LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN BỐ VÀ SỬ DỤNG 7
NGUỒN NHÂN LỰC 7
I. Khái niệm về nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực. 7
1. Khái niệm về nguồn nhân lực. 7
2. Phân loại nguồn nhân lực. 8
2.1. Căn cứ vào nguồn hình thành nguồn nhân lực. 8
2.1.1. Nguồn nhân lực có sẵn trong dân số. 8
2.1.2. Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế. 8
2.1.3. Nguồn nhân lực dự trữ bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động nhưng vì các lý do khác nhau họ chưa có công việc làm ngoài xã hội. 9
2.2. Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực tham gia vào nền sản xuất của xã hội. 10
3. Phương pháp xác định nguồn nhân lực. 10
3.1. Dân số hoạt động kinh tế. 13
3.2. Dân số không hoạt động kinh tế. 13
3.3. Người thất nghiệp. 13
3.4. Tỷ lệ người có việc làm. 13
3.5. Tỷ lệ người thất nghiệp. 13
3.6. Tỷ lệ người thiếu việc làm. 14
3.7. Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ. 14
4. Khái niệm phân bố nguồn nhân lực. 14
4.1. Khái niệm phân bố nguồn nhân lực. 14
4.2. Khái niệm sử dụng nguồn nhân lực. 15
II. Sự cần thiết phải nghiên cứu việc phân bố và sử dụng nguồn nhân lực. 16
1. Vai trò của nguồn nhân lực trong đời sống kinh tế xã hội. 16
2. Sự cần thiết phải phân bố và sử dụng lao động hợp lý. 17
III. Nội dung của phân bố và sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam. 18
1. Phân bố và sử dụng nguồn nhân lực theo lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất. 18
2. Phân bố và sử dụng nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế. 20
3. Phân bố và sử dụng nguồn nhân lực giữa các vùng lãnh thổ. 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA HUYỆN NAM SÁCH. 22
I. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm kinh tế xã hội ở huyện Nam Sách. 22
1. Quá trình hình thành và phát triển của huyện Nam Sách. 22
1.1. Quá trình hình thành. 22
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nam Sách. 22
1.2.1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính. 22
1.2.2. Địa hình, địa mạo. 23
1.2.3. Điều kiện khí hậu. 23
1.2.4. Chế độ thuỷ văn: 24
1.2.5. Khoáng sản vật liệu xây dựng. 24
1.2.5/ Tình hình kinh tế xã hội. 24
1.2.6. Đất đai và đặc điểm thổ nhưỡng. 25
1.2.7. Dân số. 25
2. Những đặc điểm kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến phân bố và sử dụng nguồn nhân lực. 28
II. Thực trạng phân bố nguồn nhân lực. 35
A. Thực trạng phân bố nguồn nhân lực. 35
1. Dân số và nguồn lao động. 35
2. Phân bố nguồn nhân lực theo giới tính và độ tuổi. 37
3. Chất lượng lao động 38
4. Tình hình phân bố nguồn nhân lực theo lãnh thổ. 42
5.Phân bố nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế. 43
5.1. Phân bố nguồn nhân lực trong nông nghiệp. 44
5.2. Phân bố nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng. 46
5.3. Tình hình phân bố nguồn nhân lực trong các ngành dịch vụ thương mại. 47
B. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách. 48
1. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế xã hội. 48
2. Đánh giá tình hình sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách. 50
C. Đánh giá tình hình phân bố và sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách. 51
1. Những thành tích đạt được của huyện do quá trình phân bổ & sử dụng nguồn nhân lực. 51
2. Những tồn tại và nguyên nhân. 57
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÂN BỐ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC Ở HUYỆN NAM SÁCH TRONG THỜI GIAN TỚI. 60
I. Định hướng phát triển kinh tế của huyện Nam Sách đến năm 2010. 60
1. Đặc điểm tình hình chung của huyện Nam Sách. 60
2. Mục tiêu chủ yếu của huyện giai đoạn 2005- 2010. 60
II. Phương hướng và nhiệm vụ. 61
1. Phương hướng chung. 61
2. Phương hướng cụ thể của từng ngành. 62
III. Những giải pháp chủ yếu để phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của huyện Nam Sách. 63
1. Giải quyết việc làm. 64
1.1. Giải pháp phát triển kinh tế xã hội để tạo việc làm mới cho 1.000-1.300 lao động, cụ thể: 64
1.2. Giải pháp khuyến khích và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu, cụm công nghiệp đồng thời tăng cường công tác đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm để tạo việc làm mới cho 1.800 - 2.300 lao động năm 2005 64
1.3. Giải pháp tăng cường công tác XKLĐ để tạo việc làm cho 200-300 lao động 65
2. Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực. 65
3. Chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế. 71
4. Chuyển đổi nguồn nhân lực giữa các thành phần kinh tế. 72
5. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trong các ngành nông lâm thủy sản. 73
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
78 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến về phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách - Tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Người lao động qua học nghề, được truyền nghề, tay nghề từng bước được nâng cao như ở xã Nam Trung, Nam Hưng, Quôc Tuấn
* Ngành Thương nghiệp - Dịch vụ .
