Đề tài Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất

LỜI MỞ ĐẦU

1.Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài cần nghiên cứu

2. Mục đích nghiên cứu đề tài

3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

4.Nội dung của đề tài gồm 2 chơng

ChƠNG I:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

I .Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tính giá thành sản phẩm

 1.1. ý nghĩa của việc tổ chức công tác kế toán tính giá thành sản phẩm.

1.2Vai trò của kế toán tính giá thành sản phẩm

1.3 Nhiệm vụ của kế toán tính giá thành sản phẩm.

II GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

2.1. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm.

2.2. Phân loại giá thành.

2.2.1. Phân loại theo thời điểm tính giá và nguồn số liệu để tính giá thành.

2.2.2.Phân theo phạm vi phát sinh chi phí

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

 3.1. Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm.

3.2. Xác định phương pháp tính giá thành sản phẩm

3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu.

3.3.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn.

3.3.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng.

3.3.3. Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất- kinh doanh phụ.

3.3.4. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức.

3.3.5 . Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục

3.3.5 . Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục

 3.3.5.1. Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm.

3.3.5.2. Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm.

4.Các phương pháp đánh giá lại sản phẩm dở dang.

4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

 

doc29 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn , chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, quặng , hải sản; các doanh nghiệp sản xuất động lực ( điện, nước, hơi nước, khí nén , khí đốt) Do số lượng mặt hàng ít nên đối tợng hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hành sản xuất được mở một sổ (hoặc thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thờng được tiến hành vào cuối tháng theo phơng pháp trực tiếp ( giản đơn) hoặc phương pháp liên hợp. Phiếu tính giá thành sản phẩm Tên sản phẩm. Tháng nămĐơn vị : Khoản mục chi phí CPSXD D ĐK CPSX PSTK CPSX ĐCK Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. Ng. vật liệu trực tiếp 2. Nhân công trực tiếp 3. Sản xuất chung Cộng 3.3.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phơng pháp thích hợp như phơng pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp v.v Đặc điểm của việc hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Đối với các chi phí trực tiếp( nguyên vật liệu, nhân công) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc( hay bảng phân bổ chi phí). Đối với chi phí sản xuất chung , sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp( giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp) Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kì báo cáo cha hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kì chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn chia cho số lượng sản phẩm trong đơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu công tác quản lý cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn đặt hàng chỉ mới hoàn thành một phần , việc xác định sản phẩm dở dang của đơn vị đó có thể dựa vào giá thành kế hoạch (hay định mức) hoặc theo mức độ hoàn thành của đơn. Tổng giá thànhSX = Tổng chi phí SX Vật liệu trả lại kho theo đơn đặt hàng tập hợp theo - và phế liệu thu hồi hoá đơn được nhập kho 3.3.3. Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất- kinh doanh phụ. Hoạt động SX kinh doanh phụ là hoạt động SX kinh doanh mà D N tiến hành thêm ngoài nhiệm vụ SX kinh doanh chính được giao hoặc đã đăng ký SX kinh doanh khi thành lập DN. Hoạt động kinh doanh phụ cũng tạo ra sản phẩm , lao vụ để tiêu thụ. Hoạt động kinh doanh phụ cũng có quá trình kinh doanh nh SX kinh doanh chính nên kế toán kinh doanh phụ cũng tiến hành trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SX của sản phẩm như hoạt động kinh doanh chính và cũng sử dụng các tài khoản kế toán cấp 1 cùng với hoạt động SX kinh doanh chính( mở tài khoản chi tiết). Sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ được sử dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất- kinh doanh chính, phần còn lại có thể cung cấp ra bên ngoài. Phương pháp tính giá thành sản phẩm , lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ tuỳ thuộc vào đặc điểm công nghệ và mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp, cụ thể là: Trờng hợp không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất, kinh doanh phụ hoặc giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể. Chi phí sản xuất sẽ đợc tập hợp riêng theo từng bộ phận, từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. Giá thành sản phẩm , lao vụ của từng bộ phận được tính theo từng phương pháp trực tiếp . Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ. Với các doanh nghiệp có tổ chức nhiều bộ phận sản xuất kinh doanh phụ và giữa chúng có sự phục vụ lẫn nhau thì có thể áp dụng một trong các phương pháp khác tính giá thành sau đây: Phơng pháp đại số . Là phương pháp xây dựng và giải các phương trình đại số để tính giá thành sản phẩm , lao vụ của sản xuất -kinh doanh phụ phục vụ các đối tượng. Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu : Theo phương pháp này trước hết tính giá thành đơn vị ban đầu của từng bộ phận sản xuất kinh doanh phụ và xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa chúng. Tiếp theo, xác định giá trị sản phẩm, lao vụ của sản xuất phụ phục vụ cho các bộ phận khác theo giá thành đơn vị mới. Giá Tổng chi Giá trị lao vụ Giá trị lao vụ thành phí ban + của từng bộ phận - phục vụ đơn đầu sản xuất phụ khác cho bộ phận sx phụ khác. vị = mới Sản lượng ban đầu - Sản lượng phục vụ bộ phận sản xuất phụ khác và sản lượng tiêu dùng nội bộ (nếu có) Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch: Trình tự tính giá thành tương tự như phương pháp trên, chỉ khác thay giá thành đơn vị ban đầu bằng giá thành đơn vị kế hoạch để tính giá trị phục vụ giữa các phân xởng sản xuất - kinh doanh phụ. Tiếp theo xác định giá trị phục vụ cho các đối tượng khác theo giá thành đơn vị mới. 3.3.4. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức. Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động , vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời, hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuât sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại: Theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Từ đó, tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách. Giá thành thực = Giá thành định +(-) Chênh lệch do +(-) Chênh lệch so tế sản phẩm mức sản phẩm thay đổi định mức với định mức Việc tính toán giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở định mức tiên tiến hiện hành ngày đầu kì ( thường là đầu tháng) .Tuỳ theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau (theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết , theo bộ phận sản phẩm rồi tổng hợp lại) Việc thay đổi định mức đợc tiến hành vào ngày đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức cũng như việc kiểm tra thi hành định mức. Trường hợp thay đổi định mức diễn ra vào ngày giữa tháng thì đầu tháng sau mới phải điều chỉnh giá thành định mức. Những khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán qui định được gọi là chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức. 3.3.5 . Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục . Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục là doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bớc (giai đoạn ) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định , mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của từng bước trước là đối tượng hay nguyên liệu chế biến của bước sau. Trong những doanh nghiệp này, phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến ( giai đoạn công nghệ) .Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng với chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp theo phân xưởng sẽ đợc phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp. Tuỳ theo tính chất hàng hóa của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và theo phương án không có bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số (hoặc tỷ lệ). 3.3.5.1. Tính giá thành phân bước theo phơng án hạch toán có bán thành phẩm. Phương án hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán nội bộ cao hoặc bán thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục cho đến bước cuối cùng tính ra giá thành thành phẩm nên còn gọi là kết chuyển tuần tự.(Mỗi công đoạn sản phẩm đều đợc tính giá thành theo phương pháp giản đơn trên cơ sở số liệu về chi phí SX tập hợp được ở những tài khoản kế toán chi tiết trong từng công đoạn. Bán thành phẩm công đoạn trước kết chuyển sang công đoạn sau tuần tự đến giai đoạn cuối cùng, Nếu kết chuyển từ công đoạn nọ sang công đoạn kia là bán thành phẩm( gọi là kết chuyển tuần tự tổng hợp) thì đến công đoạn thành phẩm phải hoàn nguyên chi phíaSX cấu thành bán thành phẩm ở các công đoạn mới tính giá thành SX của thành phẩm theo khoản mục giá thành. Nếu kết chuyển bán thành phẩm từ công đoạn nọ sang công đoạn kia theo các khoản mục chi phí cấu thành giá ( gọi là kết chuyển tuần tự từng khoản mục ) thì đến công đoạn cuối tính ngay được giá thành SX của thành phẩm theo khoản mục. Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn hoàn thành Chi phí NVL Trị giá vốn bán Trị giá vốn bán thành trực tiếp thành phẩm công phẩm công đoạn 2 đoạn 1 chuyển sang chuyển sang + + + Chi phí chế biến Chi phí chế biến ở Chi phí chế biến ở công đoạn 1 công đoạn 2 công đoạn 2 Tổng giá thành Tổng giá thành và Tổng giá thành và và giá thành giá thành đơn vị giá thành đơn vị đơn vị BTP bán thành phẩm thành phẩm công đoạn 1 công đoạn 2 3.3.5.2. Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm. Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành thành phẩm một cách đồng thời , song song nên còn được gọi là kết chuyển song song. Theo phương án này , kế toán không cần tính đến giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ . Công đoạn 1 Công đoạn 2 Công đoạn hoàn tất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát sinh ở công phát sinh ở công phát sinh ở công đoạn 1 đoạn 2 đoạn cuối Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất ở công đoạn 1 ở cộng đoạn 2 ở công đoạn cuối tính cho thành tính cho thành tính cho thành phẩm phẩm phẩm Tổng giá thành sản xuất của thành phẩm theo khoản mục giá thành. Sơ đồ trên còn được thể hiện dới dạng sau: Sơ đồ tính giá thành theo phương án phân bước không tính đến giá thành bán thành phẩm. Chi phí nguyên vật liệu chính tính cho thành phẩm Tổng Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm Giá Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm Thành Chi phí bước tính cho thành phẩm Thành Chi phí bước n tính cho Phẩm thành phẩm 4.Các phương pháp đánh giá lại sản phẩm dở dang. Các doanh nghiệp sản xuất liên tục , sản phẩm của doanh nghiệp của doanh nghiệp từ kì này sang kì khác thì cuối kì có sản phẩm dở dang trong dây chuyền SX của DN.Vì vậy, muốn tính được giá thành sản xuất của thành phẩm, sản xuất đợc trong kì thì cuối kì phải tiến hành kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang chuyển sang kì sau. Sản phẩm dở dang do DN tự kiểm kê đánh giá có thể sử dung các cách đánh giá sản phẩm dở dang sau: 4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cách tính này sử dụng chủ yếu trong trường hợp NVL đa vào SX một lần , ngay từ công đoạn SX đầu tiên. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trong lớn trong giá thành sản phẩm. Trị giá sản phẩm dở dang cuối kì được tính như sau: Trị giá Trị giá SPDD CP NVL trực tiếp phát SPD D = đầu kỳ + sinh trong kỳ Số lợng cuối kì * SP DD Số lợng thành Số lợng sản phẩm phẩm SX được + dở dang 4.2.Đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đơng . Theo cách này doanh nghiệp phải kiểm kê sản phẩm dở dang còn ở trong dây chuyền sản xuất xác định mức độ hoàn thành tương đương (tức là tỷ lệ hoàn thành so với thành phẩm) sau đó quy đổi số lượng sản phẩm dở dang xem tương đương bằng bao nhiêu thành phẩm để tính. Cần phân biệt hai trường hợp: Nếu nguyên vật liệu phân bổ vào một lần từ công đoạn đầu của quy trình sản xuất thì phải phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho thành phẩm và sản phẩm dở dang như nhau. Cách tính phân bổ nguyên vật liệu nh ở (4.1) trên. Còn chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp phân bồ cho sản phẩm dở dang như sau: Trị giá Trị giá NVL CPNC và CPSXC SPD D = trong SP + phân bổ cho cuối kỳ dở dang sản phẩm DD Nếu nguyên vật liệu phân bổ dần trong suốt quá trình sản xuất thì tính phân bổ chung toàn bộ chi phí sản xuất cho thành phẩm và sản phẩm dở dang đã quy đổi theo thành phẩm. Có thể tính từng khoản mục chi phí rồi tổng hợp lại để tính giá trị sản phẩm dở dang. Cách tính được thực hiện theo công thức sau: Chi phí CP phân bổ cho CP cần phân bổ phân bổ SPD D đầu kỳ + phát sinh trong kỳ Số lượng cho sản = * SPD D phẩm Số lợng thành phẩm Số lợng SPD D đã quy đổi dở dang SX được trong kỳ + quy đổi Trong trường hợp nguyên vật liệu bỏ vào một lần người ta có thể tính trị giá sản phẩm dở dang bằng trị giá nguyên vật liệu trong một đơn vị sản phẩm cộng với 50% chi phí chế biến khác. Để đơn giản cho việc tính toán , đối với những sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50 % chi phí chế biến. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương ttong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Giá trị sản phẩm = Giá trị NVL chính nằm + 50% chi phí dở dang cha hoàn thành trong sản phẩm dở dang chế biến 4.3. Phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Cách này sử dụng trong trường hợp sản phẩm sản xuất ở doanh nghiệp đều có định mức chi phí ở từng công đoạn sản xuất và cuối kỳ kiểm kê sản phẩm dở dang ở từng công đoạn để tính trị giá của chúng theo chi phí định mức. Ngoài ra trên thực tế, ngời ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phơng pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang v.v 5. Kế toán tính giá thành. 5.1. Tài khoản sử dụng. Theo chế độ kế toán hiện hành việc sử dụng các tài khoản kế toán để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm phụ thuộc vào doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho. Sự khác nhau về sử dụng tài khoản kế toán và trình tự ghi chép kế toán được khái quát nh sau: Phương pháp kê khai thường xuyên Sử dụng tài khoản:TK 621, TK 622, TK 627 để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ. Sử dụng tài khoản TK 154 vừa phản ánh vốn sản phẩm dở dang vừa để tính giá thành sản xuất của sản phẩm. Sử dụng TK 155 để phản ánh thành phẩm tồn kho. Phương pháp kiểm kê định kỳ Sử dụng các TK 621,TK 622, TK 627 để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ. TK 154 sử dụng phản ánh vốn sản phẩm dở dang cuối kỳ này, đầu kỳ sau; còn sử dụng tài khoản 631 để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm. TK 155 chỉ sử dụng phản ánh thành phẩm tồn kho cuối kỳ này, đầu kỳ sau; còn thành phẩm luân chuyển trong kỳ phản ánh ở TK 632. Kết cấu TK 154. Dư Nợ đầu kỳ : Phản ánh vốn sản phẩm dở dang đầu kỳ. PS bên Nợ : Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ kết chuyển từ các TK621, TK622, TK 627 sang. PS bên Có : Phản ánh tổng giá thành SX của sản phẩm, lao vụ SX đợc trong kỳ đã tính được. Dư Nợ cuối kỳ : Phản ánh vốn sản phẩm dở dang cuối kỳ. Ghi chú : Vốn sản phẩm dở dang cuối kỳ xác định bằng kiểm kê đánh giá SPD D sau đó tính được tổng giá thành SX của sản phẩm , lao vụ SX được trong kỳ theo công thức tính giá thành giản đơn. Kết cấu của TK 631. Bên Nợ : Phản ánh chi phí SXKD dở dang đầu kì kết chuyển từ TK 154 chuyển sang. Tổng chi phí SX phát sinh trong kỳ từ các TK 621,622,627 sang. Bên Có : Phản ánh tổng giá thành thực tế của sản phẩm SX được trong kỳ. Phản ánh vốn sản phẩm dở dang kết chuyển. Cuối kỳ tài khoản này không có số dư. 5.2. Sơ đồ tài khoản kế toán . 5.2.1. Phương pháp kê khai thường xuyên. TK 621 TK 154 TK 155 Kết chuyển CPNVL trực Tổng giá thành phẩm tiếp(1) nhập kho(4) TK 622 TK 157 Kết chuyển CPNC Gửi bán (5) trực tiếp (2) TK 627 TK 632 Kết chuyển chi phí SXC Tiêu thụ thẳng(6) ( 3) 5..2.