Ở Việt Nam, trong 15 năm đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa, tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế đất nước. Là một bộ phận của nền kinh tế đát nước việc hình thành và phát triển kiểm toán độc lập vừa là tất yếu khách quan của kinh tế thị trương vừa là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế- tài chính và đòng vai trò tích cực phát triển nền kinh tế xã hội.
Có thể nói, qua gần 15 năm hình thành và phát triển, kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã có sự tiến bộ về nhiều mặt trong đó có chất lượng của hoạt động kiểm toán. Bên cạnh đó, thực tế náy cũng đã đặt ra cho những người có trách nhiệm trong ngành kiểm toán và những ai quan tâm đến lĩnh vực này không ít trăn trở, đặc biệt là làm sao để có thể quản lý từ đó năng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập là vô cùng cần thiết đối với kế toán và kiểm toán ở các nước cũng như ở Việt Nam. Tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán đang đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán ở Việt Nam nhiều vần đề cần giải quyết, để làm sao hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán thực sự phát huy được hiệu quả của nó, mang lại cho hoạt động kiểm toán ở Việt Nam những bước phát triển bền vững.
18 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số ý kiến về kiểm toán độc lập tại Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như sau: “Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có kĩ năng nghiệp vụ thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuần mực đã xây dựng”
Theo quan điểm hiện đại thì phạm vi của kiểm toán rất rộng, nó có thể chia ra thành những lĩnh vực chủ yếu sau:
+ Đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế và tạo niềm tin cho những người quan tâm đến tài liệu kế toán.
+Kiểm toán quy tắc hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, thể lệ, luật pháp của đơn vị được kiểm toán trong quá trình hoạt động.
+Kiểm toán hiệu quả có đối tượng trực tiếp là các yếu tố, các nguồn lực trong từng loại hình nghiệp vụ kinh doanh. Kiểm toán loại này giúp ích trực tiếp cho việc hoạch định các chính sách hay phương hướng hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
+Kiểm toán hiệu năng được đặc biệt quan tâm ở khu vực công cộng nơi mà lợi ích và hiệu quả không giữ nguyên ý nghĩa như ở doanh nghiệp, nơi mà năng lực quản lý cần được đánh giá toàn diện và thường xuyên nhằm nâng cao hiệu năng quản lý của đơn vị được kiểm toán.
b.Bản chất của kiểm toán
Từ định nghĩa về kiểm toán cũng như những quan điểm về kiểm toán ta rút ra bản chất của kiểm toán như sau:
Thứ nhất, kiểm toán là hoạt động độc lập, chức năng cơ bản của kiểm toán là xác minh, thuyết phục để tạo niềm tin cho những người quan tâm và những kết luận kiểm toán cho dù những kết luận này có thể hướng vào những mục tiêu khác nhau như tính trung thực của thông tin, tính quy tắc trong việc thực hiện các nghiệp vụ...Qua xác minh, kiểm toán viên bày tỏ ý kiến của mình về những lĩnh vực tương ứng.
Thứ hai, kiểm toán phải thực hiện mọi hoạt động kiểm tra kiểm soát những vấn đề liên quan đến thực trạng tài sản, các nghiệp vụ tài chính và sự phản ánh của nó trên sổ sách kế toán cùng hiệu quả đạt được.Những công việc này tự nó đã gắn chặt vào với nhau.
Thứ ba, nội dung trực tiếp của kiểm toán trước hết và chủ yếu là thực trạng hoạt động tài chính. Một phần của thực trạng này được phản ánh trên các bản khai tài chình và những tài liệu kế toán nói chung như hoá đơn báo cáo kết quả kinh doanh, sổ ghi tổng hợp kế toán...Tuy nhiên do giới hạn về trình độ kĩ thuật xử lý thông tin kế toán, có những phần thông tin quan trong khác về hoạt động chưa được phản ánh trên bất cứ tài liệu kế toán nào. Vì vậy để có thể xác minh các hoạt động kiểm toán hình thành hai phương pháp: Kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ.
