Bồi thường tăng nặng chỉ áp dụng trong trường hợp mà hành vi xâm hại mang tính hình sự như, gây thiệt hại cho nạn nhân, tái phạm cố ý như, cắt lưỡi, tuyệt đường sinh sản, xử trượng. và phải đền bồi 1/2 gia sản.
Bồi thường giảm nhẹ do sự lầm lỡ vô ý gây thiệt hại, phụ nữ phạm tội nhẹ, vợ quan chức hoặc người quá nghèo khổ “Phàm về giết người vô ý, nếu xét kỹ phạm nghèo cùng cực không thể trả đủ thì bắt 1/2 cho gia đình nạn nhân”
Miễn trách nhiệm dân sử trong trường hợp đặc biệt đó là được Hoàng Đề đặc xá, ân xá, tài sản đã tiêu sài hết mà phạm nhân đã chết thì không truy thu.
11 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề về trách nhiệm dân sự trong pháp luật phong kiến Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề về trách nhiệm dân sự trong pháp luật phong kiến việt nam
Trong thời gian dài gần 400 năm ( 1428-1802), các nhà nước phong kiến nước ta không ngừng xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Do tình hình chính trị xã hội ở từng triều đại và mỗi đời vua có những biến động, nên tình hình phát triển của pháp luật cũng có sự khác nhau. Hình thức pháp luật thế kỷ XV-XVIII rất đa dạng và phong phú. Nhưng pháp luật ở thời kỳ này hầu hết là của triều Lê hoặc phải mang danh nghĩa vua Lê, nhất là thời Hồng Đức đã góp phần quan trọng trong việc củng cố nhà nước và quốc gia Đại Việt.
Bộ Quốc triều hình luật là sự kết tinh và đỉnh cao của những thành tựu lập pháp thế kỷ XV-XVIII, là bộ luật tiêu biểu nhất trong lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam.
Thành tựu pháp luật điển hình của triều Nguyễn là bộ Hoàng Việt Luật lệ và các tập Hội điển. Hoàng Việt Luật lệ là một trong 2 bộ luật điển hình được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ dươí sự kiểm soát của Hoàng Đế.
Bộ Hoàng Việt Luật lệ gồm 398 điều, chia thành 22 quyển. Cách thức phân chia các quyển, mục căn cứ vào thẩm quyền chức năng của Lục bộ. Cấu trúc này gần giống bộ Đại Thanh Luật lệ
So với Quốc triều hình luật triều Lê, Hoàng Việt Luật lệ mang tính khái quát cao hơn, Việc chia quyển đã bước đầu có sự phân ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật. Các chế định về trách nhiệm dân sự pháp luật thời Lê (Quốc triều Hình luật) và pháp luật thời nhà Nguyễn (Hoàng Việt luật lệ)được quy định sơ sài và tản mạn. Các quy định này không phân biệt rõ trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Chế tài hình sự được quy định trước hết nhằm trừng phạt kẻ nào đã xâm phạm vào tài sản hoặc nhân thân của người khác, ngoài hình phạt kẻ phạm tội còn phải bồi thường cho nạn nhân về thiệt hại xảy ra.
Trong chế độ phong kiến ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản là tài sản chính trong gia đình. Bởi vậy, ở Bộ luật Hồng Đức ruộng đất cũng là đối tượng điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực dân sự. Nó được thể hiện qua hình thức sở hữu và hợp đồng. Quốc Triều hình luật đã phản ánh hai chế độ sở hữu ruộng đất trong chế độ phong kiến. Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước trong Bộ luật gọi là ruộng công, ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân (ruộng tư).