Tổng giá trị ngành thương nghiệp dịch vụ bình quân 5 năm đạt 107.032 triệu đồng. Dịch vụ cũng bước đầu phát triển đa dạng, phong phú đáp ứng phần lớn yêu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt nhân dân. Các dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu xây dựng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng, vận tải, thông tin, y tế, giáo dục, thể thao, văn hoá Phát triển ở khắp các địa bàn nông thôn trong huyện, một số dịch vụ đã liên kết với nhau đủ và tạo ra sự phát triển, tăng thêm giá trị. Công trình chợ đầu mối chuyên kinh doanh rau quả vùng đồng bằng sông Hồng với khái toán tổng vốn đầu tư hơn 65 tỷ đồng, được xây dựng tại xã Nam Đồng đã tạo cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ, giảm bớt những khâu trung gian giữa nông dân và người tiêu dùng, tăng giá trị hàng nông sản và sản xuất có kế hoạch tập trung hơn.
Những kết quả đã đạt được về kinh tế của huyện trong thời gian qua có ảnh hưởng tới sự phân bố và sử dụng nguồn nhân lực. Sau đây là một số thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi:
Sự chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện về các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và kết quả đạt được đã chú ý đến hiệu quả, chiến lược phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của địa phương. Trong nông nghiệp đã có những chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong sản xuất nông nghiệp, tăng lao động trong chăn nuôi nhằm sử dụng có hiệu quả hơn lao động nông nhàn. Ngành công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp từng bước được mở rộng và phát triển đã thu hút ngày càng nhiều lao động từ nông nghiệp chuyển sang. Ngành thương mại dịch vụ cũng từng bước được phát triển, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Sự tăng trưởng của các ngành kinh tế sẽ làm tiền đề cho sự phân bố và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý hơn.
Khó khăn:
Đây là một huyện thuần nông, 82 % dân số sống bằng nghề nông nghiệp, nguồn nhân lực chủ yếu phân bố trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu nông thôn mới chỉ là bước đầu, thị trường tiêu thụ nông sản còn hạn hẹp, giá cả chưa ổn định, giá phân bón ngày càng cao và việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, có tính rủi ro rất cao, dịch bệnh gia cầm đang có diễn biến phức tạp do đó việc các Ngân hàng đầu tư vốn vào kỹ thuật sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.
Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, sản phẩm hàng hoá ít, giá cả chưa ổn định, lực lượng lao động thu hút ít, chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.
Ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ cùng có xu hướng tăng song cũng vẫn còn chậm mặc dù cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm có sự chuyển đổi nhưng ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Bởi vậy, đối với huyện Nam Sách lao động nông nghiệp , nông thôn vẫn chiếm vai trò chủ yếu.
Nguồn nhân lực tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao dẫn đến việc sử dụng nguồn này mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao.
II. Thực trạng phân bố nguồn nhân lực.
A. Thực trạng phân bố nguồn nhân lực.
1. Dân số và nguồn lao động.
Biểu 3: Tình hình dân số và lao động của toàn huyện:
Danh mục
Đơn vị tính
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng dân số
người
136825
137550
138217
138781
139700
Số lượng lao động trong độ tuổi
người
72647
74176
74524
75112
76205
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi so với tổng dân số
%
53.1
53.9
53.9
54.12
54.5
Số người hoạt động kinh tế trong độ tuổi
người
70114
70775
71005
71154
72738
Tỷ lệ lao động hoạt động kinh tế so với lao động trong độ tuổi.
