MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
mẫu nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Khách thể nghiên cứu
4.3 Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
4.4 Mẫu nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
5.2 Phương pháp cụ thể
6. Giả thuyết nghiên cứu
7. Khung lý thuyết
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1. Tổng quan về hiện tượng đồng tính luyến ái trên thế giới và
ở Việt Nam
2. Hệ khái niệm công cụ
2.1 Khái niệm sinh viên
2.2 Khái niệm giới tính
2.3 Khái niệm giới
2.4 Khái niệm bản sắc giới
2.5 Khái niệm vai trò giới
2.6 Khái niệm đồng tính luyến ái
2.7 Khái niệm lệch chuẩn
3. Các hướng tiếp cận lý thuyết
3.1 Lý thuyết xã hội hoá vai trò giới
3.2 Lý thuyết tương tác biểu trưng
Chương 2: Kết quả nghiên cứu, những giải pháp và khuyến nghị
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2. Mức độ biết đến của nhóm sinh viên đối với hiện tượng đồng tính luyến ái và mức độ phổ biến qua điều tra tần suất gặp
2.1 Mức độ biết đến hiện tượng đồng tính luyến ái của sinh viên
2.2 Mức độ phổ biến của hiện tượng đồng tính luyến ái qua điều tra
tần suất gặp của nhóm sinh viên
3. Nhận thức của nhóm sinh viên về bản chất của hiện tượng đồng tính luyến ái
3.1 Nhận thức của sinh viên về nhóm tuổi và nhóm đối tượng
3.2 Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
đồng tính luyến ái
3.3 Nhận thức của sinh viên về biểu hiện của người đồng tính luyến ái
4. Quan điểm đánh giá của sinh viên về đồng tính luyến ái và
những ảnh hưởng của nó
5. Thái độ và quan điểm của sinh viên đối với người đồng tính luyến ái
5.1 Thái độ của sinh viên đối với người đồng tính luyến ái
5.2 Quan điểm của sinh viên về sự nghiệp và cuộc sống của người
đồng tính luyến ái
6. Một vài ý kiến của sinh viên về hiện tượng đồng tính luyến ái
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 41786 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một vài nét nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với hiện tượng đồng tính luyến ái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bởi môi trường bên ngoài. Chính vì vậy đây cũng là thời điểm dễ xuất hiện xu hướng đồng tính luyến ái nếu thanh thiếu niên bị lôi kéo, bị dụ dỗ hay những biểu hiện ban đầu về bệnh lý ở thời thơ ấu rõ rệt hơn.
"Theo mình, đa phần người đồng tính luyến ái là thanh niên. ở tuổi nhỏ thì ít khi có suy nghĩ như thế. Còn những người lớn tuổi dù bị bệnh thật sự, họ vẫn kiềm chế để không ai biết hoặc không ảnh hưởng đến người khác. Họ có suy nghĩ chín chắn hơn. Còn tuổi thanh niên có rất nhiều tính tò mò, chưa có suy nghĩ chín chắn, dễ bị ảnh hưởng."( H. nữ, K46 ĐHKHTN, ký túc xá).
Nam giới và nữ giới ở nhóm tuổi này nếu bị đồng tính luyến ái có những suy nghĩ, mong muốn được gắn bó với người cùng giới. Họ vẫn quan hệ với mọi người nhưng người cùng giới là đối tượng họ gửi gắm tình cảm. Như vậy, hiện tượng đồng tính luyến ái phát triển mạnh mẽ và rõ nét khi đối tượng bước vào tuổi dậy thì.
Tuy nhiên theo quan điểm khoa học cũng như ý kiến của các bạn sinh viên thì hiện tượng đồng tính luyến ái xuất phát ở độ tuổi thanh thiếu niên nhưng xảy ra nhiều nhất ở những người trưởng thành. Đây là giai đoạn quá trình xã hội hoá cá nhân đã hoàn thiện và bản sắc giới cũng đã định hình rõ nét, khó thay đổi. Thể chất cũng như trình độ nhận thức của người trưởng thành đã phát triển đầy đủ. Nên hiện tượng đồng tính luyến ái ở nhóm tuổi này được gọi bằng một thuật ngữ khác chính xác hơn" tình dục đồng giới". Giai đoạn thanh thiếu niên, những dấu hiệu của đồng tính luyến ái mà đối tượng cho rằng mình có thường do tâm sinh lý chưa ổn định, bị ảnh hưởng môi trường, hoặc sự tò mò của bản thân, ngộ nhận gây nên " đồng tính luyến ái giả". Nhưng khi trưởng thành với sự chín chắn trong suy nghĩ và hoàn thiện và tâm sinh lý, hiện tượng này có thể sẽ biến mất. Hơn nữa, người trưởng thành nếu buộc phải công khai "giới tính" thật của mình cũng ít e dè và sợ hãi dư luận xã hội hơn.