Thứ tư, kiểm toán là một khoa học chuyên ngành nên hoạt động này phải được thực hiện bởi những người có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu về kiểm toán. Những người này phải có đủ tư cách về trình độ và phải có cả phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Thứ năm, hoạt động kiểm toán phải tuân theo khuôn khổ của pháp luật tức là người làm kiểm toán phải là người được pháp luật cho phép hành nghề và việc kiểm toán của kiểm toán viên phải phù hợp với những quy định của pháp luật.
3.Chức năng và ý nghĩa của kiểm toán
a.Chức năng
Để hiểu sâu hơn về kiểm toán chứng ta xem xét đến chức năng của kiểm toán, từ bản chất của kiểm toán ta co thể thấy hai chức cơ bản của kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến .
Chức năng xác minh: thực hiện này kiểm toán viên cần khẳng định sự trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay là việc lập các bản khai tài chính. Chức năng này là chức năng cơ bản nhất nó gắn liền với sự ra đời và phát triển của hoạt động kiểm toán. Bản thân chức năng này cũng không ngừng phát triển và được thực hiện tuỳ đối tượng cụ thể của kiểm toán. Lúc đầu nó chỉ là “chứng thực”các thông tin nhưng ngày nay do quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp và yêu cầu pháp lý ngày càng cao nên việc xác minh cần tập trung vào hai mặt: Tính trung thực của các con số và tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính. Trong chức năng xác minh của kiểm toán, một trong những vấn đề đặt ra rất sôi nổi hiện nay là phát hiện gian lận và vi phạm trong tài chính. Đó là sự khác biệt giữa các chủ thể khác nhau về trách nhiệm phát hiện sai sót trong hoạt động kiểm toán của kiểm toán viên. Đối với người quan tâm đến thông tin thì họ cho rằng kiểm toán viên phải là người phát hiện tất cả các sai sót. Trong khi đó với những đơn vị được kiểm toán thì họ yêu cầu sao cho với mức chi phí thấp nhất mà đạt được kết quả tốt nhất. Còn đối với kiểm toán viên, người trực tiếp thực hiện cuộc kiểm toán thì cho rằng kiểm toán viên chỉ có trách nhiệm phát hiện những sai sót trọng yếu còn việc phát hiện gian lận là trách nhiêm thuộc nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Nhưng điều quan trọng là kiểm toán phải tạo được niềm tin đối với những người quan tâm đến thông tin, do vậy để đảm bảo giữa chi phí và kết quả thu được kiểm toán viên cần phát hiện được những sai sót và gian lận trọng yếu.
Chức năng bày tỏ ý kiến: Chức năng này được hiểu là kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lý của đối tượng được kiểm toán.Tuy nhiên đối với mỗi khách thể kiểm toán, mỗi loại kiểm toán thì chức năng này lại được thể hiện khác nhau
b.Y nghĩa của kiểm toán
Qua tìm hiểu về bản chất và chức năng cơ bản của kiểm toán chúng ta đã thấy tính tất yếu cho sự ra đời của kiểm toán.Nhưng mà ý nghĩa của kiểm toán mang lại là gì mà nó lại được những người quan tâm đến thông tin tin tưởng. Đối với mỗi đối tượng kiểm toán lại có một ý nghĩa riêng:
-Thứ nhất: Đối với người quan tâm đến thông tin, kiểm toán mang lại niềm tin cho họ. Trong những người quan tâm đến thông tin bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư, các nhà quản lý, khách hàng và người lao động...
+Đối với cơ quan quản lý nhà nước cần có thông tin để thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật hay chính sách kinh tế nói chung và các thành phần kinh tế. Đặc biệt trong nền kinh tế nhiều thành phần thì Nhà nước không thể trực tiếp kiểm tra giám sát các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vì vậy cơ quan quản lý cần có thông tin chính xác từ kiểm toán độc lập.
+Đối với các nhà đầu tư, cần có thông tin tin cậy để trước hết có hướng đầu tư đúng đắn, sau đó điều hành sử dụng vốn đầu tư cũng như trong việc phân phối lợi nhuận và kết quả kinh doanh.
+Các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý khác cần thông tin trung thực không chỉ trên các bản khai tài chính mà còn thông tin cụ thể về tài chính, về hiệu quả và hiệu năng của mỗi bộ phận để có những quyết định trong mọi giai đoạn quản lý kể cả tiếp nhận vốn liếng, chỉ đạo và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý...những thông tin đó chỉ có được qua hoạt động kiểm toán khoa học.