Vua là người đứng đầu là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất công có quyền ban cấp một phần ruộng đất công cho quý tộc quan lại để họ hưởng thuế. Còn tập thể làng xã có quyền phân phối ruộng công cho các gia đình cày cấy và phải có trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước. Trong bộ luật Hồng Đức quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất chỉ được quy định dưới góc độ các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng ruộng công và xâm hại tới ruộng công qua đó bác bỏ quyền lợi của chủ sở hữu là nhà nước. Phong kiến bảo đảm nguồn thu ngân khố chủ yếu, góp phần giữ gìn trật tự trị an trong làng xã. Ví dụ:
- Người được bán cấp hoặc người cày cấy không được bán ruộng đất công (Điều 342)
- Không được chiếm ruộng đất công quá số hạn định (Điều 343)
- Không được nhận bậy ruộng đất công của người đã được giao (Điều 344)
- Cấm quan lại làm sai quy định phân cấp ruộng đất công (Điều 347)
- Trong hạt có nơi nào mà bị nạn lụt, nạn mưa đá, sâu keo, châu chấu, phá hoại lúa má, quan chủ ty đáng phải tâu thì không tâu hoặc tâu sai sự thật thì xử tội trương hay phạt. Quan kiểm tra không xét đúng sự thật thì biếm ba tư và bãi chức...(Điều 349)
- Ruộng đất khấu phần thì không được bán cho người khác hay chuyển riêng cho ai trái pháp luật thì phải khép vào tội chiếm bán ruộng đất công (Điều 372)
- Như vậy rõ ràng ruộng đất công không phải là đối tượng hợp đồng mua bán. Trong khi đó ruộng đất tư cũng được bảo vệ một cách chắc chắn như:
- Cấm xâm lấn ruộng đất của người khác (Điều 357)
- Cấm nhà quyền quý chiếm đoạt ruộng đất của lương dân (Điều 370)
- Cấm tá điền tranh chiếm ruộng đất của chủ (Điều 356)
- Cấm bán trộm ruộng đất của người khác (Điều 382)
- Cấm nô tỳ bán trộm ruộng đất của chủ (Điều 386)
- Cấm con cái bán trộm ruộng đất của cha mẹ (Điều 378)
- Không được ức hiếp để mua ruộng đất của người khác (Điều 353)
- Các quy định này cho ta thấy bộ luật đã điều chỉnh ba loại hợp đồng về ruộng đất.
- Hợp đồng mua bán ruộng đất nhà làm luật thời bấy giờ gọi là “bán đứt” và hợp đồng này chỉ hợp pháp khi đủ hai điều kiện
+ Ruộng đất đem bán là của mình
+ Không được ức hiếp để mua ruộng đất
- Hợp đồng cầm cố ruộng đất nhà làm luật thời bấy giờ gọi là “bán tạm” hoặc “ruộng cầm”. Người bán có quyền chuộc lại trong một thời gian mà đã thoả thuận hoặc theo luật định được ghi trong văn tự như chẳng hạn theo luật định là 30 năm và thời điểm chuộc là trước vụ để khỏi thiệt hại hoa màu lợi tức cho người sử dụng.
- Hợp đồng thuê mướn ruộng đất gọi là “cấy rẽ ruộng” hoặc “tá điền cấy nhờ ruộng” cho thuê ruộng đất là có thời hạn. Nếu vi phạm hợp đồng thuê mướn ruộng đất thì bị phạt rất nặng.
- Vấn đề trách nhiệm dân sự được thể hiện qua ba bản hợp đồng trên khá rõ và trật trẽ đã củng cố quyền nghĩa vụ của những người có liên quan.
- Trong khi đó ở bộ luật Hoàng Việt luật lệ có những quy định khá chi tiết rành mạch nội dung thể hiện trong phần luật bao gồm những vấn đề sau: hộ tịch, nhân khẩu, thuế điền sản, điền thế, kho tàng, chợ, cửa hàng. Tài sản mang ra giao dịch dân sự là điền sản, tiền lụa, vàng bạc, xe thuyền, đồ gia dụng, gia súc, gia cầm...
- Cũng như bộ Quốc Triều hình luật đối tượng điều chỉnh quan trọng nhất tài sản là ruộng đất vi tài sản giá trị nhất trong nền kinh tế trọng nông là ruộng đất.
- Sở hữu ruộng đất công và tư
- Sở hữu công thuộc nhà nước, thuộc làng xã.
- Sở hữu ruộng đất công và tư
+ Sở hữu công thuộc nhà nước là bất khả xâm phạm như cung điện, hoàng thành, thái miếu, lăng tẩm...
+ Sở hữu thuộc làng xã gồm công điền, công thổ, thần minh đình, hồ, ao...
