LỜI NÓI ĐẦU. 1
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. 2
I. TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ Ý NGHĨA CỦA KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM 2
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm. 2
1.1. Sự cần thiết của tiêu thụ sản phẩm. 2
1.2. Tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường và cơ chế kế hoạch hoá tập trung. 3
1.3. Ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm. 6
2. Sự cần thiết và ý nghĩa của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 7
2.1. Sự cần thiết của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 7
2.2. Ý nghĩa của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: 9
II. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 11
1. Nội dung và các chỉ tiêu của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 11
2. Trình tự tiến hành lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 15
3. Căn cứ và phương pháp xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: 17
3.1. Căn cứ lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: 17
3.2. Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: 18
III. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP: 18
1. Nhân tố chủ quan: 19
2. Nhân tố khách quan: 20
PHẦN II
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ VẬN TẢI SÔNG ĐÀ. 21
I. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ -
VẬN TẢI SÔNG ĐÀ 12: 21
1. Một số nét khái quát về công ty: 21
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 21
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 23
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty: 24
2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty những năm gầnđây: 25
2.1. Về lĩnh vực xây dựng: 26
2.2. Vận tải 27
2.3. Sửa chữa và gia công cơ khí 27
2.4. Sản xuất công nghiệp 27
2.5. Kinh doanh vật tư thiết bị xuất nhập khẩu: 28
1. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh: 310 tỷ đồng. 28
2. Lao động tiền lương: 29
3. Khối lượng công tác chính 29
4. Mục tiêu tiến độ chính: 29
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT TƯ VẬN TẢI SÔNG ĐÀ 12: 29
1. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của công ty qua một số năm. 29
1.1. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của công ty. 29
1.2. Thị trường tiêu thụ. 36
1.3-/ Các kênh phân phối: 38
2. Kết quả thực hiện kế hoạch doanh thu sản phẩm công nghiệp 41
III-CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY VÀ NHỮNG KẾT LUẬN ĐÁNH GIÁ. 46
1. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ của Công ty 47
1.1 Xác định những căn cứ định mức xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 47
1.2 Các chỉ tiêu lập kế hoạch và phương pháp tính. 50
1.3 Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 51
1.4. Đơn vị lập kế hoạch 55
2. Thực hiện kế hoạch 56
2.1. Phổ biến kế hoạch. 56
2.2 Triển khai thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đến từng bộ phận có liên quan: 57
2.3 Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: 58
3-/Nhận xét về tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
công nghiệp của công ty XL - VT - VT - S. Đà 12: 60
3.1 Ưu điểm: 61
3.2 Hạn chế: 61
PHẦN III
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
I-/PHƯƠNG HƯỚNG KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 63
1-/ Đặc điểm tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm tới: 63
2-/ Những mục tiêu chủ yếu của công ty: 64
II-/ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY XL - VT - VT - S. ĐÀ 12 65
1-/ Hoàn thiện cơ sở định mức và dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm: 65
2-/ Hoàn thiện nội dung và phương pháp xây dựng kế hoạch tiêu thụ
sản phẩm: 68
3-/ Phân công và phối hợp trong xây dựng kế hoạch: 70
4-/ Hoàn thiện quy trình xây dựng kế hoạch: 72
5-/ Bộ máy xây dựng kế hoạch và công tác cán bộ: 73
6-/ Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá ở công ty nói chung: 74
III-/ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIÊU THỤ: 75
1-/ Quán triệt kế hoạch cho các bộ phận: 75
2. Quản lý và giám sát thực hiện kế hoạch: 76
3. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: 77
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 81
86 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của công ty xây lắp - Vật tư - Vận tải Sông Đà 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000 rất tốt, vượt định mức kế hoạch đặt ra là 14,8% và 34,89%. Sang năm 2001 % hoàn thành kế hoạch lại giảm đi chỉ bằng 99,7%. Tuy nhiên lượng giảm đi hàng không lớn và thực trạng này cho thấy sản phẩm của công ty luôn đảm bảo đưọc giá trị và có sức cuốn hút đối với nhu cầu tiêu dùng nó.
