Đề tài Một số ý kiến về chiến lược xuất khẩu mặt hàng thêu ren tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ giai đoạn từ 2002 đến 2010

Lời nói đầu .1

Phần 1

 Chiến lược kinh doanh và vai trò của chiến lược kinh doanh ( xuất khẩu) tại Công ty Artexport .6

 I .Một số đặc điểm về kinh tế – kỹ thuật sản xuất chủ yếu ở Công ty .6

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty .6

2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty. 8

2.1 Phương thức uỷ thác. 8

2.2 Phương thức liên doanh liên kết.9

2.3 Gia công hàng xuất khẩu.10

2.4 Mua đứt bán đoạn.10

 3. Nội lực của Công ty .10

4. Một số nét về mặt hàng thêu ren xuất khẩu.11

4.1 Vị trí của mặt hàng thêu ren xuất khẩu.11

4.2 Đặc điểm của mặt hàng thêu ren.13

 II. Những vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh.14

1. Khái niệm, phân loại chiến lược kinh doanh.14

1.1 Khái niệm.14

1.2 Phân loại.15

1.2.1 Xét theo phạm vi của chiến lược.15

1.2.2 Căn cứ vào hướng tiếp cận thị trường.16

1.2.3 Căn cứ vào tầm quan trọng của chiến lược.16

 2.Vai trò của chiến lược kinh doanh. 17

 2.1 Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh.17

 2.2 Lợi ích của chiến lược kinh doanh.17

3.Nội dung của chiến lược kinh doanh.18

4.Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh.20

 4.1 Phân tích các yếu tố môi trường để nhận biết các cơ hội sản xuất kinh doanh.20

4.2.Lựa chọn các cơ hội kinh doanh để xây dựng chiến lược.26

4.3. Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của chiến lược kinh doanh.29

