Đề tài Một sôs kinh nghiêm dạy bài thơ Ngắm trăng của chủ tịch Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang

A Đặt vấn đề 1

I. Lý do chọn đề tài

II. Cơ sở khoa học 1

B. Nội dung 3

I. Bàn thêm vài vấn đề cần lưu ý khi dạy bài thơ

1. Về cách giới thiệu bài 3

2. Về đề tài của bài thơ 4

3. Về việc đối chiếu với nguyên tác khi giảng dạy và chuẩn bị đồ dùng dạy học 4

4. Bàn thêm về vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ và cốt cách người nghệ sĩ – Chiến sĩ Hồ Chí Minh 6

5. Vài suy nghĩ về cách đặt hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh trong quá trình tìm hiểu tác phẩm 9

II. Giáo án minh họa 13

C. Kết luận 19

Tài liệu tham khảo 20

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12516 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một sôs kinh nghiêm dạy bài thơ Ngắm trăng của chủ tịch Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chữa cho học sinh và đồng thời chuyển ý: Tập thơ “Nhật ký trong tù” không những cho chúng ta hiểu được hoàn cảnh cực khổ của Bác trong nhà tù khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch mà còn cho ta thấy một sức sống vô hạn, một bản lĩnh kiên cường của Bác. Bởi vậy, tập thơ không chỉ có nhà tù, gông cùm, xiềng xích mà còn tràn ngập những hình ảnh của thiên nhiên như núi non, ánh trăng, nắng sớm, cỏ cây, hoa lá... Hôm nay chúng ta sẽ khám phá những vẻ đẹp đó của tập thơ, của tâm hồn Bác qua bài thơ “Ngắm Trăng”. Chúng tôi cũng không nghĩ rằng giới thiệu vấn đề trên là phương án hay nhất, tối ưu nhất mà chỉ nghĩ rằng với cách đó có thể vừa kiểm tra kiến thức khải quát về tác phẩm của học sinh vừa có tính chất “tung vấn đề” cho học sinh, từ đó liên hệ đến bài dạy. 2. Về đề tài của bài thơ Thơ Đường luật nói chung và thơ của Bác nói riêng thường được sáng tác theo những đề tài nhất định. Vì vậy việc nêu, phân tích đề tài của bài thơ theo chúng tôi là cần thiết. Khi giới thiệu vấn đề này theo chúng tôi cần phải lưu ý những điểm sau: - Trước hết giáo viên không nên áp đặt nêu đề tài bài thơ mà nên để học sinh tự phát hiện bởi đây là một đề tài quen thuộc trong văn học nói chung và trong thơ Bác nói riêng mà học sinh có điều kiện tìm hiểu ở chương trình văn học lớp 6. - Qua đó, giáo viên trang bị cho học sinh phương pháp so sánh, liên tưởng những vấn đề có điểm chung trong khi phân tích tác phẩm văn học, đông thời giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học. Trong văn học, tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm mang tính riêng biệt, độc lập mà thường được đặt trong cả hệ thống toàn bộ tác phẩm của tác giả, và hệ thống đặc điểm phong cách của tác giả đó. Đây là một vấn đề đơn giản trong bài dạy đồng thời là một phương pháp tạo cho học sinh ý thức tìm hiểu phong cách sáng tạo của tác giả. - Đề tài về trăng còn là đề tài quen thuộc trong tập thơ “Nhật Ký Trong Tù”. Giáo viên có thể kể tên một số bài thơ có hình ảnh trăng như “Trung thu I, II”, “Đêm lạnh”, “Cảm hứng đọc Thiên gia thi”, “Đêm thu” ... Tuy nhiên, ánh trăng xuất hiện ở mỗi bài thơ trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau với những cảm xúc khác nhau. “Ngắm trăng” được viết một hoàn cảnh đặc biệt với một cảm xúc mãnh liệt, một sự xúc động đến bối rối của nhà thơ - người tù cách mạng Hồ Chí Minh. 3. Về việc đối chiếu với nguyên tác khi giảng dạy và chuẩn bị đồ dùng dạy học Khi tìm hiểu một bài