Phần 1 : Nguyên lý chung về kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
1.1 - Vai trò và vị trí TSCĐ.
1.2 - Phân loại và đánh giá TSCĐ.
1.2.1 - Phân loại TSCĐ.
a. Theo hình thái biểu hiện.
b. Theo quyền sở hữu.
c. Theo nguồn hình thành.
d. Theo công dụng và tình hình sử dụng.
1.2.2 - Đánh giá.
a. Đối với TSCĐHH.
b.Nguyên giá.
c. Một số chi phí không được tính vào nguyên giá TSCĐ.
d. Giá trị khôi phục hoàn toàn.
e. Giá trị còn lại
1.3 - Hạch toán và tổ chức chứng từ kế toán TSCĐ theo từng phần hành
1.3.1 - Hạch toán TSCĐ hữu hình
a) Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình
b) Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình
1.3.2 - Hạch toán TSCĐ thuê dài hạn
a) Kê toán TSCĐ thuê tài chính ở doanh nghiệp đi thuê TSCĐ
b) Kế toán thuê và cho thuê hoạt động
1.3.3 - Kế toán TSCĐ vô hình
1.3.4 - Kế toán khấu hao TSCĐ
a) Các phương pháp tính khấu hao
b) Trình tự hạch toán khấu hao TSCĐ
1.3.5 - Hạch toán sửa chữa TSCĐ
1.4 Hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
1.5 Tổ chức quản lý TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Phần II - Tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty Bao Bì Đống Đa.
2.1 Sự hình thành và phát triển,
2.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý.
2.3 - Đặc điểm TSCĐ và kế toán TSCĐ ở công ty Bao Bì Đống Đa.
2.3.1 - Đặc điểm TSCĐ
2.2.2 - Tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty Bao Bì Đống Đa.
a) Tổ chức hạch toán kế toán tăng TSCĐ
b) Tổ chức hạch toán kế toán giảm TSCĐ
c) Hạch toán khấu hao TSCĐ
d) Hạch toán sửa chữa TSCĐ
e) Hạch toán đánh giá TSCĐ
Phần III Những tồn tại và một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại c ông ty Bao Bì Đống Đa.
3.1 Phướng hướng chung.
3.2 Một số giải pháp.
3.3 - Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán TSCĐ của công ty Bao Bì Đống Đa.
3.4 - Đánh giá thực trạng về công tác quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty Bao Bì Đống Đa.
3.4.1 - Ưu điểm
3.4.2 - Tồn tại
3.5 - Một vài ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức quản lý và hạch toán nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ công ty Bao Bì Đống Đa.
Tài liệu tham khảo.
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về tổ chức quản lý và kế toán tài sản cố định tại công tyBao Bì Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
K 214 “ hao mòn TSCĐ” . Tài khoản này gồm 3 tài khoản cấp II :
+ TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình.
+ TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính.
+ TK 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình.
Nội dung kết cấu của TK này như sau :
Bên nợ : Giá trị hao mòn giảm khi TSCĐ giảm.
Bên có : Giá trị hao mòn tăng do trích khấu hao.
Giá trị hao mòn tăng do tăng TSCĐ cũ.
DCK : Giá trị hao mòn hiện có.
b) Trình tự hạch toán khấu hao TSCĐ.
- Hàng tháng (quý) khi tính trích khấu hao TSCĐ phân bổ vào các đối tượng sử dụng, Kế toán căn cứ vào bảng tính giá trị hao mòn để ghi:
Nợ TK 6274: Khấu hao TSCĐ sử dụng ở phân xưởng .
Nợ TK 6424: Khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn DN.
Nợ TK 6414: Khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng.
Có TK 214: Tổng số khấu hao phải trích.
Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 009.
- Trường hợp phải nộp số khấu hao cho đơn vị cấp trên, hoặc điều chuyển cho đơn vị khác kế toán ghi.
+ Trường hợp được hoàn trả lại.
