CHƯƠNG I 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN LẬP VÀ PHÂN TÍCH 1
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BCTC 1
1.1.1. Thụng tin kế toỏn tài chớnh và việc trỡnh bày trờn BCTC 1
1.1.1.1. Khỏi niệm về thụng tin kế toỏn tài chớnh 1
1.1.1.2. Thụng tin trỡnh bày trờn BCTC 1
1.1.2. Khỏi niệm, tác dụng, mục đích và yêu cầu của BCTC 2
1.1.3. Những quy định chung về BCTC 5
1.1.4. Những công việc cần phải thực hiện trước và sau khi lập BCTC 7
1.2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 8
1.2.1. Khái niệm và bản chất của BCĐKT 8
1.2.2. Kết cấu và nội dung của BCĐKT 8
1.2.2.1. BCĐKT được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các TK kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý 8
1.2.2.2. Nội dung của BCĐKT 9
1.2.3. Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT 10
1.2.3.1. Cơ sở số liệu 10
1.2.3.2. Phương pháp chung lập BCĐKT 10
1.2.3.3. Phương pháp lập cụ thể 11
1.3. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 11
1.3.1. Tác dụng của BCKQHĐKD 11
1.3.2. Nội dung và kết cấu của BCKQHĐKD 12
1.3.3. Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCKQHĐKD 12
1.3.3.1. Cơ sở số liệu 12
1.3.3.2. Phương pháp lập 13
1.3.3.3. Phương pháp lập phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa 14
1.4. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 14
1.4.1. Tỏc dụng của BCLCTT 14
1.4.2. Nội dung và kết cấu của BCLCTT 15
1.4.3. Phương pháp lập BCLCTT 16
1.4.3.1. Phương pháp lập trực tiếp 16
1.4.3.2. Phương pháp lập gián tiếp 16
1.5. THUYẾT MINH BCTC 17
1.5.1. Tỏc dụng của Thuyết minh BCTC 17
1.5.2. Nội dung và kết cấu của Thuyết minh BCTC 17
1.5.3. Cơ sở số liệu và phương pháp lập Thuyết minh BCTC 18
1.5.3.1. Cơ sở lập 18
1.5.3.2. Phương pháp chung lập Thuyết minh BCTC 18
1.6. PHÂN TÍCH BCTC TRONG DOANH NGHIỆP 19
1.6.1. Những công việc chuẩn bị trước khi phân tích 19
1.6.2. Nội dung phõn tớch BCTC và kỹ thuật phõn tớch 19
1.6.2.1. Phõn tớch BCTC 19
1.6.2.2. Kỹ thuật phõn tớch 20
1.6.3. Tổ chức cụng tỏc phõn tớch BCTC ở doanh nghiệp 20
CHƯƠNG II 22
Thực trạng tổ chức kế toán lập và phân tích bctc ở nhà máy thiết bị bưu điện. 22
2.1. ĐẶC ĐIỂM TèNH HèNH CHUNG VỀ NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN. 22
2.1.1. Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển. 22
2.1.1.1. Nhà máy Thiết bị Bưu điện hiện nay có trụ sở chính ở Hà Nội tên giao dịch Quốc tế là Post And Telecomunications Equipment Factory (POSTEF) 22
2.1.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu về lao động, tài sản, vốn hoạt động của Nhà máy: 27
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Nhà máy Thiết bị Bưu điện 29
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà mỏy 32
2.1.3.1. Ban Giám đốc 33
2.1.3.2. Cỏc phũng ban 33
2.1.3.3. Các phân xưởng 35
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của Nhà máy Thiết bị Bưu điện 37
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 37
2.1.4.2. Hỡnh thức tổ chức cụng tỏc kế toỏn 39
2.1.4.3. Hệ thống tài khoản nhà mỏy sử dụng 39
2.1.4.4. Hệ thống tổ chức sổ kế toỏn 39
2.1.4.5. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho 39
2.2. THỰC TRẠNG CễNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BCTC TRONG NHÀ MÁY 41
2.2.1. Tổ chức cụng tỏc kế toỏn lập cỏc BCTC trong Nhà mỏy 41
2.2.1.1. Đặc điểm các loại BCKT trong Nhà máy 41
2.2.1.2. Phương pháp lập BCĐKT tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện 41
