Chương I:
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
I. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
1. Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại
2. Những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
2.1. Nghiệp vụ nguồn vốn
2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn
2.3. Nghiệp vụ trung gian
II. Đặc điểm cơ chế tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta và đặc điểm cơ chế tài chính của ngân hàng XNKVN - chi nhánh Hà Nội.
III. Nội dung các khoản thu nhập và chi phí chủ yếu của ngân hàng thương mại
1. Các khoản thu nhập của ngân hàng thương mại
2. Các khoản chi phí của ngân hàng thương mại
3. Kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Chương II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THU CHI TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN - XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI
I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (NHTMCP XNKVN)
1. Đặc điểm kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTMCP XNKVN chi nhánh Hà Nội
a. Về nguồn vốn
b. Về sử dụng vốn
II. Thực trạng tình hình hoạt động thu chi tài chính và xác định kết quả kinh doanh của NHTMCP XNKVN chi nhánh Hà Nội
1. Các khoản thu nhập của NHTMCP XNKVN chi nhánh Hà Nội
2. Các khoản chi phí tại NHTMCP XNKVN chi nhánh Hà Nội
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP XNKVN chi nhánh Hà Nội
4. Đánh giá tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP XNKVN chi nhánh Hà Nội
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG THU NHẬP, GIẢM CHI PHÍ CỦA NHTMCP XNKVN CHI NHÁNH HÀ NỘI
I. Một số giải pháp nhằm tăng thu nhập giảm chi phí của NHTMCP XNKVN chi nhánh Hà Nội
1. Mở rộng hoạt động đầu tư tín dụng, nâng cao hiệu quả của các khoản cho vay.
2. Đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ của ngân hàng và mở thêm các nghiệp vụ mới nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng
3. Tăng cương uy tín của ngân hàng đối với khách hàng bằng nhiều biện pháp khác nhau từ đó không ngừng tăng về quy mô và chất lượng nguồn vốn huy động.
4. Kiến nghị về việc thu lãi cho vay của ngân hàng
II. Một số biện pháp quản lý và tiết kiệm các khoản chi phí của ngân hàng
55 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài khoản tiền gửi của khách hàng và lãi suất của các ngân hàng thương mại đưa ra để huy động vốn.
Khoản chi này chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí của ngân hàng. Nhưng đây là khoản chi không thể hạn chế hay tiết kiệm được vì khoản chi này là chi cho nghiệp vụ hình thành nguồn vốn của ngân hàng thương mại, nghiệp vụ huy động tiền gửi; khoản chi trả lãi tiền gửi có thể phản ánh được tình hình thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi của ngân hàng. Với mức lãi suất tiền gửi mà ngân hàng Nhà nước đã quy định, khoản chi này càng lớn thì chứng tỏ khả năng huy động tiền gửi của ngân hàng thương mại tốt.
Chi trả lãi phát hành trái phiếu:
Là khoản chi trả lãi cho các trái phiếu mà ngân hàng thương mại đã phát hành để huy động vốn. Mức chi cho các khoản này phụ thuộc vào số vốn mà ngân hàng thương mại huy động bằng cách phát hành trái phiếu, thời hạn và lãi suất ghi trên trái phiếu. Lãi suất này thường cao hơn lãi suất tiền gửi. Vì vậy khi đã hết khả năng huy động tiền gửi mà vẫn không đủ vốn kinh doanh thì ngân hàng thương mại mới huy động vốn dưới hình thức này.
Chi trả lãi tiền vay: Khi các ngân hàng thương mại huy động vốn không đủ cho hoạt động kinh doanh thì có thể đi vay của ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Mức chi cho khoản này phụ thuộc vào số dư tài khoản tiền vay của ngân hàng, thời hạn vay và lãi suất vay được thoả thuận giữa hai bên. Lãi suất tiền vay thường là tương đối cao nên chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đi vay mà ngân hàng thương mại được hưởng là rất ít. Do vậy ngân hàng thương mại sẽ hạn chế việc đi vay vốn cuẩ ngân hàng khác mà tăng cường huy động vốn tiền gửi để hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Khoản chi này càng lớn thì đối với các ngân hàng thương mại là không tốt.
