Như chúng ta đã biết, chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh dựa trên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu của thị truường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy đối với ngành Kinh tế Hàng không sản phẩm TKm và HKm sinh ra và tiêu thụ cùng một lúc trong điều kiện hết sức đặc biệt: trên không và với độ cao. Điều đó phải đảm bảo một sự an toàn hết sức chắc chắn, tính kỹ thật hết sức chính xác, công tác thông tin liên lạc, chỉ dẫn đường bay, các dịch vụ cung cấp điều kiện khí tượng rất hiện đại và tốn kém.
Là một Hãng Hàng không, Tổng công ty Hàng không cung ứng 03 loại sản phẩm( dịch vụ ) chính cho khách hàng, bao gồm:
- Vận tải hành khách.
- Vận tải hàng hoá( hàng, bưu kiện và hành lý tính cước).
- Khai thác thuê chuyến( hành khách và hàng hoá)
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về thị trường Quốc tế của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cho mọi người dân trong cuộc sống. Cho tới thời diểm này khu vực Châu á được đánh giá là khu vực khá an toàn, trong đó chỉ số này đối với Hãng HKVN là khá cao.
Trong việc nối chuyến thì thị trường Trung Quốc thực sự là đối thủ cạnh tranh của nhiều Quốc gia trong đó có Việt Nam. Vì vậy cần nâng cao số lượng nối chuyến trong thời gian tới.
Cạnh tranh trong kinh doanh là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của nền Kinh tế thị trường, nên vấn đề không chỉ nâng cao nội lực mà còn phải tìm hiểu các lợi thế cũng như hạn chế của đối thủ cạnh tranh để từ đó có một cái nhìn chính xác về họ.
Tóm lại, để đạt được các mục tiêu, chính sách mà Tổng công ty HKVN đã đề ra thì vấn đề nghiên cứu tìm hiểu thị trường để có thể xâm nhập và có kế hoạch cụ thể mở rộng thị trường Quốc tế mang ý nghĩa rất thiết thực.
2.1.3: Thực trạng thị trường của Tổng công ty.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng suy giảm của nền kinh tế Khu vực và Thế giới song nhìn chung là phát triển khá ổn định ( Thu nhập quốc dân đầu người tiếp tục tăng từ 6% đến 8%/ năm; dân số tăng trung bình 1.8%/ năm) môi trường chính trị ổn định và chính sách vĩ mô ngày càng có hiẹu quả cao cho chủ trương hôị nhập với bên ngoài đang có chiều hướng phát triển mới (Ký kết hiệp định Thương mại với Mỹ, gia nhập Hiệp hội ASEAN, diễn đàn hợp tác Châu á- Thái bình Dương…) Vì vậy các ngành kinh tế, dịch vụ đầu tư nước ngoài có xu hướng phát triển khả quan. Sự phát triển này đã làm tăng sức mua hàng hoá và dịch vụ vận tải Hàng Không cũng như chính sách không tải nới lỏng cạnh tranh sẽ là yếu tố thách thức đối với các Doanh nghiệp vận tải Hàng không.
2.1.3.1: Thị trường bay dịch vụ.
Do phần lớn nhu cầu các thị trường bay dịch vụ phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, khai thác theo mùa vụ và bị ảnh hưởng của thời tiết nên việc dự báo thị trường này khá khó khăn, Tổng công ty HKVN phải thường xuyên cập nhật và điều chỉnh dự báo. Có nhiều loại hình bay dịch vụ, song bay thuê chuyến tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu y tế đi và đến Việt nam mang tính Quốc tế ( mặc dù trong điều kiện kinh tế và hệ thống y tế vẫn còn hạn chế) có khả năng tăng trưởngtừ 2.8% đến 3.2%/ năm. Một số số liệu cụ thể trong 03 năm 1999,2000,2001 về tình hình bay dịch vụ.
Bảng 02: Tình hình bay dịch vụ.
Năm
Giờ bay
%
% so sánh
THKH
1999
920
12
13.2
2000
1030
7.5
8.3
2001
1060
7.8
8.4
Nguồn: Ban KHTT
Từ số liệu trên ta nhận thấy giờ bay dịch vụ hàng năm càng tăng.Năm 2000 tỉ lệ giờ bay tăng lên 12% so với năm 1999, và năm 2001 tỉ lệ đó tăng lên là 6%.