%
96.5
95.41
95.27
94.73
95.5
Số lao động thiếu việc làm
người
17..232
17.791
17.428
12.350
10.826
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm so với số lao động trong độ tuổi
%
23,72
23,98
23,4
16,4
14,2
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Sách.
Ghi chú: Số lao động thiếu việc làm và cần việc làm được tính theo phương pháp: Tổng số học sinh tốt nghiệp THCS không vào được PTTH; Số lao động thống kê không có việc làm thường xuyên; Số quân nhân xuất ngũ về địa phương; Lao động xuất khẩu ra nước ngoài về nước do đã hết thời hạn.
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động thiếu việc làm của huyện vẫn còn cao chiếm 23,72 % năm 2000, giảm xuống còn 14,2 % năm 2004.
Do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong trồng trọt, tăng tỷ trọng lao động trong chăn nuôi nên đã giải quyết việc làm cho phần lớn lao động nông thôn trong thời gian nông nhàn. Việc chuyển giao đất nông nghiệp sang khu công nghiệp cũng đã giải quyết việc làm cho những gia đình có diện tích đất bị thu hồi để bàn giao cho khu công nghiệp, chuyển từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp.
Dân số của huyện ngày càng tăng kéo theo nguồn nhân lực cũng tăng theo, trong khi diện tích đất lại có hạn. Do đó, vấn đề phân bố và sử dụng nguồn nhân lực của huyện sao cho hợp lý là điều quan trọng nhất, đặc biệt là lao động nông thôn. Do vậy, huyện cần có những chính sách về dân số - giảm tỷ lệ sinh đồng thời có chính sách phát triển các ngành nghề thu hút lao động nông nhàn trong nông nghiệp.
Biểu 4 : Kết quả giải quyết việc làm cho lao động huyện năm 2004
TT
Chỉ tiêu
Số lao động (người)
Tỷ lệ
(%)
*
Tổng số người trong tuổi lao động
76.205
53 % so với dân số
I
Số người trong tuổi lao động tham gia HĐKT
72.738
95,4% TTLĐ
1
Số người có việc làm thường xuyên
72.410
99,55% HĐKT
Trong đó : - Đủ việc làm
- Thiếu việc làm
61.548
10.826
85,7% TTLĐ
15% TTLĐ
2
Số người không có việc làm
328
0,45% HĐKT
II
Số người không hoạt động kinh tế
3.467
4,6% TTLĐ
III
Tỷ lệ thất nghiệp
0,45%
2. Phân bố nguồn nhân lực theo giới tính và độ tuổi.
Biểu 5:Cơ cấu theo giới tính và độ tuổi của lực lượng lao động huy động.
Tuổi
2000
2004
Tổng số
Nam
%
Nữ
%
Tổng số
Nam
%
Nữ
%
1-14
40.403
20.885
15,26
19.518
14,26
33.037
16.774
12,0
16.263
11,6
15-19
13.997
7.208
5,27
6.789
4,96
15.896
7.998
5,73
7.898
5,56
20- 34
30.837
14.783
20,35
16.054
22,10
34.731
18.197
23,88
16.534
21,7
35-49
26.165
12.133
16,70
14.032
19,32
30.391
14.855
19,5
15.536
20,4
50-59
7.079
3.271
4,50
3.808
5,24
9.391
4.677
6,1
4.714
6,2
Tổng số
118.481
58.280
80,22
60.201
82,87
123.446
62.501
82,02
60.945
80
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Sách.
Dân số trong độ tuổi từ 1 -19, có số nam luôn lớn hơn nữ. Đây là do tư tưởng của người dân vẫn thường "chuộng" con trai hơn. Nhưng bắt đầu bước sang tuổi 20 trở đi thì số lượng nữ lại lớn hơn nam. Nguyên nhân là do trong độ tuổi lao động, nam giới thường đi tìm việc làm ở ngoài huyện còn nữ giới thì ít hơn do phải chăm sóc con cái và nam giới thường có tuổi thọ nhỏ hơn tuổi thọ của nữ giới.
Điều này cũng ảnh hưởng đến việc phân bố và sử dụng nguồn nhân lực sao cho hợp lý. Nữ giới thích hợp với những nghề đòi hỏi sự dẻo dai, khéo léo, những công việc thủ công không đòi hỏi mất nhiều sức lực như nghề nông, TTCN, dịch vụ. Còn nam giới thường hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi phải có sức khoẻ như ngành công nghiệp, công nghiệp khai thác. Do vậy, cần phải dựa vào những đặc điểm này để phân bố và sử dụng nguồn nhân lực cho hợp lý với khả năng của từng giới.
