MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu . .1
Chương I: Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt .2
I. Lưu thông tiền tệ .2
1. Khái niệm lưu thông tiền tệ .2
2. Các hình thức lưu thông tiền tệ 2
II. Thanh toán không dùng tiền mặt .3
1. Nguồn gốc thanh toán không dùng tiền mặt .3
2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt .4
3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt .5
3.1. Thanh toán bằng séc .5
3.2. Thanh toán bằng UNC 7
3.3. Thanh toán bằng UNT .8
3.4. Thanh toán bằng thư tín dụng .8
3.5. Thanh toán bằng thẻ 9
4. Các phương thức thanh toán .14
III. Những quy định chung trong thanh toán không dùng tiền mặt .16
1. Quy định chung .16
2. Quy định đối với ngân hàng .16
3. Quy định đối với khách hàng .16
Chương II: Vài nét về thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. .17
I. Thực trạng .17
1. Thanh toán bằng séc .19
2. Thanh toán bằng UNC 22
3. Thanh toán bằng UNT 22
4. Thanh toán bằng thư tín dụng 22
5. Thanh toán bằng thẻ .23
II. Thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển .25
1. Thuận lợi .25
2. Khó khăn .25
3. Hướng phát triển .30
Kết luận .32
34 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4419 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại lý (ngân hàng đại lý). Các ngân hàng này không tham gia toàn bộ vào quá trình phát hành thẻ mà chủ yếu có nhiệm vụ phân phát các tờ rơi tại hệ thống chi nhánh của mình và nhận những đơn xin phát hành thẻ của khách hàng và trong một số trường hợp tham gia vào quá trình thẩm định khả năng tài chính của khách hàng dựa trên kinh nghiệm và mối quan hệ sẵn có. Ngân hàng phát hành là tổ chức thực hiện các công việc còn lại như quyết định hạn mức tín dụng cho khách hàng, ký kết hợp đồng và in thẻ
Để phục vụ việc phát hành thẻ, các ngân hàng phải đầu tư lơn vào trang thiết bị bởi công tác phát hành đòi hỏi những công nghệ hiện đại. Trong đó ngân hàng phát hành phải trang bị hệ thống in thẻ, hệ thống quản lý và cập nhật dữ liệu liên quan đến chủ thẻ và tình hình chi tiêu của chủ thẻ…Chính vì vậy thông thường, để trở thành ngân hàng phát hành thẻ, ngoài uy tín, những ngân hàng và tổ chức tín dụng nói chung phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định về khả năng tài chính, đầu tư công nghệ và chất xám.
_ Chủ thẻ:
Chủ thẻ là những cá nhân hoặc người được ủy quyền (nếu là thẻ do công ty ủy quyền sử dụng) được ngân hàng phát hành thẻ có tên in nổi trên thẻ và sử dụng thẻ theo điều khoản trong hợp đồng đã ký kết với ngân hàng phát hành
Theo thông lệ, mỗi chủ thẻ chính thường có thể phát hành thêm một thẻ phụ. Như vậy, phát sinh hai khái niệm thẻ chính và thẻ phụ. Tuy nhiên chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ cùng chi tiêu một tài khoản. Chủ thẻ phụ cũng có trách nhiệm thanh toán các khoản phát sinh trong kỳ nhưng chủ thẻ chính là người có trách nhiệm thanh toán cuối cùng đối với ngân hàng
Chủ thẻ sử dụng thẻ của mình để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, ứng tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt tại hệ thống ngân hàng hoặc sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch tại may rút tiền tự động ATM. Trong trường hợp thẻ tín dụng, sau một khoảng thời gian nhất định tùy theo quy định của từng ngân hàng phát hành, chủ thẻ sẽ nhận được sao kê(statement) là bản thông báo số tiền mà chủ thẻ phải thanh toán với ngân hàng và thời điểm thanh toán cũng như số tiền thanh toán tối thiểu bắt buộc. Nếu là thẻ ghi nợ, ngân hàng sẽ tự động trích nợ tài khoản của chủ thẻ theo giá trị giao dịch được thực hiện bằng thẻ.
