Đề tài Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán và quản lý nguyên liệu, vật liệu tại điện lực ba đình - Hà Nội

 

Phần một: Cơ sở lý luận hạch toán nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp. 1

I)Những vấn đề chung về nguyên liệu, vật liệu: 1

1) Khái niệm nguyên liệu, vật liệu: 1

2) Đặc điểm và vai trò của nguyên liệu, vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh: 2

3) Yêu cầu quản lý nguyên liệu, vật liệu: 2

4) Sự cần thiết tổ chức kế toán vật liệu trong doanh nghiệp và nhiệm vụ của kế toán: 3

5) Phân loại và tính giá vật liệu: 4

Phân loại vật liệu: 4

Tính giá vật liệu: 6

II) Hạch toán nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp: 11

1) Hạch toán chi tiết vật liệu: 11

a) Phương pháp thẻ song song: 12

b) Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: 13

c) Phương pháp sổ số dư: 15

2) Hạch toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu: 16

a) Hạch toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên: 18

Hạch toán tình hình biến động tăng vật liệu đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ: 19

Đặc điểm hạch toán tăng vật liệu trong các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp: 19

Hạch toán tình hình biến động giảm vật liệu: 19

b) Hạch toán nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 22

3) Tổ chức kiểm kê và hạch toán kết quả kiểm kê, đánh giá vật liệu: 25

a) Kế toán kiểm kê vật liệu: 25

b) Kế toán đánh giá lại vật liệu: 26

4) Hạch toán vật liệu trên hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp: 26

a) Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ nhật ký chung: 26

b) Đối với doanh nghiệp áp dùng hình thức nhật ký sổ cái: 27

c) Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ 29

d) Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ nhật ký chứng từ: 30

5. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu dự trữ: 32

6) Chuẩn mực kế toán quốc tế với kế toán nguyên vật liệu: 33

a) Xác định giá phí nhập kho nguyên vật liệu: 34

b) Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho: 35

c) Xác định giá trị nguyên vật liệu tại một thời điểm kế toán: 35

d) Điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế với hệ thống kế toán Việt Nam trong hạch toán nguyên vật liệu: 36

7) Đặc điểm kế toán nguyên liệu, vật liệu ở một số nước: 37

a) Kế toán nguyên vật liệu trong hệ thống kế toán Bắc Mỹ: 37

Hệ thống tài khoản kế toán Mỹ: 37

Sổ kế toán: 37

Các báo cáo tài chính: 38

Hạch toán nguyên vật liệu: 38

b) Kế toán nguyên vật liệu trong hệ thống kế toán Pháp: 41

Hệ thống tài khoản kế toán Pháp: 41

Sổ sách kế toán: 41

Các báo cáo kế toán: 41

Hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu trong hệ thống kế toán Pháp: 41

Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 44

Phần hai: Thực trạng hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội. 45

A) Đặc điểm chung của Điện lực Ba Đình - Hà Nội ảnh hưởng đến tổ chức hạch toán: 45

I) Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Ba Đình: 45

1) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Ba Đình: 45

2) Chức năng, nhiệm vụ của Điện lực Ba Đình: 45

3) Quy mô, năng lực sản xuất và trình độ quản lý: 46

II) Khái quát đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Ba Đình: 47

1) Đặc điểm hoạt động kinh doanh ở Điện lực Ba Đình: 47

2) Tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý: 48

3) Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ: 50

III) Tổ chức công tác kế toán tại Điện lực Ba Đình: 51

1) Bộ máy kế toán và kế toán phần hành: 51

2) Tổ chức hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu: 53

3) Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở Điện lực. 54

4) Tổ chức hình thức sổ kế toán: 55

5) Tổ chức hệ thống báo cáo: 56

B) Tổ chức hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội: 57

I) Đặc điểm vật liệu: 57

II) Phân loại nguyên liệu, vật liệu: 57

III) Tính giá vật liệu: 58

IV) Tổ chức công tác quản lý quá trình dự trữ, thu mua, bảo quản vật liệu: 58

Quản lý quá trình thu mua vật liệu: 59

Bảo quản vật liệu: 60

V) Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ vật liệu: 60

1) Thủ tục, chứng từ nhập kho: 60

2) Thủ tục, chứng từ xuất kho: 64

VI) Hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội: 68

1) Hạch toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội: 68

2) Kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu ở Điện lực Ba Đình. 72

a) Tài khoản sử dụng: 72

b) Kế toán quá trình thu mua nhập kho vật liệu: 73

c) Kế toán quá trình xuất dùng vật liệu: 74

VII) Kiểm kê, đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu: 75

1) Kiểm kê nguyên liệu, vật liệu: 75

2) Đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu 77

Phần ba: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán và quản lý nguyên liệu, vật liệu tại điện lực ba đình - Hà Nội. 77

