Đề tài Một số vấn đề về việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 1994 sang phiên bản 2000 tại Công ty Điện cơ Thống nhất

 

LỜI NÓI ĐẦU. 1

PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QLCL THEO TIÊU CHUẨN ISO9000 3

I. Những khái niệm liên quan đến chất lượng,hệ chất lượng 3

1. Các quan niệm về chất lượng. 3

2. Quản lý chất lượng. 3

3.Hệ chất lượng. 4

II. Hệ thống QLCL theo ISO 9000:2000 và những điểm mới so với ISO 9000:1994 9

1.Lý do ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000. 9

2. Cơ cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000. 10

3. Khái quát ISO 9001:2000. 13

4. Các khoản mục của ISO 9001:2000. 13

5. So sánh ISO 9000:2000và ISO 9000:1994. 23

III. Điều kiệnthực hiện thành công ISO 9000 27

1. Đối với các doanh nghiệp đã áp dụng triển khai ISO 9000. 28

2. Đối với các doanh nghiệp chưa áp dụng triển khai ISO 9000. 28

PHẦN II. TÌNH HÌNH QLCL TẠI CÔNG TY ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT 30

I. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Công ty Điện cơ Thống nhất 30

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. 30

II. Những đăc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm 32

1. Về thiết bị máy móc. 32

2. Quy trình sản xuất. 35

3. Nguyên vật liệu. 38

4. Đặc điểm về lao động. 39

5. Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất. 41

III. Tình hình sản xuất kinh doanh 45

1. Tình hình sản xuất kinh doanh. 45

2. Tình hình tiêu thụ của Công ty Điện cơ Thống nhất. 48

IV. Tình hình QLCL của Công ty Điện cơ Thống nhất 52

1. Hành trình đến với ISO 9000 của công ty Điện cơ thống nhất. 52

2. Quá trình triển khai và thực hiện. 55

3. Tình hình thực hiện. 56

4. Đánh giá chung về chương trình ISO của Công ty. 66

PHẦN III. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG QLCL THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000:1994 SANG TIÊU CHUẨN ISO 9000:2000 TẠI CÔNG TY ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT. 69