_ Ngân hàng thanh toán:
Ngân hàng thanh toán là ngân hàng chấp nhận các loại thẻ như một phương tiện thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn. Trong hợp đồng chấp nhận thẻ ký kết với các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, ngân hàng thanh toán thẻ cam kết:
+ Chấp nhận các đơn vị này vào hệ thống thanh toán thẻ của ngân hàng.
+ Cung cấp các thiết bị đọc thẻ tự động cho các đơn vị này kèm theo những hướng dẫn sử dụng hoặc chương trình đào tạo nhân viên cách thức vận hành cùng với dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng đi kèm trong suốt thời gian hoạt động
+ Quản lý và xử lý những giao dịch có sử dụng thẻ trong những đơn vị này.
Thông thường, ngân hàng thanh toán thu từ các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với họ một mức phí chiết khấu (discount rate) cho việc xử lý các giao dịch có sử dụng thẻ tại đây. Mức phí này cao hay thấp phụ thuộc vào từng ngân hàng và vào mối quan hệ chiến lược đối với các đơn vị khác nhau.
Trên thực tế, rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành vừa là ngân hàng thanh toán thẻ.
_ Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT):
Các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ như một phương tiện thanh toán được gọi là đơn vị chấp nhận thẻ(ĐVCNT). Các ngành kinh doanh của các ĐVCNT trải rộng từ những cửa hiệu bán lẻ, những nhà hàng ăn uống, đến khách sạn, sân bay…Tại nhiều nước trên thế giới, khi thẻ ngân hàng đã trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng, chúng ta có thể nhìn thấy những biểu trưng của thẻ thường tại các cửa hàng. Ở Việt Nam, các ĐVCNT tập trung chủ yếu tại các ngành hàng, dịch vụ có thu hút nhiều khách nước ngoài như những cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ, lưu niệm tại các trung tâm thương mại, những nhà hàng, khách sạn lớn, các đại lý bán vé máy bay…
Để trở thành ĐVCNT đối với một loại thẻ ngân hàng nào đó, nhất thiết là đơn vị này phải có tình hình tài chính tốt và có năng lực kinh doanh. Cũng như việc ngân hàng phát hành thẩm định khách hàng trước khi phát hành thẻ cho họ, các ngân hàng thanh toán cũng sẽ chỉ quyết định ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với những đơn vị kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hút nhiều giao dịch sử dụng thẻ.
Mặc dù phải trả cho ngân hàng thanh toán một tỷ lệ phí chiết khấu theo số tiền trong mỗi giao dịch, các ĐVCNT vẫn có được lợi thế cạnh tranh bởi việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ ngân hàng sẽ giúp các đơn vị này thu hút được một lượng khách hàng lớn, nâng cao số lượng các giao dịch thực hiện, giảm chi phí quản lý tiền mặt, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh.
4. Các phương thức thanh toán
4.1. Phương thức thanh toán liên chi nhánh ngân hàng
Thanh toán giữa hai khách hàng có tài khoản tại hai đơn vị ngân hàng/chi nhánh ngân hàng thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố, hoặc
Thanh toán giữa hai khách hàng có tài khoản tại hai đơn vị ngân hàng/chi nhánh ngân hàng thuộc cùng hệ thống ngân hàng thương mại
4.2. Phương thức thanh toán liên ngân hàng
Thanh toán giữa hai khách hàng có tài khoản tại hai đơn vị ngân hàng/chi nhánh ngân hàng khác địa bàn, khác hệ thống ngân hàng thương mại.
