LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 7
I/ KHÁI QUÁT VỀ TIỀN LƯƠNG. 7
1. Khái niệm tiền lương 7
2. Bản chất, chức năng của tiền lương. 8
2.1. Bản chất của tiền lương . 8
2.2. Chức năng của tiền lương. 10
2.2.1. Chức năng thước đo giá trị của sức lao động. 10
2.2.2. Chức năng duy trì và mở rộng sức lao động . 10
2.2.3. Chức năng động lực đối với người lao động . 11
2.2.4. Chức năng kích thích và thúc đẩy phân công lao động xã hội 11
II/ CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 12
1. Các nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp. 12
2. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp hiện nay. 13
a) Trả lương theo thời gian: 13
b) Trả lương sản phẩm: 14
3. Vai trò, ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 20
III/ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUỸ TIỀN LƯƠNG 21
1. Chính sách của Đảng và Nhà nước 21
2. Đối tượng áp dụng 22:
3. Nguyên tắc chung: 22
4. Xây dựng đơn giá tiền lương 23
IV/ QUAN ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC THAM GIA TỔ CHỨC XÂY DỰNG TIỀN LƯƠNG VÀ TRẢ LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG. 24
1. Cơ sở pháp lý của vấn đề Công đoàn tham gia xây dựng tiền lương 24
2. Trách nhiệm của Công đoàn trong việc tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện công tác tiền lương. 25
3. Nội dung Công đoàn tham gia với chuyên môn tổ chức thực hiện công tác tiền lương. 25
3.1. Công đoàn tham gia lựa chọn các hình thức tiền lương cho công nhân viên chức lao động trong doanh nghiệp: 25
3.2. Công đoàn tham gia xây dựng định mức lao động. 26
3.3. Công đoàn cơ sở tham gia xây dựng tiền lương. 27
3.4. Công đoàn cơ sở tham gia xây dựng quy chế tiền lương ở doanh nghiệp. 27
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2 THUỘC TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ. 29
A/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2 ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG. 29
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sông Đà 2 thuộc Tổng Công ty Sông Đà. 29
II. Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty có ảnh hưởng tới công tác quản lý tiền lương. 32
1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của Công ty xây dựng Sông Đà số 2 32
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của công ty. 34
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tiền lương ở công ty: 37
3.1. Kế toán trưởng Công ty 38
3.2. Phó kế toán trưởng công ty - Kế toán Tổng hợp toàn công ty 39
3.3. Kế toán Nhật ký chung Cơ quan Công ty, 41
3.4. Kế toán Ngân hàng, Phải trả người bán. 42
3.5. Theo dõi thanh toán các hợp đồng xây lắp giao khoán cho các đơn vị 42
3.6. Kế toán Tiền mặt, thanh toán tạm ứng, kế toán giao khoán 43
3.7. Kế toán Tiền lương và Bảo hiểm xã hội, phải thu khách hàng, Phải thu khác, kế toán thu vốn 43
3.8. Kế toán vật tư, Theo dõi TSCĐ, dụng cụ hành chính, Công cụ xuất dùng 44
3.9. Thủ quỹ làm công tác hành chính của phòng lưu trữ công văn đi, đến 45.
3.10. Nhiệm vụ của các kế toán chủ công trình. 45
3.11. Nhiệm vụ trưởng ban kế toán các đơn vị trực thuộc 45
B/ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2 48.
I Xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương. 48
1. Nguyên Tắc trả lương 48
1.1. Đối tượng áp dụng 48
1.2. Mức lương 48
1.3. Cán bộ đoàn thể 52
1.4. Các chế độ khác theo lương 53
1.5. Lương các chức danh: 53
2. Tổ chức thực hiện 54
3. Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn và các quỹ xã hội nhân đạo và bảo hiểm y tế: 56
4. Phụ cấp trách nhiệm cho các chức danh chuyên môn và lương, phụ cấp các chức danh Công đoàn trong Công ty 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2. 62
I) Đánh giá, so sánh chung về Công ty Sông Đà 2 62
II) Những nhận xét, đánh giá về công tác tổ chức quản lý tiền lương tại công ty xây dựng Sông Đà 2: 63
1. Tổ chức bộ máy kế toán 64
68 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty Sông Đà 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp quy của Nhà nước thì mức lao động là một trong hai căn cứ chủ yếu để xây dựng, tính toán đơn giá tiền lương, tiền thưởng. Vì vậy trong công tác tham gia xây dựng định mức lao động của Công đoàn, vừa là giúp chuyên môn quản lý chặt chẽ tiền lương để từ đó xây dựng các kế hoạch khác. Mặt khác sự phối hợp chặt chẽ giữa Công đoàn và chuyên môn giúp cho việc xây dựng định mức lao động một cách chính xác khoa học.