Đối với sản phẩm xi măng sản lượng sản xuất thực hiện năm 1999, 2000 đều vượt mức kế hoạch, năm 2001 chưa đạt mức kế hoạch đặt ra là do sự xuống cấp của máy móc trang thiết bị kỹ thuật chưa được sửa chữa, bổ sung kịp thời. Hiện nay vấn đề này đang được công ty từng bước kiểm tra, đánh giá lại và có kế hoạch trùng tu, sửa chữa nhằm nâng cao năng suất làm việc của máy móc. Chi phí để sửa chữa và đầu tư tương đối lớn nên công ty đang gặp vấn đề khó khăn về vốn. Nếu tăng vốn cố định thì vốn lưu thông bị hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên công ty vẫn kiên định giữ vững và phát triển qui mô sản xuất.
Vỏ bao xi măng đạt giá trị sản lượng tương đối tốt, hoàn thành vượt mức kế hoạch qua các năm và tăng lên sau mỗi năm. Điều này phản ánh khả năng tiềm lực về sản xuất vỏ bao của công ty rất tốt.
Là sản phẩm mới được sản xuất, cột điện bê tông cũng góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản lượng sản xuất. Hoàn thành kế hoạch năm 2000, 2001 và có xu hướng tăng lên.
Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất phản ánh khả năng hoàn thành hay năng lực làm việc thực sự của máy móc, cán bộ công nhân viên điều hành và trực tiếp tham gia sản xuất. Phản ánh khả năng cung ứng sản phẩm hàng hoá ra ngoài thị trường của công ty có đảm bảo các mục tiêu mà công ty đã đặt ra hay không.
Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cho thấy khả năng xâm nhập thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và khả năng tiêu thụ lượng sản phẩm sản xuất ra. Các biểu sau cho thấy thực trạng hàng của công ty qua một số năm.
Biểu 6: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp qua các năm.
Năm 1999:
STT
Mặt hàng
Đơn vị
Khốilượng thực tế sản xuất
Thực hiện tiêu thụ
So sánh
KH
TH
Với KH (%)
với thực tế sản xuất (%)
1
xi măng
Tấn
49.120
49.000
47.000
95,9
95,68
2
vỏ bao xi măng
vỏ cái
4.121
4.000
3.500
87,5
84,9
3
Cột điện
Năm 2000.
STT
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng thực tế
sản xuất
Thực hiện tiêu thụ
So sánh
KH
TH
Với KH (%)
Với thực tế sản xuất (%)
1
xi măng
Tấn
54.000
52.000
52.365
100,7
96,97
2
vỏ bao xi măng
103 cái
9.559
9.123
9.221
101,07
96,46
3
Cột điện
cột
1.172
1.152
1.100
95,48
93,85
Năm 2001
STT
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng thực tế
sản xuất
Thực hiện tiêu thụ
So sánh
KH
TH
Với KH (%)
Với thực tế sản xuất (%)
1
xi măng
Tấn
68.400
71.000
69.450
97,81
101,54
2
vỏ bao xi măng
103 cái
16.398
17.200
18.000
104,65
109,77
3
Cột điện
cột
1.274
1.430
1.297
90.69
101,8
Qua các bảng trên ta thấy sản lượng tiêu thụ các lợi sản phẩm tăng lên hàng năm theo tốc độ tăng của sản lượng sản xuất. Tuy nhiên năm 1999, 2000 sản phẩm tiêu thụ đối với mỗi loại sản phẩm chỉ đạt từ 84,9% á 96,97% so với sản lượng thực tế sản xuất. Như vậy vẫn còn lượng sản phẩm tồn kho không tiêu thụ được. Sang năm 2001 công ty mở rộng các hoạt động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tăng cường các hoạt động tiếp thị, cải tiến đổi mới trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng. Do vậy lượng sản phẩm tiêu thụ không những đáp ứng lượng sản xuất mà còn tiêu thụ được sản phẩm còn tồn đọng lại trước đó. Mặc dù vậy vẫn chưa đạt chỉ tiêukế hoạch đề ra.
Khó khăn về thị trường tiêu thụ xi măng cần là chủ yếu năm 1999 đạt 95,9% so với kế hoạch, năm 2000 tăng lên đạt 100,7%. Nhưng bước sang năm 2001 thì lại giảm xuống còn 97,81% và tiếp tục gặp khó khăn ở quí I/2002 chỉ đạt 74%. Do tình hình chung về nhu cầu vật liệu xây dựng trên cả nước luôn có xu hướng giảm, trong khi đó lượng cung ứng xi măng ra thị trường ngày càng lớn. Điều này tác động mạnh mẽ đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Do vậy kết quả đạt được là đáng khích lệ, công ty vẫn đảm bảo được tái sản xuất và tăng ưui mô, tăng cao chất lượng xi măng và tìm hiểu thị trường tiêu thụ mới.
