Đề tài Một vài kinh nghiệm về Phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh trung học cơ sở

MỤC LỤC

 

I- ĐẶT VẤN ĐỀ. 3

1. Cơ sở lí luận. 3

2. Cơ sở thực tiễn. 4

II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 4

1.Những vấn đề chung. 4

2.Những vấn đề cụ thể. 5

2.1.Phương pháp tri giác ngôn ngữ. 8

2.2. Phương pháp bồi dưỡng năng lực cụ thể đến khái quát. 9

2.3.Phương pháp bồi dưỡng năng lực tự nhận thức, tự bộc lộ. 12

2.4. Phương pháp rèn luyện năng lực liên tưởng nghệ thuật. 14

III- KẾT THÚC VẤN ĐỀ. 14

IV- KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT. 15

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3309 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài kinh nghiệm về Phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo hà tĩnh ôôôôôôôôôôôôôôô— & –ôôôôôôôôôôôôôôô @&? Sáng kiến kinh nghiệm TÊN Đề Tài Một vài kinh nghiệm về Phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh trung học cơ sở. Họ và tên : Bùi Thanh Gòn GV trường THCS Tân Vịnh- Huyện Lộc Hà- TP Hà Tĩnh Tháng 04 năm 2008 I- Đặt vấn đề. 1. Cơ sở lí luận: Người xưa đã từng nói: Nghề dạy học và nghề thầy thuốc rất cần có nhân tâm.Cái tâm vĩnh cửu của người thầy bao giờ cũng rất cần thiết. Kết quả mà thầy mang lại cho đời đâu phải được làm ra trong một ngày, một tháng...mà là cả một quá trình bền bỉ liên tục như dòng sông mang nặng phù sa lặng lẽ bồi đắp đôi bờ rồi lặng lẽ chảy xuôi ra biển.Nhưng trong thâm tâm người thầy thật hạnh phúc, bởi lẽ thầy luôn mang những "Hạt phù sa" nhỏ bé thôi nhưng lại có ích cho đời. Những" hạt phù sa" ấy chính là tri thức,những nét đẹp làm người, mà hàng ngày, hàng giờ như con ong cần mẫn, qua giờ giảng thầy đã tích luỹ trong tâm hồn các em. Trong cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá hôm nay, điều ấy càng vô cùng cần thiết.Là người giáo viên dạy văn, tôi thiết nghĩ việc "Trồng người" phải được bắt đầu từ những giờ dạy thật cụ thể, người thầy phải có phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học.Có nhà nghiên cứu cho rằng: "Phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ là chìa khoá quan trọng nhất để học sinh mở cánh cửa vào khám phá tác phẩm một cách hứng thú". Người thầy thật là hạnh phúc nếu qua mỗi giờ dạy văn học trò được bồi đắp thêm một chút tri thức, tình cảm, lẽ sống làm người, trò biết thế nào là vẻ đẹp tình người qua từng trang sách.Muốn vậy phải làm cho học sinh yêu thích môn ngữ văn, say sưa đến với văn học. Điều đó đòi hỏi phẩm chất năng lực của học sinh phải được hình thành và phát triển từ quá trình dạy học tác phẩm văn chương.Như vậy trách nhiệm của người giáo viên hết sức to lớn, tức là phải nắm vững phương pháp bồi dưỡng kĩ năng tiếp nhận văn học cho học sinh.Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói với giáo viên dạy văn: "Phải suy nghĩ, phải tìm tòi, phải sáng tạo, phải xây dựng một phương pháp dạy văn thích hợp đem lại hiệu quả tốt". 2.Cơ sở thực tiễn: Trong thực tế ở trường THCS hiện nay, chất lượng học môn ngữ văn chưa đạt kết quả cao, thậm chí nhiều em còn ngại học môn ngữ văn, khi làm văn có thái độ trông chờ vào tài liệu, nếu không thì nhờ viện trợ của bạn bè. Nguyên nhân, một phần là do nhu cầu xã hội, nên tâm lí của đa phần phụ huynh quan tâm nhiều đến môn học tự nhiên, nên việc học môn ngữ văn có phần giảm sút. Nhưng một nguyên nhân nữa( Nguyên nhân chủ yếu) là do việc dạy các tác phẩm văn học còn mang tính áp đặt, một chiều giáo viên cứ truyền thụ cho học