Trường hợp người đồng tính luyến ái có thể xảy ra ở nhóm người cao tuổi là rất hãn hữu và cũng ít sinh viên lựa chọn phương án này. Bởi đây là giai đoạn giảm, chậm dần của quá trình xã hội hoá, giai đoạn dừng phát triển thể chất và bản sắc giới cũng không thay đổi được nữa. Người đồng tính luyến ái nếu là thật sự đã trải qua một khoảng thời gian rất dài sống khác với bản thân nên đây không phải là giai đoạn thích hợp để bộc lộ nó nữa.
"Người cao tuổi nếu có bị đồng tính luyến aí thật sự thì vẫn kiềm chế để không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh và làm xấu bản thân mình" (T. nam, K43 ĐHKHXHNV, nhà trọ - Thanh Xuân). Và trường hợp xuất hiện sự lệch lạc trong nhận thức, bị lôi cuốn bởi những điều mới lạ khó có thể xảy ra.
Có thể thấy rằng nhận thức của sinh viên về nhóm đối tượng cũng như nhóm tuổi thường xuất hiện hiện tượng đồng tính luyến ái rất phù hợp với quan điểm khoa học và thực tế. Đa số sinh viên đều cho rằng người đồng tính luyến ái có thể thuộc bất kỳ giới nào và độ tuổi tập trung hiện tượng này là thanh thiếu niên và người trưởng thành. Từ những hiểu biết đúng, họ có thể rút ra những kinh nghiệm để ứng phó với hiện tượng này nếu nó xảy ra với bản thân mình vì chính họ cũng thuộc nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng.
3.2 Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đồng tính luyến ái
Xuất phát từ cá nhân nhưng đồng tính luyến ái lại trở thành một hiện tượng xã hội rất phức tạp. Các nhà nghiên cứu đã tốn khá nhiều công sức để tìm hiểu bản chất và nguyên nhân của hiện tượng này. Đồng tính luyến ái hay còn gọi là tình dục đồng giới được coi như một loại bệnh tâm thần thuộc nhóm lệch lạc đối tượng do vậy có những người đồng tính luyến ái bẩm sinh. Tuy nhiên đa số người đồng tính luyến ái lại xuất phát từ ý thích, lối sống khác người bình thường. Thêm nữa có những trường hợp bị biến thành người đồng tính luyến aí do bị lạm dụng tình dục ngay từ khi còn nhỏ bởi người đồng giới, do sự giáo dục lệch lạc của gia đình hay môi trường gia đình không ổn định, do ảnh hưởng của văn hoá nước ngoài hay sự lôi kéo, dụ dỗ của người xấu. Chính vì sự phức tạp của nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nên thật khó để chỉ ra rằng trường hợp nào là đồng tính luyến ái thật hay giả, sẽ kéo dài mãi mãi hay chỉ tồn tại nhất thời. Việc hiểu rõ nguyên nhân của hiện tượng này sẽ giúp mọi người và đặc biệt là nhóm sinh viên hiểu rõ hơn bản chất của nó cũng như ngăn chặn sự phát triển.
Bảng 7: Nguyên nhân của hiện tượng đồng tính luyến ái ( Đơn vị % )
Nguyên nhân
Tỷ lệ
Do bệnh lý bẩm sinh
40%
Do hồi nhỏ bị người cùng giới lạm dụng
25.5%
Do đua đòi, bị lôi kéo bởi những người xấu
45%
Do ảnh hưởng của văn hoá nước ngoài
29%
Do cách giáo dục trong gia đình không phù hợp, lệch lạc
22%
Do tò mò
29%
Qua bảng trên có thể thấy hai nguyên nhân có tỷ lệ lựa chọn cao nhất là "Do bệnh lý bẩm sinh" và "Do đua đòi, bị lôi kéo bởi những người xấu". Một nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý và một nguyên nhân xuất phát từ nhận thức, lối sống. Thực tế các nhà khoa học đã tìm hiểu và đưa ra kết quả rằng đồng tính luyến ái là một loại bệnh lý thuộc nhóm bệnh tâm thần. Đó là những người sinh ra đã cảm thấy sự lệch lạc trong đối tượng. Họ có vẻ bề ngoài bình thường như bao người khác, không phô trương bệnh tật của mình nhưng nhóm đối tượng mà họ gửi gắm tình cảm cũng như muốn chung sống lại là những người cùng giới. Sự khác biệt này sẽ đi theo họ suốt cuộc đời và họ cũng không muốn thay đổi. Vì là một loại bệnh lý nên họ rất cần sự chia sẻ và cảm thông của cộng đồng.