Về mặt hàng vỏ bao xi măng năm 1999 mới đưa vào sản xuất nên chưa có nhiều bạn hàng, hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy sản xuất xi măng khác còn hạn chế nên lượng tiêu thụ chỉ đạt 84,9% so với thực tế sản xuất, đạt 87,5% so với kế hoạch tiêu thụ.
Bước sang 2000, 2001 với sự nỗ lực tổ chức tốt các hoạt động tiếp thị vỏ bao của công ty được nhiều nhà máy khác chú ý đến như: Hoàng Thạch, Long Thọ... nên đã ký kết thêm được các hợp đồng tiêu thụ do vậy lượng sản xuất ra được tiêu thụ gần hết, vượt mức kế hoạch tiêu thụ. Sản phẩm này chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của công ty. Đến đầu năm nay lượng vỏ bao vẫn được các bạn hàng quen thuộc tin dùng với xu hướng dùng nhiều hơn. Tuy nhiên để khai thác hết tiềm lực sản xuất của nhà máy, công ty đang tiến hành các hoạt động nhằm thu hút thêm các bạn hàng mới, tăng khối lượng tiêu thụ qua các hợp đồng tiêu thụ mới.
Nhu cầu về cột điện qua mấy năm gần đây không lớn và có xu hướng giảm, lượng tiêu thụ của công ty chủ yếu được thực hiện bởi các xí nghiệp trực thuộc công ty. Cột điện được đưa vào sử dụng trong các công trình các xí nghiệp này thi công, lượng bán ra ngoài còn hạn chế. Do vậy mức độ hoàn thành kế hoạch chưa được tốt.
Tóm lại: Qua thực tế tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của công ty ta thấy một kết quả tương đối khả quan. Công ty có thể duy trì và mở rộng qui mô sản xuất với tất cả các loại sản phẩm: xi măng, vỏ bao xi măng, cột điện trong những năm tới. Đầu tư đổi mới và cải tiến trang thiết bị sản xuất, tăng cường các hoạt động tiếp thị, nhất định công ty sẽ ổn định và phát triển trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
1.2. Thị trường tiêu thụ.
Sản phẩm công nghiệp của công ty có nhiều uy tín trên thị trường. Xi măng đã được hợp chuẩn hoá theo tiêu chuẩn Việt Nam. Năm 1999, 2000 đã đạt giải bạc về chất lượng của Bộ khoa học công nghệ và môi trường.
Do đặc điểm giá trị sử dụng mỗi loại sản phẩm là khác nhau nên thị trường tiêu thụ từng loại sản phẩm cũng khác nhau.
Các biểu sau sẽ cho ta thấy dung lượng tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường theo khu vực địa lý qua một số năm.
Biểu 7 : Thực hiện kế hoạch tiêu thụ xi măng theo thị trường.
T
T
Thị trường
1999
2000
2001
KH
TH
%TH
KH
TH
%TH
KH
TH
%TH
1
Hà Nội
26460
27016
102,1
28776
29700
103,21
37976
39600
104,3
2
Hoà Bình
3,808
3929,6
103,2
4146
4320
104,2
5586
5760
103,12
3
Bắc Ninh
2.911,4
2947,2
101,23
3283
3240
98,7
4353
4320
99,23
4
Sơn Tây
2.458,4
2456
99,9
2700
2700
100
3648
3600.
98,7
5
Đông Anh
3434,27
3438,4
100,12
3791
3780
99,7
5734
5040
87,9
6
Sơn La
2009
1964,8
97,8
2191
2160
98,6
2824
2880
102
7
Ninh Bình
1892
2210,4
102
2427
2430
100,1
3145
3240
103
8
Hà Đông
4045,3
4170,2
103,21
4579
4590
100,23
6182
6120
99
9
Vĩnh Phúc
3072,4
2701,6
2701,6
3187
2970
93,2
3921
3960
101
10
Các tỉnh khác
1202,5
1228
1228
1353
1350
99,8
1798
1800
100,12
Qua biểu trên ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty là Hà Nội và các tỉnh phía bắc. Mức tiêu thụ ở các thị trường đều tăng lên sau mỗi năm. Tuy nhiên lượng tiêu thụ trên thị trường Hà Nội vẫn là chủ yếu chiếm 55 à 60% tổng sản lượng tiêu thụ. Các tỉnh khác còn chiếm rất iít. Vấn đề đã và đang được đặt ra đối với công ty là phải mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng khối lượng bán ra ở các tỉnh lẻ, công ty đã chủ động cử nhân viên nghiên cứu thị trường đến các khu vực khác nhau chủ yếu miền Bắc tìm hiểu nhu cầu xây dựng ở các địa phương, tìm kiếm các đối tác nhận tiêu thụ sản phẩm của công ty, ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với các công ty khác.
