Đề tài Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống trả lương cho người lao động ở công ty giầy Thụy Khuê

Lời mở đầu

Nội dung

Phần I Những lý luận cơ bản về hệ thống trả công cho người

 lao động trong doanh nghiệp.

 I - Khái niệm và các loại thù lao lao động.

 1 Thù lao cơ bản

2 Các khuyến khích.

3 Các phúc lợi

II- Một số yếu tố ảnh hưởng đến thù lao lao động

1 các yếu tố bên ngoài tổ chức

2 Các yếu tố thuộc về tổ chức

3 Các yếu tố thuộc về công việc

4 Các yếu tố thuộc về cá nhân.

III- Xây dựng và quả trị hệ thống trả công.

1 Hệ thống thang bảng lương.

2 Xây dựng hệ thống trả công doanh nghiệp.

IV - Các hình thức trả công.

1 Hình thức trẩ công theo thời gian.

2 Hìng thưc trả công theo sản phẩm.

Phần II

 Phân tích thực trạng trả công cho người lao động tại công ty giầy

 Thuỵ Khuê.

 II- Giới thiệu chung về công ty giầy Thuỵ Khuê.

 1 Quá trình hình thành và phát triển.

 2 Chức năng nhiệm vụ

 II- Phân tích thực trạng hệ thống trả lương cho người lao động tại công ty giầy Thuỵ Khuê.

 1 Hình thức trả lương theo thời gian.

 2 Hình thức trả lương theo sản phẩm.

PHẦN III

 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống trả lương cho người lao động tại Công ty giầy Thuỵ Khuê.

 1 Đối với lao động quản lý.

 2Đối với công nhân trực tiếp sản xuất.