Chi nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và đối ngoại:
Khoản chi này thường chỉ phát sinh trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ như chi trả lãi tiền gửi, tiền vay bằng ngoại tệ chi phí thủ tục phí… Đây là khoản chi từ nghiệp vụ kinh doanh còn rất mới mẻ đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam (trừ ngân hàng ngoại thương).
Chi trả lệ phí hoa hồng và nghiệp vụ uỷ nhiệm:
Bao gồm các khoản chi trả cho các tổ chức kinh tế hoặc tổ chức tín dụng khác làm nhiệm vụ uỷ nhiệm cho ngân hàng như chi hoa hồng cho các hợp tác xã tín dụng, uỷ nhiệm tiết kiệm,… các khoản chi này được xác định trên cơ sở tỉ lệ hoa hồng quy định về doanh số hoạt động uỷ nhiệm.
Chi về kinh doanh vàng bạc đá quý: Là các khoản chi phát sinh trong quá trình kinh doanh vàng, bạc, đá quý như gia công vàng bạc… Đây là hoạt động kinh doanh mới của các ngân hàng thương mại nên khoản chi này vẫn còn rất nhỏ.
Ngoài các khoản chi trên ngân hàng thương mại còn có các khoản chi khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
* Chi nộp thuế
Sau hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại còn phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, cụ thể là phải nộp thuế lợi tức, thuế môn bài và các loại thuế khác. Đối với các chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng công thương thì phải nộp thuế lợi tức, các khoản thuế khác do ngân hàng trung ương thực hiện.
* Chi phí quản lý
Chi phí quản lý là các khoản chi cho các hoạt động của bộ máy ngân hàng. Nội dung các khoản chi này rất đa dạng và phong phú, chi cho nhân viên: bao gồm các khoản chi lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên của ngân hàng, chi bảo hiểm xã hội và công tác xã hội và các khoản chi khác cho nhân viên ngân hàng. Khoản chi này tuy chiếm tỉ trọng không lớn song nó rất quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Chi về lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội phụ thuộc rất nhiều vào quy mô hoạt động của mỗi ngân hàng. Đây là khoản chi cần thiết đối với từng ngân hàng.
Nếu như quản lý các khoản chi này đúng mức sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn. Quản lý các khoản chi này chỉ được coi là hợp lý khi tốc độ tăng lương chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động và tài sản có. Như vậy mới khuyến khích được người lao động làm việc tốt hơn.
Hiện nay, do áp dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật vào ngân hàng nên đã làm tăng hiệu quả hoạt động giảm thời gian thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng. Giúp một phần không nhỏ trong công tác hạch toán kế toán, xử lý thông tin trong ngành ngân hàng, tạo điều kiện phát triển năng suất lao động của ngân hàng.
* Các khoản chi khác
Ngoài các khoản chi chủ yếu trên còn rất nhiều khoản chi khác phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Các khoản chi liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của ngân hàng như: khấu hao tài sản cố định và các thiết bị làm việc chi cho việc thuê tài sản, chi bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi về công cụ lao động nhỏ.
Các khoản chi cho hoạt động tuyên truyền quảng cáo cũng là khoản chi đáng kể trong tổng chi phí. Chi phí này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau và với các tổ chức tín dụng khác.
Ngoài ra để phục vụ tốt cho quá trình giao dịch với khách hàng ngân hàng còn phải chi phí về giấy tờ in ấn, vật liệu văn phòng… Các khoản chi phí của ngân hàng thương mại là rất phong phú đa dạng. Việc xác định các khoản chi, hạch toán chính xác, kịp thời đầy đủ là một nhiệm vụ rất quan trọng của hạch toán kế toán ngân hàng.
Đó là cơ sở để giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn đồng thời giúp cho việc quản lý chặt chẽ các khoản chi phí trong kinh doanh,
tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết.
3. Kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Kết quả kinh doanh của ngân hàng được xác định khi kết thúc năm tài chính. Chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng, nguồn tích luỹ và các quỹ của ngân hàng cũng như thu nhập của cán bộ công nhân viên ngân hàng phụ thuộc vào chỉ tiêu lợi nhuận. Vì vậy, ngân hàng phải luôn luôn quan tâm để khai thác tiềm năng nhằm hoàn thành kế hoạch tài chính đề ra nâng cao lợi nhuận phản ánh và kết chuyển một cách chính xác kịp thời các khoản thu nhập, chi phí vào tài khoản kết quả kinh doanh, xác định chính xác tình hình lãi, lỗ, làm tham mưu cho lãnh đạo và các hoạt động nghiệp vụ khác.
Phản ánh chính xác tình hình phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ, quản lý giám sát sử dụng các quỹ, lập kế hoạch và báo cáo lãi, lỗ kịp thời, đúng chế độ, giám sát việc thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận theo chế độ tài chính.
a. Kế toán kết quả kinh doanh
Hàng quý, việc xác định lãi, lỗ ở các ngân hàng cơ sở được tiến hành ngoài sổ sách có tính chất tạm tính, làm cơ sở để hạch toán các quỹ. Kết quả kinh doanh của ngân hàng chỉ được xác định chính thức vào cuối năm ở ngân hàng cấp trung ương.
- Tại ngân hàng cơ sở: khi nhận được thông báo quyết toán năm của hội sở, sau khi xác định chính xác số dư của các tài khoản thu nhập, chi phí, kế toán lập phiếu chuyển khoản hạch toán:
Đối với tài khoản thu nhập:
Nợ TK thu nhập của ngân hàng (năm nay)
Có TK kết quả kinh doanh năm nay của ngân hàng và đối với tài khoản chi phí.
Nợ TK kết quả kinh doanh
Có TK chi phí của ngân hàng
Sau khi tập trung toàn bộ kết quả kinh doanh trong toàn hệ thống Hội sở chính sẽ chính thức tính toán kết quả kinh doanh của hệ thống và báo cáo với bộ tài chính, nếu lãi phải làm nghĩa vụ nộp thuế lợi tức cho ngân sách Nhà nước số còn lại sẽ được trích lập các quỹ theo quy định và chính thức phân phối các quỹ cho ngân hàng cơ sở.
b. Kế toán phân phối lợi nhuận
Đối với ngân hàng thương mại là những đơn vị hạch toán kinh tế sẽ được trích lập các quỹ theo quy định của bộ tài chính và theo luật ngân hàng
Sau khi đã nộp khoản thuế lợi tức cho ngân sách Nhà nước số còn lại coi như 100% được phân bổ như sau:
+ 5% trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ với mức tối đa bằng 100% vốn điều lệ
+ 10% trích lập quỹ dự trữ dự phòng tài chính đến khi bằng 25% vốn điều lệ thì thôi.
+ Số còn lại 85% trước hết dùng để nộp các khoản tiền phạt như vi phạm luật thuế, vi phạm hợp đồng khách hàng (nếu có) và chi lãi cổ phần cho cổ đông theo quyết định của đại hội cổ đông (nếu là ngân hàng thương mại cổ phần).
Sau đó để trích lập ba quỹ của ngân hàng:
Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ kinh doanh : 50%
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 5%, số dư của quỹ này không vượt quá 6 tháng lương thực hiện
Qũy khen thưởng và quỹ phúc lợi
- Ba tháng lương thực hiện nếu tỉ suất lợi nhuận năm nay không thấp hơn năm trước.
- Hai tháng lương thực hiện nếu tỉ suất lợi nhuận năm nay thấp hơn tỉ suất lợi nhuận năm trước.
- Số lợi nhuận còn lại sau khi trích hai quỹ khen thưởng, phúc lợi được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ. Hàng quý, sau khi tổng hợp được báo cáo kế toán tháng, cuối quý và xác định được kết quả lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng được tạm trích ba quỹ để sử dụng. Được tạm trích tối đa bằng 50% số tiền được trích các quỹ.
