Đề tài Một số ý kiến về thực trạng và giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước

MỤC LỤC

 

Trang

LỜI NÓI ĐẦU. 1

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC 3

I/ Nhận thức về doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1. Doanh nghiệp và phân loại trong nền kinh tế thị trường.3

2. Nhận thức về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 5

2.1 Theo quan niệm của các nước 5

2.2 Tiêu thức xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 8

2.3 Những đặc trưng cơ bản .10

3. Những ưu thế và hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ. .11

3.1. Những ưu thế.11

3.2 Những hạn chế. 13

II/ Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế . .14

1. Về kinh tế.14

2. Về xã hội . 17

III/ Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước. 19

1. Kinh ngiệm của một số nước về phát triển doanh nghiệp vừa

 và nhỏ .19

1.1 Mỹ. 19

1.2 Nhật 21

1.3 Đài Loan 23

2. Những kết luận về bài học kinh nghiệm với Việt Nam.26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1990-2001 28

I/ Hiện trạng phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam trong thời gian qua 28

1. Số lượng và mức vốn đăng ký kinh doanh.29

2. Cơ cấu Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.32

2.1 loại hình: 32

2.2 Ngành nghề và lĩnh vực: 35

2.3 Về lao động và trình độ lao động : 38

2.4 Về phân bố vùng và lãnh thổ: 41

2.5 Về hoạt động xuất nhập khẩu: 43

II. Hệ thống các chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 45

1. Tiến trình ra đời các chính sách tác động đến quá trình phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ. .45

2. Những hạn chế và bất cập của các chính sách.47

2.1 Tín dụng 48

2.2 Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất 48

2.3 Hệ thống thuế 49

2.4 Về thủ tục hải quan: 50

2.5 Cơ chế thương mại 50

2.6 Tệ hành chính quan liêu 50

 2.7 Về Luật Doanh ngiệp mới.51

 III/ Những kết luận rút ra từ thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và của Việt Nam.51

CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 53

I/ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ- một động lực quan

 trọng thúc đẩy công nghiệp hoá- hiện đại hoá .53

1. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là để huy động

 mọi nguồn vốn, tạo thêm nhiều việc làm. .53

2. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhằm nâng cao tính

 cạnh tranh trong nền kinh tế .53

 3. Tăng thu cho ngân sách nhà nước trong điều kiện thuế xuất nhập

 khẩu trong thời gian tới có xu hướng giảm nhanh .54

4. Phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới .55

II/ Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong thời gian tới. 57

1. Các quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.57

1.1 Đặt qúa trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong

 tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là

 cải cách doanh nghiệp Nhà nước. 57

1.2 Quan điểm hỗ trợ trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế – xã hội

 làm thước đo. 57

1.3 Thực sự đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế 58

1.4 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mối liên kết

 chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn. 59

1.5 Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm làm cho các doanh

 nghiệp này phát triển theo hướng công nghiệp hoá, kinh

 doanh ngày càng văn minh, hiện đại. 59

2. Một số nguyên tắc trong việc khuyến khích, hổ trợ phát triển

 doanh nghiệp vừa và nhỏ.59

 

 3. Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

 ở Việt Nam trong thời gian tới .61

III/ Một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp vừa

 và nhỏ. 64

1. Phải có các chính sách tạo lập một môi trường thuận lợi cho

 sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.64

1.1. Tạo lập và hình thành khung pháp lý khuyến khích phát

 triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ . 64

1.2. Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực bộ máy

 quản lý nhà nước . .66

1.3. Cung cấp thông tin .66

2. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ.67

2.1. Chính sách tín dụng. 67

2.2. Chính sách đất đai 69

2.3. Chính sách thuế 70

2.4. Đổi mới chính sách thương mại, hỗ trợ xuất khẩu. 72

2.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực. 73

2.6. Chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ. 73

3. Phát triển mạng lưới các tổ chức tư vấn trợ giúp doanh nghiệp

 vừa và nhỏ.75

4. Hỗ trợ kỹ thuật và cơ sở hạ tầng.76

KẾT LUẬN. 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO .79

 