Thanh toán liên ngân hàng là hoạt động thuờng xuyên giữa các ngân hàng thành viên trong nghiệp vụ chuyển tiền giữa các ngân hàng tại các địa phương khác nhau.CITAB : Áp dụng cho các thành viên đã tham gia điện tử ngân hàng, thông thường chỉ có các thành phố lớn, TpHCM, Cần Thơ,Hải phòng, Đà Nẳng, Hà nội
VCB:Thanh toán thông qua tất cả các loại tiền có mở tài khoản tại VCB, chỉ thực hiện lệnh chuyển tiền có
Hệ thống thanh toán bù trừ áp dụng cho các ngan hàng có mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước nơi trú đóng
Việc áp dụng tùy thuộc vào mỗi địa bàn khác nhau. Ví dụ, nếu các tỉnh thành mà không có CN mở tại địa phương, thì các ngân hàng thường thông qua NHNN tại tpHCM và Tỉnh đó để truyền lệnh, thông qua NHNN nơi muốn nhận và đi
Tùy thuộc vào phí chuyển tiền mà sử dụng CITAD hay VCB
4.3. Phương thức thanh toán bù trừ trực tiếp
Thanh toán bù trừ là một phương thức thanh toán trong ngoại thương, trong đó tiền hàng không được thanh toán trực tiếp và ngay giữa người bán và người mua mà được ghi vào một tài khoản được gọi là tài khoản Clearing, đến cuối kỳ tiến hành bù trừ giữa tài khoản của hai bên. Cụ thể là, tài khoản Clearing được chia làm hai bên, bên Nợ và bên Có, thường là trong một năm xuất hiện nhiều thương vụ giữa bên A và bên B, khi bên A mua của bên B một lô hàng thì trị giá hàng sẽ được ghi vào bên Có của tài khoản bên A và Nợ vào tài khoản bên B, còn nếu bên B mua của bên A một lô hàng thì trị giá sẽ được ghi vào bên Có của tài khoản B và ghi vào bên Nợ của tài khoản A. Đến cuối năm sẽ tiến hành bù trừ giữa bên Có và Nợ của hai tài khoản, và theo nguyên tắc số liệu cuối cùng ở hai tài khoản phải trùng khớp nhau. Khi đó nếu tài khoản A có số dư bên Có, tức là tài khoản B sẽ có số dư bên Nợ, và số dư đó chính là số tiền mà bên B phải thanh toán cho bên A. Ngược lại, nếu tài khoản B có số dư bên Có, tức là tài khoản A có số dư bên Nợ, lúc đó số dư đó chính là khoản tiền mà bên A phải trả cho bên B.
Tiền tệ được sử dụng trong thanh toán bù trừ là đồng tiền clearing tức là đồng tiền không được chuyển đổi ra bất kỳ đồng tiền nào khác, không được chuyển khoản sang các tài khoản khác, bên nào dư nợ sẽ phải trả bằng ngoại tệ tự do hoặc chuyển sang tài khoản vay nợ năm sau hoặc trả nợ bằng hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của nước chủ nợ. Tùy theo sự thỏa thuận của hai bên, tiền tệ clearing có thể được lựa chọn là tiền tệ của một trong hai nước của hai bên hoặc tiền tệ của nước thứ ba. Với phương thức thanh toán này có thể qui định cả hai bên phải mở tài khoản hoặc chỉ cần một bên mở tài khoản.
Thực chất phương thức thanh toán bù trừ được sử dụng nhiều trong Hiệp định mua bán hàng hóa dịch vụ giữa chính phủ hai quốc gia, hoặc giữa hai thương nhân có quan hệ buôn bán thân thiết và hàng năm trao đổi với nhau nhiều loại hàng hóa. Để đơn giản thủ tục thanh toán hai bên sử dụng phương thức thanh toán bù trừ, ví dụ như Hiệp định thương mại và thanh toán clearing Việt Nam và Campuchia những năm 1960 qui định mở tài khoản bằng đồng Bảng Anh, Hiệp định Việt Nam ký với Ấn Độ bằng đồng Rupi Ấn Độ, với Ai Cập bằng đồng Bảng Ai Cập...Với những loại hiệp định như thế này, nước nào mở tài khoản nước đó sẽ có lợi, bởi vì nước không mở tài khoản muốn nhập hàng trước thì phải có số dư Có trên tài khoản nếu không phải xuất hàng trước rồi sau đó mới được phép nhập hàng. Ngược lại, nước mở tài khoản không có số dư Có trên tài khoản vẫn được quyền nhập khẩu. Để giải quyết sự không công bằng này, hiệp định kí kết giữa hai nước phải quy định tín dụng thấu chi cho nước không mở tài khoản clearing. Hiện nay với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, đặc biệt việc sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C đã trở thành tập quán, thì phương thức thanh toán bù trừ rất ít được sử dụng.
4.4. Phương thức thanh toán qua ngân hàng Nhà nước
NHNN thực hiện chủ trì thanh toán cho toàn bộ hệ thông NHTM
NHTW là cơ quan quản lý Nhà nước về các lĩnh vực tiền tệ-tín dụng-thanh toán-ngoại hối và ngân hàng nhằm mục đích điều hòa lưu thông tiền tệ và lưu thông hàng hóa được nhanh chóng chính xác và thông suốt.