Việc quản lý và sử dụng ba quỹ nói trên, ngân hàng thương mại phải thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Chương II
Thực trạng tình hình hoạt động thu chi
tài chính và xác định kết quả kinh doanh của
NHTM CP - XNKVN chi nhánh Hà Nội
I- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM CP - XNKVN chi nhánh Hà Nội
1- Đặc điểm kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội
Cũng như hoạt động kinh doanh của nhiều ngành khác, hoạt động kinh doanh của NHTM CP - XNKVN chi nhánh Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường kinh tế xã hội xung quanh. Việc xem xét hoạt động kinh doanh của chi nhánh trước hết cần phải tìm hiểu về những đặc điểm kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động kinh doanh này.
Quận Hoàn Kiếm là một trong bẩy quận nội thành, với dân số khá cao. Đây là một địa bàn dân cư đông đúc có nhiều trung tâm lớn hơn hẳn so với các quận khác trong nội thành. Quận cũng là nơi tập trung nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải… Ngoài các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với những quy mô lớn nhỏ khác nhau còn có các tiểu thương và hộ gia đình tham gia buôn bán trên địa bàn quận.
Nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường làm cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp biến đổi hoàn toàn. Việc áp dụng cơ chế tài chính mới giúp cho các doanh nghiệp quốc doanh được quyền chủ động trong kinh doanh và cạnh tranh với nhau gay gắt. Vì vậy có những khó khăn mà các doanh nghiệp này gặp phải là không nhỏ. Có những doanh nghiệp có khả năng thích ứng với cơ chế mới, năng động trong kinh doanh đã dần đi vào ổn định và bắt đầu vươn lên chiến lĩnh thị trường. Bên cạnh đó cũng không ít những doanh nghiệp không thể thoát ra khỏi các khó khăn phải thu hẹp sản xuất thậm chí bị phá sản.
Chính những đặc điểm kinh tế xã hội này đã ảnh hưởng rất nhiều dến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM CP - XNKVN chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh NHTM CP - XNKVN tại Hà Nội được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ táng 11/1993 có trự sở chính đóng tại 19 Trần Hưng Đạo - Quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội. Trong những năm qua chi nhánh đã không ngừng phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình để trở thành một trong các ngân hàng kinh doanh có hiệu quả trong địa bàn Hà Nội
Năm 1993 đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng là 30 người được tổ chức thành 5 phòng ban phòng hành chính, phòng kế toán, phòng tín dụng, phòng ngân quỹ, và phòng thanh toán quốc tế.
Do quận hoàn kiếm là một quận có tình hình hoạt động kinh tế rất sôi động mà các đối tượng phục vụ của ngân hàng rất phong phú. Hơn nữa cán bộ nhana viên đã rất nỗ lực trong công việc, luôn làm vừa lòng khách hàng, nhờ vậy mà đến cuối năm 1999 tổng số tài khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần, xuất nhập khẩu Việt Nam - chi nhánh Hà Nội là 12264 tài khoản trong đó có 12094 tài khoản tiền gửi và 570 tài khoản tiền vay có thể nói đây là một thành công đáng kể của ngân hàng, song để thấy rõ được tình hình kinh doanh của ngân hàng chúng ta cần xem xét từng vấn đề cụ thể sau:
- Về huy động vốn
- Về sử dụng vốn
a- Về nguồn vốn:
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng xuất nhập khẩu cũng như các ngân hàng thương mại khác, đang ở trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt, nên để có thể đứng vững trên thị trường và tiếp tục phát triển thì các ngân hàng thương mại phải tiến hành kinh doanh có lãi. Muốn vậy ngân hàng thương mại phải đẩy mạnh công tác huy động vốn nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác tín dụng. Năm 1999 NHTM CP XNK Việt Nam chi nhánh Hà Nội thu được kết quả cao trong công tác huy động vốn. Nhờ việc đánh giá đúng tầm quan trọng của nguồn vốn huy động nên NHTM CP XNK Việt Nam chi nhánh Hà Nội đã thu được kết quả cao trong công tác huy động vốn. Nhờ việc đánh giá đúng tầm quan trọng của nguồn vốn huy động nên NHTM CP XNKVN chi nhánh Hà Nội đã phát huy được khả năng huy động vốn của mình.
