I.Phần mở đầu.
II. Cơ sở lý luận và cơ sở chính trị – pháp lý.
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Cơ sở chính trị – pháp lý
2.2.1. Cương lĩnh xây dựng đất nước(1991).
2.2.2. Hiến pháp 1992.
2.2.3. Luật khiếu nại, tố cáo (2005).
2.2.4. Luật giáo dục (2005).
2.2.5. Nghị định số 71/ 1998/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/9/1998 về Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
2.2.6. Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
2.2.7. Điều lệ trường đại học (2003).
2.2.8. Quyết định số 04/2000/ QĐ - BGD&ĐT về ban hành Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
III. Vấn đề thực hiện dân chủ trong hoạt động của Học viện Quản lý giáo dục.
3.1. Những kết quả đã đạt được.
3.2. Những tồn tại và yếu kém.
IV. Một số kiến nghị.
V. Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2453 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số ý kiến về vấn đề thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài:
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG.
I.Phần mở đầu.
II. Cơ sở lý luận và cơ sở chính trị – pháp lý.
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Cơ sở chính trị – pháp lý
2.2.1. Cương lĩnh xây dựng đất nước(1991).
2.2.2. Hiến pháp 1992.
2.2.3. Luật khiếu nại, tố cáo (2005).
2.2.4. Luật giáo dục (2005).
2.2.5. Nghị định số 71/ 1998/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 8/9/1998 về Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
2.2.6. Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
2.2.7. Điều lệ trường đại học (2003).
2.2.8. Quyết định số 04/2000/ QĐ - BGD&ĐT về ban hành Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
III. Vấn đề thực hiện dân chủ trong hoạt động của Học viện Quản lý giáo dục.
3.1. Những kết quả đã đạt được.
3.2. Những tồn tại và yếu kém.
IV. Một số kiến nghị.
V. Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
-Tạ Quốc Tịch-
I . Phần mở đầu:
Dân chủ là bản chất của Nhà nước ta. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung, của công cuộc đổi mới hiện nay nói riêng .
Quyền làm chủ của người dân được thực hiện qua hai hình thức cơ bản là dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Thông qua đó, người dân tham gia vào việc xây dựng và quản lí nhà nước, nhất làviệc kiểm tra của người dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.
Dân chủ XHCN là dân chủ với nhân dân, là bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực, bảo đảm phát huy những quyền tự do, quyền con người, quyền công dân. Dân chủ phải đi đôi với kỉ cương, nề nếp xã hội
Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những quy định của luật giáo dục theo phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.Các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp. Công tác đó bảo đảm cho cán bộ, giáo viên, học sinh được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng, quản lí các hoạt động chung của đơn vị.
II.Cơ sở lí luận và cơ sở chính trị pháp lí .
2.1.Cơ sở lí luận:
Chế độ dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã tồn tại ở Athenes từ thế kỉ thứ V Tr. CN. Đây là một chính thể hoàn toàn dân chủ. Mỗi công dân nô nức dự việc lớn, và khi đất nước lâm nguy ai nấy đều hăng hái chống quân thù để giữ gìn tự do của mình. Theo tiếng Hy Lạp : “demos”là dân; “kratos”nghĩa là uy quyền, cai trị. Hợp nghĩa của hai từ là “demokrat” nghĩa là “dân chủ’’được hiểu là một chính thể hoàn chỉnh, trong đó mọi quyền lực thuộc về nhân dân .
Ở phương Đông, khái niệm “dân chủ’’ xuất hiện muộn hơn ở phương Tây. Nó cũng là một từ ghép: dân là người trong một nước, chủ: là làm chủ, “dân chủ’’là chế độ chính trị trong đó quyền quản lí nhà nước do nhân dân nắm giữ . (GS.Nguyễn Lân - Từ điển Hán Việt . Trang 168). Thuật ngữ “dân chủ’’ ở phương Đông được dùng phổ biến ở Trung Quốc từ cuộc cách mạng Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Tuy nhiên, trước đó đã có các nhà tư tưởng chính trị –pháp lí ở Trung Quốc cổ đại cũng đã đề cập tới khái niệm “dân chủ’’ khá sớm, ngay từ thế kỷ VI Tr. CN.
Ở nước ta, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi (1380-1442) đã coi quyền lực của dân là gốc cho mọi sự bền vững của thể chế chính trị. Ông cho rằng người nâng thuyền hay lật cho thuyền đắm là bởi lòng dân giống như nước vậy. Hiện nay ở nước ta, “dân chủ’’ được hiểu là mọi người được biết, được bàn, được quyết định những công việc chung của cộng đồng (dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra).