2.2.1.3. Phương pháp lập BCKQHĐKD tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện 44
2.2.1.4. Phương pháp lập “ Thuyết minh BCTC tại Nhà máy” 51
2.2.1.5 Phương pháp lập BCLCTT 57
2.2.1.5.1. Nội dung 58
2.2.1.5.2. Phương pháp lập BCLCTT 58
2.2.2 . Phõn tớch BCTC trong Nhà mỏy 58
2.2.2.1. Thực trạng phõn tớch tỡnh hỡnh TC doanh nghiệp thụng qua BCTC trong Nhà mỏy hiện nay 58
2.2.2.2. Đánh giá thực trạng về tổ chức cụng tỏc kế toỏn lập và phõn tớch BCTC 62
2.2.2.2. Một số mặt cần phõn tớch thờm về tỡnh hỡnh TC thụng qua BCTC của Nhà mỏy 67
2.2.2.3.1. Phân tích đánh giá cấu thành, biến động tài sản, nguồn vốn của Nhà máy. 67
2.2.2.3.2. Phõn tớch kết quả kinh doanh của Nhà mỏy 69
2.2.2.3.3. Phõn tớch tỡnh hỡnh cụng nợ 73
2.2.2.3.4. Rủi ro TC 76
2.2.2.3.5. Phõn tớch hiệu quả việc quản lý sử dụng vốn cố định và vốn lưu động 78
2.3. MỘT SỐ SO SÁNH GIỮA VIỆC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BCTC GIỮA KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ KẾ TOÁN QUỐC TẾ 81
2.3.1. So sỏnh với chuẩn mực kế toỏn Quốc tế 81
2.3.2. So sánh với kế toán các nước 82
Chương III 84
MỘT SỐ í KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BCTC TRONG NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 84
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA NM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 84
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CễNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BCTC 85
3.2.1. Yờu cầu của nội dung hoàn thiện 85
3.2.2. Nội dung hoàn thiện 85
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH TèNH HèNH TC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN 89
3.4. ĐIỀU KIỆN HOÀN THIỆN CÁC NỘI DUNG TRÊN 99
KẾT LUẬN 102
107 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán lập và phân tích bctc trong nhà máy thiết bị bưu điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o thì nộp và khấu trừ nơi đó cho nên Nhà máy đã tổng hợp phần III này theo ba miền:
Bắc, Trung, Nam và ở ba thành phố lớn thì tổng hợp riêng : Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Số liệu ghi vào cột “Cộng toàn Nhà máy năm 2002” là tổng hợp của 3 miền.
Ví dụ :
Chỉ tiêu “Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh” mã số 11 được tổng hợp:
Miền Bắc : 12.412.973.907 (1)
Miền Trung : 1.098.319.002 (2)
Miền Nam : 7.191.161.134 (3)
Tổng hợp toàn Nhà máy : 20.702.454.134
Hà Nội : 2.824.033.873 (4)
Đà Nẵng : 265.487.992 (5)
Thành phố HCM : 2.926.894.880 (6)
Tổng hợp toàn Nhà máy : 6.016.416.745
Các chỉ tiêu còn lại được lập tượng tự.
Và (1) = 2.543.421.085 (VP) + 137.883.957 (CN1) + 2.186.846 (TTBH) +
10.947.187 (PVC mềm) + 129.594.798 (CSTĐ) + 2.824.033.873 (KVHN).
Các chỉ tiêu khác tương tự như chỉ tiêu trên.
2.2.1.4. Phương pháp lập “ Thuyết minh BCTC tại Nhà máy”
Cơ sở lập thuyết minh BCTC:
Thuyết minh BCTC được lập căn cứ vào số liệu trong :
- Các sổ kế toán kỳ báo cáo.
- BCĐKT kỳ báo cáo ( Mẫu số B01-DN).
- BCKQHĐKD kỳ báo cáo (Mẫu số B02-DN).
- Thuyết minh BCTC kỳ trước, năm trước (Mẫu số B09-DN).
Phương pháp lập thuyết minh BCTC (Xem phụ lục 2.4).
- Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố:
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ của Nhà máy được phân chia theo các yếu tố chi phí sau:
- Chi phí Nguyên liệu, vật liệu (NLVL): bao gồm toàn bộ giá trị NLVL, Nhiên liệu, phụ tùng thay thế, CCDC xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo trừ NLVL…bán hoặc xuất dùng cho Xây dựng cơ bản.
Số tiền : 116.682.185.227 (Phụ lục 2.3).