 Kết luận

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống trả lương cho người lao động ở công ty giầy Thụy Khuê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o cấp bậc. Chế độ tiền lương theo cáp bậc là toàn bộ những quy định của nhà nước và xí nghiệp, doanh nghiệp áp dụng,vận dụng để trả lương cho người lao động. Để trả lương cho người lao đọng một cách công bằng thì doanh nghiệp phải căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động. Chế độ tiền lương theo cấp bậc có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động và đối với cả doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, chế độ tiền lương theo cấp bậc có tác dụng làm cho việc bố trí và sử dung lao động phù hợp với khả năng về sức khoẻ và trình độ lành nghề của người lao động, tạo cơ sở để lập kế hoạch xây dựng và đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu về lao động khi doanh nghẹp cần. Mặt khác chế độ tiền lương theo cấp bậc tạo khả năng điều chỉnh tiền lương theo cấp bậc tạo khả năng điều chỉnh tiền lương giữa các ngành nghề một cách hợp lý. Còn đối với người lao động,chế độ tiền lương theo cấp bậc có tác dụng khuyến khích người lao động làm việc trong môi trường độc hại, công việc nặng nhọc và khuyến khích họ nâng cao tay nghề. Nội dung của chế độ tiền lương cấp bậc: 1.1.1 Thang lương Thang lương là bản xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề giống nhau,theo trình độ lành nghề của họ.Như vậy những ngành nghề khác nhau sẽ có thang lương khác nhau.Trong thang lương gồm có các bậc lương.Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân và được xếp từ thấp đến cao.Tương ứng với mỗi bậc lương là một hệ số lương. Hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở bậc nào đó. Ngoài ra còn có một số khái niệm khác như bội số của thang lương,hệ số tăng tuyệt đối, hệ số tăng tương đối liên quan đến thang lương. Hệ số tăng tương đối của hệ số lương là hiệu số của hai hệ số lương liên tiếp nhau. Htg = Hn- Hn-1 Trong đó Htđ: hệ số tăng tuyệt đối Hn : hệ số lương bậc n Hn-1: hệ sô lương bậc đứng trước bậc n Hệ số tăng tương đối của hệ số lương là tỷ lệ giữa hệ số tăng tương đối với hệ số lương đứng trước đó. Htgđn= Htđ/Hn-1 Trong đó: Htgdn :hệ số tăng tương đối Htđ : hệ số tăng tuyệt đối Hn-1 : hệ số lương của bậc lương đứng trước 1.1.2 Trình tự xây dựng một thang lương Xác định chức danh nghề cho nhóm công nhân trong cùng một nghề hay một nhóm nghề. Việc xây dựng chức danh nghề nghiệp căn cứ vào tính chất và đặc điểm, nội dung quá trình lao động. Những công nhân làm những công việc có tính chất tưong tự nhau thì được xếp vào cùng một ngành nghề.Theo cách xếp như vậy chúng ta có ngành nghề như cơ khí, xây dựng, may dệt... tương ứng có các công nhân cơ khí,công nhân xây dựng, công nhân may. Khi tiến hành xác định hệ số lương của thang lương cần phải phan tích các yếu tố về thời gian học tập ,thời gian đào tạo bồi dưỡng và thời gian tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng làm việc để xác định bậc lương cao nhất cho phù hợp. Xác định số bậc của thang lương Xác định số bậc của thang lương dựa trên cơ sở bội số của thang lương, tính chất phức tạp của sản xuất và mức độ trang bị kỹ thuật cho người lao động. Những ngành nghề có tính chất phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao thường được thiết kế thang lương theo nhiều bậc. ở nước ta có kết cấu là 7 bậc. Xác định hệ số của các bậc. Dựa vào bội số của thang lương,số bậc trong thang lương và tính chất trong hệ số tăng tương đối mà xác định hệ số lương tương ứng cho từng bậc lương. 1.1.3. Mức tiền lương Mức tiền lương là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, hay tháng) phù hợp với các bậc trong thang lương. Thời gian dùng làm đơn vị tính khi trả lương vcho người lao động tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của hoạt động sản xuất cũng như trình độ tổ chức và quản lý ở mỗi ngành, vùng, khu vực hay mỗi quốc gia.