Đề tài Một số ý kiến về việc mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Ba Đình

Chương I: Một số vấn đề lý luận về mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.

I Tổng quan về NHTM trong nền kinh tế thị trường.

1.Khái niệm NHTM.

2. Vai trò của NHTM.

3. Chức năng của NHTM.

4. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM.

4.1. Nghiệp vụ tài sản nợ.

4.2. Nghiệp vụ tài sản có.

4.3. Nghiệp vụ trung gian.

II Một số vấn đề lý luận về mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.

1. ý nghĩa của việc mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng.

1.1 ý nghĩa đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế.

1.2 . Đối với ngân hàng.

1.3. Đối với khách hàng.

2.Các loại tài khoản của khách hàng.

2.1Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.

2.2. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.

2.3.Tài khoản tiền gửi tiết kiệm.

2.4.Tài khoản vãng lai.

2.5.Tài khoản tiền vay.

3.Các vấn đề chung về thủ tục mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.

3.1.Thủ tục mở và sử dụng tài khoản của khách hàng.

3.2. Nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng.

Chương II: Tình hình mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại chi nhánh NHNo&PTNT quận Ba Đình.

I Khái quát hoạt động của NHNo Ba Đình.

1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội quận Ba Đình.

2. Khái quát hoạt động của NHNo Ba Đình.

2.1. Sự hình thành và phát triển.

2.2. Cơ cấu hoạt động của bộ máy NHNo Ba Đình.

2.3.Hoạt động huy động vốn.

2.4. Sử dụng nguồn.

2.5. Kết quả tài chính.

2.6. Công tác kế toán và ngân quĩ.

2.7. Định hướng công tác hoạt động kinh doanh năm 2002 và những giải pháp.

II Tình hình mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại NHNo Ba Đình.

1. Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của TCKT.

2. Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm.

3. Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân.

4. Một số ưu điểm và tồn tại trong việc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại NHNo Ba Đình.

 