4.4.Yêu cầu căn cứ xây dựng chiến lược và các phương án chiến lược.32

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 831 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến về chiến lược xuất khẩu mặt hàng thêu ren tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ giai đoạn từ 2002 đến 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh. + Căn cứ vào khách hàng : Mối doanh nghiệp có thể cần và cần phải chiến lược các mảng ít hay nhiều thị phần. Không có khách hàng, thì doanh nghiệp không có nhu cầu thị trường để cung ứng hàng hoá dịch vụ của mình, vì vậy cũng không cần kinh doanh và không cần chiến lược kinh doanh. Để có khách hàng , doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường và phân chia thị trường theo hai cách : - Cách 1: thị trường mục tiêu để chọn cho mình nhóm khách hàng chiến lược, có độ lớn nhất định, sao cho đủ bảo đảm doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển . - Cách 2 : phân chia theo khả năng đáp ứng khách hàng. Để doanh nghiệp chọn được thị phần phù hợp với khả năng về nguồn lực của mình, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh có tính khả thi cao . + Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp để chọn một khúc thị trường vừa với khả năng của mình mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh nhất là sử dụng hiệu quả ba yếu tố cơ bản trong doanh nghiệp : trí lực – tài lực – vật lực. Nếu có sự dư thừa hoặc thiếu hụt ở yếu tố nào đó, thì sẽ gây ra lãng phí. + Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh : Nghĩa là so sánh với các đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế. Ngày nay nhiều nhà kinh doanh cho rằng lợi thế không định lượng được như uy tín, địa đIểm, mối quan hệ, thói quen sử dụng sản phẩm . Còn lợi thế hữu hình thường định lượng được bằng các chỉ tiêu cụ thể như khối lượng và chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, giá bán, khả năng vốn đầu tư, tay nghề lao động. 4.4.3 Những phương án chiến lược kinh doanh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, nhà quản trị nhận biết được các cơ hội và những nguy cơ đang tác động đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp để từ đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu và điều quan trọng hơn là đưa ra các phương án chiến lược để từ đó lựa chọn các phương án chiến lược tối ưu và biến chúng thành chiến lược thực thi . Thông thường doanh nghiệp có thể thiết lập các chiến lược kinh doanh như sau: + Chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng vị thế của doanh nghiệp bằng cách tăng trưởng tập trung vào một sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang có thế mạnh trên thị trường hiện có, công nghệ hiện có, thông qua các nỗ lực mạnh mẽ hoạt động maketing, hoặc cải tiến sản phẩm hoặc tìm thêm khúc thị trường . + Chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách thực hiện đa dạng hoá các hoạt động bao gồm đa dạng hoá đồng tâm, đa dạng hoá hỗn hợp. + Chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách liên kết, liên doanh, hội nhập với các nhà cung cấp yếu tố đầu vào với các nhà tiêu thụ hoặc hội nhập ngang với các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm dịch vụ . + Chiến lược tăng trưởng vị thế doanh nghiệp thông qua thực hiện kinh doanh quốc tế bao gồm : thực hiện xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, đặt chi nhánh đại diên, liên doanh với một số Công ty nước sở tại và trở thành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại nước ngoài . + Chiến lược thu hẹp bớt sản xuất kinh doanh khi các nguy cơ rủi ro đang đe doạ nhằm bảo toàn doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện để khi có cơ hội lại tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua các phương án : cắt giảm các chi phí không mang lại hiệu quả, thanh lý các bộ phận tài sản, không thu lại lợi nhuận . Tóm lược : thiết lập chiến lược là bước khởi đầu cho một quá trình quản trị chiến lược. Xây dựng chiến lược kinh doanh là đưa ra các bước cần phải thực hiện để có một chiến lược kinh doanh khả thi . Các bước đó bao gồm : phân tích đánh giá các môi trường kinh tế vĩ mô, tác nghiệp và nội bộ đang tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tìm cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp, từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược và bước cuối cùng là đưa ra các phương án chiến lược sản xuất kinh doanh III. Sự cần thiết của việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh XK mặt hàng thêu ren. 1.Về lý luận. Một chiến lược kinh doanh đúng đắn đảm bảo sự tồn tại lâu bền của doanh nghiệp trên thị trường, củng cố vị trí của họ, mang lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp. Chiến lược giúp cho doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của mình trong tương lai, là cơ sở cho những quyết định sản xuất và đạt được những mục tiêu cụ thể nhất định. Dựa vào chiến lược đã được định hướng, doanh nghiệp có khả năng khai thác những cơ hội và giảm bớt những rủi ro gắn liền với môi trường. Hoàn cảnh môi trường doanh nghiệp phải đương đầu luôn thay đổi, nó bao hàm những cơ hội và những mối đe doạ. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định thống nhất và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó còn giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài nguyên để đưa đến mức lợi nhuận cao hơn. Chiến lược sản xuất kinh doanh được xây dựng trong mối quan hệ chặt chẽ với các chiến lược khác của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh có thể được xây dựng trong một thời gian dài hoặc cho vài năm dưới dạng các phương án kinh doanh. Trong một doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh có thể được xây dựng cho từng khu vưc thị trường, từng thị trường hoặc từng đoạn thị trường tuỳ theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, các chiến lược kinh doanh được cụ thể hoá thành các kế hoạch kinh doanh. 2.Về thực tiễn. Qua nhiều năm hoạt động Công ty đã dần nâng cao được năng lưc của mình đặc biệt là công tác xây dựng chiến lược,nó được thể hiện qua số liệu báo cáo các năm và qua đây chúng ta cũng thấy được vai trò quan trọng của công tác xây dựng chiến lược đối với mỗi Công ty. 3.Kết luận. + Chiến lược kinh doanh giúp các Công ty thấy rõ mục tiêu và hướng đi của mình trong tương lai.Chính vì thấy rõ hướng đi nên artexport đã đưa ra các chính sách và giải pháp lớn về kinh doanh trong từng chu kỳ kinh doanh, phát triển phù hợp với môi trường trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tránh rủi ro, phát huy các lợi thế trong kinh doanh . + Chiến lược kinh doanh đảm bảo việc huy động vốn và sử dụng tối đa các nguồn lực trong Công ty phát huy các lợi thế nắm chắc cơ hội để giành ưu thế cạnh trnh trên thương trường đồng thời tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động vững chắc, triển khai về đầu tư - phát triển đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. + Chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho Công ty gắn liền các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan hay nói cách khác là giúp cho Công ty đề ra các quyết định chủ động . + Môi trường kinh doanh của Công ty luôn biến đổi, những biến đổi nhanh thường tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ.Do vậy việc xây dựng chiến lược kinh doanh giúp cho Công ty thấy rõ cơ hội, nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai.Từ đó tận dụng tối đa cơ hội, hạn chế ở mức thấp nhất các nguy cơ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Phần II :Thực trạng Xuất khẩu(XK) mặt hàng thêu ren trong thời gian qua. I. Một số nét khái quát về tình hình kinh doanh . 