PHẦN I 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 2
I-/ Thực trạng của hệ thống thuế nước ta: 2
1-/ Vai trò của thuế và thực trạng hệ thống thuế nước ta: 2
a-/ Thuế và vai trò của thuế: 2
b-/ Thực trạng của hệ thống thuế nước ta: 2
2-/ Sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam: 4
II-/ Một số nội dung cơ bản của thuế GTGT: 5
1-/ Quá trình ra đời và phát triển của thuế GTGT trên thế giới: 5
2-/ Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế: 6
3-/ Căn cứ tính thuế GTGT: 6
a-/ Giá tính thuế: 6
b-/ Thuế suất: 6
4-/ Hoàn thuế GTGT: 7
PHẦN II 8
MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ HẠCH TOÁN THUẾ GTGT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 8
I-/ Phương pháp tính thuế GTGT: 8
1-/ Phương pháp tính thuế GTGT: 8
2-/ Chứng từ kế toán: 9
II-/ Hạch toán thuế giá trị gia tăng ở các doanh nghiệp: 10
1-/ Tài khoản sử dụng: 10
2-/ Nguyên tắc hạch toán TK 133: 10
3-/ Nguyên tắc hạch toán giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào: 12
4-/ Phương pháp hạch toán: 12
1-/ Tài khoản sử dụng: 16
2-/ Phương pháp xác định thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT phải nộp: 17
3-/ Phương pháp hạch toán: 17
III-/ Một số ý kiến hoàn thiện về phương pháp tính và hạch toán thuế GTGT: 19
1-/ Về đối tượng chịu thuế GTGT: 19
2-/ Về thuế suất thuế GTGT: 19
3-/ Về phương pháp tính thuế GTGT: 20
3-/ Về phương pháp hạch toán thuế GTGT: 21
4-/ Hoàn thuế GTGT: 22
26 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về phương pháp tính và hạch toán thuế giá trị gia tăng ở các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uế doanh thu vẫn còn nhược điểm nổi bật là thuế thu chồng chéo, trùng lắp,... Đến năm 1954, Chính phủ Pháp đã ban hành loại thuế mới với tên gọi là thuế giá trị gia tăng “theo tiếng Pháp là TAXE SUR LA VALEUR AJOUTéE (được viết tắt là T.V.A). Lúc đầu TVA được ban hành để áp dụng trước đối với ngành sản xuất, chủ yếu nhằm hạn chế việc thu thuế chồng chéo qua nhiều khâu trong lĩnh vực công nghiệp, với thuế suất đồng loạt là 20% và chỉ khấu trừ thuế ở khâu trước đối với nguyên liệu, vật liệu. Quá trình thống nhất hoá Châu Âu được thúc đẩy vào những năm 50 đã có tác dụng thuận lợi để TVA được triển khai nhanh chóng ở các nước khác. Đến năm 1966, trong xu hướng cải tiến hệ thống thuế “đơn giản và hiện đại” chung ở Châu Âu, TVA được ban hành chính thức để thay thế một số sắc thuế gián thu.
Khai sinh từ nước Pháp, thuế TGGT đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, trở thành nguồn thu quan trọng của nhiều nước. Đến nay đã có trên 100 nước áp dụng thuế TGGT, chủ yếu là các nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, các nước trong khối Cộng đồng Châu Âu (EC) và một số nước Châu á.
Về tên gọi, có nhiều nơi gọi là thuế trị giá gia tăng như Pháp, Anh, Thuỵ Điển,... Một số nước gọi là thuế hàng hoá và dịch vụ như Canada, Niu-Di-Lân,... ở một số nước Phần Lan, áo, Đức là thuế doanh thu và họ cho rằng đây không phải là sắc thuế mới mà vẫn là thuế doanh thu, chỉ được thay đổi nội dung và biện pháp thu.
2-/ Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế:
Theo Điều 2 của Luật thuế GTGT: hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT.
Theo Điều 3 của Luật thuế: tổ chức, cá nhân sản suất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT. Đối tượng không chịu thuế GTGT gồm 26 loại hàng hoá, dịch vụ được quy định rõ.