- Chi phí nhân công (CPNC): bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động (thường xuyên hoặc tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo. Trước khi trừ các khoản giảm trừ, chỉ tiêu này bao gồm chi phí về BHXH, BHYT, KPCĐ. Nhà máy phải nộp cho Nhà nước theo quy định. Chỉ tiêu này không bao gồm CPNC cho Xây dựng cơ bản hoặc được bù đắp bằng nguồn khác như: Đảng, đoàn…, các khoản tiền chi từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh :
Số tiền: 12.875.934.003đ (Phụ lục 2.4).
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ TSCĐ của Nhà máy dùng trong sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
- Chi phí khác bằng tiền : Bao gồm các chi phí về tiền điện , nước, điện thoại, vệ sinh, tiếp khách, hội họp, quảng cáo và các dịch vụ khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh:
Số tiền: 55.190.572.893đ (Phụ lục 2.4).
- Tình hình tăng, giảm TSCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm của TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê TC, TSCĐ vô hình, theo từng nhóm tài sản trong kỳ báo cáo như : Nhà cửa, máy móc thiết bị,… về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và lý do tăng giảm chủ yếu.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các TK 211, 212, 213, 214 trong sổ cái, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi TSCĐ. Có thể theo dõi trên phụ lục 2.5
- Tình hình thu nhập của công nhân viên:
Chỉ tiêu này phản ánh số thu nhập bình quân của công nhân viên từ tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp, phụ cấp, có tính chất lương và các khoản tiền thưởng, trước khi trừ các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ TK334 trong sổ cái, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với công nhân viên (Xem phụ lục 2.5).
- Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tăng, giảm các nguồn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo như: Ngân sách cấp, chủ sở hữu góp, nhận góp vốn liên doanh, bổ sung từ lợi nhuận…và lý do tăng, giảm chủ yếu.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các TK 411, 414, 415,416,431, 441 trên sổ cái và sổ kế toán theo dõi các nguồn vốn trên.(Xem phụ lục 2.5)
- Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác:
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm, kết quả các khoản phải thu vào đơn vị khác theo từng loại đầu tư trong kỳ báo cáo như: Đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh ngắn hạn, dài hạn và lý do tăng giảm chủ yếu.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các TK121 trên sổ cái và sổ kế toán theo dõi các khoản đầu tư vào đơn vị khác (xem phụ lục 2.5).
- Các khoản phải thu và nợ phải trả:
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản phải thu và nợ phải trả. Các khoản đã quá hạn thanh toán, đang tranh chấp hoặc mất khả năng thánh toán trong kỳ báo cáo theo từng đối tượng cụ thể và lý do chủ yếu.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả (Xem phụ lục 2.5).
Phương pháp lập một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng TC và kết quả kinh doanh của Nhà máy:
Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:
Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá cơ cấu sử dụng vốn của Nhà máy trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiên này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị thuần của TSCĐ và đầu tư dài hạn (Lấy từ chỉ tiêu mã số 200 trong BCĐKT) hoặc tổng giá trị thuần của TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn (Lấy từ chỉ tiêu mã số 100 trong bảng CĐKT) với tổng tài sản (Lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong bảng CĐKT) của Nhà máy tại thời điểm lập báo cáo.
Cụ thể:
Bố trí cơ cấu nguồn vốn:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cơ cấu hình thành nguồn vốn của Nhà máy trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng nợ phải trả (Lấy từ chỉ tiêu mã số 300 trong BCĐKT) hoặc tổng Nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH) (Lấy từ chỉ tiêu mã số 400 trong BCĐKT) với tổng nguồn vốn (Lấy từ chỉ tiêu mã số 430 trong BCĐKT) của Nhà máy tại thời điểm báo cáo (năm 2002).
Cụ thể:
Khả năng thanh toán:
Khă năng thanh toán hiện hành:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của Nhà máy trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị tài sản (Lấy từ chỉ tiêu mã số 250 trong bảng CĐKT) với tổng số nợ phải trả (Lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 300 trong BCĐKT) của Nhà máy tại thời điểm báo cáo.
Cụ thể:
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khă năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của Nhà máy trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng giá trị thuần và Đầu tư ngắn hạn (lấy tử chỉ tiêu mã số 100 trong BCĐKT) với tổng số nợ ngắn hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 300 trong BCĐKT) của Nhà máy tại thời điểm báo cáo.
Cụ thể:
Khả năng thanh toán nhanh:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của Nhà máy trong kỳ báo cáo:
Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng các khoản tiền (lấy từ số liệu từ chỉ tiêu mã số 110 trong BCĐKT) của Nhà máy tại thời điểm báo cáo.