Trong mấy chục năm qua, chúng ta thường nói nhiều tới khái niệm
“tập trung dân chủ”. Hiện nay, thực tiễn cách mạng đang đặt ra vấn đề “dân chủ và kỉ cương”. Thực ra phạm trù “dân chủ và kỉ cương” không phải là mới có. Nó đã xuất hiện trong tất cả các thể chế dân chủ từng tồn tại trong lịch sử. “Dân chủ’’mà không có “kỉ cương” thì xã hội sẽ loạn. “Kỉ cương”mà không theo một thể chế dân chủ thì “kỉ cương”sẽ không trở thành hiện thực.
2.2.Cơ sở chính trị pháp lý .
Vấn đề dân chủ được ghi nhận ở rất nhiều các văn bản của Đảng và Nhà nước ta.
2.2.1. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (1991) xác định xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững kỉ cương xã hội là một trong năm nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước.
2.2.2. Luật Hiến pháp 1992 quy định:
“Nhà nước Cộng hoà XHCH Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.”
Cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2). “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.(Điều 6).
“Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân , tận tuỵ phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng”. (Điều 8).
“Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân”. (Điều53).
2.2.3. Luật khiếu nại, tố cáo(2005).
“Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức’’. (Điều1).
“Cơ quan nhà nước phải bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện, bảo đảm các điều kiện để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáođược dễ dàng, thuận lợi .
Tại nơi tiếp công dân phải niêm yết lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân”. (Điều75)
“Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định sau đây:
…
d, Thủ trưởng các cơ quan khác của Nhà nước, mỗi tháng ít nhất một ngày” (Điều 76).
2.2.4. Luật giáo dục (2005).
“Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
…
Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”. (Điều12).
“Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật này”.
2.2.5. Nghị định số 71/1998/ NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 1998 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
“Những việc sau đây phải công khai cho cán bộ, công chức biết:
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan.
Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý của cơ quan.
Kinh phí hoạt động hàng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách cấp và các nguồn tài chính khác và quyết toán kinh phí hàng năm của cơ quan.
Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch và đề bạt cán bộ, công chức.
Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan đã được kết luận.
Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan.
Nội quy, quy chế cơ quan .”(Điều 15)
Mọi cán bộ,công chức, viên chức có thể biết những vấn đề trên thông qua việc gặp Thủ trưởng cơ quan yêu cầu cho biết hoặc yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thông báo cho cán bộ, công chức biết bằng một trong các hình thức quy định tại Điều 16. Cụ thể là:
1.Niêm yết tại cơ quan
2.Thông báo tại Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan.
3. Thông báo cho người phụ trách các bộ phận của cơ quan và yêu cầu họ thông báo đến cán bộ, công chức làm việc trong các bộ phận đó.
4. Thông báo bằng văn bản tới toàn thể cán bộ, công chức.
5. Thông báo bằng văn bản cho Đảng uỷ, Ban chấp hành công đoàn cơ quan.
2.2.6. Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và họat động của Ban Thanh tra nhân dân.
“Vai trò của Ban Thanh tra nhân dân:
Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước để giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
(Điều 2).
“Phạm vi giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp:
a, Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, nhiệm vụ công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị ;
b,Sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lí tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị ;
c. Thực hiện quy chế của cơ quan, đơn vị ;
d. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công nhân, viên chức theo quy định của pháp luật.
đ. Việc tiếp dân, tiếp nhận và xử lí đơn, thư khiếu nại, tố cáo; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lí tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
e. Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lí về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xử lí các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị.
g. Những việc khác theo quy định của pháp luật”. (Điều 29).
2.2.7. Điều lệ trường đại học (2003).
“Quyền hạn và trách nhiệm của trường đại học :
…
a.Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ và hoạt động tài chính’’.
(Điều 10)
“ Trường đại học chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho người học, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội; thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường; xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, khoa học”.( Điều23)
“ Điều 32- Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng về tổ chức và nhân sự :
…
b. Thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trường do Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành”.
“Điều 40. Các phòng chức năng.
…
c. Đứng đầu các phòng là Trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc Trưởng phòng có các Phó trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng phòng.Tuổi khi bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Nhiệm vụ của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng và có thể được bổ nhiệm lại. Trong trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng có thể lấy phiếu tín nhiệm đối với Trưởng phòng”.