3-/ Căn cứ tính thuế GTGT:
Căn cứ tính thuế GTGT là: số lượng hàng hoá, dịch vụ, giá tính thuế đơn vị và thuế suất.
a-/ Giá tính thuế:
Đối với hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hoá nhập khẩu, giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu (giá CIF) cộng với thuế nhập khẩu.
Một số quy định cụ thể:
- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế GTGT là giá bán của hàng hoá tính theo giá bán trả một lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ.
- Đối với hoạt động gia tăng hàng hoá, giá tính thuế GTGT là giá gia công.
- Các trường hợp khác như: hàng hoá mang trao đổi, biếu tặng, sử dụng tiêu dùng nội bộ, giá tính thuế GTGT là giá tính thuế của hàng hoá cùng loại tương đương, với hoạt động cho thuê tài sản giá tính thuế là số tiền thu từng kỳ.
- Giá tính thuế GTGT bao gồm cả khoản phụ thu, phối thu thêm mà cơ sở kinh doanh không được hưởng.
b-/ Thuế suất:
Thuế GTGT có 4 mức thuế suất là 0%, 5%, 10% và 20%. Trong đó:
- Mức thuế 0% đối với hàng xuẩt khẩu.
- Mức thuế suất 5% đối với các mặt hàng thiết yếu, hiện đang chịu thuế doanh thu với thuế suất thấp như: nước, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, thiết bị và dụng cụ y tế, giáo cụ để giảng dạy và học tập, đồ chơi trẻ em, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,...
- Mức thuế suất 20% đối với hàng hoá, dịch vụ chưa khuyến khích tiêu dùng hiện đang chịu thuế doanh thu với mức thuế suất cao như: vàng bạc, đá quý, khách sạn, du lịch, ăn uống, đại lý tàu biển, môi giới,...
- Mức thuế suất 10% đối với hàng hoá, dịch vụ khác.
4-/ Hoàn thuế GTGT:
Các trường hợp được hoàn thuế GTGT:
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, được xét hoàn thuế trong các trường hợp:
ã Có số thuế đầu vào của các tháng trong quý thường xuyên lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh các tháng trong quý hoặc nếu có số kinh doanh.
ã Xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng lần xuất khẩu với số lượng lớn, nếu phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được xét hoàn thuế GTGT theo từng kỳ hoặc tháng.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có đầu tư, mua sắm tài sản cố định, có số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn được hoàn thuế như sau:
ã Đối với cơ sở đầu tư mới đã đăng ký nộp thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Trường hợp số thuế GTGT đầu vào lớn thì được xét hoàn thuế từng quý.
ã Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư đã khấu trừ trong 3 tháng (kể từ tháng phát sinh thuế) mà chưa được khấu trừ hết thì được hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ này.
Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn thuế.
Ngoài ra cơ sở kinh doanh còn được hoàn thuế trong trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu phải hoàn trả lại thuế cho cơ sở kinh doanh.
Phần II
Một số ý kiến hoàn thiện về phương pháp tính và hạch toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp
I-/ Phương pháp tính thuế GTGT:
1-/ Phương pháp tính thuế GTGT:
Từ khái niệm về giá trị gia tăng và TGTGT, các nhà kinh tế đã đưa ra 4 phương pháp cơ bản của việc tính thuế GTGT:
- Phương pháp cộng trực tiếp: theo phương pháp này thì thuế GTGT phải nộp được tính bằng cách lấy thuế suất (t) nhân với giá trị tăng thêm được hiểu là tiền công và lợi nhuận. Cụ thể:
Thuế GTGT phải nộp = t x (tiền công + lợi nhuận)
- Phương pháp cộng gián tiếp: theo phương pháp này thuế GTGT phải nộp được tính căn cứ vào từng thành phần riêng biệt của giá trị tăng thêm.