Để công tác định mức lao động thực hiện tốt, Công đoàn cần phải nghiên cứu kỹ phương án sản xuất và phương án sản phẩm của doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện định mức, Công đoàn cùng với chuyên môn tổ chức cho quần chúng theo dõi, giám sát để xuất hiện những sai sót, bất hợp lý, nhằm có biện pháp để điều chỉnh kịp thời.
3.3. Công đoàn cơ sở tham gia xây dựng tiền lương.
Đơn giá tiền lương là phần tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ được dùng làm căn cứ để dự toán tiền lương, các tổ chức thanh toán tiền lương trong doanh nghiệp. Đơn giá tiền lương còn là căn cứ để tính toán nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước như BHXH, BHYT
Công đoàn cơ sở phải tham gia xây dựng đơn giá tiền lương, tiền thưởng ở doanh nghiệp vừa là thực hiện chức năng của mình vừa là giúp chuyên môn
chủ động thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân lao động ở đơn vị mình.
Phương pháp tham gia của Công đoàn là dựa vào mạng lưới tích cực trong các phòng ban nghiệp vụ xây dựng đơn giá tiền lương. Căn cứ và tiền lương sản phẩm, mức lương trả theo thời gian cho các khâu trong quy trình công nghệ sản xuất và sản phẩm trên cơ sở thang lương và phụ cấp do Nhà nước quy định. Mặt khác để tăng cường công tác xây dựng đơn giá tiền lương được chính xác, Công đoàn tổng hợp sáng kiến của công nhân lao động về cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất nhằm phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng xuất lao động giúp cho việc hoàn thiện đơn giá tiền lương nhanh chóng, chính xác đảm bảo hài hoà với lợi ích của người lao động và doanh nghiệp.
3.4. Công đoàn cơ sở tham gia xây dựng quy chế tiền lương ở doanh nghiệp.
Việc tiền lương, tiền thưởng theo quy chế còn góp phần khuyến khích cá nhân hay tập thể tăng số lượng, chất lượng sản phẩm. Vừa phát huy tính chủ động sáng tạo của công nhân, tăng cường quản lý và quản lý lao động. Công đoàn cơ sở chủ động nghiên cứ và quản lý lao động, cùng với chuyên môn xây dựng quy chế phù hợp. Việc xây dựng quy chế cần công khai bàn bạc trong Đại hội công nhân viên chức, buộc mọi người phải tôn trọng và thực hiện.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình Công đoàn tham gia trực tiếp và có trách nhiệm với cơ quan Nhà nước xây dựng, hoàn thiện chính sách tiền lương. Để chính sách tiền lương thực sự phát huy đầy đủ vai trò của nó trong quá trình đổi mới về chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước.
Chương II
Tình hình quản lý tiền lương tại công ty sông đà 2 thuộc tổng công ty sông đà.
A/ Một số đặc điểm của Công ty Sông Đà 2 ảnh hưởng đến việc quản lý quỹ tiền lương.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sông Đà 2 thuộc Tổng Công ty Sông Đà.
Công ty Sông Đà 2 tiền thân là Công ty Xây dựng dân dụng được thành lập ngày 01/02/1980 : theo quyết định số 218/BXD-TCLĐ của bộ trưởng bộ xây dựng . Đến ngày 07/08/1992 theo quyết định số 393 BXD-TCLĐ Của Bộ trưởng bộ xây dựng thành lập Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp Sông Đà trên cơ sở sát nhập hai đơn vị: Công ty Xây dựng dân dụng và Công nghiệp số 2 với Công ty xây dựng công nghiệp.
Ngày 26/03/1993 , theo quyết định số 131A/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định lại doanh nghiệp nhà nước lấy tên là Công ty xây dựng Sông Đà số 2.
Ngày 30/01/1995 theo quyết định số 591TCT-TCLĐ của Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Sông Đà hợp nhất toàn bộ chi nhánh Công ty xây lắp và thi công cơ giới tại Hòa Bình vào Công ty Sông Đà 2.