Khi nộp vốn khấu hao ghi.
Nợ TK 1368.
Có TK 111, 112.
Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 009.
Khi nhận lại vốn khấu hao hoàn trả ghi bút toán ngược lại.
+ Trường hợp không được hoàn trả, ghi :
Nợ TK 411.
Có TK 111, 112.
Có TK 3388.
Ghi đơn bên Có TK 009.
- Cho đơn vị khác vay vốn khấu hao :
Nợ TK 128(228).
Có TK 111, 112.
Ghi giảm nguồn vốn khấu hao ghi Có TK 009.
- TSCĐ đánh giá lại theo quyết định của nhà nước.
+ Trường hợp đánh giá tăng nguyên giá của TSCĐ.
Nợ TK 211.
Có TK 214 Giá trị hao mòn TSCĐ tăng thêm.
Có TK 412 Phần giá trị còn lại tăng thêm.
+ Nếu có điều chỉnh giá trị hao mòn.
- Điều chỉnh tăng giá trị hao mòn.
Nợ TK 412.
Có TK 214.
- Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn.
Nợ TK 214.
Có TK 412.
+ Trường hợp đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ, ghi.
Nợ TK 412 Phần giá trị giảm.
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ giảm.
Có TK 211.
Sơ đồ tổng quát hạch toán khấu hao TSCĐ.
TK 214
Giá trị hao mòn giảm
Giá trị hao mòn tăng
211, 213
Trích hao mòn TSCĐ ding cho HCSN, dự án
Trích KHTSCĐ cho SXKD
Đánh giá lại TSCĐ
Giảm TSCĐ
(thanh, nhượng bán )
Đánh giá lại TSCĐ
TK 466
TK631
TK 211, 213
TK 466.
Liên hệ kế toán Mỹ:
Ngoài những phương pháp trên kế toán Mỹ còn sử dụng phương pháp khấu hao theo tổng số các năm và khấu hao theo tỷ lệ thời gian.
+ Phương pháp khấu hao theo tổng số các năm.
Theo phương pháp tổng số các năm, các số năm của thời gian hữu dụng của tài sản cố định được cộng lại. Tổng số của chúng trở thành mẫu số của dãy các tỷ số, được dùng để phân bổ tổng mức khấu hao cho các năm trong thời gian hữu dụng theo thứ tự ngược laị khi tài sản cố định có thời gian hữu dụng dài, tổng số các năm của thời gian hữu dụng được tính theo công thức:
Tổng số các năm = n (n+1):2
+ Phương pháp khấu hao nhanh theo tỷ lệ thời gian
Khi khấu hao nhanh được sử dụng và các kỳ kế toán không trùng với các năm của thời gian hữu dụng thì khấu hao phải được tính theo tỷ lệ giữa các kỳ kế toán.
1.3.5 - Hạch toán sửa chữa TSCĐ:
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch.
Sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch là công việc sửa chữa được dự kiến trước về qui mô, chi phí thời gian sửa chữa và tính chất sửa chữa. Phương pháp sử dụng là phương pháp trích trước chi phí sửa chữa.
Sửa chữa TSCĐ ngoài kế hoạch, thường là công việc sửa chữa không dự kiến trước về qui mô, thời gian và tính chất sửa chữa.
Căn cứ vào cấp độ sửa chữa được chia làm hai loại: Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn phục hồi.
- Sửa chữa thường xuyên là công việc sửa chữa làm ngoài kế hoạch, qui mô sửa chữa không lớn chủ yếu do tự làm. Vì vậy chi phí sửa chữa thực tế kết chuyển toàn bộ vào chi phí SXKD
Nợ TK liên quan ( 627, 641, 642...).
Có các TK CP ( 111, 112, 152, 331).
- Sửa chữa lớn là công việc sửa chữa thực tế nhằm khôi phục năng lực hoạt động của TSCĐ. Công việc sửa chữa thường kéo dài, chi phí sửa chửa thường lớn. Việc sửa chữa có thể thực hiện theo kế hoạch hoặc đột suất có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài:
+ Theo phương thức tự làm : Tập hợp chi phí sửa chữa theo từng công trình:
Nợ TK 2413 .