Nói chung do tính hình khó khăn chung của nền kinh tế đất nước, tốc độ phát triển đang bị chững lại gây ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ xi măng. Trong điều kiện đó khâu tiêu thụ, mở rộng thị trường của công ty gặp không ít khó khăn, có thời điểm thị trường tiêu thụ bị thu hẹp lại. Tuy nhiên thị trường Hà Nội vẫn luôn giữ ở mức ổn định với mức giá 756.600 đ/tấn đảm bảo mức lãi.
Là sản phẩm mới đi vào sản xuất kinh doanh, trong giai đoạn tiếp cận thị trường xi măng của công ty sự cạnh tranh của các công ty lớn khác như xi măng Hải Phòng, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn,... Nhưng do có những cải thiện kỹ thuật, nâng cao chất lượng, xi măng công ty đã xâm nhập được vào các thị trường từng bước ổn định và tăng trưởng.
Một loại sản phẩm công nghiệp thứ hai là vỏ bao xi măng, đối với các loại sản phẩm này, công ty đã có những bạn hàng quen thuộc hàng năm đã ký kết hợp đồng tiêu thụ và thực hiện cung ứng theo đúng các hợp đồng.
Biểu 8: Tình hình thực hiện kế hoạch vỏ bao xi măng
Đơn vị: cái
Sản phẩm
1999
2000
2001
KH
TH
%HT
KH
TH
%HT
KH
TH
%HT
Hoàng Thạch
6.636.955
6.785.000
102,23
7.618.309
7.856.000
103,12
14.071.856
14.100.000
100,2
Luskvaxi
121.351
121.230
99,9
124.110
124.110
100
147.079
148.550
101
Long Thọ
207.280
205.000
98,9
375.375
375.000
99,9
346.568
353.500
102
X 18
500.316
506.320
101,2
636.856
650.230
102,1
293.883
302.700
103
S. Đà
691.631
713.210
103,12
890.822
910.420
102,2
1.197.277
1.209.250
101
Các sản phẩm khác
100.899
101.000
100,1
125.120
123.494
98,7
200.751
203.000
101,12
Hiện nay công ty đang tăng cường các hoạt động tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ, ký kết các hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy xi măng khác.
Theo bảng trên thì sản phẩm chủ yếu được nhà máy xi măng Hoàng Thạch tiêu thụ chiếm 70 - 80%, còn lại các nhà máy khác có công suất sản xuất rất nhỏ nên hàng năm nhận tiêu thụ vỏ bao của công ty với một lượng không đáng kể. Tuy nhiên ta thấy lượng tiêu thụ của các nhà máy này ở mức ổn định và tăng nhẹ qua các năm. Điều này sẽ đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh cho công ty. Nhiệm vụ hiện nay và trong những năm tới là công ty phải tìm cách mở rộng bạn hàng, tăng thị phần trong thị trường tiêu thụ.
Đối với sản phẩm là cột điện li tâm với các loại khác nhau, hàng năm chủ yếu cung ứng cho các tỉnh Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu và một số tình khác. Với đội ngũ vận chuyển có công suất hoạt động lớn công ty có thể đưa các sản phẩm sang địa bàn các tỉnh khác nhau ở khu vực phía Bắc. Hiện nay nhu cầu về phát triển và hoàn thiện hệ thống mạng lưới điện quốc gia vẫn đang là vấn đề cấp bách. Do đó trong những năm tới sản phẩm của công ty có triển vọng mở rộng và phát triển trên thị trường tiêu thụ.
1.3-/ Các kênh phân phối:
Hai loại sản phẩm là vỏ bao xi măng và cột điện li tâm công ty sản xuất và trực tiếp tiêu thụ. Với sản phẩm vỏ bao công ty thường ký các hợp đồng tiêu thụ theo năm với các nhà máy xi măng khác như: Nhà máy xi măng Hoàn Thạch, Long Thọ, Luskvaxi, X18,... Sau đó thực hiện tổ chức sản xuất. Công ty có thể trực tiếp vận chuyển sản phẩm đến nhận hàng tại kho thành phẩm của công ty. Với hình thức này công ty tận dụng được năng lực của đội ngũ nhân viên, năng lực vận chuyển sẵn có. Do đó giảm thiểu được các khoản chi phí cho tiêu thụ góp phần tăng lợi nhuận đảm bảo kết quả sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho đội ngũ công nhân.