- Lý trưởng có trách nhiệm thu thuế theo định kỳ. Vấn đề trách nhiệm dân sự cũng đặt ra nghiêm khắc nếu lý trưởng gian dối đều bị xử trượng truy thu nộp vào nhà nước. Nếu nơi nào thiên tai, hoạn nạn thất bát tra xét đúng sự thật cho miễn giảm thuế
+ Sở hữu tư tài sản tư hữu bao gồm nhà ở, ruộng đất, đồ thờ cúng, đồ gia dụng. Mọi sự xâm hại đến sở hữu tư đều bị trừng phạt. Trong việc xác định chủ tài sản theo điều 136 nổi bật nên như sau:
Của rơi: đồ rớt mất ắt có chủ nhặt được trong hạn năm ngày phải đưa đến cửa quan. Của nhà nước trả cho nhà nước, của tư nhân trả cho người đến nhận lấy 1/2 trả cho chủ còn 1/2 thưởng cho người nhặt được trong 30 ngày không ai đến nhận thi thuộc về người nhặt. Vàng bạc chôn giấu duới đất không kể của nhà nước hay tư nhân, đào được thì cho phép sử dụng không phải bảo quản. Đổ cổ, chung đỉnh, phù ấn là các những khác thường dân không có quyền sử dụng, phải nộp cho nhà nước và trách nhiệm đặt ra là như vậy, nếu không sẽ bị phạt, sau 30 ngày không nộp thì sử phạt 80 trượng, thu vật cho vào quan.
Về vấn đề hợp đồng: chủ thể hợp đồng là gia trưởng. Vợ, con, cháu là chủ thể bị hạn chế quyền. Phải có năng lực chủ thể thể hiện như sau:
Người bị rối loạn tinh thần, người điên dù bệnh có thuyên giảm cũng không có quyền kết ước. Họ luôn bị quản chế bởi người thân trong gia đình, gia tộc (Điều 261)
Theo lệ 1- Điều 82 : “Trường hợp cha mẹ, ông ba còn sống các con cháu cũng không thế giao kết khổ ước phân sản, chia gia tài và xin đứng số riêng” Bộ luật quy định “Nếu cha mẹ ông bà cho phép thì được”
Điều kiện để kết ước là sự thoả thuận giữa các bên, là sự thống nhất ý chí của những người tham gia khế ước
Trong vấn đề khế ước đoạn mai trách nhiệm của hai bên mua bán được qui định một cách cụ thể, ví dụ:
Điều 87: “Người bán và người mua sau khi thoả thuận, người bán giao vật, người mua giao tiền, sau khi chuyển quyền, mọi sự tranh chấp đều bị nghiêm trị.
Trong vấn đề khế ước thuê mướn thể hiện qua thuê mướn nhân công, theo điều 283 Hoàng Việt Luật lệ: “Những nông phu, tá điền hay những người được thêu mướn để cày cấy, những người được thuê mướn làm việc tại cửa hàng. Họ không phải hạng sai bảo, tạp dịch, khác hẳn với nô tỳ. Nếu chủ thuê đánh chết hay gây thương tích cho họ xử như người thường”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh nếu thiệt hại xảy ra là do người gây thiệt hại đã thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật của người gây thiệt hại là sự vi phạm quy định của pháp luật ấn định rõ việc được làm hay không được làm. Nghiên cứu pháp luật phong kiến chúng ta có thể nhận thấy mặc dù chưa có sự tách biệt khỏi trách nhiệm hình sự, nhưng pháp luật thời bấy giờ quan niệm về trách nhiệm dân sự cũng tương tự như dân luật hiện đại. Ví dụ: Điều 455 Quốc triều Hình luật quy định cấm không được chứa chấp quân trộm cướp mà người chủ trang trại lại chứa chấp, thì ngoài việc bị phạt 500 quan và tịch thu trang trại, người đó còn phải bồi thường cả tang vật nếu có. Trong trường hợp này người chủ trang trại đã vi phạm quy định của pháp luật về không được làm một việc (không chứa chấp quân trộm cướp). Do đó, người chủ trang trại phải bồi thường tang vật do hành vi vi phạm pháp luật của mình. Điều 457 của Quốc triều Hình luật quy định trách nhiệm của cha mẹ phải bồi thường tang vật thay cho con khi con vi phạm những điều mà pháp luật cấm. Trong trường hợp này cha mẹ đã không thực hiện tốt trách nhiệm nuôi dưỡng giáo dục con (việc phải làm mà không làm trọn vẹn). Điều 74 Hoàng Việt luật lệ quy định: xã trưởng ẩn lậu dân đinh ngoài phải chịu những hình phạt như trượng, đồ, lưu... còn phải chịu phạt tiền. Số tiền phạt tuỳ theo số đinh ẩn lậu, người tố giác được thưởng một khoản tiền nhất định.