Như vậy với trình độ và khả năng chuyên nghiệp về các lĩnh vực bay dịch vụ , vừa qua Tổng công ty đã ký kết một số hợp đồng với các hãng thuộc khu vực Đông Nam á ( cụ thể : Hãng HK Campuchia, Hãng HK Thai Lan, Hãng HK Philipin)
2.1.3.2: Thị trường vận tải Hàng không.
Trong những năm gần đây Tổng công ty HKVN đã thường xuyên điều chỉnh, cập nhật, dự báo daì hạn thị trường vận tải HKVN để phục vụ cho chiến lược phát triển mở rộng thị trường của mình.
Hàng năm thị trường vận tải Hàng không Quốc tế đi và đến Việt Nam có mức tăng trưởng từ 9% đến 10% (dự báo trong giai đoạn 2001-2010 sẽ có mức tăng trưởng từ 11% đến 12.5%)đối vớ thị trường hành khách và từ 8% đến 9% đối với thị trường hàng hoá.
* Thị trường hành khách.
Mạng đường bay vận tải hành khách tầm ngắn Quốc tế có độ dài dưới 700Km ( trung bình 350Km) đang được Tổng công ty HKVN khai thác bằng đội tàu bay tầm ngắn, chủ yếu sử dụng loại ATR-72. Các đường bay tầm ngắn Quốc tế khu vực là một số đường bay đến các nước trong khu vực Đông Dương như : HAN-TPE, SGN-PNH, SGN-XPR…
Tỷ trọng thị trường vận tải hành khách trên mạng tầm ngắn này chiếm khoảng 26% tổng thị trường vận tải hành khách Qốc tế. Với tỷ trọng này, tổng dung lượng hành khách Quốc tế vào khoảng 2 triệu lượt khách.
Bảng 03: Số lượng hành khách Quốc tế.
Năm
Hành khách
Tỷ trọng
Đ.V
Tổng
1000Km
600Km
350Km
1000km
600Km
350km
1999
1000
HK
1.348
968
280
160
48,8%
33,0%
18,2%
2000
1000
HK
1.505
1000
340
165
47,9%
31,1%
21,0%
2001
1000
HK
1.862
1200
460
202
47.1%
32,9%
19,1%
Nguồn: Ban KHT
So với các Hãng Hàng không trong khu vực thì tỷ trọng hành khách Quốc tế tương đối cao, tập trung vào các tuyến bay có độ dài khoảng 1000Km( chiếm gần 50% trong tổng số khách Quốc tế)
Đối với các tuyến bay Quốc tế khu vực tầm ngắn, để phát huy thế mạnh của mình và biến Việt Nam thành cửa ngõ ra vào của khu vực Đông Dương, Tổng công ty HKVN đang xây dựng đề án khai thác đường bay giữa 4 nước tiểu vùng Campuchia- Lao-Mianma-Việt Nam.
Từ đó mạng đường bay khai thác bằng tàu bay ngắn Quốc tế khu vực sẽ được mở rộng. Trong các đường bay tầm ngắn có độ dài dưới 600Km, có tách ra những đường bay có dung lượng thị trường thấp, cần được khai thác bằng tàu bay nhỏ hơn để đảm bảo có tần suất và hệ số sử dụng ghế hợp lý nhằm mục đích giảm chi phí/ hành khách.
Nhận thức đây là thị trường đem lại hiệu quả nhanh và với chi phí thấp hơn so với việc đầu tư vào thị trường vận tải hành khách khác, Tổng công ty đã đề ra những chính sách và phương án cụ thể phát triển trong giai đoạn 2000-2010.
Với ưu thế cũng như vai trò trung tâm của thị trường vận tải hành khách thì tổng số doanh thu đem lại hàng năm là con số đáng quan tâm đối với Tổng công ty, bởi từ đó có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá, dự báo hợp lý.
* Thị trường vận tải hàng hoá( tầm ngắn).
Thị trường vận tải hàng hoá tầm ngắn Quốc tế khu vực (Đông Nam á, Đông Dương) phù hợp với việc khai thác tàu bay chở hàng có trọng tải từ 15 tấn đến 20 tấn.