Ngày 24/10/1997 theo quyết định số 10TCT-TCLĐ của hội đồng quản trị Tổng Công ty xây dựng Sông Đà về việc tách xí nghiệp lắp máy, sửa chữa gia công, gia công cơ khí Sông đà 201 trực thuộc Công ty xây dựng Sông Đà 2 thành trung tâm cơ khí lắp máy.
Kể từ khi thành lập Công ty xây dựng Sông Đà 2 đã có rất nhiều thành tích trong việc xây dựng và phát triển công ty. Ngay từ khi mới thành lập Công ty đã có 7 đơn vị sản xuất trực thuộc, địa bàn hoạt động ở khắp các tỉnh: Hà Nội, Hoà Bình, Bắc Ninh... cho đến nay để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và địa bàn hoạt động. Công ty đã sát nhập còn 5 đơn vị trực thuộc. Trụ sở của công ty hiện đang ở tại km số 10 đường Nguyễn Trãi thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây. Công ty được cấp giấy phép hành nghề xây dựng số 84 BXD/CXD của Bộ Trưởng Bộ xây dựng - số TK73010012E tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Hà Tây.
Các công trình công ty đã và đang thi công rất đa dạng. Công ty được phép hành nghề trên các lĩnh vực: dân dụng, công nghiệp thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông, sân bay, bến cảng, xây lắp đường dây điện vv.. Công ty có 1148 cán bộ công nhân viên hành nghề giầu kinh nghiệm, trong các lĩnh vực thuộc về xây dựng.
Trong quá trình hoạt động của mình công ty đã tham gia xây dựng rất nhiều công trình quan trọng như: nhà máy thuỷ điện Thác Bà, nhà máy giấy Bãi Bằng Việt Trì, nhà máy thuỷ điện Selapam - Lào, khách sạn Thủ đô, ngân hàng công thương Việt Nam, làng chuyên gia Liên Xô, nhà máy si măng Bút Sơn, nhà máy kính nổi Đáp Cầu, nhà máy đường Hoà Bình, nhà máy bia Tiger, đường cao tốc Láng- Hoà Lạc, Quốc lộ 1A và hàng trăm công trình có quy mô khác. Các công trình do công ty thi công vận hành hiệu quả và được đánh giá là những công trình có chất lượng cao. Hiện nay công ty đang tập chung nâng cao mọi mặt năng lực máy móc thiết bị đầu tư chiều sâu để thực hiện và sẵn sàng nhận thầu xây lắp thi công các công trình xây dựng khác trong cũng như ngoài nước.
Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, nhìn chung công ty đã từng bước được củng cố và phát triển toàn diện đặc biệt công ty đã có một đội ngũ kỹ sư giầu kinh nghiệm, công nhân giỏi nghề và có các trang thiết bị tiên tiến hiện đại của nhiều nước trên thế giới. Từ đó, công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ của Tổng công ty giao cho và luôn sẵn sàng đáp ứng, nhận làm các công trình quan trọng như xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng, đường giao thông... có thể đánh giá sự phát triển của công ty thông qua việc thực hiên một số chỉ tiêu sau:
Bảng 1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
ĐVT: Triệu đồng
TT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Năm
1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
I
Tổng giá trị SXKD
49.224
52.352
48.537
38.997
68.153
Tốc độ tăng trưởng (%)
6%
-7%
-20%
75%
1
Giá trị sản lượng xây lắp
28.097
25.154
23.174
22.597
47.038
Chiếm tỷ lệ trong Tổng
GTSXKD (%)
57%
48%
48%
57%
69%
+ Các công trình giao thầu
22.797
13.037
9.423
8.366
9.105
Tỷ lệ trong xây lắp (%)
81%
52%
41%
44%
19%
+ Các công trình đấu thầu
5.300
12.117
13.751
14.631
37.933
Tỷ lệ trong xây lắp (%)
19%
48%
59%
64%
81%
2
Sản lượng kinh doanh điện
15.427
23.522
22.388
12.347
12.917
3
Sản lượng SXCN và SX khác
5.700
3.676
2.975
4.052
8.198
II
Tổng giá trị đầu tư
65
79
449
521
9.686
(trong đó NMCK 6.7 tỷ đồng)
III
Các chỉ tiêu tài chính
1
Tổng doanh thu
43.792
48.354
57.248
24.808
48.463
Trong đó: Doanh thu xây lắp
22.845
21.156
31.788
9.297
27.204
2
Lợi nhuận thực hiện
672
1.199
116
1.496
126
3
Các khoản nộp nhà nước
1.089
1.194
1.433
930
1.737
Trong đó: Nộp ngân sách
906
1.115
954
750
1.380
4
TSCĐ bình quân tính khấu hao
9.577
10.262
3.205
11.247
13.100
- TS thuộc ngân sách
2.542