+Theo độ tuổi:
Lực lượng lao động từ 15 -19 tuổi là lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ 10,23 % năm 2000 và 11,3 % năm 2004 so với tổng dân số. Hầu hết lực lượng lao động này không tham gia vào hoạt động kinh tế do còn đang là học sinh, sinh viên, đang đi học các trường trung học, chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng mà chỉ làm những công việc nhẹ nhàng, chưa đòi hỏi tay nghề , kinh nghiệm. Đây là lực lượng lao động trong tương lai, là nguồn dự trữ của xã hội.
+ Nhóm tuổi 20 - 34:Đây là lực lượng lao động chính trong huyện, lực lượng này hoạt động trong lĩnh vực công việc đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, tay nghề kỹ thuật. Lực lượng này năm 2000 chiếm 42,45 % tương ứng với 30.837 người, năm 2004 chiếm 45,58 % tương ứng với 34.731 người. Độ tuổi này có khả năng tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất.
+ Nhóm tuổi 35 -49: Đây là nhóm tuổi có số lượng lao động chiếm 39,9 % . ở độ tuổi này người lao động đã có nhiều kinh nghiệm xử lý công việc, họ có kinh nghiệm bố trí, sắp xếp lao động sao cho đạt năng suất lao động cao. Đây là độ tuổi có khả năng tham gia vào đội ngũ lao động chủ chốt của huyện. Tuy nhiên, đội ngũ này cần phải được đào tạo thường xuyên để nâng cao tay nghề, củng cố kinh nghiệm.
+ Nhóm tuổi 50 - 59: chiếm 12,3% lực lượng lao động. Đây là lực lượng lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, tay nghề cao. Tuy nhiên họ gặp khó khăn do tuổi tác, sức khoẻ nên khả năng tiếp thu kiến thức mới là hạn chế,giảm khả năng làm những công việc nặng nhọc nên cũng cần phải bố trí lực lượng lao động ở nhóm tuổi này sao cho phù hợp với khả năng và tình trạng sức khoẻ của họ.
3. Chất lượng lao động
Biểu 6: Chất lượng nguồn nhân lực của huyện qua các năm
Diễn giải
2000
2004
Tổng số lao động trong độ tuổi
72.647
%
76205
%
Tổng số người HĐKT trong độ tuổi
70.114
72738
1.Trình độ văn hóa
Đã tốt nghiệp cấp I
21.791
30
23.207
30,5
Đã tốt nghiệp cấp II
27875
38,4
29.262
38,4
Đã tốt nghiệp cấp III
22981
31,6
23736
31,14
2. Trình độ chuyên môn
- ĐH,CĐ
1445
2,2
2182
2,99
Trung cấp
2186
3,01
3638
5
- Sơ cấp
189
0,26
277
0,38
- Công nhân kỹ thuật được đào tạo nghề
1576
2,2
9019
12,4
- Công nhân kỹ thuật được truyền nghề tại cơ sở sản xuất
450
0,62
4.291
5,9
- Chưa qua đào tạo
66801
91,9
53.607
73,7
Nguồn: Niên giám thống kê của huyện Nam Sách
Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện thông qua 2 chỉ tiêu đó là :
- Trình độ văn hoá của lực lượng lao động.
- Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động.
Qua bảng số liệu trên ta thấy trình độ văn hoá của lực lượng lao động huyện chưa cao. Tỷ lệ lao động chỉ đạt trình độ văn hoá tốt nghiệp cấp I tuy có giảm nhưng không đáng kể.
Với dân số toàn huyện năm 2004 là 139700, số người trong độ tuổi lao động là 79205 chiếm 56,7 % tổng dân số mà tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ văn hoá tốt nghiệp cấp III là 31,14 % là còn thấp. Do đó cần phải có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho ngành giáo dục để nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp II và cấp III vì chỉ khi có trình độ văn hoá thì người lao động mới có đầy đủ nhận thức về lao động, việc làm cũng như có khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ mới trong quá trình học nghề.
