- Cả nhóm (tuỳ số người tham gia trò chơi) ngồi quây thành vòng tròn.
- Một bạn "ra đề" và nêu trước 1 từ (gồm 2 tiếng) có âm đầu giống nhau (ví dụ: m - m/mặt mũi), sau đó chỉ định bạn thứ hai tìm từ để nêu tiếp. Bạn thứ hai nêu được từ đúng yêu cầu thì được chỉ định bạn thứ ba. (nếu không tìm được thì phải đứng tại chỗ để bạn khác xung phong hộ và bạn đó được quyền chỉ định; cho đến khi bạn thứ hai xung phong nêu được từ giúp bạn khác thì sẽ được ngồi xuống).
- Nhóm có thể cử trọng tài tính điểm cho những bạn nêu được từ đúng yêu cầu, không lặp lại từ của bạn đã nêu trước. Khi trò chơi kết thúc (không bạn nào tìm thêm được từ mới), ai nhiều điểm nhất là người thắng cuộc.
41 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2818 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về tổ chức trò chơi trong tiết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p các băng giấy ghi đúng nội dung bài thơ.
CHUẨN BỊ
- Làm các bộ băng giấy (hoặc bìa cứng) ghi đầu bài và từng dòng thơ trong bài học thuộc lòng (theo sách giáo khoa Tiếng Việt đã học); bảo đảm mỗi người tham gia cuộc thi có một bộ băng giấy.
* Chú ý: Các băng giấy có kích thước bằng nhau hay khác nhau tuỳ thuộc thể thơ của bài (thơ 4 tiếng, thơ 5 tiếng, thơ lục bát...); chữ viết trên băng giấy theo kiểu chữ in thường hoặc viết thường, trình bày rõ ràng, đẹp mắt. Nếu có điều kiện, có thể photocopy phóng to gấp đôi hay gấp rưỡi bài thơ in trong sách giáo khoa, sau đó cắt thành các băng nhỏ (mỗi băng 1 dòng thơ).
- Cử 01 người làm trọng tài để điều khiển và đánh giá cuộc thi.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Trọng tài đặt trước mỗi người tham gia thi một bộ băng giấy đã chuẩn bị (cần xáo trộn thứ tự các băng giấy và úp mặt có chữ xuống bàn; các vị trí đặt băng nên cách xa nhau để mọi người không bị ảnh hưởng lẫn nhau)
- Trọng tài nêu yêu cầu (luật chơi):
+ Không lật băng trước khi có lệnh
+ Không nhìn bài của bạn cùng chơi
+ Nghe lệnh "bắt đầu", tất cả cùng lật băng, đọc và xếp lại đúng thứ tự các câu thơ trong bài; cần đặt (trình bày) các băng ngay ngắn, đúng hình thức trình bày thể thơ như trong sách giáo khoa.
Trọng tài bộ hô lệnh "bắt đầu", mọi người cùng thực hiện yêu cầu đã nêu. Ai xếp đúng, đủ, đẹp và nhanh nhất là người thắng cuộc (Đọc giỏi, thuộc nhanh) nếu có nhiều người cùng xếp đúng bài thơ với thời gian bằng nhau, trọng tài có thể xét thêm và cách trình bày đẹp, cách chơi đúng luật... để chọn người giỏi nhất, hặc xếp 2 - 3... người đồng giải Nhất.
THI ĐỌC TIẾP SỨC (1)
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh các bài văn, bài thơ đã học trong sách giáo khoa Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5)
- Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng cây nối tiếp
CHUẨN BỊ
- 01 đồng hồ (dùng để tính thời gian đọc của mỗi nhóm)
- Mỗi học sinh trong nhóm thi có một cuốn sách giáo khoa tuỳ theo lớp thi
- Lập các nhóm chơi có số người bằng nhau; cử 01 người làm trọng tài; xác định bài văn (thơ) sẽ thi đọc
CÁCH TIẾN HÀNH
- Từng nhóm thi đọc tiếp sức lần lượt lên đứng thành hàng ngang, quay mặt về phía các bạn; mỗi người cầm một quyêt sách giáo khoa đã mở sắn trang có bài văn (thơ) sẽ thi đọc.
- Khi nghe lệnh trọng tài hô "bắt đầu", người số 01 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái) phải đọc câu thứ nhất của bài một cách rõ ràng, chính xác và nhanh. Dứt tiếng cuối cùng của câu thứ nhất, người số 2 (cạnh vị trí số 10 mới được đọc tiếp câu thứ hai ... cứ như vậy cho đến người cuối cùng của nhóm; nếu chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến lượt người số 1 đọc - người số 2 đọc ... cho đến hết bài thì dừng lại. Trọng tài tính thời gian và ghi lại kết quả số phút đọc xong toàn bài của từng nhóm.
