Đề tài Một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo ở phòng giáo dục và đào tạo

Để nắm được chất lượng thực chất ở một trường học một môn nào đó. Ta có thể yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường chia các lớp trong trường theo chất lượng giảng dạy làm 3 loại: khá, trung bình, yếu. Sau đó chọn ở mỗi loại một lớp để trực tiếp khảo sát (nếu ít thời gian thì chọn một lớp khá và một lớp yếu). Kết quả khảo sát có thể giúp ta có đánh giá sơ bộ về chất lượng dạy học môn học đó của trường. Ngoài ra, kết quả trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và kết quả khảo sát đầu lớp 6 (do Phòng GD&ĐT ra đề) cũng là một căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng của mỗi trường TH và THCS ( trong nhiều năm qua Phòng GD&ĐT Krông Ana đã xếp loại “đầu ra” của mỗi trường Tiểu học và THCS dựa vào kết quả thi và khảo sát trên; đồng thời yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường thống kê kết quả tương ứng ở từng lớp, từng giáo viên để từ đó rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy và việc thực hiện cuộc vận động Hai không của trường).

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo ở phòng giáo dục và đào tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Krông Ana, ngày 10 tháng 08 năm 2009 MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO Ở PHÒNG GD&ĐT (Hoàng Văn Thiềng - Trưởng phòng GD&ĐT Krông Ana) Tôi về Phòng GD&ĐT Krông Ana từ tháng 12 năm 1997. 12 năm qua, tôi đã cùng các cộng sự của mình khắc phục khó khăn để góp phần phát triển phong trào giáo dục của huyện. Do vậy, năm nào Phòng GD&ĐT huyện cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaovà nhiều lần được Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh tặng Bằng khen (riêng năm 2004 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen). Sau đây tôi xin nêu một vài kinh nghiệm mà chúng tôi đã áp dụng có hiệu quả để các bạn đồng nghiệp tham khảo. I. Về công tác tổ chức cán bộ 1. Việc điều động giáo viên Năm 1999, trước tình hình các trường thuộc vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên nghiêm trọng, còn nhiều trường ở vùng thuận lợi lại thừa giáo viên. Tôi đã dự thảo Qui chế điều động giáo viên trong huyện, tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên trong huyện rồi chỉnh sửa, trình UBND huyện phê duyệt để triển khai thực hiện. Việc thực hiện Qui chế tuy gặp nhiều khó khăn, do nhiều giáo viên không muốn luân chuyển đến vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (dù là có thời hạn); nhưng vì đã có sự bàn bạc thống nhất cao trong ngành và được lãnh đạo huyện đồng tình ủng hộ nên đã giải quyết được sự mất cân đối về tỉ lệ giáo viên/lớp giữa các trường học và giải quyết cho hàng trăm giáo viên đã nhiều năm cống hiến ở vùng sâu, vùng xa được về công tác gần nhà. Đến năm 2004, một khó khăn mới lại nảy sinh: Nhiều giáo viên được luân chuyển đã hết thời hạn công tác ở vùng khó khăn mà nguồn thay thế lại cạn. Phòng GD&ĐT Krông Ana đã tiến hành khảo sát địa điểm cư trú và nơi công tác của từng giáo viên trong huyện rồi sắp xếp lại theo hướng: Mỗi người (trừ những trường hợp đặc biệt) dịch chuyển nơi công tác về phía vùng khó khăn một chút để tạo điều kiện cho đồng nghiệp của mình không phải đi làm việc quá xa (riêng những giáo viên có hộ khẩu tại thành phố Buôn Ma Thuột thì được xếp nơi công tác ở các xã gần thành phố - trừ những trường hợp đặc biệt). Có