Thị trường này chủ yếu trên các tuyến từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đi Bangkok, Singapore, Manila, Kualalumpur, Phnompenh, Siêm Diệp…(và hướng bay ngược lại).
Trong thời gian qua,Tổng công ty HKVN mới thực hiện vận tải hàng hoá theo phương thức kết hợp với vận chuyển hành khách hoặc mua tải của các hãng Hàng không, đã có tàu bay chuyên vận tải hàng hoá( thuê ngoài), ngoại trừ tuyến SGN-MLN sử dụng tàu bay AN-30 của công ty bay dịch vụ Hàng không .Với mạng đường bay của Tổng công ty HKVN ở tần suất bay còn thấp, hiện nay thì hầu hết nhu cầu vận chuyển bị khai thác theo lịch riêng lẻ đáp nhu cầu ngày càng tăng của tổ chức đầu tư và các tổ chức phát triển nhanh, đặc biệt là trên tuyến SGN- MLN, SGN-BKK.
2.1.3.3: Thị trường Du lịch.
Hãng HKVN đang tìm mọi cách để nâng cao chất lượng phục vu, không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để xây dựng hoặc duy trì những sân bay trung tâm ở khu vực trọng điểm. Người ta đều nhận thức được rằng thị trường du lịch đang không ngừng phát triển ở một số khu vực, đặc biệt là khu vực Châu á, khách du lịch Quốc tế đến các địa điểm du lịch phần lớn bằng đường bay và đường thuỷ. Sân bay trở thành nơi đầu tiên đón khách du lịch,vì vậy các Hãng HK rất quan tâm tới vấn đề cơ sở vật chất cũng như phong cách phục vụ ở đây.
Đối với HKVN sự hiện diện của các sân bay Quốc tế mới ở Macao, Quảng Châu, Thâm Quyến, Băngkok, Thượng Hải… là điều mà Tổng công ty phải lưu tâm. Bởi mỗi sân bay luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển thị trường vận chuyển hàng hoá và khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong đó vận chuyển hàng không có ý nghĩa đối với ngành Thương mại của Tổng công ty nói riêng và khu cực Châu á nói chung hơn là ở Châu Âu, Châu Mỹ vì cự ly giữa các Thủ đô và Thành phố xa hơn. Và thực tế cho thấy rằng ngành du lịch đã thu lợi nhuận khá cao cũng là nhờ sự phát triển tích cực của ngành Hàng không. Cụ thể là Tổng công ty HKVN đã cố gắng tìm kiếm và mở rộng được nhiều thị trường mới, hiệu quả cao.
2.2: Hoạt động duy trì và mở rộng thị trường của Tổng công ty.
Sự phục hồi kinh tế trong những năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh vận tải Hàng không với những chuyển biến theo chiều hướng khả quan, có xu hướng phát triển mới.
Sự ổn định và phát triển trong lĩnh vực kinh tế Quốc tế đã góp phần làm cho nhu cầu đi lại giữa các khu vực, du lịch bằng đường không cũng sôi động hơn, góp phần làm tăng lợi nhuận của ngành HKVN. Tìm kiếm thị trường là một vấn đề khó, nhưng để duy trì và mở rộng thị trường thì lại là một vấn đề đòi hỏi nội lực cũng như sự hợp tác của các đối tác, để giải quyết thì giải pháp Marketing phù hợp là một hướng đi đúng của Tổng công ty HKVN.
2.2.1: Chiến lược sản phẩm.
Như chúng ta đã biết, chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh dựa trên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu của thị truường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy đối với ngành Kinh tế Hàng không sản phẩm TKm và HKm sinh ra và tiêu thụ cùng một lúc trong điều kiện hết sức đặc biệt: trên không và với độ cao. Điều đó phải đảm bảo một sự an toàn hết sức chắc chắn, tính kỹ thật hết sức chính xác, công tác thông tin liên lạc, chỉ dẫn đường bay, các dịch vụ cung cấp điều kiện khí tượng… rất hiện đại và tốn kém.
Là một Hãng Hàng không, Tổng công ty Hàng không cung ứng 03 loại sản phẩm( dịch vụ ) chính cho khách hàng, bao gồm:
- Vận tải hành khách.