- Trọng tài cùng các bạn theo dõi nhóm đọc cùng nhận xét và tính điểm "đọc tiếp sức" như sau: Mỗi câu văn (thơ) đọc chính xác, đúng quy định - 1 điểm; không được tính điểm nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
+ Đọc sai, lẫn hay thừa, thiếu tiếng trong câu;
+ Đọc tiếp câu sau, khi người đọc câu trước chưa xong;
+ Đọc liền 2 câu trở lên
* Chú ý: Nếu người đọc câu trước lỡ đọc sang câu sau một vài tiếng rồi mới dừng lại thì người tiếp theo vẫn phải đọc lại từ đầu câu mà mình phải đọc, cả nhóm sẽ bị kéo dài thêm về thời gian.
- Khi các nhóm đã đọc xong, trọng tài công bố kết quả về thời gian đọc và số điểm đọc của từng nhóm. Nhóm được nhiều điểm nhất (ít hoặc không mắc lỗi) và có thời gian đọc ít nhất là nhóm giành phần thắng trong cuộc thi "đọc tiếp sức" theo sách.
THI ĐỌC TIẾP SỨC (2)
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng đọc đúng và bước đầu diễn cảm các bài thơ đã học thuộc lòng (HTL) trong sách giáo khoa Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5)
- Luyện trí nhớ, rèn tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng câu thơ (khổ thơ) nối tiếp.
CHUẨN BỊ
- Mỗi học sinh cần học thuộc các bài thơ đã quy định trong chương trình Tiếng Việt ở mỗi lớp.
- Lập các nhóm chơi có số người bằng nhau; cử 01 người làm "trọng tài"; xác định những bài thơ sẽ thi đọc (bài đã HTL)
CÁCH TIẾN HÀNH
- Trọng tài công bố tên bài thơ (HTL) sĩ thi đọc; nêu quy định cho mỗi lần đọc. (Tuỳ theo cách chơi, có thể quy định mỗi lần đọc 2 dòng thơ 4 chữ hay 5 chữ/1 câu thơ lục bát; hoặc mỗi lần đọc liền một khổ thơ 4 chữ hay 5 chữ...)
- Từng nhóm thi đọc tiếp sức lần lượt lên đứng thành hàng ngang, quay mặt về phía các bạn.
- Khi nghe lệnh trọng tài hô "bắt đầu", người số 1 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái) phải đọc thuộc hai dòng đầu tiên của bài thơ một cách rõ ràng, chính xác và nhanh. Dứt tiếng cuối cùng của hai dòng đầu, người số 2 (cạnh vị trí số 10 mới được hai dòng tiếp theo... cứ như vậy cho đến người cuối cùng của nhóm; nếu chưa hết bài, lại quay về người số 1 đọc - người số 2 đọc... cho đến hết bài thì dừng lại
- Trọng tài cùng các bạn theo dõi cùng nhận xét và tính điểm "đọc tiếp sức" đối với từng nhóm như sau: Mỗi lựơt người đọc thuộc, đúng quy định - 1 điểm; không được tính điểm nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
+ Đọc sai, lẫn hay thừa, thiếu tiếng; hoặc không thuộc câu thơ (khổ thơ);
+ Đọc tiếp câu thơ (khổ thơ) sau, khi người đọc câu trước chưa xong;
+ Đọc quá 2 dòng (hoặc quá 1 khổ thơ) quy định
* Chú ý: Nếu người đọc trước lỡ đọc quá 2 dòng hay quá 1 khổ thơ rồi mới dừng lại thì người tiếp theo vẫn phải đọc đủ và đúng những dòng mà mình phải đọc; người đọc không đúng quy định sẽ bị trừ 01 điểm.
- Khi các nhóm đã đọc xong, trọng tài công bố kết quả số điểm đọc của từng nhóm. Nhóm được nhiều điểm nhất (ít hoặc không mắc lỗi), thuộc bài nhất là nhóm giành phần thằng trong cuộc thi "đọc tiếp sức" không nhìn sách (HTL). Nhóm được ít điểm hơn nhưng có nhiều bạn đọc diễn cảm cũng cần được tuyên dương.
"THẢ THƠ"
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng nhớ và đọc đúng các câu thơ, khổ thơ trong bài thơ đã học thuộc lòng (HTL) ở sách giáo khoa Tiếng Việt (Từ lớp 1 đến lớp 5)
- Luyện trí nhớ tốt, tác phong ứng xử nhanh nhẹn, chính xác và ý thức nỗ lực của từng người trong nhóm (tổ) khi đọc thành tiếng từng câu thơ (khổ thơ) theo yêu cầu nêu ra.