2.2.8. Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường (2000).
“Mục đích việc thực hiện dân chủ trong nhà trường:
Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều Luật giáo dục quy định theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; bảo đảm cho công dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân.
Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của Hiệu trưởng,nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật định. Góp phần xây dựng nề nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.(Điều 1)
“ Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường :
Mở rộng dân chủ phải đảm bảo có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường
Thực hiên dân chủ trong nhà trường phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm, dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường.
Xử lí nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường”.(Điều2)
Nội dung thực hiện dân chủ trong nhà trường được quy định tại chương II: Mục I quy định trách nhiệm của Hiệu trưởng. Mục II quy định trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ, công chức. Mục III quy định những việc người học được biết và tham gia ý kiến. Mục IV quy định trách nhiệm của nhà trường. Mục V quy định trách nhiệm của các đơn vị và đoàn thể, tổ chức trong nhà trường.
Chương III của Quy chế quy định quan hệ giải quyết công việc giữa nhà trường với các cơ quan quản lí cấp trên và chính quyền địa phương.
III. Vấn đề thực hiện dân chủ trong hoạt động của Học viện quản lý giáo dục.
3.1 Những kết quả đã đạt được.
Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều khó khăn, mặc dù có nhiều thay đổi nhất là Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo là một đơn vị có tư cách pháp nhân chưa đầy đủ, nhưng tập thể cán bộ, công chức nhà trường đã rất cố gắng, ổn định các mặt hoạt động, số lớp, số học viên ngày càng tăng lên, đơn vị luôn luôn có những bước phát triển mới.
Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành liên quan đến công việc của đơn vị luôn luôn được thông báo và quán triệt đến các bộ phận, các tổ chức, đoàn thể quần chúng và tất cả cán bộ công chức, giúp cho các bộ phận, các cá nhân xác định tư tưởng, phương pháp và kế hoạch công tác của mình.
Nhà trường tiến hành đều đặn các buổi lễ tổng kết năm học, đánh giá kết quả các bộ phận và cá nhân, xếp loại công chức, bình xét thi đua khen thưởng. Trong các buổi lễ khai giảng năm học, kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý của cơ quan.
Nhà trường đã công khai kinh phí hoạt động hàng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách cấp và các nguồn tài chính khác và quyết toán kinh phí hàng năm của cơ quan.
Giữa chính quyền nhà trường và các tổ chức, các đoàn thể trong cơ quan luôn luôn có sự phối hợp hoạt động. Dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể quần chúng luôn luôn được quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động, phối hợp cùng chính quyền chăm lo đời sống người lao động , động viên đội ngũ cán bộ , công chức khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ của mình.
3.2 Những tồn tại và yếu kém.
Vấn đề chủ yếu để phát huy dân chủ là thực hiện công khai nhưng một số vấn đề chưa được công khai đầy đủ và rộng rãi, gây nên sự hiểu biết đánh giá của mọi người có sự khác nhau, tạo dư luận không tốt và không tận dụng được những ý kiến đóng góp xây dựng của quần chúng. Ví dụ : Việc bình xét thi đua cuối năm học và các buổi lễ kỷ niệm, xếp loại công chức, tiêu chuẩn , điều kiện và xét duyệt những giảng viên kiêm nhiệm hưởng phụ cấp đứng lớp 40%, mức bồi dưỡng cho những người tham gia thực hiện một số loại công việc nào đó…
Đơn vị chưa thực sự chú trọng tới việc soạn thảo và ban hành hệ thống các văn bản pháp qui phụ . Ví dụ: Qui chế chi tiêu nội bộ, điều kiện tiêu chuẩn xếp loại thi đua khen thưởng, các qui định về bảo quản sử dụng cơ sở vật chất, tiết kiệm điện nước , định mức lao động cho từng loại công chức, viên chức, kiểm tra theo dõi việc thực hiện nội qui cơ quan…. Gây nên nhiều sự lãng phí và vướng mắc, khó khăn trong quan hệ và phối hợp công tác .
Nhà trường chưa kết hợp tốt việc phát huy quyền làm chủ của mọi người đối với việc xây dựng nề nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động. Tinh thần, ý thức làm chủ tập thể của cán bộ, công chức nói chung chưa cao, ai lo phận ấy. Một số người có trách nhiệm với công việc, phục vụ tận tình chưa được khen thưởng xứng đáng và động viên kịp thời. Một số người thiếu trách nhiệm, chây lười chưa được kịp thời chấn chỉnh.Vấn đề trả công lao động còn làm theo kiểu bình quân. Cách làm này không công bằng , không phù hợp nhưng chưa ai tìm ra cách làm khác cho ưu việt hơn.