trường hợp để chuyển được 1 giáo viên về gần nhà, Phòng phải huy động đến 6 giáo viên tham gia vào việc dịch chuyển (chẳng hạn: muốn chuyển 1 giáo viên thường trú tại Buôn Ma Thuột từ TH Bế Văn Đàn về TH Nguyễn Du thì phải chuyển 1 giáo viên từ TH Nguyễn Du đi TH Trần Văn Ơn, 1 giáo viên từ TH Trần Văn Ơn đi TH Nguyễn Đức Cảnh, 1 giáo viên từ TH Nguyễn Đức Cảnh đi TH Ngô Gia Tự, 1 giáo viên từ TH Ngô Gia Tự đi TH Nguyễn Chí Thanh, 1 giáo viên từ TH Nguyễn Chí Thanh đi TH Chư Quynh và 1 giáo viên từ TH Chư Quynh đi TH Bế Văn Đàn). Việc cử giáo viên đi do Hiệu trưởng nhà trường phối hợp với BCH Công đoàn giới thiệu (sau khi đã trao đổi, thảo luận trong tập thể viên chức của trường); bộ phận tổ chức cán bộ của Phòng kiểm tra rồi tham mưu với Trưởng phòng ra quyết định điều động. Đến nay, nơi công tác của đội ngũ giáo viên trong huyện cơ bản đã ổn định. Đại bộ phận viên chức của ngành đã yên tâm công tác, góp phần phát triển số lượng và nâng cao chất lượng ngành giáo dục huyện. 2. Việc sắp xếp cán bộ quản lý trường học Năm 2002, Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện ban hành Qui định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm cán bộ quản lý trường học; đồng thời tổ chức triển khai thực hiện. Nhìn chung việc thực hiện Quy định trên đã giúp Phòng lựa chọn được đội ngũ cán bộ quản lý các trường từ mầm non đến THCS trong huyện có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao; đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của ngành GD&ĐT huyện. Nay do một số văn bản về công tác tổ chức cán bộ của Đảng và Nhà nước có thay đổi nên Phòng đã tham mưu với UBND huyện điều chỉnh một số điểm trong Quy định trên (có văn bản kèm theo) II. Về đánh giá xếp loại giáo viên Nhiều năm qua, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo Hiệu trưởng các trường học cần lấy hiệu quả giảng dạy làm căn cứ chủ yếu để xếp loại chuyên môn đối với giáo viên. Cách xác định hiệu quả giảng dạy như sau: 1. Tổ chức khảo sát nghiêm túc chất lượng học sinh đầu năm học và cuối mỗi học kỳ (xác định rõ chất lượng “nguyên liệu” và chất lượng “sản phẩm” của mỗi giáo viên). 2. Lấy độ chênh lệch giữa “đầu ra” và “đầu vào” của mỗi giáo viên làm căn cứ chủ yếu để xếp loại chuyên môn của mỗi giáo viên. 3. Riêng đối với giáo viên dạy lớp 5 và giáo viên Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh lớp 9: Lấy thêm kết quả thi tuyển vào lớp 10 và kết quả khảo sát các môn trước khi vào lớp 6 (do Phòng GD&ĐT ra đề) để làm căn cứ đánh giá, xếp loại. 4. Đối với giáo viên THCS: Cần tham khảo thêm ý kiến của học sinh trong việc nhận xét đánh giá giáo viên. Có thể phát phiếu góp ý đối với mỗi học sinh theo nội dung sau: - Trong số các thầy, cô giáo dạy em trong năm học này, em hãy cho biết: + Thầy, cô nào dạy dễ hiểu nhất? + Thầy, cô nào dạy nhiệt tình nhất? + Em thích học thầy, cô nào nhất? - Em hãy nêu ý kiến đóng góp với nhà trường và các thầy, cô giáo. III. Về đánh giá chất lượng giảng dạy ở một trường học. Để nắm được chất lượng thực chất ở một trường học một môn nào đó. Ta có thể yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường chia các lớp trong trường theo chất lượng giảng dạy làm 3 loại: khá, trung bình, yếu. Sau đó chọn ở mỗi loại một lớp để trực tiếp khảo sát (nếu ít thời gian thì chọn một lớp khá và một lớp yếu). Kết quả khảo sát có thể giúp ta có đánh giá sơ bộ về chất lượng dạy học môn học đó của trường. Ngoài ra, kết quả trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và kết quả khảo sát đầu lớp 6 (do Phòng GD&ĐT ra đề) cũng là một căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng của mỗi trường TH và THCS ( trong nhiều năm qua Phòng GD&ĐT Krông Ana đã xếp loại “đầu ra” của mỗi trường Tiểu học và THCS dựa vào kết quả thi và khảo sát trên; đồng thời yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường thống kê kết quả tương ứng ở từng lớp, từng giáo viên để từ đó rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy và việc thực hiện cuộc vận động Hai không của trường). IV. Về đánh giá xếp loại các trường học Trong 5 năm qua, Phòng GD&ĐT Krông Ana đã tiến hành xếp loại thi đua các trường học thuộc Phòng quản lý theo thứ tự từ 1 đến hết. Cách làm cụ thể như sau: 1. Các lĩnh vực được tính điểm để xếp loại - Chuyên môn (hệ số 2) - Tổ chức - Thanh tra - CSVC-Thiết bị dạy học - Thư viện - Tài vụ - Thống kê tổng hợp - Hoạt động ngoài giờ lên lớp (bao gồm cả hoạt động đoàn đội, văn nghệ, thể thao, công tác thi đua) - Văn thư ( gửi và nhận công văn, báo cáo). 2. Người tính điểm: Tất cả công chức Phòng GD&ĐT. Ai được phân công theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực nào thì đánh giá, tính điểm lĩnh vực đó đối với các trường học. 3. Thang điểm: từ 0 đến 5 ( hoặc từ 0 đến 10) 4. Các căn cứ để tính điểm - Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên. - Các báo cáo, tự đánh giá của đơn vị. - Quá trình theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của Phòng GD&ĐT và các cơ quan hữu quan (ví dụ: như đánh giá của Hội đồng Đội huyện đối với công tác đội; của Phòng TC-KH đối với công tác tài vụ; các văn bản kết luận của các đoàn thanh tra kiểm tra của các cấp đối với đơn vị ( nếu có)…). 5. Sử dụng kết quả tính điểm để xếp loại các đơn vị - Tính tổng điểm của từng đơn vị. - Lập danh sách xếp loại thi đua của từng đơn vị theo cấp học trong một học kỳ (hay 1 năm học) theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp. (Điểm thi đua cả năm của một đơn vị là điểm thi đua học kỳ I cộng với 2 lần thi đua học kỳ II rồi chia cho 3). - Họp Hội đồng thi đua của Phòng để bàn bạc và thống nhất. Lưu ý: - Khi xét thi đua các đơn vị, cá nhân ở các trường học: + Đối với đơn vị có điểm thi đua thấp: Không công nhận danh hiệu thi đua đối với đơn vị và thủ trưởng đơn vị. + Đối với những lĩnh vực có điểm thi đua thấp: không công nhận danh hiệu thi đua đối với người phụ trách lĩnh vực đó (ví dụ: nếu điểm thi đua lĩnh vực chuyên môn của một trường thấp thì không công nhận danh hiệu thi đua của Phó Hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn; nếu điểm thi đua của lĩnh vực tài vụ thấp thì không công nhận danh hiệu thi đua đối với kế toán…) - Khi tính điểm thi đua cần chú ý đến mức độ tiến bộ của đơn vị đó so với học kỳ (hay năm học) trước và những điều kiện thuận lợi, khó khăn của đơn vị. V. Việc tổ chức viết và chấm sáng kiến kinh nghiệm (SKKN). Trước đây nhiều SKKN của cán bộ, giáo viên (CBGV) trong huyện viết ra chủ yếu để làm căn cứ xét chọn danh hiệu chiến sĩ thi đua (CSTĐ), không được phổ biến rộng rãi để CBGV trong ngành học tập và góp ý, trao đổi kinh nghiệm. Năm học 2008-2009 Phòng GD&ĐT Krông Ana đã tổ chức viết và chấm SKKN trong ngành theo trình tự sau: Phát động phong trào thi viết SKKN đối với toàn thể CBGV của ngành. 