I) Đánh giá thực trạng hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội: 77

 II) Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội: 81

1) Hệ thống tài khoản kế toán dùng để hạch toán vật liệu tại Điện lực Ba Đình: 81

2) Lập ban kiểm nghiệm vật liệu: 82

3) Vấn đề dự trữ vật liệu tại Điện lực Ba Đình: 84

4) Công tác kiểm kê kho vật liệu: 84

5) Lập dự phòng giảm giá cho nguyên vật liệu: 85

6) Mở tài khoản 151 <> và theo dõi trên NKCT số 6: 86

7) Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán tại Điện lực Ba Đình: 86

8) Việc áp dụng phương pháp tính giá vật liệu: 86

9) Việc áp dụng máy vi tính trong thực hành kế toán: 87

 

doc93 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán và quản lý nguyên liệu, vật liệu tại điện lực ba đình - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa các nước, giúp nước ta hoàn thiện hơn luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Có thể nói chế độ kế toán mới của nước ta đã vận dụng khá đầy đủ các nguyên tắc, các khái niệm được thừa nhận trên phạm vi quốc tế. Sự khác nhau cơ bản giữa chuẩn mực kế toán quốc tế với hệ thống kế toán Việt Nam trong hạch toán nguyên vật liệu được thể hiện ở những điểm sau: Hệ thống kế toán Việt Nam Chuẩn mực kế toán quốc tế Tính giá vật liệu Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được xác định bằng một trong các phương pháp sau: Phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp nhập trước, xuất trước. Phương pháp giá thực tế đích danh. Phương pháp giá hạch toán. Thiếu hụt nguyên vật liệu phát hiện do kiểm kê: Phải ghi nợ TK 138 chờ xử lý. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng cho nguyên vật liệu tồn kho được tính vào cuối niên độ kế toán và trước khi lập báo cáo tài chính. Giá thực tế vật liệu xuất kho sử dụng phương pháp: Phương pháp nhập trước, xuất trước. Phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp nhập sau, xuất trước. Đưa vào khoản lãi, lỗ. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ngay sau khi cấp quản lý nhận thấy giá trị bị giảm. 7) Đặc điểm kế toán nguyên liệu, vật liệu ở một số nước: Có thể nói hệ thống kế toán doanh nghiệp mới nói chung và mảng kế toán vật liệu nói riêng đã khẳng định được vai trò của mình trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. So với hệ thống kế toán cũ, hệ thống kế toán mới đã thoả mãn tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Đồng thời nó cũng hoà nhập với các chuẩn mực và thông lệ kế toán phổ biến trên thế giới. Các phương pháp hạch toán vật liệu như kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ, các phương pháp tính giá vật liệu xuất kho như FIFO, LIFO...đều rất gần gũi với kế toán quốc tế. Ngoài ra kế thừa từ kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, kế toán vật liệu của ta cũng từng bước giải quyết được vấn đề chiết khấu, giảm giá, các khoản dự phòng là những hoạt động mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường. a) Kế toán nguyên vật liệu trong hệ thống kế toán Bắc Mỹ: Hệ thống tài khoản kế toán Mỹ: Hệ thống kế toán Mỹ không có một hệ thống tài khoản thống nhất về tên gọi và số hiệu bắt buộc sử dụng trong tất cả các doanh nghiệp. Thực tế, các doanh nghiệp căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý để lựa chon các tài khoản sử dụng riêng cho doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp cũng tự đặt tên cho tài khoản và số hiệu của chúng. Sổ kế toán: Hình thức sổ kế toán áp dụng của kế toán Mỹ là hình thức Nhật ký chung, theo hình thức này, các sổ sách sử dụng bao gồm: Sổ nhật ký chung ( General Journal). Sổ nhật ký chung có nhiều trang và dùng cho cả năm. Sổ cái: Sổ cái là sự tập hợp đầy đủ các tài khoản sử dụng trong doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một trang riêng trên Sổ cái. Sổ cái có thể là sổ tờ rời, sổ đóng thành quyển hoặc một trang trong bộ nhớ của máy tính. Sổ cái tài khoản ba cột: Trên thực tế các công ty thường sử dụng sổ cái tài khoản có ba cột thay vì sử dụng tài khoản chữ T. Bảng cân đối thử: Định kỳ, kế toán kiểm tra tính cân đối của Tổng nợ và tổng Có bằng cách sử dụng Bảng cân đối thử (Trial balance) Các báo cáo tài chính: Theo chế độ kế toán Mỹ, các báo cáo tài chính của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng bao gồm các báo cáo bắt buộc sau: Báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement) Báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu (The Statement of owner’s Equity) Bảng cân đối kế toán ( The balance Sheet) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flows) Hạch toán nguyên vật liệu: Vật liệu nhập, xuất, tồn kho được ghi sổ theo giá thực tế. Giá thực tế vật liệu nhập kho bao gồm giá mua, chi phí thu mua trừ đi các khoản chiết khấu hàng mua, hàng mua trả lại hoặc số giảm giá được hưởng. Giá thực tế của vật liệu xuất kho được xác định theo một trong các phương pháp như phương pháp giá bình quân, phương pháp FIFO, LIFO, phương pháp giá thực tế đích danh. Kế toán Mỹ sử dụng tài khoản “Tồn kho nguyên vật liệu “ để theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu qua kho. Tài khoản này thường có số dư nợ tại thời điểm đầu và cuối kỳ. Sơ đồ 14:Hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên trong hệ thống kế toán Mỹ TK CP SXKD DD TK Nguyên, vật liệu TK Tiền mặt Mua VL bằng TM Xuất VL cho TT SX TK CP SXC Xuất VL cho QL TK PT người CC bảo dưỡng tại PXSX Mua VL chịu TK CPBH Xuất VL cho BH TK CP QLDN Xuất VL cho QL chung toàn DN TK Giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại TK PT người CC NVL trả lại NB Kc giảm giá hàng mua hoặc được GG và hàng mua trả lại TK Chiết khấu mua hàng CK mua hàng Kc chiết khấu thanh được hưởng toán được hưởng Sơ đồ 15:Hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ trong hệ thống kế toán Mỹ TK CP NVL TT TK nguyên, vật liệu Giá trị vật liệu xuất dùng cho sản xuất (ghi cuối kỳ) TK nguyên, vật liệu TK mua nguyên, vật liệu KC giá trị VL tồn kho cuối kỳ KC trị giá NVL tồn kho đầu kỳ TK PTNB TK PTNB TK Giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại Mua chịu NVL NVL trả lại NB Kc giảm giá hàng mua hoặc được GG và hàng mua trả lại TK TM TK Chiết khấu mua hàng CK mua hàng Kc chiết khấu thanh Mua vật liệu bằng TM toán được hưởng được hưởng So sánh với kế toán Mỹ, về nguyên tắc hạch toán xuất, nhập, chế độ kế toán của nước ta về cơ bản hoà nhập với quốc tế. Tuy nhiên, đối với các khoản giảm giá hàng mua hoặc giảm giá được hưởng theo chế độ kế toán của ta sẽ được ghi giảm trực tiếp vào trị giá hàng mua, còn đối với kế toán Mỹ phải qua TK trung gian là TK “Giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại”, cuối kỳ mới kết chuyển sang TK “Mua hàng” đối với phương pháp kiểm kê định kỳ và TK “nguyên, vật liệu” với phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với các khoản Chiết khấu mua hàng, chế độ kế toán của ta đưa vào TK 711 “Thu nhập tài chính” còn đối với kế toán Mỹ đưa qua TK trung gian là TK “Chiết khấu mua hàng” cuối kỳ kết chuyển như giống trường hợp giảm giá hàng mua. b) Kế toán nguyên vật liệu trong hệ thống kế toán Pháp: Hệ thống tài khoản kế toán Pháp: Hệ thống tài khoản kế toán năm 1982 của Pháp được chia thành 9 loại: tài khoản loại 1 đến loại 8: Thuộc kế toán tổng quát. Tài khoản loại 9: Thuộc kế toán phân tích. Tài khoản từ loại 1 đến loại 5: Các tài khoản thuộc Bảng tổng kết tài sản. Tài khoản loại 6, loại 7: Các tài khoản quản lý. Tài khoản loại 8: Các tài khoản đặc biệt. Sổ sách kế toán: Các sổ sách sử dụng bao gồm: Sổ nhật ký: Là sổ dùng để ghi hàng ngày tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian, cơ sở để ghi sổ nhật ký là các chứng từ kế toán hợp lệ, được sắp xếp theo thứ tự thời gian xảy ra nghiệp vụ để vào sổ nhật ký. Nhật ký là quyển sổ kế toán quan trọng nhất. Sổ cái: Là sổ phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán). Bảng cân đối tài khoản: Cuối kỳ kinh doanh, căn cứ vào số phát sinh của các tài khoản trong Sổ cái , lập Bảng cân đối tài khoản. Bảng cân đối tài khoản dùng để kiểm soát các số liệu đã được chuyển ghi từ Nhật ký qua Sổ cái. Số liệu sau khi đã được kiểm tra trên Bảng cân đối tài khoản sẽ được sử dụng để lập các báo cáo kế toán. Các báo cáo kế toán: Theo chế độ kế toán Pháp, báo cáo kế toán có hai loại biểu mẫu chủ yếu: Bảng tổng kết tài sản (trình bày tình hình tài sản và nguồn tài trợ) Bảng kết quả niên độ (trình bày tình hình thu nhập, chi phí, lỗ và lãi) Hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu trong hệ thống kế toán Pháp: Sơ đồ 16:Sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên trong hệ thống kế toán Pháp TK 128 TK 601 TK 530, 512, 401 KC tổng trị giá hàng mua (cuối kỳ) Khi mua vật liệu TK 6031 TK 4456 KC chênh lệch TK 31 Khi nhập kho TVA được KT Khi xuất kho KC chênh lệch Sơ đồ 17:Sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ trong hệ thống kế toán Pháp TK 128 TK 601 TK 31 TK 6031 TK 31 KC tổng trị giá hàng mua TK 4456 TK 530, 512, 401 Mua VL nhập kho TVA được KT Tồn đầu kỳ Tồn cuối kỳ KC chênh lệch KC chênh lệch Như vậy, kế toán Pháp khác với kế toán Việt Nam ở chỗ: Toàn bộ số tiền mua nguyên vật liệu được tính hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Do đó, cuối kỳ cần xác định chênh lệch tồn kho nguyên vật liệu để tính ra chi phí xuất sử dụng thực tế nguyên vật liệu trong kỳ. Nếu số tồn kho nguyên vật liệu đầu kỳ > tồn kho nguyên vật liệu cuối kỳ thì phải cộng thêm số chênh lệch. Ngược lại, nếu số tồn kho nguyên vật liệu đầu kỳ < cuối kỳ thì phải trừ đi số chênh lệch. Nếu doanh nghiệp được hưởng giảm giá, bớt giá, hồi khấu: + Nếu các khoản này được chấp nhận ngay khi lập hoá đơn thì kế toán lấy giá mua trừ đi các khoản đó để có chỉ tiêu giá thực tế. + Nếu giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp nhận sau khi lập hoá đơn ban đầu, kế toán ghi: Nợ TK 401 Nếu ghi giảm nợ phải trả Nợ TK 530, 512 Nếu nhận lại bằng tiền Nợ TK 409 Nếu trước kia đã trả nhưng chưa nhận lại số GG, BG, HK Có TK 609 Số GG, BG, HK không thuế Có TK 4456 Giảm thuế Như vậy, kế toán Pháp cũng khác với kế toán Việt Nam ở cách hạch toán các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu. Đối với kế toán Việt Nam, các khoản này đều được ghi giảm trị giá hàng mua. Hàng mua trả lại cho người bán: Nợ TK 401, 530, 512, 409 Có TK 601 Có TK 4456 Chiết khấu thanh toán được hưởng: + Chiết khấu ngay khi lập hoá đơn: Nợ TK 601 Giá thực tế Nợ TK 4456 TVA đầu vào Có TK 765 Số chiết khấu được hưởng Có TK 530, 512 Số trả bằng tiền + Nếu chiết khấu sau khi lập hoá đơn: Nợ TK 401 Ghi giảm nợ Nợ TK 530, 512 Số nhận lại bằng tiền Có TK 765 Số chiết khấu không thuế Có TK 4456 Giảm thuế Khác với kế toán Việt Nam , kế toán Pháp nếu chiết khấu ngay khi lập hoá đơn thì khoản chiết khấu này sẽ được ghi vào giá trị hàng mua. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Vào cuối niên độ kế toán, nếu hàng tồn kho có khả năng giảm giá thì kế toán phải lập dự phòng: Nợ TK 681 Số dự phòng cần lập Có TK 391 Vào cuối niên độ kế toán sau, kế toán xác định số dự phòng cần lập cho niên độ tới và tiến hành điều chỉnh: + Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới lớn hơn số dự phòng đã lập từ niên độ cũ thì kế toán phải trích lập bổ sung: Nợ TK 681 Số phải lập bổ sung Có TK 391 + Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới nhỏ hơn số dự phòng đã lập từ niên độ cũ, kế toán hoàn nhập số thừa: Nợ TK 391 Có TK 781 