doc83 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến về thực trạng và giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp và xây dựng; dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách. Riêng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp thì: số doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tới 37,3%; trong các ngành dệt, may, da, các phương tiện giao thông chiếm 12,3% trong tổng số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành công nghiệp. Trong năm 2000 có 14.417 doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân được thành lập mới, trong đó có trên 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì: 31% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp và sửa chữa xe máy,đồ dùng gia đình; 14% trong ngành xây dựng; 20% trong lĩnh vực dịch vụ; 15% trong công nghiệp chế biến; 4% trong công nghiệp lâm nghiệp; 3 ngành: nhà hàng khách sạn, sản xuất phân phối điện nước, vận tải bưu điện kho bãi mỗi ngành 3%; thuỷ sản,khai khoáng mõi ngành 2%; dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ mỗi lĩnh vực 1%; mổi ngành còn lại chỉ có một vài doanh nghiệp tham gia là: tài chính tín dụng, giáo dục đào tạo, văn hoá thể thao, trợ cấp xã hội; thực trạng trên được phản ánh ở bảng 13 trên. Theo số liệu của Cục Thống kê; doanh nghiệp tư nhân hoạtt động chủ yếu trong nghành thương nghiệp, sửa chữa động cơ, môtô, xe máy khoảng trên 43% tổng số doanh nghiệp tư nhân, tiếp theo là 2 ngành công nghiệp chế biến và đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản mỗi ngành trên 20%; công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có gần 50% hoạt động trong ngành thương nghiệp, sửa chữa động cơ, môtô, xe máy, 25% hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, 14% hoạt động trong ngành xây dựng, còn lại là các ngành khác; công ty cổ phần thì hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm trên 30%, tiếp theo là lĩnh vực tài chính, tín dụng khoảng 26%, ngành thương nghiệp sửa chữa là 22%; các Hợp tác xã hoạt động chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến khoảng 56%, thứ hai là ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc chiếm khoảng 14%; kinh tế cá thể thì hoạt động chủ yếu của nó là trong ngành thương nghiệp, sửa chữa khoảng 46% và 22% thì hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến. Một số điểm đáng chú ý với các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân là: lĩnh vực tài chínhthì đa số là các công ty cổ phần. Trong ngành thuỷ sản hoạt động chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân. Lĩnh vực kho bãi, vận tải và khai thac mỏ là các hợp tác xã. Để hiểu rõ hơn về các loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta thì chúng ta có thể xem xét bảng 14 dưới đây chỉ ra tỷ lệ các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân phân theo từng ngành. Bảng 14: Các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân phân theo ngành kinh tế năm 1999. 1999 Tỷ lệ % Tổng số các doanh nghiệp 27742 100 Thương mạI 14234 51,3 Sản xuất 5948 21,5 Công nghiệp chế biến 3122 52,4 Dệt 146 2,5 May 241 4,1 Da 77 1,3 Gỗ 367 6,2 Giấy 168 2,8 Hoá chất 118 2,0 Cao su, Nhựa 176 3,0 Loại khác 1533 25,7 Xây dựng 1731 6,3 Vận tảI 728 2,6 Khai khoáng 94 0,3 Loại khác 5007 18,0 Nguồn: Tổng cục thống kê,1999 Theo kết quả điều tra thì gần 80% các doanh nghiệp sản xuất tập trung ở phía Nam trong đó riêng TP Hồ Chí Minh chiếm 25%. Số doanh nghiệp sản xuất ở phía bắc chỉ chiếm 17% riêng ở Hà Nội là 8%. 