Cả huyện hiện nay có 3 trường cấp III và một trung tâm giáo dục thường xuyên hệ bổ túc văn hoá cấp III , hàng năm, các trường cấp III của cả huyện Nam Sách tuyển sinh từ 1500 - 1700 học sinh vào lớp 10.
Các xã trong huyện đều có trường cấp I và cấp II, mỗi xã 1 trường cấp I và 1 trường cấp II.
Số lượng học sinh cấp I năm học 2000- 2001 là 14.683 , 2003 -2004 là 11.270.
Số lượng học sinh cấp II năm học 2000- 2001 là 13.380 và 2003- 2004 là 11.995.
Số lượng học sinh cấp III năm học 2000 - 2001 là 4.881 và 2003 - 2004 là 4.900.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực huyện:
Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn của lao động còn thấp, chiếm 26,3% % năm 2004 còn lại 73,7 % lao động làm việc không có chuyên môn. Ngoài ra, tỷ lệ lao động có trình độ cao không nhiều, ĐH, CĐ chỉ chiếm 2,2 % năm 2000 và 2,9 % năm 2004. Công nhân kỹ thuật trước đây được phân bổ làm việc trong các trạm, trại, bệnh viện,các cơ sở sản xuất quốc doanh, xí nghiệp quốc doanh Nay lực lượng này đã được phân bổ vào trong các nhà máy, các khu công nghiệp tại khu công nghiệp, làng nghề truyền thống, Bệnh viện, và các trạm, trại sản xuất nông nghiệp .
Đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật được đào tạo nghề tại cơ sở sản xuất đã tăng len một cách nhanh chóng năm 2004. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật được truyền nghề năm 2000 là 2,2 % , đến năm 2004 tăng lên 12,4 %; Tỷ lệ công nhân kỹ thuật được truyền nghề năm 2000 là 0,62%, năm 2004 tăng lên 5,9 %. Điều đó chứng tỏ huyện đã rất chú trọng đến công tác đào tào nghề và truyền nghề cho người lao động, nâng cao trình độ cho người lao động.
Tuy nhiên lực lượng lao động chưa qua đào tạo của huyện vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Để tăng tỷ lệ này trong các năm tới, huyện cần huyện cần phải có các chiến lược đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực tích cực hơn nữa.
- Đến tháng 12/2004 số lao động qua đào tạo nghề, truyền nghề của huyện Nam Sách là 19.639 người chiếm 26,3% (năm 2003 là 25,7%) so với tổng số người tham gia hoạt động kinh tế. Trình độ của lao động tham gia hoạt động kinh tế được phân ra như sau:
+ Đại học, cao đẳng, trung cấp là : 5.819 người, chiếm 8% so với số người hoạt động kinh tế (trong đó đại học, cao đẳng là 3%; trung cấp là 5%).
+ Lao động có tay nghề, kỹ thuật, truyền nghề trong các cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống là : 13.310 người chiếm 18,3% so với người lao động hoạt động kinh tế.
+ Lao động giản đơn chiếm 73,7 %. so với người lao động hoạt động kinh tế.
Như vậy, đối với huyện chất lượng lao động qua đào tạo còn rất thấp (có biểu kèm theo) và tỷ lệ lao động không qua đào tạo còn lớn (73,7%) đòi hỏi thời gian tới phải tăng cường công tác đào tạo nghề, truyền nghề trong lao động nông thôn.
Bảng 7: Số liệu lao động qua đào tạo của huyện năm 2004
TT
Trình độ chuyên môn
Tổng số
(người)
Tỷ lệ so với lao động HĐKT (%)
1
CNKT được cấp bằng+ chứng chỉ
9.455
13
2
CNKT được truyền nghề tại CSSX (không có bằng)
4.364
6
3
Trung cấp
3.638
5
4
Đại học, cao đẳng
2.182
3
Tổng
19.639 người
26,5%
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Sách
4. Tình hình phân bố nguồn nhân lực theo lãnh thổ.
Huyện Nam Sách có 22 xã và 1 thị trấn. Phần lớn dân số sống ở nông thôn do vậy sự phân bố nguồn nhân lực cũng tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.
Biểu 8:Lực lượng lao động của huyện chia theo khu vực thành thị và nông thôn.
