Đề tài Một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo

Chương I . Môi trường đầu tư của Thành Phố Hà Nội và tác động của nó tới việc thu hút ngồn vốn FDI trên địa bàn giai đoạn 2001-2006. 1

1. Môi trường đầu tư của Thành phố Hà Nội. 2

1.1 Quan điểm về môi trường đầu tư. 2

1.1.1 Quan điểm về môi trường đầu tư. 2

1.1.2 Quan hệ môi trường đầu tư, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. 6

1.1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề cải thiện môi trường đầu tư 8

1.2 Các yếu tố chính của môi trường đầu tư Hà Nội 9

1.2.1 Nhóm yếu tố liên quan đến chi phí hoạt động đầu tư 9

1.2.1.1 Thuế 9

1.2.1.2 Cơ sở hạ tầng 14

1.2.1.3 Thị trường tài chính 23

1.2.1.4 Lao động 27

1.2.2.Nhóm thể chế liên quan đến yếu tố rủi ro trong hoạt động đầu tư. 30

1.2.2.1 Mức độ ổn định của chính sách. 30

1.2.2.2 Thể chế đảm bảo quyền tài sản 33

1.2.2.3 Ổn định về an ninh chính trị. 36

2. Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001-2006. 37

2.1. Về số dự án 38

2. 2. Về hình thức đầu tư 41

2.3. Tình hình thu hút đầu tư theo lĩnh vực 42

2.4 Tình hình thu hút đầu tư theo các đối tác 44

2.5. Về lao động. 45

2.6. Về nộp Ngân sách 46

2.7. Về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI 47

2.8. Về tình hình xuất nhập khẩu 49

3. Đánh giá chung về môi trường đầu tư của Thành phố Hà Nội 51

3.1 Những điểm nổi bật trong môi trường đầu tư của Thành phố Hà Nội 51

3.2 Những mặt còn tồn tại 53

Chương II. Một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2007-2010 57

1. Định hướng và nhu cầu thu hút FDI của Thành phố Hà Nội. 57

2. Một số ý kiến đóng góp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút FDI trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn tiếp theo. 58

2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý 58

2.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính 59

2.3. Giảm chi phí trung gian, nâng cao hiệu quả kinh tế Thủ đô 61

2.4. Tiếp tục các biện pháp hỗ trợ (gián tiếp) 63

2.5. Tăng cường hợp tác, phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị TW và các địa phương 64

2.6. Tập trung thực hiện công tác quy hoạch và nâng cao năng lực quản lý đô thị, 65

2.7. Nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách đã có, xây dựng các cơ chế chính sách mới để cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư 66

2.8. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phát triển giao thông đô thị 67

2.8.1 Tạo vồn phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị 67

2.8.2 Chính sách về tái định cư và giải phóng mặt bằng 68

2.9. Xây dựng quỹ đất. 69

2.10 Tăng cường sự tương tác giữa chíng quyền và doanh nghiệp 70

Kết luận 72

Tài liệu tham khảo 73

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến đóng góp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên đã qua đào tạo ở trình độ cao nên họ thấy Hà Nội đáp ứng được yêu cầu này trong khi Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc cho rằng Hà Nội không đáp ứng được yếu tố này, lao động ở đây tính kỷ luật công việc chưa cao. Nghiên cứu những tác động của thể chế đói với môi trường đầu tư, trường hợp tỉnh Bình Dương. Trường hợp tỉnh Bình Dương: Trong thời kỳ đổi mới vừa qua Bình Dương được xem như là một ví dụ điển hình về thu hút đầu tư nước ngoài. những thành tựu về thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những kết quả quan trọng nhất của hoạt động thúc đẩy đầu tư. Điều này cũng thể hiện mối quan hệ chặt chẽ về thể chế và sự hạn chế các chi phí tác động của thẻ chế có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường đầu tư. Sơ đồ 3: Quan hệ chi phí v à tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Các thể chế Thuế Thị trường tài chính Thị trường lao động Chi phí Cao Thấp Tính hấp dẫn kém của môi trường đầu tư Tính hấp dẫn cao của môi trường đầu tư Để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã căn cứ trên cơ sở những quy định của Chính phủ để ban hành những quy định rất rõ ràng. Chẳng hạn công bố trên trang web của tỉnh những quy định và thủ tục cần thiết, những hồ sơ cụ thể cần phải có và đặc biệt quy định trách nhiệm của các nhân viên phụ trách vấn đề thẩm định dự án nếu các dự án đó được phép phê duyệt tại tỉnh; bên cạnh đó còn quy định trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan có liên quan đến thủ tục đàu tư, các ưu đãi cụ thể đối với nhà đầu tư…. Những quy định cụ thể này được đăng tải trên website của tỉnh. Hiệu quả thu được trong năm 2005, toàn tỉnh đã thu hút được 613 dự án mới đang ký kinh doanh với số vốn là 2014 tỉ 390 triệu đồng và 237 dự án bổ sung vốn 1406 tỉ 25 triệu đồng. Đến nay toàn tỉnh có 3347 dự án với tổng số vốn đăng ký lên trên 15110 tỉ đồng. Toàn tỉnh thu hút 764 triệu đô la gồm 165 dự án mớ, vốn 431 triệu 443 ngàn đôla và 123 dự án bổ sung vốn 332 triệu 566 ngàn đôla; so với cùng kỳ năm ngoái tổng số vốn đầu tư nước ngoài tăng 27.5% trong đó vốn đầu tư mới tăng 61%. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1036 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư là 4 tỉ 470 triệu đôla và 20 khu công nghiệp trong đó đã có hơn 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp của tỉnh trong năm 2005 thu hút thêm 433 triệu 266 ngàn đô la và 28 tỉ đồng gồm 76 dự án đầu tư mới, 10 dự án đàu tư trong nước với 28 tỉ đồng và 65 dự án đàu tư nước ngoài bổ sung vốn 9137 triệu, 188 ngàn đô la. Tính đến cuối tháng 9 năm 2005 có 655 doanh nghiệp trong khu công nghiệp gồm 483 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 172 doanh nghiệp trong nước. 1.2.2.Nhóm thể chế liên quan đến yếu tố rủi ro trong hoạt động đầu tư. Những hình thái thể chế ảnh hưởng đến môi trường đầu tư thông qua sự tác động của chúng đến yếu tố rủi ro kinh doanh rất đa dạng. Mặc dù vậy, nhóm thể chế này chịu tác động rất mạnh mẽ của Chính phủ và Chính quyền địa phương. Những quy tắc do Chính phủ đặt ra, chính sách do địa phương ban hành liên quan đến vấn đề này sẽ có tác động hết sức to lớn đối với tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Thuộc nhóm yếu tố này bao gồm mức độ ổn định của của chính sách, các quyền tài sản và thu hồi tài sản của nhà đầu tư hay doanh nghiệp, các vấn đề về an ninh chính trị. 1.2.2.1 Mức độ ổn định của chính sách. Một cách tổng quát nhất, khi các nhóm thể chế khu vực nói trên không ổn định hoặc thiếu minh bạch tất sẽ làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư của một nước hay các bộ phận lãnh thổ đặc thù của quốc gia đó, khi mà khả năng tiên liệu và độ tin cậy của chính sách thấp chắc chắn sẽ khó có thể tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn. Cụ thể là: Trước hết, có một sự liên quan chắc chắn giữa sự bất định của chính sách kinh tế và quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Sự bất định luôn đóng một vai trò trung tâm trong các cân nhắc về đầu tư. Bất ổn định kinh tế vĩ mô và bất ổn định về chính sách là những nhân tố cản trở lớn nhất đối với các quyết định đầu tư. Biểu 3: Sự bất ổn định của chính sách chiếm phần lớn sự quan ngại của doanh nghiệp về môi trường đầu tư Nguồn: Đánh giá về môi trường đầu tư năm 2005. Những lo ngại về sự không ổn định của chính sách có thể bắt nguồn từ tính chất mơ hồ của chính sách hoặc thể chế hiện hành. Thậm chí kể cả khi chính sách được thể hiện rõ ràng trên giấy thì không hẳn đã hết quan ngại về chính sách đó được thực như thế nào trên thực tế, hiện nay thì vấn đề tồn tại đó là khoảng cách giữa các chính sách và việc thực hiện chúng còn rất xa. Một môi trường đầu tư hấp dẫn khi và chỉ khi hạn chế tối đa những bất định đối trong chính sách, nền kinh tế đang vận động mạnh mẽ do đó các cơ chế chính sách phải thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế tuy nhiên thì cũng yêu cầu phải hạn chế tối đa việc thay đổi cơ chế chính sách. Kinh tế học vi mô thường vạch ra mối quan hệ giữa việc giảm lãi suất và thúc đẩy đầu tư, tuy nhiên với sự bất định của chính sách cao thì một thông báo giảm lãi suất của nhà quản lý kinh tế chưa hẳn đã là điểm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Các nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy giảm những bất định về lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai có ý nghĩa hấp dẫn các nhà đầu tư cao hơn so với việc giảm lãi suất. Tác động của thể chế hay các chính sách kinh tế đến các quyết định đầu tư thay đổi trên nhiều phương diện. Mặc dù mọi khoản đầu tư đều đòi hỏi những chi phí ngay lập tức song một số có thể xoay chuyển dễ dàng hơn so với một số khác. Đầu tư càng khó xoay chuyển thì doanh nghiệp càng có nguy cơ tổn thương cao trước những thay đổi bất định trong tương lai. Hiện nay đang trong qua trình hoàn thiện cơ chế chính sách trong điều kiện hội nhập kinh tế đặc biệt là khi Việt Nam chính thức thành thành viên thứ 150 của WTO thì các địa phương ban hành một loạt các chính sách điều chỉnh nhằm thu hút FDI và đảm bảo sự phù hợp của Địa phương với Thế Giới. Tuy nhiên thì hiện nay Hà Nội vẫn còn nhiều yếu kém trong khâu ra các chủ trương, chính sách do đó các chính sách ban hành chất lượng kém, khả năng thực hiện không cao, các văn bản ban hành hướng dẫn thì chồng chéo, gây nhầm lẫn cho các nhà đầu tư cũng như cơ quan cấp giấy chứng nhân đầu tư và các cơ quan khác. Khả năng đối phó với các rủi ro của các doanh nghiệp cũng khác nhau. Những doanh nghiệp lớn thường có khả năng và cơ hội để đa dạng hoá các rủi ro hơn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp trong nông nghiệp lại càng chịu tổn thất nhiều hơn so với khu vực khác khi tính chất bất định của chính sách cao và do đó rủi ro đầu tư cao. Những phản ứng thoái lui đầu tư của doanh nghiệp trước sự bất định của thể chế suy cho cùng là do sự tin tưởng của họ vào tương lai kém đi. Thái độ của họ với rủi ro của doanh nghiệp cũng có thể thay đổi, tuỳ theo tính chất doanh nhân của mỗi người và doanh nghiệp mà họ đang sở hữu. 1.2.2.2 Thể chế đảm bảo quyền tài sản Thuộc hình thái thể chế này bao gồm : hiến pháp, những quy định về chế độ sở hữu; hệ thống luật pháp và các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền tài sản…Thể chế đảm bảo các quyền về tài sản có tác động hai mặt đối với việc tạo lập một môi trường đầu tư hấp dẫn. Bảo đảm các quyền về tài sản đòi hỏi những thể chế cơ bản như: chế độ và các quy định về sở hữu tài sản. Việc đảm bảo quyền tài sản nhằm gắn nỗ lực với những thành quả, bảo đảm cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ, chính thức và không chính thức, ở nông thôn hay thành thị rằng họ sẽ thu được những thành quả từ công cuộc đầu tư của mình. Khi các quyền về tài sản được bảo vệ bởi một thể chế phù hợp, minh bạch thì mối liên hệ giữa công sức và thành quả càng lớn, do đó càng có nhiều động lực để mở ra các cơ hội đầu tư kinh doanh mới, đầu tư thêm vào các hoạt động đang tiến hành triển khai và đơn giản một điều là để nỗ lực nhiều hơn. Kinh nghiệm ở Trung Quốc cho thấy rằng: sau cuộc cách mạng của Mao Trạch Đông, các hộ nông dân được chia đất, một loại hình tài sản và cũng là tư liệu sản xuất cơ bản đối với hầu hết các nông dân của đất nước này. Tuy nhiên những quyền năng đối với mảnh đất mà họ được hưởng là hết sức thiếu rõ ràng và do đó, họ không được bán quyền sử dụng mảnh đất của mình, cũng không được tự do chuyển thành các mục đích sử dụng khác. Tất cả những điều này đã gây ra rất nhiều cản trở và đình trệ trong sản xuất nghiêm trọng những năm 70 của thế kỷ XX. Việc thừa nhận những quyền năng của hộ nông dân đối với đất đai đã tạo ra những đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc, đặc biệt là sự xuất hiện của hệ thống doanh nghiệp hương trấn, mô hình doanh nghiệp thành công nhất trong thế giới thứ ba. Kinh nghiệm của Việt Nam cũng tương tự, từ sau năm 1986 cùng với sự thay đổi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đất đai trong sản xuất nông nghiệp đã được trao đến tận tay người nông dân thì năng suất lao động đã tăng lên đáng kể, nước ta từ một nước thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới bên cạnh đó khi các quyền được chính thức thừa nhận trong Luật Đất đai thì đã tạo ra hàng ngàn những trang trại mới, mặc dù những cải cách này chưa triệt để nhưng nó đã giải phóng được những nguồn lực đầu tư lớn trong nội bộ nhân dân. Có thể thấy thêm được mối quan hệ giữa thể chế đảm bảo quyền tài sản với những thành tựu thu hút đầu tư nước ngoài tại Hà Nội trong những năm qua. Có nhiều nguyên nhân làm cho khả năng thu hút đầu tư nước ngoài của Thành phố tăng lên song việc thực hiện đảm bảo quyền sỏ hữu đối với tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài là một nhân tố quan trọng. Việc cấp giấy chứng nhận cho các tài sản có ý nghĩa quan trọng. Khi chúng ta cấp giấy chứng nhận cho các chủ của các tài sản về tài sản mà họ đang nắm giữ thì cũng làm cho chủ của tài sản đó dễ dàng tiếp cận đối với các khoản tài chính và tín dụng khi cần và do đó thúc đẩy đầu tư nhiều hơn có nghĩa là tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn bởi vì khi ngân hàng và các tổ chức tín dụng có được giấy chứng nhận các quyền về tài sản của người đi vay có nghĩa là họ có một sự đảm bảo rằng khi mà người đi vay không có khả năng trả nợ thì họ vẫn thu hồi được nợ dựa trên giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu về tài sản mà họ đang nắm giữ của người đi vay. Một dạng tài sản ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh đó là các tài sản trí tuệ. Các bằng sáng chế, những phát minh, thương hiệu, bản quyền tác giả … chúng được tạo lập một cách hợp pháp qua hoạt động sáng tạo của cá nhân hay doanh nghiệp. Khi tạo ra các tài sản này đòi hỏi rất nhiều chi phí không chỉ về tiền bạc mà còn cả về thời gian và sức lực, do vậy bất kỳ một sự khai thác trái phép nào đều gián tiếp hay trực tiếp gây tổn thất về thu nhập của doanh nghiệp. Chính vì vậy trong mọi toan tính đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia hay của doanh nghiệp của các nước đang phát triển luôn có sự hiện diện của thể chế đảm bảo việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong quan điểm kinh doanh hiện đại một môi trường đầu tư có cơ chế bảo đảm quyền tài sản sở hữu trí tuệ yếu kém là một môi trường đầu tư không hấp dẫn. Chính vì vậy mà WTO có cả một hiệp định quan trọng trong các trụ cột cơ bản của nó là Hiệp định liên quan đến khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Ngay cả trong các văn bản ký kết song phương các quốc gia hay công ty hiện nay cũng dành một nội dung thoả đáng cho vấn đề đảm bảo quyền tài sản sở hữu trí tuệ. Ngày nay không chỉ Hà Nội mà hầu hết các địa phương khác đều muốn thu hút FDI. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ tại Hà Nội vẫn chưa được chú trọng và chưa có các giải pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi tranh chấp các nhà đầu tư nước ngoài cung đang quan ngại về vấn đề này. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang cho thấy Hà Nội là một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhưng họ chưa dám đầu tư vì hiện nay công nghệ của địa phương thì chưa có khả năng đáp ứng, muốn đầu tư buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải mang theo công nghệ, nhưng họ không dám mang theo các công nghệ hiện đại của mình vì thấy rằng việc đảm bảo quyển sở hữu trí tuệ ở đây còn kém. Các quyền về tài sản sẽ được đảm bảo hơn và có giá trị hơn khi chi phí và những rủi ro trong việc trao đổi các quyền này thấp. Trong một môi trường hoàn hảo, tất cả các giao dịch đều được thực hiện bằng hợp đồng. Theo đó quyền hạn và trách nhiệm của các bên hoàn toàn tự nguyện và rõ ràng. Hiện nay việc áp dụng thực hiện các hợp đồng là khá tốt trên địa bàn Hà Nội, các nhà đầu tư hợp tác đều đã có hợp đồng do đó hiện nay thì Hà Nội ít xảy ra tình trạng tranh chấp do không có hợp đồng. Một môi trường đầu tư như vậy cũng là rất lý tưởng. Vấn đề đảm bảo quyền tài sản có liên quan đến việc thu hồi tài sản của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp vì mục tiêu xã hội, thể chế kinh tế có thể quy định những việc thu hồi tài sản của doanh nghiệp vì mục tiêu xã hội. Chẳng hạn vì mục tiêu sức khoẻ của cộng đồng hay tính mạng của con người trong các trường hợp khẩn cấp. Tương ứng với những điều kiện đó, việc thu hồi tài sản vô điều kiện và đặc biệt nguy cơ lạm dụng quyên hạn đó cao sẽ không khuyến khích các hoạt động mở rộng đầu tư nước ngoài đồng thời làm cho môi trường đầu tư xấu đi. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thì luôn sợ trong quá trình đầu tư thì tài sản của mình sẽ bị tịch thu. Thành phố Hà Nội thực hiện những vấn đề mang tính nhạy cảm này rất công khai và rõ ràng thế nên đã và đang tạo được lòng tin trong các nhà đầu tư nước ngoài. 1.2.2.3 Ổn định về an ninh chính trị. Đối với nhà đầu tư thì vấn đề đầu tiên mà họ quan tâm đó là mức độ an toàn khi đầu tư. Trước khi đi đến quyết định đầu tư thì nhà đầu tư luôn luôn phải xem xét xem liệu mình đầu tư vào đây thì đồng vốn bỏ ra có an toàn không. Và một trong những yếu tố hàng đầu được xem xét đó là sự ổn định an ninh và chính trị. Khi mà một khu vực thường xuyên có chiến tranh hay bất ổn về an ninh thì sẽ không thu hút, không hấp dẫn đối với nhà đầu tư đặc bịêt là các nhà đầu tư nước ngoài. Theo tính toán trong gần 50 năm qua thì chiến tranh sắc tộc hay vấn đề nội chiến tiêu biểu kéo dài 7 năm và làm giảm tốc độ dự kiến 2,2% đến khi kết thúc chiến tranh GDP đạt được thấp hơn 15% mức lẽ ra phải có.Trong ngắn hạn thì chiến tranh cũng làm giảm một phân ba mức thu nhập bình quân đầu ngời của các quốc gia láng giềng. Như vậy chúng ta có thể thấy vai trò của yếu tố ổn định của an ninh và chính trị. Khi xay ra chiến tranh hay bất ổn định về an ninh và chính trị sẽ làm cho các nhà đầu tư mới không dám đầu tư còn các nhà đầu tư cũ thì di chuyển luồng vốn sang các nước khac. Điều này sẽ có tác động tiêu cực, nó làm giảm cung đồng thời lao động thất nghiệp gia tăng và kéo theo một loạt các tác động tiêu cực khác. Tuy nhiên thì chúng ta có thể thấy vấn đề an ninh chính trị thì được đánh giá là một trong những lợi thế của Hà Nội. Hà Nội và cũng như Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn nhất trên thế giới. Hà Nội với vài trò là thủ đô, là trung tâm của cả nước tập trung nhiều cơ quan đầu não do đó vấn đề an ninh trật tự trên địa bàn được thực hiện rất tốt, an ninh chính trị ổn định đây chính là tiền đề cho Hà Nội xây dựng môi trường đầu tư an toàn và ổn định. 2. Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001-2006. Sau năm 1975 đất nước ta được thống nhất, nhân dân hai miền Nam-Bắc bắt tay vào khôi phục đất nước tuy nhiên trong giai đoạn đầu do vẫn còn nhiều bất cập nên nền kinh tế đất nước vẫn còn kém phát triển. Nhận thức rõ vấn đề này nên tại Đại hội Đảng lần thứ VI Đảng ta đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường và chúng ta thực hiện chính sách quan hệ quốc tế rộng rãi "Đa phương hoá, đa dạng hoá".Với chính sách đúng đắn thì chúng ta đã thu được những kết quả buớc đầu, nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài chúng ta một mặt thiết lập quan hệ mặt khác tăng cường khuôn khổ pháp lý cụ thể với việc ban hành Luật Đầu tư nước Ngoài năm 1987. Do có sự điều chỉnh này chúng ta đã có sự biến chuyển mạnh mẽ, và địa bàn Hà Nội cũng vậy, giai đoạn 1988-1990 tình hình đầu tư nước ngoài vào Thành phố vẫn chưa có gì thay đổi đáng kể. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư vẫn còn đang trong giai đoạn thăm dò, khảo sát. Nhưng đến giai đoạn tiếp theo chúng ta đã thấy được sự thay đổi rõ nét, năm 1991 thu hút FDI đạt 1,3 tỷ$ và tốc độ tăng mạnh vào giai đoạn tiếp theo 1991-1996. Tuy nhiên một mặt do vẫn còn nhiều vấn đề gây trở ngại cho nhà đầu tư đồng thời do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiển tệ Châu á nên đã tác động mạnh đến cả kinh tế cả nước và hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội cũng không phải là ngoại lê, tốc độ đầu tư giảm, các nhà đầu tư rút vốn,... Trong giai đoạn tiếp theo thì tình hình thu hút FDI của Thành phố có khả quan hơn, tình hình đầu tư biến đổi về mọi mặt cả số lượng, chất lượng, quy mô,...Và Thành phố cũng đã tạo được lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi chúng ta ban hành luật đầu tư chung vào năm 2005 thì đã làm cho tình hình thu hút FDI tăng mạnh. Nó đã có tác động rất tốt tới tình hình kinh tế-xã hội của Thành phố nói chung cũng như của cả nước nói riêng. 2.1. Về số dự án Sau khi có Luật đầu tư nước ngoài được ban hành Thành phố đã có những dự án đầu tư của nước ngoài đầu tiên với khởi điểm là 4 dự án, nhưng ngay sau khi các dự án này phát huy kết quả thì Thành phố đã chứng tỏ cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy rằng đây là một môi trường đầy tiềm năng. Hà Nội đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thế giới, tính cho đến năm 2006 số dự án tăng lên 944 dự án( tăng 236 lần) cụ thể được thể hiện qua biểu sau: B ảng4: Số dự án FDI của Thành phố Hà Nội giai đoạn 1989-2006 Năm Số dự án Vốn đầu tư (đơn vị tính 1000 USD) Đăng ký Đã thực hiện 1989 4 48.170 0 1990 8 295.088 12.582 1991 13 126.352 28.444 1992 26 301.000 54.926 1993 43 856.921 408.933 1994 62 989.781 386.340 1995 59 1.058.000 519.458 1996 45 2.641.000 605.000 1997 50 913.000 712.000 1998 46 673.000 525.000 1999 45 345.000 182.000 2000 4 100.000 80.000 2001 44 200.000 85.000 2002 60 362.000 175.000 2003 66 162.000 195.000 2004 74 293.000 270.000 2005 110 1.585.000 350.000 2006 148 570.109 205.200 Nguồn: Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy tốc độ tăng của các dự án đầu tư vào thành phố là tương đối nhanh: - Giai đoạn 1989-1994 với tác động của Luật đầu tư nước ngoài đã tạo ra làn sóng đầu tư vào Việt nam nói chung và vào Thành phố Hà nội nói riêng, với khởi điểm là 4 dự án (năm 1989) với tốc độ tăng trung bình 74,2% kết thúc giai đoạn này đã có tới 156 dự án đầu tư. Có thể nói đây là một kết quả rất khả quan. - Giai đoạn 1995-1997 đây là giai đoạn nền kinh tế thế giới cũng như khu vực gặp nhiều biến động, và những tác động này có phần tạo ra cho các nhà đầu tư nước ngoài tâm lý e ngại chính vì vậy tốc độ biến động qua các năm là rất thấp tăng(giảm) 5-6% một năm. Tuy nhiên số dự án đăng ký mỗi năm cũng rất cao, tính trung bình đạt 51 dự án/năm. - Giai đoạn 1998-2001 Là giai đoạn các dự án được đăng ký giữ ở trạng thái tương đối ổn định, xu hướng tăng giảm ít. Tính bình quân 44 dự án/năm, giảm 13% so với giai đoạn trước nguyên nhân chính là do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á - Giai đoạn 2002-2006 đây là giai đoạn có thể nói là giai đoạn mà làn sóng đầu tư thứ 2 vào Thành phố xuất hiện, với nhiều biện pháp xúc tiến đầu tư được thành phố sử dụng đã phát huy hiệu quả mạnh mẽ. Với tốc độ tăng trong giai đoạn này là 24% và số dự án tính trung bình là 83 dự án/ năm, tăng 88,6% so với giai đoạn trước đó (44 dự án/năm). Tổng số dự án trong giai đoạn này lên đến 398 dự án. Qua những số liệu trên cho thấy Thành phố Hà Nội với lợi thế của mình sẽ còn thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nữa trong thời gian tới. Vốn đầu tư đăng ký: Là số vốn được cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đầu tư, có thể nói Thành phố hà nội là một trong những Thành phố được đánh giá thu hút được số vốn đăng ký là cao nhất trong cả nước. Qua bảng số liệu chúng ta thấy năm 1996 là một trong những mốc rất quan trọng đây là năm thu hút số vốn đăng ký lớn nhất 2.641 triệu$ và đồng thời cũng là năm giao thời của hai giai đoạn: Giai đoạn 1989-1996 đây là giai đoạn mà số vốn đăng ký tăng nhanh và mạnh với tốc độ tăng có khi lên đến 60%. Ngược lại đó là sự xa sút của giai đoạn tiếp theo 1997-2000 đây là giai đoạn mà có sự giảm mạnh về số vốn đăng ký mức giảm trung bình lên đến 60%, mức đăng ký thấp nhất là của năm 2000 chỉ có 100 triệu$. Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo 2001-2006 thì Thành phố có nhưng bước đi thích hợp nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn nên. Đã tăng số vốn đăng ký hàng năm lên, đến năm 2005 số vốn đăng ký lên đến 1.585 triệu$ và con số này vẫn đang tiếp tục tăng trong giai đoạn tiếp theo, năm 2006 đạt 570.109 triệu $. Vốn đầu tư thực hiện: Là số vốn thực tế mà nhà đầu tư đã bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng công trình, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên số vốn thực hiện so với tổng vốn đăng ký vẫn còn rất thấp tính đến năm 2006 tổng vốn thực hiện ước đạt 4,4 tỷ $ và đã có nhiều công trình lớn đi vào vận hành như các khu đô thị, khu trung cư, khách sạn ( đã có 8 khách sạn 5sao, 4 khách sạn 4 sao,...), theo thống kê cho đến năm 2003 có khoảng 176 dự án lớn đã phát huy kết quả. Năm 1997 là năm có mức vốn thực hiện đạt cao nhất khoảng 712 triệu$, còn các năm khác mực thực hiện chỉ đạt 200-300 triệu$. 2. 2. Về hình thức đầu tư Có thể nói trong thời gian đầu các nhà đầu tư nước ngoài rất thận trọng khi chủ yếu chọn hình thức liên doanh liên kết ( 67% số dự án - giai đoạn 1989-1999). Với hình thức này bên nước ngoài sẽ góp tiền, công nghệ và phía đối tác trong nước sẽ góp chủ yếu là cở sở vật chất hiện có như nhà xưởng, đất đai chiếm 30-40% tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó phía Việt nam sẽ phải lo thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như các thủ tục khác và kết quả sản xuất kinh doanh sẽ được chia theo tỉ lệ vốn góp. Sau một thời gian đầu tư khi đã thông thuộc được về nước ta thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm cách mua lại hoặc là tìm cách tách ra để trở thành công ty 100% vốn nước ngoài mặt khác về hình thức 100% vốn cũng được Nhà nước lới lỏng cho đầu tư vào nhiều lĩnh vực hơn. Thế nên nó đã thu hut được rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Thành phố theo hình thức 100% vốn trong giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2000-2001 số dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn lên tới 45-46% và đặc biệt năm 2001 đạt 65%, hiện nay thì hình thức này chiếm khoảng 25,8% với tổng số vốn là 2179,36 triệu$. B ảng 5: Các hình thức đầu tư được lựa chọn TT Loại hình đầu tư Số dự án Vốn đầu tư (đv:1000USD) 1 100% vốn nước ngoài 377 2.179.360 2 Doanh nghiệp liên doanh 234 5.342.483 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 20 926.945 Tổng cộng 631 8.448.788 Nguồn: Báo cáo tổng kết nguồn vốn đầu tư nước ngoài T6/2006 Ta có thể miêu tả cách khác thông qua biểu đồ hình tròn như sau: Nguồn: Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội 2.3. Tình hình thu hút đầu tư theo lĩnh vực Cơ cấu đầu tư FDI trên địa bàn phải phù hợp với quy hoạch phát triển của Thành phố Hà Nội nói riêng và phải đi theo định hướng phát triển ngành của đất nước. Xét trên phạm vi địa bàn Thành phố Hà Nội. Vì Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm đầu não về kinh tế và chính trị. Kinh tế Thủ đô phát triển với cơ cấu kinh tế công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp mở rộng tăng từ 29,1% năm 1990 lên  38% năm 2000; ngành dịch vụ từ 61,9% giảm xuống còn  58,2% năm 2000; ngành nông- lâm nghiệp và thuỷ sản từ 9% giảm xuống  còn 3,8% năm 2000. Bảng6: Tình hình thu hút FDI theo lĩnh vực của Hà Nội giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nông nghiệp và lâm nghiệp 2 2 3 3 3 3,5 Công nghiệp 845 1034 1067 1175 1281 1321 Xây dựng 142 144 134 148 161 168 Khách sạn , nhà hàng 760 761 866 954 1040 1032 Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dich vụ tư vấn 430 480 530 584 636 678 Hoạt động khác 399 520 595 656 715 815 Nguồn: Tổng hợp Hiện nay nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì xu thế tất yếu là chúng ta phải phát triển dịch vụ và công nghiệp. Hà Nội đang có tốc độ phát triển rất tốt do đó Thành phố phải có các biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt cho lĩnh vực dịch vụ, đầu tư phát triển dịch vụ chính là một hướng đi đúng đắn cho thành phố. Dịch vụ vốn được coi là ngành công nghiệp không khói và đem lại lợi ích rất cao. Tuy nhiên, tỷ trọng công nghiệp vẫn còn rất lớn., chiếm 39,2% và nông nghiệp chiếm tỷ trọng 2,9%. Rất nhiều dự án của các nhà đầu tư đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội theo đúng hướng. 2.4 Tình hình thu hút đầu tư theo các đối tác Luồng vốn FDI đến từ 42 quốc gia hay vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới với tổng số dự án là 631 và vốn đầu tư lên đến 8.448.788.000 USD, được phân chia cụ thể như sau: Bảng 7: Các quốc gia đầu tư vào Hà Nội tín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0080.doc
Tài liệu liên quan