Đề tài Một số vấn đề xóa đói giảm nghèo ở huyện Quản Bạ - Hà Giang

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I. PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƯỚC TA 4

I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGHÈO ĐÓI : 4

1. Tính tất yếu của quá trình phân hóa giàu nghèo: 4

2. Quan niệm về đói nghèo và thước đo đói nghèo: 9

2.1. Đói nghèo và các khía cạnh của đói nghèo: 9

2.2. Thước đo đói nghèo: 10

2.2.1. Xác định các chỉ số phúc lợi: 10

2.2.2.Lựa chọn và ước tính ngưỡng nghèo: 10

2.2.3. Các thước đo đói nghèo thông dụng: 12

II.VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ Ở TỈNH HÀ GIANG NÓI RIÊNG: 13

1.Vài nét về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam: 13

2.Vài nét về XĐGN và mục tiêu XĐGN của tỉnh Hà giang: 14

PHẦN II. TÌNH HÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢN BẠ GIAI ĐOẠN 2001-2005. 16

I. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI TỚI HIỆN TƯỢNG ĐÓI NGHÈO TẠI HUYỆN QUẢN BẠ: 16

1.Đặc điểm tự nhiên: 16

1.1.Vị trí địa lí: 16

1.2.Địa hình : 16

1.3.Khí hậu: 17

1.4. Sông nước: 17

1.5. Thổ nhưỡng: 17

1.6.Khoáng sản: 17

1.7.Đất đai: 17

2. Đặc điểm dân số xã hội: 19

2.1.Đặc điểm dân số lao động: 19

2.2. Đặc điểm dân số dân tộc: 20

3. Đặc điểm kinh tế xã hội: 21

II.KHÁI QUÁT TÌNH TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA HUYỆN QUẢN BẠ GIAI ĐOẠN 2001 – 2005: 22

1. Tính tất yếu của quá trình phân hoá giàu nghèo trên địa bàn huyện Quản Bạ: 22

2. Thực trạng đói nghèo ở huyện Quản Bạ giai đoạn 2001 – 2005: 23

III. NGUYÊN NHÂN ĐÓI NGHÈO: 29

1. Sự phân cách trầm trọng kéo dài: 29

2. Những rủi ro tai họa phát sinh đột xuất: 32

3. Do nguồn lực hạn chế: 33

4. Do tác động của chiến tranh biên giới và các chính sách kinh tế xã hội: 33

IV.CÁC GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐÃ ĐƯỢC HUYỆN QUẢN BẠ ÁP DỤNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 34

1. Công tác chỉ đạo triển khai: 35

2. Quá trình thực hiện: 35

2.1. Thực hiện các chính sách: 35

2.1.1. Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho người nghèo: 35

2.1.2. Chính sách giáo dục, dạy nghề: 35

2.1.3. Chính sách Y tế – KHHGĐ: 36

2.1.4. Chính sách an sinh xã hội: 36

2.1.5. Chính sách hỗ trợ về nhà ở: 37

2.1.6. Chính sách hỗ trợ văn hoá thông tin cho người nghèo: 37

2.1.7. Chính sách hỗ trợ cho người nghèo và vùng đặc biệt khó khăn: 38

2.1.8. Chính sách hỗ trợ người nghèo về dịch vụ thương mại và tiêu thụ sản phẩm: 38

2.2. Thực hiện các dự án: 38

2.2.1. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 38

2.2.2. Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề: 38

2.2.3. Dự án tín dụng cho người nghèo: 39

2.2.4. Dự án định an định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới: 39

2.2.5. Đào tạo cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo: 39

3. Kết quả cụ thể: 40

4. Hạn chế của việc tổ chức chương trình XĐGN: 40

PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢN BẠ TRONG THỜI GIAN TỚI 2006-2010. 41

I. QUAN ĐIỂM CỦA TỈNH VÀ PHƯƠNG CHÂM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA HUYỆN QUẢN BẠ: 41

1. Quan điểm của tỉnh Hà Giang về XĐGN: 41

2. Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện công tác XĐGN huyện Quản Bạ: 42

3. Mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ tổng quát: 43

3.1. Mục tiêu tổng quát: 43

3.2. Nhiệm vụ tổng quát: 44

II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XĐGN Ở HUYỆN QUẢN BẠ TRONG THỜI GIAN TỚI: 45