- Vận tải hàng hoá( hàng, bưu kiện và hành lý tính cước).
- Khai thác thuê chuyến( hành khách và hàng hoá)
Đồng thời, trong cùng thời gian một số đơn vị trong dây chuyền đồng bộ tạo thành sản phẩm vận tải một Hãng Hàng không lại kết hợp cung ứng với một số dịch vụ cho các Hãng hàng không khác trên các địa bàn của mình. Những dịch vụ chính bao gồm:
- Phục vụ Thương mại- mặt đất.
- Phục vụ kỹ thuật - mặt đất.
- Cung ứng suất ăn trên máy bay.
- Sửa chữa bảo dưỡng máy bay.
- Dịch vụ đại lý bán vé.
Tổng công ty HKVN ý thức được rằng trong nhiều phương thức đảm bảo khả năng cạnh tranh, phương thức cạnh thanh bằng chất lượng ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Điểm đặc biệt là chất lượng của sản phẩm vận chuyển Hàng không luôn là một tập hợp nhiều chỉ số và được đánh giá bằng nhiều phương thức khác nhau.
- Thành phần chất lượng là kết quả của quá trình sản xuất: thức ăn, đồ uống, mức độ chuyên nghiệp của tiếp viên trong khi phục vụ và một số dịch vụ sau bán hàng…
- Thành phần chất lượng khác thể hiện kết quả của nhiều quá trình phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: thời gian cất cánh, đến nơi đúng lịch bay, chuyến bay thực hiện an toàn, máy bay đảm bảo chất lượng, thông số kỹ thuật…
Và một số kết quả mà Tổng công ty HKVN đã đạt được trong thời gian qua chứng tỏ thị trường quốc tế đã đón nhận sản phẩm của thị trường HKVN, cụ thể là :
+ Xí nghiệp máy bay A76 nhận chứng chỉ tổ chức bảo dưỡng máy bay Quốc tế và của Cục Hàng không Dân Dụng Việt Nam vào năm 1998, Xí nghiệp máy bay A75 nhận chứng chỉ tổ chức boả dưõng vào năm 1999.
+ Hãng HKQGVN nhận chứng chỉ nhà khai thác của Cục HKDDVN.
+ Độ tin cậy an toàn: Tổng công ty HKVN đạt chỉ số tin cậy khai thác cất cánh đúng giờ trong khoảng 85% đến 87%, chỉ số tin cậy kỹ thuật lớn hơn 99%- một chỉ số tương đưong với nhiều Hãng Hàng không lớn có tiềm lực mạnh và uy tín của nước ngoài.
+ Tổ bay và tiếp viên: đạt tiêu chuẩn Quốc tế với tổ bay trẻ; có năng lực và đội ngũ tiếp viên nhiều kinh nghiệm có trình độ cao.
Nhờ vậy khẳng định được năng lực cạnh tranh về sản phẩm của mình.Tổng công ty HKVN đã liên tục phát triển trên thị trường vận tải Hàng không Quốc tế, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn nhất của ngành Hàng không như thời kỳ khủng hoảng kinh tế trong khu vực hoặc sau sự kiện 11-9-2001 tại Mỹ.
Hàng không Việt Nam đang tiến hành những chương trình nâng cao chất lượng theo từng cấp độ từ những loại hình sản phẩm dịch vụ cụ thể để thiết lập và vận hành những hệ thống chất lượng phức tạp theo các mô hình hiện đại của Hàng không Thế Giới. Tất cả nhằm tăng cường hơn nữa năng lực cạnh tranh, mang lại sự hài lòng cho khách hàng và nhận được sự chung thuỷ của khách hàng vơi Tổng công ty HKVN.
Chiến lược sản phẩm đã được đề cao trong chiến lược Marketing cuả Tổng công ty- Quảng cáo sản phẩm của mình từ chất lượng của sản phẩm!
2.2.2: Chiến lược giá cả.
Trong quá trình quản trị Marketing việc xác định chi phí sản xuất giá thành sản phẩm là vô cùng quan trọng trong việc doanh nghiệp có nên lựa chọn sản xuất một sản phẩm cụ thể cho đối tượng người mua tại một thị trường cụ thể ở một giai đoạn nhất định không? Với điều kiện có lợi thế cạnh tranh và dự kiến lợi thế cạnh tranh trong thời gian dài.