Cụ thể:
Khả năng thanh toán nợ dài hạn:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao TSCĐ mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn của Nhà máy trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh giá trị còn lại của TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn (lấy từ số liệu trên sổ kế toán chi tiết) với tổng số nợ dài hạn (lấy từ chỉ tiêu mã số 320 trong BCĐKT) của Nhà máy tại thời điểm lập BCTC.
Cụ thể:
Tỷ suất sinh lời:
Tỷ suất lợi nhuận trên DT:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng DT tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế Thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo. Số liệu lấy ở BCKQHĐKD kỳ báo cáo.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:
Chỉ tiên này dùng để đánh giá một đồng vốn của Nhà máy tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận (trước và sau thế Thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Số liệu được lấy trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp (lấy từ chỉ tiêu mã số 60 trong BCKQHĐKD) với tổng Nguồn vốn chủ sở hữu (lấy từ chỉ tiêu mã số 410 trong BCĐKT) của Nhà máy tại thời điểm lập báo cáo.
Cụ thể:
Còn các chỉ tiêu như trên năm 2001 lấy từ thuyết minh BCTC ở kỳ kế toán trước (tức năm 2001).
2.2.1.5 Phương pháp lập BCLCTT
Nhà máy đã tiến hành lập BCLCTT từ năm 1997. Nội dung và phương pháp lập tuân theo Quy định 157/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
2.2.1.5.1. Nội dung
BCLCTT gồm ba phần:
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động TC.
2.2.1.5.2. Phương pháp lập BCLCTT
Nhà máy lập theo phương pháp trực tiếp.
Nguyên tắc chung:
Theo phương pháp này, BCLCTT được lập bằng cách xác định và phân tích trực tiếp các khoản thực thu, chi bằng tiền trên các sổ kế toán vốn bằng tiền theo từng loại hoạt động và theo nội dung thu chi.
Cơ sở lập:
BCĐKT (Mẫu số BO1-DN)
Sổ kế toán theo dõi thu, chi vốn bằng tiền.
Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả.
Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể được Nhà máy lập theo Quyết định 167/2000- BTC.
2.2.2 . Phân tích BCTC trong Nhà máy
2.2.2.1. Thực trạng phân tích tình hình TC doanh nghiệp thông qua BCTC trong Nhà máy hiện nay
ở Nhà máy đã tiến hành phân tích TC doanh nghiệp, việc phân tích này được trình
bày trên Thuyết minh BCTC ở nội dung thứ năm (một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của Nhà máy). Những phân tích ở đây là việc tính toán các chỉ tiêu cơ bản rất khái quát nhưng chưa được diễn giải bằng lời. Tuy nhiên, nhìn vào con số trên đây người sử dụng thông tin có một số nhận xét như sau:
- Về bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn:
TSCĐ chiếm trong tổng tài sản năm 2002 là 26,60% năm 2001 là 25,15%, năm 2002 tỷ suất tăng so với năm 2001 là 3,45%, tốc độ tăng tương đối. Nếu xét về số tuyệt đối thì TSCĐ cũng tăng với số tiền hơn 2 tỷ đồng (từ hơn 35 tỷ đồng năm 2002 đến hơn 37 tỷ dồng năm 2002), tức tăng 5,4%. Trong khi TSCĐ có xu hướng tăng thì TSLĐ có xu hướng giảm xuống tương ứng. Từ chiếm 74,85% trong tổng số tài sản xuống 71,40%. Đây là xu hướng tốt và khả quan của Nhà máy.
Chỉ tiêu nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn, năm 2001 trong tổng nguồn vốn của Nhà máy được tài trợ 32,8% nguồn vốn chủ sở hữu, năm 2002, tỷ lệ đó là 33,27% tăng 0,47%. Nhìn vào số tuyệt đối ta thấy giá trị tài sản năm 2002 tăng so với năm 2001 và nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng ( từ 46 tỷ lên hơn 53 tỷ). Điều này có nghĩa là Nhà máy năm 2002 có mở rộng quy mô sản xuất là do tăng các khoản nợ vay đặc biệt là nợ dài hạn (từ hơn 23 tỷ năm 2001 đén hơn 26 tỷ năm 2002, cụ thể nợ phải trả chiếm trong tổng nguồn vốn lại giảm từ 67,20% (năm 2001) xuống 66,73% (năm 2002) do tổng nguồn vốn tăng lên nhiều.