1. Giải pháp về công tác lãnh đạo chỉ đạo: 45

2. Giải pháp tổ chức bộ máy cán bộ: 46

3. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 47

4. Quy hoạch đất đai - tạo điều kiện cho hộ nghèo có đất sản xuất: 49

5. Xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội: 50

III. KIẾN NGHỊ: 50

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề xóa đói giảm nghèo ở huyện Quản Bạ - Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Đặc điểm kinh tế xã hội: Quản Bạ là một huyện miền núi phía Bắc nằm trên cao nguyên đá vôi Đồng Văn. Do đặc điểm địa lí phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, dân cư phân bố không đều cơ sở vật chất lạc hậu. Kết hợp với các yếu tố chủ quan duy ý chí trước đây để lại thực trạng kinh tế xã hội vô cùng thấp kém và lạc hậu. Thu ngân sách của huyện chỉ đạt 10% chi thường xuyên, còn lại 90% là do cấp trên hỗ trợ. Nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao.Trong đó, chủ yếu là độc canh cây lúa (920ha) và cây ngô (3400ha), chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm và chưa hợp lí. Khoa học kĩ thuật ít được áp dụng vào sản xuất và năng suất cây trồng chưa cao. Cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông đi lại khó khăn từ huyện đi các xã và đến tỉnh. Đây là trở ngại lớn trong giao lưu kinh tế trong huyện và tới các huyện bạn trong tỉnh. Về y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân còn yếu kém, dịch bệnh như sốt rét, cúm, sởi vẫn chưa được dập tắt, luôn đe doạ tính mạng của đồng bào. Công tác kế hoạch hoá gia đình chưa thật sự phát triển kết hợp với các hủ tục lạc hậu, dân trí thấp nên tỉ lệ tăng dân số còn cao. Về giáo dục, trường lớp còn tạm bợ, tình trạng học xen và lớp ghép còn phổ biến; đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu; số học sinh đến trường còn thấp, số đồng bào dân tộc thiểu số biết tiếng phổ thông chưa nhiều. Tóm lại vì mặt bằng kinh tế xã hội của huyện Quản bạ còn thấp kém nên công tác xóa đói giảm nghèo phảI luôn gắn chặt với việc phát triển kinh tế xã hội mới có thể đảm bảo một cuộc sống thật sự an toàn cho người dân, tăng trưởng một cách bền vững. II.Khái quát tình trạng đói nghèo của huyện Quản Bạ giai đoạn 2001 – 2005: 1. Tính tất yếu của quá trình phân hoá giàu nghèo trên địa bàn huyện Quản Bạ: Sự phát triển của nền kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo. Đó là điều hiển nhiên. Song đối với Quản Bạ nền kinh tế còn rất nhiều khó khăn, cơ chế tập trung hoá cao đã không có tác dụng kích thích người lao động tích cực sản xuất, chất lượng sản phẩm kém. Tình trạng thiếu việc làm, phân phối ăn chia bình quân, thất nghiệp tăng, đặc biệt là khâu phân phối lưu thông bị ách tắc. Tình trạng đói nghèo nghiêm trọng, nhưng do chủ nghĩa bình quân (cao bằng lợi ích) nên phân hoá giàu nghèo có diễn ra nhưng chưa thật quyết liệt và về bản chất thì cũng không phải là quá trình “bần cùng hoá” nhân dân lao động. Nhờ chính sách của Đảng từng bước đổi mới trong nông nghiệp, như Chỉ thị 100 – Chỉ thị 10 của Đảng, tình hình sản xuất nông nghiệp được thay đổi. Biểu hiện rõ nét qua sự tăng lên về số lượng cũng như chất lượng cây trồng vật nuôi; diện tích, năng suất, số lượng đàn gia súc gia cầm ,các loại cây công nghiệp ,cây ăn quả, cây dược liệu được quan tâm phát triển. Điều này đã đánh dấu một bước phát triển đối với kinh tế xã hội huyện Quản Bạ, đó là sự phát triển kinh tế nhiều thành phần, sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã có một số HTX nhanh chóng thay đổi cơ chế quản lí có chế độ chính sách hợp lí nên khuyến khích người lao động hăng hái thi đua lao động sản xuất, nâng cao năng suất. Trong nông nghiệp có nhiều hộ nông dân đã nhanh chóng không những thoát khỏi đói nghèo mà còn có “của ăn