thơ dich từ chữ Hán, việc đối chiếu với nguyên tác là rất cần thiết. Khi dạy các bài thơ trong tập thơ “Nhật ký trong tù” đều có một yêu cầu chung là rèn luyện kỹ năng phân tích bài thơ qua bản dịch có đối chiếu với nguyên tác và kỹ năng phân tích, so sánh những từ quan trọng gọi là “Nhãn tự” trong thơ. Vậy việc đối chiếu này như thế nào để vừa đảm bảo yêu cầu trên nhưng đồng thời giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của bản dịch thơ trong sách giáo khoa. Chúng tôi xin nêu ra một số lưu ý khi đối chiếu như sau: - Trước khi vào phân tích chi tiết bài thơ, cần cho học sinh hình dung bằng trực giác và thính giác nguyên tác của bài thơ bằng chữ Hán, phiên âm và dịch nghĩa bài thơ. Việc làm này không phải là khó khăn nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị của giáo viên về việc làm đồ dùng dạy học. Theo chúng tôi, cả 3 bài thơ “Không ngủ được”, “Ngắm trăng”, “Đi đường” giáo viên nên làm đồ dùng dạy học để học sinh có điều kiện “mục kích” vẻ đẹp của bài thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt và cơ bản là dựa vào đó để so sánh, đối chiếu, nhận xét bản dịch thơ. Phần này giáo viên chỉ nêu hướng dẫn học sinh nhận xét về thể thơ và nội dung chung của bài thơ dịch, chưa nên đi vào đối chiếu từ ngữ cụ thể. - Giáo viên cần phải cho học sinh thấy được bản dịch thơ tuy có một số từ ngữ chưa thật “sát” với nguyên tác nhưng đó là bản dịch hay của nhà thơ Nam Trân. Cho đến nay, chưa có bản dịch nào khác có thể thay thế được. - Trong quá trình phân tích, giáo viên cần phải cho học sinh đối chiếu một số từ ngữ chưa chuyển tải hết được vẻ đẹp của bài thơ nguyên tác. Điểm thứ nhất là câu thơ thứ hai: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” Đây là một câu khẳng định: vẻ đẹp kiều diễm của đêm trăng đẹp làm cho Bác không thể không quan tâm, không thể hững hờ, không thể không say đắm. Còn trong nguyên tác không có ý khẳng định đó mà là một câu nghi vấn: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” (Trước cảnh đẹp đêm nay, ta biết làm gì đây?). Câu hỏi đó đã thể hiên sự xúc động mãnh liệt của Bác, trước vầng trăng, xúc động đến bối rối chẳng biết làm gì cho cân xứng với vẻ đẹp của trăng. Vì vậy câu thơ dịch về nội dung là không sai nhưng chưa thể hiện được sự nhạy cảm, tinh tế, thể hiện những rung động tuyệt vời của tâm hồn một nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh. Đó chính là tư chất nghệ sĩ đích thực của Hồ Chí Minh và cũng từ sự rung động nghệ sĩ ấy đã toát lên dáng vẻ ung dung đến kỳ lạ của người tù cách mạng. Điểm cần đối chiếu thứ hai là hai câu thơ cuối: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” Hai câu thơ dịch về nội dung rất đạt nhưng về hình thức chưa thể hiện được vẻ đẹp của nghệ thuật đối từ, đối hình ảnh rất độc đáo của câu thơ nguyên tác: “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia” Giáo viên cần phải cho học sinh ý thức được nghệ thuật đối trong thơ Đường luật được Bác sử dụng một cách rất uyên bác. Qua đó, học sinh hiểu được tài năng văn chương của Người (Phần này sẽ phân tích rõ hơn ở ý sau). - Sự đối chiếu với nguyên tác là cần thiết nhưng khi giảng dạy giáo viên phải lưu ý là nên đối chiếu ở điểm nào, mức độ nào. Theo chúng tôi, ở bài thơ này, giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh đối chiếu về thể thơ, nội dung để thấy được thành công của bản dịch và đối chiếu cấu trúc câu