Như vậy, qua phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy: TSCĐ chiếm trong tổng vốn đầu tư là không lớn lắm. Tuy nhiên, xét về lĩnh vực kinh doanh thì nó đóng vai trò rất quan trọng, tỷ trọng ngày càng tăng, điều này có nghĩa là vai trò của TSCĐ đang ngày càng tăng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và vị thế cạnh tranh của Nhà máy. Và nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng làm tăng tính tự chủ về TC của Nhà máy.
- Về khả năng thanh toán:
Để phân tích khả năng thanh toán, kế toán Nhà máy đã sử dụng các chỉ tiêu: Hệ số thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán nợ dài hạn.
Trong đó khả năng thanh toán hiện hành = Tổng tài sản/Tổng nợ
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng TSLĐ/Tổng nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng tiền/Nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn = TSCĐ và ĐTDH/Nợ dài hạn.
Trong các hệ số khả năng thanh toán trên, đối tượng sử dụng thông tin thường quan tâm đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh. Như vậy, trước hết ta xem xét hại loại hệ số này.
Căn cứ vào số liệu ở bảng phân tích trên thuyết minh BCTC ta thấy hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Nhà máy như sau: năm 2001 là 1,51%; năm 2002 là 1,47% có nghĩa là cả 2 năm Nhà máy hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm. Nhưng để thanh toán nhanh thì Nhà máy không đủ tiền để thanh toán. Cụ thể khả năng thanh toán nhanh năm 2001 là 0,05; năm 2002 là 0,03. Và căn cứ vào báo cáo này niên độ kế toán trước cho biết hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0,07, điều này cho thấy rằng năm 2000 lượng tiền mặt cũng có số lượng tương đối. Tuy không đủ khả năng để thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn nhưng cũng tạm chấp nhận, nhưng trên thực tế ít có các doanh nghiệp nào có đủ lượng tiền mặt để thanh toán hết các khoản vay ngắn hạn, nếu lượng tiền mặt quá nhiều làm vòng quay vốn chậm là giảm hiệu quả sử dụng vốn. Thực tế cho thấy, nếu hệ số khả năng thanh toán tức thời trong khoảng 0,1đến 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan. Nhưng đến năm 2001-2002 thì hệ số này quá thấp đã giảm so với năm 2000, chắc chắn Nhà máy sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả hoặc quá hạn cần thanh toán tức thời nếu không có sự trợ giúp từ Tổng cục Bưu chính Viễn Thông Việt Nam.
Còn hệ số khả năng thanh toán hiện hành là một chỉ tiêu tổng quát nhất cho khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp bằng tài sản của mình như thế nào. Nó là chỉ tiêu nghịch đảo của Hệ số nợ/Tổng tài sản. Năm 2001, hệ số này là 1,49 năm 2002 là1,50. Vậy nó đã tăng lên, đây là một điều dễ hiểu vì hệ số nợ giảm 67,2% xuống 66,73% năm 2001 so với năm 2002.
Khả năng thanh toán nợ dài hạn cho biết các khoản nợ dài hạn được Nhà máy dùng vốn cố định để thanh toán như thế nào. Các nhà đầu tư dài hạn thường quan tâm đến khả
năng sinh lời và đảm bảo hoàn trả của đồng vốn. Số liệu trên cho thấy:
Trong năm 2001, một đồng nợ dài hạn được đảm bảo bởi 1,24 đồng TSCĐ và đầu tư dài hạn, con số này năm 2002 giảm chỉ còn 0,90 đồng nhưng tốc độ giảm không lớn lắm. Điều đáng nói là năm 2002 không đủ khả năng thanh toán (bé hơn 1). Đây là điều cần quan tâm và xử lý đối với các nhà quản trị.
Như vậy, nói một cách khái quát nhất là khả năng thanh toán của Nhà máy trong những năm gần đây chưa thật sự khả quan (năm 1999 là 5,9; năm 2000 là 3,28; năm 2001 là 1,24 và năm 2002 là 0,90).