Nợ TK 133.
Có TK 111,112,152...
+ Theo phương thức giao thầu kế toán phản ánh số tiền phải trả theo thoả thuận được ghi trong hợp đồng :
Nợ TK 2413.
Nợ TK 133.
Có TK 331.
+ Khi công trình sửa chữa hoàn thành, kế toán tính toán giá thành thực tế của từng công trình sửa chữa lớn để quyết toán số chi phí naỳ theo từng trường hợp :
Ghi thẳng vào chi phí.
Nợ TK 627.
Nợ TK 641.
Nợ TK 642.
Có TK 241.
Hoặc kết chuyển vào TK chi phí trả trước (nếu chi phí lớn và ngoài kế hoạch trích trước) hoặc chi phí phải trả (nếu sửa chữa theo kế hoạch, doanh nghiệp đã trích trước hàng tháng).
Nợ TK 142.
Nợ TK 335.
Có TK 2413.
Khi sửu chữa, nâng cấp, hiện đại hoá hoặc kéo dài tuổi thọ của TSCĐ thì toàn bộ chi phí này được kết chuyển để tăng nguyên giá TSCĐ.
Nợ TK 211.
Có TK 241.
Hạch toán các nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ.
TK 241.
TK 331. TK 627, 641, 642.
Giá trị
công tác
sửa chữa
TSCĐ
hoàn thành
Tiền thuê
sửa chữa
Chi phí tự
sửa chữa
TSCĐ
TK 152,153. TK142,335.
TK 111,112
Chi phí sửa chữa thường xuyên
TSCĐ luôn luôn biến động theo sự phát triền của nền kinh tế quốc dân và sự tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong qua trình sử dụng khi một bộ phận TSCĐ hao mòn thì lại có một bộ phận khác được bổ sung đưa vào hoạt động. Vì vậy hạch toán TSCĐ cần nghiên cứu các nguồn bổ xung TSCĐ và nguyên nhân loại bỏ các loại TSCĐ, nghiên cứu và theo dõi khấu hao TSCĐ, từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và hạ thấp chi phí sản xuất, tăng sản phẩm cho xã hội. Hạch toán càng đầy đủ chính xác thì quản lý TSCĐ càng chặt chẽ, hiệu quả sử dụng càng cao. Tuy nhiên nếu chỉ hạch toán thôi thì chưa đủ mà muốn tăng cường quản lý TSCĐ thì số liệu kế toán phải được đưa vào phân tích qua các chỉ tiêu cơ bản để có được thông tin cần thiết.
1.4 Hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ :
* Hiệu quả sử dụng TSCĐ
TSCĐ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là tiền đề vật chất và phương tiện để tiến hành sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Nó quyết định đến năng xuất, chất lượng, giá thành sản phẩm cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường về sản phẩm doanh nghiệp.
Do vậy, ta thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn cố định có ảnh hưởng lớn đến khối lượng sản phẩm sản xuất, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp.
Tính hiệu quả trong việc sử dụng TSCĐ được biểu hiện ở khả năng phát huy và duy trì công suất và hoạt động của TSCĐ. Công suất hoạt động của TSCĐ càng cao thì tạo ra càng nhiều sản phẩm và sẽ hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên bất cứ một quyết định đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh nào tính hiệu quả cuối cùng đều phải dựa trên cơ sở khả năng sinh lợi. TSCĐ cũng vậy, khả năng sinh lợi của TSCĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng càng cao.
* Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp bằng cách tính toán, đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu qua các thời kỳ (thường tính theo năm) ta sẽ thấy được hiệu quả sử dụng của đơn vị.
a) Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ (I)
Doanh thu năm
I = ---------------------------------------------------------
Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân năm
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá TSCĐ được đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
b) Chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ (R)
Lợi nhuận trong năm
R = -----------------------------------------------------------------------
Nguyên giá của TSCĐ sử dụng bình quân trong năm
Chỉ tiêu này cho ta biết bỏ ra một đồng TSCĐ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
c - Trình tự phân tích
Căn cứ vào số liệu về số liệu doanh thu, lợi nhuân, giá trị TSCĐ bình quân sử dụng trong các năm cần so sánh, tính ra các chỉ tiêu (I,R)
Trong đó giá trị TSCĐ sử dụng bình quân năm được tính :
Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ
Giá trị TSCĐ đầu năm + cuối năm
sử dụng bình = ------------------------------------------------------------
quân năm 2
Căn cứ vào chỉ tiêu (I,R) so sánh giữa các năm để đưa ra đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định của đơn vị.
VD : Ta tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong hai năm 1997 và 1998:
*. Trường hợp 1: R 1998 > R 1997
I 1998 > I 1997
Kết luận: Hiệu quả sử dụng TSCĐ của năm 1998 cao hơn năm 1997 do doanh thu và lợi nhuận được tính trên tổng số vốn cố định tăng. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng hay hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 1997 thấp hơn năm 1998.
*. Trường hợp 2: R 1998 < R 1997
I 1998 > I 1997
ở trường hợp này: khi doanh thu trên một đồng vốn TSCĐ trong năm 1998 lớn hơn 1997 có thể là do tăng cường công suất hoạt động của máy móc đầu tư mới. Nhưng lợi nhuận trên một đồng vốn TSCĐ năm 1998 thấp hơn 1997.
*. Trường hợp 3 R 1998 > R 1997
I 1998 < I 1997
Trường hợp này ít xảy ra nếu xảy ra thì có sự giảm về chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Do lợi nhuận tính trên một đồng vốn cố định đầu tư tăng thêm nên hiệu quả sử dụng năm 1998 tăng hơn năm 1997
d) Các biện pháp nâng cao hiêu quả sử dụng TSCĐ.
Mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ phải đảm bảo duy trì và phát huy năng lực hoạt động của máy móc, thiết bị của doanh nghiệp, đồng thời không ngừng tăng cường đổi mới TSCĐ trên cơ sở lợi nhuận thu được trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp:
- Phải xác lập một cơ cấu hợp lý về TSCĐ của doanh nghiệp nhằm dung hoà về các nhu cầu về TSCĐ như: TSCĐ dùng cho sản xuất, dùng cho quản lý, cho nhu cầu phúc lợi, ...
- Có kế hoạch dài hạn trong việc thu hồi vốn và tích luỹ vốn nhằm đầu tư mới để thay thế những TSCĐ có hiệu quả sử dụng thấp trên cơ sở nhu cầu về mở rộng sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa định kỳ TSCĐ để duy trì năng lực hoạt động của chúng, phải có những quy định chặt chẽ trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ.
Trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ để nắm được hiện trạng thực tế của TSCĐ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ theo định kỳ.Thông thường việc kiểm kê TSCĐ được tiến hành vào cuối niên độ kế toán (có thể một năm 2 lần) doanh nghiệp phải thành lập ban kiểm kê để thực hiện việc kiểm kê TSCĐ và lập Biên bản kiểm kê, Biên bản kiểm kê này phải được ghi chép đầy đủ các nội dung theo như sổ kế toán (số thực tế kiểm kê, số chênh lệch thừa thiếu và ý kiến kết luận xử lý).
- Nếu TSCĐ chưa được ghi vào sổ kế toán và TSCĐ vẫn đang được sử dụng ở doanh nghiệp thì kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ đó để ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể.
Nợ TK 211 Nguyên giá TSCĐ
Có TK 111, 112, 331 .
- Đồng thời xác định giá trị hao mòn của TSCĐ đó để tính vào chi phí của sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Nợ TK 627.
Nợ TK 641.
Nợ TK 642.