2.387
1.888
1.300
2.906
- TS thuộc vốn Tự bổ sung
3.281
3.153
927
3.011
3.393
- TS thuộc vốn T.dụng & V.khác
3.754
4.722
389
6.936
6.801
5
Số tiền khấu hao TSCĐ
1.643
825
426
1.247
1.108
Khấu hao cơ bản
1.643
825
426
1.247
1.108
6
TS và nguồn vốn đến cuối năm
- Nguyên giá TSCĐ đến cuối năm
11.227
12.028
8.188
8.426
38.397
- G.trị TSCĐ còn lại đến cuối năm
7.357
7.350
3.085
3.178
15.851
IV
Lao động và tiền lương
Tổng số CBCNV
724
600
599
783
1.148
Lương BQ/người/tháng (1.000đ)
680
801
832
607
770
Một số đặc điểm chủ yếu của Công ty có ảnh hưởng tới công tác quản lý tiền lương.
1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của Công ty xây dựng Sông Đà số 2
Theo quyết định số 97 TCT/HDQT của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng Tổng Công ty xây dựng Sông Đà về việc phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của các công ty, Công ty xây dựng Sông Đà 2 có các chức năng nhiệm vụ chính như sau:
Công ty được cấp giấy phép hành nghề trên các lĩnh vực:
- Sản xuất gạch ngói tấm lợp đá ốp lát, sản xuất cấu kiện bê tông, kinh doanh vật tư vật liệu xây dựng.
- Xây dựng công trình công nghiệp công cộng, nhà ở, xây dựng đường dây tải điện trạm biến thế.
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp với quy mô lớn, xây dựng công trình thuỷ lợi đê đập, hồ chứa nước hệ thống tưới tiêu.
- Xây dựng công trình đường bộ, sân bay, bến cảng.
- Sản xuất, lắp đặt kết cấu xây dựng và kết cấu cơ khí công trình, lắp đặt thiết bị điện nước, thiết bị công nghệ, thiết bị công trình.
- Nạo vét bồi đắp mặt bằng công trình, thi công các loại móng công trình bằng phương pháp nổ mìn.
Về quyền hạn :
Công ty được phép ký kết các hợp đồng kinh tế về xây dựng với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đầu tư liên doanh liên kết.
- Được đặt các chi nhánh đại diện trong và ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước Việt Nam.
- Được vay vốn tiền Việt Nam và ngoại tệ các ngân hàng Việt Nam, được quyền huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu đối với công ty.
- Được quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý công ty tại các Ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Về nghĩa vụ:
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy định của Bộ Lao động đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty.
- Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài sản môi trường quốc phòng và an ninh Quốc gia.
- Phải có nghĩa vụ thông báo công khai báo cáo tài chính hàng năm các thông tin đó đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của công ty theo đúng quy định của Chính phủ.
- Phải có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của công ty.
Do mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động gắn chách nhiệm hành chính vào các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng. Bộ xây dựng với chức năng quản lý nhà nước về nghành xây dựng Công ty xây dựng Sông Đà 2 là doanh nghiệp Nhà nước về xây dựng giúp các đơn vị hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, hoạt động chủ yếu về chuyên nghành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dưng.
Khái quát bộ máy quản lý Công ty.
Là một doanh nghiệp Nhà nước Công ty xây dựng Sông Đà 2 thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Đà tổ chức quản lý theo mỗi cấp đứng đầu công ty là Giám Đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chủ yếu của công ty. Giúp việc cho Giám Đốc là bốn Phó Giám Đốc và các phòng ban chức năng.
- Giám Đốc công ty: do Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty trong việc điều hành các hoạt đông sản xuất kinh doanh và thực hiện kế hoạch được giao.
- Phó Giám Đốc phụ trách thi công: Gồm hai người giúp Giám Đốc Công ty tổ chức các biện pháp thi công theo giõi kỹ thuật, chất lượng các công trình.