III. NHỮNG QUY ĐỊNH MANG TÍNH NGUYÊN TẮC TRONG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
Thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ trung gian của ngân hàng, nghiệp vụ này có liên quan chặt chẽ đến quan hệ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của tất cả các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế. Để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt diễn ra thuận lợi, an toàn, bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia, cần phải thống nhất công tác tổ chức và có những quy định cụ thể. Ngân hàng Nhà nước đã có những quy định như sau:
1. Quy định chung:
Các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đoàn thể cá nhân được quyền lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.
Việc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, kho bạc nhà nước thì thực hiện qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam. Trường hợp ghi bằng ngoại tệ phải thực hiện theo quy chế quản lý ngoại hối của chính phủ Việt Nam ban hành.
2. Quy định đối với ngân hàng
Thực hiện ủy thác thanh toán của chủ tài khoản, bảo đảm chính xác, an toàn, thuận tiện. Các ngân hàng và kho bạc có trách nhiệm chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản.
Kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản trước khi thực hiện thanh toán và được ủy quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủ tiền, đồng thời không chịu trách nhiệm về những nội dung liên đới của bên khách hàng.
Nếu thiếu sót trong quá trình thanh toán, gây thiệt hại cho khách hàng thì ngân hàng và kho bạc phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ thiệt hại mà có thể bị xử lý theo pháp luật.
Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng được thu phí theo quy định của ngân hàng nhà nước.
Quy định đối với khách hàng
Để đảm bảo thực hiện thanh toán đầy đủ kịp thời, các chủ tài khoản phải có đủ tiền trên tài khoản, mọi trường hợp thanh toán quá số dư là phạm pháp và phải xử lý theo quy định của pháp luật
Chủ tài khoản phải lập chứng từ theo mẫu sẵn do ngân hàng ấn hành và các chứng từ phải đầy đủ các yếu tố quy định về mẫu, chữ ký đăng ký tại ngân hàng.
CHƯƠNG II:
VÀI NÉT VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM
THỰC TRẠNG
Cơ sở pháp lý của hệ thống các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam
Để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng hoàn thiện hơn, Chính phủ và ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngừng nghiên cứu và đưa ra các văn bản có tính pháp lý, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phát huy tác dụng. Hệ thống các văn bản pháp quy đó bao gồm:
_ Luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997, trong đó có đề cập đến vấn đề thanh toán qua ngân hàng.
_ Quyết định 371/QD-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 19/10/1999 về quy chế phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng.
_ Nghị định 64/2001/ND-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
_ Quyết định 226/2002/QD-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 26/03/2002 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức dịch vụ thanh toán
_ Quyết định 235/2002/QD-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 01/04/2002 về chấm dứt phát hành ngân phiếu thanh toán.
_ Quyết định 1092/2002/QD-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 08/10/2002 quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
_ Nghị định 159/2003/ND-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/12/2003 về cung ứng và sử dụng séc có hiệu lực thi hành ngày 01/04/2004.
Đã có một thời, việc kiểm soát tiền mặt tồn quỹ được thực hiện ráo riết, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt(qua ngân hàng) tăng cao, thanh toán bằng tiền mặt giảm mạnh. Nhưng biện pháp hành chính đó không phù hợp với cơ chế thị trường. Đến nay, nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 30% tổng doanh số thanh toán trong nền kinh tế. Nhiều nghìn tỷ đồng tiền mặt trong từng cá nhân, gia đình, quỹ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để thanh toán trực tiếp khi mua hàng hóa, kể cả mua bất động sản trị giá hàng tỷ đồng. Sử dụng tiền mặt phổ biến trong thanh toán vừa gây quá nhiều lãng phí, vừa là kẽ hở lớn cho nạn tham nhũng, buôn lậu, trốn thế luồn lách, lẩn trốn sự kiểm soát của Nhà nước và xã hội.