ở câu thơ thứ hai và vị trí của các nhân vật: Người – Trăng – Song sắt ở câu thơ 3,4. Không nên sa đà quá vào việc công sức lao động nghệ thuật của các dịch giả. 4. Bàn thêm về vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ và cốt cách người nghệ sĩ – Chiến sĩ Hồ Chí Minh 4.1 Trước hết, giáo viên cần phải cho học sinh ý thức được “Ngắm trăng” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Các nhà nghiên cứu văn học đã phân loại thơ Hồ Chí Minh thành hai kiểu phong cách khác nhau dựa mục đích viết và đối tượng vận động thuyết phục: Thơ tuyên truyền chính trị và thơ nghệ thuật. Thơ tuyên truyền chính trị trực tiếp viết cho đại chúng, lời lẽ nôm na, nội dung đơn giản. Còn thơ nghệ thuật, Bác sáng tác để thể hiện tình cảm, cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của tình người. Đó là những bài thơ trong tập “Nhật ký trong tù” và một số bài thơ làm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc. Bài thơ “Ngắm Trăng” tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình nghệ thuật của Bác được thể hiện qua những vẻ đẹp về nghệ thuật của bài thơ. 4.2. Bài thơ theo thể thơ đường luật thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ phổ biến trong văn học cổ nhưng không có nghĩa là sáng tác một cách dễ dàng. Trong khuôn khổ chật hẹp với 28 chữ, nhà thơ phải lựa chọn, chắt lọc từ ngữ vừa hàm súc vừa phải tính đến sự chi phối của niêm luật, vần luật của thơ Đường. Bởi vậy thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt thường làm người đọc có cảm giác bị gò bó về câu chữ, về cảm xúc. ấy vậy mà ở bài thơ này mỗi sự việc, mỗi hình ảnh, cảm xúc của tác giả đều được thể hiện rất tự nhiên, làm cho người đọc có cảm giác như Người “xuất khẩu thành thơ”. Ngay từ câu thơ đầu tiên, nghệ thuật điệp từ được Bác sử dụng khá thành công, tạo cho người đọc ấn tượng sâu sắc về hoàn cảnh của cuộc ngắm trăng: “Trong tù không rượu cũng không hoa” (Ngục trung vô tửu diệc vô hoa) Điệp từ “không” cùng với phụ từ “cũng” nhấn mạnh sự thiếu thốn của Bác trong tù, cũng là sự thiếu thốn của cuộc ngắm trăng này. Đó là những thứ để tạo cảm hứng cho thi sĩ thưởng trăng. Xưa nay, có nhà thơ nào ngắm trăng mà không cần đến rượu, hoa? Nhà thơ Lý Bạch đã từng cất chứn mời trăng uống rượu, đại thi hào Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” cũng từng uống rượu, chơi đàn để “Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”. Trong cuộc ngắm trăng, có rượu, có thêm một chút men nồng để thi sĩ có thể cất chén cùng trăng; có hoa để nhận ra vẻ đẹp của trăng lung linh, sáng tỏ. Điều quan trọng là khi kể những thứ thiếu thốn đó, ta thấy Bác như quên thân phận người tù của mình mà đặt mình vào tư thế của một thi sĩ. Có nhà phê bình văn học cho rằng: “Chỉ riêng nhớ đến rượu – hoa trong cảnh tù đày khắc nghiệt cũng cho thấy sự tự do nội tại, cái thư thái, ung dung của người tù cách mạng Hồ Chí Minh”. Đến câu thơ thứ hai, người đọc cảm nhận vẻ đẹp của tâm hồn thi sĩ Hồ Chí Minh qua câu hỏi tu từ diễn đạt sự xốn xang đến nao lòng: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?” (Trước cảnh đẹp đêm nay ta biết làm gì đây?). Câu hỏi được bật ra từ cảm xúc mãnh liệt của Bác trước vầng trăng sáng chứ không hề có một sự gò bó, “lên gân” nào. Chính sự tác động đó tự bản thân nó đã thể hiện tư chất nghệ sỹ đặc biệt của người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Hai câu