Đề tài Một số vấn đề về việc xây dựng cơ quan bảo hiến ở Việt Nam

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Trang

I.Phần mở đầu:

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 2

2. Mục đích của đề tài 3

3. Phạm vi nghiên cứu 4

4.Phương pháp nghiên cứu 4

II. Phần nội dung

Phần một : Vấn đề bảo hiến ở Việt Nam hiện nay

1. Cơ sở thực tế:1.1Vài nét về bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam hiện nay 5

1.2 Thực trạng vi hiến 9

2. Cơ sở lý luận: 2.1 Vai trò của bảo vệ hiến pháp 13

2.2 Cơ sở cho sự tồn tại của CQBH ở Việt Nam 17

Phần hai: Một số mô hình cơ quan bảo hiến trên thế giới

1. Mô hình phi tập trung 20

2. Mô hình tập trung 24

Phần ba: Một số ý kiến về việc xây dựng cơ quan bảo hiến ở Việt Nam

1. Những phương án thành lập cơ quan bảo hiến ở Việt Nam 28

2. Các nguyên tắc cho cơ quan bảo hiến ở Việt Nam

2.1 Độc lập 32

2.2 Chuyên nghiệp 36

2.3 Uy tín cao 37

2.4 Phù hợp với tổ chức bộ máy nhà nước 40

III,Kết luận 42

 

 

 