Diễn giải
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng số lao động
72.647
74.176
74.524
75.112
76.205
Tổng LĐ ở khu vực thành thị
4.026
4.362
4.393
4.495
4.522
Tỷ lệ LĐ ở khu vực thành thị (%)
5,54
5,88
5,89
5,98
5,93
Tổng LĐ ở khu vực nông thôn
68.621
69.814
70.131
70.617
71.683
Tỷ lệ LĐ ở khu vực nông thôn(%)
94,46
94,12
94,12
94,02
94,07
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Sách
Lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 5,54% năm 2000 trong khi đó lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 94,46 % . Do thị trấn Nam sách quy mô còn nhỏ nên mặc dù mật độ dân số ở thị trấn đông nhưng tổng số dân thì lại ít. Thị trấn cũng đang dần có xu hướng được mở rộng về các xã lân cận, tạo thành khu dịch vụ buôn bán, kinh tế, văn hoá và dịch vụ phát triển.
Bảng số liệu trên cho thấy: dân số chủ yếu sống ở vùng nông thôn cho nên kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu. Bên cạnh đó thì dân số cũng ngày càng tập trung ở khu vực thành thị do đó nền kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước tăng trưởng đáng kể. Nhưng vấn đề đặt ra là phải có chiến lược như thế nào để khai thác hết khả năng của lực lượng lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Sự phân bố nguồn nhân lực giữa khu vực nông thôn và thành thị còn nhiều bất cập, lao động tập trung quá nhiều ở nông thôn, dẫn đến hiện tượng nơi dư thừa lao động thì không có việc làm, nơi có việc làm thì lại thiếu lao động. Lao động ở khu vực thành thị chủ yếu là cán bộ, lực lượng lao động tham gia dịch vụ kinh doanh công nhân viên chức, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn lao động nông thôn mặc dù số lượng đông nhưng chất lượng thấp chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp.
Huyện cần có chủ trương phân bố lại nguồn nhân lực giữa nông thôn và thành thị làm giảm bớt sức ép về lao động ở nông thôn. Nâng cao chất lượng lao động ở nông thôn, khuyến khích lao động ở nông thôn tìm việc làm ở ngoài huyện.
5.Phân bố nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế.
Biểu 9: Tình hình phân bổ nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế
Diễn giải
2000
2001
2002
2003
2004
SN
%
SN
%
SN
%
SN
%
SN
%
I.Tổng số
72647
74176
74524
75112
76205
Tổng ĐHĐKT
70114
100
70775
100
71005
100
71154
100
72738
100
1.Nông nghiệp
61.464
87,66
59.869
84,6
59.533
83,8
46.723
65,7
45.500
62,6
2. Công nghiệp,
xây dựng
5037
7,2
7442
10,5
8113
11,4
10855
15,25
12454
17,12
3. Dịch vụ
1936
2,8
2489
3,5
2669
3,75
3016
4,23
3272
4,5
4. Ngành khai
thác thủy sản
146
0,2
174
0,25
303
0,43
9230
13
9310
12,8
5. Các ngành khác
1531
2,2
801
1,1
387
0,55
1330
1,9
2202
3,02
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Sách năm 2004
Trước đây nền kinh tế của nước ta phát triển theo hướng kế hoạch hoá tập trung. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là phát triển nông nghiệp. Sau năm 1986, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Do đó, phân bố nguồn nhân lực vào các ngành kinh tế cũng có sự thay đổi.
Nam Sách cũng không nằm ngoài sự thay đổi đó. Nguồn nhân lực của huyện được phân bổ vào các ngành kinh tế như bảng trên. Lao động nông nghiệp có xu hướng giảm nhiều từ 87,66 % (năm 2000) xuống 62,6% (năm 2004) so với tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế.
Sự phân bố lao động trong các ngành công nghiệp và khai thác thuỷ sản tăng rất nhanh và cao, ngành thuỷ sản năm 2000 chiếm 0,2 % đến năm 2004 chiếm tới 12,8 % ; ngành công nghiệp năm 2000 chiếm 7,2 %, năm 2004 chiếm 17,12%. Kết quả trên chứng tỏ huyện đã và đang có ngành công nghiệp và khai thác thuỷ sản rất phát triển đó là nhờ vào kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
5.1. Phân bố nguồn nhân lực trong nông nghiệp.
Biểu 10 : Số lượng lao động trong nông nghiệp thuỷ sản.