sinh, còn học sinh chưa tiếp cận đến tác phẩm mà đều thông qua giáo viên truyền lại, mà có truyền lại đi chăng nữa, thì đã đúng phương pháp, đã lôi cuốn học sinh, đã đưa học sinh vào hứng thú học văn hay chưa. Vấn đề này tôi đã điều tra về việc học văn hai lớp ở trường tôi và có kết quả là: Lớp 9A( 35 học sinh ), trong đó chỉ có 15 em thích học văn, còn lại là 20 không có hứng thú gì khi nói học văn; ở lớp 9C (35 học sinh), trong đó có 13 em thích học văn, còn 22 em cũng không có hứng thú gì khi học văn. Và những em học sinh có hứng thú học văn ấy cũng là những học sinh có năng lực cảm thụ tác phẩm văn học (Tôi đã điều tra và có kết quả chênh lệch không đáng kể ) Trước thực trạng ấy bản thân tôi là một giáo viên dạy văn Trung học cơ sở, nhiều đêm băn khoăn, trăn trở, thiết nghĩ người giáo viên phải làm sao để tạo cho học sinh có hứng thú trong giờ dạy tác phẩm văn học, phải làm sao cho học sinh có năng lực cảm thụ tác phẩm văn học. Điều đó đòi hỏi phải trau dồi về phương pháp dạy học, kích thích tư duy, rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho các em. Chính vì thế bản thân tôi mạnh dạn đưa ra : "Một vài kinh nghiệm về phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh Trung học cơ sở" để cùng bạn đọc chia sẽ và trao đỗi.Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài này. II-Giải quyết vấn đề. 1.Những vấn đề chung. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học trong giờ dạy văn chủ yếu được thể hiện qua các hình thức sau: * Thứ nhất: Rèn luyện năng lực tri giác ngôn ngữ. Hình thức này đòi hỏi giáo viên phải gợi dẫn cho học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm trong một bài văn. Bởi vì ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên, là cái vỏ vật chất của tác phẩm văn học, toàn bộ giá trị tác phẩm văn học tồn tại trong hệ thống đó.Do vậy muốn bước chân vào thế giới của tác phẩm ta phải đi trên con đường tri giác của ngôn ngữ.Giải thích các nghĩa, các yếu tố ngôn ngữ để hình thành các biểu tượng nghệ thuật làm cho tác phẩm sống dậy,âm vang,cựa quậy là đọc được giọng điệu nhà văn, các ý nằm dưới câu chữ.Phải bồi dưỡng năng lực đọc văn, tức là năng lực tri giác các giá trị của võ âm thanh đó.Học văn, đọc như thế nào thì sẽ cảm nhận như thế ấy.Nếu đọc tốt thì cảm nhận được cái hay ở tác phẩm, nếu đọc không tốt thì sẽ làm mất đi cái đẹp của tác phẩm. Khi đọc cần chú ý hai cấp độ đọc là đọc đúng và đọc hay. Học sinh phải biết tập hợp các yếu tố ngôn ngữ để tạo biểu tượng cho văn học. * Thứ hai:Rèn luyện năng lực tái hiện ngôn ngữ. Đây là hình thức hoạt động tiếp diễn của hoạt động tri giác ngôn ngữ, cảm nhận tác phẩm từ vỏ âm thanh đến hình tượng.Tác phẩm được tái hiện trong học sinh không còn là "Tổng hợp kí hiệu chết" , mà nó đang dạt dào trong tâm trí của các em.Tức là hình tượng tác phẩm thực sự ám ảnh người đọc, gây cho người đọc một tâm thế hào hứng khi tiếp xúc với tác phẩm. Người đọc như thấy các nhân vật đang đi, đứng , nói, cười. Cuộc sống của các nhân vật trong tác phẩm đang được vận động trước mắt họ. Nhưng tưởng tượng chỉ nảy sinh trong hoàn cảnh tình huống có vấn đề và chỉ bắt đầu bằng hình ảnh.Trách nhiệm của người giáo viên phải gợi dẫn cho học sinh tiếp nhận tác phẩm, trách tưởng tượng tiêu cực, như ảo giác, hoang tưởng, cần gợi dẫn học sinh tưởng tượng tích cực ( Thường gắn với ước mơ, khát vọng sáng tạo).Cần lưu ý, các kiểu tái hiện trên đây không áp dụng đồng loạt cho mọi tác phẩm mà phải căn cứ vào đặc trưng thể