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2457 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về việc xây dựng cơ quan bảo hiến ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý Nhà nước và quản lý xã hội. Một Nhà nước của dân, do dân, vì dân thì không chỉ dừng lại ở việc mong muốn người dân tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật và sự quản lý của Nhà nước mà phải tiến tới việc xây dựng ý thức làm chủ đất nước cho mỗi người dân. Để họ hiểu rằng những quyền công dân của họ không phải do Nhà nước ban cho mà đó là những quyền lợi chính đáng mà họ được hưởng, Nhà nước phải ghi nhận và đảm bảo cho những quyền cơ bản đó. Hiện nay, một Nhà nước không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ với công dân của nước mình mà còn có mối quan hệ với các cá nhân khác. Những giá trị nhân quyền khi đã được thế giới công nhận thì theo xu thế của thời đại hội nhập, các quốc gia trên thế giới đều phải thừa nhận những giá trị ấy. Việt Nam khẳng định tại Hiến pháp: “ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Khi những quyền đó được Nhà nước cam kết tôn trọng thì cũng có nghĩa là nó sẽ được bảo vệ bởi Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong phạm vi thẩm quyền của mình cơ quan bảo hiến sẽ đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ những quyền tự do cơ bản của con người. Như vậy nó cũng sẽ góp phần nâng cao uy tín của nước ta trên chính trường quốc tế. Với những ý nghĩa và vai trò lớn lao như vậy thì việc xây dựng một cơ chế bảo hiến mà cụ thể là một cơ quan bảo hiến hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả là hoàn toàn phù hợp với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Bảo hiến chính là bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Điều đó có nghĩa là bảo đảm được tinh thần của Nhà nước pháp quyền là mọi chủ thể, kể cả Nhà nước đều phải chịu sự kiểm soát của Hiến pháp và pháp luật. Xét đến mục đích cuối cùng của Nhà nước pháp quyền là bảo vệ các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp. Mà cơ chế bảo hiến lại chính là bảo đảm để quyền tự do của công dân không bị vi phạm từ phía các cơ quan Nhà nước. Như vậy một cơ quan bảo hiến hoạt động có hiệu quả là thành tố không thể thiếu trong Nhà nước pháp quyền. Hay nói như GS – TS Otto thì đó chính là “vương miện của Nhà nước pháp quyền”, “đỉnh cao của Nhà nước pháp quyền”. Việc thành lập được một cơ quan bảo hiến ở Việt Nam vì vậy sẽ có ý nghĩa to lớn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta. 2.2 Cơ sở cho sự tồn tại của cơ quan bảo hiến ở Việt Nam Trước những đòi hỏi cấp thiết của thực tế, trước những vai trò của việc bảo vệ Hiến pháp thì cơ sở lý luận – pháp lý nào cho sự tồn tại một cách vững chắc cho cơ quan bảo hiến ở Việt Nam? Nhìn lại lịch sử bảo hiến trên thế giới từ sự ra đời của bản Hiến pháp đầu tiên trên thế giới – Hiến pháp Mỹ 1787 với ý nghĩa là đạo luật tối cao đã đánh dấu sự ra đời chế độ giám sát Hiến pháp thì những tư tưởng, quan điểm về cơ sở của việc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp cũng được hình thành và phát triển. Hamilton một trong những cha đẻ của Hiến pháp Mỹ cho rằng: Hiến pháp phải được coi là một đạo luật cơ bản.... Do đó các thẩm phán phải có quyền xác định nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp cũng như của các đạo luật do cơ quan lập pháp ban hành. Nếu xảy ra trường hợp khác nhau giữa hai loại văn bản này thì đương nhiên Hiến pháp phải có hiệu lực cao hơn. Nói cách khác, Hiến pháp phải được coi là ưu thế hơn so với luật, ý chí của nhân dân phải cao hơn ý chí của những người đại diện cho họ. Tư tưởng này của Hamilton đã được thể hiện rõ trong những phán quyết của Chánh án Jonh Marshal xử vụ án nổi tiếng Mabury kiện Madison: 1. Hiến pháp là luật tối cao của đất nước. 2. Những luật, quyết định được ban hành bởi cơ quan lập pháp là một bộ phận của Hiến pháp và không được trái Hiến pháp. 3. Thẩm phán, người đã từng tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp phải tuyên bố huỷ bỏ những luật, lệ, quy định nào của cơ quan lập pháp mâu thuẫn với Hiến pháp. Như vậy, mô hình cơ quan bảo hiến ở Hoa Kỳ là mô hình phi tập trung với vai trò của Toà án Tối cao và Toà án thường trong việc bảo vệ Hiến pháp. Khác với Hoa Kỳ, các nước Châu Âu lục địa chỉ trao