Đề tài Một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa

Lêi nãi ®Çu

Ch­¬ng I:

C¬ së lý luËn vÒ thanh to¸n

kh«ng dïng tiÒn mÆt trong nÒn kinh tÕ

I. Sù cÇn thiÕt kh¸ch quan vµ vai trß cña thanh to¸n kh«ng dïng tiÒn mÆt trong nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng: 7

1. Sù cÇn thiÕt kh¸ch quan: 7

2. Vai trß cña thanh to¸n kh«ng dïng tiÒn mÆt trong nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng: 9

II. Qu¸ tr×nh ph¸t triÓn cña nghiÖp vô thanh to¸n kh«ng dïng tiÒn mÆt

ë ViÖt Nam. 12

1. Thanh to¸n kh«ng dïng tiÒn mÆt trong thêi kú kinh tÕ kÕ ho¹ch ho¸ tËp trung. 12

2. Thanh to¸n kh«ng dïng tiÒn mÆt trong nÒn kinh tÕ hµng ho¸ nhiÒu thµnh phÇn. 13

III. Nh÷ng quy ®Þnh mang tÝnh nguyªn t¾c vÒ thanh to¸n kh«ng dïng tiÒn mÆt ë ViÖt Nam. 17

1. Quy ®Þnh chung: 17

2. Quy ®Þnh ®èi víi kh¸ch hµng: 18

2.1. Quy ®Þnh ®èi víi bªn mua (bªn ph¶i tr¶) 18

2.2. Quy ®Þnh ®èi víi bªn b¸n (bªn thô h­ëng) 18

3. Quy ®Þnh ®èi víi ng©n hµng (ng­êi thùc hiÖn thanh to¸n). 19

IV. C¸c h×nh thøc thanh to¸n kh«ng dïng tiÒn mÆt ®­îc ¸p dông ë n­íc ta hiÖn nay: 20

1. Thanh to¸n b»ng sÐc: 21

1.1. SÐc chuyÓn kho¶n: 22

1.2. SÐc b¶o chi: 24

2. Thanh to¸n b»ng uû nhiÖm chi - chuyÓn tiÒn: 25

3. Thanh to¸n b»ng uû nhiÖm thu. 26

4. Thanh to¸n b»ng th­ tÝn dông. 28

5. Thanh to¸n b»ng ng©n phiÕu thanh to¸n. 29

6. ThÎ thanh to¸n. 30

6.1. ThÎ ghi nî (thÎ kh«ng ph¶i ký quü) cßn l¹i lµ thÎ lo¹i A. 31

6.2. ThÎ ký quü thanh to¸n (thÎ lo¹i B) 31

6.3. ThÎ tÝn dông (thÎ lo¹i C) 31

Ch­¬ng II:

Thùc tr¹ng thanh to¸n kh«ng dïng tiÒn mÆt

t¹i Ng©n hµng C«ng th­¬ng §èng §a

I. Kh¸i Qu¸t ho¹t ®éng kinh tÕ x• héi QuËn §èng §a. 32

II. Kh¸i qu¸t t×nh h×nh ho¹t ®éng cña NHCT §èng §a. 33

1. M« h×nh tæ chøc: 33

2. Ho¹t ®éng nguån vèn. 35

3. C«ng t¸c sö dông vèn. 37

4. Kinh doanh ®èi ngo¹i. 39

5. C«ng t¸c thanh to¸n: 40

6. KÕt qu¶ tµi chÝnh: 41

II. Thùc tr¹ng thanh to¸n kh«ng dïng tiÒn mÆt t¹i Ng©n hµng C«ng th­¬ng §èng §a: 41

1. T×nh h×nh thanh to¸n nãi chung: 41

2. Thùc tr¹ng ¸p dông c¸c h×nh thøc thanh to¸n kh«ng dïng tiÒn mÆt t¹i Ng©n hµng C«ng th­¬ng §èng §a: 43

2.1. H×nh thøc thanh to¸n b»ng sÐc: 45

2.2. Thanh to¸n b»ng uû nhiÖm chi - chuyÓn tiÒn: 51

2.3. Thanh to¸n b»ng uû nhiÖm thu: 55

2.4. Thanh to¸n b»ng ng©n phiÕu thanh to¸n: 56

Ch­¬ng III:

Mét sè gi¶i ph¸p nh»m më réng vµ hoµn thiÖn c¸c h×nh thøc

thanh to¸n kh«ng dïng tiÒn mÆt qua ng©n hµng

1. KiÕn nghÞ vÒ sÐc chuyÓn kho¶n: 59

2. VÒ møc thu phÝ chuyÓn tiÒn trong cïng ®Þa bµn khi thùc hiÖn thanh to¸n ®iÖn tö. 61

3. KiÕn nghÞ vÒ uû nhiÖm chi: 62

4. KiÕn nghÞ vÒ ng©n phiÕu thanh to¸n : 64

KÕt luËn

Tµi liÖu tham kh¶o

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống có tham gia thanh toán bừ trừ. Để được thanh toán bằng uỷ nhiệm thu, khách hàng mua và bán phải thống nhất ký hợp đồng thoả thuận dùng hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu với điều kiện thanh toán đã ghi rõ trong hợp đồng kinh tế và phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ người mua biết để làm căn cứ thanh toán các uỷ nhiệm thu. Sau khi đã hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập uỷ nhiệm thu kèm theo hoá đơn, vận đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp tới ngân hàng phục vụ bên trả tiền để yêu cầu thu hộ. Khi nhận được giấy uỷ nhiệm thu trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng bên trả tiền trích tài khoản của bên trả tiền trả ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán. Nếu tài khoản bên trả tiền không đủ tiền thì bên trả phải bị phạt chậm trả cho bên thụ hưởng. Thời gian phạt tính từ ngày nhận uỷ nhiệm thu mà tài khoản tiền gửi không đủ tiền thanh toán đến ngày có đủ tiền. Mức phạt được tính như sau: Số tiền x Số ngày chậm trả x 150% mức lãi suất vay hiện hành Uỷ nhiệm thu được áp dụng cho hai bên thanh toán mua và bán có sự tín nhiệm với nhau, hình thức thanh toán thích hợp đối với các dịch vụ cung ứng, với khối lượng định kỳ như điện, nước, điện thoại..v.v.. Đối với hình thức này, hiện nay ít được khách hàng sử dụng vì có nhiều nhược điểm như sự sai lệch tiền và hàng, mọi tranh chấp về chứng từ khống. Dịch vụ này đều do hai bên tự giải quyết, các đơn vị thường tìm cách chiếm dụng vốn lẫn nhau. Mặt khác Uỷ nhiệm thu và chứng từ giao hàng lại xuất phát từ bên bán nhưng đòi hỏi ghi Nợ trước Có sau cho nên thanh toán chậm trễ, không thu hút được khách hàng. 4. Thanh toán bằng thư tín dụng. Thư tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiện bên bán đòi hỏi phải có đủ số tiền để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký. Khi có nhu cầu, bên mua lập giấy mở thư tín dụng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi (hoặc tiền vay ngân hàng) một số tiền bằng tổng giá trị hàng đặt mua để lưu ký vào một tài khoản riêng. Ngân hàng bên trả tiền phải gửi ngay thư tín dụng cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng để báo cáo cho khách hàng biết. Mức tối thiểu của một thư tín dụng là 10 triệu đồng, tiền gửi thư tín dụng không được hưởng lãi, mỗi thư tín dụng chỉ dùng để trả cho một người thụ hưởng. Thời hạn hiệu lực thanh toán của một thư tín dụng là 03 tháng kể từ ngày ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng. Bên bán có trách nhiệm giao hàng cho bên mua sau khi nhận được giấy báo thư tín dụng đã mở. Thư tín dụng được áp dụng thanh toán giữa hai đơn vị mở và sử dụng tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau trong cùng hệ thống. Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng trả tiền cho bên thụ hưởng căn cứ vào hoá đơn, vận đơn, các chứng từ giao nhận hàng có chữ ký của người đại diện trả tiền, kèm theo giấy uỷ nhiệm của người đã trả tiền do người thụ hưởng xuất trình, phù hợp với các điều khoản quy định thống nhất giữa hai bên mua, bán được ghi trên thư tín dụng. Sau khi trả tiền ngân hàng phục vụ người thụ hưởng phải báo nợ ngay cho ngân hàng phục vụ người trả tiền để tất toán thư tín dụng. Mọi trường hợp tranh chấp về hàng hoá đã giao và tiền hàng đã trả do hai bên mua bán giải quyết. Phần lớn thư tín dụng được áp dụng trong thanh toán ngoại thương. Mua bán ở phạm vi quốc gia ít được sử dụng vì thủ tục phiền hà, hơn nữa phải lưu ký một số tiền lớn trên tài khoản mà không được hưởng lãi nên gây ra đọng vốn. 5. Thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán. Đáp ứng nhu cầu ngày thanh toán ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc chu chuyển vốn của các doanh nghiệp, góp phần giảm bớt nhu cầu tiền mặt, ngày 21/11/1992, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định 239/QĐ - NH1, đưa ngân phiếu thanh toán vào sử dụng. Ngân phiếu thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do Nhà nước độc quyền phát hành. Ngân phiếu thanh toán được lưu hành trong cả nước, có mệnh giá trên mỗi tờ, không ghi tên và địa chỉ chuyển nhượng. Mệnh giá cụ thể do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trong từng thời kỳ. Hiện nay, ngân phiếu thanh toán có các mệnh giá là 500.000 đồng, 1.000.000 đồng và 5.000.000 đồng. Ngân phiếu thanh toán được áp dụng cho khách hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, trả nợ ngân hàng, nộp ngân sách, gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng và gửi tiết kiệm. Thủ tục nộp, lĩnh ngân phiếu thanh toán được áp dụng như thủ tục nộp và lĩnh tiền mặt. Khi khách hàng không sử dụng ngân phiếu thanh toán hoặc hết thời hạn lưu hành, người sử dụng ngân phiếu thanh toán nộp vào ngân hàng hay kho bạc nhà nước để ghi có vào tài khoản tiền gửi hoặc đổi lấy tiền mặt hay ngân phiếu thanh toán đang có giá trị lưu hành theo yêu cầu của khách. Ngân phiếu thanh toán không có hiệu lực thanh toán là ngân phiếu đã hết thời hạn lưu hành, bị tẩy xoá, rách nát, dây bẩn... Ngân phiếu thanh toán được bảo quản như tiền, mất ngân phiếu thanh toán cũng như mất tiền. Ngân phiếu thanh toán là một hình thức mới ra đời, khách hàng rất ưa chuộng vì sử dụng tiện lợi, như sử dụng tiền mặt, song lại tiết kiệm nhiều công sức kiểm đếm giao nhận, phạm vi thanh toán rộng, tốc độ thanh toán nhanh, phù hợp với cơ chế thị trường. Người sử dụng ngân phiếu chủ động. Nếu để thanh toán ngân phiếu lưu thông một cách qúa rộng rãi cũng có thể gây ra lạm phát như lưu thông tiền mặt. Từ đó ngân phiếu thanh toán chỉ coi như là một giải pháp tình thế trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi. Khi nhu cầu tiền mặt đủ đảm bảo bình thường thì thay thế ngân phiếu thanh toán bằng hình thức thích hợp hơn. 6. Thẻ thanh toán. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán gắn với kỹ thuật tin học được ứng dụng trong ngân hàng. Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền tự động. Thẻ thanh toán có nhiều loại, trước mắt được áp dụng 03 loại thẻ sau: 6.1. Thẻ ghi nợ (thẻ không phải ký quỹ) còn lại là thẻ loại A. Khách hàng sử dụng loại thẻ này không phải lưu ký trước số tiền vào một tài khoản nhằm đảm bảo thanh toán cho thẻ mà căn cứ để thanh toán là dựa trên số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng và hạn mức thanh toán theo quy định đã được ngân hàng ghi vào bộ nhớ của thẻ. Thẻ được dùng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán thường xuyên, có tín nhiệm với ngân hàng, do giám đốc ngân hàng phát hành thẻ xem xét và quyết định. 6.2. Thẻ ký quỹ thanh toán (thẻ loại B) Muốn sử dụng thẻ này khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại ngân hàng và được sử dụng thẻ có giá trị thanh toán bằng số tiền ký quỹ ghi trong thẻ đã lưu ký. Loại thẻ này được áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng. 6.3. Thẻ tín dụng (thẻ loại C) áp dụng đối với các khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng cho vay tiền. Khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng chấp nhận bằng văn bản. Thẻ thanh toán ở nước ta mới ở giai đoạn thí nghiệm cần phải tiếp tục hoàn thiện. Đây là một dịch vụ hoàn toàn tự động và dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến nên phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Hiện nay do vốn đầu tư hạn chế nên chưa trang bị được máy đọc thẻ ở nhiều nơi, vì vậy chưa được sử dụng rộng rãi. Trong tương lai, Việt Nam sẽ xây dựng nhiều siêu thị, trung tâm thương mại thì thẻ thanh toán sẽ được sử dụng rộng rãi và trở thành phương tiện thanh toán được dùng nhiều nhất, tiện lợi nhất. Chương II: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa I. Khái Quát hoạt động kinh tế xã hội Quận Đống Đa. Đống Đa là một trong bẩy quận nội thành của thành phố Hà Nội, có mật độ dân cư đông đúc, diện tích rộng với khu công nghiệp lớn, tập trung nhiều nhà máy lớn sản xuất công nghiệp như ngành cơ khí, chế biến cao su, may mặc, giầy da... Đống Đa mang tính đặc thù là khu trung tâm sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thành phố, lại là một trong những quận có diện tích lớn, cho nên hoạt động kinh tế trên địa bàn quận rất sôi động với tất cả các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân, cá thể có khả năng tiềm tàng rất lớn. Phần lớn các doanh nghiệp quốc doanh là một số lượng lớn các công ty tư nhân đóng trên địa bàn quận đều mở tài khoản và thực hiện thanh toán tại Ngân hàng Công thương Đống Đa. Được tự do cạnh tranh, bình đẳng trước pháp luật cho nên tất cả các thành phần kinh tế, hộ sản xuất cá thể, tư nhân có vốn, có khả năng sản xuất kinh doanh đều vươn ra thị trường. Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2000 của uỷ ban nhân dân quận Đống Đa về tình hình sản xuất kinh doanh : - Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2000 là 82 tỷ 999 triệu đạt 41% kế hoạch năm. - Kinh tế tập thể tăng 34%so với cùng kỳ, tập trung ở các hợp tác xã đã cổ phần hoá - Kinh tế cá thể tăng 41% so với cùng kỳ. Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2000 kinh tế trong quận tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên một số doanh nghiệp nhà nước trong quận có phần chững lại, kinh doanh hiệu quả thấp. Quận đã tập trung tìm biện pháp tháo gỡ, củng cố để các doanh nghiệp phấn đấu đến cuối năm 2000 giá trị sản lượng công nghiệp đạt 114.802.000.000 = 59% kế hoạch năm, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 1999. Giá trị xuất khẩu tăng 28,8% so với năm 1999. Đống Đa là quận có nhiều khu dân cư lớn như Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ, Vĩnh Hồ, Thành Công... và nhiều khu tập trung sản xuất kinh doanh như Nam Đồng, Tôn Đức Thắng, Khâm Thiên... nhất là thành phần kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh cá thể. Đa số các hộ gia đình có thu nhập trên trung bình trở lên và rất nhiều hộ có thu nhập cao, có nhu cầu chi tiêu, thanh toán rất lớn. Trình độ dân trí đã cao hơn, nhất là trong thời đại kĩ thuật thông tin nghe nhìn như hiện nay. Ngân hàng Công thương Đống Đa đóng trên địa điểm được coi là trung tâm địa bàn quận, là một đơn vị kinh doanh tiền tệ tín dụng đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn và thanh toán giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thanh toán kịp thời góp phần thúc đẩy kinh tế trong quận đạt hiệu quả cao. II. Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương Đống Đa. 1. Mô hình tổ chức: Ngân hàng Công thương Đống Đa được thành lập ngày 01/08/1988 là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn trung và dài hạn (kể cả ngoại tệ) của mọi thành phần kinh tế có nhu cầu về vốn và thanh toán trong nền kinh tế. Sự chuyển mình của cơ chế thị trường đã đặt các ngân hàng vào một môi trường mới, môi trường mà ở đó chỉ có chỗ đứng cho những ngân hàng nhạy bén, năng động và sáng tạo. Ngân hàng Công thương Đống Đa ngoài chức năng đi vay để cho vay, còn tổ chức tốt dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, làm nhiệm vụ bảo lãnh, dự thầu... Giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Ngân hàng Công thương Đống Đa là một chi nhánh ngân hàng quận trực thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam. Cho nên Ngân hàng Công thương Đống Đa là một đơn vị hạch toán nội bộ, trực tiếp kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng trên địa bàn quận Đống Đa. Ngân hàng Công thương Đống Đa có quy mô tương đối lớn khoảng 300 cán bộ nhân viên. Ngân hàng gồm có ban giám đốc với 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Các phòng ban chức năng đảm nhiệm công việc kinh doanh tuỳ từng nội dung. Hoạt động bao gồm : 1. Phòng kế toán - tài chính. 2. Phòng kinh doanh. 3. Phòng nguồn vốn. 4. Phòng kho quỹ tiền tệ. 5. Phòng Tổ chức - Hành chính. 6. Phòng thanh toán quốc tế. 7. Phòng kiểm soát. Với 2 phòng giao dịch: a. Phòng giao dịch Kim liên. b. Phòng giao dịch Cát linh. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc Ngân hàng Công thương Đống Đa, các phòng ban phối kết hợp chặt chẽ để hoạt động, làm tốt chức năng kinh doanh của ngân hàng là đi vay để cho vay, làm dịch vụ thanh toán đảm bảo an toàn vốn vay, thu hồi cả gốc và lãi, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và thu lợi nhuận của ngân hàng cao. Bằng cách luôn đổi mới phong cách lề lối làm việc, trân trọng khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, đưa khoa học công nghệ tin học mới vào khâu thanh toán. Thực hiện thanh toán nhanh, kịp thời, an toàn cho khách hàng và ngân hàng góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy sản xuất, dịch vụ của nước ta ngày càng phát triển. 2. Hoạt động nguồn vốn. Nhận thức được tầm quan trọng về công tác nguồn vốn của ngân hàng là “đi vay để cho vay” nên ngay từ đầu năm Ngân hàng Công thương Đống Đa đã đặc biệt quan tâm bằng mọi biện pháp duy trì và không ngừng tăng trưởng nguồn vốn. Vì vậy nguồn vốn của ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập và huy động được để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác. Nguồn vốn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi của Ngân hàng phải kể đến nguồn tiền gửi tiết kiệm. Để khai thác tối đa nguồn tiền gửi này, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã đưa ra nhiều hình thức huy động tiết kiệm như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn 3 tháng. 6 tháng, 9 tháng, 1 năm và tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Song song với việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới thu hút tiền gửi tiết kiệm đến tận các Phường trong Quận đống đa. Trong những năm qua Ngân hàng Công thương Đống Đa đã có nhứng khoản chi lớn để tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho các Qũy tiết kiệm cũ, mở thêm các quỹ tiết kiệm mới, nâng tổng số qũy tiết kiệm của Ngân hàng lên 14 Quỹ. Hầu hết các qũy được xây dựng đẹp. ở vị trí thuận tiện, với đội ngũ nhân viên lịch sự trong giao tiếp đối với khách hàng nên đã thu hút thêm nhiều khách hàng tới gửi tiền ở Ngân hàng. Nguồn vốn là cơ sở để thành lập và tổ chức các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ. Nếu nguồn vốn dồi dào, ngân hàng có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng để thoả mãn tối đa nhu cầu