Khế ước vay nợ, trách nhiệm của người cho vay và người vay cũng giành mạch. VD: Điều 134: “Cho vay, cầm đồ là để giúp cho sự tiêu xài lúc gấp lúc hoạn, trong việc lấy lời cũng có ý nghĩa giúp nhau. Cũng có kẻ thừa cơ hội người ta cần gấp mà siết nợ vô độ, cũng có người chậm rãi nên kẻ thiếu nợ lần khần trễ hẹn không trả cho nên lập điều cấm hạn này”.
Thiệt hại được đề cập trong hai bộ luật bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất là những tổn thất vật chất thực tế, được đề cập đến trong hầu hết các điều luật liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng và tài sản. Ví dụ: Điều 29 của Quốc triều Hình luật quy định về trường hợp bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng: “Tiền đền mạng - nhất phẩm, tòng nhất phẩm được đền 15.000 quan; nhị phẩm, tòng nhị phẩm 9.000 quan; tam phẩm, tòng tam phẩm 7.000 quan; tứ phẩm, tòng tứ phẩm 5.000 quan; ngũ phẩm, tòng ngũ phẩm 2.000 quan; lục phẩm, tòng lục phẩm 1.000 quan; thất phẩm, tòng thất phẩm 500 quan; bát phẩm đến cửu phẩm 300 quan, thứ nhân trở xuống 150 quan”. Đoạn 235 Hồng Đức Thiện chính thư quy định: “Sầy da, đền ba tiền, chảy máu, đền một quan; gãy một ngón tay, một cái răng, đều đền một quan; đâm chém đến nỗi bị thương, đều đền mười lăm quan; đánh đọa thai chưa thành hình, đền năm mươi quan”.
Điều 391 Hoàng Việt luật lệ quy định: Các tài sản ở kinh thành, hay tỉnh, các nơi công sảnh, thương khố, phòng xá hư hại, cần sửa chữa thì các quan cai quản phải xin sửa sang. Nếu không sửa sang làm hư hại đến tài sản đó thì bị phạt và bồi thường những vật bị hư hại.
Thiệt hại về tinh thần là những tổn thất về tinh thần do sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Trong các quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ, thuật ngữ “thiệt hại về tinh thần” không được đề cập nhưng thông qua một số điều luật cụ thể, chúng ta có thể suy đoán được đó là bồi thường thiệt hại về tinh thần. Ví dụ, trong Quốc triều hình luật, Điều 473 quy định trường hợp đánh các quan chức bị thương, thì ngoài tiền bồi thường thương tích, người gây thiệt hại còn phải đền tiền tạ tương tự, Điều 474 quy định trường hợp đánh người trong hoàng tộc, v.v... cũng đều đưa ra một khoản tiền tạ ngoài việc phải chịu một khoản tiền phạt. Trong các ví dụ trên đây, khoản tiền tạ có thể hiểu là một khoản tiền bồi thường thiệt hại về tinh thần cho các vị quan lại phong kiến, tuỳ theo địa vị xã hội của họ do danh dự, nhân phảm, uy tín bị xâm phạm. Đối với người dân thường trong xã hội, khoản tiền tạ không thấy được pháp luật phong kiến đề cập. Bất công xã hội được phản ánh trong pháp luật: chỉ có danh dự, nhân phẩm, uy tín của tầng lớp vua chúa, quan lại mới được bảo vệ, còn thứ dân thì không được quan tâm. Ngoài ra, sự bồi thường do gây thiệt hại về tinh thần được dự liệu chung cho tất cả mọi người trong trường hợp từ hôn, nghĩa là đã nhận đồ sính lễ gả con gái rồi lại thay đổi ý kiến, hoặc nhà trai mang đồ sính lễ đến dạm hỏi rồi mà thay đổi ý kiến không kết hôn nữa phải bồi thường thiệt hại về danh dự cho người kia (Điều 315 Quốc triều Hình luật và Điều 94 Hoàng Việt luật lệ). Pháp luật phong kiến quy định về phương thức bồi thường thiệt hại cũng tương tự như dân luật hiện đại: thiệt hại xảy ra cũng có thể bồi thường bằng hiện vật, bằng tiền, bằng tài sản khác hoặc là một khoản tiền cấp dưỡng. Sau đây chúng ta sẽ nhgiên cứu về các phương thức bồi thường trong Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
Các vi phạm khế ước chỉ phải bồi thường khi đã gây tổn thiệt, có thể đền bồi bằng vật hoặc bằng tiền theo mức trung bình, có thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, có thể khôi phục quyền sở hữu hoặc họ tự thoả thuận với nhau.