- Phó Giám Đốc phụ trách thiết bị: Giúp Giám Đốc tổ chức theo giõi, quản lý tình trạng máy móc, vật tư thiết bị toàn công ty đề suất mua sắm kịp thời các thiết bị vật tư.
- Phó Giám Đốc kinh tế giúp Giám Đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất công tác đơn giá định mức tiền lương, đấu thầu các công trình, nghiệm thu thanh toán, quyết toán các công trình.
- Phòng tổ chức lao động: Có chức năng nhiệm vụ giúp Giám Đốc công ty tổ chức bộ máy điều hành quản lý của công ty cũng như các đơn vị chức thụôc đáp ứng các nhu cầu sản xuất về công tác tổ chức các cán bộ lao động. Đồng thời giúp Giám Đốc lắm được trình độ kỹ thuật của cán bộ công nhân viên. Đề gia chương trình đào tạo cán bộ công nhân để kịp thời phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật chất lượng - an toàn có nhiệm vụ theo giõi kiểm tra giám sát về kỹ thuật chất lượng các công trình, đồng thời đề ra các biện pháp sáng kiến , thay đổi biện pháp thi công.
- Phòng kinh tế kế hoạch có nhiệm vụ lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn báo cáo về Tổng Công ty đồng thời lập kế hoạch giao cho các đơn vị theo giõi thực hiện kế hoạch.
- Phòng vật tư cơ giới có nhiệm vụ quản lý vật tư thiết bị toàn công ty lập kế hoạch mua sắm và giám sát tình hình sử dụng dự trữ vật tư thiết bị của các đơn vị, theo giõi hiện trạng máy móc thiết bị của các đơn vị để giúp Giám Đốc có quyết định bổ sung, mua sắm kịp thời tính toán sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả.
- Phòng kế toán tài chính có nhiện vụ giúp Giám Đốc công ty quản lý về mặt tài chính để công ty cũng như các đơn vị trực thuộc thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ của Nhà nước. Thường xuyên kiểm tra các đơn vị đảm bảo thực hiện tiết kiệm và kinh doanh có lãi.
Về công tác tổ chức sản xuất: Công ty xây dựng Sông Đà 2 tổ chức sản xuất theo từng xí nghiệp từng chi nhánh. Trong đó:
1. Chi nhánh Hà Nội: Thi công các công trình công nghiệp, dân dụng cao tầng.
2. Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu Sông Đà 201.
3. Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 202
4. Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 203 thi công đào đắp công trình thủy.
5. Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 204 thi công các công trình dân dụng công nghiệp , đường dây và trạm điện cao thế, hạ thế.
6. Xí nghiệp xây dựng cầu đường 205.
7. Đội sản xuất vật liệu.
Ngoài ra còn có các liên danh, liên doanh như:
1. Liên doanh cảng Bích Hạ
2. Liên danh Sông Đà - Cienco 1
Các liên danh liên doanh có nhiệm vụ: Thực hiện nghĩa vụ theo quy chế liên doanh và các quy chế ban điều hành Tổng Công ty và Công ty xây dựng Sông Đà 2. Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ theo quy định số ....ngày.../..../..../.
Định kỳ hàng thấng báo cáo tình hình thực hiện của các đơn vị tại liên doanh theo các chỉ tiêu : Sản lượng, doanh thu, thanh toán....
Sơ đồ tổ chức Công ty xây dựng Sông đà 2
Giám đốc công ty
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng TC-HC
Phòng TC-KT
Phòng kt-cl-at
Phòng KT-KH
Phòng vt cơ giới
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Sơn La
Xí nghiệp 203
Xí nghiệp 204
Xí nghiệp 205
Công trình đường dây điện trong nước
Đội điện nước công ty
Các đội XD và CN
Các tổ đội đường A1
Đội thi công đóng ép cọc
Công trình Yaly
Các đội XD kv Hbình
Trạm bê tông ASP
Các đội thi công A1
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tiền lương ở công ty:
Công tác kế toán tiền lương của Công ty xây dựng Sông Đà 2 hoạt động theo hình thức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán. Vì Công ty xây dựng Sông Đà 2 là công ty nhà nước loại I nên quy mô của Công ty rất lớn, có nhiều chi nhánh nằm rải rác khắp cả nước xa trụ sở chính của nó. Các chi nhánh trực thuộc Công ty quản lý, hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch của Công ty nhưng vẫn được phép hoạt động độc lập tự hạch toán lỗ lãi và phải tự lo cho đời sống người lao động trực thuộc chi nhánh đó. Nhưng cuối quý, cuối năm công tác kế toán tại các chi nhánh vẫn phải báo cáo số liệu về phòng tài chính kế toán của Công ty ở trụ sở chính để Công ty thống kê và tập hợp phân tích số liệu trình ban lãnh đạo Công ty để từ đó có hướng chỉ đạo và đề ra các kế hoạch cho chi nhánh hoặc các trung tâm đó.