+Người lao động cũng cần thông tin đáng tin cậy vệ kết quả kinh doanh, về ăn chia phân phối, về thực hiện chính sách tiền lương và bảo hiểm...Nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng thông qua hệ thống kiểm toán hoàn chỉnh.
+Khách hàng nhà cung cấp và những nhà quan tâm khác cung cần hiểu rõ thực chất về kinh doanh và tài chính của các đơn vị được kiểm toán về nhiều mặt: Số lượng và chất lượng của sản phẩm hàng hoá, có cấu tài sản và khả năng thanh toán, hiệu năng và hiệu quả các bộ phận cung ứng, tiêu thụ hoặc sản xuất ở đơn vị được kiểm toán.
Thứ hai, kiểm toán hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính bao gồm nhiều mối quan hệ đa dạng luôn biến đổi và được cấu thành bởi hàng loạt nghiệp vụ cụ thể. Để hướng nghiệp vụ này vào mục tiêu giải quyết tốt các mối quan hệ trên, không chỉ cần có định hướng đúng và thực hiện tốt mà còn cần thường xuyên soát xét việc thực hiện để hướng các nghiệp vụ vào đúng quỹ đạo mong muốn. Hơn nữa, chính định hướng và tổ chức thực hiện cũng chỉ được thực hiện tốt trên cơ sở những bài học từ soát xét và uốn nắn thường xuyên những lệch lạc trong quá trình thực hiện. Điều này chỉ có thể thực hiện thông qua hệ thống kiểm toán.
Thứ ba, kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý, điều này là rõ ràng vì kiểm toán không chỉ xác minh tính trung thực và độ tin cậy của thông tin mà còn tư vấn vế quản lý. Có thể thấy rõ chức năng này đối với kiểm toán hiệu quả và kiểm toán hiệu năng quản lý.
Tóm lại với những ý nghĩa mà kiểm toán mang lại đã khẳng định sự tồn tại của kiểm toán trong nền kinh tế là một tất yếu và cũng chứng tỏ rằng nó sẽ luôn phát triển trong nền kinh tế.
II.Kiểm toán độc lập
1.Khái niệm kiểm toán độc lập và hoạt động của kiểm toán độc lập
a.Khái niệm;
Nếu phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán thì có 3 loại đó là: Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập
Trong đó Kiểm toán độc lập là loại kiểm toán do các kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các công ty kiểm toán tiến hành.
b.Hoạt động của kiểm toán độc lập:
Kiểm toán độc lập tiến hành theo lời mời của các đơn vị kiểm toán có nhu cầu kiểm toán không phân biệt chức năng nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức hoạt động của đơn vị, kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Kiểm toán độc lập tiến hành các cuộc kiểm toán theo lời mời của đơn vị có nhu cầu và 2 bên phải kí hợp đồng kiểm toán. Doanh nghiệp được kiểm toán phải trả tiền chi phí kiểm toán và ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty kiểm toán thu tiền dịch vụ kiểm toán ghi vào doanh thu cung cấp dịch vụ.
2.Sự cần thiết khách quan của hoạt động kiểm toán độc lập.