Trong số 40% sinh viên cho rằng đồng tính luyến ái có thể xuất phát từ một loại bệnh lý thì sinh viên đô thị chiếm 20.5% và sinh viên nông thôn chiếm 19.5%. Tuy rằng, sinh viên nông thôn và đô thị xuất thân từ những vùng đất có nền kinh tế và văn hoá xã hội khác nhau nhưng khi vào trường đại học, họ đều có chung một môi trường sống. Đó là thủ đô Hà Nội. Do vậy, hiểu biết cùng như quan niệm của họ có phần tương đồng.
Còn xét tương quan giữa các sinh viên thuộc bốn loại gia đình, số liệu cho thấy có một xu hướng như sau: 38.5% có gia đình thuộc nhóm công nhân viên chức, 45% sinh viên có gia đình thuộc nhóm buôn bán, 36.6% sinh viên trong gia đình làm nghề nông và 50% sinh viên trong gia đình làm các nghề nghiệp khác lựa chọn phương án này. Như vậy là nhóm sinh viên thuộc nhóm gia đình làm nghề buôn bán và nghề khác có sự lựa chọn phương án này cao hơn sinh viên thuộc các gia đình còn lại.
Biểu 2: Tương quan gia đình sinh viên với nguyên nhân bệnh lý, bẩm sinh
Tồn tại một thực tế là phần lớn những người đồng tính luyến ái ở nước ta lại là biểu hiện của một lối sống đua đòi, không lành mạnh. Đó là những người cố ý biến mình thành giới tính thứ ba. Và ảnh hưởng của lối sống của họ tới xã hội, tới mọi người xung quanh khiến hình thành nên một quan niệm rằng tất cả những người đồng tính luyến ái đều là những kẻ đua đòi, sống bệnh hoạn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lựa chọn cao nhất nguyên nhân này trong nhóm sinh viên. Những người đồng tính luyến ái xuất phát từ nguyên nhân này đều bình thường về thể chất cũng như tinh thần. Nhưng do sự lôi kéo của những người bị bệnh, ảnh hưởng của môi trường sống có tồn tại hiện tượng này hay sự thúc đẩy của những lợi ích vật chất khiến họ chấp nhận một cuộc sống như vậy.
" Người đồng tính luyến ái có thể do bệnh lý bẩm sinh nhưng cũng do người ta không có tiền hoặc bị cuốn theo bản năng nên họ buộc phải làm như vậy để kiếm tiền hoặc để thoả mãn bản năng." (C. nữ, K43 ĐHXHNV, gia đình).
Trong số 45% sinh viên cho rằng đồng tính luyến ái là biểu hiện của lối sống đua đòi, bị lôi kéo do sự thiếu bản lĩnh của cá nhân thì sinh viên đô thị là 22% và sinh viên nông thôn là 23%. Như vậy là có sự chênh lệch dù không đáng kể giữa sự lựa chọn của hai nhóm sinh viên này. Sinh viên nông thôn dù môi trường sống và học tập hiện ở đô thị nhưng những quan niệm cũng như cách nhìn nhận, đánh giá của họ vẫn khác biệt và có phần khe khắt với những hiện tượng mà họ thấy tồn tại ở đô thị. Bởi cuộc sống của người dân nông thôn còn chịu nhiều ảnh hưởng của quan niệm, đạo đức văn hoá truyền thống, không dễ gì chấp nhận một hiện tượng mới như đồng tính luyến ái.