1.Thành tựu của Công ty. Tổng công ty Artexport là một Công ty có bề dày lịch sử buôn bán làm ăn lâu dài trên thị trường quốc tế, bởi một lẽ thiên nhiên ưu đãi cho Công ty một môi trường thuận lợi. Công ty ở ngay trung tâm thủ đô, điều này thuận lợi cho công tác giao dịch cũng như nắm bắt thông tin kịp thời. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, vị trí địa lý này đã đã biến thành tiềm năng tuyệt diệu. Nó tạo thành môi trường văn hoá lành mạnh và văn minh cho Công ty. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với niềm tin, uy tín, bầu không khí nội bộ Công ty. Đồng thời Công ty có thể nắm vững được những thay đổi của môi trường kinh doanh để từ đó có phương hướng thích hợp trong điều kiện kinh doanh hiện nay. Nằm tại trung tâm thủ đô, trung tâm buôn bán giao dịch của cả nước nên sự đổi mới về công nghệ của công ty có điều kiện thuận lợi. Nhờ có sự kiện hiện đại hoá về kỹ thuật công nghệ cao, sự phát triển nhanh chóng của môi truờng công nghệ mà Công ty có thể trang bị cơ sở vật chất đâỳ đủ, văn minh hiện đại để phục vụ cho việc kinh doanh có hiệu quả. Với lịch sử lâu đời của Công ty, Công ty đã tạo được mối quan hệ tin cậy của các Công ty khác trong quan hệ kinh doanh. Cán bộ nghiệp vụ có kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ và năng động trong kinh doanh trongnền kinh tế thị trường hiện nay. Đó là nhân tố không thể thiếu để thành công trên thương trường. Ngoài ra còn ưu thế không thể không đề cập tới, đó là mối quan hệ của Công ty, mối quan hệ ngoại giao quảng đại vì sự tôn trọng chữ tín đối với các bạn hàng trong và ngoài nước. Đó là tiền đề, là ao ước của bao doanh nghiệp, có quan hệ ngoại giao với gần 40 nước trên thế giới ở tất cả các châu lục, lợi thế cho phép Công ty khai thác và chế biến nó thành hiện thực, phát triển, bù đắp những khoảng trống của thị trường, của bạn hàng và phát triển đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Những nhân tố trên đã góp phần giúp cho Công ty tồn tại trên thị trường được như hôm nay, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại một số khó khăn : 2.Những khó khăn của Công ty. + xem xét hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty cần xem xét mức độ đạt được trong mối quan hệ biện chứng với hoạt động nhập khẩu, bởi vì hai hoạt động này bổ sung hỗ trợ cho nhau. Nhưng hoạt động của Công ty đang gặp rất nhiều khó khăn, đó là chính sách thuế. + Mặc dù là cơ chế mới, thủ tục XNK đã đơn giản hơn song một số ít mặt hàng thủ tục còn phức tạp, đặc biệt là các mặt hàng nhập khẩu. + Vấn đề vốn và sự hỗ trợ cho xuất khẩu hàng thủ công thêu ren còn ít, gây nên những khó khăn cho hoạt động của Công ty như hoạt động nghiên cứu thị trường, quảng cáo , tổ chức và tham gia triển lãm. + Về vốn : muốn kinh doanh đạt hiệu quả cao thì yếu tố quan trọng là phải có vốn và phải trường vốn, Công ty có thể huy động nguồn hàng nhanh hơn, chất lượng cao hơn, đồng thời có thể áp dụng biện pháp xuất khẩu trả chậm cho khách hàng nước ngoài nhằm khuyến khích xuất khẩu nhiều hơn nữa. + Cạnh tranh mạnh trong nước và nước ngoài: Do cơ chế mới, số lượng các đơn vị kinh doanh XNK hàng thủ công thêu ren ngày càng nhiều, tạo nên sự cạnh tranh trong việc mua bán, dẫn đến giá mua hàng( đầu vào ) tăng mà giá bán ( đầu ra ) lại giảm. Các nước có ưu thế cạnh tranh với nước ta như Đài Loan,Trung Quốc , Nhật Bản II. Tình hình XK hàng thêu ren thời gian qua. 1.Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. (Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng thêu ren từ năm 1995 đến nay). + Năm 1995 : kim ngạch xuất khẩu đạt 2.386.351 USD do Công ty thực hiện giao dịch tìm kiếm khách hàng ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, mặt khác Công ty nhận hợp đồng uỷ thác của Artex Thăng Long Nhờ vậy doanh nghiệp đã có hợp đồng xuất khẩu sang một số thị trường lớn như : Italia, Nga, Nhật, Pháp Trong những năm 1995 Công ty đã giao dịch với 30 đoàn khách quốc tế, 90% là khách tư bản. Những mẫu hàng xuất bán cho khách hàng ở thị trường trong năm này chủ yếu là hàng thêu trắng gồm có khăn trải bàn, khăn ăn các loại và một số khăn tắm, ga trải giường. Đối với hàng ký xuất khẩu uỷ thác của Artexport Thăng Long thì xuất cho thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu mà chủ yếu là Liên Xô cũ. Mặt hàng chủ yếu trong hợp đồng này là ga trải giường thêu trên nền vải xoa các màu như lam, hồng, đỏ cờ và boócđô, kích cỡ : ga đơn 1,4 . 2,0m ; ga đôi : 1,7 . 2,25m , gối 60 . 60 cm . Mẫu mã thêu là đà điểu , trúc khiếu , tùng hạc ,chim chùa Ngoài ra công ty còn sản xuất và xuất khẩu áo kimônô cũng là các mẫu đề tài vào thị trường Đông Âu và liên Xô cũ : rồng , công , phượng ,hoa đào ,hoa hồng ,hoa cúc Năm 1995 xí nghiệp đã cử các đoàn ra nước ngoài đàm phán, chào hàng, triển lãm, hội chợ đi đôi với việc cải tiến mẫu mã mới , đẹp, phù hợp với thị hiếu của khách hàng nên Công ty đã ký kết và xuất khẩu được một khối lượng hàng rất lớn. Có thể nói doanh số bán hàng xuất khẩu của năm 1995 cao nhất trong tất cả các năm sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thêu của công ty. Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thêu năm 1995 đạt 2.368.351 USD. Loại hàng thêu ren xuất khẩu chủ yếu là áo kimônô, khăn bàn, ga trải giường thị trường xuất sang chủ yếu là Italia đạt giá trị cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu : 1.087.277 USD. Nhật Bản đạt 119.538 USD, Nga đạt 1.059.077 USD .. Thị trường xuất khẩu mẫu mã đề tài lớn hơn những năm trước. Công ty còn sản xuất và xuất khẩu thêm áo kimônô bằng lụa tơ tằm , áo phông vải thêu rồng xuất sang một số nước như Nam Triều Tiên ( 29.931 USD ) , Pháp ( 67.790 USD ) Bảng kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren sang các nước tây Âu và Châu á năm 1995 ( theo báo cáo tổng kết của Artexport năm 1995) Thị trường xuất Loại hàng Trị giá ( USD ) 1. Italia Khăn bàn + rèm cửa + ga 1.087.277 2. Nga áo váy thêu kimônô 1.059.077 3. Nhật áo kimônô + khăn bàn 119.538 4. Pháp áo thêu + kimônô 67.709 5. Nam Triều Tiên Kimônô 29.931 6. Thuỵ Sĩ Ga trải giường 3.840 7. úc Rèm cửa 3.612 8. Hy Lạp Khăn bàn 6.131 9. Bungari Khăn bàn + kimônô 6.131 10.Đan Mạch áo thêu 4.489 11. Đức áo kimônô 0.795 Tổng số 2.386.351 + Năm 1996 : là năm có nhiều biến động về thị trường, thị trường truyền thống bị thu hẹp. Mặt khác việc mở rộng thị trường vào các nước tư bản thực tế trong những năm qua là không dễ dàng. Do vậy, những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến kết quả sản xuất và xuất khẩu mặt hàng trong năm 1996. Tuy vậy Công ty vẫn chủ động mở rộng các mối quan hệ với khách hàng bằng việc đi đàm phán và kí kết trực tiếp tại nước ngoài như : Italia, Nhật, Pháp , Nam Triều Tiên là những thị trường chính, trị giá hợp đồng cao. Ngoài ra Công ty còn duy trì và mở rộng thị trường sang một số nước khác như Tây Ban Nha , isaren , Mông cổ Kết quả là công ty đã kí được hợp đồng xuất khẩu sang những nước này. Tuy rằng trị giá hợp đồng chưa lớn nhưng nó tạo tiền đề cho việc buôn bán lâu dài và cũng để bù đắp vào sự thu hẹp của một số thị trường mà ta đã kí hợp đồng xuất khẩu với trị giá khá lớn như Nga hay Thuỵ Sĩ, Bungari ( năm 1995). Kết quả sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thêu ren năm 1996 đạt kim ngạch xuất khẩu là 1.388.570 USD. Như vậy so với năm 1995 thì việc sản xuất và xuất khẩu hàng thêu ren giảm cả về doanh thu và tỷ trọng % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tính doanh thu năm 1996 chỉ đạt 58% doanh thu năm 1995. Bảng kết quả xuất khẩu mặt hàng thêu ren năm 1996. ( báo cáo tổng kết của Artexport năm 1996) Thị trường xuất Loại hàng Trị giá (USD ) 1. Italia Khăn bàn + rèm cửa 530.835 2.Nhật áo kimônô + khăn bàn 525.246 3.Nam Triều Tiên áo kimônô + khăn bàn 80.677 4.Pháp áo kimônô + rèm cửa 115.610 5.