Sơ đồ tổ chức công tác kế toán ở Công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp lập KH -TC
Kế toán theo dõi huy động vốn
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán ngân sách nhà nước
Kế toán thanh toán nội bộ
Kế toán công nợ PT khách hàng
Kế toán ngân hàng
Thủ quỹ
Để thực hiện có hiệu quả chương trình công tác Tài chính kế toán, nhằm tăng cường trách nhiệm của từng cán bộ kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý Tài chính của đơn vị. Để tiện liên hệ công tác, phòng Tài chính kế toán Công ty phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ trong văn phòng như sau:
3.1. Kế toán trưởng Công ty
Giúp giám đốc Công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác Tài chính, kế toán, tín dụng và thông tin kinh tế toàn công ty. Tổ chức hạch toán Kế toán trong phạm vi toàn đơn vị theo quy chế quản lý tài chính mới, theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ kế toán trưởng hiện hành:
Tổ chức bộ máy kế toán toàn công ty, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác kế toán.
Hướng dẫn, phổ biến chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của Tổng công ty, tham mưu cho Giám đốc dự thảo các quy định quản lý kinh tế tài chính, tín dụng và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.
Tham mưu việc ký kết các hợp đồng kinh tế của công ty. Kiểm tra, kiểm soát giá cả hợp đồng mua, bán vật tư thiết bị.
Kết hợp các đơn vị trực thuộc phòng, ban nghiệp vụ giải quyết việc nghiệm thu thanh toán; thu hồi vốn, công nợ kịp thời.
Tập trung huy động các nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Tổ chức kiểm tra công tác Tài chính kế toán toàn đơn vị thường xuyên và định kỳ (hàng quý, năm) toàn công ty.
Lập và báo cáo phân tích hoạt động Tài chính trong đơn vị hàng tháng, quý, năm.
Thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước, chính sách chế độ đối với người lao động trong toàn công ty và toàn bộ công tác Tài chính kế toán tại đơn vị.
Hướng dẫn, kiểm tra chế độ ghi chép ban đầu của các xí nghiệp và phòng, ban công ty.
3.2. Phó kế toán trưởng công ty - Kế toán Tổng hợp toàn công ty
Thay Kế toán trưởng công ty chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán, khi kế toán trưởng đi vắng (có uỷ quyền từng lần cụ thể)
*/ Công tác kế hoạch:
Lập kế hoạch và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, hạn chế mức vốn lao động. Dự toán chi phí quản lý Doanh nghiệp toàn công ty và giao kế hoạch cho các đơn vị thành viên.
Lập báo cáo thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hàng tháng, quý, năm.
*/ Công tác kinh tế:
Tham gia công tác xây dựng định mức đơn giá nội bộ, dự toán công trình, dự toán thi công và thanh toán khối lượng, thanh toán công nợ.
Cùng các phòng, ban khác để giải quyết các vấn đề kinh tế với A, nội bộ công ty và tổng công ty.
Lập báo cáo nhanh, thường xuyên theo yêu cầu của Tổng công ty.
Tổng hợp báo cáo giá trị khối lượng dở dang thường xuyên và định kỳ.
*/ Công tác kế toán, báo cáo quyết toán:
Đôn đốc các đơn vị lập và nộp báo cáo quyết toán tài chính hàng tháng, quý, năm đảm bảo đầy đủ số lượng, chất lượng. Kiểm tra báo cáo của các đơn vị trước khi tổng hợp báo cáo toàn công.
Lập báo cáo kế toán định kỳ hàng tháng, quý, năm của toàn công ty đảm bảo số lượng chất lượng và đúng thời hạn theo Quyết định số 86 TCT/HĐQT ngày 30/03/2000.