thơ cuối thể hiện một tài hoa nghệ thuật lớn qua việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, đối, cách dùng từ gợi cảm và kết thức bất ngờ của thi sĩ Hồ Chí Minh: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhìn khe cửa ngắm nhà thơ”. Qua nghệ thuật nhân hóa, trăng không còn là một thiên thể xa lạ trên bầu trời nữa mà đã trở thành con người, hơn nữa là người bạn ghé xuống nhà giam để ngắm Bác, ngắm một nhà thơ. Trăng “ngắm nhà thơ” chính là ngắm tâm hồn của một nghệ sĩ, một chiến sĩ lớn. Nghệ thuật nhân hóa đã thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm, mãnh liệt đến mức độ đồng cảm với thiên nhiên của Hồ Chí Minh. Cho nên đầu đề bài thơ là “Vọng nguyệt” nghĩa là ngắm trăng nhưng ở khoảng cách xa đến cuối bài thơ trở thành “khán minh nguyệt” – cũng là ngắm trăng như ở khoảng cách, cự ly ngắn, gần gũi hơn. Chính tình yêu trăng, sự đồng cảm mãnh liệt ấy đã rút ngắn khoảng cách giữa người và trăng. Đồng thời với việc sử dụng nghệ thuật nhân hoá, hai câu thơ cuối còn thể hiện sự uyên bác của nhà thơ trong việc sử dụng nghệ thuật đối – một nghệ thuật đặc sắc của thơ Đường luật. Hai câu thơ vừa có tiểu đối, vừa sóng đôi thành một cặp đối hoàn hảo: Người và Trăng đối nhau qua Song sắt nhà tù. Nghệ thuật đối đã tạo ra sự cân đôi, hài hoà giữa hai bức chân dung về Người và Trăng. Hai bức chân dung đó lại hoà quện tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp về con người và thiên nhiên, qua đó thể hiện sự giao cảm mãnh liệt của nhà thơ: Phía bên này là người tù, nhà tù, là xiềng xích; còn ngoài kia là vầng trăng thơ mông, lãng mạn, là ánh sáng bao là của bầu trời tự do. Chặn giữa hai thế giới đối cực đó là song sắt tàn bạo, tượng trưng cho hiện thực đen tối của nhà tù. Song với cuộc ngắm trăng này, nhà tù đã hoàn toàn bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tìm đến nhau. Cũng từ những cảm xúc mãnh liệt ấy, người ngắm trăng ở câu thơ thứ 3 đã trở thành “nhà thơ” ở kết bài. Đây là một kết thúc đầy bất ngờ, thú vị – là cách kết thúc thường gặp trong thơ Bác: Trước cuộc ngắm trăng, Bác là người tù, sau cuộc ngắm trăng Bác là nhà thơ; trong ngục không có người tù mà chỉ có nhà thơ! Trong cuộc đời của mình, Bác chưa bao giờ nhận mình là một nhà thơ. Đây là lần duy nhất Bác nhận mình là “Thi gia”. Đặt vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ ta thấy vừa thể hiện một nụ cười hóm hỉnh, vừa thể hiện cảm xúc mãnh liệt của Bác trước vẻ đẹp của vầng trăng của thiên nhiên, cuộc đời. 4.3 Các thủ pháp nghệ thuật trên kết hợp với tư thế, phong thái ung dung của người nghệ sĩ, chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù ngục làm cho cả bài thơ vừa mang vẻ đẹp, màu sắc cổ điển, vừa mới mẻ, hiện đại. Điều đáng nói là các biện pháp nghệ thuật trên được sử dụng kết hợp hài hoà, điêu luyện đến mức khi đọc ta cảm thấy tự nhiên, không để lại dấu ấn của sự khổ công lao động nghệ thuật, Tất cả thể hiện một trình độ làm thơ uyên bác, một tài năng nghệ thuật độc đáo của một tâm hồn, cốt cách nghệ sĩ lớn – Hồ Chí Minh. Bài thơ “Ngắm trăng” đã thể hiện một cuộc sống tinh thần thoải mái, tự do, vượt ra khuôn khổ chật hẹp, tù túng của nhà tù đúng như lời Bác đã đề từ cho tập thơ: “Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao” Cũng bởi những lẽ đó mà khi nghiên cứu bài thơ này, nhà thơ Vũ Quần Phương đã cho rằng bài thơ là “một cuộc vượt ngục về