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến về việc mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong khu vực. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực của tập thể Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên của NHNo&PTNT Ba Đình đã thu được kết quả đáng khích lệ, kết quả kinh doanh của ngân hàng như sau: Tổng thu 10.925 trđ Tổng chi :11053trđ Quĩ thu nhập -148 trđ Quĩ lương tực chi: 352 trđ Lý do âm quĩ thu nhập là do ngân hàng trả lãi trước cho việc huy động kỳ phiếu 9 tháng năm 2002 là 852 trđ. 2.6. Dịch vụ cho vay ngân hàng nghèo. Trong năm đã tiến hành họp Hội đồng quản trị Ngân hàng nghèo quận và triển khai bằng văn bản đến các phường, xã về việc thành lập tổ vay vốn. Nhưng đến nay chưa có cơ sở nào thành lập được tổ vay vốn. Mặt khác ở phường, quận thường xuyên có các dự án cho vay hỗ trợ việc làm với lãi suất rẻ hơn ngân hàng nghèo. Do đó việc hành lập tổ vay vốn Ngân hàng nghèo có thể khó khăn hơn. Dư nợ đầu năm 2001 là 72 trđ Thu nợ năm 2001 là 27 trđ Trong đó thu quá hạn 4,3 trđ Dư nợ đến 30/12/2001 là 45 trđ., trong đó quá hạn13 trđ. 2.7. Công tác kế toán và ngân quĩ: Công tác kế toán và ngân quĩ năm 2001 phòng kế toán đã thực hiện tốt công tác thanh toán giữa các ngân hàng trên địa bàn, trong cùng một hệ thống không xảy ra nhầm lẫn. Đảm bảo hạch toán chính xác kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ, các thông tin báo cáo. Doanh số thanh toán trong năm là 333.561 trđ, Thực hiện chuyển tiền điện tử: 60 món số tiền 20 tỷ đồng Công tác ngân quĩ: đảm bảo phục vụ khách hàng nhanh chóng kịp thời, chính xác, không xảy ra nhầm lẫn mất mát để khách hàng kêu ca phàn nàn. Trong năm trả tiền thừa cho khách hàng là 67 trđ. Trong giao dịch với hách hàng nhân viên kế toán luôn có thái độ niềm nở, lịch sự trong giao tiếp, phòng kế toán ngân quĩ cán bộ tuy đông nhưng luôn có ý thức cao trong việc phối hợp để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. 2.8. Định hướng công tác hoạt dộng kinh doanh năm 2002 và những giải pháp: Phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt còn hạn chế của công tác hoạt động ngân hàng năm 2001, chi nhánh NHNo quận Ba Đình đề ra những định hướng và những giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2002 với những nội dung chủ yếu sau: *Mục tiêu phấn đấu năm 2002: Nguồn vốn phấn đấu tăng tưởng 10% Chú ý tập trung tăng trưởng ở tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và dân cư. Dư nợ tăng trưởng 10% Chú trọng cho vay vốn trung hạn để nâng tỷ lệ cơ cấu vốn trung hạn lên 30-35%, mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng. Nợ quá hạn dưới 0,3% Đảm bảo quĩ thu nhập và có lợi nhuận. *Để đạt được các mục tiêu chủ yếu trên chi nhánh đề ra một số giải pháp sau: -Tiếp tục khai thác và mở rộng thêm bàn tiết kiệm nhằm thu hút tiền gửi ngoài dân cư. -Từng thời kỳ chủ động xin ý kiến thành phố để đa dạng hóa các hình thức huy động. -Bám sát và phục vụ tốt hơn nữa các doanh nghiệp đang có quan hệ vay vốn, tăng cường công tác tiếp thị để tìm, mời một số doanh nghiệp ngoài quóc doanh về quan hệ vay vốn. -Cải tiến và làm tốt các nghiệp vụ thanh toán đảm bảo nhanh gọn chính xác kịp thời. -Tăng cường nêu cao vai trò công tác kiểm tra kiểm soat của tập thể và cá nhân để hạn chế sai phạm. -Tiết kiệm kinh phí không cần thiết và tận thu lãi, thu nợ đã được xử lý rủi ro để tăng nguồn thu. -Ngân hàng nghèo quận sẽ tích cực tìm mọi biện pháp cùng với phường thành lập tổ vay vốn thì mới tiến hành làm dịch vụ cho vay người nghèo. II. Tình hình mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại NHNo&PTNT quận Ba Đình Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các chủ thể hoạt động kinh doanh càng trở nên gay gắt