Phần hai Thực trạng hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội. A) Đặc điểm chung của Điện lực Ba Đình - Hà Nội ảnh hưởng đến tổ chức hạch toán: I) Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Ba Đình: 1) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Ba Đình: Điện lực Ba Đình là một đơn vị trực thuộc Công ty điện lực thành phố Hà Nội, trước đây được gọi là chi nhánh Điện lực Ba Đình được tách ra từ Đội quản lý điện Hà Nội năm 1979. Ngày 13 tháng 01 năm 1999, tổng giám đốc tổng công ty điện lực Việt Nam ra quyết định số 09EVN/HĐQT-TCCB-LĐ thành lập lại Điện lực Ba Đình hoạt động theo mô hình xí nghiệp. Điện lực Ba Đình là một xí nghiệp kinh doanh điện năng hạch toán phụ thuộc công ty Điện lực thành phố Hà Nội nhưng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, trụ sở đóng tại số 06 phố Hàng Bún, Hà Nội. Điện lực Ba Đình có nhiệm vụ, quyền hạn do sự phân cấp, uỷ quyền của công ty điện lực thành phố Hà Nội. 2) Chức năng, nhiệm vụ của Điện lực Ba Đình: Điện lực Ba Đình có những chức năng, nhiệm vụ sau: Quản lý vận hành an toàn liên tục, tin cậy, đảm bảo chất lượng điện năng, phấn đấu giảm tổn thất điện lưới truyền tải. Sửa chữa các thiết bị đường dây và trạm biến áp. Phục hồi, cải tạo, xây lắp các công trình điện. Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị để xác định chất lượng thiết bị trong quá trình sửa chữa xây lắp của công ty. Tổ chức bán điện và thu tiền đến các hộ dùng điện nhân dân, các cơ quan đơn vị trên địa bàn quận Ba Đình. Thực hiện một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ liên quan đến ngành điện và dịch vụ phục vụ công tác kinh doanh điện. Nằm trên địa bàn quận Ba Đình nên Điện lực có một vị trí rất quan trọng trong việc cung ứng điện. Điện lực phải thường xuyên đảm bảo cung cấp điện an toàn ổn định cho các cơ quan trung ương, các cuộc đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, các hội nghị, hội thảo của Đảng và nhà nước và các tổ chức quốc tế diễn ra trên địa bàn quận. Trong số các phụ tải cấp điện có một số phụ tải rất quan trọng như: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ quan chính phủ, hội trường Ba Đình, các cơ quan ngoại giao và đại sứ quán... 3) Quy mô, năng lực sản xuất và trình độ quản lý: Điện lực hiện đang quản lý một khối lượng rất lớn thiết bị gồm các trạm biến áp, đường dây nổi, cáp ngầm, các trạm Diezen phục vụ chính trị. Biểu số 1: (Số liệu năm 2001) Thiết bị Đơn vị tính Số lượng Trạm biến áp Cái 452 Máy biến áp Cái 515 Dung lượng máy biến áp KVA 239 315 Đường dây nổi Km 31 685 Cáp ngầm Km 154.4 Đường dây hạ thế Km 178.98 Năng lực sản xuất lớn như vậy được vận hành bởi một đội ngũ quản lý, kỹ sư, công nhân lành nghề. Biểu số 2 (Số liệu năm 2001) Lực lượng lao động (người) Số lượng Tỷ lệ Tổng số CNVC 383 Trong đó: + Nam CNVC 263 68,7% + Nữ CNVC 120 31,3% Đại học các ngành 39 10,2% Cán sự và trung cấp 28 7,3% Công nhân 316 82,5% Thợ bậc cao (bậc 6, 7) 186 48,6% II) Khái quát đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Ba Đình: 1) Đặc điểm hoạt động kinh doanh ở Điện lực Ba Đình: Chức năng kinh doanh chủ yếu của Điện lực Ba Đình là kinh doanh bán điện. Điện năng là một dạng hàng hóa đặc biệt với các đặc điểm riêng có là không nhìn thấy, không sờ thấy, không có hàng tồn kho, sản phẩm dở dang và sản phẩm dự trữ, khách hàng dùng trước trả tiền sau. ở Việt Nam, điện năng được nhà nước bảo hộ và chính phủ quyết định giá cả. Ngoài ra còn phải kể đến tính nguy hiểm cao độ trong cung ứng và sử dụng điện. Điện năng là một hàng hóa không thể thiếu trong mọi quá trình kinh tế. Khách hàng của ngành điện vô cùng phong phú, đa dạng. Quy trình kinh doanh điện năng được thể hiện qua 3 giai đoạn sau: Giai đoạn phát sinh khách hàng tiêu thụ điện lưới : ở giai đoạn này sau khi nhận được hồ sơ đề nghị mua điện của khách hàng, Điện lực sẽ tiến hành khảo sát thực tế nhu cầu và khả năng cung ứng điện cho khách hàng. Sau khi hoàn tất các thủ tục hành chính cần thiết căn cứ trên hồ sơ xác nhận điều kiện cho việc mua bán điện đã được hoàn tất đầy đủ, Điện lực sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán điện với khách hàng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất xác định mối quan hệ mua bán điện giữa hai bên đã phát sinh và sau đó hai bên bắt đầu thực hiện các hành vi mua và bán điện. Giai đoạn quản lý, theo dõi việc thu tiền điện: sau khi ký kết hợp đồng mua bán điện, Điện lực tiến hành các nghiệp vụ theo dõi việc sử dụng điện của khách hàng bao gồm : mục đích sử dụng điện, việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được xác định trong hợp đồng mua bán điện, thực hiện các qui định của pháp luật, của ngành điện trong cung ứng và sử dụng điện, đảm bảo cung ứng điện cho khách hàng liên tục, an toàn.... Hàng tháng phải tiến hành ghi lượng điện năng tiêu thụ của khách hàng làm cơ sở thu tiền điện sau này. Việc quản lý và ghi chỉ số tiêu thụ phải tuân thủ những qui định chặt chẽ của ngành và phải đảm bảo các nguyên tắc công khai, khách quan. Giai đoạn tính toán và thu tiền điện: trên cơ sở điện năng ghi được vào chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện hàng tháng, Điện lực sẽ tiến hành tính toán tiền điện cho khách hàng. Việc in hóa đơn tiền điện được thực hiện tại Công ty điện lực thành phố Hà Nội và theo mẫu ban hành của tổng cục thuế. Sau khi đã in hóa đơn, Điện lực tiến hành thu tiền. Các giai đoạn nối tiếp nhau hình thành nên một quy trình kinh doanh bán điện khép kín. 2) Tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý: Tất cả các phòng ban, đội, tổ chức năng trong Điện lực đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Điện lực. Lãnh đạo Điện lực sẽ điều phối mối quan hệ này sao cho đồng bộ, nhịp nhàng để thực hiện tốt mục tiêu mà các cấp lãnh đạo đề ra. Hệ thống tổ chức của Điện lực Ba Đình được thiết kế theo mô hình trực tuyến chức năng. Giám đốc được giám đốc tổng công ty điện lực Việt Nam bổ nhiệm, điều hành Điện lực theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của điện lực trước công ty điện lực thành phố Hà Nội, trước pháp luật và trước toàn thể cán bộ công nhân viên chức của Điện lực. Giám đốc có quyền điều hành lực lượng lao động trong toàn Điện lực, ra quyết định đề bạt, bãi miễn, điều chuyển công tác đối với toàn bộ cán bộ và công nhân trong Điện lực. Phó giám đốc kinh doanh do giám đốc công ty điện lực thành phố Hà Nội bổ nhiệm, chỉ đạo mọi công việc về công tác kinh doanh bán điện. Phó giám đốc kỹ thuật do giám đốc công ty điện lực thành phố Hà Nội bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các vấn đề kỹ thuật vận hành và một số dịch vụ khác có liên quan, phục vụ cho kinh doanh bán điện. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban: Phòng kỹ thuật - kế hoạch - vật tư: Có chức năng xây dựng kế hoạch về mọi mặt của toàn Điện lực, điều hành lưới điện, chịu trách nhiệm về công tác an toàn và lập các dự án cải tạo lưới điện, xác định nguyên nhân và giải quyết các sự cố mất điện, đảm bảo thiết bị vật tư phục vụ sản xuất; Nghiên cứu, thiết kế và tổ chức thực hiện các dự án hoàn thiện lưới điện; Đảm bảo an toàn vận hành lưới điện. Phòng kinh doanh: Tổ chức kinh doanh bán điện, thu tiền điện, theo dõi công nợ khách hàng mua điện, cung cấp các dịch vụ phục vụ cho công tác kinh doanh bán điện. Phòng hành chính - tổ chức: Điện lực Ba Đình không có chức năng tuyển nhận lao động, số lao động bổ sung do Công ty phân về. Do đó phòng hành chính - tổ chức chỉ quản lý, điều hành lao động theo quyết định của giám đốc; đảm nhận các công việc về hành chính; Tính lương, thưởng ... cho công nhân viên chức. Phòng tài chính - kế toán: Do đặc điểm của ngành điện, mặt hàng kinh doanh chủ yếu là điện thì phòng kinh doanh theo dõi, báo cáo số liệu lên Công ty để công ty tính lỗ lãi, giá thành 1KWH điện nên phòng tài chính kế toán Điện lực chỉ theo dõi và hạch toán các hoạt động không phải kinh doanh điện (gọi là sản xuất khác). Phòng tài chính - kế toán quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn Công ty giao; phân phối lương, thưởng cho CNVC; báo cáo tài chính đối với cơ quan chủ quản và cơ quan thuế . Ban thanh tra bảo vệ: Bảo vệ trụ sở, tài sản trong cơ quan. Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các qui định của công ty, của Điện lực đối với mọi bộ phận, cá nhân trong Điện lực; Ban điều độ: Thiết kế sơ đồ một sợi, hệ thống lưới điện, dự toán chi phí và nắm vững toàn bộ hệ thống lưới điện do Điện lực quản lý. Sửa chữa, khắc phục ngay những sự cố xảy ra trong lưới điện, đóng cắt các đường dây trên không hoặc cáp ngầm khi có sự cố xảy ra. Cắt nguồn điện có sự cố để sửa chữa, đóng nguồn điện dự phòng để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục; theo dõi đồng hồ cao thế, nắm bắt sản lượng cao thế ở đầu nguồn, phối hợp cùng các phòng ban khác theo dõi tổn thất toàn Điện lực. Đội vận hành: Quản lý và vận hành đường dây trung thế, máy biến áp và các thiết bị đang vận hành trên lưới điện; Quản lý toàn bộ chìa khoá của các trạm biến áp, xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn cho các thiết bị cũng như toàn bộ trạm biến áp do Điện lực quản lý; Giám sát kỹ thuật trực tiếp các đơn vị thi công khi các đơn vị này thi công các công trình điện mà Điện lực quản lý. Đội đại tu: Thực hiện đại tu và sửa chữa lưới điện theo kế hoạch, hỗ trợ khắc phục sự cố. Đội diezel: Vận hành các trạm diezel phục vụ chính trị, các trạm phát điện dùng cho khi mất điện lưới, đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn cho các cơ quan của Đảng và chính phủ. Đây là một đội chỉ riêng ở Điện lực Ba Đình. Tổ thí nghiệm: Thí nghiệm các thiết bị điện trên lưới như thí nghiệm máy biến áp, aptômát, đo tiếp địa, tìm điểm hỏng sự cố cáp ngầm... Đội quản lý khách hàng: Quản lý, lắp đặt thiết bị và cung cấp dịch vụ cho khách hàng thuộc khối cơ quan, ghi chỉ số, đưa thông báo thu tiền, đôn đốc thu hồi nợ. Tổ kiểm tra điện: Kiểm tra, phát hiện khách hàng vi phạm hợp đồng điện, lấy cắp điện. Tính và truy thu tiền điện tổn thất do vi phạm của khách hàng. Tổ áp giá: Kiểm tra, phát hiện khách hàng sử dụng điện sai mục đích. Tính và truy thu tiền điện chênh lệch do áp giá sai. Tổ lắp đặt công tơ: Thi công khách hàng mua điện mới gồm cả hệ thống đường dây, bảng ván, cầu chì... và không bao gồm công tơ. Tổ treo tháo công tơ: Lắp đặt, treo tháo công tơ các loại của khách hàng cũ và mới, thay công tơ định kỳ hoặc thay đột xuất của khách hàng cũ. Đội quản lý điện phường: Quản lý hệ thống đo đếm và hệ thống lưới điện trong từng phường, ghi chữ theo dõi sản lượng khách hàng, thu tiền điện tư gia hàng tháng; sửa chữa cải tạo theo các dự án nhỏ; sửa chữa, khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn cho thiết bị của khách hàng tư gia. Mô hình tổ chức Điện lực Ba Đình năm 2001 được thể hiện trong Sơ đồ 18 3) Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ: Điện lực Ba Đình nhận điện năng do Công ty mua để kinh doanh. Đặc điểm của lao động ngành điện là nguy hiểm, nặng nhọc nên công nhân điện phải tuân theo một qui trình công tác nghiêm ngặt, hàng năm phải thi sát hạch an toàn. Công ty đã xây dựng các qui trình ghi chỉ sổ, qui trình vận hành, qui trình ký kết hợp đồng bán điện, qui trình kinh doanh bán điện ... được áp dụng thống nhất trong toàn công ty. Kỹ sư của các đơn vị trong toàn công ty hàng năm phải qua kỳ thi sát hạch, các công nhân khi lên bậc lương phải thi về sự nắm bắt và vận dụng các qui trình trên. Khối hệ thống sản xuất của Điện lực Ba Đình gồm: (Sơ đồ 18) 6 tổ quản lý điện phường. 6 phòng ban chức năng. 2 trạm Điezen. 1 đội quản lý vận hành lưới điện. 13 tổ phụ trợ. III) Tổ chức công tác kế toán tại Điện lực Ba Đình: 1) Bộ máy kế toán và kế toán phần hành: Với chức năng là một bộ phận nghiệp vụ quan trọng của doanh nghiệp, phòng kế toán tài chính Điện lực Ba Đình vừa là đơn vị tham mưu và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc Điện lực lại vừa hoạt động theo sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về mặt nghiệp vụ của phòng kế toán tài chính Công ty điện lực thành phố Hà Nội. Kế toán trưởng: Được giám đốc công ty điện lực thành phố Hà Nội bổ nhiệm, đồng thời là kế toán tổng hợp, có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các công tác kế toán do nhân viên kế toán thực hiện; Tham gia với các bộ phận liên quan, lập quyết toán tài chính cho các công trình được duyệt quyết toán, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế; Hàng kỳ tổng kết và báo cáo tài chính lên Công ty và giám đốc Điện lực. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc Điện lực và giám đốc Công ty. Kế toán tài sản cố định: Hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình tăng giảm tài sản cố định tại Điện lực trên cơ sở sổ thẻ kế toán chi tiết, lập bảng phân bổ khấu hao, định kỳ làm căn cứ để tập hợp chi phí sản xuất. Tại Điện lực không sử dụng TK 212, 213. Cuối mỗi tháng, quí, kế toán phải báo cáo theo các biểu sau: Bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ. Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ. Kế toán tiền lương, BHXH: Biểu tính lương do phòng hành chính tổ chức lập, kế toán lương kiểm tra tính chính xác của bảng lương và thanh toán lương cho CNV. Căn cứ bảng lương của các phòng ban, đội, tổ, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương, tính bảo hiểm xã hội, tiền thưởng..., tập hợp chi phí tiền lương và phân bổ cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảo hiểm xã hội được tính theo qui định của nhà nước. Từ bảng phân bổ số 1 ghi bảng kê số 5. Cuối tháng căn cứ bảng kê số 5 ghi vào nhật ký chứng từ số 7, từ đó ghi vào sổ cái tài khoản 334,338. Nhật ký chứng từ số 7 ghi có tài khoản 334, 338, 335, ... Kế toán ngân hàng: Cập nhật số liệu thanh toán qua ngân hàng hàng ngày, hoàn tất các thủ tục thanh toán qua ngân hàng. Tài khoản sử dụng cho phần hành kế toán này gồm: TK 11211: Ngân hàng chuyên chi (Dùng cho các hoạt động không phải kinh doanh điện) TK 11212: Ngân hàng chuyên thu (Tiền điện) Các giấy báo có khách hàng thanh toán tiền điện được phôtô chuyển cho phòng kinh doanh theo dõi xoá nợ khách hàng. Định kỳ, kế toán ngân hàng tập hợp số thu tiền điện để chuyển về tài khoản công ty. Kế toán căn cứ các giấy báo nợ, báo có vào bảng kê số 2 và NKCT số 2. Cuối tháng khóa sổ NKCT số 2, xác định tổng số phát sinh bên có TK 112 đối ứng nợ các tài khoản liên quan và lấy tổng cộng của NKCT số 2 để ghi sổ cái; lấy số cộng ghi nợ TK112, ghi có các TK trên bảng kê số 2 vào sổ cái TK112, từ đó tính ra số tiền còn gửi tại ngân hàng chuyển sang tháng sau. Kế toán vật tư: Cập nhật hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, nguyên vật liệu; đối chiếu, kiểm tra sổ sách với thủ kho; Lập bảng phân bổ phục vụ cho kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành. Vì sử dụng nhiều loại vật tư, mật độ nhập xuất cao nên vật liệu tại Điện lực Ba Đình được hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Từ 01/01/2001 áp dụng thống nhất một phương pháp tính giá vật liệu thực tế xuất dùng trong toàn Công ty là lấy giá tồn đầu kỳ (phương pháp bình quân đầu kỳ dự trữ)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3291.doc
Tài liệu liên quan