Để thấy rõ được tình hình huy động vốn năm 1999 của NHTMCP XNKVN chi nhánh Hà Nội, chúng ta hãy xem xét các số liệu cụ thể ở bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1: Số liệu tình hình huy động vốn của NHTM CP XNKVN chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Sáu tháng đầu năm 1999
Sáu tháng đầu năm 2000
So sánh 6 tháng 99/2000
1- Số dư tiền gửi các tổ chức kinh tế
112162
23,93
80982
16,63
-31.180
-27,80
2- Số dư tiền gửi TK
332938
71,04
385065
79,06
52127
15,66
3- Số dư tiền gửi tài khoản cá nhân
16556
3,53
21010
4,31
4454
26,90
4- Vay của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
7000
1.50
0
0
0
-100
Tổng vốn huy động
468656
100
487057
100
18401
3,93
Tính đến cuối tháng 06 năm 2000 tổng nguồn vốn huy động của NHTM CP XNKVN - chi nhánh Hà Nội là 487057 triệu đồng tăng 3,93% so với cùng kỳ năm 1999.
Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn của chi nhánh trong thời gian vừa qua là rất tốt. Nhờ vậy mà quỹ cho vay của chi nhánh đã tăng nhiều so với năm 1999. Nhưng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn thì ngân hàng phải quan tâm đến việc kiểm soát chi phí cho các nguồn vốn huy động và phải có chính sách cho vay và đầu tư như thế nào để mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Muốn vậy thì cần phải xem xét đến cơ cấu, nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Về cơ cấu nguồn vốn huy động thì huy động vốn dưới hình thức tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân là 101992 triệu chiếm 20,93% trong tổng nguồn vốn huy động giảm 26726 triệu đồng bằng - 20,77% so với cùng kỳ năm 1999. Trong đó tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế là 80982 triệu đồng chiếm tỷ trọng 16,63% tổng nguồn vốn huy động giảm 31180 triệu đồng giảm 27,80% 80 với năm1999.
Đạt được thành tích này là do NHTM CP XNKVN chi nhánh Hà Nội đã áp dụng kịp thời phù hợp với điều kiện kinh tế nhiều thành phần, chi nhánh ngân hàng đã chủ động mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, đổi mới phong cách giao dịch.
Với khách hàng ở tất cả các bộ phận. Kế toán cũng như bộ phận tín dụng. Chất lượng công tác phục vụ của ngân hàng ngày càng tốt hơn.
b- Về sử dụng vốn;
NHTM CP XNKVN - chi nhánh Hà Nội cũng như các ngân hàng thương mại khác đều hoạt động trên nguyên tắc đi vay để cho vay.
Vì vậy để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao, thì ngân hàng không những phải chú trọng trên công tác huy động vốn mà phải đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng vốn và nhất là công tác tín dụng của ngân hàng.