Biểu 3. Tương quan loại hình gia đình sinh viên /"do đua đòi, bị lôi kéo bởi người xấu"
Sinh viên trong các gia đình thuộc các nhóm nghề nghiệp khác nhau cũng có sự đánh giá đối với nguyên nhân này khác nhau qua biểu đồ 3. Xét trong tổng số từng loại gia đình thì sinh viên thuộc nhóm gia đình công nhân viên chức, làm nông nghiệp và nghề khác có tỷ lệ lựa chọn phương án này cao hơn sinh viên có gia đình làm nghề buôn bán. Có thể thấy môi trường gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của sinh viên. Sinh viên trong gia đình làm nghề nông và công nhân viên chức tuy khác nhau về đặc thù công việc nhưng giống nhau ở cách giáo dục cũng như quan niệm của cha mẹ. Có thể hiểu là công nhân viên chức cũng như nông dân đều rất coi trọng việc giáo dục con cái trước những tệ nạn xã hội đang diễn ra. Họ cho rằng hầu hết chúng đều xuất phát từ sự lôi kéo của kẻ xấu cũng như lối sống đua đòi. Còn các gia đình cha mẹ làm nghề buôn bán, va chạm nhiều với thực tế nhưng do trình độ văn hoá có hạn cũng như ít có thời gian trò chuyện, nhắc nhở con cái nên sự cảnh báo con em trước những hiện tượng mới lạ như đồng tính luyến ái chưa đầy đủ.
Quay trở lại với trường hợp bạn sinh viên đã đề cập đến ở phần trên, sau khi không thể chia sẻ với ai với những áp lực tâm lý, chính bạn cũng đã bị lôi kéo và trở thành một người đồng tính luyến ái." Phải nói thêm rằng từ hôm đó trở đi, tôi gần như tự cô lập mình. ..Có lẽ vì vậy nên tôi còn an toàn cho dến tận hôm ấy..người khách lạ xuất hiện...Tôi mất dần ý thức để mà kiểm soát bản thân mình. Tôi mất dần như đang mất đi giới tính của mình." ( "Tôi đã đánh mất giới tính của mình như thế", báo HHT, số 420-421). Trong một xã hội với nhiều cám dỗ và cái xấu đan xen tồn tại, bản lĩnh là một điều vô cùng cần thiết đối với cá nhân. Bởi như trường hợp của người bạn trai trên, áp lực của một nhóm người sống lệch lạc xung quanh đã khiến bạn dần biến mình thành người đồng tính luyến ái. Cá nhân dù có sự tự bảo vệ mình mạnh mẽ đến đâu nhưng rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh mình. Bởi họ luôn tồn tại sự sợ hãi bị cô lập, không hoà nhập được với mọi người dù đó chỉ là một nhóm cùng nơi cư trú. Thêm nữa, sự lôi kéo của những lợi ích vật chất như kinh tế hay sự chi phối của bản năng khiến họ nếu một lần đã trở thành người đồng tính luyến ái sẽ rất khó vượt qua nó.
Hai phương án có tỷ lệ lựa chọn bằng nhau là " do ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài" và " do tò mò". Nền kinh tế thị trường đã mang lại những thay đổi tích cực cho bộ mặt kinh tế- văn hoá- xã hội nước nhà. Mở cửa kinh tế cũng có nghĩa là văn hoá cũng được mở cửa, hội nhập với những nền văn hoá trên thế giới. " Hoà nhập nhưng không hòa tan", giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống vẫn cần được đề cao bởi có những tư tưởng văn hoá, giá trị văn hoá ở quốc gia này là hợp lý nhưng khi xâm nhập vào nước khác lại không phù hợp, bị phản đối. ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước Châu Âu, đồng tính luyến ái không còn là một điều mới mẻ cũng như đã được chấp nhận như một nhóm người, một lối sống bên cạnh những nhóm người khác, những lối sống khác trong xã hội. Nhưng đối với nền văn hoá Việt Nam thì đồng tính luyến ái là biểu hiện của một lối sống bất bình thường, trái ngược với những chuẩn mực đạo lý truyền thống. Ca dao Việt Nam có câu:
" Đàn ông nằm với đàn ông
Như gốc như gác như chông như chà
Đàn ông nằm với đàn bà
Như lụa như lĩnh như hoa trên cành"
Điều này chứng tỏ rằng ngay từ xưa, quan niệm truyền thống đã không tán thành chuyện ngược đời - có tình cảm giữa những người đồng giới. Tuy nhiên sự gia tăng của hiện tượng đồng tính luyến ái trong thời gian gần đây cùng những biến tướng của nó như nạn mại dâm nam dường như là kết quả của sự nhìn nhận thoáng hơn một vấn đề. Phải chăng sự phổ biến, sự chấp nhận hiện tượng đồng tính luyến ái trên thế giới đã có ảnh hưởng tới cách đánh giá, quan niệm của người Việt Nam.