hơn. Nó đòi hỏi các nhà doanh nghiệp luôn phải trăn trở, nghiên cứu đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm mở rộng thị phần hoạt động của mình, nâng cao uy thế trong cạnh tranh.Trong đó chiến lược khách hàng luôn là vấn đề hàng đầu được các nhà doanh nghiệp quan tâm. Các NHTM hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ cũng luôn xem khách hàng và nguồn vốn tiền gửi là vấn đề sống còn đối với hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, các NHTM phải không ngừng nghiên cứu tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút khách hàng ngày càng nhiều đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng và mở rộng nguồn vốn tiền gửi. Từ đó ngân hàng mới có điều kiện để mở rộng qui mô đầu tư kinh doanh, vững thế trên thị trường canh tranh. Riêng đối với NHNo Ba Đình là một ngân hàng cấp 3 với qui mô hoạt động còn nhỏ bé và mới thành lập nên số lượng khách hàng đến với ngân hàng còn hạn chế. Nhưng với sự chỉ đạo của NHNo Hà Nội cùng sự cố gắng khắc phục khó khăn, bám sát thị trường, chủ động trong kinh doanh, năng động trong việc áp dụng lãi suất với phương châm “ buôn nhiều hơn bán đắt” để giữ và thu hút khách hàng về hoạt động tại ngân hàng của toàn bộ cán bộ công nhân viên đã phần nào mở rộng nguồn vốn huy động và thúc đẩy quá trình thanh toán qua ngân hàng góp một phần vô cùng quan trọng trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thực chất hoạt động ngân hàng là “ Đi vay để cho vay” như vậy quan hệ đầu tien phát sinh giữa khách hàng và ngân hàng là quan hệ gửi và nhận tiền gửi. Công cụ pháp lý, kinh tế để thực hiện giao dịch ấy là các loại tiền gửi. Để thuận lợi cho việc xem xét, nghiên cứu trong phạm vi luận văn này em xin đề cập tới các tiền gửi phân theo tiêu thức chủ sở hữu bao gồm: + Tài khoản tiền gửi của các TCKT +Tài khoản tiền gửi tiết kiệm +Tài khoản tiền gửi các nhân. 1. Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của Tổ chức kinh tế: Có thể nói mối quan hệ giữa Ngân hàng với các tổ chức kinh tế chủ yếu là quan hệ thanh toán, vay vốn đầu tư..Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng có ý nghĩa thực tế đối với các doanh nghiệp nó giúp cho việc thanh toán qua lại giữa các doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo sự an toàn về tài sản, đối với ngân hàng giúp cho ngân hàng có được nguồn đầu vào với chi phí thấp nhất và còn tạo điều kiện, cơ hội cho ngân hàng thu phí dịch vụ thanh toán góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Nguồn vốn tiền gửi của các Tổ chức kinh tế tại NHNo Ba Đình chủ yếu là loại tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán). Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của Tổ chức kinh tế (TCKT) tại NHNo Ba Đình được thể hiện qua số liệu sau: Bảng 3 Tài khoản tiền gửi của TCKT (Đơn vị trđ) Chỉ tiêu Năm 2000 Số lượng số tiền % Năm 2001 Số lượng số tiền % So sánh Số tiền % TGKKH 40 3000 100 65 5.500 100 2.500 83.3 TGCKH 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 40 3.000 100 100 5.500 100 2.500 83.3 Theo báo cáo tình hình tài chính năm 2001 của NHNo Ba Đình và qua bảng trên ta thấy: Số dư tiền gửi của TCKT đã tăng lên 2.500 trđ (tăng 83,3%) so với năm 2000. Trong đó toàn bộ tiền gửi của TCKT là tiền gửi không kỳ hạn. Nguyên nhân là đa số các TCKT gửi tiền vào chỉ nhằm mục đích thanh toán thời hạn chỉ khoảng 6-7 ngày, còn với tiền gửi tiết kiệm thì thời hạn lại là 3,6,12 tháng..nên từ khi thành lập đến năm 2000, 2001 đối với tiền gửi của TCKT thì toàn bộ là tiền gửi không kỳ hạn. Dự kiến cho đến năm 2002 chi nhánh sẽ mở thêm loại tiền gửi có kỳ hạn cho các TCKT lớn, không chỉ gửi tiền vào Ngân hàng với mục đích thanh toán mà còn liếm lời. Nguyên nhân của việc tiền gửi không kỳ hạn