Trên thực tế giá sản phẩm của Tổng công ty là tương đối cao so với thị trường trong khu vực do một số nguyên nhân sau:
- Máy bay của Tổng công ty đang khai thác nhỏ, tải trọng thấp khó có điều kiện cung ứng dịch vụ trên không có chất lượng cao ( giải trí…)
- Số ghế trung bình trên một máy bay là 135 ghế (ở Khu vực là 232 ghế ); tầm bay tối đa đầy khách B 767 là 12 giờ.
- Phần lớn máy bay Tổng công ty HKVN đang khai thác là thuê và thuê mua với chi phí khá cao.
Và theo Ban Tài chính Kế toán của Tổng công ty thì chi phí bán chiếm tỷ lệ khá cao trong gía thành sản phẩm: (Khoảng 20%)
+ Chi phí cho mạng lưới bán và quản lý bán của Doanh nghiệp.
+ Chi phí hoa hồng.
+ Chi phí trả cho các kênh bán trung gian( đại lý ).
+ Chi phí quảng cáo Thương mại.
Đứng trước các vấn đề đó, Tổng công ty đã đề ra chiến lược hạ giá và tăng giá theo từng thời điểm cụ thể và có sự ổn định trong thời gian tương đối dài ( trừ tác động của sự biến động nền kinh tế Khu vực và Thế giới).
Với xu thế giảm giá là không tránh khỏi ( chỉ khác là nhanh hay chậm), với biện pháp tiến trình rõ ràng, nhiệm vụ giảm giá là một hoạt động thường xuyên nhất quán đồng bộ. Thể hiện:
- Trong khuôn khổ doanh thu không đổi, tổ chức hệ thống bán và các hoạt động bán để có chi phí tốt nhất .Gía thành hạ.
-Tạo được doanh thu ít ra lớn hơn so với chi phí phải chịu thêm, để từ đó có kế hoạch giảm giá sản phẩm phù hợp.
-Xác định trong hệ thống bán hiện hành có bộ phận nào mà chi phí cho nó nhiều hơn so với lợi ích mà nó mang lại hay không,để có phương án cụ thể cho giá thành sản phẩm.
-Đối với người tiêu dùng quen thuộc, tần số sủ dụng hàng hoá cuả Tổng công ty cao sẽ được hương ưu đãi cụ thể tương ứng.
Việc tăng giá không làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi khách hàng cũng mang lại lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận cho kinh doanh đó là giai đoạn sản phẩm mang tính chất mùa vụ,lễ hội…
Việc đa dạng hoá giá cước vận chuyển hành khách, hàng hoá theo loại sản phẩm và theo đối tượng khách hàng hiện nay đang được các Hãng Hàng không trên Thế Giới áp dụng rộng rãi. Khi tham gia vào thị trường Quốc Tế, Tổng công ty đã có sự cải tạo thay đổi nhằm phù hợp với điều kiện thị trường đối tác, và thị trường Quốc tế đã đưa ra để tăng tính cạnh tranh cùa mình, giữ được lợi thế cơ bản cũng như tìm hiểu cơ hội trên thị trường đó.
2.2.3: Chiến lược phân phối.
Trong hoạt động kinh doanh được tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và định ra giá cả phù hợp với người tiêu dùng là những vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Tuy nhiên để sản phẩm đến tay ngươi tiêu dùng hợp thời là nhiệm vụ rất cần thiết.Chiến lược phân phối là khâu quyết định để củng cố nâng cao và đẩy mạnh liên kết kinh doanh quốc tế trong lĩnh vực hàng không như là một tất yếu và là một phương thức kinh doanh có hiệu quả.
Tổng công ty muốn đưa sản phẩm của mình đến với thị trường Quốc tế, muốn thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trên Thế giới thì con đường ngấn nhất và có hiệu quả nhất là thực hiện liên danh quốc tế một cách rộng rãi, có chọn lọc trên nhiều lĩnh vực.