- Trách nhiệm bồi thường dân sự gây thiệt hại đó là: “Các hành vi gây thiệt hại làm hư phòng ốc của quan, dân buộc phải phạt bằng cách sửa sang dặm vá lại nhà cửa ấy; bỏ bê làm mất, lỡ làm hư, chặt phá đồ của quan thì trả cho quan, liên hệ đến dân thì trả cho chủ” (Điều 91)
-Trách nhiệm nghề nghiệp: Thầy thuốc hành nghề gây tổn hại cho sức khoẻ, mạng sống của bệnh nhân bị cấm hành nghề y, cho chuộc tội bằng tiền, cấp cho gia đình nạn nhân.(Điều 206)
-Trách nhiệm bồi thường cho người khác hoặc súc vật gây nên, gia trưởng bồi thường cho những hành vi gây thiệt hại của con cháu trong gia đình, phạt vạ đền sính lễ. (Điều 21, 94,109, 269).
Bồi thường thiệt hại bằng hiện vật: phương thức này đáp ứng được ý nguyện của người bị thiệt hại hơn cả. Vì việc bồi thường bằng hiện vật là nhằm lập lại tình trạng ban đầu như khi chưa xảy ra thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hạ bằng hiện vật được chấp nhận trong cả hai Bộ luật. Ví dụ Điều 315 của Quốc triều Hình luật quy định: gả con gái đã nhận đồ sính lễ (như tiền, lụa, vàng, bạc, lợn, rượu) mà không gả nữa thì phải phạt 80 trượng.v.v. còn người con gái thì phải gả cho người hỏi trước, nếu người hỏi trước không lấy nữa thì phải bồi thường đồ sính lễ gấp hai, người con gái được gả cho người hỏi sau. Nhà trai đã có sính lễ rồi mà không hỏi nữa, thì phải phạt 80 trượng và mất đồ sính lễ. Điều 94 của Hoàng Việt luật lệ cũng quy định với nội dung tương tự. Chấp nhận hiệu lực của sự đính hôn sau khi đã nạp sính lễ, nhà làm luật đã bắt buộc hai bên phả giữ lời hứa và dự kiến sự tái lập trạng thái ban đầu trong một lĩnh vực mà việc thực hiện rất khó. Có lẽ cũng ý thức được khó khăn đó nên nhà làm luật cũng đã dự phòng rằng, trong trường hợp người hỏi vợ trước không muốn tiếp tục thực hiện giá thú, các đồ sính lễ phải được bồi thường gấp hai. Hay nói cách khác, trong những trường hợp không thể thực hiện được sự bồi thường bằng hiện vật thì phải bồi thường bằng tiền hoặc bằng tài sản khác.
Bồi thường bằng tiền: Việc bồi thường bằng tiền được pháo luật phong kiến chấp nhận dưới hai hình thức bồi thường trong trường hợp thông thường và trong một số trường hợp đặc biệt (nguyên tắc “bội tang phần”).