2. Tổ chức Hội nghị tập huấn về viết SKKN cho Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn 40 trường học thuộc Phòng quản lý. 3. Tổ chức chấm SKKN ở trường, sau đó các trường lựa chọn những SKKN tiêu biểu để dự thi cấp huyện. 4. Nhân bản những SKKN dự thi cấp huyện gửi đến tất cả các trường cùng cấp học trong huyện. 5. Thành lập Hội đồng chấm SKKN cấp huyện gồm cán bộ Phòng GD&ĐT và những đại diện tiêu biểu ở mỗi bộ môn ở các trường học. 6. Người có SKKN dự thi trực tiếp trình bày SKKN của mình trước các giám khảo. 7. Các giám khảo phản biện, góp ý kiến và cho điểm (theo phiếu đánh giá cho điểm của Phòng GD&ĐT). Như vậy, mỗi buổi chấm SKKN đồng thời là một buổi sinh hoạt chuyên môn để các trường trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau. Mặt khác, vì mỗi SKKN đều được phổ biến rộng rãi và lưu ở các thư viện các trường cùng cấp trong huyện để mọi người tham khảo nên đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường học; đồng thời khắc phục được tình trạng sao chép SKKN. Năm học qua có 419 SKKN dự thi cấp huyện; số đạt giải cấp huyện là 315, đạt giải cấp tỉnh là 11. VI. Việc xây dựng kế hoạch hàng tuần của Phòng GD&ĐT Ngoài việc xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch hàng tháng. Phòng GD&ĐT hàng tuần đều có kế hoạch làm việc, cụ thể như sau: Buổi chiếu ngày làm việc cuối tuần, mọi công chức của Phòng đều làm 1 báo cáo theo mẫu in sẵn rồi nộp cho Văn thư của Phòng có nội dung sau: BÁO CÁO TUẦN (Từ ngày……./………/20…. đến ngày……../……../20…..) I. NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM TRONG TUẦN Tự đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua: - Hoàn thành tốt , hoàn thành , chưa hòan thành - Nguyên nhân II. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TUẦN TỚI Thứ 2: Thứ 3:. Thứ 4: Thứ 5:. Thứ 6: III. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ngày…….tháng……..năm 20….. Người báo cáo * Lưu ý: - Công chức nào vắng mặt ngày cuối tuần thì gửi báo cáo từ hôm trước. - Trên cơ sở báo cáo của mỗi chuyên viên, văn thư Phòng lập kế hoạch làm việc tuần tới của Phòng và gửi cho Trưởng phòng. Trưởng phòng bổ sung, điều chỉnh rồi thống nhất trong cơ quan vào đầu giờ làm việc sáng thứ 2 tuần sau. Sau đó văn thư viết lên bảng kế hoạch làm việc tại cơ quan để mọi người cùng thực hiện. Mọi sự thay đổi khi thực hiện kế hoạch tuần đều phải được sự đồng ý của Trưởng phòng. VII. Một số kiến nghị, đề xuất 1. Đề nghị các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản qui định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, số lượng biên chế (tính theo dân số và theo vùng) của các Phòng GD&ĐT để các địa phương dễ triển khai thực hiện (vì hiện nay các địa phương vận dụng rất khác nhau). 2. Đề nghị Bộ GD&ĐT rà soát lại Điều lệ Trường Mầm non, Điều lệ Trường Tiểu học và Điều lệ Trường THCS, Trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học để có qui định thống nhất về một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý các trường nói trên, chẳng hạn: a. Quản lý nhà nước về giáo dục - Theo Điều lệ trường Mầm non (Điều 4): “1. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quản lý nhà trường, nhà trẻ công lập trên địa bàn. ….. 