CHUẨN BỊ
- Mỗi học sinh cần học thuộc các bài thơ đã quy định trong chương trình tiếng Việt ở mỗi lớp.
- Lập hai nhóm (tổ) chơi có số người bằng nhau; cử 01 người làm trọng tài; xác định những bài thơ sẽ thi đọc (bài đã HTL) để chuẩn bị phiếu "thả thơ".
- Làm các phiếu thả thơ (bằng giấy hoặc bìa mỏng): Mỗi phiếu ghi một câu thơ đầu của từng khổ thơ (hoặc 1 - 2 từ đầu của mỗi câu thơ lục bát) trong bài đã HTL
CÁCH TIẾN HÀNH
- Trọng tài nêu cách chơi và quy định "luật chơi"
+ Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm (tổ) có số người bằng số phiếu "thả thơ" đã chuẩn bị cho mỗi bài. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng để điều hành việc "thả thơ" của nhóm mình. Hai nhóm trưởng bắt thăm (hoặc "oẳn tù tì) để giành quyền "thả thơ" trước.
+ Mỗi người trong nhóm "thả thơ" cầm một từ phiếu (giữ kín); khi nghe trọng tài hô "bắt đầu", nhóm "thả thơ" cử một người đưa (thả) ra một tờ phiếu cho một bạn bất kì ở nhóm kia. Bạn nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ (hoặc cả câu thơ lục bát - 2 dòng) có câu (từ) ghi trên phiếu; nếu đọc đúng sẽ được tính 1 điểm (hoặc 10 điểm, do trọng tài quy định). Khi "thả" xong hết số phiếu, trọng tài tính tổng số điểm của nhóm đọc thuộc thơ.
Đổi lại nhóm "thả thơ" (đến lượt nhó kia), chơi tương tự như trên, sau đó tính tổng số điểm của nhóm thư hai.
- Chú ý thêm về "luật chơi":
+ Chỉ được "thả" từng phiếu và "thả" cho mỗi bạn đối diện 01 lần (không "thả" nhiều phiếu một lúc và không "thả" nhiều lần phiếu cho một bạn(;
+ Người nhận được phiếu phải tự nghĩ và đọc thuộc khổ thơ (câu thơ), không được hỏi bạn khác trong nhóm - Các bạn trong nhóm không được nhắc bạn;
+ Sau khi nhanạ phiếu, quá 10 giấy (đếm từ 1 đến 10) mà người nhận không đọc được thì sẽ không được tính điểm; nếu đọc đủ câu nhưng có sai, lẫn hoặc ngắc ngứ thì sẽ bị trừ 0,5 điểm.
Kết thúc cuộc chơi, trọng tài nhận xét và công bố kết quả: Nhóm đạt nhiều điểm hơn là nhóm thắng cuộc.
ĐỌC THƠ TRUYỀN ĐIỆN
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng đọc thuộc nhanh câu thơ trong bài đọc thuộc lòng (HTL) ở sách giáo khoa Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5)
- Luyện trí nhớ và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời
CHUẨN BỊ
- Học thuộc các bài thơ đã quy định trong chương trình Tiếng Việt ở mỗi lớp
- Lập các nhóm chơi có số người bằng nhau; cử 01 người làm trọng tài; xác định những bài thơ (đã HTL) sẽ đọc theo lối "truyền điện"
CÁCH TIẾN HÀNH
- Trọng tài công bố tên bài thơ (HTL) sẽ đọc truyền điện; nêu cách chơi và yêu cầu cần thực hiện đúng:
+ Hai nhóm cử đại diện bắt thăm (hoặc "oẳn tù tì") để giành quyền đọc trước
+ Đại diện nhóm đọc trước (A) sẽ đứng lên đọc câu thơ đầu tiên của bài rồi chỉ định thật nhanh ("truyền điện") một bạn bất kì của nhóm đối diện (B). Bạn được chỉ định phải đứng dạy thật nhanh để đọc tiếp câu thơ thứ hai của bài; nếu đọc đúng và trôi chảy thì sẽ được chỉ định ngay một bạn ở nhóm kia (A) đọc tiếp câu thơ thứ ba ... cứ như vậy cho đến hết bài
Trường hợp người bị chỉ định (bị "truyền điện") chưa đọc ngay (vì chưa thuộc), các bạn ở nhóm đối diện sẽ hô "một, hai, ba" (hoặc phải đứng yên tại chỗ (bị "điện giật"); người đã đọc câu thơ trước sẽ được chỉ định một lần nữa để bạn khác trong nhóm đối diện đứng lên đọc tiếp... Ví dụ, ở bài thơ nêu trên: Học sinh (HS) A1 (thuộc) - HSB1 (không thuộc) - HSA chỉ định tiếp HSB2 (thuộc) - HSB2 được chỉ định tiếp HS A2...