ở một số nước có nền kinh tế phát triển, các ông chủ doanh nghiệp có thể trả lương theo giờ,còn đối với nước ta hình thức trả lương tháng là phổ biến nhất. Trong một thang lương, mức tuyệt đối của mức lương được quy định cho bậc 1 hay mức lương tối thiểu, còn các bậc còn lại được tính dựa vào suất lương bậc 1 và hệ số lương tương ứng với bậc đó. Như vậy cách tính lương cho các lao động có bậc lương không phải bậc 1 như sau: Si=S1*ki Trong đó: Si : suất lương bậc i S i suất lương bậc 1 ki: hệ số lương bậc i Mức lương bậc 1 là mức lương ở bậc thấp nhất trong nghề.Mứclương bậc 1 của một nghề nào đó luôn luôn lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu. Chế độ trả lương theo chức vụ. Chế độ tiền lương theo chức vụ là toàn bộ những quy định của nhà nước mà các tổ chức quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và các doanh nghiệp áp dụng để trả lương cho người lao động. Khác với lao động trực tiếp,lao động quản lý không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội .Do việc xác định kết quả lao động cho lao động quản lý khó nên hình thức trả lương theo chức vụ được áp dụng cho lao động quản lý. Xây dựng chế độ tiền lương chức vụ. Tiền lương trong chế độ tiền lương chức vụ được trả theo thời gian, thường là theo tháng và dựa vào bảng lương chức vụ. Nhóm chức danh trong lao động quản lý bao gồm: Chức danh lãnh đạo quản lý. Chức danh chuyên môn kỹ thuật Chức danh thực hành ,phục vụ Đánh giá sự phức tạp của lao đọng quảnlý trong tưng chức danh. Xác định bội số và số bậc trong bảng lương hay ngạch lương. Xác định mức lương bậc 1 và các bậc cao hơn. 2. Xây dựng hệ thống trả công trong doanh nghiệp 2.1 Xem xét mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật Bất kỳ một quốc gia nào cũng phải thường xuyên quan tâm đến cải cách và hoàn thiện chính sách về tiền lương.ở nước ta,trong những năm qua chính sách tiền lương đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế, đồng thời cải thiện điều kiện sống và làm việc của người lao động.Từ khi ban hành nghị định 235/HĐBT tháng 9 năm 1985 đến đầu năm 1993, nhà nước ta đã điều chỉnh mức lương 21 lần.Tháng 4 năm 1993 thực hiện cải cách chính sách tiền lương ban hành nghị định 25/CP và 26/CP về chế độ tiền lương cho công nhân viên chức khu vực hành chính sự nghiệp. Từ đó đến nay mặc dù thang bảng lương và cơ chế quản lý chưa thay đổi nhưng mức tiền lương tối thiểu đã có nhiều thay đổi. Cụ thể là ngày01/04/1993 là 120.000đ, ngày 01/01/1997 là 144.000đ, ngày 01/01/2000 là 180.000đ, ngày 01/01/2001 là 210.000đ và đến đầu năm 2003 mức tiền lương tối thiểu tăng lên là 290.000đ. Theo quy định này của nhà nước thì khi trả lương cho người lao động, các doanh nghiệp không được trả thấp hơn mức quy định này. 2.2 Khảo sát mức lương thịnh hành trên thị trường Trên thực tế không phải tất cả các doanh nghiệp đếu có cùng một hệ thống trả lương mà giữa các doanh nghiệp đều có hệ thống chính sách trả lương phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình.Vì vậy khi xây dựng hệ thống trả luơng thi người cán bộ làm công tác tiền lương phải khảo sát mức lương thịnh hành trên thị trường.Tuy nhiên điều này không dễ gì vì các doanh nghiệp đèu không muốn công bố chính xác hệ thống trả lương của doanh nghiệp mình.Đây cũng là một điều dễ hiểu vì họ muốn thu hút lao động giỏi băng các chính sách tiền lương của doanh nghiệp mình. 2.3. Đánh giá công việc Dựa vào bảng đánh giá thực hiện công việc mà công ty sẽ đưa ra chính sách tiền lương hợp lý và khuyến khích người lao động. 2.4. Xác định các ngạch lương. Khi các chuyên gia về lao động đã xác định rõ các bước trên thì sau đó cần nhóm các công việc dọc theo thứ bậc giá trị các công việc và được trả cùng một mức lương. 2.5 Xây dựng mức lương cho từng ngạch 2.6 phân chia ngạch lương thành các bậc lương V. Các hình thức trả công. Hình thức trả công theo thời gian Trả lương theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với lao động quản lý.Do tính chất và đặc điểm của lao động quản lý là hoạt động trí óc mang tính sáng tạo cao, và sản phẩm do hoạt động trí óc mang lại khó xác định thành con, cái, chiếc. Các công việc khó định mức, đòi hỏi chất lượng cao cũng không thể áp dụng hình thức trả công theo sản phẩm. Các công việc này khi thực hiện cần phải có kỹ năng và sáng tạo.Do đó chỉ có hình thức trả lương theo thời gian là phù hợp với các lao động làm công việc này. Ngoài ra trả công theo thời gian còn được áp dụng đối với các công việc có năng suất chất lượng phụ thuộc vào máy móc, và các hoạt động sản xuất mang tính chất tạm