Thuế GTGT phải nộp t x tiền công + t x lợi nhuận
- Phương pháp trừ trực tiếp: theo phương pháp này thuế GTGT phải nộp được tính dựa trên cơ sở tính trị giá tăng thêm là chênh lệch giữa giá đầu ra và giá đầu vào, cụ thể là:
Thuế GTGT phải nộp = t x (giá đầu ra - giá đầu vào)
- Phương pháp trừ gián tiếp: còn gọi là phương pháp hoá đơn hoặc phương pháp khấu trừ. Theo phương pháp này, thuế GTGT phải nộp được xác định trên cơ sở lấy thuế tính trên giá đầu ra trừ đi thuế tính trên giá đầu vào, cụ thể:
Thuế GTGT phải nộp = (t x giá đầu ra) - (t x giá đầu vào)
Trong 4 phương pháp tính thuế GTGT nói trên thì 3 phương pháp đầu hầu như chỉ tồn tại trên lý thuyết, ít được áp dụng trong thực tế. Riêng phương pháp trừ gián tiếp (hay phương pháp khấu trừ) được áp dụng phổ biến vì việc tính thuế phải nộp dựa vào hoá đơn - bằng chứng của nghiệp vụ kinh doanh - gắn nghĩa vụ nộp thuế với nghiệp vụ kinh doanh của cơ sở cho nên có ưu điểm nổi trội hơn hẳn những phương pháp khác về mặt kỹ thuật và luật pháp. Mặt khác phương pháp tính thuế dựa vào hoá đơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự theo dõi, kiểm tra của cơ quan quản lý, thu thuế và người ta có thể tính được nghĩa vụ nộp thuế một cách kịp thời và tương đối chính xác cho một năm tài chính.
ở nước ta, theo thông tư số 89/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành chi tiết luật thuế giá trị giá tăng thì việc tính thuế giá trị gia tăng phải nộp được áp dụng theo 2 phương pháp: phương pháp trừ gián tiếp (hay phương pháp khấu trừ) và phương pháp trừ trực tiếp.
Theo phương pháp trừ:
Số thu GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Trong đó:
= x
Theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT:
= -
Trong đó:
= -
Việc tính thuế GTGT theo từng phương pháp được áp dụng đối với từng đối tượng cụ thể: phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán, mua bán hàng có hoá đơn, còn phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được áp dụng với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn và các cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc, đá quý.
2-/ Chứng từ kế toán:
Để thực hiện kế toán thuế GTGT các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Dưới đây là một số hoá đơn, chứng từ có liên quan:
Hoá đơn giá trị gia tăng: Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng “Hoá đơn giá trị gia tăng” do Bộ Tài chính phát hành (trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá có thuế GTGT). Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định và ghi rõ: giá bán (chưa thuế), các phụ thu và tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT và tổng giá thanh toán.
Hoá đơn bán hàng: Do Bộ Tài chính phát hành, được sử dụng ở các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và khi lập hoá đơn cơ sở kinh doanh cũng phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định và ghi rõ giá bán, các phụ thu (nếu có) và tổng giá thanh toán.
Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù: Các hoá đơn này muốn được sử dụng phải đăng ký với Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) và chỉ được sử dụng sau khi được chấp thuận bằng văn bản. Loại hoá đơn này cũng phải đảm bảo phản ánh đầy đủ các thông tin quy định của hoá đơn, chứng từ.
Với các chứng từ đặc thù như tem bưu điện, vé máy bay, vé sổ xố,... giá trên vé là giá đã có thuế GTGT.
Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ: Trường hợp này được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trực tiếp cung ứng, dịch vụ, hàng hoá cho người tiêu dùng không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng thì phải lập bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ theo mẫu quy định.
Bảng kê thu mua nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất: Trường hợp này được áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến mua hàng hoá là các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của sản xuất trực tiếp bán ra thì phải lập “Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người sản xuất trực tiếp” theo mẫu quy định.
II-/ Hạch toán thuế giá trị gia tăng ở các doanh nghiệp:
Phần 1: Phương pháp hạch toán thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
A-/ Hạch toán thuế GTGT đầu vào:
1-/ Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.
Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ.
Bên Có: Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.
Số dư Nợ: VAT còn được khấu trừ được hoàn trả nhưng ngân sách chưa hoàn trả.
Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ.
TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.