Bảng 2: Số tiệu tình hình dư nợ của ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - chi nhánh Hà Nội
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Sáu tháng đầu năm 1999
Sáu tháng đầu năm 2000
So sánh 6 tháng 99/2000
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tuyệt đối tăng
(%) tăng
1- Dư nợ ngắn hạn
156995,11
76,38
284.307,46
89,56
127.312,35
81,09
- DNNN
65707,70
31,90
138877,77
43,75
73170,07
111,36
Doanh nghiệp tư nhân
0
0
0
0
0
Công ty cổ phần
86996,65
42,30
139075,99
43,81
52067,34
59,86
- Đối tượng khác
4287,76
2,18
6353,70
2,00
2065,94
48,18
2- Dư nợ trung và dài hạn
48540,83
23,62
33147,12
10,44
-15393,71
-31,71
- DNNN
21386,38
10,43
1811,57
0,56
- 19574,81
-91,53
- DN tư nhân
0
0
0
0
0
Công ty cổ phần
26589,95
12,94
30777,55
9,70
4187,60
15,75
Đối tượng khác
564,50
0,25
558
0,18
-6,50
-1,15
Tổng dư nợ
205535,94
100
317454,58
100
111918,64
54,45
Tính đến cối tháng 6/2000 tổng dư nợ của chi nhánh đạt 317454,58 triệu đồng tăng 111918,64 triệu đồng so với cùng kỳ năm 1999, về số tương đối tăng 54,45% so với năm 1999. Trong đó dư nợ ngắn hạn là 284307,46 triệu đồng chiếm tỷ trọng lớn là 85,56% so với tổng dư nợ của chi nhánh và tăng 127312,35 triệu đồng, tăng 8,09% so với năm 1999. Tuy đây chỉ là những thành tích khiêm tốn nhưng đội ngũ cán bộ ngân hàng đã phải có những nỗ lực rất lớn.
Năm 2000 về tình hình dự nợ của ngân hàng đã có sự chuyển dịch rõ rệt về cơ cấu. Đó là ngân hàng đã tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn và cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước Công ty cổ phần.
Hoạt động tín của NHTM CP XNKVN - chi nhánh Hà Nội 6 tháng đầu năm 2000 vừa qua về doanh số dư nợ là tăng lên so với cùng kỳ năm 1999.
Đạt được kết quả này là nhờ sự nhạy bén năng động của ban lãnh đạo chi nhánh trong việc điều hành vốn, bám sát địa bàn và đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tổng dư nợ của chi nhánh năm 2000 có thể nói là tăng lên không đáng kể so với năm 1999 song trên đây chúng ta mới chỉ xem xét về mặt số lượng của công tác tín dụng của ngân hàng. Để đánh giá chính xác được công tác này chúng ta phải xem xét cả mặt chất lượng tín dụng của ngân hàng. Điều này được phản ánh qua tình hình dư nợ quá hạn của ngân hàng và lãi treo của ngân hàng năm 2000
Bảng 3: số liệu nợ quá hạn của ngân hàng NHTM CP XNKVN- chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Sáu tháng đầu năm 1999
Sáu tháng đầu năm 2000
So sánh 6 tháng 99/2000
Số tuyệt đối
% tăng
1- Quá hạn ngắn hạn
20550,50
14852,25
-5698,20
-27,70
- DNNN
8457,70
4825,28
-3632,40
-42,90
- Doanh nghiệp tư nhân
0
0
0
- Công ty cổ phần
10597,10
8646,27
-1950,80
-18,40
- Đối tượng khác
1495,70
1380,70
- 115,00
- 7,60
2- Quá hạn trung và dài hạn
0
0
0
0
- DNNN
0
0
0
0
- Doanh nghiệp tư nhân
0
0
0
0
- Công ty cổ phần
0
0
0
0
- Đối tượng khác
0
0
0
0
- Tổng cộng
41101,00
29704,50
-11166,40
-27,70
Nhìn chung tình hình nợ quá hạn của NHTM CP XNKVN Việt Nam chi nhánh Hà Nội năm 2000 có giảm so với năm 1999 là 5698,20 triệu đồng về tỷ lệ giảm 27,70%. Còn lãi treo của ngân hàng năm 2000 lại tăng 4169 triệu đồng so với năm 1999.
Cụ thể đối với cho vay ngắn hạn thì thình hình dư nợ và lãi treo đều tăng hơn nhiều so với năm 1999. Tất các các đối tượng vay ngắn hạn thì tình hình nợ quá hạn đều tăng. Điều này chứng tỏ công tác cho vay ngắn hạn của ngân hàng chưa được thực hiện tốt cả về số lượng và chất lượng tín dụng. Bên cạnh những thành quả chưa đạt được trong cho vay ngắn hạn thì công tác cho vay trung và dài hạn của ngân hàng có phần tốt. Ngân hàng đã dứt điểm phần doanh số dư nợ, chặt chẽ hơn trong cho vay trung và dài hạn nên chất lượng tín dụng đã tăng. Điều này thể hiện rõ trong bảng 4: lãi treo của tín dụng chung và dài hạn ở con số .