Với cột điện li tâm, công ty chủ yếu tổ chức đưa vào tiêu thụ tại các công trình mà xí nghiệp xây lắp của công ty tham gia thi công. Như vậy sản phẩm này phụ thuộc vào các hợp đồng xây dựng, công ty phải thực hiện các hoạt động tiếp thị để đưa sản phẩm của mình vào thi công. Ngoài ra công ty còn tổ chức bán ra ngoài cho các công trình xây dựng khác và trực tiếp vận chuyển sản phẩm đến địa điểm xây dựng.
Mặt hàng xi măng là sản phẩm công nghiệp chính hàng năm đem lại nguồn thu lớn, nhưng tiêu thụ vẫn là khâu gặp nhiều khó khăn. Công ty đã có rất nhiều các đại lý tiêu thụ nằm rải rác ở các tỉnh phía Bắc như: Hà Tây, Ninh Bình, Sơn La,... nhưng chủ yếu vẫn là khu vực Hà Nội. Các đại lý này là các hộ gia đình tham gia vào kinh doanh vật tư - vật liệu xây dựng.
Một đặc điểm tốt là các hộ tiêu thụ này rất năng động và nhạy bén trong việc xác định nhu cầu tiêu thụ và có khả năng cung ứng nhanh và kịp thời theo đòi hỏi của người tiêu dùng.
Cách thức hoạt động của hình thức tiêu thụ này là công ty có thể ký các hợp đồng tiêu thụ đối với các hộ tiêu thụ này trong vòng một tháng, quý hay năm. Hàng ngày căn cứ vào lượng đặt hàng của các hộ tiêu thụ công ty có thể trực tiếp cử đội xe vận chuyển đến tận nơi hoặc giao hàng tại kho do các chủ hộ có phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên hình thức công ty vận chuyển đến tận địa điểm cần vẫn được các chủ hộ quan tâm vì giá cước vận chuyển rẻ hơn thuê ngoài, hoặc có trường hợp công ty miễn cước vận chuyển.
Công ty có đội ngũ thường xuyên theo dõi quản lý các hoạt động kinh doanh, kết quả tiêu thụ, tránh tình trạng chiếm dụng vốn, mất khả năng thanh toán. Hàng tháng công ty thực hiện quyết toán một lần vào cuối tháng, chủ hộ có thể thanh toán hết một lần hoặc thanh toán một phần, phần còn lại bổ sung vào tháng sau.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội, công ty có mạng lưới tiêu thụ dày đặc hàng năm tiêu thụ phần lớn lượng sản phẩm sản xuất ra. Ngoài ra công ty còn mở rộng sang các vùng: Hà Tây, Đông Anh, Hoà Bình, Nam Hà,... Bên cạnh đó công ty còn trực tiếp ký kết các hợp đồng tiêu thụ với các công ty xây dựng khác thuộc khu vực miền Bắc và trực tiếp giao hàng đến các địa điểm thi công.
Nhà máy, sản xuất (kho thành phẩm)
Hộ tiêu thụ
Người tiêu dùng
Xí nghiệp xây lắp VT - VT trực thuộccông ty - Tổng công ty
Các công ty xây dựng khác
Sơ đồ tiêu thụ xi măng của công ty
Do đặc điểm sử dụng của từng mặt hàng, nên phương thức bán khác nhau. Có thể sử dụng các hình thức bán buôn hay bán lẻ, qua đại lý hay không. ở phần trên đã nói lên điều đó, phần dưới đây sẽ chỉ rõ thực trạng tiến hành các phương thức đó của công ty thông qua các số liệu cụ thể và tỉ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch đặt ra cho mỗi phương thức tiêu thụ.
