 2000-2005)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được kết quả kinh doanh của PJICO trong giai đoạn 2000-2005: Sau 5 năm đầu tiên kể từ năm 1995, doanh thu mới đạt 131800 triệu đồng nhưng sau 5 năm tiếp theo con số này đã lên tới 720.000 triệu đồng năm 2005 gấp hơn 4 lần năm 2000. Trong khi đó lợi nhuận tăng gấp 5.7 lần từ 5.485 triệu đồng năm 2000 đã tăng lên 31.160 triệu đồng năm 2005.
Tốc độ tăng tăng doanh thu và lợi nhuận cũng tăng trong giai đoạn này. Doanh thu tăng từ 11.41% năm 2000 lên con số kỉ lục 78,63% năm 2003 và dần ổn định ở mức khá cao năm 2004: 59,82%, giảm ở năm 2005: 32,87%. Trong khi đó tốc độ tăng lợi nhuận là 6,68% năm 2000 lên 102,09% năm 2003 cao nhất từ trước tới nay.
Bên cạnh những kết quả đạt được đó, với nỗ lực không mệt mỏi của lãnh đạo và cán bộ nhân viên của PJICO đã được đền đáp bằng sự phát triển liên tục với doanh thu tăng trưởng hàng năm bình quân trên 50%, vốn tích luỹ dự phòng gấp hơn 10 lần so với vốn góp ban đầu. Công ty đã được Đảng và nhà nước tặng nhiều giải thưởng cao quý:
- Huân chương lao động hạng III năm 2000
- Danh hiệu Sao vàng đất Việt năm 2004
- Danh hiệu Sao đỏ năm 2003
- Thương hiệu mạnh năm 2004
Nhưng vượt lên tất cả đó là sự tín nhiệm của khách hàng trong cả nước. Giờ đây, PJICO đã thực sự trở thành một trong những công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam.
Bảng 3: Vị trí của Công ty PJICO trên thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ Việt Nam năm 2005.
TT
Công ty
Doanh số
(tỷ đồng)
Thị phần
(%)
Tăng trưởng (%)
1
Bảo Việt
2.115
38.1
10
2
Bảo Minh
1.200
21.6
12
3
PVC
745
13.4
41
4
PJICO
720
13.0
20
5
PTI
270
4.9
28
6
Bảo Long
110
2.0
18
7
Viễn Đông(VASS)
100
1.8
233
8
VIA
70
1.3
6
9
UIC
102
1.8
7
10
Allianz
40
0.7
-
11
QBE-BIDV
22
0.4
10
12
VinaSamSung
26
0.5
61
13
Groupama
2
0.04
13
14
B¶o Ng©n
22
0.4
113
Tổng
5.545
100
16.5
(Báo cáo kết quả kinh doanh PJICO-2005)
3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của PJICO
a. Hoạt động khai thác
Với hệ thống đại lý và các văn phòng đại diện ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước như hiện nay, công tác khai thác đang được triển khai, phạm vi ngày càng mở rộng. Chất lượng nhân viên khai thác được nâng lên, trình độ ngày càng chuyên nghiệp. Vì vậy doanh thu phí bảo hiểm của PJICO đang không ngừng tăng lên.
Bảng 4: Doanh thu phí một số nghiệp vụ chính của PJICO
giai đoạn 2000-2005.
Đơn vị:Triệu đồng
Nghiệp vụ
Doanh thu phí
2000
2001
2002
2003
2004
2005
BH hàng hoá vận chuyển
15.230
21.181
28.107
49.150
72.190
86.689
BH xe cơ giới
60.450
75.000
100.271
184.378
277.182
330.228
BH xây dựng và lắp đặt
16.223
19.500
26.255
71.620
63.424
75.630
BH thân tàu và TNDS chủ tàu
22.364
24.751
33.105
62.209
93.814
118.800
Nghiệp vụ khác
17.533
24.168
39.316
38.143
141.390
108.653
Tổng
131.800
154.600
227.000
405.500
648.000
720.000
(Theo báo cáo tài chính của PJICO giai đoạn 2000-2005 & Bản tin số 4 – Năm 2005 của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Tốc độ tăng doanh thu phí của các nghiệp vụ chính giai đoạn 2002-2003 tăng gấp gần 100% so với năm trước, và dần ổn định ở mức khá cao 50% giai đoạn 2003-2004. Tổng doanh thu năm 2000 đạt 131.800 triệu đồng nhưng đến năm 2004 con số này đã tăng lên gấp gần 5 lần đạt 648.000 triệu đồng và đến năm 2005 con số này đạt 720.000 triệu đồng gấp 5.4 lần năm 2000.
Số lượng hợp đồng khai thác mới cũng như số lượng khách hàng tiếp tục tham gia bảo hiểm tại công ty là minh chứng rõ nét nhất vị trí của thương hiệu PJICO trong tâm trí khách hàng. Hiện nay cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc theo nhóm khách hàng của PJICO năm 2005 như sau:
+ Cổ đông xăng dầu đạt doanh số 80 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11% doanh thu bảo hiểm gốc.
+ Khách hàng ngoài cổ đông chiếm tỷ trọng 89% doanh thu.
Cơ cấu doanh thu trên thể hiện cổ đông xăng dầu vẫn là khách hàng quan trong nhất và mạng lại nhiều doanh thu, hiệu quả của PJICO, đồng thời cũng thể hiện PJICO vẫn tiếp tục duy trì khả năng phát triển khu vực khách hàng ngoài cổ đông.
b. Công tác giám định và bồi thường
* Công tác giám định:
Công tác giám định không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty mà hơn thế độ chính xác của hoạt động này sẽ quyết định trực tiếp đến lợi ích của khách hàng tham gia Bảo hiểm. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, PJICO còn tiến hành thuê các giám định viên nước ngoài, có trình độ chuyên nghiệp nhằm nâng cao độ chính xác, rút ngắn thời gian giám định để tiến hành nhanh chóng quyết định bồi thường cho khách hàng. Chi phí cho công tác giám định cũng được đầu tư nhiều hơn nhằm giải quyết chính xác, nhanh chóng tránh để tồn đọng.
* Công tác bồi thường:
Đối với PICO, Công ty luôn cho rằng bồi thường là cơ hội để cho công ty bảo hiểm thực hiện cam kết của mình với khách hàng. PJICO đã giải quyết nhanh chóng kịp thời thoả đáng cho hàng chục nghìn vụ tổn thất với tổng số tiền là hàng trăm tỷ đồng để bù đắp kịp thời các tổn thất, thiệt hại cho khách hàng. Sau gần 10 năm hoạt động PJICO đã bồi thường, trợ giúp cho hàng trăm vụ tổn thất, điển hình như: Đợt bão số 5 Linda tràn vào Nam Trung bộ (1997) gây thiệt hại nghiêm trọng, PJICO đã bồi thường hàng chục tỷ đồng để ổn định cuộc sống người dân. Vụ cháy kho xăng dầu K131 đã bồi thường 21 tỷ đồng. Vụ tổn thất toàn bộ 11000 tấn phân lân của Vegecam công ty đã bồi thường 1.4 triệu USD. Hay hàng loạt các tổn thất cầu, đường, kho, hàng, tàu thuyền …
Theo số liệu thống kê của công ty chi bồi thường thuộc phần trách nhiệm giữ lại của công ty giai đoạn 2000-2005 như sau:
Bảng5: Chi bồi thường của công ty PJICO giai đoạn 2000-2005:
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Chi bồi thường
37.005
49.962
62.911
114.750
147.419
176.400
Tổng chi HĐKDBH
55.491
67.195
97.237
151.335
235.391
338.210
Tỉ trọng (%)
66,68
74,35
64,69
75,82
62,62
52,16
(Nguồn: Phòng giám định và bồi thường – PJICO)
Nếu như năm 2000 thì chi bồi thường tại PJICO là 37.005 tr.đ chiếm 66,68% tổng chi họat động kinh doanh bảo hiểm đến năm 2001 chi bồi thường là 49.962 tr.đ gấp 1.35 lần so với năm 2000 và chiếm 74,35% trong tổng chi hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đây là một tỷ lệ khá lớn nó thể hiện trong năm 2001 số vụ xảy ra tổn thất nhiều và số tiển bồi thường là cao. Đến năm 2002 thì tỷ lệ bồi thường trong tổng chi họat động kinh doanh bảo hiểm là 64,69% giảm so với năm 2001 với chi bồi thường là 62.911 tr.đ tăng 12.949 tr.đ so với năm 2001 tức tốc độ tăng chi bồi thường là 20, 58%. Năm 2003 PJICO được đánh giá là năm có tốc độ phát triển cao tuy nhiên trong năm này tỷ lệ chi bồi thường cũng khá cao 75,82 % trong tổng chi họat động kinh doanh bảo hiểm, số tiền bồi thương của năm này tăng 82,4% từ 62.911 tr.đ năm 2002 lên 114.750 tr.đ năm 2003. Năm 2004 mặc dù tổng chi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm có tăng từ 151.335 tr.đ năm 2003 lên 235.391 tr.đ năm 2004 tức tăng 55,5% nhưng chi bồi thường tăng không nhiều 32.669 tr.đ tăng 28,46%. Do công tác đề phòng hạn chế tổn thất được PJICO triển khai tốt hơn nên trong năm 2005 tỷ trọng chi bồi thường trong tổng chi kinh doanh bảo hiểm ở Công ty đã có giảm từ 62,62% năm 2004 thì đến năm 2005 chỉ còn là 52,16%, số tiền bồi thường năm 2005 về số tuyệt đối là cao hơn so với năm 2004 nhưng nó có tốc độ tăng là 19,65% thấp hơn so với tốc độ tăng về tổng chi kinh doanh bảo hiểm là 43,68%. Mặc dù tình hình bồi thường của PJICO đang có những biến chuyển đáng mừng, nhưng chung chi bồi thường cũng như tỷ trọng bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PJICO là cao so với thị trường.
c. Hoạt động Tái bảo hiểm:
Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ kinh doanh hết sức quan trọng đối với một công ty bảo hiểm,nó đảm bảo cho doanh nghiệp Bảo hiểm hoạt động an toàn .Tính đến nay trung bình hàng năm PJICO nhận trách nhiệm bảo hiểm tổng giá trị tài sản hàng trăm tỷ đồng. Từ khi thành lập đến nay công ty đã chủ động xây dựng phương án tái bảo hiểm trực tiếp với hàng chục công ty tái bảo hiểm lớn trên thế giới như: Munich Re, Swiss Re, Cologne Re, LLoy’d…
Trong năm 2005 hoạt động tái bảo hiểm của PJICO như sau:
Hoạt động nhận tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài:
Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm: : 29.151 tr.đ
Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm : 19.066 tr.đ
Lợi nhuận từ kinh doanh nhận tái bảo hiểm : 10.085 tr.đ
Hoạt động nhượng tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài:
Phí bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm : 178.958 tr.đ
Thu bồi thường từ hoạt động nhượng tái bảo hiểm : 68.885 tr.đ
Chi làm giảm thu từ hoạt động nhượng tái : 110.073 tr.đ
(Nguồn: Bản tin số 4 – 2005 của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Có thể nhận xét rằng họat động kinh doanh tái bảo hiểm của PJICO trong năm 2005 chưa đạt hiệu quả. Kinh doanh nhận tái bảo hiểm đã đem lại 10.085 tr.đ lợi nhuận cho PJICO, nhưng bên cạnh đó số phí tái bảo hiểm của họat động nhượng tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài là lớn hơn so với mức cần thiết làm giảm doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng cũng như đảm bảo sự an toàn quỹ tài chính của công ty, PJICO đã và đang không ngừng nâng cao năng lực của mình trong lĩnh vực tái bảo hiểm để đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được an toàn và hiệu quả hơn.
d. Hoạt động đầu tư
Đầu tư là một hoạt động quan trọng của PJICO, từ ngày mới đi vào hoạt động này đã được công ty chú trọng. Thực hiện tốt hoạt động này sẽ mang lại cho công ty lợi nhuận và có cơ hội giảm phí cho khách hàng, giúp công ty có sức cạnh tranh cũng như uy tín trên thị trường.
Hoạt động đầu tư năm 2005 không có biến động lớn và lãi đầu tư đạt 22 tỷ, đã bù đắp cho phần lỗ 9,5 tỷ cho phần hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên quản lý và tận dụng tối đa tiền nhàn rỗi của công ty đã có quy chế nhưng việc thực hiện thì không nghiêm tại các chi nhánh dẫn đến tình trạng công ty thì thiếu đầu tư, các chi nhánh vẫn còn tình trạng để tiền nhàn rỗi trong tài khoản của các ngân hàng ngoài hệ thống VCB.