1.Cơ sở của việc chuyển đổi. 69

2. Các giải pháp thực hiện. 70

KÊT LUẬN. 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 1994 sang phiên bản 2000 tại Công ty Điện cơ Thống nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lo 1 Cái 1975 Đức 80 70. Máy phóng cao áp 1 Cái 1978 Đức 80 71. Máy ổn định điện áp HH6691 1 Cái 1978 Hung 70 72. Máy thử độ cứng TK2M 1 Cái 1980 Liên Xô 70 73. Máy ổn định điện áp 1 Cái 1992 Đức 70 74. Đồng hồ công suất 1 Cái 1992 Ba Lan 80 75. Đồng hồ đo dòng điện 1 Cái 1992 Hung 80 76. Đồng hồ vôn 1 Cái 1992 Trung Quốc 80 77. Cỗu đo điện trở 0.5 1 Cái 1992 Đức 70 78. Máy ổn định điện áp 1 Cái 1992 Đức 70 79. Máy go me trè 500V 1 Cái 1992 Nhật 70 80. Tốc độ kế 1 Cái 1992 Nhật 70 81. Đồng hồ thiết bị đo dòng 1 Cái 1992 Nhật 70 82. Đo lắc quạt trần 1,4 1 Cái 1992 Liên Xô 70 83. Thiết bị tự động 1 Cái 1992 Liên Xô 70 84. Đo lưu lượng gió 1 Cái 1992 Liên Xô 70 85. Điều hoà nhiệt độ 2 Cái 1992 Liên Xô 80 86. Máy hút ẩm 1 Cái 1992 Mỹ 80 87. Máy thử cao áp 6KW 1 Cái 1992 Đức 80 88. Máy cưa CO1 1 Cái 1992 Liên Xô 70 89. Máy cưa CO2 1 Cái 1992 Liên Xô 70 90. Máy cưa CO3 1 Cái 1992 Liên Xô 70 Nguồn: tài liệu của phòng cơ điện Công ty Điện cơ Thống nhất Qua biểu hình trên về máy móc thiết bị của công ty ta thấy rằng: Số lượng máy móc thiết bị của công ty rất lớn, song nói về thời gian thì mức sử dụng đã quá lâu, từ những năm 60,70 và 90. Do đó guồng máy móc đã quá cũ và lỗi thời lạc hậu so với thế giới, so với công nghệ kỹ thuật khoa học của thế giới, nó đã cách xa hàng trục năm so với những thiết bị công nghệ hiện đại lúc bấy giờ. Do đó đây chính là hạn chế về năng suất chất lượng cũng như mức độ an toàn cho người lao động, mặt khác do chất lượng máy cũ đã hết thời gian sử dụng, nên hàng năm công ty phải tổ chức một đội ngũ tay nghề bậc thợ cao, phải bỏ một vốn để sửa chữa đại tu nâng cấp cho các máy móc thiết bị này, mặc dù vậy với sự nỗ lực và năng động của cán bộ công nhân viên, đã sử dụng triệt để công suất của máy để tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng với sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó Công ty đã có những biện pháp về đầu tư đổi mới những máy móc đã cũ, lạc hậu, độ chính xác. 2. Quy trình sản xuất: Công ty Điện cơ thống nhất là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân chuyên sản xuất các loại quạt điện, các loại quạt treo tường, quạt cây, quạt hút đẩy, một loại quạt trần, nhốm quạt quay 400mm ( 4 kiểu ), nhóm quạt bàn 300mm ( 2 kiểu). Đặc điểm sản phẩm bao gồm 2 phần: phần cơ, phần điện. Phần cơ của sản phẩm gia công với các bộ phận chủ yếu gồm Rotor, Stator, nắp trước, nắp sau. Phần điện bao gồm các công đoạn quấn bin, vào bin, tẩm giấy. Và cuối cùng là phần trang trí qua các khâu nhựa, sơn mạ để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó sản phẩm quạt điện là một sản phẩm có kết cấu tương đối phức tạp và yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao nên quá trình công nghệ sản xuất quạt điện đều trải qua các phân xưởng sản xuất sau. Biểu đồ quy trình công nghệ sản xuất các loại quạt điện Nguyên vật liệu chính PX đột dập PX cơ khí 1 PX cơ khí 2 Khu M mới PX mạ nhựa Kho bán thành phẩm Lắp ráp quạt1 Lắp ráp quạt2 KCS Thành phẩm Bán thành phẩm mua ngoài Các nhiệm vụ của các phân xưởng chính a. Phân xưởng đột lập: Pha cắt lá tôn và tôn silic Dập cắt lá tôn rotor và stator ép tán stator Dập cắt, vuốt hình các chi tiết và phụ kiện khác của các loại quạt trần b. Phân xưởng cơ khí 1: Gia công cơ khí nguội toàn bộ các chi tiết các loại quạt trần Gia công trực tiếp, ép khúc, mài stator quạt trần c. Phân xưởng cơ khí 2: Đúc rotor lồng sóc các loại quạt Đúc nhôm các loại chi tiết bằng nhôm Gia