Đặc biệt là sự phổ biến của hiện tượng đồng tính luyến ái trong giới văn nghệ sĩ, nhất là ca sĩ mà báo An ninh thế giới ( số ngày 21-10-1999) đã ước đoán " chí ít cũng từ 5 - 10 %"".
" Cách ăn mặc của những ca sĩ hiện nay không rõ ràng về giới tính như trước. Con trai có thể ăn mặc điệu đà, đeo đồ trang sức. Ca sĩ và diễn viên ở một môi trường dễ tiếp xúc với văn hoá phương Tây nhiều hơn. ở đó có tư tưởng thoáng hơn và biểu hiện, quan hệ cũng thoải mái hơn." (H. nữ, K46 ĐHTN, ký túc xá).
Cả hai phương án trên đều được sinh viên đô thị đều lựa chọn nhiều hơn sinh viên nông thôn. Bởi ở nông thôn nền văn hoá truyền thống vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới hành vi cũng như quan niệm của người dân. Tuy rằng nền kinh tế thị trường với sự du nhập văn hoá cũng tác động ít nhiều tới nếp sống, nếp nghĩ của người nông thôn nhưng những hiện tượng mới và bất bình thường như đồng tính luyến ái cho dù có được biết đến nhưng sự ảnh hưởng của nó tới họ cũng như những sinh viên nông thôn là rất ít.
Còn đối với nguyên nhân do sự tò mò nên một số người có thể trở thành đồng tính luyến ái cũng là một hệ quả của sự ảnh hưởng văn hoá nước ngoài. Do vậy cũng chỉ có ở đô thị hoặc những nơi phát triển về kinh tế - văn hoá mới xảy ra trường hợp này. Những cá nhân sinh ra và lớn lên ở nông thôn chịu sự chi phối và giáo dục theo truyền thống, khe khắt cho dù có những khuynh hướng phát triển bất bình thường cũng sẽ bị uốn nắn và điều chỉnh ngay.
Nếu có những người đồng tính luyến ái là do sự lôi kéo của người khác thì cũng có những người chấp nhận quan hệ tình dục đồng giới do sự tò mò, không có bản lĩnh của bản thân. Hiện tượng này phổ biến ở nhóm thanh niên. Đây là lứa tuổi chưa có sự chín chắn trong suy nghĩ, trình độ nhận thức và tri thức chưa hoàn thiện, dễ bị hấp dẫn bởi những điều mới lạ. Thêm nữa giáo dục giới tính ở gia đình và nhà trường còn quá mờ nhạt, ít tác dụng. Trong khi chờ đợi một sự hướng dẫn đầy đủ và trực tiếp từ các nguồn xã hội hoá trên, rất nhiều thanh niên đã tự đi tìm hiểu qua các nguồn băng đĩa, sách báo và mạng ( chứa đựng nhiều thông tin xấu). Kết quả là họ bị ảnh hưởng bởi những nội dung thông tin đó dẫn đến sự gia tăng của các tệ nạn xã hội. Và tình dục đồng giới cũng có điều kiện để phát triển.
Như đã đề cập đến trong phần cơ sở lý luận, hiện tượng đồng tính luyến ái rất phức tạp. Ngoài những nguyên nhân như bệnh lý, do ảnh hưởng môi trường sống, một lý do nữa của hiện tượng này là do hồi nhỏ bị người cùng giới lạm dụng. Số lượng các bạn sinh viên lựa chọn này ở mức trung bình, chứng tỏ sự quan tâm của họ đến nguyên nhân này. Trong những năm gần đây, tội phạm đối với trẻ em ở nước ta có xu hướng phát triển. Nó tồn tại dưới nhiều hình thức như đánh đập, giam giữ trái phép và lạm dụng tình dục với các em. Sự xâm hại, sử dụng bạo lực hay lạm dụng tình dục với trẻ em là một tội ác bị xã hội lên án mạnh mẽ. Bởi những hành động đó không chỉ gây hại về thể chất, sức khoẻ cho các em mà nghiêm trọng hơn nữa là sự tổn thương nặng nề về tâm lý, sự phát triển tinh thần sau này.Dấu ấn của sự xâm hại thời thơ ấu sẽ đi theo các em suốt cuộc đời ảnh hưởng đến quan niệm, lối sống sau này ( nhất là từ độ tuổi nhi đồng đã biết nhận thức). Đặc biệt là lạm dụng tình dục với trẻ em của người đồng giới. Sự kiện này sẽ dẫn đến những tổn thương tâm lý như căm ghét những người cùng giới, sống trong tình trạng sợ hãi, mặc cảm không muốn tiếp xúc với xã hội, cộng đồng.