Trên cơ sở các cuôc tiếp xúc, hội nghị,nhiều dự án đầu tư liên doanh của HKDDVN với nước ngoài đã được cấp phép hoặc đang trong giai đoạn hội thảo để đi đến sự thống nhất trình uỷ ban hợp tác đầu tư cấp giấy phép hoạt động.
Với lợi thế nằm trong khu vực Châu á, nơi thị trường Hàng không diễn ra sôi động và hấp dẫn, vị trí vai trò địa lý của Việt Nam thuận lợi cho hoạt động kinh doanh HKDD, Việt Nam nằm trên các trục đường giao thông quan trọng của Thế giới mà nhiều nước không có được, đó là đường hàng không nối liền các lục địa, đi qua các đại dương; vì vậy Tổng công ty đã lựa chọn lại kênh phân phối, đưa sản phẩm đén người tiêu dùng bằng nhiều cách, nhanh hơn và thị trường ngày càng mở rộng hơn và có khả năng san sẻ rủi ro trong lưu thông phân phối và ngược lại. Có thể xác lập quan hệ hàng hoá, kinh tế giữa nhà sản xuất với các nhà sản xuất, với người tiêu dùng trên một phạm vi không gian rộng lớn.
Một số dự án, hợp đồng được cấp phép hoạt động hoặc ký kết hoạt động liên doanh.
- Dự án liên doanh về tham gia vào hệ thống phân phối chỗ toàn cầu giữa Tổng công ty HKVN với Công ty thị trường Quốc gia Aleacur. Hiện nay đã đi vào hoạt động và tăng trưởng các chuyến bay, đưa sản phẩm của Tổng công ty đến thị trường Quốc tế một cách nhanh nhất.
- Nối chuyến: Hình thức hợp tác với các Hãng Hàng không đối tác khai thác 05 điểm Quốc tế là : Xơun, Beclin, Viên, Zurich,Losangerles.
Thời gian qua đạt kết quả về tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường vận chuyển Quốc tế là: Năm 1999: 47%.
Năm 2000: 51.2%.
Năm 2001: 52%.
- Dự án thành lập công ty Du lịch “ Cánh én” giữa Tổng công ty với Morning Star Travel Limited (Hong Kong) đã được uỷ ban hợp tác đầu tư cấp phép hoạt động.
Tổng số vốn: 1.578.079 USD.
Mỗi bên góp: 50%.
- Dự án liên doanh với Air France về tổng thể Hàng không. ( Vận chuyển hàng hoá, vận chuyển hành khách chiếm 72%; và Tổng công ty đã thực hiện thành công chương trình chuyển giao Công nghệ bảo dưỡng lớn).
- Dự án liên doanh với Continental Airlines (USA) về tổng thể toàn ngành,hợp đồng bay liên doanh chở hàng Hồ Chí Minh-Quy Nhơn-Manila giữa VASCO&FEDEX,bay liên doanh giữa Tổng công ty với Thai Airway International,bay liên doanh Tổng công ty với American Airlines hoạt động có hiệu quả.Ngày 19-07-2001 Tổng công ty đã ký hợp đòng Hợp tác liên danh với American Airlines về dịch vụ vận chuyểnhành khách và hàng hoá bằng đường không. Hợp đồng thực hiện vào 2002.
- Ký cam kết về tự do hoá vận tải Hàng không trong khuôn khổ các nước ASEAN.
-Dự án HELI-VIET NAM đã ký hợp đồng.(Chủ yếu là vận tải hành khách tầm ngắn và hàng hoá theo nhu cầu).
Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam đã soạn thảo nội dung và tiến hành đàm phán ký kết,sửa đổi,cho tới nay trong dây chuyền điều hành bay Quốc Tế,với 11 văn bản hợp đồng ký với cac trung tâm kiểm soát không lưu của 7 nước lân cận. Ngành quản lý điều hành bay của Hàng không Việt Nam đang mang lại cho đất nước nguồn ngoại tệ mạnh tương đương hàng trăm tỉ VNĐ/ năm từ việc phân phối hàng hoá hợp lý.
Năm 1999: 852 tỉ VNĐ.
Năm 2000: 872 tỉ VNĐ.
Năm 2001: 931 tỉ VNĐ.
Và kế hoạch đặt ra trong năm 2002 là 1000tỉ.