2-/ Nguyên tắc hạch toán TK 133:
- TK 133 chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
- Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào TK 133. Cuối kỳ kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ % giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng hoá bán ra trong kỳ. Nếu số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn của hàng hoá bán ra kỳ kế toán sau.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoặc dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi mà được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán vào TK 133. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào.
- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng hoá đơn, chứng từ đặc biệt ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định giá không có thuế từ đó xác định thuế GTGT đầu vào.
Công thức:
=
= x
- Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến nguyên vật liệu là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn, căn cứ vào bảng kê thu mua hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản tính ra số thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ % tính trên giá trị hàng hoá mua vào theo quy định trong chế độ thuế GTGT.
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó.
Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ thuế sau hoặc xét hoàn thuế theo chế độ quy định.
3-/ Nguyên tắc hạch toán giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào:
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá trị vật tư hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là giá mua thực tế không có thuế GTGT đầu vào.
4-/ Phương pháp hạch toán:
- Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuế kho bãi,... từ nơi mua về đến doanh nghiệp ghi:
Nợ TK 152,153,156 (611) : Giá trị thực tế NVL, công cụ, hàng hoá mua vào.
Nợ TK 211 : Nguyên giá tài sản cố định.
Nợ TK 133 : Thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Có TK 111,112,311... Tổng giá thanh toán.
- Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động phúc lợi,... được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác.
Giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ là ồ số tiền thanh toán:
Nợ TK 152,153,156 (611) : Giá trị thực tế, công cụ, hàng hoá + TVA đầu vào.
Nợ TK 211 : Nguyên giá + TVA đầu vào.
Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán.
- Khi mua hàng hoá giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) cho khách hàng không qua nhập kho, ghi:
Nợ TK 632 : Giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào.
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán.
- Khi nhập khẩu hàng hoá, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, thiết bị nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí thu mua vận chuyển, ghi:
Nợ TK 152,156,211
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu.
Có TK 111,112,331...
- Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu:
+ Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 3331 (TK 33312) : Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
+ Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi,... được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị hàng hoá mua vào, ghi:
Nợ TK 152,156,211 : Giá mua cả thuế nhập khẩu, VAT
Có TK 111,112,331 : Giá mua ngoài thuế.
Có TK 3333 : Thuế xuất, nhập khẩu.
Có TK 3331 (TK 33312) : Thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
Khi nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 (TK 33312) : Thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Có TK 111,112
- Khi mua vật tư hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác thì giá trị vật tư hàng hoá, dịch vụ mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người trả (giá cả thuế) và chi phí thu mua, vận chuyển:
Nợ TK 152,153,211 : Giá bao gồm cả thuế GTGT
Có TK 111,112,331...
- Đối với vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách riêng được, ghi:
Nợ TK 152,153,156,211 : Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 111,112,331...
Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỉ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu trong kỳ và ghi:
+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ:
ã Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
ã Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ sau, ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn của hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Có TK 142 - Chi phí trả trước.
- Khi xuất hàng hoá dùng để khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo không tính thuế GTGT đầu ra thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này tương ứng với giá trị hàng hoá khuyến mại, quảng cáo tính trong khoản chi phí khác tương ứng với tỷ lệ % so với tổng chi phí hợp lý tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp quy định đối với doanh nghiệp. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng hoá khuyến mại, quảng cáo vượt tỉ lệ % so với tổng số chi phí hợp lý tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (chi tiết khuyến mại, quảng cáo)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
- Cơ sở sản xuất sắt, thép thuộc đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế khi thu gom sắt, thép phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất sắt, thép, được khấu trừ 5% trên giá trị sắt, thép phế liệu mua vào. Căn cứ vào hoá đơn, chứng từ, bảng kê mua sắt thép, phế liệu, kế toán tính:
= x 5%
= -
và phản ánh:
Nợ TK 152 : Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133 : Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán.
Đối với doanh nghiệp có tổ chức đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ thu mua sắt, thép phế liệu để cung ứng cho đơn vị sản xuất thuộc doanh nghiệp theo giá chỉ định của doanh nghiệp thì đơn vị thu mua được khấu trừ 5% trên giá trị sắt thép phế liệu mua vào. ở đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ thu mua sắt thép phế liệu, căn cứ vào chứng từ, hoá đơn mua sắt thép phế liệu để tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, giá mua chưa có thuế GTGT và kế toán như trên.