công cơ khí bầu hoàn chỉnh khâu nắp trên quạt trần, để quạt đứng d. Phân xưởng mạ nhựa; Mạ kém, mạ bóng các chi tiết quạt Hoàn thiện lưới bảo vệ quạt bàn Nhuộm cánh quạt bàn 400 Sản xuất một số chi tiết bằng nhựa e. Phân xưởng lắp ráp 1: Vào bin stator và lắp ráp hoàn chỉnh các loại quạt quay 400 mm, 300mm, 250mm f. Phân xưởng lắp ráp 2: Quấn bin tẩm sấy các loại quạt Vào bin stator và hoàn chỉnh sản phẩm quạt trần Sơn trang trí bề mặt các loại quạt Sản xuất một số loại bao bì Các phân xưởng sản xuất phụ Phân xưởng dụng cụ: - Sản xuất các loại khuân mẫu, khuân đúc ép lực, khuân ép nhựa, gá lắp các loại dụng cụ cắt, dụng cụ đo kiểm phục vụ cho các phân xưởng xản xuất chín. - Thực hiện các đề tài nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật theo chương trình tiến bộ kinh tế - Sửa chữa lớn và phục hồi các loại khuôn, gá dụng cụ đo kiểm Phân xưởng cơ điện: Căn cứ vào lịch xích sửa chữa thiết bị của công ty để tổ chức sửa chữa lớn, vừa các thiết bị trong toàn công ty Duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bi hàng ngày Thiết kế thi công các máy móc tự trang, tự chế, lắp đặt vận hành các máy móc thiết bị mới - Quản lý hệ thống điện, nước, sửa chữa nhà xưởng 3. Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là đối tượng lao động nó tham gia vào chu trình sản xuất nhất định và sau khi hoàn thành một chu trình sản xuất nguyên vật liệu chuyển thành bán thành phẩm và được chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm. Nguyên vật liệu được thông qua các quy trình công nghệ của con người để sản xuất ra các sản phẩm theo ý nuốn, theo yêu cầu của từng loại sản phẩm. Với đặc điểm sản xuất quạt điện các loại nên để tạo ra sản phẩm bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như: sắt, thép. nhôm, đồng, nhựa.v.v. Nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu được mua ở các Công ty cung ứng vật tư và một số chi tiết mua ở ngoài thi trường và hàng năm Công ty đã cung ứng được một lượng vật tư nguyên liệu chủ yếu như sau: Bảng 2: tình hình cung cấp vật tư qua các năm STT Tên vật tư ĐVT 1998 1999 2000 1 Thép lá silic Tấn 415 471 359 2 Thép các loại Tấn 314 443 208 3 Nhôm cá loại Tấn 302 204 132 4 Dây Email Tấn 52 95 71 5 Tụ điện các loại Chiếc 103.000 180.000 81.600 6 Đồng Tấn 3 4 3.5 7 Đồng hồ hẹn giờ Chiếc 38.000 40.000 20.000 8 Vòng bi 203 Vòng 131.000 125.000 116.000 Nguồn: Báo cáo xuất nhập tồn vật tư qua các năm của phòng kế hoạch vật tư Nhìn vào biểu hình trên ta thấy rằng hàng năm Công ty đã cung ứng một số liệu rất lớn về vật tư nguyên liệu, tuy số lượng hàng năm có giảm bớt chút ít. Đó là do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đem đến. Chúng ta biết rằng từ khi bước sang nền kinh tế thị trường. Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, các sản phẩm quạt điện của nước ngoài được tràn vào rất lớn, đặc biệt là sản phẩm quạt Trung Quốc tràn vào thị trường, giá cả đều rẻ, đa dạng về mẫu mã. Mặt khác với số lượng máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ của nhà máy đã quá cũ, quá lạc hậu so với yêu cầu hiện tại trong sản xuất, hơn nữa do biến động của nguyên vật liệu nên việc áp dụng để cải tiến đối với sản phẩm, hình thức, mẫu mã và giá thành gặp nhiều khó khăn. Đó chính là nguyên nhân làm cho số lượng nguyên, nhiên vật liệu hàng năm phục vụ cho yêu cầu sản xuất bị giảm. 4. Đặc điểm về lao động. BảNG 3: CƠ CấU LAO Động năm 2000 TT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Trình độ Các bậc Đại học Tr.cấp T.bậc cao Khác 1 Tổng cán bộ CNV Người 675 56 59 42 521 2 Tỷ trọng % 100 7.85 8.74 6.22 77.19 3 Nam Người 385 32 37 25 291 4 Tỷ trọng % 100 8.31 9.61 6.5 75.58 5 Nữ Người 290 21 22 17 230 6 Tỷ trọng % 100 7.24 7.6 5.86 79.31 7 Số lao động gián tiếp Người 127 43 40 19 25 8 Tỷ trọng % 100 33.85 31.5 14.96 19.7 9 Số lao động trực tiếp Người 548 16 19 23 496 10 Tỷ trọng % 100 1.83 3.46 4.2 90.51 Nguồn: Báo cáo tổng hợp về lao động của phòng tổ chức. Qua bảng cơ cấu lao động trên của Công ty ta thấy cơ cấu sản xuất công nghiệp thủ công cơ khí, nên tỉ trọng số lao động nam và nữ chênh lệch nhau không đáng bao nhiêu. Tuy con số về tỷ lệ người có trình độ đại học, trung học và thợ bậc cao đâng là con số khiêm tốn, song với tình hình và điều kiện hiện nay thì con số đó nói lên phần nào sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của CBCNV Công ty. BảNG 4: bậc thợ của công nhân trong công ty Đctn Năm 2000 STT Bậc thợ Đơn vị Số người Tỷ trọng(%) Nam Tỷ trọng Nữ Tỷ trọng 1 Bậc 1 Người 1 0.2 1 0.42 0 2 Bậc 2 Người 7 1.44 5 2.11 2 0.8 3 Bậc 3 Người 33 6.76 18 7.6 15 6 4 Bậc 4 Người 162 33.26 66 27.84 96 38.4 5 Bậc 5 Người 234 48.05 113 47.68 121 48.4 6 Bậc 6 Người 41 8.42 27 11.4 14 5.6 7 Bậc 7 Người 9 1.85 7 2.95 2 0.8 Nguồn: báo cáo tổng hợp về lao động của phòng Tổ chức Nhìn qua biểu hình ta thấy rằng bậc thợ từ 4- 5 với số lượng rất nhiều gồm 396 người, thợ bậc cao 6/7 tổng số 50, với cơ cấu bậc thợ như trên ta có thể đánh giá được về trình độ tay nghề, bậc thợ của đội ngũ công nhân lao động đã có một bề dày kinh nghiệm về nghề nghiệp và trải qua những giai đoạn của thời kỳ kinh tế đổi mới, góp phần không nhỏ vào việc đưa Công ty nhanh chóng hoà nhập với cơ chế thi trường, sản xuất ta được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt. Tạo điều kiện cho sản phẩm của Công ty chiếm được thị phần trong thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Trải qua hơn 35 năm xây dựng và phát triển của Công ty bên cạnh sự phát triển công nghệ, cải tiến đổi mới sản phẩm là then chốt, chất lượng sản phẩm là sự sống còn. Công ty cũng đã coi vai trò tổ chức quản lý là nềm móng cơ bản mà không thể thiếu được. Bởi vậy công tác tổ chức quản lý nhân lực luôn được coi trọng. Công ty đã xây dựng được " Điều lệ thủ trưởng” và dần dần được điều chỉnh theo " Điều lệ Công ty công nghệp quốc doanh”. Do đó về mặt cơ cấu sản xuất được hoàn thiện, hình thức sản xuất được chuyên môn hoá, tổ chức quản lý được thực hiện theo nội quy, quy chế và tổ chức lao dộng được bố trí theo nguyên công trên cơ sở 5 định: Về công tác tổ chức, dựa vào tình hình đặc điểm của sản xuất, và trên cơ sở thực hiện kế hoạch sản suất từng phân xưởng để bố trí cân đối điều hoà lao động giữa các phân xưởng theo kế hoạch để phát triển sản xuất ổn định. Về công tác đào tạo đã được chú ý, hàng năm Công ty đã triển khai bồi dưỡng, đào tạo lại về tay nghề và nghiệp vụ, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân, cử người đi học đại học và các nghành kinh tế kỹ thuật, nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn. Xây dựng và thực hiện chế độ tiền lươnng theo nghị định 29/CP về đổi mới quản lý tiền lương, trên cơ sở căn cứ vào tổng quĩ lương được duyệt cân đối đảm bảo thu nhập của cán bộ công nhân viên. 5. Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty Điện cơ Thống nhất 5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Trong mỗi doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hết sức quan trọng, nó là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của công tác sản xuất trong kinh doanh. Nếu Công ty tổ chức tốt thì sẽ đem lại hiệu quả, và ngược lại. Do đó việc bố trí sắp xếp cơ cấu phòng ban, phân xưởng làm sao cho hợp lý, và phù hợp với tình hình thực tế sản xuất của Công ty, thì công tác sản xuất kinh doanh mới đạt được một kết quả cao nhất. Trước tình hình và đặc điểm sản xuất của