+ Bồi thường trong trường hợp thông thường: trong trờng hợp thông thường người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại giá trị tương đương của thiệt hại xảy ra. Ví dụ: trong Quốc triều Hình luật Điều 353 quy định là kẻ nào đem ruộng của người khác khai vào sổ là của mình thì phải biếm ba tư và trả tiền đất cho chủ cũ. Điều 208 của Hoàng Việt luật lệ, khoản cuối quy định rằng người nào thả chó chạy rông cắn gia súc của người khác bị thương hay chết, thì phải phạt 40 roi và phảiđền thiệt hại. Trong lời giải thích nhà làm luật triều Nguyễn đã nhấn mạnh về ngạch giá bồi thường đối với các súc vật bị thường là khoản tiền mà súc vật đã bị giảm giá vì thương tích.
Điều 18 của Quốc triều Hình luật đã nêu một nguyên tắc bồi thường tổng quát bao gồm tất cả các tội phạm có tang vật, được áp dụng cho tất cả các thiệt hại có tính chất hình sự. Tuy nhiên, do chưa có sự tách biệt giữa trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự, vì vậy Điều 28 của Quốc triều Hình luật cũng được áp dụng đối với các vấn đề bồi thường thuần tuý dân sự.
Do tiền bồi thường trong pháp luật phong kiến mang sắc thái hình sự và còn ghi lại dấu tích của chế độ thục kim (người gây thiệt hại phải nộp một khoản tiền chuộc), nên trong Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều có một số điều khoản ấn định sẵn số tiền bồi thường trong các trường hợp đánh bị thường hay chết. Ví dụ: trường hợp đánh người gây thương tích(Điều 466 của Quốc triều Hình luật và Điều 271 Hoàng Việt luật lệ), trường hợp giết người (Điều 29 của Quốc triều Hình luật và Điều 261 của Hoàng Việt luật lệ).
Bồi thường bằng tài sản khác: Người gây thiệt hại có thể bồi thường thiệt hại xảy ra bằng một tài sản khác nhằm bù đắp tổn thất mà mình đã gây ra cho người bị thiệt hại. Trong Quốc triều Hình luật và HoàngViệt luật lệ đều có những khoản quy định về vấn đề này. Điều 360 của Quốc triều Hình luật quy định: “Đương tranh kiện nhau về ruộng đất mà lại đánh người để gặt cướp lúa, thì phải phạt 60 trượng, biếm hai tư, bắt trả gấp đôi phần lúa cho người kia. Trong Hoàng Việt luật lệ cũng có một điều khonả áp dụng biện pháp bồi thường đặc biệt này, cụ thể là Điều 271. Theo quy định của điều này thì người gây thiệt hại khi đánh người khác làm hỏng hai mắt, đánh gẫy hai tay chân, làm hỏng hai bộ hận trong thân thể.v.v. thì không những phải chịu hình phạt nặng (phạt 100 trượng, lưu đi châu xa 3000 lý) mà còn phải đến nửa số gia sản cho nạn nhân để họ nuôi thân.
Nuôi bảo cô: Trong Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ nhà làm luật đã đưa ra một hình thức đặc biệt của bồi thường tương đương là sự nuôi bảo cô (nghĩa là nuôi dưỡng và điều trị thuốc thang cho người bị thiệt hại).
Về thời hạn nuôi bảo cô được hai Bộ luật quy định trong một số điều luật cụ thể. Ví dụ Điều 468 của Quốc triều Hình luật đã ấn định thời hạn nuôi bảo cô như sau:
Đánh bị thương bằng chân tay, thì phải nuôi 10 ngày;
Đánh bằng vật gì khác, thì phải nuôi 20 ngày;
Đánh bằng thứ có mũi nhọn, nước sôi hay lửa thì phải nuôi 40 ngày;
Đánh gãy xương thì phải nuôi 80 ngày.
Trong Hoàng Việt luật lệ, thời hạn nuôi bảo cô được quy định tại Điều 272 nhưng tương đối ngắn hơn:
Đánh bị thương nhẹ bằng tay chân hay đồ vật, thời hạn nuôi bảo cô là 20 ngày;
Đanh bằng vật nhọn, nước sôi hay lửa thì hời hạn là 30 ngày;
Đánh gãy xương, truỵ thai, huỷ hoại bộ phận thân thể, thời hạn nuôi bảo cô là 50 ngày.