của để” do có vốn đầu tư, kinh nghiệm sản xuất, biết hạch toán kinh tế. Tuy nhiên đó chỉ là một số rất ít, còn lại đa số bộ phận dân cư vẫn còn loay hoay chưa dám mạnh dạn thay đổi, kiếm tìm nguồn lực, phương sách tăng thu nhập. Họ tạm bằng lòng với mức sống trung bình tạm đủ so với mặt bằng thu nhập của vùng. Đa số chỉ trông chờ vào hạt ngô, hạt lúa, hứng chịu nhiều hơn sự rủi ro, thất bát mùa màng. Không có lương thực đồng nghĩa với việc không thể chăn nuôi để tăng thu nhập. Không có tiền để đầu tư vào vật nuôi, giống, cây trồng để sản xuất nên năng suất thấp, thu hoạch được ít hơn; trong khi số người trong gia đình ngày càng tăng thêm. Chung quy lại các hộ gia đình, nông dân đói nghèo chủ yếu là vì: thiếu ăn, đông con, thiếu vốn, thiếu sức lao động, sức kéo, thiếu giống, thiếu phân bón... đặc biệt ở các vùng núi cao, vùng giáp biên. Còn nhiều HTX cơ chế chuyển đổi còn lúng túng, thiếu sót và chậm trễ. Giai đoạn này tỉ lệ đói nghèo cao và sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ nét, mức sống có sự chênh lệch ở từng thôn bản, từng xã, từng dân tộc. Do vậy, công tác XĐGN phải làm cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, tự họ vươn lên xoá đói giảm nghèo dưới sự giúp đỡ từ phía Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, mục tiêu XĐGN phải luôn gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện. 2. Thực trạng đói nghèo ở huyện Quản Bạ giai đoạn 2001 – 2005: Đảng bộ và các cơ quan ban ngành huyện Quản Bạ đã có các biện pháp và định hướng phù hợp với đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Nhờ đó trong những năm qua tình hình tăng trưởng kinh tế nói chung và công tác XĐGN nói riêng đã có những kết quả đáng kể. Các ngành kinh tế từng bước phát triển, cơ cấu kinh tể đã và đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ: giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng các ngành thương mại, dịch vụ, xây dựng, công nghiệp; trong cơ cấu ngành nông nghiệp tỉ trọng của nganh chăn nuôi đang tăng lên. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong những năm qua đã tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Góp phần giải quyết nhiều vấn đề KT-XH như ổn định chính trị kinh tế, trật tự trị an, giữ vững quốc phòng an ninh, nhân dân thêm tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng. Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế (GDP - theo giá thực tế) qua các năm của huyện Quản bạ. Đơn vị tính:% Năm Ngành 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TB 2000-2005 1.Nông,lâm,ngư nghiệp 72.73 67.56 64.63 59.55 55.99 48.05 2.Công nghiệp xây dựng 12.89 15.61 16.19 15.36 18.96 21.58 3. Thương mại, dịch vụ 14.73 16.83 19.19 25.09 25.05 30.37 Bảng 2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của Huyện Quản Bạ giai đoạn 2001 – 2005: ĐVT: % Năm Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 TB thời kỳ 2001 - 2005 Nông nghiệp 96,9 96,8 96,5 96,7 96,5 96,7 - Trồng trọt 80 79,5 78,2 77 75 77,9 - Chăn nuôi 20 20,5 21,8 23 25 22,1 Thuỷ sản 1,2 1,2 1,3 1,4 1,4 1,3 Lâm nghiệp 1,9 2 2,2 1,9 2 2,0 Thực hiện chính sách XĐGN, khuyến khích làm giàu của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong suốt thời gian qua, số hộ khá tăng lên, số hộ nghèo giảm dần qua các năm : Biểu 3: Phân loại kinh tế hộ Huyện Quản Bạ (Giai đoạn 2001-2005)Theo chuẩn cũ Năm Hộ 2001 2002 2003 2004 2005 TB thời kì 2001-2005 Toàn huyện 6753 7259 7335 7415 7838 Hộ giàu 24 36 154 141 326 Hộ khá 304 884 748 803 545 Hộ trung bình 4048 4373 5283 5566 6365 Hộ nghèo 2377 1966 1150 905 602 Số hộ thoát nghèo 411 816 245 303 Số hộ bổ xung vào nhóm nghèo 0 0 0 0 0 Tỷ lệ đói nghèo (%) 35.19 27.08 15.68 12.21 7.68 Để có được thành quả đó là sự cố gắng phấn đấu rất lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân huyện Quản bạ. Song cái đói cái nghèo dường như vẫn còn bám lấy những người dân nghèo khổ. Tiếp đây chúng ta sẽ thấy rõ nét hơn tình trạng đói nghèo của huyện Quản Bạ: Biểu 4: Chỉ tiêu xã hội cấp xã thuộc khu vực nông thôn huyện Quản Bạ giai đoạn 2001 – 2005: STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Tổng số So sánh(%) Tổng số So sánh(%) 1 Tổng số xã 12 13 2 Số xã có điện 6 50 13 100 Số hộ được sử dụng điện 28 64,09 3 Số xã có đường ô tô 12 100 13 100 Trong đó đường ô tô đến thôn bản 7 58.33 4 Số xã có trường cấp I 12 100 13 100 Trong đó: Số xã có trường cấp I đủ 5 lớp 12 100 13 100 5 Số xã có trường cấp II 6 50 7 53.85 6 Số xã có trường cấp III 1 8.33 1 7 Số xã có chợ xã ,liên xã 4 30.8 5 38.46 8 Số xã có trường xây bằng gạch 12 100 13 100 9 Số xã có trạm ytế 12 100 13 100 10 Tỷ lệ số hộ được sử dụng nước sạch 2 35 5 59 Qua những số liệu ta thấy: Trước hết, mặt bằng chung của huyện vẫn còn thấp, các hộ gia đình chủ yếu mới thoát khỏi đói nghèo, bước đầu làm ăn có hiệu quả. Tính đến ngày 30/11/2005, toàn huyện có 7838 hộ, thì trong đó có đến 6365 xếp loại trung bình (chiếm 78.121 %), 602 hộ vẫn đang trong tình trạng đói nghèo (7.68 %). Tuy tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh nhưng chưa thật bền vững do số hộ trung bình có mức thu nhập sát mức nghèo còn tương đối lớn, đặc biệt là tỉ hộ nghèo theo chuẩn mới khá cao chiếm 69.39 %. Thứ hai, các hộ đói nghèo phân bố không đều giữa các xã trong huyện và tỉ lệ đói nghèo ở các xã khác nhau rất nhiều.Ta thấy tỉ lệ hộ nghèo cao nhất là ở xã Thái an (73/356 hộ chiếm 20.51 %) thứ hai là xã Lùng Tám (75/542 hộ chiếm 13.84%), thứ ba là xã Thanh Vân (71/770 chiếm 9.22%). Nhất là ở một số xã chưa có hộ nào được xếp loại hộ giàu như: Cao Mã Pờ, Bát Đại Sơn. Đây là những xã có điều kiện địa lí, tự nhiên khắc nghiệt hơn các xã khác trong huyện. Thứ ba, xã Đông Hà có tỉ lệ đói nghèo thấp nhất huyện (15/451 hộ chiếm 3.33 %). Có lẽ do Đông Hà là xã có nhiều điều kiện thuận lợi hơn về điều kiện tự nhiên như là xã ở vùng thấp có sông Miện chảy qua tạo nguồn thuỷ lợi lớn cho tưới tiêu, độ dốc thấp, đất đai màu mỡ, khí hậu ấm nóng hơn… nên có điều kiện tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp. Thứ tư, Thị trấn Tam sơn - trái tim huyết mạch của huyện nhà - là nơi có cơ sở hạ tầng tốt nhất, trình độ dân trí cao nhất… nền kinh tế thị trường phát triển nhất thì cũng là nơi sự phân hoá giàu nghèo bộc lộ rõ nét nhất. Thị trấn Tam sơn là địa bàn có tổng số hộ giàu cao nhất huyện (201/982 hộ chiếm 20.47 %), song cũng là nơi có số hộ nghèo cao (88/982 hộ chiếm 8.96%) xếp thứ tư toàn huyện từ trên xuống. Biểu 5: Thu nhập bình quân một lao động theo loại hộ 2001 - 2003 Huyện Quản Bạ Loại hộ Thu nhập trung bình (1000đ/hộ) So sánh Năm 2000 Năm 2003 % 1.Hộ nông nghiệp 209 340 +131 1.31 2.Hộ tiểu thủ công nghiệp 615 609 +75 1.12 3.Hộ vận tải 705 740 +104.9 1.05 4.Hộ thương nghiệp 589 700 +118 1.18 5.Hộ cán bộ CNVC 779 980 +125 1.25 6.Hộ khác 5.91 600 +9 1.01 CộNG 581.6 675 +94 1.16 Qua bảng số liệu trên ta thấy một số biểu hiện bất bình đẳng trong phân phối thu nhập theo ngành nghề. Nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc vào sự tác động của thiên nhiên như mưa, nắng, rét, sương muối... song thu nhập lại thấp - thấp hơn mặt bằng chung của cả huyện; chỉ bằng 0.36 lần thu nhập bình quân chung cho một lao động. Bên cạnh đó thì hộ công nhân viên chức trong khu vực hành chính sự nghiệp lại có thu nhập lớn nhất (năm 2003: 980.000 VNĐ/1 lao động/1 tháng) gấp 1.45 lần thu nhập bình quân chung và hơn 2.88 lần so với thu nhập bình quân một lao động của hộ nông nghiệp. Điều này cho thấy sự chênh lệch trong thu nhập giữa các ngành nghề là rất