Nhóm nào có nhiều người phải đứng (không thuộc bài - bị "điện giật") là nhóm thua cuộc.
- Đọc hết lượt một bài thơ, hai nhóm có thể chơi lại lần thứ hai và đổi lại nhóm đọc trước, hoặc chuyển sang đọc truyền điện với bài thơ khác.
THI GHÉP TIẾNG MỚI
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng ghép nhanh tiếng - từ mang âm, vần mới học theo bài dạy trong SGK Tiếng Việt 1.
- Tăng cường khả nắng thực hành vận dụng kiến thức đã học một cách sáng tạo; kết hợp mở rộng và làm giàu vốn từ ngữ.
CHUẨN BỊ
- Tuỳ khả năng và điều kiện cụ thể, học sinh chọn một trong những thiết bị, đồ dùng học tập sau để thực hiện cuộc thi:
(1) Mỗi người 01 bộ chữ THV1 (dùng để ghi các tiếng tìm được).
(2) Mỗi người 1 bảng con, phấn trắng (dùng để ghi các tiếng tìm được)
(3) Mỗi người một tờ giấy nhỏ (kẻ ô li), bút mực (dùng để ghi các tiếng tìm được)
(4) Nửa tờ giấy trắng dày, khổ to, bút dạ (dùng để ghi các tiếng - từ tìm được của cả nhóm); hồ dán (hoặc bảng dính để gắn tờ giấy lên bảng (hoặc tường)
(5) Bảng lớp, phấn trắng (dùng để ghi tiếng - từ tìm được của từng cá nhân theo cách viết "tiếp sức")
- Cử trọng tài quan sát và ghi chép kết quả của từng nhóm (tổ); chuẩn bị đồng hồ để tính thời gian.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Tổ chức thi theo các nhóm (tổ) có số người bàng nhau
- Trọng tài nêu yêu cầu: tìm các tiếng mang âm (hoặc vần) mới học (là âm, vần gì cụ thể), thời gian khoảng 1 - 2 phút (do trọng tài quy định); chú ý các điều kiện sau:
+ Tiếng tìm được phải có ý nghĩa, hoặc phải đứng trong một kết hợp từ ngữ cụ thể (ví dụ: Tiếng mang vần on - con, son, non, ... lon ton, mon men...);
+ Không ghép lại các tiếng mang âm (vần) mới đã xuất hiện trong bài học ở SGK Tiếng Việt 1;
+ Các tiếng tìm được trong mỗi nhóm phải khác nhau (nếu lặp lại sẽ không được tính điểm)
- Trọng tài phát lệnh (bắt đầu) cho các nhóm (tổ) tiến hành thi theo 1 trong những cách dưới đây:
* Cách 1 (Dùng bộ chữ THTV1)
+ Từng người trong nhóm (tổ) sử dụng bộ THTV1 của mình để ghép các tiếng mới (theo yêu cầu cụ thể do trọng tài nêu ra); chú ý phối hợp với nhau trong nhóm để ghép được các tiếng - từ khác nhau (không lặp lại tiếng của người trong nhóm đã ghép)
+ Hết thời gian, từng nhóm đọc kết quả để trọng tài ghi điểm (tìm đúng mỗi tiếng bảo đảm các yêu cầu nêu trên, được 1 điểm), cụ thể: Từng người của nhóm 1 giơ thanh ghép chữ, đọc từng tiếng - từ ghép được để các nhóm khác cùng trọng tài xác nhận kết quả (Đúng - Sai, hoặc vi phạm các điều kiện đã nêu), ghi tổng số điểm đạt được của nhóm 1. Lần lượt đến nhóm 2, nhóm 3... đọc kết quả. Dựa vào điểm số của từng nhóm, trọng tài tuyên bố các giải Nhất, Nhì...(hoặc giải đồng hạng) của cuộc thi.
* Cách 2 (Dùng bảng con)
Tiến hành tương tự cách 1 (chỉ khác ở hoạt động của cá nhân: Viết chữ ghi tiếng - từ ghéo được vào bảng con; giơ bảng con và đọc từng tiếng - từ tìm được để trọng tài cùng các bạn xác nhận kết quả).
* Cách 3 (Dùng tờ giấy nhỏ ghi kết quả cá nhân)
Tiến hành tương tự cách 1 (chỉ khác ở hoạt động của cá nhân: Viết chữ ghi tiếng - từ ghép được vào tờ giấy trắng; cầm giấy, đọc từng tiếng - từ, sau đó trao lại tờ giấy để trọng tài xác nhận kết quả)
* Cách 4: (Dùng tờ giấy to ghi kết quả của cả nhóm)
+ Cả nhóm (tổ) bàn bạc, cùng tìm tiếng - từ theo yêu cầu cho trước rồi ghi chũ to, rõ ràng (trình bày theo các cột dọc) vào tờ giấy chung.