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ Kết chuyển giá trị SPDD đầu kỳ TK 621 TK 631 TK 154 Kết chuyển CPNVL trực tiếp(1) Giá trị SPDD cuối kỳ TK 622 Kết chuyển CPNC trực tiếp (2) TK 627 TK 632 Kết chuyển chi phí SXC Tổng giá thành SX SP ( 3) ( 4 ) 6. Lập bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm. Bảng tính giá thành SX của sản phẩm là phương tiện để kế toán ghi chép, phản ánh việc tính giá thành ( chứng từ nghiệp vụ nội sinh ) đồng thời là phơng tiện cung cấp thông tin về sản lượng sản xuất và giá thành SX của sản phẩm đã SX được phục vụ cho yêu cầu quản lý SXKD của DN. Bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm nhằm phản ánh được kết quả sản xuất và tình hình thực hiệ kế hoạch giá thành nên đòi hỏi kế toán phải lập các bảng tính giá thành cho từng loại sản phẩm SX và các khoản mục giá thành (các khoản mục chi phí cấu thành giá) đã xác định hoặc quy định, thể hiệ khi xây dựng kế hoạch giá thành, Căn cứ để lập bảng tính giá thành SX của sản phẩm. Muốn lập được các bảng tính giá thành kế toán phải căn cứ vào Biên bản kiêm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ đã kiểm kê đánh giá được. Trong biên bản kiểm kê phải ghi rõ chi phí cấu thành giá của sản phẩm dở dang đã tính đợc và căn cứ vào sổ chi tiết của chi phí SX phát sinh trong kỳ. Bảng tính giá thành SX của toàn bộ thành phẩm sản xuất được trong tháng chỉ phản ánh tổng giá thành sản xuất thực tế của toàn bộ thành phẩm sản xuất được trong kỳ, số liệu trong bảng hoàn toàn phù hợp với số liệu ở tài khoản tính giá thành trên sổ kế toán DN. Bảng tính giá thành của nhóm sản phẩm cùng loại chỉ phản ánh tổng giá thành sản xuất thực tế của nhóm sản phẩm cùng loại đã sản xuất được trong kỳ theo các khoản mục chi phí cấu thành giá, phản ánh được tỷ trọng của từng khoản mục chi phí cấu thành giá. Trong bảng tính giá thành này số liệu phải phù hợp với số liệu trên các tài khoản chi tiết của tài khoản giá thành (chi tiết tài khoản 154) . Trong trường hợp này khi cần tính tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm trong nhóm đã sản xuất được trong kỳ kế toán sử dụng phương pháp toán (phương pháp hệ số , phương pháp tỷ lệ ) để tính và lập được bảng tính giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm. Các khoản mục chi phí cấu thành giá có tỷ trọng tương ứng với tỷ trọng các khoản mục chi phí cấu thành giá của nhóm sản phẩm cùng loại. Bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất được trong kỳ, được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu ở các sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành mở cho loại sản phẩm này. Mẫu bảng tính giá thành nh sau: Bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm. Của . Kỳ tính giá thành. Sản lượng sản xuất được . T T Khoản mục giá thành SPD D đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ SPD D cuối kỳ Tổng giá thành sản xuất Giá thành S X đơn vị 1 Vật liệu chính . 2 Vật liệu phụ 3 Tiên lơng 4 Các khoản trích theo lương 5 Khấu hao TSCĐ 6 Chi phí công cụ dụng cụ 7 Tiền điện dùng cho SX 8 Cộng Nếu doanh nghiệp sản xuất theo từng đơn đặt hàng và kế hoạch tiến hành tập hợp sản phẩm sản xuất theo từng đơn đặt hàng và tính giá thành SX theo đơn đặt hàng thì Bảng tính giá thành sản xuất đồng thời cũng là Báo cáo giá thành có thể thiết lập theo mẫu có kết cấu gồm các yếu tố phục vụ cho người sử dụng thông tin. Mẫu Bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm có thể như sau: Bảng tính giá thành: Hạng mục công trình A Đơn vị đặt hàng:.. T T Khoản mục Dự toán Thực hiện Chênh lệch so với DT Số tiền Tỷ lệ(%) 1 Gạch xây 2 Xi măng 3 Sắt 4 Đá 5 Sỏi 6 Cát 7 Chi phí NC 8 Chi phí tiền điện 9 Chi phí tiền nước 10 Chi phí Cộng Tính giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất được là công việc bắt buộc của kế toán trong quá trình hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán hay còn gọi là nghiệp vụ nội sinh. Các nghiệp vụ nội sinh đều phải lập chứng từ kế toán để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Trong