Nuôi bảo cô có thể được coi như một hình thức cấp dưỡng mà ngày nay các Toà án thường áp dụng cho người bị thiệt hại nếu người đó không còn khả năng lao động. Trường hợp người đó chết thì cho những người thân gần nhất mà người chết có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu như còn sống dưới thể thức tiền cấp dưỡng. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong pháp luật phong kiến, nuôi bảo cô không chỉ nhằm mục đích nuôi dưỡng nạn nhân mà còn phải chữa chạy cho nạn nhân nữa. Điều này được nhà làm luật triều Nguyễn quy định rõ trong Điều 272: “phàm nuôi bảo cô trước hết phải giảo nghiệm xem thương tích nặng hay nhẹ, đánh bằng tay chân hay vật gì khác hoặc là đánh bằng đồ nhọn, để định rõ thời hạn nuôi bảo cô và trách cứ phạm nhân phải chữa thuốc”.
Trong trường hợp nạn nhân không lành bệnh :Theo Điều 468 Quốc triều Hình luật đoạn cuối: “...còn trong thời hạn nuôi mà người bị thương chết, xử nhẹ hơn tội đánh chết người một bậc. Nếu đã hết hạn nuôi hay là còn trong thời hạn nuôi, nhưng vì cớ khác mà chết, thì xử như tội đánh người bị thương”. Điều 272 Hoàng Việt luật lệ cũng có sự phân biệt và giải quyết như trên chỉ khá chi tiết về hình phạt. Ngoài ra Điều 272 còn một khoản quy định về trường hợp hết hạn nuôi bảo cô mà nạn nhân bị tàn tật hoặc không lành bện, thì người gây thiệt hại sẽ bị kết tội theo các điều khoản liên hệ về đả thương, tội nặng hay nhẹ tuỳ theo thương tích.
Nghiên cứu các quy định trong Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ, chúng ta thấy bảo cô là một hình thức bồi thường do nhà làm luật quy định để duy trì trật tự trong xã hội. Nếu sau thời hạn nuôi bảo cô, nạn nhân khoẻ mạnh và lành bệnh thì người gây thiệt hại sẽ khỏi bị tội về hình sự. Trong trường hợp nạn nhân không thể được lành mạnh hoặc bị chết thì người đó sẽ phải chịu hình phạt. Hình phạt được áp dụng như một chế tài bổ sung trong những trường hợp nuôi bảo cô không đem lạ được sự bồi thường tương xứng.
Bồi thường tăng nặng chỉ áp dụng trong trường hợp mà hành vi xâm hại mang tính hình sự như, gây thiệt hại cho nạn nhân, tái phạm cố ý như, cắt lưỡi, tuyệt đường sinh sản, xử trượng.... và phải đền bồi 1/2 gia sản.
Bồi thường giảm nhẹ do sự lầm lỡ vô ý gây thiệt hại, phụ nữ phạm tội nhẹ, vợ quan chức hoặc người quá nghèo khổ “Phàm về giết người vô ý, nếu xét kỹ phạm nghèo cùng cực không thể trả đủ thì bắt 1/2 cho gia đình nạn nhân”
Miễn trách nhiệm dân sử trong trường hợp đặc biệt đó là được Hoàng Đề đặc xá, ân xá, tài sản đã tiêu sài hết mà phạm nhân đã chết thì không truy thu...
Có thể nói trong Hoàng Việt Luật lệ cũng như Quốc triều Hình luật, trách nhiệm hình sự thường gắn với trách nhiệm dân sự. Qua các ví dụ trên ta nhận thấy các điều luật đều dựa trên những sự viêc đã xảy ra trong đời sống xã hội để quy định việc miên trách nhiệm bồi thường cho người gây thiệt hại khi người bị thiệt hại có lỗi. Quan điểm khái quát sự việc thực tế thành những điều luật cụ thể trong pháp luật phong kiến đã được dân luật hiện đại kế thừa và phát huy trong việc xây dựng pháp luật về dân sự.
- Hết-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0069.doc