Đơn vị trực thuộc khi bán sắt, thép phế liệu cho cơ sở sản xuất, bên bán phải viết hoá đơn GTGT và kế toán doanh thu bán sắt, thép phế liẹu theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111,112,136 : Tổng giá thanh toán
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (giá bán chưa có thuế GTGT).
- Các tổ chức, các doanh nghiệp thương mại mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất bán được khấu trừ 3% tính trên giá hàng hoá mua vào theo chế độ quy định. Kế toán căn cứ vào hoá đơn mua vào tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 3% trên giá thanh toán, tính giá mua chưa có thuế GTGT (cách tính đối với cơ sở mua sắt thép phế liệu), ghi:
Nợ TK 156,157,632 : Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán
- Trường hợp cơ sở sản xuất chế biến mua nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất bán ra không có hoá đơn để phục vụ chế biến sẽ được khấu trừ thuế đầu vào 3% hoặc 5% quy định tính trên giá trị hàng hoá mua vào. Kế toán căn cứ vào bảng kê mua hàng, (cách tính như đối với cơ sở sản xuất mua sắt, thép phế liệu,...) tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, tính giá mua chưa có thuế và hạch toán:
Nợ TK 152,621 : Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán.
- Khi mua hàng phải trả lại (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ), căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 152,153,156,211 : Giá mua chưa có thuế GTGT.
- Khi mua TSCĐ có hoá đơn GTGT dung chung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh chụi thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào được phản ánh vào TK 133. Cuối kỳ kế toán và xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở tỷ lệ doanh thu chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh thu không chịu thuế so với tổng doanh thu trong kỳ. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào các chi phí có liên quan sử dụng tài sản cố định, ghi:
+ Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ lớn, ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Khi phân bổ số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào chi phí, ghi:
Nợ TK 627,641,642...
Có TK 142 - Chi phí trả trước
+ Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nhỏ, ghi:
Nợ TK 627,641,642,...
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Khi phát sinh các khoản chi trợ cấp thôi việc cho người lao động, các khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, chi đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, chi bảo vệ môi trường, chi cho lao động nữ,... ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111,112,331,...
b-/ Hạch toán thuế GTGT đầu ra:
1-/ Tài khoản sử dụng:
TK 3331: Thuế GTGT phải nộp:
TK này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
- Bên Nợ phản ánh: Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp.
Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách Nhà nước.
Số thuế, giá trị GT của hàng bán bị trả lại.
- Bên Có p hản ánh: Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ. Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ. Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính bất thường. Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu.
- Số dư bên Có: VAT còn phải nộp cuối kỳ.
- Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách Nhà nước.
TK 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
TK 33311 : Thuế GTGT đầu ra.
Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ.
TK 33312 : Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.
TK 3331 áp dụng cho cả các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.
2-/ Phương pháp xác định thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT phải nộp:
* Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
= -
= x
3-/ Phương pháp hạch toán:
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra.
Có TK 511,512 : Giá chưa có thuế GTGT
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán:
Nợ TK 111,112,133 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 511,512 : Tổng giá thanh toán.
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu của từng năm là tổng số tiền cho thuê chia cho số năm thuê tài sản. Khi nhận trước, kế toán phản ánh doanh thu nhận trước là giá chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 111,112 : Tổng số tiền nhận trước.
Có TK 3387 : Doanh thu trước chưa có thuế GTGT.
Có TK 3331 : Thuế GTGT.
Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu kỳ kế toán:
Doanh thu của kỳ kế toán
Sang kỳ kế toán sau, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán:
Số doanh thu của kỳ kế toán sau
Số tiền phải trả cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê tài sản không được thực hiện, ghi:
Nợ TK 3387 : Giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 531 : Trường hợp đã ghi doanh thu trong kỳ theo giá chưa thu.
Nợ TK 3331 : Số tiền trả lại cho người đi thuê về thuế GTGT của hoạt động thuê tài sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5959.doc