lớn, sự bất hợp lí này sẽ không khuyến khích các hộ nông dân hăng hái sản xuất, dẫn đến một xu thế lao động ở nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp ngày càng đông. Tóm lại, dân cư đói nghèo huyện Quản Bạ hầu hết đều có những đặc điểm sau: - Hầu hết các hộ gia đình nghèo đói đều sống ở nông thôn nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp, canh tác lạc hậu trên đất nương dốc và ruộng bậc thang; không có nghề phụ khác. - Đa số các hộ gia đình nghèo có tỉ lệ sinh cao. Nhiều gia đình có từ 8 – 10 con. Nhiều người sinh con khi chưa tới 15 tuổi. - Chủ hộ là người trẻ, mù chữ, các thành viên trong gia đình trình độ văn hoá thấp, khó tiếp cận với tiến bộ khoa học kĩ thuật; đồ dùng sinh hoạt thiếu thốn, nhà cửa tạm bợ. - Họ còn mang nặng tính bảo thủ, cam chịu, lối sống lạc hậu, tự phụ an thân ở một số gia đình. Họ thường sống phân tán ở vùng xa xôi hẻo lánh, rẻo cao, giáp biên... cách xa trung tâm huyện lị, đường xá, cách xa các cơ sở cung cấp dịch vụ công như y tế, giáo dục... III. Nguyên nhân đói nghèo: Nguyên nhân dẫn tới đói nghèo được quy kết gồm nhiều vấn đề, được gom vào nhiều nhóm, lĩnh vực hay theo nhiều khía cạnh khác nhau. Cơ bản là do cơ sở hạ tầng yếu kém, giáo dục, y tế, thông tin, văn hoá, phong tục tập quán lạc hậu. Tất cả những nguyên nhân này đều đúng. Song trong đó có những nguyên nhân khác nhau về mức độ chính phụ, nhẹ hơn hay trầm trọng hơn mà thôi. Qua tình hình kinh tế xã hội cũng như thực trạng đói nghèo của huyện Quản Bạ, tôi xin đi sâu vào những nhóm nguyên nhân sau: 1. Sự phân cách trầm trọng kéo dài: Bao trùm lên tất cả là sự phân cách hay chính là sự phân chia về địa hình và cách biệt về xã hội và một số lĩnh vực khác. Thứ nhất, là do tác động của điều kiện tự nhiên, Quản bạ là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi Đồng văn địa hình phức tạp, đất dốc, giao thông đi lại khó khăn. Hiện nay tuy 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã nhưng còn hơn 42% thôn bản chưa có đường ô tô. Những con đường chỉ có ngựa thồ và người đi bộ từ các bản làng xa và cao xuống đường xương cá gắn với đường trục. Các thôn bản, các hộ gia đình cách xa nhau là đặc điểm của dân cư miền núi sống bằng nương rẫy. Do luân chuyển vạt nương và năng suất thấp nên các gia đình cần có một diện tích lớn rộng để canh tác sao cho đủ lương thực để sống. Hầu như họ rất ít đi chợ. Mỗi lần đi chợ, họ mua dự trữ những mặt hàng thiết yếu như dầu thắp, muối ăn và một số thứ khác. Cả huyện hiện chỉ có 5 chợ liên xã. Kinh tế tự cấp tự túc, nhu cầu rất thấp và ở quá xa đường xá đã làm cho các hộ gia đình này hầu như hoặc ít tiếp cận với các dịch vụ công cộng như: y tế, giáo dục, văn hoá, thông tin, tín dụng... Chính việc đi lại cách trở, xa các chợ, thị trấn đã làm cho họ càng thêm thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, về các chính sách XĐGN. Rõ ràng sự phân cách về địa hình, sự sinh sống của đa số các hộ nghèo dân tộc thiểu số ở các vùng quá cao, sâu, xa, hẻo lánh là nguyên nhân chủ yếu khiến họ đói nghèo. Thứ hai, chính sách phát triển giáo dục - đào tạo, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, công tác truyền thông văn hoá - thông tin đến các xã vùng sâu vùng xa, vùng biên giới còn yếu và chậm. Sự thiếu thốn về lĩnh vực giáo dục đã làm cho trình độ dân trí thấp. Tỉ lệ biết chữ, số người có trình độ văn hoá ở các cấp học được cấp chứng chỉ trình độ chuyên cao ở bậc Đại học và Sau đại học, số năm giáo dục đào tạo cho một người là rất ít. Mặc dù Phòng giáo dục và đào tạo huyện đã có nhiều chương trình dựa trên kế hoạch của huyện cũng như của Bộ giáo dục và đào tạo nhằm giải quyết vấn đề này, song để thu hẹp được khoảng cách thì còn cần rất nhiều thời gian.Trong khi đó, hiện tượng