loại, thi pháp của từng tác phẩm để áp dụng thì mới có thể xâm nhập thực sự vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. * Thứ ba: Rèn luyện năng lực liên tưởng nghệ thuật. Liên tưởng là hoạt động tâm lí để tiếp nhận tác phẩm nhằm đưa hình ảnh thế giới nghệ thuật vào tâm hồn người đọc, mục đích là huy động đánh thức tư duy, đánh thức cảm xúc nơi học sinh.Tuy nhiên giáo viên phải định hướng cho học sinh trong quá trình liên tưởng, hướng dẫn học sinh tìm tòi phát hiện, để cho học sinh có những liên tưởng bất ngờ, thú vị. Bước này không chỉ đòi hỏi học sinh phải tri giác, tưởng tượng mà còn phải biết phân tích các nghĩa so sánh, tổng hợp, khái quát để nắm bắt tác phẩm như một chỉnh thể. Điều này phụ thuộc vào mức độ thích hợp của hệ thống câu hỏi mà giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Câu hỏi phải ngắn gọn dễ hiểu và tập trung vào những dấu hiệu hình thức có hàm lượng nghệ thuật cao, không sa vào vụn vặt, tản mạn.Vấn đề quan trọng là khi hướng dẫn học sinh phát hiện các yếu tố trong cấu trúc tác phẩm thì giáo viên phải xác định một cách chắc chắn những yếu tố có giá trị nghệ thuật trên cơ sở những tiêu chí rõ ràng, tránh sa đà theo học sinh. * Thứ tư: Rèn luyện năng lực phân tích cụ thể đến khái quát tác phẩm. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể, mỗi chi tiết đều mang ý nghĩa khái quát của tác phẩm, cảm thụ chi tiết và biết cắt nghĩa khái quát của nó trong chỉnh thể là năng lực cần thiết. Nếu hoạt động phân tích cụ thể đưa lại cho học sinh "Tháo gỡ" các chi tiết tác phẩm, thì hoạt động khái quát đòi hỏi học sinh phải biết so sánh, tổng hợp để phát hiện ra quan hệ gắn kết các chi tiết khỏi văn cảnh của văn bản, kèm theo tai hoạ phiếm diện hoá ý nghĩa tác phẩm. Ngược lại nếu giáo viên chỉ giúp học sinh chú ý vào quan hệ tác phẩm thì có khi lại dẫn đến suy diễn thái quá.Vấn đề là trong mạng lưới chi tiết đã dệt nên hình thức tác phẩm.Chúng ta phải xác định được chi tiết có khả năng tập trung nhiều giềng mối của mạng lưới thì mới hòng có cơ hội hiểu đúng, hiểu rõ, khái quát sâu sắc tác phẩm văn chương.Việc nắm bắt giềng mối tác phẩm phải xuất phát từ nhiều góc độ tham chiếu khác nhau. Đó có thể là yếu tố giọng điệu, đó có thể là yếu tố tạo hình, tất cả góp phần làm nên cái thần của tác phẩm. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có năng lực dẫn dắt học sinh đi từ cụ thể đến khái quát. * Thứ năm: Rèn luyện năng lực định hướng thẩm mỹ. Đây là năng lực chuyển rung động của tâm hồn nhà văn sang tâm hồn người đọc, giáo viên phải biết bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh biết rung động trước cái đẹp. Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.Từ tác phẩm văn học các em nhận biết được cái đẹp, cái đẹp luôn hiện lên trong tác phẩm văn học một cách rõ nét.Mỗi phẩm văn học đều mang một vẻ đẹp riêng, muốn thấy được vẻ đẹp đó như thế nào ta hãy xem tác phẩm đó tác giả gữi gắm cho bạn đọc điều gì. Đây là một yếu tố cơ bản để bồi đắp thêm phương pháp cảm thụ tác phẩm văn học. * Thứ sáu: Rèn luyện năng lực tự bộc lộ của học sinh. Tự bộc lộ là hoạt động nhất thiết phải có trong quá trình giảng tác phẩm văn học, bởi vì chỉ có bộc lộ những cảm nhận từ tác phẩm của học sinh thì giáo viên mới đo được mức độ thâm nhập từ tác phẩm của các em.Dạy học sinh chiếm lĩnh tác phẩm là phải làm cho học sinh có một sự vận động cảm xúc nội tâm, chuyển cảm xúc từ tác phẩm thành cảm xúc của các em. Nhiệm vụ chúng ta là giao cho học sinh vào việc sáng tạo giải quyết những nghịch lí trong tác phẩm và những nghịch lí tương đồng trong cuộc sống theo quan điểm của mỗi cá nhân một cách tự giác( Câu hỏi ở đây chủ yếu là câu hỏi nêu vấn đề ) * Thứ bảy: Rèn luyện năng lực tự nhận thức. Tự nhận thức là mục đích nhân học của văn học.