đối với TCKT tăng của năm 2001 so với 2000 là chi nhánh đã mở thêm 25 tài khoản giao dịch cho các doanh nghiệp lớn. Một con số không lớn nhưng cũng đã mở rộng nguồn huy động cho ngân hàng trong thời gian ngắn. Tiền gửi của TCKT 100% là tiền gửi không kỳ hạn và so với năm 2000 thì năm 2001 tăng 83,3% giúp cho ngân hàng giảm chi phí kinh doanh nhưng ngược lại nó sẽ dẫn đến sự không ổn định trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chính vì vậy trong những năm tới ngân hàng cần quan tâm tới mở rộng thêm tài khoản tiền gửi có kỳ hạn để ổn định công tác tín dụng hơn. Mặc dù vậy việc tăng tiền gửi không kỳ hạn góp phần vào việc giảm chi phí kinh doanh và tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng. 2. Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Nói đến tài khoản tiền gửi tiết kiệm, ta thấy ngay chính tên gọi của nó đã thể hiện rõ nội dung và mục đích của khách hàng mở và sử dụng loại tài khoản này. Đó là nguồn vốn của dân cư chưa sử dụng đến đem gửi vào ngân hàng với mục đích là an toàn và lấy lãi. Nó thực sự là nguồn tiềm năng dồi dào cho ngân hàng khi chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh. Sự biến động của nguồn vốn này phụ thuộc vào sự biến dộng của tình hình giá cả thị trường, tình hình lãi suất và yếu tố tâm lý xã hội. Bảng 4 Kết cấu tiền gửi tiết kiệm (Đơn vị trđ) Chỉ tiêu Năm 2000 Số thẻ Số tiền % Năm 2001 Số thẻ Số tiền % So sánh Số thẻ Số tiền % TGKKH TGCKH + < 12th +> 12th 488 2.57 18.435 97.43 10.374 56.27 108 8.061 43.73 2.988 69 40.300 93.1 377 21.084 52.32 348 19.216 47.68 2.500 512.29 385 21.865 118.60 10.710 103.23 240 11.155 138.38 Tổng 373 18.923 100 770 43.288 100 397 24.365 128.76 Qua số liệu trên ta thấy, năm 2001 tổng số dư tài khoản tiền gửi tiết kiệm dạt 43.288 trđ tăng 128,76% so với năm 2000. Nguyên nhân chính là do áp dụng phương thức giao dịch tức thời trên máy tại chỗ của quĩ tiết kiệm và với phong cách phục vụ văn minh lịch sự, đúng qui trình, nhiệt tình chu đáo của cán bộ nhân viên tiết kiêm đã chiếm được lòng tin của khách hàng nên lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng đông. Số thẻ gửi tài khoản tăng 397 thẻ của năm 2001 so với năm 2000, tương ứng với số dư tiền gửi năm 2001 là 43.288 trđ tăng 24.365 trđ so với năm 2000 tức là tăng 128,76%. Mặc dù tốc độ tăng như vậy nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động năm 2001(269.300trđ) Tiền gửi tiết kiệm năm 2001 chỉ đạt 43.288/269.300=16,01% trong tổng nguồn vốn năm 2001. Còn năm tiền gửi tiết kiệm đạt 18.923/44050=42,96% trong tổng nguồn vốn huy động. Nhìn vào bảng trên, ta thấy tiền gửi không kỳ hạn tăng 512,20% so với năm 2000 nguyên nhân là do uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao nên tiền nhàn rỗi của dân cư được gửi vào với mục đích an toàn ngày càng một nhiều hơn. Nhưng trong tổng tiền giử tiết kiệm thì tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao đạt hơn 90% trong cả 2 năm. Và tiền gửi có kỳ hạn tăng 118,6% so với năm 2000 vì mục đích gửi tiền của người dân chủ yếu là sinh lời, là số tiền để dành. Chính vì vậy mà tiền gửi có kỳ hạn thu hút được nhiều người dân hơn tiền gửi không kỳ hạn, năm 2000 đạt 97,43% trong tổng tiền gửi tiết kiệm, năm 2001 đạt 93,1% trong tổng tiền gửi tiết kiệm. Nhưng trong tổng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng do những nguyên nhân sau: + Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận tiền để dành tích lũy do nhu cầu chi tiêu trong tương lai gần như mua sắm thiết bị, đồ dùng đắt tiền. + Do dân chúng có tâm lý e ngại khi gửi tiền dài hạn vì sợ rủi ro lãi suất, sợ đồng tiền mất giá. Số dân cư gửi tiền với thời hạn dài chủ yếu là những người có số vốn lớn, thu nhập cao họ không phải tính toán về