+ Hết thời gian, các nhóm đem tờ giấy to ghi kết quả gắn lên bảng (hoặc tường); từng nhóm cử đại diện lần lượt đọc kết quả. Trọng tài cùng các nhóm khác nhận xét, đánh giá và cho điểm ; sau đó, căn cứ vào điểm số của từng nhóm để xếp giải Nhất, nhì... (Nếu số điểm của các nhóm bằng nhau, có thể xếp đồng hạng hoặc dựa vào chữ viết đẹp và cách trình bày kết quả rõ ràng để chọn ra nhóm xếp giải cao hơn).
* Cách 5: (Thi viết "tiếp sức" trên bảng lớp)
- Dành khoản 2 phút cho các nhóm bàn bạc (có thể ghi ra giấy), tìm các tiếng - từ theo yêu cầu, chuẩn bị tham gia vào cuộc thi viết "tiếp sức" chữ ghi tiếng mang âm (vần) mới.
- Các nhóm gắp thăm (do trọng tài chuẩn bị các tờ phiếu ghi số 1, 2, 3...) để nhận thứ tự ghi bảng.
- Lần lượt, người thứ nhất của nhóm 1 (số thứ tự 1) ên cầm phấn ghi vào bảng lớp 1 tiếng - từ mang âm (vần) mới đáp ứng các điều kiện đã nêu trên. Người thứ nhất của nhóm 1 ghi xong thì về chỗ để người thứ nhất của nhóm 2 (số thứ tự 2) lên ghi tiếp... Cứ như vậy cho đến nhóm cuối cùng ghi xong thi quay lại nhóm 1 lên ghi tiếp. Nhóm nào hết tiếng - từ trước (không còn tiếng - từ mới để ghi lên bảng) là nhóm bị thua cuộc; nhóm ghi được tiếng - từ cuối cùng (không còn nhóm nào ghe tiếp được tiếng - từ nữa) là nhóm thắng cuộc (Nhất).
Trong quá trình ghi tiếng - từ lên bảng, trọng tài và những người chứng kiến cần đánh giá ngay kết quat (Đúng- Sai, hoặc vi phạm các điều kiện đã nêu) đồng thời ghi điểm cho từng nhóm để theo dõi, xếp loại khi kết thúc cuộc thi.
"GỬI THƯ" CHO BẠN
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh các từ ngữ có tiếng mang âm, vần đã học trong tiết Ôn tập, theo SGK Tiếng Việt 1.
- Kết hợp rèn kĩ năng viết đúng; củng cố và mở rộng vốn từ
CHUẨN BỊ
- Một số mảnh giấy trăng (bằng tờ giấy vở ô li gấp tư) kèm cách bì thư dùng để đựng giấy đã viết ("thư"), tuỳ theo số người chơi trong nhóm, ví dụ: Mỗi nhóm 4 - 5 người → 4 - 5 mảnh giấy trắng, 4 - 5 bì thư/1 nhóm. Mỗi lần chơi có 2 nhóm, có thể chơi nhiều lần, tuỳ thời gian cho phép.
- Cử trọng tài theo dõi, đánh giá và ghi điểm cho từng nhóm
CÁCH TIẾN HÀNH
- 2 nhóm chơi ngồi bàn đối diện, cách nhau khoảng 3 - 4m; chuẩn bị mỗi người 1 mảnh giấy trắng và bút viết
- Trọng tài nêu yêu cầu: Mỗi người trong nhóm viết ra giấy 1 (hoặc 2) từ ngữ, mỗi từ ngữ gồm 2 tiếng, trong đó có ít nhất 1 tiếng mang vần cần ôn ở bài Ôn tập; sau đó phát lệnh ("Bắt đầu") cho 2 nhóm cùng viết từ ngữ vào giấy trong thời gian khoảng 2 phút.
* Chú ý: Người ở 2 nhóm có thể tìm từ ngữ giống nhau nhưng trong cùng 1 nhóm thì cần tìm những từ khác nhau (chứa nhiều vần cần ôn tập)
- Hết thời gian, 2 nhóm dừng viết; mỗi người trong nhóm gấp đôi tờ giấy ("thư") và bỏ vào phong bì của mình. Đại diện 2 nhóm "bắt thăm" (hoặc "oẳn tù tì" để giành quyền "đưa thư" trước.
- Trong tài điều khiển việc "đưa thư" và "đọc thư" của 2 nhóm như sau:
+ Lần lượt từng người của nhóm "đưa thư" (A) cầm phong bì giao cho người của nhóm "nhận thư" (B) theo thứ tự 1, 2, 3, 4...