tái mù chữ vẫn còn xảy ra ở các bản làng xa xôi, nơi họ trao đổi với nhau bằng tiếng dân tộc và ít có cơ hội tiếp xúc hàng ngày với tiếng phổ thông. Sự thiếu thốn về dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân cũng tương tự. Đôi khi do trình độ dân trí thấp kém một số chỉ tin vào “ con ma”, “thầy mo” mà chưa thực sự tin vào cách chữa trị bệnh của y, bác sĩ. Thể trạng của họ thường yếu mệt, suy dinh dưỡng do không ăn đủ chất và suy dinh dưỡng ngay từ khi mới sinh. Điều này phần lớn là do thiếu đói lương thực, phong tục tập quán về ăn uống thiếu vệ sinh, không được tiếp xúc với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ... Đặc biệt thiệt thòi hơn cả là phụ nữ và trẻ em gái. Do sự phân biệt đối xử trong quan niệm, do những nghĩa vụ nặng nề đối với gia đình, họ hàng, anh em, trách nhiệm phải sinh “con đàn cháu đống” để họ hàng thêm thanh thế, có người nối dõi... đã buộc các trẻ em gái đi học muộn hơn, lập gia đình sớm hơn, không được đi học hoặc bỏ giữa chừng. Quy mô hộ gia đình là “mẫu số” quan trọng có ảnh hưởng tới mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của đói nghèo, tỉ lệ sinh trong các hộ nghèo còn cao. Nhiều gia đình sinh khoảng 8 – 10 con. Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỉ lệ người ăn theo cao và điều này đồng nghĩa với việc rất thiếu nguồn lực lao động nên dẫn đến thiếu thu nhập. Nên đối với các hộ nông dân miền núi đói nghèo trở thành vấn đề tất yếu. Đồng thời họ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khoẻ sinh sản, chưa có ý thức đầy đủ về công tác kế hoạch hoá gia đình. Gần đây chương trình phủ sóng phát thanh và truyền hình đã được đài Phát Thanh và Truyền Hình Quản Bạ xúc tiến khá tích cực với hi vọng lấp dần sự cách biệt về thông tin văn hoá giáo dục cho bà con đồng bào các dân tộc. Song truyền hình mới chỉ đáp ứng được cho thị trấn Tam Sơn và một số xã lân cận vùng thấp. Bởi tính năng phát sóng của truyền hình ở vùng núi rất hạn chế (một trạm kiểu parabol đặt ở đài thị trấn, cư dân ngay sát đó cách khoảng 1 – 2 km cũng không xem được do núi chắn) và các gia đình không hẳn đã đủ điều kiện mua tivi. Còn việc phát triển chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc còn nhiều bất cập vì thời lượng phát sóng nhiều khi chưa thích hợp, chương trình chưa thật sự thiết thực với đời sống nhân dân. Do vậy mọi chủ trương chính sách pháp luật thông tin kinh tế, y tế... kinh nghiệm sản xuất ít được phổ biến và áp dụng.Và tất nhiên khi người dân mù chữ, thiếu hiểu biết thì mọi chương trình giúp xoá đói giảm nghèo đều dễ chịu thất bại hoặc hiệu quả thấp. Thực tế đã chứng minh điều đó. Chẳng hạn trong chương trình phát triển chăn nuôi bò cho các hộ nghèo bằng cách cho mỗi hộ từ 1 đến 2 con bò, dê giống nuôi để lấy sức kéo, nhân giống nhằm nâng cao đời sống cho người lao động. Nhưng thật tiếc khi chỉ vì trình độ quá thấp, do tập tục lạc hậu, khi cúng bái ma chay họ sẵn sàng thịt ngay con vật đó để làm lễ. Chính sách XĐGN như vậy tất nhiên đi vào bế tắc. Thế nên khi đưa ra một kế hoạch nào đó nhằm tác động vào sự phân cách thì kèm theo đó phải là các chính sách chế tài nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực, đi đôi với việc tạo điều kiện tốt hơn cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên XĐGN. 2. Những rủi ro tai họa phát sinh đột xuất: Đối với các hộ đói nghèo thì điều quan tâm nhất trong đời sống là vấn đề cái ăn.Vì vậy, có được sự an toàn lương thực là vấn đề ưu tiên số một. Những năm qua tình trạng thiếu lương thực vẫn luôn đè nặng lên cuộc sống của những hộ nghèo. Đa phần hộ sinh sống trên những vùng đất dốc, núi đá nên diện tích canh tác và năng suất kém. Hơn nữa các tiểu vùng của huyện có thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thất