thu nhập hàng ngày mà số lượng này ở Việt nam thì ít. +Do tài khoản tiền gửi tiết kiệm có tính lỏng rất thấp nên làm người dân e ngại +Do chưa có chính sách bảo vệ người gửi tiền, có nhiều hạn chế về công tác quản lý, nhiều người dân còn e ngại mỗi khi đến giao dịch. Có thể nói, tiền gửi tiết kiệm có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng và thúc đẩy việc thanh toán qua ngân hàng, giảm chi phí lưu thông. Đó là nguồn vốn dồi dào và còn ẩn chứa trong dân cư. Chủ yếu nó được gửi vào ngân hàng với thời hạn ngắn để đảm bảo an toàn nên cũng gây nhiều khó khăn cho công tác đầu tư tín dụng của ngân hàng. Do vậy việc tạo được niềm tin đối với khách hàng sẽ làm cho khách hàng sử dụng những thời hạn gửi tiền dài hơn và từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng.Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân. Việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân được tiển khai thí điểm vào cuối năm 1994 tại Hà Nội. Đây là loại tài khoản tiền gửi được cải tiến từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Tài khoản này dùng cho người dân, từng bước mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, trước hết sử dụng phát hành séc rút tiền mặt, sau này là séc thanh toán, thẻ thanh toán và có thẻ cả thẻ tín dụng. Trước đây trong cơ chế bao cấp, các Ngân hàng chỉ quan hệ giao dịch với các TCKT quốc doanh và tập thể mà không quan hệ với cá nhân. Do đó cá nhân không được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Nếu muốn gửi tiền vào ngân hàng thì cá nhân - người gửi tiền chỉ được sử dụng loại tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Hiên nay trong cơ chế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần, hệ thống ngân hàng luôn quan tâm tới việc sử dụng các loại dịch vụ mà ngân hàng có thể cung cấp ra thị trường nhằm thu hút được nhièu lợi nhuận tối đa với mục đích mở rộng phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng tới mọi người, tới mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Về phía NHNo&PTNT Ba Đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cá nhân mở tài khoản. Nhưng số lượng tài khoản tiền gửi cá nhân không nhiều mặc dù năm 2001 đã tăng nhiều so với năm 2000. Bảng 5 Tình hình mở và sử dụng tài khản tiền gửi cá nhân (Đơn vi trđ) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh +(-) lần Số lượng tài khoản 90 200 +110 1.22 Số dư VND 1.200 15.500 +14.300 11.91 Thủ tục mở tài khoản các nhân rất đơn giản, khách hàng muốn mở tài khoản này chỉ cần nộp giấy chứng minh thư nhân dân và 2 liên giấy xin mở tài khoản (có mẫu in sẵn của ngân hàng). Đối với loại tài khản này dể thu hút khách hàng mở và sử dụng ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng như: không thu lệ phí mở tài khoản, tăng lãi suất cho tiền gửi các nhân cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, hướng dẫn khách hàng tỷ mỷ khi làm thủ tục, nêu những thuận lợi của việc sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân do đó năm 2001 ngân hàng đã thu hút thêm 110 cá nhân đến mở và sử dụng tài khản tiền gửi cá nhân, tăng 1,22 lần so với năm 2000. Do đó đã làm cho số dư của loại tiền gửi này năm 2001 tăng 14.300 trđ, tăng 11,91 lần. Tuy số lượng tài khoản tiền gửi cá nhân có tăng tương đối mạnh nhưng số lượng vẫn còn thấp: năm 2001 chỉ dạt 200/1035=19,32% trong tổng số lượng giao dịch tại ngân hàng.Và số dư tài khoản tiền gửi cá nhân cũng không cao, so với tổng nguồn vốn huy động đạt 14.300/269.300=5,31% là quá thấp. Tóm lại việc khuyến khích mở tài khoản tiền gửi các nhân đối với NHNo Ba Đình với kết quả như trên là đã rất cố gắng khắc phục nhiều khó khăn, do chi nhánh có qui mô hoạt động nhỏ, lại vừa mới thành lập hơn nữa tài khản tiền gửi cá nhân cũng chỉ mới được đưa vào sử dụng tại Hà Nội năm 1994 nên chưa tạo được thói quen sử dụng tài khoản này đối với người dân, do dó hạn chế trong việc mở và sử dụng tài khoản này là diều tất yếu cho cả hệ thống NHTM nói chung và cho cả NHNo Ba Đình nói riêng. 