Trong thời kỳ tập trung bao cấp, Nhà nước ta cũng rất quan tâm đề ra những chủ trương lớn về việc sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơ chế mệnh lệnh hành chính quan liêu cùng với hệ thống ngân hàng một cấp, mở rộng thanh toán chuyển khoản chỉ phát huy hiệu lực trong bộ phận kinh tế Nhà nước. Lợi ích chính đáng và hợp pháp của chủ thể thanh toán không được tôn trọng đúng mức chính là lý do làm cho những chủ trương nói trên kém thực thi, thậm chí còn bị biến dạng trở thành phương tiện thể hiện quyền lực nhằm mục đích gây sách nhiễu, phiền hà. Trước năm 1985, thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 80%, nhưng trong cuộc lạm phát phi mã 1985-1988, thanh toán không dùng tiền mặt sút giảm ghê gớm vì tiền khan hiếm đến mức các ngân hàng quốc doanh khi đó, với thế độc quyền, đã khất chi tiền mặt. Một cái séc chuyển khoản nộp vào ngân hàng phải 15 ngày sau mới tính ra bằng tiền mặt được.
Thực tế trên đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay, nhất là khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường. Mọi việc lại trở nên “quá đà” khi xã hội không chấp nhận rộng rãi các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Hệ thống thanh toán thông qua định chế tài chính-ngân hàng mặc dù có bước phát triển vượt bậc so với trước đây, nhưng nhìn chung còn nhiều bất cập trong xu thế hội nhập quốc tế, chưa đi vào cuộc sống, thậm chí còn rất xa lạ với đại đa số dân cư.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, mức độ thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam là rất phổ biến. Khảo sát thực trạng thanh toán năm 2003 tại 750 doanh nghiệp Việt Nam ở 3 miền Bắc, Trung, Nam cho thấy: các doanh nghiệp tư nhân (có trên 500 công nhân trở lên) tiến hành 63 % các giao dịch qua hệ thống ngân hàng. Những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân, 47% các giao dịch được thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành 80% các giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng.
Hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân đều trả lương cho người lao động bằng tiền mặt. Trong các hộ kinh doanh, có đến 86,2% số hộ vẫn chi trả hàng hóa bằng tiền mặt; 75% số hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt; 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt…
Tuy nhiên, một số năm trở lại đây, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán xã hội đang có xu hướng giảm dần qua từng năm. Năm 1997 là 32,2%; năm 2001 là 23,7%; năm 2004 là 20,3%; năm 2005 là 19% và đến tháng 3-2006 là 18,5%.
Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy), hệ thống thanh toán xã hội của Việt Nam chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động. Đến nay, các giao dịch thanh toán sử dụng chứng từ điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn trong các hoạt động giao dịch thanh toán. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần xuống còn vài phút, vài giây, hoặc tức thời.
Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống ngân hàng thương mại hiện đang phát triển. Số lượng tài khoản cá nhân trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cuối năm 2004 tăng gần 10 lần so với năm 2000 (từ 135.000 tài khoản lên tới 1.297.000 tài khoản). Năm 2005 đã tăng lên 5 triệu tài khoản với số dư khoảng 20.000 tỷ đồng. Số tài khoản tăng trung bình khoảng 150%; số dư tài khoản tăng trung bình 120% mỗi năm.
Máy giao dịch tự động (ATM), các thiết bị POS và mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ ngân hàng đã có những phát triển đáng kể về số lượng. Đến tháng 6-2006, số máy ATM là 2,154 máy; số lượng đơn vị chấp nhận thẻ khoảng 12.000 (so với 8.789 đơn vị chấp nhận thẻ năm 2003). Về đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giới hạn ở các ngân hàng, Kho bạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác không phải ngân hàng. Thị trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn, không chỉ giữa các ngân hàng mà còn giữa ngân hàng và các tổ chức làm dịch vụ thanh toán
Thực trạng xã hội nước ta vẫn là : "một quốc gia sử dụng quá nhiều tiền mặt " như nhận xét của nhiều khách nước ngoài. Thực trạng đó theo Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng :"...làm cho việc điều hòa lưu thông tiền tệ và quản lý kho quỹ rất khó khăn, phân tán, tốn kém, ảnh hưởng rất lớn đến việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và cấu trúc lại hệ thống..."