2.3 Về lao động và trình độ lao động : Khu vực kinh tế tư nhân đã tạo ra nhiều việc làm trong nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu thống kê thì hiện nay có khoảng gần 3,5 triệu người đang làm việc trong các đơn vị kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân, trong đó hơn 2,5 triệu người đang làm việc trong các doanh nghiệp cá thể và nhóm kinh doanh (như vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có gần 1 triệu lao động). Con số trên có thể chưa phản ánh đúng thực tế bởi lẽ con số trên chỉ tính tới số người làm công mà chưa tính đến người chủ doanh nghiệp và các thành viên trong gia đình tham gia trực tiếp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo bảng dưới đây thì khu vực tư nhân thường xuyên thu hút trên 90% tổng số lao động toàn xã hội. Trong đó tập trung chủ yếu ở kinh tế hộ gia đình và nông dân. Còn số việc làm của các công ty tư nhân trong nước vẫn còn quá ít ỏi với 360.000 việc làm năm 1997, 500.000 chổ làm năm 1998, cho dù tốc độ tăng trưởng việc làm luôn ở 2 con số. Lượng các doanh nghiệp gia đình phát triển khá nhanh chóng. Năm 1990 số lượng lao động là 840.000 thì năm 1996 đã tăng lên tới 2,2 triệu hộ với số lao động trung bình ở mỗi hộ ở nông thôn là 3,3 người (kể cả chủ) và ở thành phố là 6,3 người. Phần đông những doanh nghiệp quy mô nhỏ này tham gia vào các hoạt động như bán lẻ và tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị. Xét riêng năm 2001 về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, thì khu vực kinh tế nhà nước chiếm khoảng 8,7% tổng số lao động đang làm việc, giảm khoảng 2,3% so với năm 2000, điều đó cũng phản ánh đúng thực trạng khi mà nhà nước ta đang sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước; các khu vực kinh tế khác thu hút được 354.000 lao động, tăng hơn 20.000 người so với năm 2000. Khu vực kinh tế tư nhân, cá thể vẫn là khu vực tạo nhiều việc làm nhất. Tuy nhiên, số lao động của khu vực này chủ yếu hoạt động trong nông- lâm- thuỷ sản, kỷ năng và tay nghề thấp, hạn chế nhiều đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn ở Việt Nam. Bảng 15: Tỷ trọng lao động trong các loại hình doanh nghiệp, 1996-1999. Loại hình doanh nghiệp 1996 1997 1998 1999 Tổng 34.589.600 35.791.900 36.994.200 38.076.200 % 100% 100% 100% 100% DNNN 3.335.387 3.250.081 3.398.811 3.466.400 % 9,64% 9,08% 9,19% 9,10% Khu vực kinh tế tư nhân 31.156.381 32.313.614 33.358.677 34.374.111 % 90,07% 90,28% 90,17% 90,23% Kinh tế hộ gia đình, hợp tác 30.820.244 31.931.541 32.930.668 33.876.630 % 89,10% 89,21% 89,02% 88,93% DN và CTTN 333.137 382.073 428.009 497.481 % 0,97% 1,07% 1,16% 1,31% Khu vực có vốn đầu tư nước ngoàI 97.832 227.805 236.712 235.689 % 0,28% 0,64% 0,64% 0,67% Nguồn: SMEs in Vietnam-on the road to property-MPDP(2000) Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyển dụng khoảng 355.000 lao động, chiếm 36% tổng số lao động trong toàn ngành. Trong ngành xây dựng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra 155.000 chỗ làm việc, chiếm 51% tổng số lao động trong toàn ngành. Trong ngành thương nghiệp và dịch vụ sửa chữa có 111.000 lao động, tức 56% lao động trong ngành làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lĩnh vực khách sạn có 51.000 lao động, chiếm 89% tổng số lao động trong ngành. Hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn có 27.000 lao động, chiếm 72% tổng số lao động trong ngành. Hoạt động sản xuất cung cấp điện, khí đốt, nước có 26.000 lao động, chiếm 52% tổng số lao động trong toàn ngành ngành khai thác mỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ có 24.000 lao động, chiếm 25% tổng số lao động trong toàn ngành. Xét năm 2001 thì ta thấy rõ điều đó, cơ cấu lao động theo ngành trong các thành phần kinh tế có sự khác biệt rõ rệt. Trong khu vực kinh tế nhà nước, lao động chủ yếu làm việc trong ngành dịch vụ; trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hỗn hợp và kinh tế