+ Lần lượt từng người của nhóm B cầm phong bì, mở "thư" ra và đọc to từng từ ngữ trên giấy
+ Nhóm A "đưa thư" xong thì đến lượt nhóm B "đưa thư" (nhóm A làm nhiệm vụ "đọc thư")
- Trong tài cùng các bạn xác nhận kết quả và ghi điểm cho từng người ở cả 2 nhóm như sau:
* Mỗi từ ngữ của nhóm A viết đúng yêu cầu, được 1 điểm (đúng cả 2 từ ngữ, được 2 điểm).
* Người của nhóm B đọc đúng và rõ ràng mỗi từ ngữ, được 1 điểm (đọc đúng và rõ ràng cả 2 từ ngữ, được 2 điểm).
* Trường hợp người của nhóm A viết sai yêu cầu (không có tiếng mang vần ôn tập hoặc viết chữ ghi tiếng không có nghĩa, viết sai chính tả...) thì không được điểm. Người của nhóm B phát hiện ra chỗ sai trong "thư" của nhóm A để sửa lại và đọc cho đúng thì vẫn được tính điểm.
- Hết lượt chơi của 2 nhóm, trọng tài cùng các bạn tính điểm của từng nhóm và tuyên bố kết quả (Nhóm nào nhiều điểm hơn là thắng cuộc, được nhận danh hiệu Nhóm đọc - viết giỏi).
THAM KHẢO
Trò chơi này cũng có thể được tổ chức ở các bài học âm - chữ ghi âm (hoặc vần) mới. Cách tiến hành đơn giản như sau:
- Mỗi người trong nhóm viết 1 (hoặc 2) từ ngữ mang vần mới học ngay trên trang SGK Tiếng Việt 1 (hoặc tìm thêm từ ngữ có tiếng mang vần mới học không có trong SGK).
- HS có thể không cần dùng bì thư. Người ở nhóm này chỉ cần gấp tư tờ giấy và trao cho người ở nhóm kia mở ra và "đọc thư" thật nhanh.
HÁI HOA VẦN - TÌM ĐỌC TIẾNG
MỤC ĐÍCH
- Ôn luyện những vần đã học trong tiết Ôn tập (SGK Tiếng Việt 1): Đọc đúng vần và tìm nhanh tiếng - từ mang vần cần ôn tập.
- Rèn luyện kỹ năng phát âm đúng và rõ ràng; kết hợp làm giàu vốn từ ngữ cá nhân
CHUẨN BỊ
- Dùng một số mảnh giấy trắng (3cm x 4cm) có màu sắc khác nhau làm phiếu ghi các vần cần ôn tập (theo bài Ôn tập trong SGK Tiếng Việt 1); có thể ghi 2 - 3 vần khác nhau trên 2 - 3 phiếu có cùng 1 màu. Gấp từng phiếu và dùng băng dính gắn lên một cành cây để làm những "bông hoa vần".
CÁCH TIẾN HÀNH
- Trọng tài nêu yêu cầu chơi: Mỗi người được hái 1 "bông hoa vần", mở ra và đọc đúng vần cho các bạn cùng nghe rồi nhanh chóng tìm ra 2 tiếng có nghĩa (từ đơn) chứa vần đó (hoặc 2 từ ngữ, mỗi từ ngữ có ít nhất 1 tiếng chứa vần đó). Tìm được mỗi từ ngữ đúng yêu cầu, được 5 điểm - đúng cả 2 từ ngữ, được 10 điểm; nếu trọng tài đếm từ 1 đến 5 vẫn chưa tìm được thì không được điểm
Ví dụ: H1 hái được "bông hoa vần" ai, tìm được 2 từ đúng yêu cầu: ngày mai, đài - (10 điểm).
H2 hái được "bông hoa vần" ươi, nếu chỉ tìm được 1 từ tươi cười thì được 5 điểm; nếu tìm được 2 từ cười nói, tươi tắn thì được 10 điểm.
- Lần lượt từng người lên "hái hoa", đọc vần, tìm từ ngữ; các bạn trong lớp cùng nghe và nhận xét Đúng - Sai (hoặc cùng đếm từ 1 đến 5). Trọng tài ghi kết quả của từng người (theo bảng trên). Khi các "bông hoa vần" trên cây đã được hái hết, trọng tài tuyên bố kết quả chung, đề nghệ cả lớp biểu dương các bạn đạt điểm 10 trong trò chơi Hái hoa vần - tìm đọc tiếng.
- Trò chơi này có thể được tổ chức ở các chi tiết Ôn tập giữa học kỳ I, Cuối học kì 1 hoặc cuối tuần 22 (hết phần Học vần) với số lượng vần nhiều hơn.