mình Công ty đã tổ chức bộ máy như sau: Sơ đồ tổ chức Công ty Giám đốc Phó GĐ sản xuất (QMR) Phòng KCS Phòng tổ chức Phòng bảo vệ Phòng Kỹ thuật Phòng Tiêu thụ Phó GĐ kinh doanh Phòng Tài vụ Phòng hành chính Phòng Kế hoạchVật tư PX Dụng cụ PX Lắp ráp PX Sơn Mạ, nhựa PX Đột dập PX Cơ khí PX cơ điện Trạm sửa chữa Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động hiện nay của Công ty, ta thấy rằng: công tác quản lý của Công ty chọn theo cơ cấu trực tuyến chức năng, giám đốc ra lệnh điều hành trực tiếp trong Công ty, thông qua các phó giám đốc, các trưởng phòng ban. Ngược lại các phòng ban có trách nhiệm tham mưu cho phó giám đốc theo chức năng nhiệm vụ được giao, ta có thể thấy cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty như vậy là rất hợp lý trong tình hình sản xuất hiện nay, các phòng ban được bố trí tương đối gọn nhẹ, không chồng chéo và có liên quan qua lại về mặt nghiệp vụ, có nhiệm vụ cụ thể rõ ràng. Điều đó giúp cho giám đốc có những chỉ đạo quyết định nhanh chóng kịp thời trong hoạt động của Công ty. Tuy nhiên dẫu sao cũng có những yếu điểm là trong công tác kiểm tra thông tin về tình hình sản xuất tại các phân xưởng giám đốc không thể thực hiện được thường xuyên, để từ đó bổ xung kịp thời các kế hoạch phương án cho công tác sản xuât kinh doanh của Công ty đạt được kết quả cao. 5.2. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý công ty Chúng ta đã biết rằng cơ cấu tổ chức quản lý theo nghĩa rộng là thành phần các phòng ban, các cán bộ nhân viên trong bộ máy quản lý ở tất cả các cấp, là việc hình thành và phân bổ các dạng hoạt động quản lý ( có chức năng) giữa các bộ phận cấu thành. Đồng thời là việc xác định các thông tin các văn bản, các giấy tờ, quyền hạn và trách nhiệm của tất cả các phòng ban, và của tất cả các cán bộ, nhân viên trong bộ máy quản lý. Thông qua sơ đồ trên về cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty ta tìm hiểu chức năng của từng bộ phận: Ban giám đốc: Bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc + Giám đốc có các nhiệm vụ sau: Chỉ đạo xây dựng các kế hoạch dài hạn ngắn hạn sản xuất kinh doanh kế hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, trực tiếp chỉ đạo khối hành chính, quản lý chặt chẽ tài chính, bảo toàn và phát triển các nguồn vốn, chịu mọi trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên. + Phó giám đốc sản xuất: Có nhiệm vụ tổ chức xây dựng các tiến bộ sản xuất hàng ngày, tháng, cho toàn công ty, giao kế hoạch cho từng phân xưởng, chỉ huy toàn bộ về sản xuất, tổ chức quản lý chặt chẽ kho bán thành phần và chỉ đạo, theo dõi, điều hành, ban hành các định mức lao động. + Phó giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ tổ chức chi đạo bổ sung thiết bị máy móc, cải tiến thiết bị và xây dựng chương trình tiến bộ kỹ thuật hàng năm, tổ chức áp dụng tiêu chuẩn háo kỹ thuật trong cí nghiệp, chỉ đạo hợp đồng thanh lý các phế liệu. Chức năng của các phòng ban + Phòng kế hoạch: Bao gồm 8 người, đây là phồng nghịp vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, hợp tác sản xuất với bên ngoài, quản lý kho bán thành phẩm. + Phòng tổ chức: Bao gồm 9 người, có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý chất lượng, đáo tạo, sắp xếp và bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên và các chế độ về lao động. + Phòng cung tiêu: Gồm 25 người, có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý chất lượng vật tư nhập vào công ty, xây dựng và thực hiện kế hoạch tieu thụ sản phẩm + Phồng tài vụ: Gồm 8 người, có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc về lĩnh vực kế toán tài chính, đồng thời có trách nhiệm với Nhà nước, theo dõi kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch, các chính sách chế độ tài chính trong Công ty + Phòng KCS: Gồm 26 người, có nhiệm vụ giúp giám đốc trong việc quản lý chất lượng đo lường cho toàn Công ty + Phòng hành chính tổ hợp: gồm 13 người, 1 trưởng phòng giúp giám đốc trong công việc hàng ngày, quản ký và điều hành mọi công việc, sự vụ, tổng hợp các hoật dộng sản xuất kinh doanh của công ty, giao dịch văn thứ, chăm lo sức khoẻ cán bộ công nhân viên, quản lý tài sản, cung cấp văn phòng phẩm và quản lý kho hành chính. + Phòng bảo vệ: Gồm 17 người, có nhiệm vụ giúp giám đóc trong công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn công ty, quản lý các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, phòng chống lụt bão thiên tai và các sự cố khác. III. Tình hình sản xuất kinh doanh Tình hình sản xuất kinh doanh Kết quả sản xuất kinh doanh Trong những năm gần đây, khi Nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty đã nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thị trường, cùng với sự siến động trong thị trường về giá cả, nguyên vật liệu, về sự biến động của đồng USD. Đặc biệt Nhà nước mở cửa thị trường nên sản phẩm quạt cùng loại của hàng ngoại nhập tràn vào thị trường đủ các chủng loại, hình thức, mẫu mã, kiểu dáng và giá cả, đã gây không ít khó khăn cho Công ty. Bắt buộc sản phẩm Công ty muốn tồn tại phải cạnh tranh gay gắt, mà chủ yếu là các loại quạt của Đài Loan và Trung Quốc. Nhưng với quyết tâm của các cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, Công ty đã giành khá nhiều thời gian để phân tích các cơ hội kinh doanh trên thị trường mới, nghiêp cứu kỹ lượng thông tin thị trường, và các sản phẩm quạt trên thị trường. Để từ đó Công ty đưa ra một hệ thống các kế hoạch, các giải pháp vào lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt dộng khác trong môi trường cạnh tranh. Đồng thời Công ty đã mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức quản lý về sản xuất kinh doanh cải tiến đổi mới kỹ thuật dây truyền công nghệ sản xuất, đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại, tự động hoá trong sản xuất. Tổ chức chiến lược Maketing, thu nhập thông tin quảng cáo, khuyếch trương, tiếp thị thị trường, giới thiệu sản phẩm. Đặc biệt Công ty đã quan tâm đến yếu tố vốn, có các chính sách về bảo toàn và phát triển vốn, vay thêm vốn để đầu tư thêm thiết bị máy móc, và các công tác kế hoạch phục vụ sản xuất. Do đó mà Công ty đã từng bước thích ứng được với cơ chế mới, khắc phục được những khó khăn, để tìm ra hướng đi đúng đắn, bảo đảm sản xuất ổn định và hoàn thành vượt mức các kế hoạch hàng năm. Đảm bảo sản phẩm của mình luôn chiếm được thị phần trên thị trường, và luôn có uy tín với người tiêu dùng, thông qua biểu đò sau ta thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 5: kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm STT Chỉ tiêu Đv tính 1997 1998 1999 2000 1 Giá trị tổng sản lượng Triệu 57.184 58.591 64.059 44.069 2 Doanh thu Triệu 52.911 49.181 51.416 40.467 3 Nộp ngân sách Triệu 5.280 4.250 3.050 2.400 4 Tổng số quạt sản xuất Chiếc 153.483 162.039 186.012 138.125 5 Tổng số quạt tiêu thụ Chiếc 150.432 159.367 171.377 137.027 6 Tổng số lao động Người 705 697 986 975 7 Thu nhập bình quân người/tháng Đồng 1.048,438 968.436 899.588 723.900 Nguồn: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm của phòng tài vụ Về giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều qua các năm nhưng đến năm 1999 thì giá trị tổng sản lượng có giảm đi chút ít do có sự biến động về giá cả nguyên vật liệu, do sức mua trên thị trường giảm mạnh so với năm 1998, mặt khác sản phẩm quạt điện đã bị các hàng sản xuất trong nước và hàng ngoại nhập