thẩm quyền giám sát bảo hiến cho một Toà án đặc biệt là Toà án Hiến pháp. Loại hình Toà án này xuất phát từ tư tưởng của hai luật gia Adolf Merkl và Hans Kelsen. Tư tưởng của hai ông cũng xuất phát từ việc khẳng định tính tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật (vì đặt Hiến pháp ở vị trí đó nên cần có một cơ chế để xem xét, kiểm tra việc tuân thủ tính tối cao của nó). Với cơ sở như vậy thì việc xây dựng một thiết chế bảo hiến ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp. Hiến pháp Việt Nam tại điều 2 khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà XHCN là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và “Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp” (Điều 146 – Hiến pháp 1992); “Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật” (Điều 2 – Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Tuy nhiên bàn về vị trí cũng như thẩm quyền của cơ quan bảo hiến ở Việt Nam cũng có nhiều quan điểm còn chưa thống nhất. Quan điểm về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam: phân công quyền lực, còn ở các nước phương tây là: phân chia quyền lực. Đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan bảo hiến với Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất khi cơ quan này có quyền bãi bỏ những văn bản pháp luật của Quốc hội không phù hợp với Hiến pháp. Vấn đề này cũng đã được bàn luận từ khi những mầm mống của tư tưởng giám sát hiến pháp hình thành. Khi Hamilton cho rằng toà án có quyền tuyên bố đạo luật vi phạm Hiến pháp là vô hiệu thì một số người đã suy ra rằng điều đó là ám chỉ ưu thế lớn hơn của hệ thống tư pháp so với lập pháp. Hamilton đã đáp lại quan điểm đó như sau: Toà án phải ưu tiên Hiến pháp hơn so với các đạo luật thường bởi lẽ quyền lực của nhân dân cao hơn cả quyền lập pháp, tư pháp và khi ý chí của cơ quan lập pháp được tuyên bố trong các đạo luật của nó chống lại ý chí của nhân dân được tuyên bố trong Hiến pháp thì các thẩm phán phải tuân theo Hiến pháp hơn là theo các đạo luật thường. Các phán quyết của thẩm phán phải căn cứ vào luật cơ bản hơn là căn cứ vào các luật không cơ bản.Do vậy không có văn bản quy phạm pháp luật nào trái với Hiến pháp lại có hiệu lực. Nếu từ chối điều đó có nghĩa là những nghị sỹ lại cao hơn cái gốc của họ hay nói cách khác, những người công bộc của nhân dân lại cao hơn nhân dân. (Lời mở đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ khẳng định rõ ràng rằng và chắc chắn: chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Cũng từ quan điểm trên của Hamilton mà có ý kiến cho rằng: Hiến pháp của Việt Nam hiện nay không phải do nhân dân trực tiếp làm ra (không qua trưng cầu dân ý). Song phần lớn các ý kiến hiện nay đều đồng tình với quan điểm sau: Việt Nam đang xây dựng một Nhà nước pháp quyền, một Nhà nước mà tất cả các hoạt động của công dân, cơ quan Nhà nước đều nằm trong khuôn khổ pháp luật. Trong hệ thống pháp luật đó thì Hiến pháp được ghi nhận là có giá trị pháp lý cao nhất. Vì vậy, cơ quan bảo hiến với chức năng bảo vệ những quy định trong Hiến pháp không bị xâm phạm sẽ là một cơ quan nhân danh Hiến pháp, vì Hiến pháp thực hiện những thẩm quyền của mình. Và chắc chắn chính cơ quan này cũng sẽ hoạt động trong giới hạn mà pháp luật tạo dựng ra nó. Và việc cơ quan bảo hiến có thể bãi bỏ một đạo luật vi hiến của Quốc hội cũng không có nghĩa là nó cao hơn Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Bởi xét trong mối quan hệ cụ thể với hiệu lực tối cao của Hiến pháp thì đạo luật đó rõ ràng không thể có giá trị thi hành (hiệu lực). Như vậy Nhà nước pháp quyền là cơ sở chắc chắn để tiến hành xây dựng một cơ quan bảo hiến chuyên trách. Và việc xây dựng cơ quan này cũng góp phần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, một yêu cầu quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta hiện nay. Tóm lại, với những cơ sở lý luận và thực tế nêu trên có thể khẳng định rằng việc xem xét để thành lập một cơ quan bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam là điều hoàn toàn cần thiết, là một yêu cầu, đòi hỏi khách quan trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay để Nhà nước ta thực sự là một Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Phần hai Một số mô hình cơ quan bảo hiến trên thế giới Trên cơ sở thống nhất là tính