- Về tỷ suất sinh lời:
Qua bảng phân tích ta có nhận xét sau:
Lợi nhuận trước thuế trên DT năm 2001 là 6,27%; năm 2002 là 6,14%; Tỷ suất này đã bị giảm 6,27%-6,14% =0,13%, tốc độ giảm 2,07%. Năm 2001 trong 200 đồng DT tạo ra được 6,27 đồng lợi nhuận, năm 2002 con số này bị giảm xuống còn 6,14%. Như vậy, năm 2002 cứ 100 đồng DT đã bị giảm đi 0,13 đồng lợi nhuận so với năm 2001. Nếu xem ở phần này của BCTC ở niên độ kế toán trước thì cũng bị giảm. Chứng tỏ khả năng sinh lời của Nhà máy đã có xu hướng giảm (Năm 1999 là 6,53% năm 2000 là 5,59%) Xem xét tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DT thì cứ 100 đồng DT năm 2002 bị giảm 4,57 đồng – 4,27 đồng = 0,30 đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2001 là 7,25%, năm 2002 là 8,15 % (đối với lợi nhuận trước thuế). Căn cứ vào báo cáo này của niên độ kế toán trước cho biết tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm 2000 là 7,6 % có nghĩa năm 2000 nếu bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư tạo ra được 7,6 đồng lợi nhuận. Năm 2001 và năm 2002 thì cứ bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư tạo ra được lợi nhuận lần lượt là 7,25 đồng và 8,15 đồng tạo nhuận. Như vậy, năm 2001 Nhà máy có tăng quy mô vốn đầu tư, nhưng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không cao bằng năm 2000, còn năm 2002 hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã tăng nhanh hơn năm 2001 và năm 2000, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư đã tăng 6,7% so với năm 2000.
Xét về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản thì năm 2002 cứ trong 100 đồng tài sản tăng 0,73 đồng lợi nhuận so với năm 2001. Năm 2002 tỷ suất lợi nhuận sau thuế tăng còn tỷ suất lợi nhận trước thuế cũng tăng. Nghĩa là sau khi đã trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp thì tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng của tài sản (Vì năm 2002 so với năm 2001 đối với lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản là 0,9 đồng, lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản là 5,66đ - 4,93đ=0,73 đ).
Xét về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: ở số liệu trên cho thấy, năm 2001 trong 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo được 9,48 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2002 con số này tăng lên đến 18,27%. Như vậy, năm 2002 cứ trong 100 đồng vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế đã tăng lên đến 8,79 đồng lợi nhuận, với tỷ lệ tăng 48%. Đây là một xu hướng rất có lợi cho doanh nghiệp. Một mặt sẽ thuận lợi trong việc huy động vốn, mặt khác sẽ kích thích nguồn đầu tư từ nơi khác đến Nhà máy.
Qua phân tích về khả năng sinh lời của DT, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nói chung đều có xu hướng tăng, cho thấy một cách khái quát là hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy ngày càng có hiệu quả.
2.2.2.2. Đánh giá thực trạng về tổ chức công tác kế toán lập và phân tích BCTC
Sau khi nghiên cứu thực trạng công tác lập và phân tích BCTC tại Nhà máy, tôi có một số nhận xét sau:
Thứ nhất: Về tổ chức số liệu và chuẩn cho công tác kế toán lập BCTC
ưu điểm:
Các BCTC của Nhà máy đã phản ánh tương đối đầy đủ rõ nét thực trạng tài chính, tình hình kinh doanh của Nhà máy. Đây là khâu đầu tiên trong công tác lập BCTC. Nhà máy thực hiện khâu chuẩn bị góp phần nâng cao chất lượng BCTC, góp phần giúp công tác lập BCTC được nhanh , đầy đủ và có hiệu quả. đặc biệt là chính xác. Tại phòng kế toán thống kê thì tổ chức số liệu và chuẩn bị cho công tác lập BCTC tương đố tốt. Trước khi kế toán tổng hợp lập BCTC, kế toán các bộ phận tiến hành hoàn thành các loại sổ sách như Nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng chi tiết số dư…chuyển cho kế toán tổng hợp để lên sổ cái và sau đó lập BCTC. Quá trình lập BCTC tương đối nhanh và kịp thời.