Đích của văn chương là cuộc đời và con người. Dạy học sinh chiếm lĩnh tác phẩm là dạy học sinh có một sự vận động cảm xúc, chuyển chân lí nghệ thuật thành chân lí cuộc sống, chuyển chân lí cuộc sống thành chân lí tự nghiệm. Nói ngắn gọn là biến đổi sự nhận thức trong học sinh. * Thứ tám: Rèn luyện năng lực ứng dụng . ứng dụng là hoạt động nhằm rèn luyện phương pháp, kĩ năng cho học sinh qua hệ thống bài tập, hoạt động này đòi hỏi giáo viên phải đưa ra hệ thống bài tập thực hành sát với thực tiễn, phải sinh động như chính cuộc sống và có tính tiêu biểu, như vậy mới tạo cho học sinh tính năng động khi vào đời. *Từ lí thuyết về phương pháp cảm thụ tác phẩm văn học, tôi mạnh dạn áp dụng vào một tác phẩm cụ thể trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở và đẫ có kết quả rất tốt. Bây giờ mời các bạn xem tôi khai thác một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 9. 2.Những vấn đề cụ thể. *âp dụng một vài kinh nghiệm về phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh THCS. Sau đây tôi xin trình bày một vài phương pháp cảm thụ văn học qua văn bản: "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải. 2.1. Phương pháp tri giác ngôn ngữ. * Thao tác 1:Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh +Giáo viên gợi dẫn cho học sinh đọc phần chú thích trong SGK và trình bày hiểu biết của mình về Tác giả Thanh Hải và hoàn cảnh ra đời bài thơ:"Mùa xuân nho nhỏ". +Giáo viên bổ sung thêm tư liệu về tác giả và bài thơ để tạo tâm thế cho giờ học. +Học sinh bộc lộ những hiểu biết của mình về tác giả và bài thơ . + Học sinh nghe, khắc sâu kiến thức. Kết quả cần đạt ở thao tác 1. Thanh Hải ( 1930-1980 ) tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Phong Điền, Thừa Thiên-Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Tham gia hai cuộc kháng chiến, bám trụ quê hương trong những năm tháng gay go ác liệt nhất của cách mạng. Huế giải phóng, ông gắn bó với quê hương. Bị bệnh hiểm nghèo song ông vẫn sống lạc quan. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" ra đời vào tháng 11 năm 1980, khi Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh trước khi ông qua đời một tháng. * Thao tác 2:Đọc diễn cảm và xác định thể loại . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh +Sau khi đọc diễn cảm bài thơ( Thầy đọc mẫu trò đọc lại) giáo viên khơi gợi cho học sinh xác định thể thơ. +Hỏi:Bài thơ:"Mùa xuân nho nhỏ" Là bài thơ tả cảnh mùa xuân hay bày tỏ trực tiếp cảm xúc khi mùa xuân đến. + Học sinh đọc diễn cảm, xác định thể thơ . +Học sinh thảo luận-Bộc lộ. Kết quả cần đạt ở thao tác 2. Bài thơ năm chữ có chủng loại cảnh sắc mùa xuân của đất trời và cuộc sống đầy sức xuân của đất nước, của dân tộc. Nhưng đó không phải là bức thông điệp chủ yếu mà nhà thơ muốn gữi tới bạn đọc, cái chủ yếu là thế giới nội tâm của nhà thơ, là sự giải bày những cảm xúc dâng trào và những suy nghĩ sâu sắc về lối sống của mỗi con người trước cuộc đời.Vì vậy đây là một bài thơ trữ tình. * Thao tác 3: Dựa vào mạch cảm xúc bài thơ, xác định kết cấu văn bản. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hỏi: Bài thơ gồm sáu khổ, sáu khổ thơ ấy được liên kết với nhau theo trật tự nào? + Học sinh thảo luận- Bộc lộ. Kết quả cần đạt thao tác 3. Sáu khổ thơ được liên kết theo mạch cảm xúc và suy tư của nhà thơ về mùa xuân, mạch cảm xúc ấy diễn biến qua ba chặng sau: +Say sưa ngây ngất trước cảnh mùa xuân. + Suy nghĩ tự hào trước cuộc sống đầy sức xuân của đất nước. + Suy ngẫm về bổn phận của mỗi con người trước cuộc sống, ước nguyện được dâng hiến cho đời. ( Giáo viên gợi dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ theo mạch đó) 2.2.Phương pháp bồi dưỡng năng lực từ cụ thể đến khái quát. Thao tác thâm nhập vào hình tượng chủ thể trữ tình. Giáo viên: Nhà thơ- Chủ thể trữ tình xuất hiện dưới nhân vật trữ tình " Tôi", ( Tôi đưa tay tôi hứng) ,và đến cuối cùng bài thơ là "Ta ",(Ta làm con chim hót ). Bởi thơ trữ tình nhà thơ xuất hiện như: " Người đại diện cho xã hội, thời đại và nhân loại"-Belinxki. a. Ngây ngất trước vẻ đẹp mùa xuân của đất trời. Giáo viên gợi dẫn câu hỏi : Đến với bài thơ, đầu tiên ta gặp cảnh đất trời vào xuân qua cái nhìn của nhà thơ. * Thao tác 1. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hỏi: Nhà thơ miêu tả đất trời vào xuân bằng những chi tiết cụ thể nào? Cảnh hiện lên ra sao? + Học sinh bộc lộ Kết qủa cần đạt thao tác 1. Nhà thơ tái hiện lại mùa xuân xứ Huế chỉ bằng ba chi tiết: "Một dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc,một tiếng chim chiền chiện đang hót vang trời". Hình ảnh nào cũng tươi tắn đầy sức sống. Chỉ bằng vài nét phác hoạ mà tác giả đã gợi cho ta hình dung được cảnh sắc mùa xuân của xứ Huế, với không gian cao rộng, màu sắc tươi tắn, âm thanh rộn ràng tươi vui... *Thao tác 2. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hỏi: Nhà thơ đã có những sáng tạo gì trong diễn đạt ý thơ? +Học sinh tự bộc lộ. Kết quả cần đạt thao tác 2. Trước hết đó là sự sáng tạo trong ngắt nhịp từng câu thơ.Thơ năm chữ là thể thơ dân gian truyền thống. Nó thường có nhịp thơ 3/2 hoặc 2/3 như hát dặm Nghệ Tĩnh. Cách ngắt nhịp rất linh hoạt, khiến cho đoạn thơ không chỉ hay về ý mà còn hay về nhạc điệu: Mọc giữa/ dòng sông xanh ( 2/ 3 ) Một bông hoa/ tím biếc (3 / 2 ) Ơi/ con chim chiền chiện ( 1/ 4 ) ......................................... Nhịp thơ tung tăng, rộn ràng như nỗi lòng của tác giả đang dâng trào một niềm vui sướng. b.Tự hào về cuộc sống đầy sức xuân của dân tộc. *Thao tác 1. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh +Bức tranh mùa xuân của đất nước được vẽ lên bằng những hình ảnh nào? +Từ mùa xuân của đất nước của cách mạng, nhà thơ có suy tư gì về đất nước về nhân dân? +Từ những suy tư đã nói lên tấm lòng của tác giả như thế nào với đất nước? + Học sinh bộc lộ. + Học sinh bộc lộ. + Học sinh bộc lộ. Kết qủa cần đạt ở thao tác 1. Mùa xuân có hình ảnh người cầm súng, người ra đồng. Người lính khoác trên mình cành lá ngụy trang mang theo sức sống mùa xuân. Người nông dân đem mồ hôi, sức lao động cần cù, làm nên mùa xuân cho ruộng đồng.Tác giả suy tư về đất nước đang gian lao, nhưng đất nước đầy tươi sáng.Từ đó ta thấy được tấm lòng của tác giả là sự thương cảm, trân trọng, tự hào,tin tưởng vào đất nước. c.Bổn phận của mỗi người trước mùa xuân của đất nước. Giáo viên: Từ cái tôi cá thể, nhà thơ suy ngẫm chung về bổn phận của mỗi người trước cuộc đời.Vì thế chủ thể trữ tình tự xưng là"Tôi" đầu bài thơ, sau chuyển sang đại từ "Ta": " Ta làm con chim hót, Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến" *Thao tác 1. ý nghĩa của hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Những hình ảnh đẹp của thiên nhiên ở