Bảng 4: lãi treo của NHTM CP XNKVN - chi nhánh Hà Nội
Chỉ tiêu
Sáu tháng đầu năm 1999
Sáu tháng đầu năm 2000
So sánh 99/2000
về số tuyệt đối
1- Lãi treo ngắn hạn
16165,50
20335,26
+ 4169,70
2- Lãi treo trung và dài hạn
0
0
0
Cộng
16165,50
20335,26
+ 4169,70
Qua xem xét tình hình sử dụng vốn ngân hàng NHTM CP XNKVN - chi nhánh Hà Nội cần phải đẩy mạnh hơn nữa khối lượng tín dụng, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đặc biệt trong cho vay trung và dài hạn ngân hàng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa việc tăng về khối lượng tín dụng mà vẫn đảm bảo về chất lượng.
II- Thực trạng tình hình hoạt động thu chi tài chính và xác định kết quả kinh doanh của NHTM CP XNKVN - chi nhánh Hà Nội .
1- Các khoản thu nhập của NHTM CP XNKVN - chi nhánh Hà Nội năm 2000
Ngoài việc kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ các NHTM còn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác như kinh doanh vàng bạc đã quý, kinh doanh chứng khoán … mà mỗi nghiệp vụ khác nhau của ngân hàng sẽ đem lại những khoản thu nhập khác nhau. Bởi vậy các khoản thu nhập của ngân hàng là rất phong phú đa dạng, song chúng ta có thể khái quát các khoản thu nhập của ngân hàng theo hai khoản thu chủ yếu là thu về hoạt động kinh doanh và các khoản thu khác. Trong đó thu từ hoạt động kinh doanh là khoản thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng.
Bảng 5: Tình hình thu nhập của NHTM CP XNKVN
- chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Sáu tháng đầu năm 1999
Sáu tháng đầu năm 2000
So sánh 6 tháng 99/2000
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tuyệt đối tăng
(%) tăng
1- Thu về hoạt động kinh doanh
15465
98,10
18663
97,60
3198
20,60
- Thu lãi cho vay
6085
38,70
7597
40,71
1512
24,85
- Thu lãi tiền gửi
6192
39,30
7086
37,97
894
14,44
- Thu kinh doanh ngoại tệ
585
3,70
541
2,80
- 44
- 7,50
- Thu về dịch vụ
ngân hàng
1822
11,50
1919
10,00
97
5,30
- Thu khác về hoạt động kinh doanh
781
4,90
1520
7,90
739
94,60
2- Thu khác
290
1,90
450
2,40
160
0,70
Tổng thu nhập
15755
100
19113
100
3358
21,30
Qua số liệu tổng hợp bảng trên ta thấy.
Tổng thu nhập 6 tháng đầu năm 2000 của NHTM CP XNKVN - chi nhánh Hà Nội là 19113 triệu đồng so với cùng kỳ năm 1999 tăng 3358 triệu bằng 21,30%. Đây quả là con số đáng kể đối với một chi nhánh ngân hàng song cũng cần xem xét chi tiết từng khoản thu nhập để nắm rõ hơn tình hình kinh doanh của ngân hàng. Thu nhập của ngân hàng NHTM CP XNKVN - chi nhánh Hà Nội chủ yếu là thu từ hoạt động kinh doanh, nó chiếm tỷ trọng là 97,60% trong tổng thu nhập và đạt 18663 triệu tăng 3198 triệu về số tương đối tăng 20,60% So với 6 tháng đầu năm 1999.