4.Một số ưu điểm và tồn tại trong việc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại NHNo Ba Đình. Như đã phân tích ở trên, việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của khách hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quản lý vĩ mô nền kinh tế, là cơ sở cho sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh hoạt động thanh toán qua ngân hàng và nhằm mở tộng nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Đối với khách hàng thì được hưởng nhiều tiện ích thông qua việc sử dụng tài khản tại ngân hàng như: việc thanh toán nhanh chóng, được hưởng lợi tức..Mặc dù vậy số lượng tài khoản mở và sử dụng hiện tại đối với NHNoBa Đình còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn về loại hình còn chưa đa dạng phong phú, chủ yếu chỉ là tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi TCKT, tiền gửi cá nhân, Cụ thể đối với từng loại hình như sau: *Đối với tài khoản tiền gửi của các TCKT: Việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng mang ý nghĩa thực tế đối với các doanh nghiệp, nó giúp cho việc thanh toán qua lại giữa các doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng. Nhưng tại sao cho đến nay việc mở và sử dụng tài khoản cho tất cả các khách hàng nói chung và cho TCKT nói riêng còn gặp nhiều khó khăn? Nguyên nhân là do việc sử dụng tách biệt 2 tài khoản tiền gửi và tiền vay có những lúc khó khăn cho các khách hàng là TCKT. Vì theo nguyên tắc khách hàng chỉ được sử dụng số tiền trong phạm vi số dư của tiền gửi thanh toán của họ, trong trường hợp đột xuất bị thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, muốn vay tiền ngân hàng các doanh nghiệp lại phải nộp hồ sơ xin vay vốn vào ngân hàng. Quá trình này mật nhiều thời gian, đôi khi sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của khách hàng, gây thiệt hại về kinh tế cho họ. Hoặc có thể do khách quan như chuyển tiền chậm, sai sót nhầm lẫn mà khách hàng phát hành qua số dư trên tài khoản tiền gửi của họ như vậy khách hàng phải chịu phạt phát hành qua số dư và phạt chậm trả với số tiền khá cao hoặc có thể bị khước từ thanh toán. Khi ấy muốn vay ngân hàng khách hàng lại phải nộp hồ sơ xin vay vốn ngân hàng .. làm quá trình thanh toán, vòng quay vốn chậm lại, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy để giải quyết vấn đề này, ngân hàng nên xem xét, lựa chọn những khách hàng có khả năng tài chính tốt, có uy tín để cho họ hưởng dụng hình thức thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán, một phần hạn chế được việc doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh. Việc sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ linh hoạt thuận tiện, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao hơn, đảm bảo việc hoàn trả vốn vay cho ngân hàng, hơn nữa thấu chi cũng là nghiệp vụ kinh doanh mới tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, mà hiện nay nước ta chưa áp dụng do vậy đây là vấn đề các nhà ngân hàng nên quan tâm xem xét thêm. Ngoài ra ngân hàng nên hiện đại hóa công tác thanh toán, đa dạng hóa hình thức tiền gửi, tiền vay để khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản về này chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể hơn ở phần sau. *Đối với tài khoản tiền gửi tiết kiệm: Như đã trình bày ở phần trên thì tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn lớn làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng.Tuy nhiên tiền gửi tiết kiệm của dân