Có TK 214.
Nếu phần giá trị hao mòn của TSCĐ là quá lớn kế toán phải ghi vào TK 142 “ Chi phí trả trước” để phân bổ dần vào các TK chi phí có liên quan.
Nợ TK 142.
Có TK 214.
Khi phân bổ dần vào chi phí SXKD kế toán ghi :
Nợ TK chi phí sản xuất kinh doanh.
Có TK 142.
1.5 Tổ chức quản lý TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Trong trường hợp TSCĐ phát hiện thừa, xác định đó là TSCĐ của các đơn vị khác thì phải báo ngay cho các đơn vị chủ tài sản đó. Nếu không xác định được thì đơn vị chủ quản phải báo ngay cho cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính để xử lý. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán ghi vào TK 002 “ vật tư hàng hoá giữ hộ” và doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo quản. Nếu phát hiện thiếu trong kiểm kê, kế toán phải lập biên bản kiểm kê để truy cứu trách nhiệm vật chất, kế toán phải căn cứ vào biên bản kiểm kê để ghi giảm TSCĐ theo định khoản sau :
Nợ TK 214. Giá trị còn lại
Nợ TK 138. Nếu người có lỗi phải bồi thường
Nợ TK 411. Nếu được phép ghi giảm vốn.
Nợ TK 821. Nếu doanh nghiệp chịu tổn thất.
Có TK 211 Nguyên giá TSCĐ.
- Trường hợp phải xử lý, trước tiên kế toán phản ánh giá trị tổn thất vào tài khoản tài sản thiếu chờ xử lý
Nợ TK 214 (2141) Giá trị hao mòn.
Nợ TK 138 (1381) Giá trị còn lại.
Có TK 211 Nguyên giá TSCĐ.
Khi có quyết định xử lý :
Nợ TK 411
Nợ TK 821, 1388
Có TK 138 (1381)
Trên đây là toàn bộ những vấn đề lý luận của việc tổ chức hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác hạch toán TSCĐ có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý và sử dụng TSCĐ để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cho các doanh nghiệp được tốt hơn.
Phần II
Tổ chức hạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty công ty bao bì đống đa.
Đặc Điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty bao bì Đống Đa.
2.1. Sự hình thành và phát triển.
Công ty Bao Bì Đống Đa là đơn vị trực thuộc Liên Hiệp Khoa Học Công Nghệ và Phát Triển Nông Thôn, được thành lập từ ngày 06 – 08 – 1993 theo quyết định của hội đồng trung ương liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Căn cứ theo quyết định số 12 ngày 29 - 07 -1993 của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc thành lập Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam, căn cứ vào nghị định số 35 của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 28 – 01 -1993 về công tác quản lý khoa học.
Với chức năng, nhiệm vụ là nghiên cứu và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở nông thôn để tái tạo thành sản phẩm có ích cho xã hội, sản xuất bao bì, đóng gói sản phẩm...công ty đã lựa chọn lĩnh vực bao bì, đóng gói sản phẩm hàng hoá.
Được thành lập từ năm 1993 đến nay công ty trải qua 9 năm trưởng thành và phát triển, có bước tiến đáng kể trong lĩnh vực bao bì, đóng gói các sản phẩm hàng tiêu dùng. Từ những sản phẩm đuợc sản xuất bằng phương pháp thủ công, đến nay công ty đã đầu tư máy móc, trang thiết bị, đổi mới, kỹ thuật, công nghệ để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, được bạn hàng tín nhiệm.
Là một công ty chuyên lĩnh vực bao bì, vỏ hộp bánh, kẹo, hàng tiêu dùng... công ty đã định hướng đúng cho sự phát triển của chính mình bằng việc nhận thức được nhu cầu cuộc sống ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về nhãn mác, mẫu mã bao bì cũng được tăng càng nhiều, không chỉ về chất lượng mà còn cả về hình thức, do đó việc kinh doanh đa dạng hoá các mặt hàng bao bì để phục vụ khách hàng được lãnh đạo công ty và lãnh đạo Liên Hiệp Khoa Học Công Nghệ và Phát Triển Nông Thôn đặt lên hàng đầu.