NGHE ĐỌC ĐOẠN, ĐOÁN TÊN BÀI
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng một đoạn văn trong các truyện kể (bài tập đọc 2 tiết) trong SGK Tiếng Việt 2.
- Luyện kĩ năng nghe hiểu và nhớ tên truyện kể đã học
CHUẨN BỊ
- Tổ chức thành 4 nhóm (A, B, C, D): Nhóm A và nhóm B chơi trước (01 nhóm đọc đoạn văn, 01 nhóm đoán tên truyện - sau đó đổi lại), nhóm C và nhóm D làm trọng tài (nghe, xác nhận kết quả và cho điểm); nếu có thời gian, 2 nhóm C - D được chơi tiếp (2 nhóm A - B làm trọng tài).
CÁCH TIẾN HÀNH
- 02 nhóm tham gia chơi (A - B) ngồi đối diện với nhau; cử nhóm trưởng điều hành hoạt động chung của nhóm, bốc thăm hoặc "oẳn tù tì" để chọn nhóm đọc trước (ví dụ: Nhóm A)
- Nhóm đọc trước (A) được mở SGK Tiếng Việt 2 để lựa chọn 1 đoạn văn (có trong số các truyện kể do trọng tài nêu ra) và cử người đứng lên đọc đoạn văn đó cho nhóm B nghe để đoán tên truyện (có đoạn văn do nhóm A đọc). Sau đó đến lượt nhóm B đọc đoạn văn, nhóm A đoán tên truyện. Mỗi nhóm được thực hiện 3 lần đọc và 3 lần đoán tên truyện.
* Chú ý: Khi đoán tên truyện, cả nhóm không được mở SGK
- Nhóm A có thể chọn 1 đoạn bất kỳ (đã đánh số) trong truyện kể nhưng phải đọc đúng và rõ ràng cho nhóm B nghe. Nhóm B có thể trao đổi với nhau và cử nhóm trưởng đứng lên nêu tên truyện (hoặc cho cả nhóm đọc đồng thanh tên truyện). Hai nhóm làm trọng tài có nhiệm vụ nghe, theo dõi SGK để xác nhận kết quả (Đúng - Sai) cho từng nhóm. Nhóm B đoán xong tên truyện thì được quyền chọn đọc đoạn văn khác cho nhóm A đoán tên truyện... cứ như vậy cho đến khi hết số lần đã quy định (3 lần)
* Chú ý: Nhóm B có thể vẫn đọc nội dung truyện kể được nhóm A chọn đọc, nhưng cần chọn đoạn văn khác với đoạn nhóm A đã đọc. Đoạn văn chọn đọc nói chung nên ngắn gọn, tránh chọn đoạn quá dài.
- Hai nhóm tham gia chơi đều được tính số lần đoán tên truyện (Đúng - sai) để so sánh. Nếu tổ chức được cả 4 nhóm chơi, khi kết thúc, trọng tài sẽ chọn nhóm giỏi nhất để khen ngợi (nếu điểm bằng nhau thì xét nhóm nào đọc rõ ràng, rành mạch, chính xác hơn, đoán tên bài nhanh hơn là nhóm đó thắng cuộc)
THI ĐỌC TRUYỆN THEO VAI
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng lời người kể chuyện; đọc đúng ngữ điệu lời nhân vật trong các truyện kể.
- Luyện kĩ năng đọc thầm; tập trung chú ý theo dõi người khác đọc để phối hợp nhịp nhàng khi đọc lời nhân vật trong truyện.
CHUẨN BỊ
- Xác định câu chuyện trong SGK để thi đọc theo vai (truyện kể, truyện vui).
- Lập các nhóm thi đọc theo vai (mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng đọc lời người kể chuyện và các bạ đọc từng nhân vật trong câu chuyện).
- Cử đại diện (2, 3 học sinh khá, giỏi) tham gia "Ban Giám khảo" để theo dõi, đánh giá và xếp loại (A, B, C) từng nhóm thi đọc; công bố kết quả cuối cuộc thi.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Từng nhóm thi đọc sẽ lần lượt lên đứng trước các bạn, mỗi người trong nhóm cầm một cuốn SGK để đọc đúng nội dung đã được phân công (đọc lời dẫn câu chuyện, đọc lời nhân vật cụ thể).
- Khi nghe đại diện "Ban Giám khảo" hô "bắt đầu", các nhóm mới tiến hành đọc theo vai. Tiêu chuẩn xếp loại các nhóm thi đọc như sau:
+ Loại A: Đọc lời dẫn câu chuyện rõ ràng, chính xác; đọc lời các nhân vật rõ ràng, đúng ngữ điệu; cả nhóm phối hợp với nhau để đọc một cách nhịp nhàng, tự nhiên.