Hoạt động Kiểm toán độc lập cần thiết khách quan xuất phát từ các luận điểm sau:
Thứ nhất : Luận điểm xuất phát từ lợi ích của người sử dụng Báo cáo tài chính(người sử dụng thông tin)
Trong nền kinh tế thị trường, các Báo cáo tài chính hàng năm( Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo kết quả kinh doanh...)do các doanh nghiệp lập ra là đối tượng quan tâm của nhiều người như: các chủ doanh nghiệp, các cổ đông, các doanh nghiệp bạn, các ngân hàng, chủ đầu tư, các cơ quan quản lý cũng như công chúng trong xã hội nói chung...Tuy mỗi đối tượng quan tâm đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp ở mỗi góc độ và mục đích khác nhau như: nhà đầu tư xem xét Báo cáo tài chính để có kế hoạch đầu tư cũng như việc hưởng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của mình: ngân hàng xem xét Báo cáo tài chính để có chính sách tín dụng phù hợp với doanh nghiệp; cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm đến Báo cáo tài chính để xem xét xem doanh nghiệp có thực hiện đúng các chính sách, chế độ quy định hay không...,nhưng tất cả đều cần có một Báo cáo tài chính có độ tin cậy cao, hợp lý và trung thực.Những thông tin tài chính không trung thực sẽ dẫn đến quyết định không thích hợp cho họ. Trên thực tế đôi khi các thông tin trên Báo cáo tài chính có những rủi ro sai lệch lớn. Khi các nghiệp vụ kinh tế ngày càng phức tạp và với số lượng lớn thì các rủi ro từ các thông tin kém tin cậy mang lại ngày càng tăng lên.Có rất nhiều lý do dẫn đến khả năng rủi ro của các thông tin như: sự cách trở của thông tin, thành kiến và động cơ của người cung cấp...Để giảm thiểu mức độ rủi ro từ các thông tin kém tin cậy, người ta đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Có thể, tự người sử dụng thông tin sẽ kiểm tra tính trung thực của các thông tin như tự các cơ quan nhà nước kiểm tra thông qua quyết định của Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy cách thức này không mang lại hiệu quả do các thông tin kế toán có tính quy mô và mức độ tổng hợp cao nên dẫn đến việc kiểm tra đó không kinh tế và khó thực hiện. Hoặc có thể, có một sự thoả hiệp giữa người sử dụng thông tin với người cung cấp thông tin bằng một sự ràng buộc pháp lý, tuy nhiên cách này thông thường lại mang đến cho người sử dụng thông tin những thiệt hại nhất định từ lý do bất thường như phá sản, vỡ nợ...Một cách thức hữu hiệu đã thực hiện và ngày càng phát huy tác dụng đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đó là cần có một bên thứ ba, độc lập và khách quan, có kiến thức về nghề nghiệp, uy tín và trách nhiệm pháp lý kiểm tra, xem xét và đưa ra kết luận là các Báo cáo tài chính có được lập phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp kế toán hay không, có phản ánh trung thực và tình hình tài chính cua doanh nghiệp hay không. Đó chính là công việc của Kiểm toán viên độc lập thuộc các công ty kiểm toán chuyên nghiêp. Cách làm này có tính hiệu quả và tính kinh tế vì công việc kiểm toán được các kiểm toán viên có chuyên môn, có tính độc lập tiến hành khách quan và vô tư thay cho rất nhiều người sử dụng thông tin. Trên thế giới, luật pháp của nhiều nước quy định rằng, chỉ có những Báo cáo tài chính đã được xem xét và có chữ kí xác nhận của kiểm toán viên mới được coi là hợp pháp để làm cơ sở cho nhà nước tính thuế cũng như các bên quan tâm giải quyết các mối quan hệ kinh tế khác đối với các doanh nghiệp.
Thứ hai: Luận điểm xét từ lợi ích của người quản lý doanh nghiêp.Luận điểm này dựa theo “Lý thuyết uỷ nhiệm”Lý thuyết này cho rằng: Kiểm toán là một phương thức bảo hiểm cho người quản lý doanh nghiệp. Do đó những người quản lý doanh nghiêp chấp nhận các cuộc kiểm toán một cách tự nguyện, vì lúc đó quyền lợi của người quản lý được nâng cao.Quan điểm kiểm toán là một phương thức bảo hiểm cho cho người quản lý doanh nghiệp xuất phát từ nguyên nhân trên thế giới ngày càng có nhiều vụ kiện xảy ra.