thời hoặc làm thử. Hình thức trả công theo thời gian còn nhiều hạn chế hơn so với hình thức trả lương theo sản phẩm vì tiền lương chưa gắn với kết quả sản xuất mà người lao động đã đạt được trong thời gian làm việc.Tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào mức độ cấp bậc và thời gian làm việc thực tế. Có hai loại hình thức trả lương theo thời gian: Chế độ trả công theo thời gian đơn giản. Tiền công do chế độ trả công theo thời gian quyết định là tiền công mà mỗi người lao động được do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế ít hay nhiều. Tiền lương được tính như sau: Ltt=Lcb* T Trong đó: Ltt: tiền lương thực tế của người lao động nhận được. Lcb: tiền lương cấp bậc tính theo thời gian T: thời gian làm việc thực tế của người lao động. Như vậy dựa vào thời gian lao động,chúng ta có 3 loại lương theo thời gian đơn giản.Đó là lương giờ ,lương ngày, và lương tháng. Nhược điểm của chế độ trả theo hình thức này là mang tính chất binh quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc và tiết kiệm nguyên vật liệu. 1.2 Chế độ trả công theo thời gian có thưởng. Chế độ trả công này là sự kết hợp giữa chế độ trả công theo thời gian đơn giản với tiền lương khi đạt chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định. Tiền lương được tính như sau: Ltt=Lcb*T + Thưởng Trong đó: Ltt : tiền lương thực tế mà người lao động nhận được Lcb: tiền lương cấp bậc tính theo thời gian T thời gian làm việc thực tế của người lao động 2. Hình thức trả công theo sản phẩm. Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm,dịch vụ mà họ đã hoàn thành. Trả lương theo sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động cũng như là đối với doanh nghiệp. Tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuôc rất lớn vào bản thân người lao động.Vì đây là hình thức trả lương theo sản phẩm,người lao động hoàn thành tốt công việc của mình thì đều có khả năng nhận được lương cao trả lương theo sản phẩm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, khuyến khích ra sức học tập, nâng cao kỹ năng và phát huy tính sáng tạo.Đây cũng chính là cơ sở nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý. Muốn hình thức trả lương theo sản phẩm thực sự phát huy tác dụng thì các doanh nghiệp phải bảo đảm các điều kiện sau: Xây dựng mức có căn cứ kỹ thuật:việc xây dựng mức phải dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bộ phận bước công việc và điều kiện tổ kỹ thuật hoàn thành nó. Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc Làm tốt công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm Giáo dục tốt ý thức trách nhiệmcủa người lao động. Các hình thức trả công theo sản phẩm 2.1. Trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. Hình thức trả công này được áp dụng cho từng công nhân,tiền lương sẽ tỷ lệ thuận với số sản hẩm thực tế mà người công nhân làm ra và được nghiệm thu về chất lượng. Liên quan đến chế độ trả công này có khái niệm đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương là mức tiền lương trả chongười lao động khi họ hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay công việc. Đơn giá tiền lương được tính như sau: ĐG=L0/Q hay ĐG=L0*T trong đó: ĐG : đơn giá tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm L0: lương cấp bậc của công nhân Q: Mức sản lượng của công nhân trong kỳ T: mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm. Tiền lương người lao động nhận được trong kỳ là: L1=ĐG*Q1 Trong đó: L1 : tiền lương thực tế của người công nhân nhận được ĐG: Đơn giá tiền lương Q1 : Số sản phẩm thực tế hoàn thành Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân cho mối quan hệ rõ ràng giữa tiền lương và năng suất lao động.điều này kích thích khả năng người lao động đồng thời nâng cao năng suất lao động. Nhược điểm: Nếu không giáo dục tốt ý thức trách nhiệm của người lao động thì người lao động sẽ đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ máy móc do chạy theo số lượng. 2.2. Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể. Tiền lương được trả cho một nhóm người lao động khi họ hoàn thành một khối lượng sản phẩm nhất định ,sau đó mới được phân chia cho các thành viên trong nhóm theo phương pháp nhất định. Theo phương pháp này doanh nghiệp cũng phải tính được đơn giá tiền lương ĐG = ĐG = ĐG = L * T Trong đó: SLi:Tổng lương cấp bậc của cả nhóm Q: mức sản lượng của nhóm Ti: Mức công việc bậc i L: mức lương cấp bậc bình quân T: mức thời gian n: số công nhân Sau khi tính được đơn giá tiền lương cho nhóm công nhân,tuỳ từng điều kiện cụ thể mà chia tiền lương cho từng cá nhân.Có thể dùng hệ số điều chỉnh hoặc là giờ - hệ số. Ưu điểm: Khuyến khích người lao động quan tâm tới hợp tác vì tiền lương của từng người phụ thuộc vào tiền lương của cả nhóm. Bên cạnh lợi ích đó thi hình thức trả lương nay cũng có nhược điểm đó là có một số lao động thiếu trách nhiệm, không chịu làm việc và ỷ lại vào người khác. 2.3. Chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp Hình thức trả lương này được áp dụng đối với lao động là công nhân phụ mà công việc của họ ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm. Ta vẫn phải xác định đơn giá tiền lương ĐG=L/M*Q Trong đó: L: mức lương cấp bậc của công nhân phụ M:mức phục vụ của công nhân phụ Q mức sản lượng của công nhân chính Tiền lương thực tế của công nhân phục vụ: L1=ĐG*Q1 Trong đó: L1: tiền lương thực tế của công nhân phụ ĐG: đơn giá tiền lương Q1; Mức sản lượng hoàn thành thực tế của của công nhân chính. 2.4 Chế độ trả lương khoán Chế độ trả lương khoán được áp dụng cho công việc giao từng chi tiết, từng bộ phận. Tính đơn giá khoán, từ đó xác định được tiền lương thực tế mà người lao động nhận được. LI=ĐGK*QI Trong đó: LI: tiền lương thhực tế công nhân được ĐGK: Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay một công việc QI: Số lương sản phẩm hoàn thành Trả lương theo sản phẩm khoán có tác dụng làm cho người lao động phát huy tính sáng tạo và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hoá quá trình làm việc, giảm thời gian lao động, hoàn thành nhanh công việc giao khoán.Tuy nhiên việc xác định đơn giá khoán còn khó và phức tạp. 2.5 Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng. Trả công theo sản phẩm có thưởng là hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp với các hình thức thưởng Lth=L+L*m*h/100 Trong đó: Lth: tiền lương sản phẩm có thưởng L: tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá cố định m:% tiền thưởng hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng h:%hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng. Hình thức trả lương này sẽ khuyến khích người lao động hoàn thành tốt công việc được giao. 2.6. Chế độ trả lương theo sản phẩm lũy tiến. Hình thức này được áp dụng ở những “khâu yếu” trong sản xuất.Đó là khâu ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sản xuất. Phần 2 Phân tích thực trạng hệ thống trả lương cho người lao động tại công ty giầy Thụy Khuê I. Giới thiệu chung về công ty Giầy Thụy Khuê 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty giầy Thụy Khuê là một doanh nghiệp nhà Nhà nước thuộc sở công nghiệp Hà Nội, tiền thân là xí nghiệp quân khu X30 ra đời năm1957 chuyên sản xuất giầy vải và mũ cứng cung cấp cho quân đội.Năm 1978,xí nghiệp quân khu X30 sát nhập vào xí nghiệp giầy Thượng Đình và trở thành một phân xưởng của xí nghiệp giầy Thượng Đình tại 152 phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà nội.Do yêu cầu phát triển của ngành năm 1989 được UBND thành phố Hà Nội cho tách ra thành xí nghiệp giầy vải Thụy Khuê. Lúc tách ra xí nghiệp có 560 cán bộ công nhân viên, vốn ít, cơ sở vật chất thiết bị lạc hậu. Gần như mọi công việc của xí nghiệp là làm thủ công do đó việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp gặp nhiều khó khăn. Lúc này thị trường truyền thống của công ty là Liên xô và các nước Đông Âu không còn nữa, vì thế doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Để tồn tại, doanh nghiệp phải tìm cho mình những thị trường mới, muốn vậy công ty phải đầu tư, trangbị các thiết bị công nghệ mới. Cuối năm 1992 công ty GiầyThụy Khuê hợp tác với công ty P.D.G của Thái Lan mở thêm một dây chuyền sản xuất giầy dép nữ thời trang xuất khẩu. Quy mô sản xuất được mở rộng, công ty đã tuyển thêm 250 lao động, doanh thu của công ty cũng tăng lên từ 7 tỷ đồng trên một năm lên 14 tỷ đồng năm 1994.Với những thành tích đạt được,tập thể cán bộ công nhân viên của công ty đã được chính phủ tặng bằng khen. Để tạo cho xí nghiệp hoạt