Biểu 9: thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ mặt hàng
T
T
Mục hàng
Đơn vị
Phương thức bán
1999
2000
2001
KH
TH
%HT
KH
TH
%HT
KH
TH
%HT
1
Xi măng
tấn
Bán buôn
16.500
15.500
93,99
17.130
16.612
96,97
18.000
18.000
100
Bán lẻ
6.000
5.120
85,33
7.500
6.330
84,4
8.500
7.500
88,23
Đại lý
26.500
26.380
99,55
27.370
29.423
107,5
44.500
43.950
98,7
2
Vỏ bao XM
103 cái
Bán buôn
4000
3.500
87,5
9,23
9.211
101,07
17.200
18.000
101,65
3
Cột điện
cột
Bán buôn
1000
1000
100
1.230
1.104
89,7
Bán lẻ
152
100
65,78
200
193
96,5
Qua biểu trên cho thấy đối với mặt hàng xi măng, lượng tiêu thụ chủ yếu thông qua các đại lý. Công ty luôn chú trọng đến phương thức tiêu thụ này, luôn tìm cách ký kết các hợp đồng tiêu thụ cho các đại lý đảm nhận rải rác các nơi trong khu vực miền Bắc. Ngoài ra bán buôn chủ yếu được thực hiện với các công ty xây dựng khác khi họ cần vật liệu để xây dựng các công trình mà họ đang thi công xu hướng trong những năm tới công ty tăng cường mở rộng các đại lý tiêu thụ và thực hiện các hoạt động tiếp thi bán hàng với công ty xây dựng khác, khuyến khích người tiêu dùng đến đặt hàng tại nhà máy sản xuất, công ty có thể vận chuyển đến tận nơi theo yêu cầu. Tăng lượng xuất xi măng rời ngay tại kho.
Sau khi thực hiện các hoạt động tiếp thị ký kết hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy sản xuất xi măng khác, có nhu cầu cần mua vỏ bao, hoặc vỏ bao hoàn chỉnh. Xí nghiệp tiến hành sản xuất và cung ứng theo đúng các hợp đồng đã ký kết, hầu như không qua khâu trung gian nào, giá được tính theo giá bán buôn. Tuỳ theo lượng tiêu thụ của các nhà máy mà có cá chế độ giá cả khác nhau. Thực tế qua một số năm lượng tiêu thụ vỏ bao xi măng của công ty vẫn tập trung vào nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Các nhà máy khác như: Long Thọ, Luskvaxi, X18,... với quy mô sản xuất nhỏ lên nhu cầu về vỏ bao xi măng không lớn. Trong những năm tới công ty dự định tìm kiếm các bạn hàng mới với công cụ cạnh tranh là giá cả, chất lượng, mẫu mã và dịch vụ vận chuyển.
Với mặt hàng cột điện, công ty ký hợp đồng tiêu thụ chủ yếu với các công trình mà công ty thi công, lượng bán lẻ ra ngoài tương đối ít, thị trường tiêu thụ rất hẹp.
2-/ Kết quả thực hiện kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp
Đơn vị: 106 đồng.
Sản phẩm
Doanh thu
Thuế doanh thu
Lợi nhuận
KH
TH
% HT
KH
TH
% HT
KH
TH
% HT
1. Xi măng
21.058
19795
94
416,738
395,902
95
231,586
-200.202
-86,2
2. vỏ bao xi măng
16.203
16.576
102,3
327,588
331,52
101,2
301,625
+289.56
96
3. Cột điện
Tổng
37.261
36371
97,61
744,326
727,422
97,73
531,605
89.358
16,67
Biểu 10: Kết quả thực hiện kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp năm 1999.
Năm 1999 là năm đầu tiên đi vào sản xuất sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên những mặt hàng này Công ty đã kinh doanh từ một số năm trước đó. Mặc dù thị trường đầu ra gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực cố gắng quyết tâm của cán bộ công nhân viên cộng với uy tín của Công ty - Tổng Công ty đã là những nhà cung ứng nguyên vật liệu xây dựng quen thuộc đối với các khách hàng trong nước và đặc biệt là khu vực miền Bắc. Công ty đã hoàn thành kế hoạch đặt ra và tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh sang năm tiếp theo.
Đối với mặt hàng xi măng doanh thu đạt 94% so với kế hoạch (21 tỷ) không hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra, bị lỗ 200,202 triệu đồng. Với mặt hàng vỏ bao xi măng doanh thu đạt 102,3% so với kế hoạch (16,2 tỷ đồng) lợi nhuận đạt 96% so với kế hoạch (301,624 triệu đồng) đảm bảo mức thu và có lãi.
Như vậy. năm 1999 mặt hàng xi măng không đem lại lợi nhuận cho Công ty mà còn bị lỗ, nhưng lợi nhuận do tiêu thụ bao bì xi măng đủ bù đắp lỗ và có lãi. Tổng lãi cả năm 1999 là 89, 358 triệu đồng. Kết quả này là khả quan giúp Công ty tin cậy vào việc mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh tiếp tục đầu tư sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm công nghiệp.
Biểu 11 Kết quả thực hiện kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp năm 2000
Đơn vị : 106đồng
Sản phẩm
Doanh thu
THuế doanh thu
Lợi nhuận
KH
TH
% HT
KH
TH
% HT
KH
TH
% HT
1. Xi măng
32.429
33.175
102,3
664,2
663,5
99,9
65,1
63,374
66,62
2. vỏ bao xi măng
26.810
27.132
101,2
536,74
542,644
101,1
432,35
437,116
101,12
3. Cột điện
3.563
3940
110,58
79,84
78,8
98,7
7,325
9,151
124,9
Tổng
62802
64247
102,3
1280,78
1284,9
100,3
504,78
489,6
97
Sang năm 2000 sản phẩm của Công ty bắt đầu thích ứng với thị trường , tổng doanh thu đạt 102,3 % so với kế hoạch (62,8 tỉ đồng )và đạt 176,64% so với thực hiện năm 1999. Lợi nhuận cũng tăng lên đạt 97% so với kế hoạch(504,78 triệu đồng )đạt 489% so với thực hiện năm 1999.
Có dược kết quả trên là do giá trị tiêu thụ từng mặt hàng tăng gấp nhiều lần so với năm 1999. Đó là do sự cải tiến đôỉ mới trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm và nỗ lực hoạt động cuả đội ngũ tiếp thị mở rộng được thị trường đầu ra.
Đối với sản phẩm xi măng từ thua lỗ năm 1999 đã vượt lên đạt mức lợi nhuận 43,474 triệu đồng. Tuy nhiên còn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số lãi thu được khoản 8,86%. Như vậy nhiệm vụ đặt ra là Công ty phải nâng cao tỷ lệ này trong năm 2001, tiếp tục tăng năng suất sản xuất và tăng sản lượng tiêu thụ.
Với sản phẩm vỏ bao xi măng năm 2000 tiếp tục được tiêu thụ ổn định và tăng lên cả về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận về doanh thu tiêu thụ đạt 163,7% so với thực hiện nănm 1999 và lợi nhuận đạt 151,14% .
Như vậy sang năm 2000 tuy vẫn gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ nhưng Công ty đảm bảo được kết quả kinh doanh làm cho sản phẩm công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn thu của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty. Điều này càng khẳng định vị trí quan trọng của sản xuất công nghiệp mở ra một tương lai tốt đẹp cho những năm tới.
Biểu 12 - Kết qủa thực hiện kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp năm 2001
Đơn vị: 106 đồng
Sản phẩm
Doanh thu
THuế doanh thu
Lợi nhuận
KH
TH
% HT
KH
TH
% HT
KH
TH
% HT
1. Xi măng
41619
41161
98,9
814,267
823,224
101,1
301,034
294,713
97,9
2. vỏ bao xi măng
42699
43212
101,2
846,464
864,24
102,1
467,24
482,102
98,9
3. Cột điện
4829
4940
102,3
98,8
98,8
100
11,212
11,201
99,9
Tổng
89147
89313
100,2
1759,83
1786,66
101,5
779,486
788,016
101,1
Thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công nghiệp năm 2000 đề ra năm 2001 doanh thu và lợi nhuận thực hiện tiếp tục tăng lên. Về doanh thu đạt 139%, Lợi nhuận đạt 160,94% so với kế hoạch năm 2000. Công ty thực hiện nộp ngân sách theo đúng qui định của Nhà nước .
Năm 2001 công tác sản xuất công nghiệp đã có nhiều cố gắng trong quản lý và điều hành sản xuất, đã nâng cao công suất máy móc thiết bị đảm bảo chất lượng sản phẩm, mẫu mã, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất ra. Về sản phẩm xi măng lợi nhuận tăng lên đạt 679,47% so với năm 2000 và hoàn thành kế hoạch được giao.
Trong quí 3 năm 2001 Mức tiêu thụ xi măng trên thị trường giảm mạnh công ty vẫn tiếp tục duy trì nhịp độ sản xuất, thực hiện công tác khoán theo quy định 40TCT - HĐQT, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm giá thành sản xuất đồng thời nâng cao mức thu nhập cho CNVC.
Về mặt hàng vỏ bao xi măng doanh thu thực hiệ n đạt 159,26% so với thực hiện năm 2000. Lợi nhuận đạt 110,29% đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2001.