chứng từ nghiệp vụ nội sinh phải ghi rõ căn cứ số liệu để tính toán, các phương pháp tính toán xử lý thông tin để xác định các chỉ tiêu tính toán, ghi sổ , có thể kiểm tra đợc tính hợp lý và tin cậy được của số liệu kế toán : Bảng tính giá thành SX của sản phẩm sản xuất được chính là chứng từ kế toán về nghiệp vụ tính giá thành làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán. Chơng II. Hoàn thiện hệ thống phương pháp tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất. Đánh giá thực trạng vận dụng các phương pháp tính giá thành hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng của sản xuất kinh doanh. Là cơ sở để xác định giá bán, tính trị giá vốn của hàng bán và xác định kết quả sản xuất kinh doanh.Qua khảo sát thực tế ở một số doanh nghiệp sản xuất, nhìn chung các doanh nghiệp hiện nay có những –ưu điểm: Nhìn chung quá trình tính giá thành sản phẩm đã có những tiến bộ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp và chấp hành chế độ, chính sách thể lệ về tài chính kế toán của Nhà nước. Các doanh nghiệp đều tôn trọng nguyên tắc giá phí trong việc xác định giá trị của các đối tượng cần tính giá; trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho được tính toán theo các phương pháp chuẩn phù hợp với thực tế của đơn vị , đảm bảo nguyên tắc nhất quán quy định trong chế độ kế toán hiện hành. Đặc biệt giá thành sản phẩm đều được tính theo các khoản mục chi phí quy định trong chế độ kế toán bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Việc tổ chức công tác tính giá cho các đối tượng cần tính giá theo các yếu tố cấu thành giá mà các doanh nghiệp đang thực hiện là rất tốt, phù hợp. Giá thành đã được tính toán một cách cụ thể chi tiết phục vụ cho yêu cầu quản trị của các doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh đối với từng nghiệp vụ. Đối tượng tính giá thành , kỳ tính giá thành được xác định một cách đứng đắn phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của ngành và từng doanh nghiệp phù hợp chu kỳ sản xuất sản phẩm dịch vụ hoàn thành bởi mỗi doanh nghiệp đều nhận thức được vai trò quan trọng của công tác xác định đối tượng tính giá,kỳ tính giá đối với tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm dịch vụ .Ngoài ra việc vận dụng các phương pháp tính giá thành trong các doanh nghiệp rất linh hoạt , phù hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh. Hệ thống sổ sách kế toán đợc mở tương đối đầy đủ và phù hợp với việc ghi chép thờng xuyên đúng quy định hạch toán tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán trong việc đối chiếu. Bên cạnh những ưu điểm nói trên do tính chất phức tạp và đặc điểm , đặc thù kinh doanh của từng ngành nên quá trình kế toán tính giá thành cũng không tránh khỏi những tồn tại: Việc sử dụng các tài khoản kế toán để tính giá thành sản phẩm dịch vụ còn mang tính gượng ép của hệ thống kế toán hiện hành còn chưa phù hợp với đặc điểm của từng ngành , từng loại hình kinh doanh. Trong quá trình tập hợp chi phí còn chưa thật đầy đủ và cha thật chính xác do vậy nó có ảnh hưởng rất lớn tới việc cung cấp thông tin và tính giá thành cho từng loại sản phẩm là cha chính xác. Những hạn chế này tồn tại chủ yếu là do: Hệ thống kế toán mới ban hành và sửa đổi còn phải trải qua một quá trình nghiên cứu, thử nghiệm mới có thể dần dần đi vào nề nếp ổn định. Trình độ tổ chức quản lý,trình độ kế toán trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và không đồng đều. Hướng hoàn thiện. Từ những đánh giá có tính khái quát về thực trạng công tác kế toán tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay cũng như nguyên nhân chủ yếu của những thực trạng đó. Để có thể đưa ra những phương hớng hoàn thiện đúng đắn trước hết trong chương này sẽ phải phân tích yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện. Phải dựa trên cơ sở tuân thủ các qui định, thể lệ và chính sách tài chính kế toán của Nhà nước và của ngành đã ban hành. Quán triệt yêu cầu này sẽ tạo điều kiện cho công tác kế toán nói chung và kế toán tính g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV494.doc
Tài liệu liên quan