Với tổng số vốn ban đầu là 1.215.960.000đ trong đó vốn cố định là 759.960.000đ và vốn lưu động là 456.000.000đ, công ty đã từng bước trưởng thành và phát triển với số lượng công nhân ban đầu là 35 người cho đến nay đã là 125 người, đội ngũ cán bộ, công nhân viên được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm, cho nên công ty luôn có đội ngũ cán bộ, công nhân có tay nghề cao và ổn định.
Hiện nay công ty đã có nhiều bạn hàng với các công ty sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng lớn như : Lever-haso, P & G, ... và các tỉnh thành phía bắc với số lượng lớn và ổn định như các mặt hàng: vỏ bánh xà phòng, kem đánh răng, bánh kẹo, mỹ phẩm ...từ các sản phẩm bao bì tráng nilon cho đến các loại vỏ thùng carton sóng 3 lớp và 5 lớp phù hợp với mọi yêu cầu của khách hàng.
Trong những năm gần đây công ty đã đầu tư máy móc, dây truyền công nghệ... tổ chức lại cơ cấu bộ máy quản lý gọn nhẹ, các bộ phận sản xuất , phòng ban được kết nối liên hoàn, cho nên đã giảm được chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho đời sống cán bộ công nhân viên.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, lương bình quân của cán bộ công nhân viên luôn luôn ổn định và tăng lên theo các năm được được thể hiện qua bảng sau:
Bảng tổng kết doanh thu bán và lương :
Chỉ tiêu.
Năm.
Tổng doanh thu bán hàng.
Lương bq 1 người/1 tháng.
1999
8.719.822.000đ
800.000đ
2000
11.124.749.000đ
850.000đ
2001
12.887.617.000đ
900.000đ
10 tháng đầu năm 2002
12.129.186.000đ
920.000đ
Khi nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng lên thì nhu cầu về mẫu mã bao bì cũng được cải thiện và đa dạng hoá, chính vì vậy trong những năm tới sẽ tăng lên rất nhiều, do đó để đáp ứng nhu cầu của thị trường thì công ty cần phải có biện pháp và kế hoạch trong những năm tới về: vốn, kỹ thuật công nghệ, nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu thị trường.
2.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý.
Với mục tiêu nâng cao chất sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, cho nên ban giám đốc công ty đã tổ chức, sắp xếp bộ máy tổ quản lý gọn nhẹ, tập trung vào một đầu mối, giảm tối đa các chi phí, đa dạng hoá các loại sản phẩm và mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
+ Ban giám đốc bao gồm giám đốc và hai phó giám đốc chịu trách nhiệm chung công việc của toàn bộ công ty, từ tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh cho đến tiêu thụ sản phẩm, quan hệ đối ngoại với khách hàng….đưa ra chiến lược kinh doanh, phát triển trong những năm tới phù hợp với yêu cầu của thị trường. Mặt khác ban giám đốc cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, có khen thưởng, kỷ luật kịp thời trong quá trình sản xuất, để đạt được mục tiêu kinh tế đã đề ra.
+ Phòng kinh doanh tổng hợp, là đầu mối tập trung mọi công việc, từ lên kế hoạch chi tiết cho sản xuất theo đơn đặt hàng, dự trù nguyên vật liệu... mở rộng thị trường, quan hệ với khách hàng... cho đến tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh đó còn phải thường xuyên báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh về tiến độ, thời gian giao nhận hàng hoá... cho ban lãnh đạo công ty. Đây là công việc mang tính nhạy bén, xử lý kịp thời. Do đó luôn được ban lãnh đạo công ty thường xuyên quan tâm và chỉ đạo kịp thời để hoàn thành công việc.