Trong phê bình và tự phê bình chưa được làm tốt. Đã từ rất lâu các cấp bộ Đảng và chính quyền chưa tổ chức cho quần chúng phê bình đóng góp ý kiến xây dựng Đảng và chính quyền. Do công tác này chưa được làm tốt nên hiện tượng mất đoàn kết , phao tin đồn nhảm nói xấu nhau còn xảy ra. Trong phối hợp công việc chưa thực sự có sự giúp đỡ, tương trợ, hợp tác, thậm chí còn gây khó khăn cho nhau.
Nhìn chung trong mọi mặt hoạt động và quản lý của đơn vị chưa phải là một mô hình mẫu cho học viên học tập, thậm chí còn bị học viên chê ở một số vấn đề. Nhà trường chưa có nội qui, quy định những vấn đề liên quan đến người học. Quan hệ học viên và nhà trường chưa được gắn bó. Người học chưa được tổ chức để tham gia phong trào thi đua.
IV. Một số kiến nghị.
Chính quyền Học viện cần kết hợp với tổ chức Đảng, Công đoàn, các tổ chức, đoàn thể khác có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức để tác động về mặt tư tưởng, nâng cao ý kiến làm chủ tập thể cho mọi người. Đó là các buổi học tập, hội họp hoặc các buổi sinh hoạt khác giúp cho cán bộ, công chức, viên chức hiểu biết được quyền và nghĩa vụ của họ, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, làm tròn bổn phận của mình.
Học viện cần khẩn trương soạn thảo và ban hành hệ thống các văn bản pháp qui phụ. Qui chế chi tiêu nội bộ, các tiêu chuẩn đánh giá thi đua, khen thưởng. Nội qui cơ quan , nội qui phòng học, các qui định về tiết kiệm, chống lãng phí …. Khi soạn thảo và ban hành các văn bản này cần theo đúng trình tự theo qui định chung, lấy ý kiến đóng góp của đông đảo cán bộ, công chức trong đơn vị, các tổ chức đoàn thể trong đơn vị.
Cần công khai những việc cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị có quyền được biết theo đúng qui định của Nhà nước và của ngành ( Cụ thể là theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP và Quyết định số 04/2000/QĐ- BGD-ĐT về Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cần gương mẫu, lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong Học viện và các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước theo nội qui , qui chế của đơn vị và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao. Cán bộ các cấp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới và nhân viên trong thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao.
Trong các hoạt động của đơn vị, hoạt động chuyên môn giảng dạy là rất quan trọng. Chính nhờ có hoạt động này mà đơn vị mới có thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy, lãnh đạo học viện cần quan tâm, lắng nghe những ý kiến, tâm tư nguyện vọng chính đáng của đội ngũ giảng viên , động viên họ làm tốt công việc của mình. Về đội ngũ cần lưu ý tới những người có nhiều công sức đóng góp, khắc phục từng bước kiểu ăn chia bình quân như hiện nay mới thực hiện công bằng được.
V. Kết luận.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục tiêu của cách mạng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn hướng tới trong nhiều thập kỷ qua. Mỗi cơ quan đơn vị địa phương thực hiện, phát huy quyền dân chủ rộng rãi sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng, thực hiện mục tiêu của cách mạng.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đã ban hành nhiều văn bản qui định về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Đó là cơ sở chính trị – pháp lý, là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thực hiện dân chủ có kết quả tốt, cơ quan cần phải công khai các hoạt động theo qui định, có các hình thức và phương pháp tiến hành phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bách khoa tri thức phổ thông. NXB văn hoá thông tin. Hà Nội 2004.
Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới. NXB Đồng Nai1997.
Luật thanh tra NXB chính trị quốc gia Hà Nội 2004.
Luật khiếu lại tố cáo NXB chính trị quốc gia Hà Nội 2006.
Chu Hoài Thanh.Tìm hiểu Luật giáo dục NXB giáo dục- Hànội 2005.
Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo. Kỷ yếu Hội nghị báo cáo kết quả nghiêm cứu khoa học- công nghệ cấp cơ sở năm 2001. Hà Nội 2002.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số ý kiến về vấn đề thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.doc