Báo cáo tháng hoàn thành trước ngày 10 đầu tháng sau.
Báo cáo quý hoàn thành trước ngày 15 tháng đầu quý sau.
Báo cáo năm hoàn thành trước ngày 20 tháng đầu năm sau.
Lưu trữ chứng từ báo cáo quyết toán toàn công ty, các đơn vị thành viên trực thuộc theo quy định.
Tham gia kiểm tra công tác tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc.
3.3. Kế toán Nhật ký chung Cơ quan Công ty, Kế toán theo dõi thanh toán gán trừ nội bộ, thực hiện nghĩa vụ Ngân sách Nhà nước (Phụ trách các tài khoản 133, 136, 139, 142, 154, 333, 336):
+/ Kế toán tổng hợp cơ quan Công ty.
Đôn đốc, thu nhập chứng từ các bộ phận kế toán hàng ngày vào nhật ký chung cơ quan công ty. Đề xuất bổ xung sửa đổi các nghiệp vụ hạch toán chưa chính xác báo cáo Kế toán trưởng giải quyết trước khi vào máy.
Tính các khoản phải thu phụ phí, kinh phí sự nghiệp đối với các đơn vị trực thuộc và phải nộp đối với Tổng công ty.
Hàng tháng tính toán thu lãi vay đối với các đơn vị trực thuộc, lãi vay phải nộp Tổng công ty xong trước ngày 28 cuối tháng. Khoá sổ và đối chiếu, lập biên bản đối chiếu công nợ nội bộ với Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc xong trước ngày 04 đối với báo cáo tháng và ngày 08 đối với báo cáo quý.
Lập báo cáo kế toán định kỳ hàng tháng, quý, năm của Cơ quan Công ty đảm bảo số lượng, chất lượng và bảo đảm đúng thời hạn theo Quyết định số 86 TCT/HSQT ngày 30/03/2000. Đối báo cáo tháng xong trước ngày 8 tháng sau, quý xong trước ngày 10 tháng đầu quý sau, năm xong trước ngày 15 tháng đầu năm sau.
Lưu trữ chứng từ sổ sách, báo cáo cơ quan công ty tho quy định( đóng chứng từ, sổ sách hàng tháng xong trước ngày 20 tháng sau).
+/ Kế toán theo dõi tình hình thu nộp với Ngân sách NN:
Lập tờ kê khai nộp thuế hàng tháng xong trước ngày 12 tháng sau.
Quyết toán định kỳ với cơ quan Thuế lập báo cáo quyết toán Thuế Cơ quan công ty và toàn công ty theo quy định. Theo dõi và lập báo cáo tình hình thực hiện các khoản nộp Ngân sách nhà nước.
+/ Tham gia kiểm tra công tác tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc.
3.4. Kế toán Ngân hàng, Phải trả người bán. Theo dõi việc ký kết, thực hiện thanh lý các hợp đồng mua bán vật tư. (Phụ trách các TK 1121, 144, 331, 311, 341).
Lập kế hoạnh tín dụng vốn lưu động, theo dõi các hợp đồng vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và kế hoạch trả nợ các khoản vay đó.
Lập hồ sơ chứng từ thanh toán và theo dõi thanh toán qua Ngân hàng.
Theo dõi các khế ước vay( ngắn hạn, trung hạn ) Ngân hàng, báo Kế toán trưởng các khế ước đến khi hạn thanh toán.
Theo dõi các hợp đồng mua bán vật tư máy móc, thiết bị mở sổ theo dõi việc ký kết, thực hiện, thanh lý cho từng hợp đồng. Đối chiếu công nợ phải trả người bán thường xuyên và định kỳ.
+/ Tham gia kiểm tra công tác tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc.
3.5. Theo dõi thanh toán các hợp đồng xây lắp giao khoán cho các đơn vị; hợp đồng giao khoán Chủ công trình của dự án Nha Trang, dự án Nà lơi; theo dõi các dự án đầu tư và nguồn kinh phí đào tạo toàn công ty (phụ trách các TK, 241,414,415,431,441).
+/ Kế toán theo dõi các dự án đầu tư, nguồn kinh phí đào tạo
Theo dõi các dự án đầu tư của Công ty từ lúc triển khai thực hiện đến khi thanh, quyết toán đầu tư cho từng dự án.
Theo dõi thanh, quyết toán nguồn kinh phí đào tạo của công ty.