+ Phòng tài chính kế toán là bộ phận quan trọng trong công ty, theo dõi mọi diễn biến hoạt động của công ty, từ vốn đầu tư, đầu tư xây dựng cơ bản, nhập - xuất kho nguyên vật, thành phẩm, bán thành phẩm, tính giá thành sản phẩm, tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên, hàng ngày phải báo cáo lên ban giám đốc công ty về tình hình sản xuất chung, số lượng nhập - xuất hàng hoá, tồn kho thành phẩm và bán thành phẩm, tăng giảm tài sản cố định trong doanh nghiệp…. thông qua đó để có kế hoạch sản xuất kinh doanh và có định hướng đầu tư trong tương lai.
+ Phân xưởng in là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, nhận kế hoạch được giao và sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Đây là bộ phận có đội ngũ tay nghề cao, được đào tạo cơ bản, có kiến thức về in ấn, để đảm bảo cho công việc được tốt. Mặt khác ban lãnh đạo công ty cũng thường xuyên cho đi đào tạo, học hỏi công nghệ, kỹ thuật mới nhằm đáp được nhu cầu của thị trường ngày càng khắt khe.
+ Phân xưởng 3 lớp và 5 lớp là bộ phận chuyên sản xuất các loại thùng carton để đựng hàng hoá, đóng gói sản phẩm, đây là loại bao bì sóng được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Trong những năm gần đây, ngoài chất lượng sản phẩm thì mẫu mã bao bì cũng không thể thiếu được bởi vì bao bì, mẫu mã thể hiện nội dung như: tên công ty, địa chỉ, chất lượng sản phẩm... nhận thức được điều đó cho nên lãnh đạo công ty đã có định hướng kinh doanh cho doanh công ty, đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ, cải tiến sản xuất để đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng.
+ Bộ phận thiết kế, ngoài những yêu cầu của khách hàng đặt ra, thì còn phải tư vấn, thiết kế giúp khách hàng, nhằm phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phong tục tập quán, tâm lý của người mua hàng…..
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất kinh doanh.
Ban giám đốc:
Phòng kinh doanh tổng hợp . Phòng kế toán
tàichính. Phòng hành
chính quản trị.
Bộ phận thiết kế. Phân xưởng in. Phân xưởng 3 lớp. Phân xưởng 5 lớp.
Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, tập trung đầu mối và các bộ phận có sự liên kết chặt chẽ, hàng tuần được giao ban công việc dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty, do đó công ty luôn hoàn thành các hợp đồng đã ký kết, có uy tín trên thị trường……
Là một đơn vị trực thuộc Liên Hiệp Khoa Học Công Nghệ và Phát Triển Nông Thôn, công ty Bao Bì Đống Đa vận dụng mô hình sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, tập trung một đầu mối, các bộ phận phải chịu trách nhiệm trước công việc được giao, do đó công ty đã có sự thống nhất, tập trung trong điều hành sản xuất kinh doanh, giảm bớt các thủ tục rườm rà, lãng phí thời gian... với phương châm phục vụ khách hàng tốt nhất, vì vậy mọi sự chỉ đạo đều được chỉ đạo trực tiếp từ ban giám đốc công ty.
Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh trực tiếp như hiện nay, công ty đã rút ngắn được về thời gian sản xuất kinh doanh, đảm theo yêu cầu của khách hàng cả về chất lượng, chủng loại, kỹ thuật...
Hiện nay công ty thực hiện chế độ kế toán theo phương pháp “Chứng từ ghi sổ” là một đơn vị trực thuộc, bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ và tối đa hoá về vấn đề nhân sự, một người phải theo dõi nhiều phần hành kế toán, nội dung công việc khác nhau, để đáp ứng được yêu cầu của công ty đề ra.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Ban giám đốc.
Kế toán trưởng. (kế toán tổng hợp)
Kế toán viên.
(theo dõi kho về vật tư, nguyên vật liệu...)
Kế toán viên.
(theo dõi về thành phẩm, bán thành phẩm...)
Kế toán viên.
(theo dõi về lương, bảo hiểm, các chế độ khác...)
Kế toán viên.
(theo dõi về tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản...)
Dưới các phân xưởng, kho có các nhân viên thủ kho kiêm thống kê, hàng ngày phải lập báo cáo chi tiết, chính xác các loại vật tư hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu…..để ban giám đốc và các phòng ban có kế hoạch cho sản xuất kinh doanh.
Tài khoản sử dụng chủ tại công ty chủ yếu là: 152, 155, 211, 627, 641, 642. quy trình hạch toán, sổ sách, biểu mẫu thực hiện theo quy định của Bộ tài chính và chế độ kế toán Việt Nam.
Nhìn chung công tác kế toán tài chính tại công ty Bao Bì Đống Đa trong thời gian qua đã có nhiều tích cực, các vấn đề về thuế, thu nhập, tiền lương, tiền công, tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản... đã thể hiện rõ ràng, đầy đủ trên các báo cáo, sổ sách kế toán... theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam. Tại đơn vị, hệ thống sổ sách kế toán được cập nhật số liệu từng ngày đảm bảo được yêu cầu của công tác kế toán đặt ra. Tuy nhiên bên cạnh đó, các quy định, chế độ kế toán mới chưa được cập nhật thường xuyên, vì vậy đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán tài chính sẽ thiếu thông tin cho nên sẽ hạn chế trong công tác ngiệp vụ.
Trong 9 năm phát triển và trưởng thành công ty Bao Bì Đống Đa luôn đặt ra mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất, đáp ứng được mọi yêu cầu của thị trường đặt ra, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tăng thêm thu nhập. chính vì vậy công ty đã có những bước phát triển đáng kể.
* ) Hình thức tổ chức sổ kế toán:
Các loại sổ kế toán đang được sử dụng hiện nay tại công ty bao gồm :
- Sổ chi tiết các tài khoản.
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Bảng phân bổ khấu hao.
- Sổ cái.
- Chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán
tại Công công ty bao bì đống đa.
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo
tài chính
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
* ) Tài khoản sử dụng
Từ trước tới nay Công ty vẫn áp dụng hệ thống tài khoản và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nuớc và Bộ tài chính. Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán và chế độ kế toán theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính.
* ) Chế độ báo cáo kế toán :
Theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính Công ty phải lập các báo cáo sau :
- Bảng cân đối kế toán. Mẫu số B 01 – DN.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mẫu số B 02 – DN.
- Thuyết minh báo cáo tài chính. Mẫu số B 09 – DN.
- Báo cáo thuế
Ngoài ra để phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính phòng còn lập các biểu mẫu sau :
- Báo cáo kế hoạch thu chi tài chính.
- Quyết toán thuế năm.
- Bảng cân đối tài khoản.
Mặc dù công tác kế toán ở công ty chưa thật hoàn thiện nhưng nói chung đã cung cấp được tương đối đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về mọi mặt tài sản, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và quản lý vốn, nguồn vốn của công ty, đồng thời còn giám sát được quá trình kinh doanh và phản ánh chất lượng kinh doanh.
Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bao bì, in ấn, sản phẩm có tính nhạy cảm với cơ chế thị trường, đòi hỏi trang thiết bị phải hiện đại và liên tục được đổi mới. Do đó, TSCĐ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất. Chất lượng TSCĐ quyết định chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và cũng không quá khi nói rằng nó quyết định sự tồn tại của công ty trước sự cạnh tranh quyết liệt trong cơ chế thị trường. Vì vậy, kế toán TSCĐ là phần hành quan trọng có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ sự biến động của TSCĐ, quá trình sửa chữa, bảo dưỡng và trích khấu hao cơ bản... điều đó nói lên tầm quan trọng trong việc quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ để TSCĐ phát huy hết vai trò của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, kịp thời đầu tư thêm và đổi mới T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0432.doc