úc Rèm cửa 15.377 6.Hy Lạp Khăn bàn 10.828 7.Đức áo kimônô 22.379 8.Mông Cổ Khăn bàn 77 9.Tây Ban Nha Khăn bàn 43.618 10.isaren Gối + ga trải giường 25.523 Tổng số 1.388.570 Phân tích bảng trên ta thấy : các thị trường truyền thống nhập khẩu với số lượng lớn đã giảm đáng kể và không còn nữa (như thị trường Nga ) chỉ có thị trường lớn cũ từ năm trước là Italia, Nhật, Pháp + Năm 1997 : Công ty đã thâm nhập thêm vào một số thị trường mới ở các nước tư bản nhưng số lượng và giá trị hợp đồng kí kết lại quá nhỏ như : Phần Lan, Thuỵ Điển, Na Uy . Về mẫu mã đề tài, chủng loại của hàng thêu thì năm 1997 chỉ có 4 loại cơ bản là : khăn bàn, rèm cửa, áo thêu và kimônô. Số lượng lớn nhất là khăn bàn. Như vậy cả thị trường và chủng loại đều hạn chế, không phong phú đa dạng về mẫu mã như những năm trước và cũng không mở rộng được thị trường hàng thêu . Năm 1997 đạt 1.210.836 USD, so sánh với kết quả của năm 1996 thì năm 1997 chỉ bằng 87% và bằng 50,7% năm 1995 . Năm 1997 Công ty đã để mất đi thị trường Italia đầy tiềm năng, một trong những thị trường nhập khẩu hàng thêu ren lớn nhất của Việt Nam nói chung và của Artexport nói riêng. Do vậy mà kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren của Artexport trong năm 1997 đã giảm sút so với những năm trước. Bảng kết quả xuất khẩu mặt hàng thêu ren năm 1997. ( Báo cáo tổng kết của Artexport năm 1997 ). Thị trường xuất Loại hàng Trị giá ( USD ) 1.Pháp áo kimônô + khăn bàn 356.737 2.Nhật Khăn bàn 257.865 3.Nam Triều Tiên áo kimônô + rèm cửa 196.535 4.úc Rèm cửa 18.809 5.Đức Khăn bàn 44.674 6.Tây Ban Nha áo thêu + khăn bàn 338.244 7.isaren Khăn bàn 9.083 8.Phần Lan Rèm cửa 5.548 9.Thuỵ Điển áo thêu 7.225 10.Na Uy Khăn bàn 1.581 Tổng số 1.210.863 + Năm 1998 : Đây là một năm đầy gian truân và thử thách về thị trường tiêu thụ vì thị trường chủ yếu trước đây là Liên Xô đã mất và một số thị trường truyền thống đã ngày càng giảm. Kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường này cũng giảm so với những năm trước. Một phần do cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực Châu á nên ít nhiều cũng đã ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Tuy vậy Công ty vẫn quan hệ và mở rộng thị trường sang Phần Lan và sự trở lại của thị trường Mông Cổ , Italia đã góp phần không nhỏ trong việc làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho Artexport. Kim ngạch xuất khẩu năm 1998 đạt 1.347.227 USD đây là một điều đáng mừng và cần phát huy hơn nữa.Trên cơ sở làm ăn của năm1998, Công ty vẫn duy trì mối quan hệ làm ăn với những thị trường quen thuộc, đồng thời khai thác thêm các thị trường mới . Bảng kết quả xuất khẩu mặt hàng thêu ren năm 1998. ( Báo cáo tổng kết của Artexport năm 1998 ) Thị trường xuất Loại hàng Trị giá ( USD ) 1.Italia Khăn bàn + rèm cửa 434.549 2.Nam Triều Tiên áo kimônô + khăn bàn 206.136 3.Pháp áo kimônô 205.331 4.Nhật Khăn bàn 175.920 5.Thuỵ Sĩ Khăn bàn 1.736 6.úc Rèm cửa 5.480 7.