Thứ ba: Luận điểm xuất phát từ lợi ích xã hội. Luận điểm này xuất phát từ luận điểm “Trách nhiệm báo cáo”được tác giả Shaw đưa ra. Theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo ông với nghĩa hẹp, trách nhiệm báo cáo xuất phát từ nghĩa vụ của người quản lý đối với chủ nhân; còn với nghĩa rộng, trách nhiệm báo cáo đó không chỉ đối với chủ nhân mà còn đối với các bên liên quan trong xã hội đó là bên thứ ba. Một Báo cáo tài chính của doanh nghiệp rất được nhiều bên quan tâm, đó có thể là chủ nhân của doanh nghiệp; là cơ quan quản lý thuế, tài chính, thống kê; là bên thứ 3 như ngân hàng, nhà đầu tư, người làm công và xã hội. Trong điều kiện hiện nay, Báo cáo tài chính nếu chưa được kiểm toán thì sẽ không đủ tính thuyết phục đối với các bên quan tâm; ngược lại, nếu Báo cáo tài chính đã được kiểm toán do một bên thứ 3 độc lập, khách quan, công minh, chính trực, chuyên nghiệp(Kiểm toán độc lập) và được kiểm toàn viên độc lập xác nhận thì sẽ có đầy đủ căn cứ cho các bên quan tâm sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính. Như vậy hoạt động kiểm toán đã mang lại không ít lợi ích cho xã hội thông qua các hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính kế toàn, các công ty kiểm toán đã góp phần phổ cập cơ chế chính sách kinh tế tài chính, ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành kinh tế tài chính của nhà nước nói chung và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt đối với kiểm toán Báo cáo tài chính, Kiểm toán độc lập đã góp phần giúp các doanh nghiệp, các dự án quốc tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp nắm bắt được kịp thời đầy đủ và tuân thủ đường lối chính sách kinh tế tài chính loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo lập được những thông tin tin cậy, từng bước đưa công tác quản lý tài chinh-kế toán trong các doanh nghiệp vào nề nếp. Hoạt động kiểm toán độc lập đã tạo lập được vị trí trong nền kinh tế thị trường, góp phần quan trọng trong việc lành mạnh hoá môi trường đầu tư và nền tài chính quốc gia.
Tóm lại, hoạt động kiểm toán độc lập là nhu cầu cần thiết trước hết vì lợi ích của bản thân doanh nghiệp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ; lợi ích và yêu cầu của nhà nước của xã hội. Người sử dụng kết quả kiểm toán phải được đảm bảo rằng những thông tin họ được cung cấp là trung thực khách quan có độ tin cậy cao để làm căn cứ cho các quyết định kinh tế hoặc thực thi trách nhiệm quản lý giám sát của mình. Chính vì xuất phát từ lợi ích thiết yếu của hoạt động kiểm toán độc lập, hoà mình trong xu thế mở cửa và hội nhập với các nước trên thế giới, trong 10 năm qua Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển ngành kiểm toán độc lập đã tạo mọi điều kiện để kiểm toán độc lập tại Việt Nam không ngừng phát triển và ngày lớn mạnh.
2.Bản chất xã hội của kiểm toán độc lập
Thực chất của kiểm toán độc lập là loại hình dịch vụ được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và theo thoả thuận của tổ chức kiểm toán độc lập với các đơn vị được kiểm toán. Vì được pháp luật thừa nhận, bảo hộ và hoạt động theo một cơ chế rất chặt chẽ nên kiểm toán độc lập có tính pháp lý rất cao. Bản chất của kiểm toán độc lập được thể hiện:
Kiểm toán độc lập là một phương thức đảm bảo ở mức độ nhất định độ tin cậy của thông tin và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, các đơn vị để bảo vệ quyền lợi chung của các bên liên quan trong nền kinh tế thị trường và thông tin là cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế.
Kiểm toán độc lập không phải đảm bảo 100% mức độ tin cậy mà chỉ ở mức độ trọng yếu, các vấn đề chính nhất định. Trách nhiệm của kiểm toán viên là xác nhận Báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, tức là không sai phạm tính trọng yếu. Nghĩa là, trong kiểm toán có thể chấp nhận những sai phạm không mang tính trọng yếu.