tinh thần thần kỳ” của Bác. “Cuộc vượt ngục tinh thần” này cho chúng ta hiểu được những vẻ đẹp phong phú trong tâm hồn Bác: Đó là một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên say đắm, mãnh liệt, một tâm hồn, cốt cách nghệ sĩ lớn, một nghị lực, ý chí tuyệt vời. Nhà tù đã không giam hãm được tâm hồn của Bác, tâm hồn của một thi sĩ, một chiến sĩ cách mạng. Tâm hồn ấy chính là “Chất thép’ sáng ngời của thi sĩ – Chiến sĩ Hồ Chí Minh. 5. Vài suy nghĩ về cách đặt hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh trong quá trình tìm hiểu tác phẩm Những hiểu biết về vẻ đẹp nghệ thuật nội dung của tác phẩm như những điều có liên quan đến tác phẩm như đã trình bày ở trên là cần thiết để chuẩn bị cho giờ dạy học văn của thầy và trò. Tuy nhiên những trang bị về kiến thức sẽ trở nên vô nghĩa nếu giáo viên không có phương pháp dạy thích hợp để hướng dẫn học sinh khám phá, tìm hiểu và nắm bắt vấn đề. Phương pháp dạy học là sự kết hợp của nhiều yếu tố tổ chức trong giờ dạy học của thầy và trò. Các yếu tố đó chung quy lại được thể hiện qua hệ thống câu hỏi, hệ thống các phương án trả lời, cách dẫn dắt và tổng hợp lại vấn đề của giáo viên. Từ trước đến nay, có giờ dạy học văn nào mà lại không có sự hỏi đáp của thầy và trò, có giáo án nào mà không chuẩn bị hệ thống câu hỏi ? ! Vấn đề là những câu hỏi mà giáo viên đặt ra như thế nào, có đảm bảo tính “thẩm mỹ”, tính tích cực cho giờ dạy học văn hay không. Từ sự tiếp thu kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy, chúng tôi xin nêu ra và suy nghĩ về cách đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh trong quá trình tìm hiểu tác phẩm này như sau: - Trong hệ thống câu hỏi cần phải có kiểu câu hỏi định hướng để học sinh thảo luận. Chẳng hạn, ở phần tìm hiểu vài nét về tác phẩm, giáo viên có thể đặt câu hỏi để định hướng cho học sinh: “Bài thơ viết về đề tài gì? Em hiểu gì về đề tài này được thể hiện trong văn học và trong thơ Bác?”. Hoặc trước khi vào phân tích tác phẩm, giáo viên nêu câu hỏi để học sinh thảo luận về phương pháp phân tích bài thơ: Theo em với bài thơ “Ngắm trăng” chúng ta có thể phân tích theo cách nào?” Qua sự nhận xét, giáo viên cung cấp hoặc nhắc lại các phương án khi phân tích một bài thơ theo thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Từ đó trang bị cho học sinh kỹ năng phân tích những bài thơ khác cùng thể loại. - Giáo viên cần có những câu hỏi để học sinh tái hiện lại hình ảnh, cảm xúc quan trọng của bài thơ như dựng lại không gian chật hẹp, tù túng trong tù, cảm xúc của Bác trước vầng trăng đẹp hay bức chân dung của Người và Trăng trong hai câu thơ cuối. - Trong quá trình phân tích tác phẩm này, chúng tôi nghĩ rằng không thể thiếu những câu hỏi rèn luyện khả năng liên tưởng, tưởng tượng, những câu hỏi rèn luyện kỹ năng so sánh, đối chiếu, phân tích, bình giảng như: “Hai tiếng mở đầu bài thơ “Trong tù”: gợi cho em cảm giác như thế nào”? hay “Câu thơ trong bản dịch “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” cũng là một câu thơ hay nhưng so với câu thơ trong nguyên tác, em thấy có gì khác?” hoặc “Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nghệ thuật đối trong thơ Đường luật được Bác sử dụng trong hai câu thơ cuối”? - Với trình độ lập luận học sinh lớp 8 được trang bị qua kiến thức của phân môn Tập làm văn, giáo viên không phải ngần ngại khi sử dụng những câu hỏi vận dụng kiến thức