Đơn vị: Người
2000
2001
2002
2003
2004
SN
%
SN
%
SN
%
SN
%
SN
%
Tổng số LĐ trong ngành nông nghiệp - thuỷ sản
61.610
100
60043
100
59.836
100
55.953
100
54.810
100
Nông nghiệp
61.464
99,8
59.869
99,7
59.533
99,5
46.729
83,5
45.500
83,1
Thuỷ sản
146
0,24
174
0,3
303
0,5
9230
16,5
9.310
16,9
Nguồn: Niên giám thống kê của huyện Nam Sách 2004
Số lượng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp là 99,76 % chiếm một khối lượng lớn lao động năm 2000 đến năm 2004 tỷ lệ này giảm xuống còn là 83,01 %. Tỷ lệ lao động trong ngành thuỷ sản cũng tăng một cách đáng kể tử 0,24 % (năm 2000) lên 16,99 % năm 2004, đây là một sự chuyển biến rất lớn chứng tỏ đã có một sự chuyển dịch kinh tế trong nông nghiệp khá nhanh và có hiệu quả cao.
Một số kết quả mà huyện đã đạt được trong sản xuất nông nghiệp.
Biểu11: Một số kết quả đạt được trong nông nghiệp của huyện
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
Tốc độ phát triển 2004/2000
Tổng diện tích đât canh tác
Ha
7444
7514
7471
7323
7104
Tổng DT đất gieo trồng
Ha
17.037
16.825
16.397
16.045
15.731
92,33
Bình quân lương thực/người
Kg
570
564
574
562
558
97,9
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp
Triệu đồng
262.899
284.611
301.768
314.299
326.870
124,33
BQ- GDP/người
Triệu đồng
2,56
2,8
3,17
4,11
5,2
203,1
BQ- GTSX/ha đất NN
Triệu đồng
16,10
16,4
17,1
18
19,2
119,25
Trồng trọt
+Lúa cả năm
Ha
12.568
12.796
12.472
12.098
11.862
94,38
+Năng suất
Tạ/ha
59,6
58,96
61,21
60,78
62
104,02
Sản lượng
1000 tấn
78,02
77,538
79,335
77,972
77,939
99,9
Chăn nuôi
+ Tổng đàn trâu
Con
4154
3053
2468
2253
2200
53
+ Tổng đàn bò
Con
4398
7477
7551
7566
7600
172,8
+Tổng đàn lợn
Con
58.964
75.112
76.526
79.612
82.000
139,06
+ Sản lượng cá
Tấn
745
1.095
1.295
1.676
1.900
255,03
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Sách
Nhờ có sự phân bố nguồn nhân lực trong nông nghiệp và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên kết quả đạt được trong nông nghiệp là khá cao. Tổng giá trị sản xuất trong nông nghiệp tăng 24,33 %, đặc biệt là ngành chăn nuôi rất được chú trọng phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động. Nó không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giải quyết được số lao động trong nông nghiệp. Ngành nuôi cá đã mang lại một sản lượng rất lớn tăng 55,03 %.
5.2. Phân bố nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng.
Từ năm 1991 đến nay các ngành nghề sản xuất CN - TTCN phát triển theo hình thức mới theo hướng chủ yếu là kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp tư nhân. Các ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển.
Giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bình quân 5 năm (2000-2005) đạt 172.912 triệu đồng. Trong đó phát triển nhất là sản xuất gạch ngói, chế biến mộc và cơ khí. Đã giải quyết công ăn việc làm tại chỗ cho lao động dư thừa và thu nhập cho các hộ nông dân. Tuy nhiên sản xuất Công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp của huyện chủ yếu sản xuất mặt hàng đơn điệu, sức cạnh tranh kém.