Hệ thống BCTC với 4 báo cáo chủ yếu bao gồm rất nhiều chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nhiều mặt của của Nhà máy. Vì vậy lập đầy đủ BCTC là công việc khá phức tạp. Mặt khác, kế toán tổng hợp phải chờ các quyết toán của các chi nhánh trực thuộc gửi về
tại văn phòng Nhà máy rồi mới tổng hợp số liệu lên BCTC. Do đó, có thể xảy ra sai sót ở các chi nhánh trực thuộc mà khó phát hiện. Hơn nữa, việc gửi các Quyết toán đó có thể bị chậm do một số nguyên nhân như các chi nhánh chưa lập các quyết toán hay bị lưu lạc trong quá trình gửi…
Thứ hai: Về kế toán lập BCTC
ưu điểm:
Cơ bản, Nhà máy đã căn cứ vào tình hình cụ thể việc lập BCTC đã chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước về lập và lưu hành BCTC. Nhà máy đã tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành, lập đúng mẫu gồm : Bảng BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT và thuyết minh BCTC. Mặc dù Nhà nước chưa quy định bắt buộc phải lập BCLCTT, chỉ khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng nhưng Nhà máy đã lập từ năm 1997. Thuyết minh BCTC lập theo định kỳ hàng năm và gửi đến nơi nhận theo quy định. Là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định 167/BTC, Nhà máy đã gửi BCTC cho các cơ quan: Cơ quan TC, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, đơn vị chủ quản cấp trên (Tổng công ty Bưu chính Viễn Thông Việt Nam) các ngân hàng, cục vốn, và cục quản lý doanh nghiệp.
Một số tồn tại :
Vì các chi nhánh trực thuộc gửi các quyết toán về văn phòng Nhà máy thì kế toán tổng hợp mới lên được BCTC. Do vậy, việc lập BCTC phải thực hiện trong thời gian dài. Việc lập BCTC cần có nhiều thời gian hơn thời gian đã quy định trong quy định 167/BTC ( Cụ thể báo cáo quý chậm nhất là 20 ngày, báo cáo năm 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Đối với BCLCTT, Nhà nước chỉ hướng dẫn nhưng Nhà máy đã thực hiện lập đây là điều đáng ghi nhận. Nhưng theo số liệu phải lập số liệu của năm trước và năm nay, hơn nữa đến thời điểm này Nhà máy chưa lập BCLCTT năm 2002 (có thể vì chưa bắt buộc), nên chưa đánh giá được tình hình lưu chuyển tiền tệ năm 2002 được.
Thuyết minh BCTC của Nhà máy phần chi tiết các khoản phải thu và nợ phải trả, trong đó số cuối kỳ và số đầu năm chưa được ghi rõ số quá hạn và tổng số tiền tranh chấp mất khả năng thanh toán. Điều này làm cho người quan tâm đến khả năng thanh toán đối với Nhà máy chưa thấy rõ được khả năng thanh toán. Do nhiều khi các khoản phải thu và nợ phải trả có thể là ít nhưng số nợ quá hạn nhiều cũng biểu hiện khả năng thanh toán của Nhà máy là chưa tốt.
BCKQHĐKD phần III – Thuế GTGT được klhấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm: Để lên được các chỉ tiêu trên BCTC chủ yếu căn cứ trực tiếp trên BCTC kỳ trước và số liệu trên TK 133 để tính toán lên các chỉ tiêu tương ứng chứ chưa lập các sổ chi tiết thuế GTGT được khấu trừ, được miễn giảm, được hoàn lại theo mẫu số S01, S02-DN.. .Và phần I - Lãi lỗ thì chỉ có cột “Luỹ kế từ đầu năm” và chi tiết cho từng bộ phận, từng cơ sở; không có cột “Kỳ trước” nên hơi khó khăn trong việc kiểm đánh giá tình hình TC qua số liệu.
Thứ ba: Về sử dụng thông tin trên BCTC để phân tích
ưu điểm :
Nhà máy trước khi lập BCTC đều có bước chuẩn bị trước khi lập, nó góp phần nâng cao chất lượng lập BCTC, thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời. Mặt khác, kế toán luôn tiến hành lập thử BCTC, kiểm tra đối chiếu nhiều lần giữa số liệu trên các báo cáo. Nếu phát hiện có sai sót lập tức kiểm tra lại trên sổ cái, sổ tổng hợp các tài khoản, bảng đối chiếu số phát sinh, bảng tổng hợp số dư các TK…Khi chắc chắn không còn sai sót thì mới lập báo cáo chính thức. Do đó, số liệu trên BCTC của Nhà máy có độ tin cậy đáng kể.