Thực hiện việc thanh quyết toán các dự án đầu tư.
+/ Tham gia kiểm tra công tác tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc.
3.6. Kế toán Tiền mặt, thanh toán tạm ứng, kế toán giao khoán Chủ công trình điện Thái Nguyên, Nam Định (Phụ trách các TK 1111, 141).
+/ Kế toán Tiền mặt, thanh toán:
Nhận và kiểm tra các chứng từ gốc lập các thủ tục thu chi quỹ các khoản thanh toán. Viết phiếu Thu, phiếu Chi và trình ký duyệt. Cùng Thủ quỹ kiểm kê quỹ hàng ngày và vào sổ kiểm quỹ.
Đôn đốc thanh toán dứt điểm các khoản nợ tạm ứng, nợ phải thu. Các khoản nợ tạm ứng quá hạn, dây dưa, kéo dài, báo nợ cho từng cá nhân và trừ vào lương hàng tháng.
+/ Tham gia kiểm tra công tác tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc.
3.7. Kế toán Tiền lương và Bảo hiểm xã hội, phải thu khách hàng, Phải thu khác, kế toán thu vốn ( phụ trách các TK 334,338,131)
+/ Kế toán tiền lương và BH
Cùng Phòng tổ chức hành chính xác định BHXH, BHYT của người lao động theo từng đơn vị và tổng hợp toần Công ty, theo dõi tình hình thanh quyết toán các khoản thu chi BHXH, BHYT và KPCĐ.
Nhận bảng chấm công và các chứng từ liên quan khác. Tính lương và các khoản được hưởng theo chế độ từng người. Trừ triệt để các khoản tạm ứng, vay lương, BHXH, BHYT và các khoản công nợ khác. Chi trả lương hàng tháng Cơ quan Công ty kịp thời.
Tính toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ và các nguồn quỹ ủng hộ phải thu các đơn vị trực thuộc và phải nộp Tổng công ty.
+/ Kế toán Thu vốn:
Lập hồ sư thanh toán theo từng giai đoạn trên cơ sở phiếu giá được xác nhận, thanh toán tiền về tài khoản.
Báo cáo thu vốn thường xuyên (16h thứ sáu hàng tuần) và định kỳ 25 hàng tháng toàn công ty. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thu vốn các đơn vị.
Tổng hợp báo cáo tình hình thanh toán phải thu khách hàng. Nắm chính xác cụ thể từng khoản nợ phải thu của khách hàng.
+/ Tham gia kiểm tra công tác tài chính kế toán các đơn vị trực thuộc.
3.8. Kế toán vật tư, Theo dõi TSCĐ, dụng cụ hành chính, Công cụ xuất dùng (Phụ trách các tài khoản 142, 152, 153, 155, 159, 211, 214, 241, 335, 411):
+/ Kế toán Tài sản:
Mở thẻ TSCĐ cho tất cả các TS hiện có. Thu nhận chứng từ và hoàn thiện các thủ tục đề nghị Tổng Công ty tăng giảm TSCĐ kịp thời.
Theo dõi tình hình biến động TSCĐ của toàn Công ty (tăng giảm nội bộ, mua sắm mới) ra quyết định kịp thời. Theo dõi khấu hao TSCĐ và tình hình thanh lý TSCĐ.
Theo dõi tình hình thực hiện sữa chữa lớn TSCĐ và quyết toán Chi phí sữa chữa lớn TSCĐ.
Lưu trữ hồ sơ tăng, giảm TSCĐ toàn công ty, hồ sơ quyết toán sửa chữa lớn TSCĐ.
Định kỳ 25 hàng tháng tính toán thu khấu hao tài sản, chi phí sửa chữa lớn cho các đơn vị và khấu hao phải nộp cho Tổng công ty.
Kế toán theo dõi công cụ, dụng cụ xuất dùng:
Mở sổ theo dõi CCDC xuất dùng. Lập báo cáo phân bổ hàng tháng của cơ quan công ty và Tổng hợp toàn Công ty.
3.9. Thủ quỹ làm công tác hành chính của phòng lưu trữ công văn đi, đến.
Tập hợp chứng từ thu chi, vào sổ quỹ cuối ngày giao kế toán nhật ký chung vào máy.
Mở sổ theo dõi công văn đi, công văn đến theo thứ tự, thời gian, số công văn và nội dung trích yếu. (Công văn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0406.doc