Biểu12: Số lượng lao động công nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
Đơn vị: người
Diễn giải
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng số
6030
6766
8034
8233
8981
1.Công nghiệp khai thác mỏ(người)
19
41
89
113
111
Tỷ lệ(%)
0,32
0,6
1,1
1,37
1,23
2.Công nghiệp chế biến(người)
6011
6725
7983
8120
8870
Tỷ lệ(%)
99,68
99,4
98,9
98,63
98,77
+ Chế biến thực phẩm đồ uống (người)
1271
1869
2341
2027
2375
Tỷ lệ(%)
21
27,6
29,1
24,6
26,44
+Chế biến và sản xuất từ tre nứa (người)
167
524
809
759
812
Tỷ lệ(%)
3,8
7,74
10,06
9,2
9
+ Sản xuất trang phục(người)
234
245
261
240
250
Tỷ lệ(%)
3,88
3,6
3,24
2,9
2,8
+ Bản sao, in, phô tô
17
31
58
62
69
Tỷ lệ(%)
0,28
0,45
0,72
0,75
0,77
SX SP từ kim loại
157
236
239
284
295
Tỷ lệ(%)
2,6
3,5
3
3,4
3,3
SX SP từ khoáng phi kim
3525
3170
3504
4042
4314
Tỷ lệ(%)
58,45
46,9
43,6
49
48
SX giường, tủ bàn ghế
320
340
731
662
685
Tỷ lệ(%)
5,3
5
9
8
7,6
Công nghiệp dệt
320
310
40
44
70
Tỷ lệ(%)
5,3
4,6
0,5
0,53
0,78
Qua số liệu trên ta thấy số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có xu hướng tăng do huyện đang phát triển ngành công nghiệp. Số lượng lao động công nghiệp ngoài Nhà nước chủ yếu do cá thể và tư nhân đảm nhiệm và hoạt động chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến.
Nguyên nhân trước đây các ngành này sử dụng chủ yếu là lao động thủ công, công cụ thô sơ nay được thay thế bằng máy móc tiện cho công việc khai thác đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, ngành sản xuất trang phục, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại và sản xuất gạch ngói cần nhiều loại lao động hơn.
5.3. Tình hình phân bố nguồn nhân lực trong các ngành dịch vụ thương mại.
Đây là một huyện thuần nông, dân số chủ yếu sống bằng nghề nông nên thương mại dịch vụ chưa phát triển, nhất là các ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng, dẫn đến lực lượng lao động phân bố trong các ngành này là ít nhất.
Biểu 13 : Số lượng lao động phân bố trong các ngành dịch vụ thương mại.
Diễn giải
2000
2001
2002
2003
2004
1. Thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ.
976
1246
1353
1516
1660
Tỷ lệ (%)
41,1
50,06
50,7
50,26
50,73
2.Khách sạn, nhà hàng
334
417
430
502
660
Tỷ lệ (%)
17,3
16,8
16,1
16,6
20,17
3. Vận tải
626
826
886
998
952
Tỷ lệ (%)
32,3
33,2
33,22
33,09
29,1
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Sách
Nguồn: Niên giám thống kê 2004 của huyện
Qua bảng số liệu trên ta thấy lao động trong ngành thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ chiếm tỷ lệ cao nhất do nhu cầu sử dụng máy móc của người dân ngày càng cao trong mọi lĩnh vực sản xuất, giao thông, đi lại . Cùng với sự phát triển của xã hội, Nam Sách cũng đang từng bước đẩy nhanh tốc độ phát triển, đòi hỏi phải phát triển các ngành dịch vụ để phục vụ nhu cầu đó. Điển hình là ngành vận tải, số lượng phương tiện vận tải không ngừng tăng lên và khối lượng vận chuyển cũng tăng lên.
Số lượng lao động trong hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất do nhu cầu về dịch vụ này chưa phát triển, tuy nhiên năm 2004 cũng tăng gấp 3,6 lần so với năm 2003. Ngành dịch vụ phục cá nhân công cộng của huyện không có.
Nhìn chung, dịch vụ thương nghiệp dịch vụ đã có những bước phát triển đa dạng, phong phú do huyện đã chủ trương mở rộng giao thông, tập trung xây dựng các chợ, thị trấn, thị tứ nhằm hình thành các tụ điểm giao lưu hàng hoá lớn như Thị trấn Nam Sách, Thanh Quang, ái Quốc, An Châu
Để phát triển ngành đòi hỏi các cấp có thẩm quyền cần phải quan tâm, đầu tư mở rộng để biến các vùng có tiềm năng về phát triển ngành thành trung tâm phát triển, buôn bán, dịch vụ của huyện. Chuyển dịch cơ cấu lao động , thu hút thêm lao động vào hoạt động, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có. Phát triển mạnh giao lưu hàng hoá không chỉ phục vụ đời sống thiết yếu và dịch vụ sản xuất mà còn kéo theo các ngành khác phát triển dịch vụ xã hội phát triển. Góp phần phát triển nhanh về lưu thông hàng hoá trên địa bàn huyện đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và phục vụ đời sống nhân dân.
B. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3597.doc