về vốn trên địa bàn quận mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán chi trả cho đơn vị, mặt khác nó quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Nhận thức được vai trò cần thiết, quan trọng của nguồn vốn trong kinh doanh, Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn quan tâm, chỉ đạo công tác huy động vốn trên địa bàn một cách tích cực, bằng nhiều biện pháp: - Tuyên truyền, quảng cáo trên truyền hình, báo chí để thu hút khách hàng để mở tài khoản tiền gửi cá nhân và các tổ chức kinh tế. Với tháI độ tiếp khách nhiệt tình, văn minh, phục vụ khách hàng nhanh, đảm bảo chính xác và an toàn, thủ tục mở tài khoản đơn giản tránh phiền hà để thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Với việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và mở rộng mạng lưới huy động vốn trên địa bàn Quận đã thu hút thêm nhiều khách hàng đến mở tài khoản tại Ngân hàng, nâng số tài khoản hoạt động từ 1824 tài khoản vào cuối năm 1999 lên 2300 tài khoản vào cuối năm 2000. Đến ngày 30/6/2001 tổng số tài khoản tiền gửi đã tăng lên 2602 tài khoản, tăng 302 tài khoản so với năm 2000. Kết cấu vốn lưu động của Ngân hàng Công thương Đống Đa thời gian qua được phản ánh qua biểu sau: Đơn vị : tỷ đồng. Thời gian Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 30/6/2001 1. Tiền gửi của các TCKT 339 436 347 439 469 2. Tiền gửi dân cư và tiền gửi khác 850 859 1171 1360 1401 Tổng nguồn vốn 1.189 1295 1518 1799 1870 Theo bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng có chiều hướng gia tăng nhanh. Chỉ trong vòng 04 năm từ 1997 đến 2001 nguồn vốn huy động đã tăng rất nhanh. Trong đó nguồn vốn của các tổ chức kinh tế có chiều hướng gia tăng nhưng còn chậm. Trong thời gian gần đây do nguồn gửi tiết kiệm của Ngân hàng gia tăng mạnh Ngân hàng đã giảm bớt hình thức huy động bằng kỳ phiếu. 3. Công tác sử dụng vốn. Với nguồn vốn huy động được trên địa bàn quận là chủ yếu, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã sử dụng một cách tối đa để đáp ứng nhu cầu vay vốn: ngắn hạn, trung hạn, dàI hạn của các đơn vị kinh tế và cá nhân... trong quận bằng nhiều hình thức: cho vay ngắn hạn, cho vay đầu tư các dự án, cho vay sinh viên, tạo công ăn việc làm, cho vay hộ sản xuất, cầm cố... Do tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các thành phần kinh tế trong quận có nhiều biến động. Cụ thể về sản xuất công nghiệp: các doanh nghiệp sản xuất (quốc doanh và tư nhân) kỹ thuật công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới, thiếu vốn đầu tư... dẫn đến sản xuất hàng hoá trong một số doanh nghiệp trong quận sản phẩm sản xuất ra bị ứ đọng, chậm tiêu thụ gây ảnh hưởng không nhỏ cho việc kinh doanh của ngân hàng và đơn vị kinh tế. Nhưng với đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu và nhiệt tình, có đạo đức tốt nên Ngân hàng Công thương Đống Đa đã mở rộng thị trường tín dụng. Cán bộ tín dụng đã trực tiếp tiếp cận với doanh nghiệp và cá nhân để nắm vững tình hình các đối tượng có nhu cầu xin vay vốn, giúp cho việc phát tiền vay của ngân hàng mang lạI hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn vốn vay của ngân hàng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, giúp cho các đơn vị, cá nhân tìm ra hướng đI mới phù hợp với kinh tế thị trường, cải thiện đời sống kinh tế xã hội. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của khách hàng Ngân hàng tiến hành cấp tín dụng với thời hạn ngắn, trung và dài hạn. Trong các loại hình cho vay này thì tín dụng ngắn hạn bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tín dụng trung và dài hạn. Thực tế đó thể hiện qua biểu sau: Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 30/6/2001 1. Dư nợ ngắn hạn 474 503 573 588 592 2. Dư nợ trung và dài hạn 67 100 121 183 190 Tổng dư nợ 541 603 694 771 782 Theo biểu trên thì dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn đều có chiều hướng gia tăng. Mặc dù nhu cầu vay vốn trung dài hạn lớn nhưng Ngân hàng vẫn không có đủ nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay này. Trong thời gian qua Ngân hàng tuy đã thực hiện cấp tín dụng bằng ngoại tệ nhưng loại tín dụng này vẫn chưa phát huy được hiệu quả do nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng còn rất hạn hẹp, Ngân hàng phải thường xuyên nhận vốn điều hoà từ Ngân hàng Công thương trung ương, trong nhiều trường hợp Ngân hàng phải cho khách hàng vay VND để mua ngoại tệ. Thấy được tầm quan trọng của thành phần kinh tế quốc doanh đối với nền kinh tế, trong quan hệ tín dụng với thành phần kinh tế này Ngân hàng Công thương Đống Đa đã tập trung một khối lượng vốn lớn để thoả mãn nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định cho các doanh nghiệp làm ăn thực sự có hiệu quả để giúp doanh nghiệp có đủ sức vươn lên đứng vững trên thị trường. 4. Kinh doanh đối ngoại. Sáu tháng đầu năm 2001 kinh doanh đối ngoại thu được kết quả đáng kể, thông qua hoạt động đối ngoại uy tín của Ngân hàng Công thương Đống Đa ngày càng được nâng cao, thu hút được thêm nhiều khách hàng. Lĩnh vực kinh doanh đối ngoại đã thu được 1852 triệu đồng, bao gồm phí thanh toán mở L/C và lãi mua bán, cụ thể: - Đã mở 290 L/C nhập khẩu, số tiền là 18.528.040 USD cho 22 khách hàng. - Đã mở được 8 L/C xuất khẩu, số tiền là 646.814 USD. - Thu dịch vụ phí thanh toán quốc tế đạt 1348 triệu Đồng, bằng 124% so với 9 tháng đầu năm 1999. Kinh doanh ngoại tệ: - Tổng doanh số mua vào 20.991.548 USD và 2.183.881 DEM bằng 136% so với cùng kỳ năm 1999. Tổng số doanh số bán ra là 22.142.062 USD và 2.146.604 DEM bằng 128% so với cùng kỳ năm 1999. Chênh lệch lãi 387 triệu Đồng chi trả kiều hối. - Ngân hàng nhận số tiền 196.527 USD và 758.193 DEM - Trả số tiền 193.927 USD và 755.950 DEM. Hoạt động kinh doanh đối ngoại là nghiệp vụ tuy còn mới nhưng đã có nhiều triển vọng phát triển có hiệu quả. Thời gian qua ngoại tệ khan hiếm, nhưng chi nhánh đã tích cực khai thác bằng nhiều nguồn để tăng khả năng thanh toán bằng ngoại tệ đáp ứng được nhu cầu nhập vật tư hàng hoá của doanh nghiệp cũng như nhu cầu thanh toán kiều hối cho dân cư, Chi nhánh đã sử dụng nguồn ngoại tệ từ quỹ điều hoà của Trung ương cho vay có hiệu quả tăng vòng quay vốn ngoại tệ. 5. Công tác thanh toán: Trong công tác thanh toán Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn đặt việc phục vụ khách hàng với chất lượng cao, gây lòng tin với khách hàng là mục tiêu hàng đầu để thực hiện. Đào tạo đội ngũ thanh toán viên có trình độ nghiệp vụ thành thạo, thái độ phục vụ nghiêm túc, nhiệt tình, hướng dẫn khách hàng nắm vững thủ tục thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch. Bên cạnh việc đào tạo con người, Ngân hàng còn trang bị hệ thống vi tính, thực hiện việc nối mạng trong toàn chi nhánh để cung cấp thông tin nhanh, chính xác để lãnh đạo chỉ đạo việc kinh doanh hoạt động của Ngân hàng được tốt. Việc ngân hàng áp dụng thanh toán liên hàng đIện tử, thanh toán bù trừ qua vi tính (giao nhận qua đĩa mềm) đã đẩy nhanh tốc độ thanh toán rút ngắn thời gian chu chuyển vốn của khách hàng, đảm bảo an toàn cao, ít sai sót gây lòng tin và uy tín với khách hàng. 6. Kết quả tài chính: Năm 1999 thu nhập cả năm đạt 111 tỷ đồng trong đó: Thu lãi cho vay: 60,6 tỷ đồng Thu lãi điều chuyển vốn : 45,2 tỷ đồng Thu phí dịch vụ và bảo lãnh: 5,2 tỷ đồng Năm 2000 thu nhập cả năm đạt 132 tỷ đồng trong đó: Thu lãi cho vay: 72,5 tỷ đồng Thu lãi điều chuyển vốn: 51,5 tỷ đồng Thu phí dịch vụ và bảo lãnh: 8,0 tỷ đồng. II. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa: 1. Tình hình thanh toán nói chung: Hoạt động trên phạm vi quân Đống Đa với nền kinh tế thị trường đa thành phần. Khách hàng là những doanh nghiệp nhà nước, HTX, tổ sản xuất, công ty TNHH, hộ cá thể và cá nhân, với số tài khoản tiền gửi lên tới 2102 có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng. Đòi hỏi Ngân hàng Công thương Đống Đa quan tâm, chú trọng đến công tác thanh toán không dùng tiền mặt và coi đó là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Vì nếu làm tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng, làm tăng thêm nguồn vốn trong thanh toán (với lãi suất thấp) tạo đIều kiện cho kinh doanh ngân hàng có hiệu quả cao, đáp ứng vốn cho nền kinh tế và tăng thu nhập về dịch vụ. Đồng thời giúp cho cá nhân quen dần với thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, thấy hết được sự hơn hẳn của nó so với thanh toán bằng tiền mặt. Thấy rõ được ưu điểm và thuận lợi của công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng nên một số các doanh nghiệp, công ty...và khách hàng càng quan tâm hơn đến phương thức này nhằm giảm tối đa về chi phí, tranh thủ được thời gian, cũng như an toàn vốn cao. Bên cạnh đó công tác thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện ở Ngân hàng Công thương Đống Đa trong 6 tháng đầu năm 2001 vẫn gặp khó khăn. Số liệu bảng 1 sẽ thể hiện điều đó: Bảng 1: Tình hình thực hiện thanh toán chung 6 tháng đầu năm 2000 và 6 tháng đầu năm 2001 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2000 6 tháng đầu năm 2001 So sánh Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Thanh toán bằng tiền mặt 2.140.247 31,8 2.103.956 28,1 -36.291 -1,7 Thanh toán không dùng tiền mặt 5.140.573 70,6 5.383.413 71,9 +244.838 4,8 Doanh số thanh toán chung 7.280.822 100 7.489.369 100 +208.547 +2,8 Qua số liệu ở bảng 1 cho ta thấy: Tổng doanh số thanh toán chung 6 tháng đầu năm 2001 là 7.489.369 Triệu đồng tăng + 208.547 Triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2000, số tương đối tăng + 2,9%. Sở dĩ có sự gia tăng này là do ngân hàng không ngừng cải tiến công nghệ thanh toán, nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ thanh toán viên, công tác hạch toán kế toán luôn đảm bảo kịp thời, nhanh chóng, phản ánh chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng luôn tận tình hướng dẫn giúp đỡ khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa có chiều hướng tăng, cụ thể: 6 tháng đầu năm 2001 so với 6 tháng đầu năm 2000 tăng về số tuyệt đối là: + 244.838 Triệu đồng, số tương đối tăng + 4,8% và thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống: về số tuyệt đối giảm - 36.291 Triệu đồng, số tương đối giảm - 1,7%. Điều đó cho thấy NHCT đã khắc phục được những tồn tại trong chế độ cũng như việc tổ chức thực hiện, góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại địa phương giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, góp phần tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển. 2. Thực trạng áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Đống Đa: Hiện nay Ngân hàng Công thương Đống Đa đang áp dụng chủ yếu các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt sau: - Séc - Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền - Uỷ nhiệm thu - Ngân phiếu thanh toán Qua khảo sát thực tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa cho thấy việc sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0105.doc
Tài liệu liên quan