Đức Rèm cửa + khăn bàn 211.788 8.Mông Cổ Khăn bàn 60.931 9.Phần Lan Rèm cửa 44.691 10.Newzeland Khăn bàn 1.163 Tổng số 1.347.227 Theo con số thống kê của phòng kế hoạch của Artexport thì giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren 9 tháng đầu năm 1999 của công ty đạt 1.085.520 USD. Trong đó trị giá xuất khẩu từng mặt hàng là : khăn bàn : 425.020 USD rèm cửa : 219.402 USD ga giường : 267.125 USD áo kimônô : 146.973 USD Dựa trên cơ sở làm ăn của năm 1998, Công ty vẫn duy trì được mối quan hệ kinh doanh xuất khẩu hàng thêu ren với các thị trường quen thuộc như Pháp , Italia , Nhật, Nam Triều Tiên .. đồng thời tìm kiếm khai thác thị trường mới. Thông qua việc phân tích nghiên cứu cặn kẽ về tình hình hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng thêu ren của công ty trong thời gian qua, chúng ta cũng có thể hình dung và thấy ngay được thực trạng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thêu ren của nước ta kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI . Ngoài con số thống kê kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren của các Công ty, cơ quan, tổ chức Nhà nước ra chúng ta còn phải tính đến một phần kim ngạch không nhỏ của các doanh nghiệp tư nhân, buôn bán. Chẳng hạn như ở phố hàng Gai, Hàng Bông , Hàng Đào, chợ Đồng Xuân, chợ lớn TP Hồ Chí Minh và một số khu buôn bán sầm uất khác trong cả nước có bầy bán la liệt hàng thêu ren. Khách hàng chủ yếu là khách du lịch, họ có thể mua với số lượng không nhiều để dùng trong gia đình, cá nhân hoặc để làm quà lưu niệm Nhưng bằng hình thức xuất khẩu nào đi nữa chúng ta vẫn phải công nhận rằng việc sản xuất và xuất khẩu hàng thêu ren của ta luôn biến động thất thường trong thời gian qua nhưng chúng ta có thể vững tin rằng trong tương lai nó sẽ phát triển và vươn lên xếp trong hàng ngũ là nước có hàng thêu ren xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. + Năm 1999 . Bảng kết quả kinh doanh hàng thêu ren năm 1999 ở Artexport. Thị trường xuất Đơn vị tính Trị giá 1.Đức USD 262.479 2.Italia 763.912 3.úc 2.423 4.Tây Ban Nha 46.473 5.Phần Lan 6.415 6.Hi Lạp 29.794 7.Nhật 165.060 8.Trung Quốc 172 9.Triều Tiên 559 10.Pháp 304.248 11.Newzeland 888 12.Singapore 1.324 Tổng số 1.583.787 Qua số liệu trên cho thấy những bạn hàng truyền thống hơn là thế mạnh của công ty như Đức , Italia , Nhật , Triều Tiên, do những điều kiện khác nhau như kinh tế ,văn hoá ,chính trị mà công ty vẫn còn hạn chế về số lượng nước nhập khẩu hàng của công ty như các nước Châu Mỹ , Châu Phi.Bước sang năm 2000 , năm giao thời của 2 thiên niên kỷ công ty cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và hàng thêu ren nói riêng. + Năm 2000. ( Trích bảng báo cáo kinh doanh của công ty về xuất khẩu năm 2000) Chỉ tiêu Trị giá ( 1.000 USD) Tỉ trọng ( % ) Kim ngạch xuất khẩu 10.500 100 Mặt hàng chủ yếu : 1.Thêu ren 2.200 20,95 2.Hàng gốm sứ SM- MN 4.700 44,76 3. Hàng may mặc 1.000 9,52 4.Hàng cói ngô dứa 1.300 12,38 5.Hàng khác 1.300 12,38 Chúng ta nhận thấy rằng hàng thêu ren chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu 20,95% đứng thứ 2 sau hàng gốm sứ Mỹ nghệ – Sơn mài . Hàng thêu ren là mặt hàng đạt giá trị cao của Công ty , trước đây mặt hàng này của Công ty rất phát triển nhưng những năm gần đây công ty bị sự cạnh tranh “khốc liệt’’ từ trong nước như Artex Hà Nội , các công ty xuất nhập khẩu khác và các quốc gia khác từ Châu á như Trung Quốc , Triều Tiên Do đó Công ty phải có những phương hướng làm Marketing hiện đại để giữ vững những khách hàng này trong thời gian tới . +Năm 2001 (bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2001) Đơn vị tính Ước thực hiện Dự kiến kế hoạch 2001 Tỉ lệ %/2001 1.Tổng kim ngạch XNK 1000R/USD 25.000 26.500 106% a) Kimngạch xuất khẩu 11.200 12.000 107,1% -Xuất khẩu trực tiếp 4.000 4.000 -Xuất khẩu uỷ thác 7.200 8.000 *Mặt hàng chủ yếu 11.200 12.000 -Hàng thêu ren 2.200 2.700 -Hàng gốm sứ 4.000 4.000 -Hàng sơn mài mĩ nghệ 1.200 1.200 -Hàng may mặc 1.000 1.200 -Hàng cói ngô dừa 1.300 1.300 -Hàng thủ công mỹ nghệ khác 1.500 1.600 Theo bảng kế hoạch kinh doanh của Công ty năm 2001 thấy mặt hàng thêu ren chiếm khoảng 13% giá trị hàng xuất khẩu của những mặt hàng chủ yêú. 2.Về thị trường. 