động và mở rộng sản xuất,UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định số 2558/QĐUB ngày08/07/1993 đổi tên xí nghiệp giầy vải Thụy Khuê thành công ty giầy Thụy Khuê. Mở rộng chức năng nhiệm vụ của công ty để công ty chủ động hợp tác,liên doanh,liên kết mở rộng thị trường. Năm 1994, công ty hợp tác sản xuất với công ty Chiarming, Đài Loan mở thêm dây chuyền sản xuất thứ 3 chuyền sản xuất giầy cao cấp xuất khẩuvà được thành phố Hà Nội gắn biển “Công trình kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng thủ đô”. Lúc này công ty đã tuyển thêm 300 lao động, nâng tổng số lao động của công ty lên trên một nghìn lao động.doanh thu năm 1994 đạt 24 tỷ đồng, như vậy so với năm 1993 doanh thu của công ty đã tăng 35%. Không dừng lại ở đó,ban lãnh đạo công ty tiếp tục đề ra chiến lược tăng tốc. Năm 1995 công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất giây xuất khẩu với giá trị đầu tư trên 7 tỷ đồng và tuyển thêm 300 lao động. Nhờ có đàu tư trang thiết bị mà doanh thu của công ty không ngừng được nâng lên. Ngoài việc đầu tư thiết bị công ty còn chú ý đến việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm cải thiện điều kiện làm việc và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một trong những thành công là sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế cho nguyên liệu ngoại nhập đã giúp công ty giảm đuợc giá thành sản phẩm. Năm 1996, công ty thực hiện chiến lược phát triển kinh tế 5 năm từ 1996 dến 2000. Công ty tiếp tục hợp tác sản xuất với công ty Yenkee, Đài Loan, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất giầy nữ thời trang xuất khẩu với số vốn đầu tư là 6,5 tỷ đồng.Với sự hợp tác này công ty đã tạo thêm việc làm cho 350 lao động. Với 7 dây chuyền sản xuất và trên 2000 lao động,hàng năm công ty vẫn đầu tư theo chiều sâu nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty cũng thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng ,sản phẩm làm ra không những bền mà cần phải đẹp. Cùng với việc đầu tư thiết bị,công nghệ hiện đại,công ty cũng đã sắp xếp lại bộ máy quản lý của công ty cho phù hợp với sự phát triển . Để xây dựng niềm tin với khách hàng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đảm bảo sự phát triển bền vững, công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 và được trung tâm chứng nhận phù hợp với tổng cục tiêu chẩn đo lường chất lưọng cho hai bộ tiêu chuẩn này. 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty. Ngay từ khi thành lập năm 1957 công ty có nhiệm vụ sản xuất giầy vải và mũ cứng phục vụ quân đôị. Từ năm 1978 sát nhập với xí nghiệp gầy vải Thượng Đình nhiệm vụ chính là may gia công mũ, giầy vải cho Liên Xô cũ và sản xuất giầy bảo hộ tiêu thụ trong nước. Theo quyết định số 2558/QĐUB ngày 08/07/1993 đổi tên xí nghiệp giầy Thụy Khuê thành công ty giầy Thụy Khuê, công ty có thêm chức năng là có thể sản xuất khẩu các sản phẩm do công ty sản xuất thuộc ngành da giầy, Công ty được phép nhập khẩu các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ sản xuất,công ty được phép liên doanh liên kết để mở rộng sản xuất . Do sự phát triển của công ty ,UBND thành phố Hà Nội có quyết định số 341/QĐUB ngày 19/01/1998 bổ xung nhiệm vụ cho công ty giầy Thụy Khuê như sau: Đựơc phép nhập khẩu các loại sản phẩm máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu, hoá chất bao bì và các sản phẩm liên doanh phục vụ sản xuất kinh doanh phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đào tạo cán bộ chuyển giao công nghệ, lắp đặt thiết bị xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp làm giầy. Được đặt chi nhánh, mở của hàng tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm liên doanh,làm đại lý đại diện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước,được xuất nhập ủy thác cho các đơn vị kinh tế có nhu cầu. Trên đây là một số thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giầy Thụy khuê. Để hiểu rõ hơn về công ty ta hãy xem sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty. Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc kỹ thuật Phó tổng giám đốc kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức Phòng cơ năng phòng đảm bảo chất lượng Phòng y tế Phòng hành chính Phòng kế hoạch xí nghiệp giầy số I Xí nghiệp giầy số III Phòng kế toán tài chính Phó tổng giám đốc sản xuất Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty giầy thuỵ khuê 3. Hệ thống trả lương của công ty giầy Thụy Khuê. 3.1. Trả lương theo thời gian Tại công ty giầy Thụy Khuê,hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng đối với lao động quản lý,lao động không trực tiếp sản xuất.Đó là lao động thuộc các phòng ban của công ty bao gồm lao động các phòng kỹ thuật, phòng đảm bảo chất lượng, phòng cơ năng, phòng tổ chức, phòng y tế,phòng hành chính ,phòng kế hoạch kinh doanh. Hình thức trả lương của công ty là theo hình thức lương theo thời gian đơn giản.Tiền lương mà người lao động nhận được do mức lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế quyết định. Số lao động làm việc hưởng lương theo thời gian chiếm 16,5% tổng số lao động của công ty. Như vậy để tính được tiền lương thực tế người lao động được lĩnh ta phai dụa trên mức lương cấp bậc của từng người lao động và thời gian làm việc thực tế của họ.Theo chế độ làm việc hiện nay của công ty,người lao động làm việc 8 tiếng một ngày và một tuần làm 6 buổi,như vây hàng tháng người lao động làm việc 26 ngày. Theo đó tiền lương của người lao động được tính như sau. Mức lương cấp bậc cho từng người lao động: Lcb=ki*Mmin Trong đó: Lcb: lương cấp bậc công việc theo thời gian K: hệ số lương Mmin mức tiền lương tối thiểu theo quy định nhà nước(Mmin=290.000đ) Sau đó để tính được tiền lương thực tế được lĩnh của người lao động ta phải tiến hành suất lương ngày đối với từng lao động theo công thức sau: Lngày=LCb/26 Trong đó: Lngày:Suất lương ngày của một lao động 26: số ngay làm việc trong tháng của người lao động LCB:: mức lương cấp bậc theo thời gian Từ đó ta tính được tiền lương thực tế được lĩnh của người lao động như sau: Ltt=Lngày* T Trong đó: Ltt:: tiền lương thực tế được lĩnh Lngày: suất lương ngày T: thời gian làm việc thực tế(đơn vị là ngày) Trong quá trình tìm hiểu về công ty tôi được biết công ty trả lương 2 lần trong một tháng cho người lao động.Lần trả đầu tiên gọi là tiền lương tạm ứng.Sau đây là bảng lương thanh toán cho người lao thuộc phòng kỹ thuật của công ty. STT Họ Và TÊN Bậc lương Lương TG & nghỉ việc ngừng việc hưởng 100% Nghỉ việc ngừng việc hưởng phép Tổng tiền lương cơ bản Số công Số tiền Số công Số tiền 1 Nguyễ đình hưng 4,6 23 1.180.084 3 153.924 1.334.008 2 trần kim thanh 3,84 21 815.115 4 155.260 970.375 3 Nguyễn bích liên 2,98 23 764.474 3 99.714 864.188 4 Hoàn tường điểu 2,98 23 764.474 3 99.714 864.188 5 Hà văn luân 2,81 23 720.866 3 67.593 814.892 6 Lê hồng liên 2,02 23 518.213 3 540.734 7 Nguyễn quang huy 2,02 23 518.213 518.203 8 Bùi thu hương 1,78 23 456.642 456.642 9 Nguyễnthu hương 1,78 23 456.642 456.642 10 Nguyễn thy hiếu 1,78 Tổng 24,45 205 6.194.703 19 670.231 6.819.872 Bảng 2: Bảng thanh toán phụ cấp lương và một số khoản khấu trừ khác (tiếp bảng 1) Stt Mức tiền lương cơ bản Tiền bồi dưỡng Phụ cấp lương Phụ cấp thuộc quỹ lương Phụ cấp khác Tổng số tiền lương Tạm ứng BHXH Quỹ Khen thưởng Còn được lĩnh 1 1.334.008 50.000 720.000 2.104.008 350.000 66.700 3000 1.684.308 2 970.375 50.000 560.000 42.000 116.000 1.767.375 250.000 48.519 3000 1.465.856 3 864.188 50.000 640.000 145.000 1.699.1880 250.000 43.209 3000 1.402.979 4 864.188 50.000 560.000 116.000 1590.188 250.000 43.209 3000 1.293.979 5 814.892 50.000 400.000 1264.892 250.000 40.745 3000 971.147 6 540.734 50.000 400.000 46.000 1.036.734 250.000 27.037 3000 756.697 7 518.203 50.000 400.000 46.000 1.014.203 250.000 25.910. 3000 735.293 8 456.642 50.000 400.000 906.642 250.000 22.832 3000 630.810 9 456.642 50.000 400.000 906.642 250.000 22.832 3000 630.810 10 50.000 50.000 T 6.819.732 500.000 4480.000 134.000 337.000 10.699.684 2.400.000 12.289.872 Qua bảng 1 và bảng 2 cho thấy tiền lương cơ bản của anh Nguyễn Đình Hưng được tính như sau: Lcb=4,6*290.000=1.334.000(Đ) Suất lương ngày: Lngày =1.334.000:26 =51.308(đ) Tiền lương cơ bản: 51.308*23=1.180.084(đ) Trong tháng có 3 ngày mất điện do đó người lao động không làm đủ 26 ngày. Ngoài tiền lương cơ bản người lao dộng còn có các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp lươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV502.doc
Tài liệu liên quan