Các hiệp định Hàng không song phương với một loạt nước: Đặc khu Hàng Không Philipin, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Tiểu vương quốc A-rập, Ixaren… Chủ yếu là vận chuyển liên vận và chi chặng; liên doanh mua chỗ/ tải; trao đổi chỗ/ tải.
Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, hầu hết các dự án liên doanh, hợp đồng đã xuất hiện sự cạnh tranh giữa các đối tác liên doanh đem lại thuận lợi lớn cho Tôngr công ty trong việc lựa chọn đối tác liên doanh;tuy kết quả còn hạn chế (vì một số lý do khách quan) song có những hứa hẹn tốt đẹp cho ngành HKDDVN.
Xu hướng mở cửa bầu trời đang trở thành tất yếu!
2.2.4: Chiến lược quảng cáo và xúc tiến.
Hiện nay chiến lược quảng cáo và xúc tiến phát triển sản phẩm cũng là một cách cạnh tranh trong kinh doanh nói chung và ngành Hàng không nói riêng. Bằng cách sử dụng nhiều phương tiện quảng cáo hợp lý và có ảnh hưởng tới người tiêu dùng nhất, Ban tiếp thị hành khách và Ban kế hoạch tiếp thị hàng hoá trong thời gian qua đã đưa sản phẩm của mình đến thị trường Quốc tế với chất lượng tốt, độ an toàn cao…Và chứng tỏ quảng cáo không chỉ là quảng cáo!
Chi phí cho quảng cáo hàng năm là vừa phải (khoảng 5% trong chi phí bán hàng) nhưng đem lại kết quả khả quan, và chi phí liên quan đến các hoạt động phát triển tiếp thị như chi phí cho chuyến đi làm quen cuả nhà báo, của đại lý; chi phí giới thiệu sản phẩm mới…
Bản thân ngành Hàng không mang tính hiện đại, vì vậy với cách quảng cáo riêng, các nhà tiếp thị cũng mong muốn đem đến cho người tiêu dùng một cách hiểu cụ thể nhất, ấn tượng nhất về từng sản phẩm mà họ mong muốn được sử dụng.Những gì mà Hàng không Việt Nam đưa đến cho khách hàng (trong nước cũng như Quốc tế) đã chứng tỏ cho độ tin cậy và chất lượng sản phẩm mà họ trao cho ngươì tiêu dùng.
- Đội ngũ tiếp viên: Chính họ là những người trực tiếp mang thông điệp quảng cáo đến tay người tiêu dùng, đó là trách nhiệm, là phong cách, là ưu ái mà họ dành cho khách hàng- những thượng đế của mình.
- Đội ngũ lái bay: Với ưu điểm là đội máy trẻ, họ luôn thể hiện trách nhiệm cũng như uy tín của Tổng công ty HKVN trên mỗi chuyến bay của mình.
- Dịch vụ trên không cũng như mặt đất: Đạt tiêu chuẩn Quốc tế cộng với phong cách phục vụ mang đậm bản chất văn hoá riêng đã tô đậm thêm hình ảnh của Tổng công ty HKVN trong mắt của các khách hàng Quốc tế.
Tính cạnh tranh thể hiện rõ của Tổng công ty là nhiều chuyến bay và khai thác với tần suất cao, vì vậy chiến lược quảng cáo của Tổng công ty tin dùng của khách hàng đã, đang và sẽ dành cho họ.
Để có một thành công xứng đáng thì mỗi khâu của quá trình quản trị Marketing phải được coi trọng một cách xứng đáng trong từng thời điểm dưới tác động, biến đổi một cách nhanh chóng của thị trường. Tổng công ty đã đề ra những chính sách, đường lối cụ thể cho từng chiến lược một và biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn các chiến lược đó.Nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách sáng suốt và trên quan điểm giao lưu tiếp thu để mở rộng.Cho nên vấn đề mở rộng , tiếp xúc với thị trường Quốc tế Khu vực mới trong xu thế toàn cầu hoá là điều mà Tổng công ty hoàn toàn có thể hy vọng và thực hiện được.
2.3: Đánh giá hoạt động thị trường của Tổng công ty.
2.3.1: Kết quả đạt được.