tối cao và không thể bị xâm phạm của Hiến pháp, các nước đã tổ chức những cơ quan với chức năng bảo vệ Hiến pháp theo cách thức riêng của mình. Điều đó đã tạo nên những mô hình cơ quan bảo hiến trên thế giới với những vấn đề về thẩm quyền, vị trí, vai trò rất khác nhau. Trên cơ sở những tài liệu có được, xin giới thiệu về một số mô hình tiêu biểu về cơ quan bảo hiến trên thế giới và đó chính là những cái nhìn tham khảo cho một cơ quan chăm lo bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam. 1 - Mô hình phi tập trung (đại diện là Hoa Kỳ) a) Đặc điểm nổi bật của mô hình này chính là việc trao thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp cho hệ thống Toà án thường và Toà án Tối cao. Mô hình này ra đời ở Hoa Kỳ và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới pháp luật của nhiều nước khác, cùng với sự ảnh hưởng về kinh tế và chính trị. Số quốc gia tổ chức thực hiện việc bảo hiến theo mô hình này có khoảng 90 quốc gia. Mô hình này trước tiên dựa trên cơ sở lý luận Hiến pháp là đạo luật cao nhất, những văn bản pháp luật khác không phù hợp với Hiến pháp thì không có giá trị của các học giả đã nêu ở phần trên. Cùng với nó là nguyên tắc tổ chức của quyền lực Nhà nước: phân chia quyền lực rất rạch ròi giữa ba nhánh: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Với một nước theo truyền thống Common Law như Mỹ thì sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền giám sát bảo hiến của hệ thống Tòa án chính là vụ án Mabury kiện Madison (1803). Để có cái nhìn hệ thống về vấn đề này xin tóm tắt vụ án như sau: “Ngay trước khi rời khỏi vị trí tháng 3 năm 1801, Tổng thống John Adam đã cố gắng bổ nhiệm những người của đảng mình vào những vị trí mới trong ngành tư pháp. Tổng thống mới, Thomas Jefferson đã rất bất bình với hành động ông cho là đã lạm dụng quyền lực. Sau khi đã phát hiện ra một số bổ nhiệm chưa được thực hiện, ông đã ra lệnh cho Bộ trưởng ngoại giao của mình là James Madison bãi bỏ các sự bổ nhiệm đó.William Marbury, một trong những người được bổ nhiệm bị bãi bỏ, đã kiện yêu cầu toà án buộc ông James Madison tuân thủ các quyết định bổ nhiệm họ làm thẩm phán của Tổng thống John Adam. Ông cho rằng Đạo luật tư pháp năm 1789 đã trao cho Tòa án Tối cao liên bang quyền ban hành lệnh yêu cầu một quan chức chính quyền thực hiện nghĩa vụ của họ. Ông muốn Toà án Tối cao buộc Madison chấp nhận việc bổ nhiệm chính đáng của mình. Vụ án này đã đặt Toà án Tối cao vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu Tòa án yêu cầu cơ quan hành pháp trao quyền cho Marbury thì có thể Tổng thống sẽ từ chối và uy tín của Toà án tối cao vì thế có thể sẽ giảm sút. Còn ngược lại, nếu toà án khước từ yêu cầu này thì vô hình chung đã công khai thừa nhận tư pháp không có quyền gì đối với hành pháp. Tuy nhiên trong tình thế tưởng chừng như bế tắc đó, Chánh án Toà án Tối cao John Marshall đã tuyên bố Toà án tối cao liên bang không có thẩm quyền giải quyết vấn đề này mặc dù Mục 13 của Đạo luật tư pháp liên bang trao cho toà án thẩm quyền trong lĩnh vực đó nhưng quy định này trái với điều 3 của Hiến pháp Hoa Kỳ 1787. Ông cho rằng Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước và có hiệu lực pháp lý tối cao. Vì vậy khi một đạo luật thông thường trái với Hiến pháp thì đạo luật đó phải bị tuyên bố là vô hiệu”. Theo nguyên tắc án lệ thì những vụ án sau này nếu các bên chứng minh một văn bản nào là vi hiến thì thẩm phán sẽ không áp dụng những quy định trong văn bản đó. b) Thẩm quyền: Công việc bảo vệ những giá trị to lớn của Hiến pháp được trao cho các thẩm phán ở cả Tòa án thường và Toà án Tối cao. Vì thế mà thẩm quyền giám sát ở đây là giám sát cụ thể. Tức là việc giám sát được thực hiện gắn với một vụ việc cụ thể (thường là vụ kiện tại Toà án). Theo đó, Toà án thực hiện quyền giám sát thông qua việc xem xét các quy định có liên quan đến vụ án đó có hợp hiến hay không. Nếu xét thấy nó trái với Hiến pháp, Toà án có quyền từ chối không áp dụng. Thường thì Toà án không được quyền huỷ bỏ, bãi bỏ đạo luật đó nhưng đạo luật đó sẽ không được áp dụng nữa, vì vậy nó mất hiệu lực thực tế. Vài nét về thủ tục: Theo mô hình này vì việc tổ chức giám sát Hiến pháp thường không phải thực hiện theo một thủ tục đặc biệt nào. Việc giám sát tính hợp hiến của một văn bản pháp luật sẽ được thực hiện luôn trong quá trình thực hiện thủ tục tố tụng thông thường tại Toà án. Điều này hoàn toàn phù hợp với hình thức giám sát cụ thể ở mô hình này. Được thiết lập trên cơ sở “tam quyền phân lập” một cách triệt để, hệ thống Toà án theo mô hình này có một sự độc lập nhất định với hai nhánh quyền lực còn lại là lập pháp và hành pháp để đảm bảo tốt nhất cho việc thực thi thẩm quyền đặc biệt này.