cạnh tranh về gía cả, mẫu mã. Nguồn cung cấp vật tư không ổn định, giá cả biến động do tỷ giá ngoại tệ thay đổi, mà vật tư nguyên liệu chủ yếu là nhập ngoại, nên đã ảnh hưởng không ít đến giá thành sản phẩm, hơn nữa đặc biệt về phần vốn Công ty gặp khó khăn nhiều do nguồn vốn thiếu phải vay ngân hàng, nhất là từ 01/01/1999 Nhà nước đã áp dụng luật thuế VAT, nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Trước tình hình đó Công ty đã tập trung chỉ đạo và có các biện pháp tháo gỡ các khó khăn về nguồn vốn,vật tư nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo đủ việc làm và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty Bảng 6: chỉ tiêu tài chính của công ty. Đơn vị : triệu đồng STT Các chỉ tiêu 1998 1999 2000 1 Tổng số vốn 13.433 15.508 15.036 2 Vốn cố định 7.615 9.740 9.218 3 Vốn lưu động 5.818 5.818 5.818 4 Doanh thu 49.181 51.406 44.063 5 Vòng quay của vốn 3.66 lần 3.31 lần 2.93 lần Nguồn: báo cáo tổng hợp của phòng tài vụ Qua số liệu bảng 6 ta thấy tốc độ chu chuyển của vốn( vòng quay vốn ) tức là đồng vốn được quay vòng trong năm đã nói lên được tình hình sản xuất của Công ty. Do đó ta có thể nói rằng vòng quay của vốn năm 1998 là 3.66, năm 1999 là 3.31; năm 2000 là 2.93. Như vậy tốc độ vòng quay của vốn có chiều hướng giảm dần qua các năm, mà việc sản xuất kinh doanh của công ty vẫn đạt hiệu quả cao, đảm bảo được công việc kinh doanh có lãi, đảm bảo được hiệu quả cao, đảm bảo được việc chi lương, thưởng, mua vật tư kịp thời đúng tiến độ, đúng với nguyên tắc quản lý của nhà nước, nộp đầy đủ các ngân sách và khoản trích nộp khác. Tuy nhiên qua các kết quả trên cho ta thấy rằng: Công ty không tránh khỏi những khó khăn mới trước sự thay đổi mới của môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, sản phẩm quạt cùng loại của nước ngoài tràn ngập trên thị trường ( do Nhà nước mở cửa) với số lượng lớn đa dạng về chủng loại, hình thức mẫu mã phong phú, và giá rẻ hơn nhiều so với sản phẩm của Công ty. Điều đó đã làm cho công tác sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nhưng cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đã năng động sáng tạo, cải tiến kỹ thuật công nghệ, đổi mới sản phẩm phù hợp với môi trường cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Do đó Công ty đã tạo được những bước phát triển nhất định từng bước tạo lập và ổn định công tác sản xuất kinh doanh và công ăn việc làm cho người lao động. b. Hiệu quả sử dụng vốn. Từ những ngày đầu thành lập công tác sản xuất kinh doanh đều theo kế hoạch của nhà nước giao, với số vốn hàng năm đều do nhà nước cấp, và đầu tư trang thiết bị máy móc. Trong thời gian này Công ty luôn hoàn thành và vượt mức kế hoạch hàng năm, doanh thu từ sản xuất năm sau cao hơn năm trước. Đó chính là do công tác tổ chức sản xuất và công tác quản lý sử dụng vốn luôn đạt được năng suất và hiệu quả cao.Từ năm 1997 đến nay, khi hoà nhập với nền kinh tế mở, kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh gay gắt về các loại sản phẩm quạt điện, Công ty đã từng bước nghiên cứu thị trường, nghiên cứu về cải tiến kỹ thuật, đổi mới sản phẩm. Đặc biệt là công tác quản lý và sử dụng vốn làm sao có hiệu quả, khi Công ty chuyển sang tự hạch toán sản xuất kinh doanh, vốn do nhà nước cấp rất ít hoặc không có, nguồn vốn của Công ty chủ yếu là đi vay ngân hàng, bạn hàng và một phần rất ít vốn tự có nên công tác quản lý và sử dụng vốn gặp rất nhiều khó khăn song với tinh thần làm chủ tập thể của CNCNV đã từng bước vượt qua những khó khăn vướng mắc đó mác ổn định sản xuất, đảm bảo duy trì sản xuất. Công ty đã tập chung vay vốn đầu tư nhiều thiết bị mới, tự động hoá để đổi mới, nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Công ty đã thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm khâu vật tư và gia công ngoài. Xây dựng phương án giảm chi phí trong giá thành, trên cơ sở đó tổ chức vòng quay của vốn trong năm càng nhiều càng tốt. Từ chỗ đó mà năm 1998 công ty đã sản xuất được162.034 chiếc quạt, doanh thu đạt 49.181.000.000 đồng; năm 1999 sản xuất được 162.034 chiếc quạt, doanh thu đạt 51.466.000.000 đồng; năm 2000 sản xuất được 131.215 chiếc quạt, doanh thu đạt 40.467.000.000 đồng. Tình hình tiêu thụ của Công ty Điện cơ Thống nhất. Trong cơ chế thị trường mới doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều luôn đạt mục tiêu hàng đầu là: làm thế nào để có thể thu lợi nhuận cao nhất cho Công ty. Thông qua việc thoả mãn nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng. Chính vì vậy công tác nghiên cứu thị trương luôn luôn phải được coi là nhiệm vụ đầu tiên, có tầm quan trọng hàng đầu. Vì chỉ có xác định nhu cầu tiêu dùng của thị trường thì mới có khả năng thoả mãn đáp ứng được các nhu cầu ấy. ý thức được tầm quan trọng này khi bắt tay vào công tác sản xuất kinh doanh, Công ty Điện cơ thống nhất đã tổ chức nghiên cứu thị trường, xem công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm là công tác trọng tâm, là mối quan tâm hàng đầu Công ty. Vì muốn tiêu thụ được sản phẩm của mình trên thị trường thì nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố, về đặc điểm sản phẩm như: chủng loại, mẫu mã, hình thức, chất lượng sản phẩm, và giá cả. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ là yếu tố quan trọng nhất nếu ta không nghiên cứu và nắm bắt được về thị trường nào? trong hay ngoài nước? Nông thôn hay thành thị, vùng núi hay đồng bằng, người có thu nhập cao hay người lao động. Dựa trên cơ sở đó mà Công ty lập kế hoạch sản xuất, lập các phương án để đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Bởi vậy hiện nay thị trường sản phẩm chủ yếu của Công ty là thị trường trong nước. Đặc biệt sản phẩm quạt điện của Công ty được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường phía Bắc và miền trung. Bên cạnh đó theo sự nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia thì nhu cầu thị trường hiện nay ở Việt Nam vào khoảng 1.500.000 quạt/năm. Do đặc điểm của khí hậu Việt Nam, nhiệt đới gió mùa nên về mùa hè rất nóng, nên nhu cầu về tiêu thụ quạt điện là rất lớn, khi mà thu nhập của họ chưa cao, chưa có đủ điều kiện để lắp máy điều hoà nhiệt độ. Từ những đặc điểm này nên dự báo nhu cầu đến các năm tiếp theo phương pháp tăng trưởng GDP thì nhu cầu đến năm 2005 vào khoảng 2.600.000 quạt/năm. Trong khi đó năng lực tối đa hiện nay của doanh nghiệp quạt điện ở Việt Nam chỉ đạt được khoảng 1.000.000 quạt/năm. Trong khi đó Công ty Điện cơ thống nhất có số lượng sản phẩm nhiều và chiếm phần lớn thị phần phía Bắc cũng chỉ cho sản xuất được 180.000 – 200.000 quạt/năm. Nếu tận dụng tối đa năng lực hiện có thì năm 2005 chỉ đạt được 300.000 quạt/năm. Như vậy thị trường trong nước vẫn là thị trường chủ yếu của Công ty, hơn nữa sản phẩm quạt điện của Công ty đã có một truyền thống về chất lượng sản phẩm tốt, được người tiêu dùng chấp nhận và có uy tín trên thị trường. Do nhu cầu của thị trường và của người tiêu dùng và do Công ty có kinh nghiệm lâu năm trong công việc sản xuất sản phẩm quạt, am hiểu về thị trường truyền thống, sản phẩm mà chủ yếu của công ty hiện nay là sản xuất các loại quạt như: quạt bàn cánh 400mm, 300mm, 225mm, quạt cây 400mm, quạt cây 400mm có hẹn giờ. Đặc biệt là qquạt trần 1,4m, mà hiện nay rất được người tiêu dùng ưa chuộng, từ các gia đình cá nhân, đến các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0028.doc
Tài liệu liên quan