Những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty diễn ra trong bối cảnh khá thuận lợi, tình hình kinh tế xã hội có chiều hướng tăng trưởng ổn định; giá cả thị trường, tỷ giá tiền tệ nhìn chung ổn định; xu thế liên doanh liên kết mở rộng; thị trường có cạnh tranh nhưng mang lại lợi thế và cơ hội cao, đặc biệt là ở lĩnh vực thị trường vận chuyển Hàng không trên thị trường trong nước và Quốc tế đều có mức tăng trưởng khá (thị trường hành khách tăng 17.4% so với cùng kỳ năm 2000; quốc tế tăng 17.1% và nội địa tăng 18.3%)
Băng sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước, sự hỗ trợ của các Bộ, Ngành có liên quan, Tổng công ty cố gắng tận dụng những yếu tố thuận lợi, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt kế hoạch sản lượng, doanh thu, đảm bảo an toàn tuyệt đối các chuyến bay, chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách đã được cải thiện rõ rệt và nhanh chóng bắt kịp mức tăng trưởng của thị trường vận tải Quốc tế, cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra.
Bảng : Kết quả sản xuất kinh doanh trong
các năm 1999-2000-2001.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm1999
Năm2000
Năm2001
1. DOANH THU
2. TÔNG CHI PHI
2.1 chi phí bán.
2.2 chi phí quản lý.
2.3 chi phí khai thác
3. LOI NHUÂN
3.1 Lợi nhuận trước thuế
3.2 Lợi nhuận hoạt động KD
3.3 Lợi nhuận khác
4. NOP NSNN
5. HIÊU QUA SD VÔN
(Lợi nhuận trước thuế/VCSH)
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
1000đ
đ/1000đ
8.828.842.546
11.550.313.321
7.672.004.321
230.950.000
3.647.359.000
312.057.864
262.525.329
7.544.021
602.034.281
148,34
8.988.754.702
12.129.742.346
7.841.201.346
275.867.000
3.972.654.000
366.820.745
267.166.806
8.102.594
621.442.578
156,22
9.789.757.012
13.057.475.672
8.621.184.672
312.691.000
4.123.600.000
371.030.385
289.518.004
9.046.314
641.609.742
154,48
Nguồn: Ban KHTT.
Từ bảng kết quả trên ta nhận thấy: Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh trong 3 năm qua tăng trưởng khá cao và tương đối ổn định.
- Doanh thu tăng lên hàng năm và mức tăng lên khá cao. Năm 2001 Tổng công ty thực hiện 9.895,2 tỷ đồng, vượt 2.6% kế hoạch, và tăng 19.2% so với thực hiện năm 2000.
- Lợi nhuận trước thuế: So với năm 1999 và năm 2000 thì năm 2001 có tăng chậm hơn ( do ảnh hưởng của thị trường quốc tế). Tuy nhiên tỷ lệ tăng vẫn là 8%- Khối hạch toán tập trung tăng 9.78%; khối hạch toán độc lập tăng 9.4% so với kế hoạch.
- Nộp ngân sách Nhà nước.Thực hiện trong các năm qua là cao,đặc biệt năm 2001 đạt 542,1 tỷ đồng tăng 41,5% so với năm 2000.
- Thực hiện kế hoạch đầu tư: Theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thì tổng mức đầu tư thực hiện năm 2001 của toàn Tổng công ty(tính theo khối thực hiện) là 618.426 triệu đồng, đạt 91% kế hoạch năm.
* Về vận chuyển Hàng không và số lượng sản phẩm, Tổng công ty đã đạt con số đáng khích lệ.
Bảng : Số lượng vận chuyển hành khách - hàng hoá và sản phẩm của Tổng công ty.
CHI TIÊU
Đơn vị
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
1. Số lượng.
-Hành khách v.chuyển
+Quốc tế
+Nội địa
-Hàng hoá v.chuyển.
+Quốc tế
+ Nội địa
2.Sản phẩm.
-Bay dịch vụ
-Bayvận tải hành khách
Tr.hk
Tr.hk
Tr.hk
Ng.tấn
Ng.tấn
Ng.tấn
Giờ
Giờ
Giờ
3,548
2,024
1,524
49,24
27,13
22,11
752
425
309
3,814
2,432
1,382
52,18
32,16
20,02
752
486
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60017.DOC