phần trên được tác giả nhắc lại ở đây có ý nghĩa gì? + Học sinh bộc lộ. Kết quả cần đạt ở thao tác 1. Những chi tiết trên được nhắc lặp lại để nói về bổn phận của mình, ước nguyện của mình, hình ảnh thơ mang một ý nghĩa mới,bổn phận của mỗi người,ước nguyện của mỗi người được cống hiến cho đời là cái tốt đẹp nhất ,dù là rất nhỏ bé, thì cũng là lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót,bông hoa toả hương sắc... Nếu như mọi người đều có ý thức đóng góp cái đẹp nhất, cái tinh tuý nhất của mình dù là nhỏ bé thì dân tộc, đất nước luôn có sức sống mùa xuân. 2.3.Phương pháp bồi dưỡng năng lực tự nhận thức, tự bộc lộ. Thao tác1. Giải mã nhan đề bài thơ,Tìm tư tưởng của bài thơ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Chúng ta theo dõi quá trình diễn biến phân tích cảm xúc của nhà thơ qua từng chặng. Các em thảo luận để giải mã nhan đề bài thơ. +Học sinh thảo luận và bộc lộ. Kết quả cần đạt ở thao tác 1. Nhan đề bài thơ, xét về mặt ngôn ngữ đã có một sự kết hợp không bình thường, nếu như kết hợp bình thường thì ta có: Mùa xuân đã về, mùa xuân tươi đẹp, mùa xuân trên cao nguyên... Còn ở bài này từ" Mùa xuân" kết hợp với tính từ " Nho nhỏ ". Chính sự kết hợp lệch chuẩn này đã đem đến một ý nghĩa mới. Bài thơ này ở khổ thứ nhất có từ "Mùa xuân" ta vẫn nhận ra là mùa xuân của đất trời.Đến khổ thơ 2 và 3 ta hiểu dược là mùa xuân của đất nước đầy sức xuân của dân tộc.Đến khổ thơ cuối có hình ảnh được đưa lên làm nhan đề bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ". Vậy là đến đây mùa xuân không còn là nghĩa đen nữa mà đó là một nghĩa suy ra rất mới mẻ. Nhà thơ nguyện làm một "mùa xuân nho nhỏ" nghĩa là nguyện sống đẹp, nguyện đem lại cái gì đó tươi đẹp nhất của mình để cống hiến cho cuộc sống, để hoà nhập vào mùa xuân lớn của đất nước ( Dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc ). Mùa xuân ở mọi người tuy là"Nho nhỏ", nhưng cái bé nhỏ ấy có ý nghĩa nếu như nó được hoà nhập vào mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc. Giáo viên: Vậy bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải đã đề cao một vấn đề lớn thuộc nhân sinh quan. Vấn đề sống có ích, sống đẹp của mỗi con người trong cộng đồng chính là đã cống hiến phần bé nhỏ của mình.Tư tưởng gữi gắm kín đáo trong bài thơ là như vậy. 2.4. Rèn luyện năng lực liên tưởng nghệ thuật. * Thao tác 1. Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Nhận xét khái quát những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:"Mùa xuân nho nhỏ "? + Học sinh bộc lộ. *Kết quả cần đạt ở thao tác 1. Với thể thơ năm chữ cách điệu dân ca miền Trung, gieo vần liền, vần chân, tạo mạch thơ toàn bài. Hình ảnh thơ giản dị biểu trưng, giọng điệu thơ biến đổi phù hợp với sự phát triển của thể thơ. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ "Mùa xuân nho nhỏ " khắc sâu tâm nguyện dâng hiến một cách khiêm tốn chân thành, điệp ngữ : Ta làm, ta nhập, dù là... khiến âm điệu thơ tha thiết, ý thơ sâu lắng. *Thao tác: Giã từ tác phẩm. Giáo viên tạo điều kiện để học sinh phát biểu cảm tưởng hoặc thu hoặch của mình sau giờ học. *Trong thực tế tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp này vào các giờ dạy tác phẩm văn học và đồng thời so sánh với cách học của phương pháp cũ cho thấy kết quả như sau ( Tôi đã điều tra những học sinh có hứng thú học văn lại là những học sinh có năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, tuy nhiên có chênh lệch nhưng không đáng kể ) Dạy học theo phương