3. Phòng GD&ĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, ….” - Theo Điệu lệ trường Tiểu học (Điều 6): “ 1. Trường tiểu học do UBND quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện quản lý) … 3. Phòng GD&ĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với mọi loại hình trường…” - Theo Điều lệ Trường THCS, Trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Điều 6): “ 1. Trường trung học có cấp học cao nhất là THCS do Phòng GD&ĐT quản lý. 2. Trường trung học có cấp THPT do Sở GD&ĐT quản lý” Như vậy, Điều lệ Trường THCS, Trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học không đề cập đến vai trò quản lý của UBND huyện đối với trường THCS; trong khi đó Điều lệ trường Mầm non, Điều lệ trường Tiểu học lại nói rõ điều này. Một điều đáng chú ý là: Theo các điều lệ trên thì Phòng GD&ĐT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với trường Mầm non, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với mọi loại hình trường Tiểu học, quản lý đối với trường THCS. Như vậy càng xuống cấp học dưới thì vai trò quản lý của Phòng GD&ĐT đối với các trường học càng giảm. Điều này rất mâu thuẩn và thực tế thì mỗi địa phương vận dụng một kiểu. Một vấn đề nữa: các Điều lệ trên không đề cập gì đến vai trò quản lý của UBND xã đối với trường Mầm non công lập, trường Tiểu học và trường THCS. b. Về Chủ tịch Hội đồng trường. - Theo Điều lệ Trường Mầm non (Điều 18): Chủ tịch Hội đồng trường không nhất thiết là Hiệu trưởng. - Theo Điều lệ Trường Tiểu học (Điều 20): Chủ tịch Hội đồng trường công lập không đồng thời là Hiệu trưởng. - Theo Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Điều 20): Thành phần của Hội đồng trường có một đại diện của Ban giám hiệu do Ban giám hiệu cử ra,… Hiệu trưởng tổ chức các thành viên của Hội đồng trường họp khóa đầu tiên để bầu Chủ tịch và Thư ký của Hội đồng trường (như vậy Hiệu trưởng có thể là Chủ tịch Hội đồng trường). Theo tôi nghĩ thì trường học của ta đã có chi bộ lãnh đạo, điều này khác với trường học ở các nước tư bản; do vậy không nhất thiết phải có Hội đồng trường. Còn nếu có Hội đồng trường thì Chủ tịch Hội đồng trường nên là Hiệu trưởng. (điều này phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là bỏ Hội đồng nhân dân ở một số cấp và nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo) c. Về thời gian luân chuyển của Hiệu trưởng trường Tiểu học: Theo Điều lệ trường Tiểu học (Điều 17): “Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kỳ, Hiệu trưởng được luân chuyển đến một trường khác lân cận hoặc theo yêu cầu điều động”. Điều này không phù hợp các quy định về luân chuyển cán bộ của Đảng và Nhà nước ta; đồng thời cũng gây khó khăn cho công tác tham mưu với UBND cấp huyện trong việc luân chuyển cán bộ của các Phòng GD&ĐT. d. Tên gọi của các Phòng GD&ĐT Tên gọi của các Phòng GD&ĐT từ trước đến nay có nhiều thay đổi. Đành rằng tên gọi chỉ mang tính quy ước, song cũng cần đảm bảo tính nhất quán trong một hệ thống được đặt tên. Hiện nay Luật điều chỉnh hoạt động của ngành là Luật Giáo dục, Công đoàn ngành là Công đoàn Giáo dục; trong khi đó tên của Bộ (và của Sở, Phòng ở cấp tỉnh, huyện) lại là Bộ (Sở, Phòng) GD&ĐT. Theo tôi nên trở lại thành Bộ (Sở, Phòng) Giáo dục để phù hợp với tên gọi của Luật Giáo dục (Luật này dù mang lên là Luật Giáo dục nhưng nội dung cũng bao gồm cả lĩnh vực Đào tạo). Trên đây là vài kinh nghiệm nhỏ trong công tác quản lý chỉ đạo của tôi và các cộng sự của Phòng GD&ĐT Krông Ana. Rất mong nhận được sự tham gia góp ý và được học hỏi thêm kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp ở các Phòng GD&ĐT và các cơ sở GD&ĐT trong tỉnh để chúng tôi mỗi ngày làm việc được tốt hơn./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuanly_Hoangvanthieng_PGDKronganaana.doc