Bản chất xã hội của kiểm toán độc lập được thể hiện rõ trong quan hệ của quy định kiểm toán. Nếu như trước đây, đó là quan hệ giữa: Chủ nhân-Kiểm toán viên- Người quản lý, thì bây giờ chuyển sang quan hệ giữa: Xã hội (Các nhà đầu tư)-Kiểm toán viên- Người quản lý. Thông tin trên Báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập không chỉ còn cần thiết đối với chủ nhân doanh nghiệp, mà còn đối với các bên liên quan trong xã hội. Nhà đầu tư căn cứ vào thông tin của kiểm toán độc lập để ra quyết định đầu tư, bạn hàng lựa chọn thông tin của kiểm toán độc lập để quyết định trong quan hệ hợp tác kinh doanh; Nhà nước căn cứ vào thông tin của kiểm toán độc lập để xem xét xem hoạt động của doanh nghiệp như thế nào, có chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật hay không...Chính vì vậy mà hiện nay trên thế giới đã xuất hiện khái niệm “ kế toán viên công chứng-CPA”để chỉ những công việc của kiểm toán viên độc lập. Khái niệm này ra đời một lần nữa càng thể hiện rõ hơn bản chất xã hội của kiểm toán viên độc lập. Hai từ “công chứng” có thể nói là: trách nhiệm công việc và nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập không chỉ dừng lại đối với khách hàng - đơn vị được kiểm toán, mà hơn nữa là đối với toàn xã hội. Ngoài ra kiểm toán độc lập còn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, trợ giúp tư vấn cho người nước ngoài và tổ chức quốc tế biết về pháp luật chính sách tài chính- kế toán của Việt Nam hoặc giúp người Việt Nam hiểu biêt thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Đó là quá trình làm rút ngắn tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế của Việt Nam nói chung.
Phần 2
thực trạng và một số giải pháp cho kiểm toán độc lập ở nước ta hiện nay
I.Thực trạng kiểm toán độc lập ở nước ta
Từ nhu cầu của nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới, kiểm toán độc lập đã có mặt chính thức ở nước ta vào năm 1991 theo giấy phép số 957/PPLT của thủ tướng chính phủ và bộ tài chính đã kí quyết định thành lập hai công ty : Công ty kiểm toán Việt Nam với tên giao dịch là VACO( quyết định số165-TC/QĐ/TCCB). Với cương vị là các công ty đầu ngành VACO và AASC đã đóng góp nhiều công sức không chỉ phát triển công ty, mở rộng địa bàn kiểm toán mà cả trong việc cộng tác với các công ty kiểm toán nước ngoài phát triển sự nghiệp kiểm toán Việt Nam. Hiện nay, theo số liệu thông kê đến nay nước ta đã có gần 50 công ty kiểm toán thuộc các thành phần kinh tế khác nhau với các loại hình doanh nghiệp khác nhau( Nhà nước,cổ phần, TNHH...).Đặc biệt hiện nay ở nước ta có mặt của các công ty kiểm toán lớn trên thế giới như công ty ERNST and YOUNG Việt Nam(E and Y),KPMG peat Marwich Việt Nam,Price Waterhouse Việt Nam(PW),công ty liên doanh là công ty Coopers và Lybrand AISC ...Tổng số nhân viên chuyên nghiệp làm vịêc trong các công ty kiểm toán là hơn 1800 ngườ,trong đó có hơn 500 người có chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ tài chính cấp.Tổng doanh thu cung cấp dịch vụ kiểm toán bước đầu đã được khách hàng tin tưởng và ngày càng có uy tín.Tuy vậy,trên thực tế sự phát triển của hoạt động kiểm toán hiện nay còn nhiều bất cập,gây trở ngại không ít đối với quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.Trình độ,năng lực,kinh nghiệm hành nghề và năng lực quản lý của nhiều công ty kiểm toán còn hạn chế,các loại dịch vụ còn đơn điệu, chủa đủ sức cạnh tranh với các công ty quốc tế, tính cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong nước để tranh thủ khách hàng thông qua việc giảm giá phí vẫn còn tồn tại.Chất lượng dịch vụ chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của thực tế dặt ra. Như trong những năm gần đây với việc mở sàn giao dịch chứng khoán nhưng rất nhiều công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn có kết quả thông báo kinh doanh song thực chất thì có thể bị lỗ hoặc có lãi rất ít tuy nhiên sau nhiều lần kiểm toán mới có thể đưa ra được kết luận. Bên cạnh đó, nhận thức của xã hội về dịch vụ kiểm toán còn hạn chế, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ kiểm toán tuy đã có nhưng chưa đồng bộ và chưa đầy đủ . Các tổ chức nghề nghiệp chưa đủ khả năng đảm nhận việc tổ chức và hướng dẫn chuyên môn...Đặc biệt hiện nay có khuynh hướng một số công ty kiểm toán chiều theo ý của khách hàng, do thiếu các kiểm toán viên được đào tạo một cách cơ bản và có đủ bản lính cần thiết, nên để xảy ra hiện tượng bỏ qua sai sót cần điều chỉnh, thay đổi ý kiến của kiểm toán theo ý kiến của khách hàng, mặt khác do chưa có được một quy trình soát xét file hồ sơ còn lỏng lẻo, không quan tâm hoặc quan tâm rất ít tới việc đào tạo nhân viên dẫn đến chất lượng của dịch vụ kiểm toán không được đảm bảo, tính độc lập của kiểm toán đã bị ảnh hưởng, đôi khi vi phạm đến đạo đức nghề nghiệp.