pháp cũ Dạy học theo phương pháp mới Có năng lực cảm thụ : 20% Không có năng lực cảm thụ : 60% Bình thường : 20% Có năng lực cảm thụ : 75% Không có năng lực cảm thụ : 20% Bình thường : 5% Từ kết quả trên, tôi nhận thấy việc học tập các giờ giảng văn có sử dụng các phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học như trên có chuyển biến rõ rệt trong học sinh, các em say sưa phát biểu xây dựng bài, nêu ý kiến độc đáo của mình, tạo sôi nỗi, khí thế trong giờ học và đạt được kết quả khá tốt. III-Kết thúc vấn đề. Như vậy thông qua các phương pháp bồi dưỡng năng lực và việc áp dụng một số phương pháp vào một tác phẩm cụ thể. Chúng tôi nhận thấy rằng các phương pháp được trình bày như trên là trình tự hợp lí của con đường đi vào thế giới nghệ thuật tác phẩm văn chương. Các phương pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong quá trình khám phá tác phẩm không nhất thiết phải tách ra từng phương pháp cụ thể cũng như phải sử dụng đồng loạt tất cả các phương pháp. Điều đó đòi hỏi giáo viên biết vận dụng linh hoạt các phương pháp để giúp học sinh tìm tòi sáng tạo. Việc bồi dưỡng học sinh cảm thụ tác phẩm văn học sẽ đưa lại hứng thú cao trong việc học văn, và cũng từ đó học sinh có năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, nhận thức văn chương là vấn đề thẩm mỹ , là món ăn tinh thần cho mọi thời đại. Do đó là người giáo viên dạy môn ngữ văn phải không ngừng nổ lực học tập nghiên cứu tích luỹ kiến thức chuyên môn, cũng như các kiến thức xã hội mới có thể đáp ứng được quá trình dạy và học gây hứng thú cho học sinh. IV-Kiến nghị đề xuất. Từ những vấn đề trên, để giúp học sinh hứng thú say mê trong các giờ dạy học tác phẩm văn chương, tôi có một số đề xuất như sau: + Ngành giáo dục cần tổ chức chuyên đề rèn luyện năng lực cảm thụ tác phẩm văn học cho giáo viên, và đồng thời cung cấp nhiều tài liệu liên quan đến môn ngữ văn trong nhà trường. +Nhà trường cần phối hợp với địa phương, gia đình tổ chức cho giáo viên, học sinh tham gia các diễn đàn văn học, các buổi nói chuyện với nhà thơ, nhà văn. + Với giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi, mạnh dạn áp dụng phương pháp cảm thụ tác phẩm văn học trong nhà trường. +Gia đình và địa phương phải quan tâm động viên, tạo điều liện giúp đỡ giáo viên và học sinh để kết quả dạy và học ngày một tốt đẹp hơn. Với những kinh nghiệm nhỏ tôi đúc rút được trong quá trình dạy học, chắc chắn rằng còn mang nhiều thiếu sót, rất mong được sự trao đổi, góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp và các cấp chuyên môn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! mục lục I- Đặt vấn đề. 3 1. Cơ sở lí luận. 3 2. Cơ sở thực tiễn. 4 II- Giải quyết vấn đề. 4 1.Những vấn đề chung. 4 2.Những vấn đề cụ thể. 5 2.1.Phương pháp tri giác ngôn ngữ. 8 2.2. Phương pháp bồi dưỡng năng lực cụ thể đến khái quát. 9 2.3.Phương pháp bồi dưỡng năng lực tự nhận thức, tự bộc lộ. 12 2.4. Phương pháp rèn luyện năng lực liên tưởng nghệ thuật. 14 III- Kết thúc vấn đề. 14 IV- Kiến nghị đề xuất. 15 Họ và tên: Bùi thanh Gòn Đơn vị : Trường THCS Tân Lộc, Huyện Lộc Hà, TP Hà Tĩnh. Sáng kiến kinh ngiệm: Một vài kinh nghiệm về phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh THCS. Năm học : 2007-2008. Mã số dự thi : ........................... ( Do Ban tổ chức ghi kí hiệu )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột vài kinh nghiệm về Phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh trung học cơ sở.doc
Tài liệu liên quan