Nhà máy áp dụng hệ thống sổ kế toán, hệ thống TK theo đúng quy định hiện hành. Đặc biệt là cập nhật các thông tư hướng dẫn và kịp thời sửa đổi hệ thống tài khoản phù hợp. Ví dụ, Nhà máy đã thêm tài khoản 242 ; - Chi phí trả trước dài hạn, lập thay đổi theo thông tư 89/ BTC. Nhà máy đã lập tổng hợp BCTC theo một báo cáo tổng hợp 9 tháng đầu năm sau đó lập BCTC quý 4/2002 theo thông tư 89/BTC rồi mới lên báo cáo năm. Đây là vấn đề đáng ghi nhận mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Điều này làm tăng tính khả thi về thông tin trong BCTC, người sử dụng có thể dễ dàng cập nhật để đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý, nhất là các nhà đầu tư, các chủ nợ…
Một số tồn tại :
Nhà máy đang áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ nhưng việc áp dụng này chưa thực sự thống nhất. Từ năm 1995-1997, Nhà máy sử dụng hình thức Nhật ký chung, từ năm 1997 đến nay lại đổi sang Nhật ký chứng từ. Trên thực tế Nhà máy vẫn áp dụng hai hình thức trên.
Ví dụ như các Nhật ký chứng từ và bảng kê số 1, số 2 không sử dụng mà thực hiện ghi chép theo hình Thức nhật ký chung, cuối tháng kế toán tổng hợp lập và tổng hợp các tài khoản 111,112 và lên sổ cái. Điều này sẽ gây khó khăn cho những người có thẩm quyền tiến hành kiểm tra sổ sách của Nhà máy. Và đến kỳ kiểm toán cũng sẽ có khó khăn và lâu dài đối với các kiểm toán viên, có thể phải lần từ các chứng từ gốc và sử dụng thông tin để phân tích BCTC cũng chưa được thuận tiện.
Trong hệ thống tài khoản kế toán hiện nay được quy định trong quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và các văn bản sửa đổi bổ sung thì trên BCTC của Nhà máy chưa thực hiện như: Tiền đang chuyển (TK113), Hàng mua đang đi đường (TK 157). Còn một số khoản đầu tư tài chính ngắn va dài hạn (TK128, 129, 121, 221, 222, 228, 214…) là do Nhà máy không có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Điều này cũng ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin trên BCTC, họ không thấy hết được khả năng tài chính của Nhà máy.
Nhà máy không hạch toán tính giá thành sản phẩm, chỉ tập hơp chi phí. Đây là vấn đề khó khăn cho người sử dụng thông tin trong việc xác định tình hình tiêu thụ thành phẩm của Nhà máy.
Thứ tư: Về chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình TC thông qua BCTC
ưu điểm:
Qua thuyết minh BCTC, nói chung Nhà máy đã đưa ra được những chỉ tiêu cần thiết để phục vụ cho người sử dụng thông tin. Nhà máy là cơ sở hàng đầu có sản phẩm có chất luợng cao cung cấp cho thị trường trong nước và Quốc tế. Nhiều khách hàng, nhiều nhà đầu tư…rất quan tâm đến tình hình TC hiện tại của Nhà máy và năng lực hoạt động, triển vọng trong tương lai. Do vây, BCTC rất quan trọng, làm căn cứ pháp lý cho việc ra quyết định kinh tế của tất cả các đối tượng có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp, cả các đối tượng liên quan. Xuất phát từ đó, Ban giám đốc và phòng Kế toán thống kê đã rất quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả của thông tin, các chỉ tiêu trên BCTC của Nhà máy.
Việc phân tích BCTC là rất cần thiết phục vụ cho công tác quản trị Nhà máy cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác. Hình thức phân tích BCTC là lập bảng và tính ra các chỉ tiêu cơ bản về cơ cấu tài sản, tỷ suất lợi nhuận, khả năng thanh toán và tỷ suất sinh lời. Đây là các chỉ tiêu tổng quát mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có để phục vụ cho đối tượng sử dụng thông tin.
Một số tồn tại:
Nhà máy đưa ra các chỉ tiêu nhưng chưa được đầy đủ, chưa nhận xét đánh giá cụ thể từng chỉ tiêu, chưa nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm, chưa đưa ra ý kiến về các chỉ tiêu đó.
Nếu chỉ căn cứ vào các chỉ tiêu khái quát trên Thuyết minh BCTC để đánh giá thì chưa thể thống kê hết các khía cạnh khác nhau của tình hình TC. Nếu đánh giá một cách chi tiết, Ban giám đốc sẽ biết được những khó khăn cũng như những thuận lợi. Từ đó nhận xét, phân tích để nhằm đưa ra những phương hướng, giải pháp cụ thể để khai thác được những khả năng tiềm tàng và khắc phục những khó khăn tồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0477.doc