Ưu điểm nổi bật nhất có thể thấy được ở mô hình này là việc giám sát Hiến pháp gắn với thực tế áp dụng của từng vụ việc cụ thể nên rất linh hoạt, hữu hiệu. “Nếu như giám sát trừu tượng cho phép cơ quan giám sát Hiến pháp có cái nhìn tổng thể về mối quan hệ giữa văn bản quy phạm pháp luật với Hiến pháp, tính thống nhất của hoạt động giám sát, tính đồng bộ và hệ thống của hệ thống pháp luật thì giám sát cụ thể cho phép cơ quan giám sát Hiến pháp có khả năng bảo vệ các quyền con người, quyền công dân một cách cụ thể, có hiệu quả rõ rệt”. Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng việc trao chức năng bảo hiến cho cơ quan tư pháp thì sẽ không tồn tại sự lấn sân vào hoạt động lập pháp. Với những ưu điểm như trên, cũng có ý kiến đề xuất về việc trao cho hệ thống Toà án của nước ta chức năng bảo hiến. Tuy nhiên những ưu điểm trên chỉ có thể thật sự phát huy hiệu quả ở hoàn cảnh thực tế của nước ta nếu như nó phù hợp với cơ sở chính trị – pháp lý đã được xác lập. Xin được nhắc lại rằng mô hình bảo hiến thông qua Toà án thường và Toá án Tối cao là một mô hình được xây dựng dựa trên nguyên tắc phân chia quyền lực rất rạch ròi (phân quyền cứng) trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước. Theo đó thì ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp rất độc lập, có sự kiềm chế, đối trọng lẫn nhau khiến cho không thể một nhánh quyền lực nào có khả năng lạm quyền. Trong khi Bộ máy Nhà nước ở Việt Nam lại được tổ chức theo nguyên tắc phân công quyền lực, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công,phối hợp thực hiện : giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Song điều quan trọng hơn cần quan tâm tới khi trao thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp cho hệ thống Toà án chính là việc hệ thống Toà án của Việt Nam có đủ sự độc lập (sau đó là sự chuyên nghiệp) để tự phán xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật khi vụ việc cụ thể phát sinh có liên quan. Mặc dù cả Hiến pháp và Luật tổ chức Toà án nhân dân đều có quy định rằng: Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập chỉ tuân theo pháp luật” nhưng để có một nền tư pháp độc lập thì rõ ràng chúng ta phải cố gắng rất nhiều. Đó là chưa đề cập tới trình độ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán ở nước ta chưa cao, công tác cải cách tư pháp mới đang ở giai đoạn đầu. Với những lý do trên mà việc xây dựng theo mô hình phi tập trung trong điều kiện Việt Nam hiện nay là chưa phù hợp. Xung quanh vấn đề này cũng có nhiều ý kiến đề xuất: chỉ trao thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp cho Toà án Tối cao (ý kiến này sẽ được đề cập rõ hơn ở phần sau). Hoặc ý kiến đề nghị trao cho các Toà án thường thực hiện chức năng bảo hiến trong các vụ việc cụ thể khi công dân yêu cầu toà án kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp luật sẽ được áp dụng đối với mình. Nếu khiếu kiện của đương sự là có căn cứ thì Toà án phải từ chối áp dụng văn bản đó. Việc xác định văn bản có hợp hiến hay không lại không do các toà án thường xác định mà chuyển cho Toà án Hiến pháp để kiểm tra, xem xét, quyết định. Và Toà án thường sẽ căn cứ vào phán quyết của Toà án Hiến pháp để giải quyết vụ việc. Cũng theo ý kiến đề nghị này thì việc Toà án thường thực hiện việc giải quyết các khiếu nại Hiến pháp của công dân có ưu điểm là không mâu thuẫn với nguyên tắc thống nhất của quyền lực Nhà nước: không có sự mâu thuẫn giữa tính quyền lực cao nhất của Quốc hội và tính độc lập của Toà án khi thừa nhận thẩm quyền giải quyết khiếu kiện của Toá án vì theo cách thức này về mặt nguyên tắc Toà án không có quyền trực tiếp bãi bỏ hiệu lực văn bản bất hợp hiến của Quốc hội mà chỉ tuyên bố không áp dụng văn bản đó trong một trường hợp cụ thể. Dù có hay không thiết lập cơ quan với chức năng bảo vệ Hiến pháp theo mô hình phi tập trung thì chúng ta cũng không thể phủ nhận được hình thức giám sát cụ thể rất có hiệu quả từ mô hình này. Việc giải quyết tốt những vụ việc của công dân, tổ chức có liên quan đến Hiến pháp sẽ góp phần mở rộng dân chủ, tăng cường lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Nhà nước, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của người dân. Đối với Việt Nam thì việc kết hợp đồng thời cả hai hình thức giám sát cụ thể và giám sát trừu tượng sẽ đem lại hiệu quả cao. Nó không những tạo nên tính thống nhất, hoàn chỉnh cho hệ thống pháp luật mà còn bảo vệ trực tiếp cho quyền, lợi ích cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Với hình thức giám sát trừu tượng thì chúng ta có thể học hỏi rất nhiều từ mô hình tập trung (thông qua Toà án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến) phổ biến nhất ở các nước Châu Âu lục địa. 2 – Mô hình tập trung (Pháp, Đức,) Khác với mô hình phi tập trung, mô hình này thực hiện chức năng giám sát hiến pháp bằng một cơ quan chuyên trách, chỉ có cơ quan này mới có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật cũng như việc giải quyết các khiếu kiện Hiến pháp. Mô hình này được áp dụng phổ biến ở các nước Châu Âu lục địa (truyền thống Civil Law) với những tên gọi như: Toà án Hiến Pháp hoặc Hội đồng bảo hiến (Pháp). Cơ quan giám sát hiến pháp được xác lập theo mô hình này lần đầu tiên tại áo theo Hiến pháp áo 1920. Nhờ những điểm ưu việt mà nó nhanh chóng được nhân rộng ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Theo thống kê hiện nay có khoảng gần 60 quốc gia thành lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp theo mô hình này. Điển hình là Đức,áo, Nga, Italia… Vài nét về thẩm quyền; Nhìn một cách tổng thể cơ quan giám sát bảo vệ Hiến pháp có những thẩm quyền sau: - Giám sát tính hợp hiến của các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác. - Giải thích Hiến pháp. - Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các nhánh quyền lực, giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương. - Giải quyết các tranh chấp liên quan đến bầu cử, trưng cầu ý dân. - Giải quyết các khiếu kiện Hiến pháp. - Quyền giám sát tính hợp hiến trong hoạt động của các đảng phái chính trị, giải tán các đảng phái chính trị. * Đối với thẩm quyền giám sát tính hợp hiến của các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật: Toà án Hiến pháp có thể tiến hành các hình thức: Giám sát trước, giám sát sau, giám sát cụ thể hoặc giám sát trừu tượng. Riêng hai hình thức giám sát trước và giám sát trừu tượng tạo nên đặc điểm riêng cho mô hình này. + Giám sát trước là hoạt động kiểm tra tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật trước khi văn bản đó có hiệu lực pháp lý. Thông thường giám sát trước được thực hiện trong giai đoạn đạo luật đã được thông qua và đang trong thời gian chờ nguyên thủ quốc gia công bố. + Giám sát trừu tượng là hình thức kiểm tra tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật mà không gắn với bất cứ một vụ việc cụ thể nào. Việc thực hiện hoạt động này thường phát sinh trên cơ sở yêu cầu của các cơ quan, cá nhân có vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước như: nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng… Thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, văn bản quy phạm pháp luật khác là nhiệm vụ, quyền hạn cuả bất cứ Toà án Hiến pháp nào. Đây là đối tượng giám sát hết sức quan trọng bởi những văn bản quy phạm pháp luật này được coi là những chuẩn mực chung, được áp dụng cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng. Mục đích của giám sát Hiến pháp ở đây là đảm bảo cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật không lợi dụng đặc quyền này để vượt lên trên Hiến pháp, phá vỡ những trật tự Hiến pháp, xâm phạm những quyền cơ bản và tự do của con người và công dân được Hiến pháp bảo vệ. Song Toà án Hiến pháp không tự mình quyết định việc xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của một văn bản quy phạm pháp luật mà phải thông qua yêu cầu của chủ thể khác do Hiến pháp quy định. Trên cơ sở yêu cầu này, Toà án Hiến pháp tiến hành thực hiện thẩm quyền của mình. Quy định này là một trong những yếu tố hạn chế sự chuyên quyền của Toà án Hiến pháp, đồng thời nhằm đảm bảo cân bằng và kiểm soát quyền lực. Phán quyết của Toà án Hiến pháp về tính hợp hiến của một văn bản quy phạm pháp luật là chung thẩm và không thể kháng cáo.. Khác với mô hình phi tập trung, quyết định của Toà án thường có thể được xem xét lại. Sự kết hợp được nhiều hình thức để bảo vệ Hiến pháp đã tạo nên những ưu điểm nổi bật cho mô hình này. Có thể thấy được mối liên hệ của cách thức trên khiến cho hiệu quả hoạt động của cơ quan bảo hiến trở nên toàn diện và rất hữu hiệu. Việc xem xét những quy định của một văn bản quy phạm pháp luật nào đó có phù hợp với quy định của Hiến pháp hay không mà không gắn với một vụ việc cụ thể nào cũng góp phần phát triển khoa học pháp lý ở những quốc gia này. *Đối với việc giải quyết các khiếu kiện hiến pháp của công dân. Thủ tục giải quyết các khiếu kiện này được tuân theo một thủ tục đặc biệt, chỉ có Toà án Hiến pháp mới có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện này. Đây cũng là điểm khác biệt giữa hai mô hình. Khiếu kiện hiến pháp có nghĩa là công dân yêu cầu Toà án Hiến pháp bảo vệ quyền cơ bản của mình (được quy định trong Hiến pháp) bị xâm hại do việc thực hiện hoặc không thực hiện hành vi hoặc do văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước. Toà án Hiến pháp chỉ giải quyết những yêu cầu liên quan trực tiếp đến bảo vệ quyền cơ bản hiến định của con người và công dân. Vì thế phần lớn các phán quyết của Toà án thường không thể bị Toà án Hiến pháp xem xét theo thủ tục khiếu kiện Hiến pháp. Việc các nước quy định quyền khiếu kiện Hiến pháp của công dân và quy định cơ quan chuyên trách giải quyết chúng được đánh giá là những giá trị sâu sắc, có ý nghĩa thiết thực của một nền dân chủ. * Riêng về Hội đồng Bảo hiến ở Pháp có đặc điểm khác với các thiết chế giám sát Hiến pháp khác: có chức năng đảm bảo cho nhánh quyền lực lập pháp hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được Hiến pháp quy định. Vì thế đây là một cơ quan nằm trong hệ thống lập pháp. Cơ quan này được quyền huỷ bỏ văn bản pháp luật được coi là vi hiến. Hội đồng bảo hiến của Pháp trở thành một Toà án đặc biệt, ở đó các vấn đề Hiến pháp được đưa đến để xin ý kiến về tính hợp hiến nhưng chỉ mang tính chất tư vấn và trừu tượng. Với những đặc điểm nêu trên của mô hình tập trung phổ biến ở các nước Châu Âu lục địa có thể thấy được những ưu điểm nổi bật như sau: Hình thức giám sát trừu tượng là một hình thức xem xét mang tính khái quát tổng thể. Nó phù hợp với tư duy pháp lý vốn tồn tại từ lâu ở các nước lục địa thuộc dòng họ pháp luật Civil Law. Vì thế nó góp phần quan trọng vào việc đảm bảo tính hệ thống, thống nhất của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật từ trên xuống dưới, lấy chuẩn mực là những giá trị của Hiến pháp. Với những hệ thống pháp luật coi trọng luật thành văn, mà những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phần nhiều mang tính nguyên tắc chung thì những quy phạm hướng dẫn mới là những quy phạm được áp dụng nhiều nhất trong thực tế. Như vậy có thể thấy được hiệu quả cũng như vai trò của việc giám sát những văn bản quy phạm pháp luật đó. Bên cạnh đó việc kết hợp cả giám sát cụ thể và giám sát trừu tượng làm cho hiệu quả hoạt động của cơ quan bảo hiến được nâng cao và mở rộng hơn. Nó kết hợp đảm bảo cả lợi ích chung (đối với giám sát trừu tượng) và lợi ích riêng (đối với giám sát cụ thể). Hai hình thức này bổ sung cho nhau, hình thức này có thể là cơ sở của hình thức kia. Ví dụ như từ giám sát trừu tượng có thể đưa ra những hướng giải quyết cho giám sát cụ thể; ngược lại, việc đưa ra những khiếu kiện Hiến pháp của công dân có thể tiến tới những hoạt động có liên quan đến giám sát trừu tượng. Ưu điểm trên cùng những điểm tương đồng vốn có giữa hệ thống pháp luật của nước ta và hệ thống pháp luật của các nước Châu Âu lục địa khiến cho việc học hỏi và áp dụng mô hình cơ quan bảo hiến này trở thành phương án được nhiều ý kiến tán đồng. Trước hết, một Toà án Hiến pháp (hoặc Hội đồng bảo hiến) với vai trò là một cơ quan độc lập thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi pháp luật quy định sẽ đảm bảo việc phán xét công bằng hoạt động của mọi cơ quan công quyền. Giám sát trừu tượng là hình thức tỏ ra hữu hiệu trong giai đoạn hiện nay, bởi muốn giám sát hiến pháp thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề về việc xây dựng cơ quan bảo hiến ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan