1.1.1 Khái niệm: Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do NHTƯ khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền; tạo công ăn việc làm; tăng trưởng kinh tế.
Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống thất nghiệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền)
38 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về việc Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy định lãi suất tiền gửi tối đa của các pháp nhân tại TCTD nhằm hạn chế việc quản lí ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi góp phần tăng cường cho việc quản lí ngoại hối.
- Đến cuối năm, trần lãi suất cho vay bằng USD được điều chỉnh giảm từ 8,5% xuống 7,5%/năm để phù hợp với cân bằng lãi suất LiBOR, SiBOR hiện hành; đồng thời góp phần mở rộng cho vay ngoại tệ đối với nền kinh tế.
Nhìn chung việc điều chỉnh lãi suất trong năm 1998 là phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tỷ giá, nó đã có tác động tích cực đối với việc huy động vốn và cho vay trong nền kinh tế. Tổng số vốn huy động ở hầu hết các tổ chức tín dụng đều tăng lên điều đó cho thấy mối tương quan giữa lạm phát và lãi suất tiền gửi được coi là tương đối hợp lý. Từ đó, quy mô tín dụng cung ứng cho nền kinh tế tăng lên đặc biệt tín dụng bằng VND có tốc độ tăng cao hơn. Thị trường ngoại tệ, tỉ giá VND/USD lại trở về trạng thái tương đối ổn định.
Bước sang năm 1999, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chững lại, để phù hợp với chỉ số lạm phát, quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ và thực hiện giải pháp kích cầu về đầu tư của chính phủ, NHNN đã 5 lần điều chỉnh trần lãi suất cho vay bằng VND theo xu hướng giảm: Từ 1,2%/tháng (ngắn hạn) và (1,25%/tháng - trung dài hạn) xuống mức thấp nhất là 0,85%/tháng (thành thị); 1%/tháng (nông thôn); 1,15%/tháng (NHTMCP nông thôn - Quỹ TDND cơ sở); 0,7%/tháng (NH phục vụ người nghèo). Trần lãi suất cho vay bằng USD là 7,5% năm.
Sự điều chỉnh lãi suất trên là quyết định hết sức kịp thời và phù hợp với diễn biến của nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nguy cơ giảm phát đang làm chậm lại tốc độ tăng trưởng.
Năm 2000, lãi suất trong nước có những diễn biến khá phức tạp. Thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, lãi suất cho vay bằng VND vẫn tiếp tục được điều chỉnh theo xu hướng giảm: lãi suất cho vay phổ biến gỉam từ 0,75% tháng xuống 0,70% tháng. Trong khi đó lãi suất ngoại tệ lại chịu tác động của thị trường tài chính quốc tế, trong năm 2000, lãi suất thị trường quốc tế liên tục tăng buộc lãi suất ngoại tệ trong nước cũng phải tăng theo (từ 3,5% năm lên 4,5% năm), nhiều khi lãi suất VND thấp hơn lãi suất USD.
Ngày 2/8/2000, NHNN đã quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất: chuyển từ cơ chế điều hành trần lãi suất sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng VND và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ: Đối với cho vay VND, lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất cơ bản được công bố hàng tháng. Hiện nay, lãi suất cơ bản là 0,75%/tháng, biên độ cho vay ngắn hạn là 0,3%/tháng, biên độ cho vay trung và dài hạn là 0,5%/tháng. Đối với lãi suất cho vay USD, lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất USD trên thị trường liên NH Singapore (SiBOR) kì hạn 3 tháng đối với cho vay ngắn hạn, kì hạn 6 tháng đối với cho vay trung dài hạn tại thời điểm cho vay cộng biên độ do thống đốc NHNN quy định (Hiện nay biên độ cho vay ngắn hạn là 1%/năm , biên độ cho vay trung dài hạn là 2,5%/năm ). Còn đối với các ngoại tệ khác do chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động tiền gửi TD nên cho phép các TCTD tự xác định.