1. Thanh toán bằng Séc :
Ngày 9/5/1996, chính phủ đã ban hành nghị định 30 về phát hành và sử dụng séc. Ngày 27/12/1996 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư 07 hướng dẫn việc thi hành nghị định trên của chính phủ. Những văn bản pháp quy về phát hành và sử dụng séc có hiệu lực hơn 5 năm nay. Nhưng, séc vẫn chưa đi vào cuộc sống. Như vậy, những văn bản pháp quy trên, nhất thông tư 07 của ngân hàng Nhà nước có những điểm chưa phù hợp, nên séc chưa đi vào cuộc sống. Ta có thể thấy rõ điều này qua các con số thống kê về thanh toán không dùng tiền mặt TP.HCM.
TP.HCM là một thành phố lớn có tốc độ phát triển và thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Nhưng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng phát triển rất ì ạch.
Thanh toán bằng séc thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán. Nhưng, ra đời đã lâu mà séc vẫn chưa phát triển được như mong đợi ở Việt Nam. Thanh toán bằng séc đã ra đời từ lâu ở nước ta nhưng đến nay loại hình thanh toán này vẫn chưa phát triển như mong đợi. Ở các ngân hàng thương mại, hình thức thanh toán bằng séc chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 2%) trong tổng thanh toán phi tiền mặt; trong đó chủ yếu là thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau, còn thanh toán giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa cá nhân với cá nhân rất ít.
đây là một ví dụ, dẫn chứng thực tế :
vừa qua, các doang nghiệp (DN) lắp ráp xe gắn máy hai bánh đã mua linh kiện của các DN sản xuất trong nước, thực hiện nội địa hóa, với số tiền hơn tỷ đồng, thanh toán một lần bằng tiền mặt trốn thuế. Xảy ra hiện tượng này một phần là do dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng (NH) chưa phát triển, Chính phủ chưa ban hành cơ chế ; phạm vi và số tiền tối đa được thanh toán bằng tiền mặt.
_Mặc dù có nhiều công cụ thanh toán hiện đại xuất hiện, nhưng séc vẫn là một công cụ thanh toán phổ biến trên thế giới. Phần lớn ở các nước đều có Luật séc riêng, hoặc séc sẽ được quy định trong luật Thương Mại, hoặc nếu không sẽ sử dụng ngay Luật Thống nhất về séc, nên kho sử dụng séc được đảm bảo. Còn ở Việt Nam chưa có Luật séc, trong luật Thương Mại cũng không quy mà mới chỉ được ban hành dưới dạng Nghị định của Chính phủ. Song thực tế Nghị định này và Thông tư hướng dẫn của NHNN để thực hiện Nghị định về séc còn nhiều điểm chưa phù hợp, do vậy tính khả thi không cao, tính pháp lý chưa đảm bảo vững chắc, quyền lợi va nghĩa vụ của những người tham gia sử sụng séc không rõ ràng.
NGUYÊN NHÂN :
Một là, vấn đề mở tài khoản :
Trong thông tư của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định 30 về phát hành và sử dụng séc chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và văn bản pháp quy của Ngân hàng nhà nước. Trong thông tư 07 dùng ngôn từ “tài khoản thanh toán” trong khi đó hệ thống kế toán của ngân hàng thương mại do Ngân hàng nhà nước ban hành chỉ có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. Trên thế giới, doanh nghiệp, cá nhân cùng một lúc mở hai tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và chỉ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mới có quyền rút tiền mặt hoặc thanh toán không dùng tiền mặt.
- Hai là, hình thức tờ Séc do ngân hàng nhà nước thiết kế không phù hợp với thực tế.
Theo mẫu Séc kèm theo thông tư 07 của ngân hàng nhà nước, người phát hành Séc ngoài việc ghi họ tên người thụ hưởng còn phải ghi số ngày cấp và cấp CMND ; số hiệu tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và địa chỉ người thụ hưởng. Điều này thực tế rất khó thực hiện. Người phát hành séc và người thụ hưởng cùng thành phố, phải gặp nhau mới thực hiện được nội dung tờ séc này yêu cầu.
Nội dung trên là không cần thiết mà nên dành cho chi nhánh ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước tiếp nhận tờ séc. Các chuyên gia cho rằng trên tờ séc chỉ cần một chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền.