thường như: mưa đá, lũ quét, gió lốc thường xuyên xảy ra vào mùa mưa; hạn hán, sương muối, nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông… Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người mà còn tác động trực tiếp làm cho năng suất cây trồng vật nuôi thấp, ít hiệu quả. Nhất là ở những xã liên tiếp xảy ra những thiên tai thì cuộc sống của con người thường vất vả, nghèo đói hơn. Năng suất lúa: Năm 2000: 37.4 tạ/ha. Năm 2005: 46.22 tạ/ha. Năng suất ngô: Năm 2000: 16.67 tạ/ha. Năm 2005:17.74 tạ/ha. Dịch bệnh thường xuyên xảy ra, mưa tuyết làm cho đàn gia súc bị chết và phát triển chậm.Năm 2000, đàn trâu bò của huyện bị chết rét 531 con, làm cho tổng số trâu bò giảm. Mà đây chính là sức kéo để lao động - nguồn lực - tài sản quan trọng nhất của người nông dân miền núi. Do lối canh tác lạc hậu, cây con truyền thống cho năng suất thấp, phụ thuộc vào khí hậu thời tiết nên thường xuyên đói lương thực và bị đe doạ dứt bữa vào những thời kì giáp hạt.Đã nghèo thì càng dễ bị sự thiếu thốn và rủi ro chi phối cuộc sống. 3. Do nguồn lực hạn chế: Cơ hội là một trong những kênh quan trọng nhất để giảm nghèo. Cơ hội được xem là sự kết hợp giữa hai yếu tố: sở hữu tài sản và lợi tức thu được từ tài sản đó. Nhiều khi tài sản của người nghèo chính là sức lao động. Nhưng nếu không có công việc làm trả lương tốt thì một mình tài sản này không đủ đảm bảo thu nhập cho hộ. Những nguồn lực khác như: tay nghề, đất đai, sức lực… cũng bị hạn chế. Thiếu nguồn lực nên người nghèo rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo, không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực, điều này đã cản trở họ thoát khỏi đói nghèo. Mặc dù chính sách giao đất, giao rừng đã được thực hiện, song các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng này đang có xu hướng gia tăng.Số hộ thiếu đất sản xuất năm 1997 là 705 hộ chiếm 12.5%, năm 2000 là 785 hộ chiếm 19.3%. Các hộ nghèo thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng, một mặt họ không có tài sản thế chấp họ phải dựa vào tín chấp để có các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp. Số hộ thiếu hoặc không có vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh năm 1997 là 2015 hộ chiếm 35.6%, năm 2000 là 1807 hộ chiếm 26.1%. Mặt khác, đa số hộ không có kế hoạch sản xuất cụ thể hoặc sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích. Theo điều tra, số hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn năm 1997 là 1470 hộ, năm 2000 là 1807 hộ. 4. Do tác động của chiến tranh biên giới và các chính sách kinh tế xã hội: Mặc dù chiến tranh biên giới phía Bắc đã lùi xa hơn hai mươi lăm năm song ảnh hưởng, sức tàn phá của nó đối với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội huyện Quản Bạ còn rất lớn. Cơ sở hạ tầng bị tàn phá, nhiều sức người, sức của phải huy động trong chiến tranh .Đây cũng là một trong những, nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội làm cho đời sống nhân dân thêm thấp kém, nhất là ở 5 xã giáp biên giới Việt_Trung: Nghĩa thuận, Tùng vài, Cao mã, Tả ván, Bát đại sơn. Hậu quả để lại trong một thời gian dài của chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và của huyện Quản bạ nói riêng chưa mang tính bền vững. Như năm 1985, trồng cây Anh túc-loại cây mà nhờ vào việc buôn bán nhựa của nó đã phần nào giúp người dân ổn định cuộc sống sinh hoạt, mua sắm được những mặt hàng thiết yếu và trang trải những chi phí không nhỏ trong các tập tục cưới xin, ma chay, hội hè... Nhưng từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện chương trình Quốc gia 06/CP ngày 29.01.1993 về “Tăng cường chỉ đạo về phòng chống và kiểm soát ma tuý” chủ chương phá bỏ cây thuốc phiện đã làm cho cuộc sống của một số dân tộc, chủ yếu là dân tộc H’mông lại rơi sâu hơn vào khó khăn nghèo đói mặc dù đã có những chính sách trồng thay thế bằng các cây nông nghiệp, cây ăn quả. Những năm gần đây, tuy đã nhân được nhiều sự giúp đỡ từ phía Đảng và Nhà nước nhưng thực tế sự quan tâm đó chưa thực sự đúng mức như trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc giữ gìn trật tự trị an và giáo dục để xoá bỏ các tệ nạn xã hội, làm cho nhân dân yên tâm sản xuất,thúc đẩy nhanh hơn quá trình XĐGN ở địa phương. IV.Các giải pháp xoá đói giảm nghèo đã được huyện Quản bạ áp dụng và kết quả đạt được: Tại ĐH huyện Đảng bộ khoá XIV nhiệm kì 2001 – 2005 đã xác định nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng bộ là phải XĐGN, bởi vì vấn đề XĐGN mang tầm chiến lược cả về kinh tế xã hội. Đây là trách nhiệm khó nhăn nặng nề nặng, đòi hỏi sự quyết tâm cao mới có thể giải quyết được.Từ năm 2001đến nay với tinh thần trách nhiệm cao của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể các cấp, sự phối hợp của các ngành cùng nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện chương trình XĐGN đạt được kết quả sau: 1. Công tác chỉ đạo triển khai: Để thực hiện mục tiêu XĐGN của các xã, Ban chỉ đạo của huyện đã được thành lập, bao gồm: đồng chí chủ tịch UBND huyện phụ trách khối nội chính sản xuất làm trưởng ban; đồng chí trưởng phòng Lao động Thương binh-Xã hội làm phó ban thường trực và các trưởng phòng ban liên quan làm uỷ viên như: phòng tài chính, uỷ ban Mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, phòng kế hoạch, phòng nông-lâm nghiệp huyện... có quy chế hoạt động cụ thể từ huyện đến xã. Ban XĐGN ở 13 xã, thị trấn được thành lập từ tháng 02.1996 được củng cố, đi vào hoạt động tổ chức giao ban hàng tháng từ huyện đến xã. Huyện đã thành lập được quỹ XĐGN phù hợp với nhu cầu cần thiết. 2. Quá trình thực hiện: 2.1. Thực hiện các chính sách: 2.1.1. Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho người nghèo: Huyện Quản bạ thực hiện chính sách ưu tiên của nhà nước đối với tất cả các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thuộc vùng 135 đều được miễn giảm thuế sự dụng đất nông nghiệp. Tổng số hộ nghèo được miễn giảm trong 5 năm là: 7000 hộ = 462 triệu đồng. 2.1.2. Chính sách giáo dục, dạy nghề: Để đào tạo nguồn nhân lực, trong những năm qua huyện đã đầu tư về trường lớp, đào tạo giáo viên cấp I tại huyện và mở rộng hình thức bán trú, nội trú, lớp bổ túc cho cán bộ xã, hộ đói nghèo. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên, sự lãnh đạo chặt chẽ hơn của các cấp Uỷ Đảng chính quyền huyện... Công tác giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến rõ rệt, đạt 100% số thôn bản đã có trường lớp. Nếu năm 1999 huyện đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học thì đến năm 2005 huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc tiểu học. Trường PT dân tộc nội trú đã thu hút được 250 em học sinh dân tộc ít người, thuộc hộ đói nghèo xã vùng sâu, vùng xa và xã biên giới, xoá dần tình trạng thất học vì nghèo. Học sinh đồng bào dân tộc, học sinh nghèo được cấp phát sách giáo khoa và thiết bị học tập là:52019 em, kinh phí là 800.3 triệu đồng; học sinh được miễn giảm các khoản đóng góp là:52019 em; số học sinh nghèo được trợ cấp xã hội và học bổng là 2491 em, số kinh phí là 3770.17 triệu đồng. 2.1.3. Chính sách Y tế – KHHGĐ: Đã duy trì được đội ngũ cán bộ y tế thôn bản ở tất cả các xã vùng sâu, vùng xa, nơi tỉ lệ đói nghèo cao... tổ chức các đợt chiến dịch phòng chống sốt rét, ho gà... có hiệu quả. Tiễn hành khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân 5 xã biên giới và xã đặc biệt khó khăn và các hộ đói nghèo, các đối tượng ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32760.doc
Tài liệu liên quan