về các kỹ năng lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích như: “Khi nghiên cứu bài thơ này, nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng đây là “một cuộc vượt ngục tinh thần thần kỳ của Bác”. Em hiểu ý kiến đó như thế nào?”, “Cuộc vượt ngục tinh thần này cho chúng ta hiểu điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của Bác?” Việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi không phải là một việc làm giản đơn mà nó đòi hỏi giáo viên phải thực sự tìm tòi đầu tư suy nghĩ để có một giờ dạy học đạt kết quả cao, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Giống như một ngôi nhà có nhiều cửa, mỗi cửa cần phải có một chìa khoá khác nhau, việc đặt câu hỏi đối với từng vấn đề cụ thể trong khi phân tích thiết nghĩ cũng như vậy. Sẽ là sai lầm nếu như giáo viên nghĩ rằng chỉ cần có câu hỏi mà không quan tâm đến cách hỏi đối vưói từng vấn đề. Cách phát vấn của giáo viên không chỉ giúp học sinh tìm hiểu bài mà qua đó còn giúp cho học sinh định hình các phương pháp tiếp cận một tác phẩm văn học. Điều đó tạo cho học sinh hứng thú tự tìm hiểu, khám phá tác phẩm, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập – yêu cầu cơ bản để đáp ứng tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. II – Giáo án minh họa Tiết 112: Ngắm trăng (Hồ Chí Minh) A. Mục đích yêu cầu 1. Học sinh nắm được nội dung của bài thơ để thấy rõ chẳng những Bác Hồ chịu đựng nỗi khổ trong tù mà còn vượt lên hoàn cảnh với thái độ ung dung, lạc quan, tràn đầy tình yêu thiên nhiên của một nghệ sĩ lớn. 2. Giáo dục tinh thần yêu mến và kính trọng Bác ở khía cạnh vượt lên gian khổ, gắn bó, hoà hợp với thiên nhiên, luôn giữ niềm cảm xúc trong trẻo cho dù lâm vào cảnh tù dày đen tối. 3. Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ qua bản dịch có đối chiếu với nguyên tác. B. Chuẩn bị Giáo viên: Tranh ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, các mẫu chuyện, về Bác C. Tổ chức Hoạt động dạy học 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Qua bài khái quát về tập thơ “Nhật ký trong tù”, em hiểu gì về cảnh ngộ của Bác những ngày sống trong nhà lao của chế độ Tưởng Giới Thạch? 3. Giới thiệu bài mới: “Nhật ký trong tù” không những cho chúng ta hiểu được hoàn cảnh cực khổ của Bác trong nhà tù khắc nghiệt của chế độ Tưởng Giới Thạch mà còn cho ta thấy một sức sống vô hạn, một bản lĩnh kiên cường của Bác. Tập thơ không chỉ có nhà tù, gông cùm, xiềng xích mà còn tràn ngập những hình ảnh của thiên nhiên như núi non, ánh trăng, nắng sớm, cỏ cây, hoa lá... Hôm nay chúng ta sẽ khám phá những vẻ đẹp đó của tập thơ, của tâm hồn Bác qua bài thơ “Ngắm trăng”: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1:(HD Tìm hiểu chung) Câu hỏi: Bài thơ viết về đề tài gì? Câu hỏi: Em hiểu gì về đề tài này trong thơ Bác? I. Tìm hiểu chung 1. Đề tài: Trăng - Là một thi đề hết sức phổ biến trong thơ ca và trong thơ Bác. Các em đã từng được học những bài thơ viết rất hay về trăng của bác ở chương trình văn học 6. Trong tập “Nhật ký trong tù” ánh trăng cũng xuất hiện ở mỗi bài thơ trong những hoàn cảnh khác nhau, những cảm xúc khác nhau. Gọi học sinh đọc bài thơ trong sách giáo khoa. Câu hỏi: Bài thơ trong sách giáo khoa có phải là nguyên tác không? Vì sao em biết điều đó? 2. Bản dịch thơ: - Bài thơ trong sách giáo khoa không phải là nguyên tác. - Vì tập thơ “Nhật ký trong tù” sáng tác