Đạt được kết qủa trên là do đầu tư đúng hướng thêm một phân xưởng tại kho 3 thị xã Hoà Bình, Đơn vị hoàn toàn chủ động khâu sản xuất bán thành phẩm. Công tác quản lý chất lượng được duy trì ở mọi khâu từ tiếp nhận nguyên vật liệu đến bán thành phẩm và khâu cuối cùng là sản phẩm. Mặt khác công tác tiếp thị tiêu thụ tốt giữ vững thị phần và bạn hàng nên sản phẩm làm ra hầu như được tiêu thụ hết.
Cột điện li tâm mang lại nguồn thu đáng kể lượng sản xuất ra được đưa vào tiêu thụ tại các công trình mà Công ty thi công hoặc bán ra ngoài kết quả đạt được năm 2001 doanh thu đạt 100.2 % so với kế hoạch và đạt 125,38% so với thực hiện năm 2000, lợi nhuận tăng lên đạt 122,4%. Tuy nhiên hiện nay sản phẩm này vẫn đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, mỹ thuật công nghiệp mặt ngoài cột chưa cao, công tác tiếp thị để đưa sản phẩm vào Công ty ngay từ khâu thiết kế còn hạn chế.
Tóm lại qua số liệu về kết quả doanh thu sản phẩm công nghiệp 1999 -2001 cho thấy tốc độ tiêu thụ sản phẩm tăng lên hàng năm khoảng từ 5-10%. Cùng với sự phát triển mở rộng sản xuất tăng sản lượng cung ứng ra thị trường thì thì lượng tiêu thụ cũng tăng lên tương ứng đảm bảo chỉ tiêu mức quay vòng vốn, không bị ùn tắc ứ đọng, sớm trường hợp hồi đảm bảo thu nhập cho người lao động và đầu tư phát triển cho những năm tiếp theo.
Doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh qua mỗi năm chứng tỏ sản phẩm của Công ty ngày càng thâm nhập mạnh hơn vàp thị trường. Mở rộng thị phần nâng cao uy tín tạo điều kiện thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu trước mắt và lâu dài.của Công ty.
Biểu 13 - Doanh thu tiêu thụ 1999 - 2001
Biểu 14: Lợi nhuận tiêu thụ 1999 -2001
Sự ổn định và phát triển lâu dài mới là mục tiêu cơ bản mà công ty luôn đặt ra. Kết quả đạt được qua một số năm sẽ là cơ sở là động lực cho những quyết định kinh doanh sau này. Nhưng cũng qua một số năm đó công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế ngay trong tổ quản lý sản xuất kinh doanh đến khả năng linh hoạt thích ứng để mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm. Đó là điều mà công ty đã đưa ra thảo luận và tìm những giải pháp khắc phục hiệu quả . Chúng ta chờ đợi kết quả này trong thời gian tới.
Một vấn đề cấp bách đã và đang đặt ra là thị trường đầu ra.Đây vẫn là vấn đề gây khó khăn trở ngại cho sản xuất kinh doanh và công ty. Nỗ lực hoạt động nghiên cứu thị trường, tăng cường đội ngũ quảng cáo tiếp th có năng lực thực sự, có khả năng lôi kéo khách hàng chú ý đến sản phẩm của công ty. Hoàn thiện khâu chuẩn bị cho công tác tiêu thụ sản phẩm được coi là những giải pháp tốt nhất để mở rộng thị trừơng dần ra, tăng sản lượng tiêu thụ, đảm bảo kết quả sản xuất kinh doanh .
Một trong những hoạt động cần thiết để thực hiện hữu hiệu các giải pháp trên là cong tác xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Là một đơn vị sản xuất công nghiệp được Công ty luôn quan tâm và tiến hành thực hiện đều đặn qua các năm.
Phần tiếp theo của đề tài sẽ được đề cập đến thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Công ty, cùng với kiến nghị cho các giải pháp thực hiện công tác này.
III-/ Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Công ty và những kết luận đánh giá.
Là một đơn vị kinh tế độc lập, Công ty phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với kết quả sản xuất kinh doanh của mình.Sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau và lĩnh vực nào cũng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của Công ty .Trong đó lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tuy mới đi vào hoạt động nhưng hàng năm đã đem lại khoản lợi nhuận đáng kể cho Công ty. Quy mô sản xuất có xu hướng tăng lên sau mỗi năm. Có được kết quả đó Công ty đã tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, nhanh chóng đưa sản phẩm công nghiệp của Công ty xâm nhập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0305.doc