Với nội dung điều hành lãi suất cơ bản như trên cho thấy lãi suất cơ bản được xác định trên cơ sở lãi suất thị trường với mức độ rủi ro thấp, đảm bảo sự kiểm soát lãi suất của NHNN, phù hợp thực tiễn Việt Nam, đây là một bước tiến mới, bước đi tiếp theo trong tiến trình tự do hoá lãi suất.
Ngày 30/5/2002 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng VN của tổ chức tín dụng với khách hàng. Đây là một quyết định quan trọng, là một trong những bước khời đầu của việc tiến tới tự do hóa lãi suất.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 1 - 6 - 2002. Theo đó, tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng đồng VN trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường và mức độ tín nhiệm với khách hàng vay là các pháp nhân và cá nhân Việt Nam, nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Tiếp đó NHNN tiếp tục công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tín dụng để làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường. Theo Thống đốc NHNN Việt Nam: Lê Đức Thúy thì đây là một bước chuyển biến căn bản của Việt Nam trong việc điều hành lãi suất, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới để huy động, cho vay vốn với mức lãi suất phù hợp với quan hệ cung cầu vốn thị trường, đồng thời nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, các tiêu chuẩn an toàn và khả năng hội nhập với thị trường tài chính tiền tệ quốc tế của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Với cơ chế này, nhà nước chính thức không can thiệp vào hoạt động điều hành lãi suất bằng việc ấn hành lãi suất cho vay mà chỉ gián tiếp điều tiết lãi suất sao cho có lợi nhất với nền kinh tế. Cơ chế này cũng giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng và giúp các ngân hàng nới lỏng các biện pháp bảo đảm tiền vay (thế chấp) đối với khách hàng.
Cũng trong ngày 30 - 05 NHNN đã có quyết định công bố lãi suất cơ bản bằng đồng VN áp dụng từ ngày 1 - 6 - 2002 là 0.6%/tháng hay 7.2%/năm.
Việc sử dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận có những ưu điểm sau:
- Việc áp dụng lãi suất thỏa thuận có lợi với cả ngân hàng lẫn khách hàng. Theo các ngân hàng khi áp dụng cơ chế này thì các ngân hàng có thể chủ động hơn trong vấn đề kinh doanh và khi thỏa thuận được mức lãi suất từ đó ngân hàng sẽ mở rộng diện cho vay, đó là điều kiện để xóa bỏ nạn tín dung đen.
- Việc áp dụng lãi suất thỏa thuận sẽ giúp cho các dòng chảy vốn thông thoáng hơn. Trước đây, lãi suất đầu ra của các NHTM bị khống chế bởi lãi suất trần do NHNN qui định. Cụ thể lãi suất trần được tính bằng lãi suất cơ bản 0.6%/tháng cộng với 0,3% (với loại vay ngắn hạn) và cộng với 0.5% (với loại vay dài hạn). Tại các đô thị, do các nguồn vốn dồi dào, có các ngân hàng cạnh tranh nên lãi suất cho vay thường thấp, hiếm khi động đến lãi suất trần. Do vậy, quyết định 546 này của NHNN sẽ tạo điều kiện giúp các NHTM chủ động hơn trong việc huy động và cho vay với lãi suất thỏa thuận, làm cho các dòng chảy của vốn trở nên thông thoáng hơn.
- áp dụng lãi suất thỏa thuận sẽ làm cho việc cho vay ở nông thôn tăng lên. Trước đây, mặc dù mức cho vay đối với nông dân là rất thấp nhưng các thủ tục cho vay vẫn phải làm đầy đủ như những khách hàng lớn nên chi phí hoạt động rất cao. Bởi vậy, hầu hết các tổ chức tín dụng chưa mặn mà trong việc cho vay đối với hộ nông dân. Sau khi quyết định 546 có hiệu lực thì các NHTM ở nông thôn có thể tăng lãi suất cho vay để tránh bị lỗ, đồng thời các NHTM này sẽ điều tiết vốn huy động từ các đô thị về nông thôn, mở rộng việc cho vay với nông dân. Sự điều chỉnh này là diều kiện để xóa bỏ nạn tín dụng đen.
Như vậy, việc áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận là một bước đi đúng đắn. Nó sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc tự do hóa lãi suất sau này.
Như vậy, chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp cùng với việc ổn định tỷ giá VND/USD trong những năm qua không những góp phần quan trọng trong quá trình ổn định kinh tế vĩ mô mà còn làm tăng tính hấp dẫn của đồng tiền Việt Nam và lòng tin của dẫn chúng vào hệ thống ngân hàng, giảm dần tình trạng sử dụng hay cất trữ USD, từng bước đẩy lùi tình trạng “đô la hoá” ở Việt Nam.
Điều đó chứng tỏ rằng: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển chưa cao, việc sử dụng lãi suất làm công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn.
2.2.2 Công cụ hạn mức tín dụng
Đây là công cụ được coi là cần thiết ở Việt Nam trong những năm đầu của thời kì đổi mới hiệu quả của nó đã thể hiện rõ rệt trong việc chống lạm phát. Những năm 1990-1991 do lạm phát còn ở tỉ lệ cao (67,6%/tháng ). Để khống chế lạm phát, NHNN chủ trương thi hành CSTT “thắt chặt” ngay từ đầu năm để giảm bớt lượng tiền cung ứng. Dựa trên một số chỉ tiêu vĩ mô dự kiến năm 1992 là: Tăng trưởng kinh tế (4,5%/năm); chỉ số lạm phát (30%/năm), NHNN đưa ra hạn mức tín dụng đối với tất cả hệ thống NHTM là 34,5% (mức tăng so với năm trước). Bằng nhiều biện pháp kết hợp, năm đó chúng ta đã đạt được kết quả thực tế rất khả quan: mức tăng trưởng kinh tế tăng gấp 2 lần so với dự kiến (8,65%), mức lạm phát thấp hơn dự kiến rất nhiều (17,6%), tiền tệ đi dần vào ổn định.
ở thời kỳ đầu, công cụ hạn mức TD chỉ áp dụng cho 4 NHTMQD (NH Ngoại thương, NH Công thương, NH Nông nghiệp, NH Đầu tư phát triển) nhưng sau vài năm đổi mới, do quy mô mở rộng tín dụng của các NHTM quá nhanh, số lượng các NHTM ngày càng nhiều nên NHNN quyết định áp dụng hạn mức tín dụng cho hầu hết các NHTM. Tính đến cuối năm 1997 có 26 NHTM trong nước phải áp dụng hạn mức tín dụng còn các NH nước ngoài và NH liên doanh tuy chiếm thị phần tín dụng đáng kể (10-15% thị phần tín dụng trong nước) nhưng vẫn chưa phải áp dụng hạn mức tín dụng.
Những năm sau đó, đặc biệt là từ 1995 đến 1997, NHNN vẫn tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ “thắt chặt” để kiểm soát lạm phát từ đó đưa ra tỉ lệ hạn mức tín dụng ở mức vừa phải cho các NHTM. Song kết quả thực tế cho thấy hiện tượng phổ biến là hầu hết các NHTM đều có xu hướng vượt qúa chỉ tiêu hạn mức tín dụng được giao.
Biểu 2: Tình hình thực hiện hạn mức tín dụng (1995-1998).
Năm
Danh mục
1995
1996
1997
Quỹ T D /1998
KH giao
Thực hiện
KH giao
Thực hiện
KH giao
Thực hiện
KH giao
Thực hiện
Tăng so với
năm trước
21%
37,8%
25%
29%
21%
26,4%
4%
4,8%
Hiện tượng trên xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản sau:
- Trong giai đoạn này tốc độ huy động vốn nhàn rỗi bình quân hàng năm của các NHTM tăng nhanh (khoảng 26% đến 37%/năm) vì vậy các NHTM tất yếu phải thực hiện đầu tư tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế vì con đường để đầu tư qua thị trường tiền tệ, thị trường vốn là khó khăn trong điều kiện nước ta lúc bấy giờ.
- Do diễn biến lãi suất đang có xu hướng giảm trần lãi suất cho vay trong khi đó để huy động nguồn vốn nhàn rỗi các NHTM phải tăng lãi suất huy động (do tâm lý người dân không muốn gửi), điều đó làm cho chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất huy động giao động ở mức 0,15% - 0,25%/tháng, thấp hơn so với trước đây 0,3%-0,45%/tháng. Với chênh lệch như vậy để đảm bảo hoạt động kinh doanh đủ bù đắp chi phí hoạt động thì buộc các NHTM phải tăng dư nợ đối với nền kinh tế.
Hiện tượng trên cũng góp phần giải thích tại sao trong những năm 1995 - 1997 mặc dù lạm phát được kiểm chế ở mức thấp (bình quân 6,9%/năm) nhưng nền kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao 9,28%/năm.
Tuy nhiên, từ năm 1998 đến nay, công cụ hạn mức tín dụng đã mất dần vai trò của nó trong việc hạn chế sự gia tăng của tổng phương tiện thanh toán vì lạm phát có xu hướng giảm và thấp dần; mặt khác nhu cầu vốn của nền kinh tế ngày càng tăng và cần phải mở rộng tín dụng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Do đó từ quý II/1998, NHNN đã không áp dụng công cụ này như một công cụ thường xuyên để điều hành chính sách tiền tệ (mặc dù có thể coi nó như một giải pháp tình thế khi cần thiết).
Công cụ này sẽ được xoá bỏ hoàn toàn khi thị trường tiền tệ ổn định, thị trường vốn phát triển và thị trường mở đi vào hoạt động có hiệu quả.
2.2.3 Công cụ dự trữ bắt buộc
Đây là công cụ gián tiếp điều chỉnh mức cung tiền được sử dụng sớm nhất ở Việt Nam (từ 1991), theo pháp lệnh Ngân hàng (1990), tỷ lệ DTBB có thể ở mức từ 10% đến 30% tổng nguồn vốn huy động của các NHTM.
Song trong điều kiện thực tế lúc bấy giờ khi tiềm lực của các NHTM Việt Nam còn nhỏ bé và lạm phát đã được kiềm chế ở mức đáng kể, nên NHNN đã quy định tỉ lệ DTBB là 10%; được áp dụng cho các NHTMQD, NHTM cổ phần, chi nhánh NH nước ngoài, NH liên doanh và các Công ty tài chính.
Qua quá trình thực hiện ban đầu cho thấy rất ít NHTM dự trữ đủ 10% nhất là các NHTM cổ phần, do vậy để nâng cao hiệu quả của công cụ này, trong năm 1994, NHNN đã hai lần điều chỉnh tỉ lệ DTBB; quy định mức DTBB thống nhất đối với tất cả các NHTM(có phân biệt với các loại tiền gửi khác nhau: tiền gửi, tiền tiết kiệm không kì hạn: 13%; tiết kiện kì hạn 3,6 tháng, kì phiếu mục đích, trái phiếu: 8%); đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng quy chế phạt đối với các tổ chức tài chính không thực hiện đúng quy chế DTBB.
Năm 1995, NHNN quy định (T10/1995) DTBB chỉ được tính đối với loại tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng trở xuống, thống nhất ở mức 10% được áp dụng cho tất cả các NHTM (trừ NHTMCP nông thôn, HTX tín dụng, quỹ TDND tạm thời chưa phải thực hiện). Số lần tính DTBB hàng tháng tăng lên, lại bỏ dần tín phiếu kho bạc trong cơ cấu tiền gửi DTBB; tiễn gửi DTBB được hợp nhất với tiền gửi thanh toán của các NHTM vào một tài khoản chung là tài khoản tiền gửi không kì hạn tại NHNN. Tiền gửi dự trữ vượt được trả lãi 0,1% tháng (Năm 1996). Điều này đã tạo sự linh hoạt hơn cho việc điều chỉnh dự trữ của các NHTM tại NHNN, góp phần gián tiếp khống chế lãi suất thị trường và khối lượng tín dụng cung ứng để thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Đến T12/97, Quy chế DTBB có sự thay đổi để đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng hơn: Tiền gửi DTBB tại NHNN được tính bình quân trong cả kì duy trì, tỷ lệ DTBB vẫn là 10%, tiền dự trữ vượt được hưởng lãi suất 0,2% tháng (bằng VND) và 4,86% năm (đối với USD). Đồng thời NHTM nào thiếu tiền gửi DTBB trong kì duy trì sẽ bị phạt theo mức 200% lãi suất cho vay tái cấp vốn của NHNN (VND), từ đó khuyến khích các NHTM thực hiện đúng quy chế DTBB.
Để luật NHNN có hiệu lực (từ 1/10/1998), từ cuối 1998 và trong năm 1999, quy chế DTBB có những thay đổi đáng kể: Đối tượng áp dụng được mở rộng thêm (quỹ TDND, NH hợp tác); số tiền DTBB phải gửi tại NHNN để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia thay cho quy định về cơ cấu tiền DTBB trước đây: 70% gửi tại NHNN và 30% tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán; việc trả lãi tiền DTBB do chính phủ quy định.
Để tạo đà khôi phục, phát triển kinh tế trong năm 1999 tỉ lệ DTBB được điều chỉnh nhiều lần theo xu hướng giảm nhằm nới lỏng tiền tệ, kích thích đầu tư, tiêu dùng.
Biểu 3: Tỷ lệ DTBB đối với các TCTD năm 1999
TCTD
Tỉ lệ DTBB (%)
1/1/99
1/3/99
1/6/99
1/7/99
1/10/99
1. NHTMQD, NHTM của đô thị, chi nhánh NH nước ngoài, NH liên doanh & Công ty TC
10
7
6
5
5
- NH nông nghiệp và PTNT
10
7
6
5
3
2. NHTMCP nông thôn, NH hợp tác, Quỹ TDNDTW, khu vực.
0
5
4
1
1
3. TCTD có số dư tiền gửi phải tính DTBB dưới 500trđ quỹ TDND cơ sở, HTX tín dụng, NH phục vụ người nghèo.
0
0
0
0
0
Việc giảm tỷ lệ DTBB trên đã đóng góp phần nhất định vào việc mở rộng tín dụng, giảm chi phí hoạt động và góp phần làm dịu đi những khó khăn của các NHTM do lãi suất giảm.
Trong năm 2000, NHNN tiếp tục áp dụng tỷ lệ DTBB bằng VND như năm 1999. Riêng về tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng ngoại tệ để tạo tín hiệu hạn chế việc các TCTD huy động tiền gửi USD (qua việc nâng lãi suất huy động) để gửi ra nước ngoài hưởng chênh lệch lãi suất, khuyến khích các TCTD cho vay trong nước, ngày 1/10/2000 NHNN đã điều chỉnh tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% kể từ kỳ duy trì DTBB tháng 11/2000. Sau đó nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương trên, ngày 1/12/2000 NHNN tiếp tục nâng tỷ lệ DTBB lên 12% áp dụng từ kỳ duy trì DTBB 12/2000.
Như vậy, công cụ DTBB ngày càng được hoàn thiện và trở thành công cụ đắc lực của NHNN Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ.
2.2.4 Công cụ cho vay tái chiết khấu
ở Việt Nam, cho vay tái chiết khấu đã được sử dụng như là một công cụ của CSTT ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Tuy vậy, vì chưa hội đủ những điều kiện nên việc áp dụng nó còn giản đơn làm cho hiệu quả của nó còn nhiều hạn chế. Mặc dù vậy trong những năm gần đây nó đã trở thành công cụ đắc lực góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của CSTT quốc gia.
Thời kỳ đầu, cho vay chiết khấu được thực hiện qua việc NHNN cho NHTM vay ngắn hạn căn cứ vào khế ước tín dụng (có chất lượng) do NHTM đem thế chấp tại NHNN, lãi suất tái cấp vốn được xác định dựa theo lãi suất cho vay (cao nhất) của các NHTM và được điều chỉnh linh hoạt theo mục tiêu CSTT quốc gia ở mỗi thời kỳ.
Năm 1994 với mục tiêu kiềm chế lạm phát, NHNN hạn chế tới mức thấp nhất mức tái cấp vốn cho các NHTM qua việc nâng lãi suất tái cấp vốn từ 85% -100% lãi suất cho vay các NHTM, riêng NH nông nghiệp là 95%. Năm 1995 để đẩy mạnh mục tiêu trên, NHNN đã ngưng tái cấp vốn cho các NHTM nhằm đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và giảm cho vay tín dụng của các NHTM. Nhờ đó, đến cuối 1995 dư nợ cho vay chiết khấu của NHNN đã giảm xuống 13% so với 1994.
Năm 1996, để giải quyết tình trạng khó khăn trong thanh toán của các NHTM, NHNN đã thực hiện việc cho vay ngắn hạn đối với các NHTM trong trường hợp tạm thời thiếu khả năng thanh toán (qua các phiên thanh toán bù trừ trên từng địa bàn), nhưng áp dụng lãi suất tái chiết khấu ở mức tối đa. Điều này một mặt bảo đảm được sự ổn định của hệ thống ngân hàng, mặt khác hạn chế được khả năng cung ứng vượt qúa về tín dụng của các NHTM đồng thời khuyến khích việc huy động vốn của các NHTM, cũng hạn chế việc các NHTM vay tiền của NHNN, vì vậy cuối năm 1996, dư nợ cho vay tái chiết khấu chỉ tăng 3,5% so với 1995.
Trong năm 1997 NHNN đã sử dụng phương thức tái cấp vốn có thế chấp (bằng chứng từ, tiền gửi ngoại tệ tại NHNN) nhằm bù đắp khó khăn tạm thời trong thanh toán cho các NHTM. Lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh từ quy định 100% lãi suất cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế sang quy định mức lãi suất cụ thể (từ tháng 3 - tháng 7 năm 1997). Mức lãi suất tái cấp vốn quy định là 1,1%/tháng, từ T8/1997 là 0,9% ). Do trong năm 1997 các NHTM đã tích cực hơn trong việc trả nợ NHNN và khả năng huy động vốn tăng nên đến cuối 1997, dư nợ tái cấp vốn của NHNN giảm 11,9% so với 1996.
Năm 1998, để thực hiện chính sách tiền tệ “thắt chặt” nhằm hạn chế sự gia tăng lạm phát do ảnh hưởng cuả cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, NHNN đã tăng lãi suất tái chiết khấu từ 1% tháng 1,1% tháng (thấp hơn tiền lãi suất cho vay ngắn hạn là 0,1% tháng).
Năm 1999, với mục tiêu khuyến khích tăng trưởng kinh tế, khắc phục nguy cơ giảm phát NHNN đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay tái cấp vốn từ mức 1,1%/tháng đầu năm xuống 0,5%/tháng đồng thời quy chế về nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu đã được ban hành để phát triển một bước hiệu quả công cụ này trong chính sách tiền tệ và tạo khả năng cân đối nguồn vốn hoạt động cho các ngân hàng. Các giấy tờ có giá ngắn hạn được chiết khấu tại NHNN là tín phiếu kho Bạc, trái phiếu NHNN và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác do NHNN quy định ở mỗi thời kỳ. Mức lãi suất tái chiết khấu được công bố là 0,45% tháng.
Từ đầu năm đến cuối tháng 7/2000, nhằm khuyến khích mở rộng tín dụng của các TCTD, NHNN đã 2 lần giảm lãi suất tái cấp vốn từ 0,5%/tháng xuống 0,45%/tháng (31/3/2000) và xuống 0,4%/tháng (31/7/2000). Đồng thời NHNN cũng giảm lãi suất tái chiết khấu từ 0,45%/tháng xuống còn 0,4%/tháng (T3/2000) và xuống 0,35%/tháng (T7/2000). Tuy vậy cho đến T9/2000 để hạn chế các TCTD bù đắp thiếu hụt thanh toán qua hình thức vay tái cấp vốn, tái chiết khấu từ NHNN và khuyến khích thực hiện bù đắp qua thị trường mở nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường này, đồng thời tạo tín hiệu cho các TCTD tăng lãi suất huy động, ngày 2/11/2000 NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn lên 0,5%/tháng và tăng lãi suất tái chiết khấu lên 0,45%/tháng.
Như vậy công cụ cho vay chiết khấu đã dần được áp dụng theo đúng bản chất của nó là tín hiệu cho các NHTM điều chỉnh lãi suất cùng với sự phát triển của thị trường ở Việt Nam , trở thành một công cụ đắc lực của chính sách tiền tệ quốc gia...
2.2.5 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Luật NHNN Việt Nam quy định “NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện CSTT quốc gia”.
Trước khi thị trường mở chính thức được đưa vào vận hành ở Việt Nam, NHNN đã từng bước tạo lập cơ sở cho nó qua việc tổ chức đấu thầu và phát hành các loại tín phiếu, đó là:
Tín phiếu kho bạc Nhà nước (KBNN): từ năm 1996 đến hết năm 1998 NHNN đã phối hợp với KBNN tổ chức đấu thầu tín phiếu và trái phiếu kho bạc. Năm 1996, KBNN đã phát hành gần 100 tỷ đồng tín phiếu qua NHNN, sau đó chủ yếu là phát hành trái phiếu kho bạc (thời hạn một năm). Tổng mệnh giá trúng thầu năm 1997 là 2917,5 tỷ VND (37 đợt); năm 1998 là 4020,7 tỷ VND (46 đợt), năm 1999 là 3011.6 tỉ VND (46 đợt), năm 2000 là 4441.0 tỉ VND (43 đợt). Các đối tượng trúng thầu chủ yếu là các NHTM Quốc doanh, các NHTM cổ phần và các Công ty Bảo hiểm. Song nếu theo quy định của luật NHNN thì các trái phiếu này không thể sử dụng làm công cho thị trường mở được.
Tín phiếu NHNN: Do NHNN Việt Nam phát hành từ năm 1995, tính đến thời điểm tháng 7/1999 NHNN đã tổ chức được 6 đợt phát hành tín phiếu NHNN. Các đợt này đều được tổ chức vào các thời điểm khi mà tổng phương tiện thanh toán và lạm phát có xu hướng gia tăng nhằm rút bớt tiền trong lưu thông. Tổng mệnh giá đã phát hành của cả 6 đợt là 3.400 tỉ VND; phần lớn các tín phiếu này đều có thời hạn 3 tháng.
Cho đến ngày 12/7/2000, NHNN chính thức khai trương đưa nghiệp vụ thị trường mở vào hoạt động theo phương hướng sử dụng nó như là một công cụ điều tiết tiền tệ linh hoạt và có hiệu quả của NHNN.
Trong năm 2000, NHNN đã thực hiện được 17 phiên giao dịch thị trường mở, trong đó có 14 phiên mua được 1353,50 tỷ đồng đạt 71,24% khối lượng chào mua với lãi suất trong khoảng 4,20% - 5,58%/năm và 3 phiên bán được 550 tỷ đồng đạt 100% khối lượng chào bán với lãi suất trong khoảng 4,0% - 4,6%/năm. Đến 31/12/2000; NHNN đã bơm 405 tỷ đồng qua thị trường mở sau khi loại trừ các khoản mua, bán đã đến hạn thanh toán.
Từ 1/1/2001 - 7/2/ 2001, NHNN đã thực hiện được 3 phiên giao dịch mua được 160 tỉ đồng chỉ đạt 50% khối lượng chào mua với mức lãi suất 3,5 - 4,6 %/năm. Đã có 18 tổ chức tín dụng đăng kí là thành viên của thị trường (tuy vậy mỗi phiên giao dịch chỉ có thường xuyên từ 1 đến 3 thành viên tham gia). Phương thức giao dịch chủ yếu là Mua - Bán có kì hạn (15 ngày - 4tháng ) hoặc mua hẳn - bán hẳn.