chúng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn, nguyên nhân mà người dân e ngại không gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn dài là do sợ về rủi ro lãi suất, tiền mất giá, thu nhập của người dân chưa cao, hạn chế về công tác quản lý.. Về mặt lý thuyết thì thủ tục mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm rất đơn giản khách hàng chỉ cần có chứng minh tư nhân dân, kèm theo một phiếu gửi tiền và nộp tiền vào ngân hàng. Và khi rút tiền khách hàng cũng chỉ cần có chứng minh thư nhân dân, sổ gửi tiền, phiếu lĩnh tiền. Song trên thực tế những thủ tục ấy lại làm mất khá nhiều thời gian của khách hàng, gây cho họ cảm giác mệt mỏi khi phải chờ đợi làm sổ tính lãi, kiểm đếm.. nếu như có quá đông khách hàng đến cùng một lúc đặc biệt chi nhánh NHNOBa Đình hiện tại chỉ có 2 quầy tiết kiệm. Hạn chế về phục vụ khách hàng ở nguyên nhân do khách hàng gửi tiền ở đâu thì rút tiền ở đó nên có những lúc khách hàng tập trung ở quầy giao dịch quá đông, làm cho nhân viên không kịp đón tiếp và xử lý nghiệp vụ cũng gây ra tâm lý e ngại đến với ngân hàng. *Đối với tài khoản tiền gửi cá nhân: Tình hình sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân chưa phổ biến rộng rãi là tồn tại chung cả hệ thống NHTM, và cụ thể là NHNo Ba Đình với con số còn đếm trên đàu ngón tay, có thể do những nguyên nhân sau: -Do dân chúng có thói quen sử dụng tiền mặt trong chi trả, thanh tóan. Nếu như chủ tài khoản phát hành séc các nhân để thanh toán trong chi trả trong khi đó hệ thống bán hàng lại không đáp ứng không chấp nhận thì việc sử dụng tài khoản các nhân chưa phát huy tác dụng, phải chăng dân trí còn thấp, chưa hiểu rõ hình thức thanh toán này và chưa có nhu cầu mở tài khoản tại ngân hàng. _Do thu nhập của dân cư tuy đã khá hơn trước nhưng vẫn còn thấp, nhiều khi chỉ chỉ đủ chi tiêu, phần tích lũy ít. Do đó chưa áp dụng hình thức trả lương vào tài khoản tiền gửi cá nhân. Một số người dân có thu nhập cao nhưng chưa thật sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình mở tài khoản tiền gửi cá nhân vì họ nghĩ rằng sử dụng tài khoản ở ngân hàng mất một khoản phí thanh toán và công tác thanh toán còn chậm trễ nhiều khi phải chờ đợi mệt mỏi. _Do ngân hàng còn chưa tích cực trong việc quảng cáo tuyên truyền sâu rộng, nhằm phổ biến cho người dân hiểu rõ và thấy được sự thuận tiện, an toàn của việc sử dụng tài khoản tiền gửi các nhân và séc cá nhân. _Do chính sách lãi suất chưa phù hợp chưa tạo được niềm tin của người dân.. Tóm lại, cho đến hiện nay thì số lượng khách hàng mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, vấn đề đặt ra là ngân hàng phải tìm cách để dần dần tháo gỡ, khắc phục được khó khăn trên nhằm tạo ra cho khách hàng sự an tâm, tin tưởng, không ngần ngại mỗi khi đến giao dịch với ngân hàng. Chúng ta cùng nghiên cứu phần III. Chương III: Một số kiến nghị về việc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại chi nhánh NHNo&PTNT quận Ba Đình. Chương I và II em đã trình bày rõ những lý luận và tình hình thực tế vấn đề mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại ngân hàng ở nước ta hiện nay. Qua đó thấy được những mặt hạn chế những tồn tại cần nghiên cứu cải tiến và sửa đổi. Thực tế cũng như lý luận đã chứng minh cho thấy việc mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng có ý nghĩa quan trọng mở rộng nguồn vốn huy động của ngân hàng và là cơ sở cho sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Như vậy trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trong nước với các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã đặt ra cần phải có biện pháp hữu hiệu nào để khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Để góp phần vào công cuộc ấy em xin đưa ra một số kiến nghị sau: I. Kiến nghị chung 1. Về phía nhà nước: Thời gian tới nhà nước nên hoàn chỉnh hệ thống pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho mọi tầng lớp nhân dân, giải quyết các mối quan hệ kinh tế, quan hệ thanh toán bằng các luật định. Có như vậy, mới tạo được môi trường pháp lý để hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, có hiệu quả thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tiến kịp với các nước trong khu vực cũng như thế giới từ đó tạo được niềm tin cho khách hàng sẽ khuyến khích khách hàng đến với ngân hàng ngày một đông hơn. 2.Về phía NHNH và NHNo&PTNT Việt Nam. 2.1. Cần có một chế độ mới về việc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. *Sự cần thiết phải xây dựng qui chế mới về việc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Hiện nay, hoạt động Ngân hàng cũng như các hoạt động khác trong nền kinh tế đã có nhiều thay đổi nên các qui định cũ về việc mở và sử dụng tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Tổ chức tín dụng (Gọi tắt là ngân hàng) đã tỏ ra không đáp ứng hết các yêu cầu thực tế. Mặt khác Thông tư số 08/TT-NH2 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt chưa có các qui định về tài khoản đồng sở hữu, tài khoản phong toả, đóng tài khoản.. là các qui định mới đã được thể hiện trong Nghị định số 64/2001/NH-CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Nhiều qui định tại các văn bản cũ còn rất chung chung và việc qui định về mở, đóng tài khoản vẫn do NHNN ban hành. Trên cơ sở các qui định này, các đơn vị mới vận dụng và tổ chức thực hiện trong đơn vị mình cho phù hợp với điều kiện thực tế và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng (tự ban hành qui định riêng về mở và sử dụng tài khoản áp dụng cho riêng hệ thống mình). Khi có những trường hợp cụ thể phát sinh như mở tài khoản cho các đồng sở hữu .. TCTD thường không thể qui định mà thường chờ công văn hướng dẫn của NHNN (Công văn không thuộc hệ thống văn bản QPPL), khó theo dõi. Một lý do nữa là văn bản cũ (TT 08 ) chưa chi tiết và cụ thể rõ ràng về thủ tục mở tài khoản đối với cá nhân, tổ chức, đồng sở hữu (là loại đối tượng mới ). Mỗi đối tượng phải có một qui định riêng về hồ sơ và thủ tục mở tài khoản. Việc sử dụng tài khoản cũng chưa qui định rõ quyền, trách nhiệm của các bên trong việc sử dụng taì khoản còn khá chung chung. Do vậy để khắc phục những bất cập trên và để triển khai thực hiện Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng như luật TCTD, NHNN ngày 26/12/1997 và Luật thương mại ngày23/05/1997 đi vào cuộc sống thì việc mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng là rất cần thiết trong đó cần cố gắng đưa ra các qui định mang tính chất nguyên tắc chung, cố gắng bao quát toàn bộ các trường hợp, và đề cao trách nhiệm của đơn vị nơi mở tài khoản theo nguyên tắc của pháp luật dân sự là tôn trọng thoả thuận giữa các bên trên cơ sở các qui định của pháp luật. Hơn nữa trong việc mở và quản lý tài khoản cần phải xây dựng trên nguyên tắc mở rộng quyền tự chủ cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hơn so với trước đây. Mỗi đơn vị có thể cụ thể hoá và triển khai thực hiện cho phù hợp với đặc thù đơn vị mình trên cơ sở các qui định mới và không trái với qui định khác của pháp luật. Qui chế mới cần phải qui định thủ tục mở và các nội dung sử dụng tài khoản cá nhân, tổ chức tại các TCTD không làm hạn chế quyền tự chủ kinh doanh của các TCTD bởi : + Điều 2, NĐ 64 qui định: NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (cụ thể ở đây là TCTD) bằng việc ban hành các văn bản QPPL về thanh toán theo thẩm quyền. + Điều 8, NĐ 64 qui định: loại tài khoản thanh toán, tín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0196.doc
Tài liệu liên quan