II. THỰC TRẠNG VỀ PHÍ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE ÔTÔ TẠI PICO HIỆN NAY
1. Nguyên tắc xác định phí của Công ty bảo hiểm PJICO
Nếu như trong các lĩnh vực kinh doanh khác, giá cả sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh thì trong lĩnh vực bảo hiểm, phí bảo hiểm – giá cả của sản phẩm bảo hiểm được xác định dựa trên những số liệu ước tính về các chi phí có thể phát sinh trong tương lai như chi bồi thường, chi hoa hoa hồng, chi tái bảo hiểm …Do điểm khác biệt trong kinh doanh bảo hiểm so với một số ngành kinh doanh khác, đó là sự đảo ngược trong chu kỳ kinh doanh, DNBH được thu phí bảo hiểm trước hình thành nên doanh thu, việc bồi thường được thực hiện sau vì vậy việc định phí (giá) cho sản phẩm bảo hiểm gặp nhiều khó khăn hơn so với những ngành kinh doanh khác. Bởi trong các khoản chi của DNBH thì khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi bồi thường. Khoản chi này được xác định chủ yếu dựa trên số liệu thống kê quá khứ và ước tính tương lai về tần suất và quy mô tổn thất. Việc sử dụng số liệu thống kê trong quá khứ để xác định giá cả cho sản phẩm bảo hiểm trong tương lại đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ nhằm giúp doanh nghiệp có thể bù đắp các chi phí có thể phát sinh, đôi khi những chi phí dự tính lại có những sai lệch so với thực tế vì vậy việc xác định phí không những phụ thuộc vào số liệu trong quá khứ, vào các phương pháp tính phí mà còn phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng như năng lực của người định phí trong việc dự báo tình hình thị trường và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của mình.
Khi khi tham gia bảo hiểm vật chất xe ôtô tại PJICO, Công ty sẽ nhận một khoản tiền của khách hàng gọi là phí bảo hiểm để có thể phải trả một khoản tiền bồi thường cho người được bảo hiểm khi có dự kiện bảo hiểm xảy ra. Khoản tiền bồi thường hay chi trả của Cồng ty cho mỗi vụ tổn thất thường lớn hơn gấp nhiều lần so với khoản phí khoảng 3 tr.đ mà chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm phải đóng bởi những chiếc xe ôtô tham gia bảo hiểm với GTBH hàng trăm triệu đồng. Vì vậy khi xác định phí cho nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng như các nghiệp vụ khác, PJICO phải tuân theo nguyên tắc số một của bảo hiểm thương mại là “nguyên tắc số đông bù số ít”. Đây là nguyên tắc xuyên suốt không thể thiếu được trong bất kỳ một nghiệp vụ bảo hiểm nào, theo đó hậu quả của rủi ro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có cùng khả năng gặp rủi ro như vậy. Thông qua việc huy động đủ số phí cần thiết để giải quyết chi trả bồi thường cho những tổn thất có thể xảy ra trong cộng đồng những người tham gia, Công ty PJOCO đã thực hiện bù trừ theo quy luật số lớn. Theo nguyên tắc này, càng nhiều người tham gia bảo hiểm thì qũy bảo hiểm tích tụ càng lớn việc chi trả càng dễ dàng, rủi ro được san sẻ cho nhiều người hơn.
Do vậy phí bảo hiểm mà công ty bảo hiểm PJICO đưa ra không chỉ phải đảm bảo cho công ty có thể bồi thường, chi trả cho khách hàng mà còn phải trang trải những chi phí quản lý, cũng như đảm bảo cho công ty có lợi nhuận, duy trì và phát triển công ty trên thị trường bảo hiểm.
PJCO là một DNBH thương mại, do đó các khoản thu chủ yếu là:
- Thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc;
- Thu từ hoạt động nhận tái;
- Thu từ hoạt động nhượng tái;
- Thu từ hoạt động đầu tư.
Nhưng trong đó phí bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm gốc là một khoản thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu của PJICO. Hiện nay doanh thu phí bảo hiểm gốc của công ty đang chiếm khoảng 80% doanh thu của công ty. Do đó việc xác định phí sao cho hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh là một nhiệm vụ lớn của công ty. Hiện nay việc đưa ra các nguyên tắc khi xác định phí của PJICO hiện nay được xây dựng rõ ràng và nhất quán.
Trong nghiệp vụ bảo hiểm vất chất xe cơ giới hiện nay mà PJICO đang triển khai thì phí bảo hiểm mà Công ty đưa ra cũng chịu chi phối bởi nhiều nhân tố, sau đây là những nhân tố mà công ty hiện đang xem xét khi đưa ra mức phí khi bán sản phẩm bảo hiểm:
- Sự can thiệp của nhà nước: Ở nước ta hiện nay, Bộ tài chính quy định về tỷ lệ phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới mà các công ty bảo hiểm hoạt động trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam áp dụng khi xây dựng biểu phí cho công ty mình. Chính vì vậy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số vấn đề về phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolime.DOC