bằng chữ Hán. Giáo viên: Thông thường khi tìm hiểu một bài thơ dịch bằng chữ Hán, chúng ta cần phải đối chiếu với nguyên tắc, bản dịch nghĩa và dịch thơ. Trong Sách giáo khoa đã cung cấp cho các em bản dịch của nhà thơ Nam Trân. Giáo viên cung cấp thêm bản phiên âm Hán Việt và bản dịch nghĩa để các em tham khảo. Giáo viên: Sử dụng đồ dùng dạy học, đọc phiên âm và dịch nghĩa. Học sinh đọc bài thơ trong sách giáo khoa. Câu hỏi: So sánh với nguyên tác, em có nhận xét gì về bản dịch thơ? - Dịch đúng thể loại. Là một bản dịch hay tuy nhiên có một số từ ngữ chưa thật “sát” với nguyên tác cho nên chưa chuyển tải hết được vẻ đẹp của bài thơ nguyên tấc. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này trong phần phân tích. * Hoạt động 2: II - Phân tích: Câu hỏi: Theo em với bài thơ này chúng ta có thể phân tích theo hướng nào ? Gọi học sinh đọc 2 câu thơ đầu: Câu hỏi: Bài thơ được mở đầu bằng 2 tiếng “trong tù”. “Trong tù” gợi cho chúng ta cảm giác như thế nào? Câu hỏi: Trong câu thơ đầu, nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích tác dụng của điệp từ “không” được Bác sử dụng ở đây? Câu hỏi: Tại sao trong muôn vàn cực khổ của cảnh tù đày. Bác chỉ kể 2 sự thiếu thốn đó? - Bài thơ làm theo thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuỵêt, một thể thơ khá quen thuộc với các em nhưng ở bài thơ này chúng ta không phân tích theo kết cấu thơ đường luật mà phân tích theo mạch cảm xúc của bài thơ. 1. Hai câu thơ đầu. - “Trong tù” gợi cảm giác chật hẹp, tù túng, không có tự do. ấy là nơi mà người ta bị tước đoạt hết mọi tài sản, mọi quyền con người, kể cả quyền giữ mạng sống cho mình. Đó là nơi mà con người phải chịu mọi sự đoạ đày, mọi thứ khổ ải, nơi con người phải sống trong một kiểu sinh hoạt hoàn toàn xa lạ như Bác đã nói “Sống khác loài người”. đ Nhà thơ đã ý thức một cách đầy đủ về sự nghiệt ngã của hoàn cảnh. - Điệp từ “không”: Rượu Hoa đ Điệp từ “không” cùng với phụ từ “cũng” nhấn mạnh sự thiếu thốn của Bác trong nhà tù, cũng là sự thiếu thốn trong cuộc ngắm trăng này. - Vì: + Đó là những thứ để tạo cảm hững cho thi sĩ thưởng trăng. Giáo viên bình: Xưa nay, có nhà thơ nào ngắm mà không cần đến rượu, hoa ? Nhà thơ Lý Bạch đã từng cất chén mời trăng uống rượu, Đại thi hào Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” cũng từng “Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên...”. Trong cuộc ngắm trăng có rượu để có thêm một chút men nồng để thi sĩ có thể cất chén cùng trăng; có hoa để nhận ra ánh trăng lung linh sáng tỏ. Như vậy khi kể những thứ thiếu thốn đó, Bác như quên thân phận tù đày của mình mà đạt mình vào tư thế của một thi sĩ. Có nhà phê bình văn học cho rằng “chỉ riêng nhớ đến rượu – hoa trong cảnh tù đày khắc nghiệt cũng cho thấy sự tự do nội tại, cái thư thái, ung dung của người tù cách mạng – Hồ Chí Minh”. Gọi học sinh đọc câu 2. Câu hỏi: Trước cảnh đẹp đêm trăng, Bác có cảm xúc, tâm trạng như thế nào ? - Tâm trạng: “Khó hững hờ”: Vẻ đẹp kiều diễm của nàng trăng làm cho Bác không thể không quan tâm, không yên, không say đắm. Giáo viên: Câu thơ dịch về nội dung không sai nhưng chưa thể hiện được sự nhạy cảm, tinh tế, sự rung động đến bối rối của Bác trước vẻ đẹp của đêm trăng. Đó chính là tư chất nghệ sĩ đích thực của Hồ Chí Minh. Và cũng từ cái rung động nghệ sĩ ấy đã toát lên dáng vẻ ung dung đến kỳ lạ của người tù Hồ Chí Minh. Chuyển ý: Sau giây phút bối rối ấy, xúc động ấy, Bác đã làm gì? Câu hỏi: Câu thơ trong bản dịch cũng là một câu thơ hay nhưng so sánh với câu thơ trong nguyên tác em thấy có gì khác? Học sinh đọc 2 câu thơ cuối. Câu hỏi: Hãy chỉ ra nghệ thuật độc đáo của hai câu thơ cuối ? Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách dùng từ “vọng nguyệt” ở tiêu đề và từ “khán minh nguyệt” ở cuối bài thơ ? Câu hỏi: Nghệ thuật đối trong bài thơ Đường luật được Bác sử dụng như thế nào ở hai câu cuối ? - Câu thơ trong bản dịch là câu khẳng định còn trong nguyên tác là câu nghi vấn đ thể hiện sự bối rối, xúc động mãnh liệt của Bác trước vầng trăng. 2) Hai câu thơ cuối - Nhân hoá: Trăng không còn là một thiên thể xa lạ trên bầu trời nữa mà đã trở thành con người, người bạn ghé xuống nhà giam để ngắm Bác, ngắm một nhà thơ. đ Thể hiện một tình yêu thiên nhiên say đắm, mãnh liệt đến mức độ đồng cảm với thiên nhiên. Trăng cũng như rung cảm trước tâm hồn của Bác. Và trăng “ngắm nhà thơ” - Ngắm tâm hồn của một nghệ sĩ, một chiến sĩ lớn. ị Cho nên đầu bài thơ là “Vọng nguyệt” cuối bài là “khán minh nguyệt” ị Sự đồng cảm đó, tình yêu đó đã rút ngắn khoảng cách giữa người và trăng. - Nghệ thuật đối: - Là nghệ thuật đặc sắc trong thơ Đường được bác sử dụng rất uyên bác(trong hai câu thơ cuối) Giáo viên bình: Nghệ thuật đối tạo sự cân đối, hài hoà giữa hai bức chân dung về Người và Trăng. Hai bức chân dung đó hoà quyện tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp về con người – thiên nhiên thể hiện sự giao cảm mãnh liệt của nhà thơ: phía bên này là người tù, nhà tù, là xiềng xích, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, lãng mạn là ánh sáng bao la của bầu trời tự do. Chặn giữa 2 thế giới dối cực đó là song sắt tàn bạo, tượng trưng cho hiện thực đen tối của nhà tù. Song với cuộc ngắm trăng này, nhà tù đã hoàn toàn bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tìm đến nhau. Rõ ràng, tâm hồn có con đường đi riêng của nó, có khả năng vượt qua bất cứ trở ngại nào. Câu hỏi: Đến cuối bài, Bác nhận mình là một “Nhà thơ”. Em nghĩ gì về điều đó ? - Trong cuộc đời của mình, Bác chưa bao giờ nhận mình là một nhà thơ, đây là lần duy nhất, Bác nhận mình là một “thi gia”. Đặt vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ ta thấy vừa thể hiện một nụ cười hóm hỉnh của Bác, vừa thể hiện cảm xúc, rung động mãnh liệt của Bác trước vẻ đẹp của vầng trăng, của thiên nhiên, cuộc đời. Giáo viên: Trước cuộc ngắm trăng, Bác là người tù, sau cuộc ngắm trăng, Bác là một nhà thơ. Trong ngục không có người tù mà chỉ có nhà thơ. Câu hỏi: Vậy em có nhận xét gì về cách kết thúc bài thơ ? Câu hỏi: Khi nghiên cứu bài thơ này, nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng đây là một “cuộc vượt ngục tinh thần kỳ của Bác”. Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Câu hỏi: Cuộc vượt ngục tinh thần này cho chúng ta hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của Bác? - Kết thúc bất ngờ, thú vị, là cách kết thúc thường gặp trong thơ Bác. ị Bài thơ đã thể hiện một chiến sĩ tinh thần thoải mái, tự do, vượt ra khuôn khổ chật hẹp, tù túng của nhà tù. Đúng như Bác đã dề từ cho tập thơ: “Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao...” ị Vẻ đẹp tâm hồn Bác: + Một tình yêu trăng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh nghiêm dạy bài thơ Ngắm trăng của chủ tịch Hồ Chí Minh.doc
Tài liệu liên quan