" Phải chịu đựng sự làm dụng tình dục và trù dập thường xuyên ở những đứa trẻ này đã phát sinh một hiện tượng mà tôi gọi là cảm giác tê liệt tâm lý. Chúng không còn khả năng làm bất cứ điều gì để thay đổi hành vi, cuộc đời của chúng bị tàn phá. Chúng trở nên suy nhược, không hài lòng với bản thân mình và bị lâm vào tình trạng vô phương cứu chữa. .Thực chất, chúng đã mang căn bệnh rối loạn tâm lý mãn tính.."
Đây là kết luận của ông Mimi H. Silpert thuộc tổ chức Delancey Street Foundatinon về ảnh hưởng của sự lạm dụng tình dục thường xuyên đối với trẻ em( Lạm dụng tình dục trẻ em-Ron O'grady - NXB Phụ nữ 95). Tuy rằng lời kết luận trên không phải về hiện tượng lạm dụng tình dục đồng giới với trẻ em nhưng cũng có thể được coi như một lời cảnh báo về vấn nạn này.Bởi ảnh hưởng của sự lạm dụng tình dục đồng giới có thể dẫn đến xu hướng đồng tính luyến ái của cá nhân sau này. " Tôi có một người bạn thân là nam là người đồng tính luyến ái. Vì là bạn thân nên tôi mới được biết bạn ấy mắc vào tình trạng hiện nay do bị lạm dụng tình dục bởi một người đồng giới từ khi còn nhỏ. Từ ấy, bạn ấy sống sợ hãi và bị ám ảnh, chỉ muốn gần gũi với các bạn trai. Bây giờ, dù đã rất cố gắng nhưng bạn vẫn không thể sống khác đi dù luôn dằn vặt về bản thân mình"( H. nữ, K44 ĐHXHNV, gia đình).
Đã đến lúc phải có sự trừng trị nghiêm khắc và kịp thời với hiện tượng tội phạm đối với trẻ em- người chủ tương lai của đất nước, thế hệ kế cận bởi tội ác đối với trẻ em là tội ác đối với toàn xã hội. Đồng thời về phía gia đình cũng cần có sự quan tâm nhiều hơn đến con em mình, không những đảm bảo sự phát triển trí lực và thể lực bình thường mà còn phải nâng cao ý thức bảo vệ các em trước sự đe doạ xâm hại của kẻ xấu.
Sinh viên đô thị lựa chọn phương án này nhiều hơn sinh viên nông thôn(29% và 22%). Bởi cư trú tại một nơi có điều kiện về thông tin nên những bạn sinh viên đô thị có sự hiểu biết hơn về hiện tượng đồng tính luyến ái. Thêm nữa, họ cũng biết đến nhiều hơn những vấn đề "nóng" được dư luận xã hội quan tâm như nạn sử dụng bạo lực và lạm dụng tình dục với trẻ em.
Biểu 4: Tương quan loại hình gia đình sinh viên /"Do bị lạm dụng tình dục từ khi còn nhỏ".
Quan sát trên biểu đồ ta thấy số sinh viên thuộc gia đình buôn bán đồng ý rằng lạm dụng tình dục đồng giới với trẻ em có thể dẫn đến đồng tính luyến ái là thấp nhất so với sinh viên thuộc các nhóm gia đình còn lại. Như đã phân tích ở trên, do đặc thù công việc cũng như trình độ học vấn của cha mẹ nên những sinh viên thuộc nhóm gia đình này tuy có sự hiểu biết thực tế nhiều nhưng với những hiện tượng mới này sinh, đòi hỏi sự hiểu biết khoa học và thấu đáo thì những sinh viên này lại không được cung cấp đầy đủ.