tư nhân, lao động chủ yếu làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng; trong khu vực kinh tế tập thể, cá thể, lao động chủ yếu làm việc trong ngành nông– lâm– thuỷ sản (bảng 16). Nói tóm lại, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút được một lựơng rất lớn lao động. Bảng 16: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế năm 2001(%). Tổng số Thành phần kinh tế Nhà nước Tập thể Tư nhân Cá thể Đầu tư NN Hỗn hợp Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 -Nông-Lâm- Ngư 60,544 7,35 92,96 14,05 63,12 3,71 5,61 -CN và xây dựng 14,41 27,33 1,85 54,17 12,42 80,77 62,34 -Dịch vụ 25,05 65,32 1,89 31,78 24,46 15,52 32,05 Nguồn: Theo kết qua điều tra lao động việc làm 1/7/2001, Bộ LĐTBXH. Mặc dù các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thu hút được một lượng lớn lao động trong xã hội vào làm việc nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ học vấn và tay nghề còn kém, ít được đào tạo. Doanh nghiệp tư nhân là nới ít được ưa chuộng của các sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học. Nếu so sánh với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chỉ có 8% sinh viên nói rằng họ sẽ làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân sau khi họ tốt nghiệp đại học. Hầu như tất cả mọi người được hỏi ý kiến đều cho rằng doanh nghiệp tư nhân là sự lựa chọn không hấp dẫn và không ổn định, không bảo đảm công việc, không có tiềm năng cho phát triển sự nghiệp cá nhân. Bảng 17 dưới đây thể hiện trình độ học vấn của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp trong khu vực sản xuất công nghiệp. Bảng 17: Cấu trúc lao động trong doanh nghiệp theo khả năng chuyên môn năm 1998. Doanh nghiệp Lao động công nghiệp (đơn vị %) Sau đai học Đại học Trung học Kỹ thuật Loại khác Tổng Tổng số DNNN trung ương DNNN địa phương Hợp tác xã Tư nhân Công ty TNHH Cty cổ phần nhà nước Cty cổ phần tư nhân 0,04 0,06 0,03 0,01 0,03 0,06 0,05 0,04 5,56 7,91 5,51 0,97 1,73 3,32 7,89 3,59 6,07 7,70 6,25 2,40 3,14 4,69 7,91 2,46 23,73 42,49 17,71 3,72 4,10 5,86 14,74 2,89 64,60 41,84 70,50 92,90 90,99 86,07 69,41 91,02 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Tổng cục thống kê, phòng công nghiệp 1998. Theo bảng 17 thì chỉ có 1,73% lao động làm việc trong các công ty tư nhân có trình độ đại học trở lên, trong công ty trách nhiệm hữu hạn là 3,32%, công ty cổ phần tư nhân tỷ lệ này là 3,59%. Những người lao động có trình độ cao tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nước trung ương và công ty cổ phần nhà nước với tỷ lệ là 8%. Những công nhân có trình độ trung học, có đào tạo tay nghề đa phần cũng đều làm việc cho các doanh nghiệp nhà nước. 2.4 Về phân bố vùng và lãnh thổ: Việc phân bố các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam cũng như những quốc gia khác đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: mức độ tập trung dân cư, điều kiện tự nhiên, lịch sử, phát triển cơ sở hạ tầng,các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp ở từng vùng, ở từng địa phương.... Trong những năm đổi mới của nước ta hàng loạt các doanh nghiệp mới ra đời nhất là trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong đó nhiều doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại thông qua sát nhập và giải thể. Tình hình đó có tác động lớn đến thực trạng phân bố doanh nghiệp doanh nghiệp trong cả nước, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các vùng đô thị tập trung dân cư, các vùng gần thị trường tiêu thụ và các trung tâm công nghệ dược hình thành từ trước thời kỳ đổi mới là những thuận lợi cho việc ra đời các doanh nghiệp mới ở các vùng nông thôn nơi các làng nghề bị mai một trong những năm bao cấp nay được chính sách đổi mới tác