Trong đó thu lãi cho vay là 7597 triệu chiếm tỷ trọng lớn nhất là 40,71% trong tổng thu nhập (thu lãi cho vay có thể nói là một trong những nguồn thu quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó phản ánh khả năng cho vay của ngân hàng).
Thu lãi cho vay phụ thuộc vào 3 yếu tố: Lãi suất cho vay, doanh số cho vay và thời hạn cho vay. Trong giai đoạn hiện nay lãi suất cho vay không nằm trong quyền hạn của ngân hàng xuất nhập khẩu cũng như các ngân hàng thương mại khác nền về chủ quan không thể nâng mức lãi suất này nên được. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng có rất nhiều rủi ro nhưng nghiêm trọng hơn cả vẫn là rủi ro về lãi suất đây là một thiệt thòi lớn đối với các ngân hàng thương mại. Thu lãi cho vay năm 2000 của NHTM CP XNKVN chi nhánh Hà Nội tăng so với cùng kỳ năm 1999 là 24,85%. Chính vì vậy để tăng thu nhập từ cho vay thì điều ngân hàng chú ý hơn cả là doanh số cho vay chứ không phải là lãi suất cho vay.
Như phần trên đã trình bày, tổng dư nợ của ngân hàng năm 2000 là 317454,58 triệu trong khi tổng nguồn vốn ngân hàng huy động được là 487057 triệu, vậy tổng dư nợ chiếm 65,18% trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này có nghĩa là ngân hàng đã tận dụng được nguồn vốn huy động của mình vào cho vay trong khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn đáp ứng cho nền kinh tế ngày càng tăng. Vì vậy thu lãi cho vay của ngân hàng năm 2000 chiếm 40,71% trong tổng thu nhập. Qua đây cho ta thấy ngân hàng đã có bước cố gắng trong công tác tín dụng để nhằm tăng thêm doanh só dư nợ, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng song đồng thời việc tăng doanh số dư nợ ngân hàng cần phải chú trọng tới chất lượng tín dụng. Vì tăng doanh số dư nợ có thể đem lại thu nhập cao cho ngân hàng nhưng cũng dẫn khả năng đến gặp rủi ro cao hơn . Do vậy, ngân hàng cần phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi, giầu kinh nghiệm, nhạy bén nắm bắt được nhu cầu về vốn của khách hàng, cho vay kịp thời nhằm mang lại hiệu quả. Thời hạn cho vay của ngân hàng cũng là một vấn đề cần suy nghĩ.
Hiện nay các ngân hàng thương mại áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn ngan bằng (thậm chí cao hơn) lãi suất cho vay dài hạn, như vậy nó không phù hợp với quy luật thời hạn cho vay càng dài lãi suất cho vay càng cao vì phải chịu rủi ro nhiều hơn. Chính vì vậy cho vay dài hạn đối với các ngân hàng thương mại còn rất hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng. Trong cơ chế thị trường, hoạt động dịch vụ của ngân hàng phải được xem như là một hoạt động kinh doanh thu lãi của các ngân hàng thương mại. Hơn nữa có thể coi đây là một lĩnh vực kinh doanh giành giật thu nhập qua sự phục vụ tận tình chu đáo và không ngừng đề cao chữ tín. Vì vậy, ngân hàng thương mại không thể không tính đến hiệu quả của hoạt động này. Đối với các ngân hàng thương mại hiện đại trên thế giới thì hoạt động dịch vụ rất phát triển và đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Trong khi đó các ngân hàng thương mại nước ta trước đây chưa chú trọng đúng mức đến các nghiệp vụ này nên hoạt động dịch vụ của ngân hàng còn rất đơn điệu. Vì vậy nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của ngân thành thương mại chủ yếu là từ các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụ chuyển tiền. Các dịch vụ khác của ngân hàng như dịch vụ uỷ thác, dịch vụ tư vấn và dịch vụ két sắt… chưa được thực hiện. Đây là một tổn thất lớn đối với ngân hàng thương mại Việt Nam vì mở rộng hoạt động dịch vụ ngân hàng không nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0124.doc