Gia đình là môi trường xã hội hoá cá nhân đầu tiên và quan trọng nhất. Đồng thời đây cũng là nơi cá nhân học hỏi cách đóng vai trò giới của mình. Không chỉ nhận được sự yêu thương, chăm sóc về vật chất, cá nhân còn được tiếp thu những khuôn mẫu hành vi, cách ứng xử phù hợp với giới tính của mình. Một bé trai hay bé gái sẽ trở thành một người đàn ông, một phụ nữ được xã hội mong đợi từ sự giáo dục cũng như cách ứng xử của cha mẹ mình. Theo T. Parson và Andrieva, giai đoạn thơ ấu là giai đoạn xã hội hoá cá nhân quan trọng nhất và đây cũng phù hợp với quan điểm của các nhà xã hội học giới về giai đoạn định hình bản sắc giới. Sức ép của gia đình rất mạnh đối với việc đứa trẻ trong việc nhận diện giới tính của mình từ việc lựa chọn đồ chơi, quần áo hay những cử chỉ hành vi. Lớn hơn nữa, giai đoạn dậy thì ( 13- 18 t), cá nhân lại đòi hỏi sự giáo dục giới tính thường xuyên và đúng đắn từ phía gia đình và nhà trường để định hướng sự phát triển. Tuy nhiên, giáo dục giới tính trường học ở nước ta vẫn đang bị "thả nổi". Do vậy, gia đình vẫn là nơi có thể cung cấp những hiểu biết giới tính cho trẻ .
Đặc điểm của nền văn hoá Việt Nam vốn kín đáo, tế nhị khiến cách giáo dục cũng như nội dung giáo dục giới tính trong gia đình gặp nhiều khó khăn.
Có 4 " phạm trù hành xử" trong cách giáo dục ( " Giới tính học trong bối cảnh Việt nam" - Trần Bồng Sơn - NXB Trẻ 2002).
Đó là:
- Thái độ trấn áp: cha mẹ luôn " cảnh giác" con em mình rằng giới tính là xấu xa, tội lỗi.
- Thái độ tránh né: được cha mẹ lựa chọn nhiều hơn cho dù trong thâm tâm họ không nghĩ" chuyện đó" quá xấu xa nhưng không biết nói thế nào cho phù hợp nên tránh né. Thêm vào đó là quan niệm " Trăng đến rằm thì trăng tròn", tự trẻ khi lớn lên sẽ hiểu.
- Thái độ diễn cảm: ít phổ biến nhất và chỉ trong gia đình mà cha mẹ có trình độ và biết dung hoàyếu tố giới tính vào đời sống hàng ngày. Cha mẹ có thể đề cập thẳng khi cần nhưng cũng đặt ra những giới hạn cụ thể.
- ám ảnh cũng không phải là một cung cách quá hiếm, được coi như một
" phản ứng phụ" của kinh tế thị trường khi cha mẹ dư thừa tiền bạc nhưng có những ý nghĩ sai lầm về văn minh, tiến bộ.
Có thể thấy trong 4" phạm trù hành xử" trên chỉ có một cách giáo dục hợp lý và hiệu quả nhất nhưng lại ít phổ biến- thái độ diễn cảm. Những cách hành xử còn lại có thể được coi là sai lầm, thậm chí lệch lạc. Sự thả nổi cũng như quá nghiêm khắc với thanh thiếu niên trước những vấn đề giới tính sẽ kính thích sự tò mò, tự tìm hiểu. Từ đó dẫn tới những sai lầm như quan hệ tình dục sớm hoặc đồng tính luyến ái. Thêm nữa, có những gia đình có cách giáo dục quá hà khắc như đánh đập, không coi trọng ý kiến của con cái với mọi vấn đề có thể dẫn đến trạng thái tâm lý không bình thường. Đặc biệt là giai đoạn định hình bản sắc giới cần có sự giáo dục rõ ràng và đúng đắn để trẻ nhận biết giới tính của mình, tránh sự giáo dục lệch lạc sai lầm như quá thiên về một giới tính.
Hai nhóm sinh viên đô thị và nông thôn có tỷ lệ lựa chọn phương án này ở mức cân bằng, 11%. Bởi cho dù xuất thân từ nông thôn hay đô thị, sinh viên đều hiểu sự quan trọng của giáo dục trong gia đình đặc biệt là hai mảng đạo đức và giới tính. Môi trường gia đình ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển lành mạnh về thể chất cũng như trí lực của mỗi cá nhân trong xã hội.
Biểu 5. Tương quan loại gia đình sinh viên /"Do cách giáo dục gia đình không phù hợp, sai lầm".