- Ba là, phạm vi thanh toán của séc quá hẹp
Như trong phần lý luận chung ta đã thấy thanh toán bằng séc có phạm vi khá hẹp, không cho thanh toán ngoài hệ thống, ngoài địa bàn thành phố nên bị hạn chế. Thủ tục luân chuyển séc cũng chậm vì còn yêu cầu ghi nợ trước, ghi có sau. Trường hợp 2 đơn vị mua bán có tài khoản tại 2 nơi khác nhau, phải mất thời gian chuyển cho ngân hàng bên mua ghi nợ trước rồi ngân hàng bán ghi có sau vào tài khoản đơn vị bán. Việc này áp dụng với cả séc bảo chi gây không ít phiền hà cho khách vì phải lưu ký tiền trên tài khoản mà không rút ngắn được thời gian luân chuyển chứng từ.
- Với các dịch vụ thanh toán, việc sử dụng các công cụ thanh toán ban hành theo nghị định 91/CP, Quy định 22-NH và Thông tư 08 của ngân hàng Nhà Nước về kinh doanh thương mại hiện nay không còn phù hợp với thực tế. Các hình thức thanh toán séc định mức, thư tín dụng hoàn toàn không được sử dụng, séc chuyển tiền chỉ được sử dụng rất ít.
- Một số thủ tục còn rườm rà như trong chế độ quy định khi mua séc, chủ tài khoản phải lập giấy đề nghị bán séc, đồng thời ủy nhiệm chi trích tài khoản tiền gửi để mua séc, hay loại chứng từ cho cùng một nội dung. Một số trường hợp như người thụ hưởng séc nộp séc vào ngân hàng quá thời hạn thanh toán, đơn vị thu hộ chuyển séc chậm cho đơn vị thanh toán...phải đến UBND xã phường nơi cư trú hoặc đóng trụ sở để xin xác nhận lý do bất khả kháng. Quy định này khiến cho công chúng cân nhắc việc lựa chọn sử séc vì các cơ quan chức năng nói trên chưa chắc đã am tường về séc để dễ dàng xác nhận trên chứng từ. Do đó, cần xác định rõ thế nào là yếu tố “bất khả kháng” để các cơ quan chức năng có thể dễ dàng xác nhận.
Với tài khoản cá nhân, chỉ được ủy quyền từng lần phát hành séc hoặc ủy quyền trong một thời gian nhất định, mỗi lần ủy quyền phải ra UBND huyện, quận xác nhận. Đối với pháp nhân, chủ tài khoản là người toàn quyền chịu trách nhiệm về sử dụng tài khoản của mình. Mỗi khi ủy quyền tạm thời cho người khác, chủ tài khoản cũng phải ra UBND quận huyện xác nhận là điều vô lý. Đối với thời hạn hiệu lực, nếu chỉ cho phép có 15 ngày thì quá ngắn so vơi thông lệ ở các nước khác 6 tháng hay 1 năm. Do hiện nay séc được phép chuyển nhượng nên nếu kéo dài thời gian hiệu lực của tờ séc sẽ làm cho người thụ hưởng séc an tâm hơn, không phải lo đi minh chứng yếu tố bất khả kháng tại các cơ quan chức năng. Theo các chuyên gia, không cần ghi địa chỉ người phát hành séc vì họ đã có tài khoản tín dụng, và địa chỉ của họ đã lưu trong hồ sơ mở tài khoản. Cũng không cần ghi số chứng minh thư nhân dân của người thụ hưởng tên tờ séc vì một khi séc đã cho phép chuyển nhượng thì người thực sự trình séc lĩnh tiền ở ngân hàng có thể không phải là người thụ hưởng có tên ghi trên séc, còn với séc vô danh thì người nào trình séc người đó lĩnh tiền.
Thanh toán bằng séc thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán. Nhưng, ra đời đã lâu mà séc vẫn chưa phát triển được như mong đợi ở Việt Nam.
2.Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
Thanh toán bằng ủy nhiệm chi rất phổ biến vi nó sử dụng đối với mọi đối tượng, thuận tiện và dễ dàng.
Trong thực tế, UNC chiếm trên 80% thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán bằng UNC được ưa chuộng nhất do thủ tục đơn giản, hiện đang chiếm vị thế tuyệt đối trong khâu thanh toán giữa các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt và thực trạng ở Việt Nam.DOC