+ Loại B: Đọc lời dẫn câu chuyện rõ ràng, chính xác; đọc lời các nhân vật chưa rõ ràng, đúng ngữ điệu; cả nhóm phối hợp với nhau để đọc một cách nhịp nhàn, tự nhiên.
+ Loại C: Đọc lời dẫn câu chuyện và lời các nhân vật đều chưa rõ ràng, rành mạch; cả nhóm chưa phối hợp với nhau để đọc tốt.
- Từng nhóm tham gia thi đọc truyện theo vai (mỗi tiết Tập đọc có thể cho 2, 3 nhóm thi). "Ban Giám khảo" nhận xét, đánh giá chung và chọn nhóm đọc tốt, hoặc có thể mời cả lớp biểu quyết (giơ tay) chọn nhóm giỏi nhất để biểu dương.
THI ĐỌC ĐỒNG THANH
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng các bài thơ đã học thuộc lòng trong SGK.
- Luyện trí nhớ và trau dồi khả năng đọc đòng thanh có sự phối hợp nhịp nhành giữa các thành viên trong nhóm.
CHUẨN BỊ
- Ôn lại các bài thơ (hoặc khổ thơ) đã học thuộc lòng trong SGK
- Ghi tên các bài thơ sẽ thi đọc lên bảng lớp (theo thứ tự trên).
* Chú ý: Lập các nhóm để thi đọc đồng thanh (mỗi nhóm khoảng 4, 5 người), hoặc thi theo bàn, tổ học tập; cử nhóm trọng tài (nghe và xếp loại nhóm đọc) gồm các nhóm trưởng các nhóm nghe đọc đồng thanh.
- Mỗi trọng tài có 1 bộ thẻ (A, B, C) làm bằng bìa cứng dùng để xếp loại nhóm đọc.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Mỗi nhóm ngồi quây lại với nhau, chọn tên gọi cho nhóm (ví dụ: Sơn Ca, Hoạ Mi, Hoàn yến...) để trọng tài ghi kết quả thi đọc của nhóm lên bảng; cử nhóm trưởng điều hành hoạt động chung của nhóm và tham gia vào tổ trọng tài để đánh giá, xếp loại nhóm khác đọc.
- Mỗi nhóm đăng kí thi đọc 1, 2 bài thơ ghi trên bảng (mỗi bài thơ nên có ít nhất 2 nhóm thi đọc).
- Lần lượt từng nhóm thi đọc đồng thanh bài thơ (hoặc khổ thơ) theo thứ tự ghi trên bảng. Các nhóm khác theo dõi, sau đó cùng nhóm trưởng (trọng tài) chọn thẻ (A hoặc B, C) để đánh giá kết quả đọc của nhóm bạn và ghi lên bảng lớp; ví dụ:
(1) Ngày hôm qua đâu rồi?
- Sơn ca: A, A, A, A, A...
- Hoạ Mi: B, B, A, B, B...
- Hoàng Yến: A, A, A, A, A...
v.v...
* Chú ý: Cho điểm nhóm đọc đồng thanh theo các tiêu chuẩn sau:
+ Loại A: Thuộc bài, đọc đúng và rõ ràng, đồng thanh nhịp nhàng, vừa phải.
+ Loại B: Thuộc bài, đọc đúng và rõ ràng nhưng đồng thanh chưa đều (hoặc to quá hay nhỏ quá)
+ Loại C: Chưa thật thuộc bài (còn có HS trong nhóm chưa tham gia đọc hoặc đọc sai) , đồng thanh chưa đều, cả nhóm phối hợp với nhau chưa tốt.
- Thi độc đồng thanh giữa các nhóm theo từng bài. Cuối cuộc thi, nhóm trọng tài tổng hợp kết quả, so sánh và xếp loại nhóm theo từng bài. Cuối cuộc thi, nhóm trọng tài tổng hợp kết quả so sánh và xếp loại nhóm Nhất, Nhì, ba... để động viên, khen thưởng.
* Chú ý: Có thể cho từng người xung phong lên đứng trước lớp thi đọc diễn cảm (ở lớp nhiều HS khá, giỏi) từng bài thơ (khổ thơ) đã học thuộc lòng. Tổ trọng tài ngồi ở bàn đầu để đánh giá (giơ thẻ xếp loại mỗi khi HS đọc xong), ghi chép lại kết quả để lựa chọn những học sinh đọc thuộc lòng và diễn cảm tốt trong cuộc thi.
THI TÀI GIẢI CÂU ĐỐ CHỮ
MỤC ĐÍCH
- Rèn trí thông minh khi giải các câu đố về chữ viết (dựa vào nghĩa từ, cấu tạo của tiếng và chữ ghi tiếng - từ đó ).
- Góp phần làm giàu vốn từ ngữ và cũng cố các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các PP trò chơi trong Tiếng việt.doc