II.Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm toán độc lập ở nước ta
Trước thực trạng đó, việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu phát triển dịch vụ kiểm toán ở nước ta là một tất yếu khách quan, là yêu cầu bức xúc nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Để nâng cao chất lượng của kiểm toán ở nước ta cần thực hiện một số hướng sau trong thời gian tới. Đó là:
+ Tăng cường cả về só lượng và chất lượng hoạt động dịch vụ kiểm toán trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế về kiểm toán được thừa nhận đồng thời phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam.
+ Nâng cao sức cạnh tranh của các tổ chức, cá chức làm dịch vụ kiểm toán, đảm bảo sự phát triển của dịch vụ này thực sự trở thành công cụ đắc lực giúp cho nhà nước điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế, đồng thời giúp cho doanh nghiệp sử dụng tốt các nguồn lực để phát triển.
+Từng bước mở cửa và hội nhập thị trường dịch vụ kiểm toán quốc tế và khu vực.
*Để thực hiện các định hướng trên cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau, để phát triển dịch vụ kiểm toán trong thời gian tới.
Một là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kiểm toán. Hiện nay văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực kiểm toán là dựa vào luật kế toán có hiệu lực ngày 1/1/2004. Luật này gồm các vấn đề liên quan đến công tác kế toán, làm cơ sở quan trọng cho việc cung cấp dịch vụ kế toán đồng thời đó cũng là cơ sở để cho hoạt động kiểm toán. Tuy vây, để kiểm toán có thể phát triển như một ngành độc lập thì cần phải có một hệ thống pháp luật riêng trong thời gian tới. Luật kiểm toán này phải phù hợp với luật kế toán và phù hợp với hệ thống kiểm toán quốc tế và khu vực được chấp nhận rộng rãi.
Thứ hai, mở rộng diện kiểm toán bắt buộc,khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tăng cường nhu cầu cung cấp thông tin tài chính, kế toán thông qua dịch vụ kiểm toán.Thực hiện giải pháp này Nhà nước cần có những qui định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế phải được kiểm toán thông qua hợp đồng kiểm toán. Giá trị của Báo cáo tài chính chỉ được thừa nhận sau khi kiểm toán ( Trước mắt, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có vốn điều lệ từ 5 tỉ đồng trở lên). Mặt khác, cần tăng cường xử lý các thông tin tài chính, kế toán... Thông qua các dịch vụ tư vấn của các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ kiểm toán được pháp luật thừa nhận.
Thứ ba, có bước đi thích hợp tăng về số lượng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ kiểm toán. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ kiểm toán trong những năm qua, đúc rút kinh nghiệm và xây dựng lộ trình cho việc thành lập các công ty dịch vụ kiểm toán. Chú trọng mở rộng loại hình công ty như công ty hợp danh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài...bảo đảm việc thành lập công ty đơn giản, đúng thủ tục pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty. Khuyến khích các công ty mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm.
Thứ tư, đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn về kiểm toán. Để thực hiện giải pháp này, trước hết đối với các trường đại học, học viện, trung học chuyên nghiệp thuộc khối kinh tế, nơi đào tạo căn bản, bước đầu làm nền tảng cho việc tạo lập nghề kiểm toán cung cấp nguồn nhân lực chuyên môn cho các công ty kiểm toán cần phải có sự đổi mới căn bản nội dung, chương trình theo hướng gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn. Kết cấu các khối kiến thức cơ sở ngành phải phủ hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề kiểm toán. Cần tăng cường các kiến thức về pháp luật nói chung và luật chuyên ngành nói
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1130.doc