2.1 Thị trường chính. Thực hiện chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước là làm bạn với cả thế giới, thông qua chính sách đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá quan hệ kinh tế, bởi vậy cần thiết phải tìm được thị trường ổn định và lâu dài thông qua sự hợp tác phân công lao động quốc tế. Trước năm 1990 thị trường Đông Âu và Liên Xô cũ là thị trường chủ đạo về xuất nhập khẩu của ta nói chung . Sau khi khối SEV tan rã Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng sâu sắc . Nền kinh tế thế giới “ bung ra’’ phát triển. Trong xu hướng chung đó Artexport đã và đang mở rộng quan hệ buôn bán với trên 40 nước trên thế giới từ khi đất nước đi vào cơ chế thị trường . Có thể chia thị trường của Artexport nói chung và hàng thêu ren nói riêng như sau : 2.1.1 Khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Đây là khu vực đầy tiềm năng, các nước thuộc khu vực này có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới, hơn nữa về điều kiện vị trí địa lí, khu vực các nước này gần Việt Nam, giao thông vận tải giữa các nước dễ dàng có thể bằng đường biển, đường bộ , đường hàng không .Hiện nay đây là khu vực có bạn hàng chủ yếu của Việt Nam cũng như Artexport. Hàng xuất khẩu của Công ty sang khu vực thị trường này chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty . Trong tương lai đây sẽ là khu vực có thị phần lớn nhất của Artexport . Công ty đã định hướng và sử dụng các biện pháp Marketing nhằm khai thác thị trường này. Các nước có tỉ trọng đáng kể là Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore. 2.1.2 Khu vực Tây Bắc Âu. Các quốc gia Tây Bắc Âu hầu hết là các nước công nghiệp phát triển có nền kinh tế ổn định, bình quân đầu người cao.Trong khu vực này, khách hàng chủ yếu của Artexport là các nước liên minh EU. Giá trị xuất sang khu vực này đứng thứ 2 trong các khu vực thị trường, các nước khách hàng chủ yếu là Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia. 2.1.3 Khu vực Đông Âu. Đây là thị trường truyền thống của Công ty, nhưng từ năm 1991 thị trường này đã giảm sút, hàng Việt Nam không còn chỗ đứng. Hàng của ta chỉ xuất để trả nợ. Công ty đang có hướng marketing phục hồi, do đã hiểu quá rõ về thị trường này nên Công ty thấy rằng đây thực sự vẫn là thị trường có tiềm năng to lớn để khai thác. Các nước thị trường chủ yếu ở khu vực này vẫn nhập hàng của Công ty là Nga, Ba Lan. 2.2 Thị trường khác. Là tập hợp tất cả các thị trường nhỏ, phân tán nhập hàng của Artexport không thường xuyên với giá trị nhỏ không đáng kể. Tuy nhiên công ty đã mở rộng được một số thị trường mới, năm 1998 đạt 1.403.931 USD, đây là con số không cao. Hiện nay, Công ty đang hướng tới thị trường mới để hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước như “ quỹ thưởng xuất khẩu ’’ hạn ngạch theo quyết định 764/ QD – TTG ngày 24/8 /1998, hưởng chế độ ưu đãi thuế quan 3.Đánh giá hiệu quả XK mặt hàng thêu ren. Đơn vị tính Kế hoạch 2001 Kế hoạch 2002 Kế hoạch 2003 Kế hoạch 2004 Kế hoạch 2005 I-Các khoản nộp ngân sách Triệu đồng 5.750 5.800 6.450 6.850 7.450 Trong đó : 1-Thuế GTGT -1.800 -2.200 -2.500 -2.800 -3.000 2-Thuế tiêu thụ đăc biệt 3-Thuế xuất nhập khẩu 5.000 5.500 6.000 6.500 7.000 4-Thuế thu nhập doanh nghiệp 352 370 400 500 600 5-Thuế vốn 748 830 850 850 850 6-Nộp cho năm trước 1.200 1.000 1.200 1.300 1.500 7-Các khoản nộp khác 250 300 500 500 500 II-Xuất khẩu 1-Tổng kim ngạch xuất khẩu Trong đó : -Xuất hàng uỷ thác (nếu có) 8.000 8.200 8.300 8.500 8.500 -Tái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV592.doc
Tài liệu liên quan