Qua biểu đồ 5 - tương quan gia đình của sinh viên với sự lựa chọn phương án này có thể thấy sự chênh lệch rõ ràng giữa các nhóm gia đình. Sinh viên thuộc nhóm gia đình làm nghề buôn bán không cho rằng môi trường gia đình cũng như cách giáo dục nếu sai lầm lại có thể tác động nhiều đến hiện tượng đồng tính luyến ái ở các cá nhân. Các gia đình buôn bán thường ít có thời gian dành cho con cái cũng như hiểu biết của cha mẹ đều có hạn. Do vậy, họ dành trách nhiệm giáo dục cho nhà trường. Đồng thời với những vấn đề như giới tính, họ cũng ít đề cập đến hơn do ngại không biết nói chuyện với con cái như thế nào hoặc cho rằng điều đó là xấu xa, "vẽ đường cho hươu chạy". Cho nên, sinh viên thuộc các gia đình này ít nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục trong gia đình.
Qua nghiên cứu, ta thấy sinh viên chủ yếu cho rằng đồng tính luyến ái xuất hiện do những nguyên nhân bẩm sinh và lối sống. Đây cũng chính là những nguyên nhân thường được đề cập nhiều đến trong nghiên cứu về hiện tượng đồng tính luyến ái. Sự nhận thức của sinh viên về hiện tượng đồng tính luyến ái chịu sự chi phối bởi yếu tố gia đình và nơi sống trước khi vào đại học.
3.3 Nhận thức của sinh viên về biểu hiện của người đồng tính luyến ái
Việc hiểu rõ nguyên nhân của hiện tượng đồng tính luyến ái rất có ý nghĩa trong khi tìm hiểu bản chất của hiện tượng này. Thời điểm hiện nay, đồng tính luyến ái không còn là một hiện tượng mới lạ nhưng những khía cạnh phức tạp của nó thì vẫn chưa được "giải mã" hết. Như có những trường hợp đồng tính luyến ái bẩm sinh kéo dài đến hết cuộc đời nhưng cũng có thể chỉ tồn tại trong một thời gian rồi kết thúc. Hoặc có những người do có mối quan hệ quá thu hẹp nên bị hiểu lầm là người đồng tính luyến ái. Do vậy, việc xác định rõ những biểu hiện của người đồng tính luyến ái rất cần thiết. Đặc biệt là với nhóm sinh viên có môi trường sinh hoạt và học tập gần gũi, dễ nảy sinh những tình huống khó xử trong các mối quan hệ.
Bảng 8: Những biểu hiện của hiện tượng đồng tính luyến ái( Đơn vị %)
Các biểu hiện
Tỷ lệ
Chỉ chơi với các bạn cùng giới
11%
ăn mặc, ứng xử không phù hợp với giới tính của mình
36%
Bề ngoài bình thường nhưng rõ ràng chỉ quan hệ với người cùng giới
53%
Qua điều tra ta thấy đa số sinh viên đều cho rằng biểu hiện rõ ràng nhất của người đồng tính luyến ái là họ chỉ quan hệ với người cùng giới cho dù có bề ngoài bình thường. Tuy nhiên cũng có 36% sinh viên lại cho rằng cách ăn mặc, ứng xử không phù hợp với giới tính là một biểu hiện của hiện tượng này. Và 11% sinh viên coi dấu hiệu chính để nhận biết người đồng tính luyến ái là khi họ chỉ chơi với người cùng giới.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp, một nhóm bạn hay một tập thể khi thấy một người chỉ chơi với các bạn cùng giới đã vội kết luận họ là người đồng tính, là "ái". " Tôi nghĩ rằng người đồng tính luyến ái là những người chỉ chơi với các bạn cùng giới. Họ chỉ thích thú khi gặp gỡ họ và không có sự đồng cảm với những người khác giới trong ý nghĩ và cách sống"( T. nữ, K46 ĐHTN, nhà trọ - Thanh Xuân). Đây là một cách nhìn nhận có phần sai lầm bởi những người bạn đó có thể do tính tình hơi rụt rè, hoặc do môi trường xung quanh nhiều người cùng giới, ít có cơ hội tiếp xúc với các bạn khác giới. Theo thời gian, điều này sẽ thay đổi. Tuy nhiên sự kết luận hơi vội vàng của cộng đồng hay bè bạn có thể dẫn họ đến sự tổn thương, bất mãn hay xa cách những người xung quanh. Định kiến xã hội thường gây ra những hậu quả không đáng có.
Bảng 9: Tương quan giới và nơi sống trước khi vào đại học với các biểu hiện(Đơn vị %)
Chỉ chơi với bạn cùng giới
Ăn mặc, ứng xử không phù hợp
Bề ngoài bình thường nhưng rõ ràng chỉ quan hệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4.doc