động nên nhiều doanh nghiệp với các loại hình khác nhau ra đời góp phần duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm cho số lao động sẵn có ở địa phương. Bên cạnh các doanh nghiệp do các nhà đầu tư trong nước thành lập nhờ chính sách mở cửa đối với đầu tư nước ngoài nên đã có nhiều doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này tập trung chủ yếu ở các đô thị và các trung tâm công nghiệp lớn nơi có điều kiên cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật tốt hơn và lực lượng lao động có trình độ cao hơn. Bảng 18: Phân bố doanh nghiệp khu vực tư nhân theo vùng lãnh thổ. 1998 Đăng ký mới năm 1999 Đăng ký mới 8 tháng đầu năm 2000 Tổng số doanh nghiệp 26.021 3.601 8.830 Miền Bắc -ĐB sông Hồng Riêng Hà Nội -Đông Bắc -Tây Bắc 18 29 24 16 5 0 26 21 16 4 1 Miền Trung -Bắc Trung Bộ -Nam Trung Bộ -Tây Nguyên 9 17 4 10 3 14 5 6 3 Miền Nam -Đông Nam Bộ Riêng TP.HCM -ĐB Sông Cửu Long 73 54 31 14 23 60 50 39 10 Tổng 100 100 100 Nguồn:Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Theo thống kê của Bộ Kế hoạch thì năm 1997 số lượng các dơn vị kinh doanh tập trung chủ yếu ở 3 vùng đó là: đồng bằng sông Cửu Long 24%, đồng bằng sông Hồng 21%, miền Đông Nam Bộ 19%; Năm 1998, khu vực kinh tế tư nhân miền Nam vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng các doanh nghiệp chiếm khoảng 75% tổng số các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân của cả nước và chiếm hơn 98% doanh nghiệp vừa và nhỏ của cả nước. Riêng ở TP. Hồ Chí Minh đã chiếm tới hơn 1/4 số doanh nghiệp và 1/3 số nhân công lao động trong toàn bộ lực lượng lao động của khu vực tư nhân. Sang đến năm 1999 vung miền Đông Nam Bộ là nơi có nhiều doanh nghiệp khu vực tư nhân dược thành lập nhất. Đặc biệt TP. HCM chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc. Đầu năm 2000, vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 55% tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ của cả nước. Hai vùng có số lượng lớn tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng chiếm 18,1% và Khu bốn cũ chiếm 10,1%. Riêng 4 thành phố lớn nước ta đã chiếm 37% số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của cả nước: Hà Nội có 4.714 doanh nghiệp, TP. HCM có 9.084 doanh nghiệp, TP. Đà Nẵng có 1.306 doanh nghiệp, TP. Hải Phòng là 995 doanh nghiệp. 2.5 Về hoạt động xuất nhập khẩu: Hiện nay chưa có số liệu thống kê riêng về kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các khu vực kinh tế. Tuy nhiên một điều dễ dàng nhận thấy là ngày càng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Kể từ năm 1998, chế độ thương mại được tiếp tục mở rộng hơn nữa. Biện pháp quan trọng nhất là việc cho các công ty đăng ký tại Việt Nam có quyền xuất nhập khẩu hàng hoá trực tiếp mà không cần giấy phép. Luật mới này đã khuyến khích đáng kể sự tham gia của các công ty tư nhân vào lĩnh vực ngoại thương. Năm 1999, không tính dầu thô thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam là 23,4% từ 9,338 tỷ USD lên đến 11,520 tỷ USD. Từ năm 1997- 2000 tỷ trọng của khu vực tư nhân trong nước trong giá trị xuất khẩu không kể dầu thô tăng từ 12% trong năm 1997 lên 22% vào giữ năm 2000 và tỷ trọng trong giá trị nhập khầu tăng từ 4% lên 16%. Các số liệu trong 2 bảng dưới đây sẽ chỉ ra những đóng góp ngày càng tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân trong tăng trưởng ngoại thương Việt Nam. Bảng 19: Tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu (%) Đơn vị: triệu USD. Lượng xuất khẩu Tăng xuất khẩu 2 năm (%) Tỷ lệ đóng góp (%) 1997 1999 DNNN 5.027 5.260 4,6 13,7 DN có vốn nước ngoài 1.790 2.590 44,7 47,2 DN tư nhân vừa và nhỏ 915 1.578 72,5 39,1 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2000. Bảng 20: Tỷ trọng xuất nhập khẩu không kể dầu thô. Đơn vị: % Tổng xuất khẩu Tổng nhập khẩu 1997 6/2000 1997 6/2000 DNNN 65 46 68 57 DN có vốn nước ngoài 23 32 28 27 DNTN vừa và nhỏ 12 22 4 16 Tổng (%) 100 100 100 100 Nguồn: Bộ Thương mại, 2000 Trong cuộc điều tra của Chương trình phát triển dự án Mêkông (MPDF) thực hiện tại 457 hãng tư nhân đa số hoạt đọng trong các ngành chủ nghĩa sử dụng nhiều lao động như: may mặc,dày da, chế biến hải sản,... đã cho thấy rằng những doanh nghiệp này xuất khẩu đến 3/4 khối lượng sản phẩm của mình. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân định hướng xuất khẩu mạnh hơn các doanh nghiệp Nhà nước. Trên thực tế thì cho thấy các doanh nghiệp Nhà nước vẫn có ưu thế trong các ngành xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh. Phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn thường phải tiến hành các hoạt độngxuất khẩu thông qua các doanh nghiệp Nhà nước. Các mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp thì trên 80% sản phẩm là hàng may mặc, giày da. Khoảng 2/3 doanh nghiệp cho rằng đến năm 2005 giá trị xuất khẩu của họ sẽ lên gần 20%. Các ngành chế biến thực phẩm, may mặc, nội thất và sản phẩm từ gỗ dự kiến sẽ xuất khẩu hơn 80%, thậm chí 100%. Điều đó cũng không có gì ngạc nhiên khi các doanh nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, nhiều vốn như các máy móc, ôtô, xe máy, đóng tàu,... rơi vào nhóm xuất khẩu dưới 40%. Đến năm 2005 tỷ lệ xuất khẩu dự tính của các doanh nghiệp thuộc ngành sử dụng nhiều lao động như chế biến, may mặc, nội thất, đồ da, đồ gốm sẽ đạt trên 40%. Trong những năm qua thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam ngày càng được mở rộng. Hiện có khoảng 220 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam. Danh sách 10 nước và vùng lãnh thổ lớn nhất tiêu thụ hàng hoá Việt Nam năm 2001 là Nhật Bản (2,51 tỷ USD), Trung Quốc (1,42 tỷ USD), Mỹ (1,07 tỷ USD), Ôxtraylia (1,04 tỷ USD), Singapore (1 tỷ USD), Đài Loan (0,81 tỷ USD), Đức (0,72 tỷ USD), Anh (0,51 tỷ USD), Pháp (0,47 Tỷ USD), và Hàn Quốc (0,41 tỷ USD). Thị trường 10 nước trên chiếm khoảng 66% kim ngạch xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam. Nếu xét theo châu lục, thì Châu á vẫn là điểm đến lớn nhất của hàng hoá Việt Nam, chiếm tới 58,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2001. Tuy đứng thứ hai nhưng châu Âu chỉ chiếm 23,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (Đồ thị 3). Tiếp theo là các thị trường Châu Mỹ, Châu Đại dương và cuối cùng là Châu Phi.Trong tương lai gần thị trường Châu Mỹ nhất là Bắc Mỹ sẽ trở nên quan trọng hơn rất nhiều đối với hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Trong thời kỳ 2003-2005 thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp được khảo sát, xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp sẽ là Châu Âu, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, singapore, và các nước Châu A' khác. Nguồn: Tổng cục Hải quan, năm 2001. II/ Hệ thống các chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1. Tiến trình ra đời các chính sách tác động đến quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Kinh nghiệm phát triển của các nước trên thế giới cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức được vai trò quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ những năm đổi mới, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để từng bước hình thành hệ thống thể chế, chính sách phát triển. Có thể kể ra đây những văn bản quan trọng nhất: Hiến pháp năm 1992 công nhận quyền tự do kinh doanh của mọi công dân theo quy định của pháp luật; công nhận quyền được đối xử bình đẳng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giử vai trò chủ đạo; Luật đất đai năm 1993, được sửa đổi hai lần, bằng các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998 và năm 2001, quy định các doanh nghiệp có quyền hợp pháp về sử dụng đất, có quyền chuyển nhượng hoặc thế chấp quyền sử dụng đất; Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 quy định khung pháp luật cho các doanh nghiệp này hoạt động, thâm gia thị trường trong nước và nước ngoài; Pháp lệnh thuế thu nhập với người có thu nhập cao năm 1994, được sử đổi bằng các pháp lệnh năm 1997, 1997 và 2001. Luật Dân sự năm 1995 quy định nhiều quyền dân sự, trong đó có quyền kinh doanh thông qua hợp đồng và quyền lực hợp đồngqua tài sản cầm cố và thế chấp; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997 đơn giản hoá và thực hiện thống nhất một sắc thuế thu nhập cho các loại hình doanh nghiệp trong cả nước; Luật Thuế giá trị gia tăng năm 1997 thay thế Luật Thuế doanh thu bị coi là thuế chồng lên thuế bằng một sắc thuế đơn giản hơn, công bằng hơn; Luật Thương mại năm 1997 tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp; Luật Khuyến khích đầu tư trong nước(sửa đổi) năm 1998 và Nghị định số 51 (tháng 7/1999) cụ thể hoá việc thực hiện Luật đó đã đè ra khá nhiều chính sách cụ thể áp dụng cho các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, kể cả cá nhân, nhóm kinh doanh theo Nghị định số 66-HĐBT ngày 2/3/1992; Nghị định số 57 (tháng 7/1998) quy định tất cả các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh có quyền xuất khẩu các mặt hàng đã đăng ký trong đăng ký kinh doanh (mà trước đây thì phải có giấy phép) trừ một số sản phẩm còn cần quy định hạn nghạch hoặc xuất khẩu có điều kiện; Luật Doanh nghiệp năm 1999 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2000) quy định tổ chức và hoạt động của 4 loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, trên cơ sở hợp nhất hai Luật về công ty và doanh nghiệp tư nhân trước đây; Quyết định số 46/2001 ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về xuất khẩu, nhập khẩu thời kỳ 2001-2005 đề ra một cơ chế 5 năm thay cho cơ chế hàng năm trước đây, giảm bớt các biện pháp phi quan thuế, tăng các biện pháp kinh tế; Nghị định số 01/2001/NĐ-CP ban hành ngày 23-11-2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; Rỏ ràng, trải qua hơn 15 năm đổi mới theo đường lối của Đảng, thể chế kinh tế nước ta đã từng bước chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, một hệ thống các văn bản pháp luật theo thể ché kinh tế thị trường đã từng bước được hình thành, tuy chưa thật hoàn chỉnh. Nhờ đó kinh tế tư nhân từng bước được bừng nở, mọi lực lượng sản xuất được giải phóng đã đem lại sức phát triển mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Ví dụ nổi bật là từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành, chỉ riêng năm 2000 đã có trên 14.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ mới đăng ký kinh doanh, gấp trên 2,5 lần năm 1999 về số lượng doanh nghiệp. Số vốn đăng ký kinh doanh cũng tăng nhanh, đặc biệt trong năm 2001, số vốn đăng ký trong năm 2001 của các doanh nghiệp mới thành lập theo luật doanh nghiệp là 26.500 tỷ đồng, gấp hơn 1,9 lần so với năm 2000. Đây là một hiện tượng chưa từng thấy trong những năm trước khi có Luật Doanh nghiệp. Thế nhưng trên con đường kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp không ít khó khăn. Theo điều tra về thái độ của xã hội đối với kinh doanh thì trở ngại của các nhà kinh doanh là rất lớn, đặc biệt là trở ngại về yếu tố chính sách (chiếm 40,2% số phiếu). Dưới đây là một số trở ngại chủ yếu của các chính sách với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 2. Những hạn chế và bất cập của các chính sách Từ những tóm tắt về thực trạng phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rỏ ràng là Việt Nam vẫn chưa đủ khả năng tạo ra một môi trường tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng và hoàn thành vai trò thiết yếu của mình đối với nền kinh tế. Vì vậy, tạo ra một môi trường như thế và giải phóng tiềm năng sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những mục tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội mới trong thập kỷ tới. Nếu không giải quyết được một số trong những vấn đề và hạn chế còn tồn tại mà khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải thì đầu tư trong nước và nước ngoài của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và khu vực tư nhân nói riêng sẽ không có khả năng tăng lên đủ để giúp đạt được một số mục tiêu kinh tế- xã hội cơ bản đẫ đề ra cho giai đoạn đến năm 2010 trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam. Cần phải thừa nhận rằng hiện nay khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có một môi trường chính sách thuận lợi hơn so với cách đây vài năm. Các cuộc đối thoại thường xuyên giữa Chính phủ và khu vực tư nhân đã giúp Chính phủ hiểu hơn thực tế của khu vực này cũng như khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ đã đề ra một số chương trình hành động mang tính tiến bộ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo sáng kiến của Miyazawa. Chương trình này bao gồm những hành động mà nếu thực hiện một cách hữu hiệu sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tạo sân chơi bình đẳng cũng như thiết lập các thể thức tính dụng và các cơ quan xúc tiến đễ hỗ trợ khu vực này. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp mới, có hiệu lực từ tháng 1 năm 2000, tạo cơ sở vững chắc cho việc tham gia thuận lợi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Luật này đơn giản hoá quy trình đăng ký và đưa ra những quy định linh hoạt hơn đối với các chủ doanh nghiệp xét về yêu cầu vốn đối với doanh nghiệp và số lượng cổ đông. Do đó, ta có thể nói đã có sự tiến bộ trong việc giải quyết một số trở ngại mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải mặc dù trên thực tế việc thực hiện các chính sách được cải thiện mới chỉ bắt đầu và vẫn còn nhiều hạn chế. Vậy thì những rào cản còn lại đối với sự phát triển và tăng trưởng hơn nữa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam là gì? 2.1 Tín dụng Các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam có những quan điểm cho rằng vấn đề đặt ra đối với họ chính là tín dụng. Tuy nhiên vấn đề bất bình đẳng trong hệ thống phân phối tín dụng đang có chiều hướng giảm dần. Bà Dương Thu Hương- Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề cập đến một nghịch lý đang tồn tại trong hoạt động Ngân hàng là các Ngân hàng Thương mại thì ứ động vốn, còn các doanh nghiệp đang thiếu vốn trầm trọng thì không vay được tiền ở Ngân hàng vì bị ràng buộc bởi nhiều thủ tục phiền hà trong đó có vấn đề thế chấp khi vay. Mặt khác, các thủ tục tín dụng ngắn, trung và dài hạn của các Ngân hàng và các tín dụng rất phức tạp, dẫn đến chi phí giao dịch cao làm cho những khoản tín dụng này trở nên quá tốn kém đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, các Ngân hàng không muốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vì doanh nghiệp vừa và nhỏ vay một khoản không lớn nhưng mức độ phức tạp có thể lớn hơn hoặc bằng cho một doanh nghiệp lớn vay. So với các DNNN, các khoản vay đối với cac doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh khó khăn và mang lại lợi nhuận hơn so với các yêu cầu phải ký quỹ; đồng thời với ký quỹ, các dự án đầu tư cứng nhắc làm cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ và không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0058.doc
Tài liệu liên quan