Như vậy,ở Việt Nam thị trường mở đã tìm được con đường đi riêng cho mình và tính ưu việt của nó đã được phát huy tác dụng ở một mức độ nhất định (đã giúp cho các NHTM được chủ động hơn trong việc điều chỉnh lượng vốn khả dụng của mình, qua đó NHNN phần nào đã thực hiện được mục tiêu CSTT quốc gia). Tuy vậy, đây mới chỉ là giai đoạn khởi đầu và mang tính chất thử nghiệm nên đòi hỏi nó phải được tiếp tục đổi mới và hoàn thiện.
2.3 Đánh giá quá trình sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ những năm qua.
2.3.1 Những thành tựu trong việc ổn định kinh tế vĩ mô
*Góp phần ổn định giá trị đồng bản tệ: Có thể nói đây là thành tựu đáng được ghi nhận ở Việt Nam, bằng các công cụ điều tiết, NHNN đã kiểm soát chặt chẽ khối lượng tiền cung ứng hàng năm và đó được xem như một bàn tay hữu hiệu đẩy lùi và kiềm chế làm phát, ổn định sức mua của đồng tiền Việt Nam, làm cho giá cả ổn định, đời sống người dân không ngừng được cải thiện.
Biểu 4: Mối quan hệ giữa tổng phương tiện thanh toán với tỷ lệ lạm phát
Năm
Chỉ tiêu
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tốc độ tăng của M2(%)
78
34
19,8
27,8
22,3
22,7
25,4
23,9
39,28
38
Tỷ lệ lạm phát (%)
67,6
17,6
5,2
14,4
12,7
4,5
3,6
9,2
0,9
6
Về sức mua đối ngoại của đồng tiền, cơ chế điều hành tỉ gía từng bước được điều chỉnh phối hợp cùng với các công cụ của CSTT đã dần phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần đẩy mạnh các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
Biểu 5: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam
Năm
Chỉ tiêu
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
- Xuất khẩu (%)
24
12
39
28
38
24
4
23,3
=11.540 tr USD
- Nhập khẩu (%)
9
53
48
24
54
-7
11
_
* Góp phần tăng trưởng kinh tế: Việc ổn định giá trị VND đã tạo lòng tin của nhân dân vào đồng bản tệ, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thu hút được nguồn vốn đáng kể từ trong và ngoài nước. Đặc biệt việc điều chỉnh các công cụ CSTT: lãi suất, tỉ lệ dự trữ bắt buộc... của NHNN ở các giai đoạn cụ thể đã có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới việc huy động và phân bổ nguồn vốn có hiệu quả trong nền kinh tế của các TCTD. Cũng từ đó mà góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế liên tục qua các năm.
Biểu 6:Tình hình tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam
Năm
Chỉ tiêu
91
92
93
94
95
96
97
98
99
2000
6 DP (tỉ VND) giá so sánh 1981-1994
33.99
36.74
39.98
195.57
213.83
231.26
244.68
256.27
273.44
Tăng trưởng 6DP(%)
6
8,6
8,1
8,8
9,5
9,3
8,8
5,8
4,8
6,7
Từ các kết quả trên cho thấy, việc sử dụng các công cụ điều tiết của CSTT ở Việt Nam đã góp phần đạt được hai mục đích thường mâu thuẫn nhau đó là: Vừa đẩy lùi lạm phát vừa tăng trưởng kinh tế. Có được kết qủa này còn phải kể đến vai trò của nhiều CSKT vĩ mô khác nữa và đặc thù của nền kinh tế Việt Nam đó là chúng ta chưa đạt được mức năng suất biên của sản lượng tiềm năng trong nền kinh tế.
Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ của CSTT cũng góp phần gián tiếp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các thành phần kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm. Năm 1999 cả nước giải qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV024.doc