Ngày nay các phương tiện như báo, đài, ti vi và băng đĩa rất là sẵn. Tôi đã sưu tầm mua các băng kể chuyện mẫu giáo để mở cho trẻ những giờ như hoạt động chiều, đón trả trẻ. theo dõi lịch phát sóng ti vi để hướng trẻ về nhà xem chương trình biểu diễn rối của các trường Mầm non, hướng dẫn phụ huynh mua băng đài, đĩa về các câu chuyện thơ lứa tuổi mẫu giáo. Qua theo dõi tôi thấy nhiều gia đình đã có và đến lớp trẻ kể cho cô và các bạn nghe ở nhà trẻ đã xem và nghe kể câu chuyện gì, trẻ kể cho cô và bạn nghe câu chuyện đó.
Hoặc là trong tạp chí chuyên ngành Mầm non như "giáo dục Mầm non" "gia đình và bé" có những câu chuyện rất vui, rất ngộ ngĩnh dành cho trẻ lứa tuổi Mầm non. Tôi cho trẻ xem và đọc ở hoạt động góc, ở mọi lúc mọi nơi, lúc đầu cô đọc cho trẻ nghe, vừa đọc vừa chỉ vào từ tương ứng ở dưới tranh, dần dần khi trẻ thuộc trẻ sẽ tự "đọc" bằng biện pháp này trẻ được làm quen với tác phẩm văn học, biết cách đọc và được làm quen với viết.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7412 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a tuổi Mầm non. Việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" sẽ hình thành lòng yêu thích văn học, yêu thích chữ viết từ đó trẻ sẽ được phát triển trí tưởng tượng, tâm hồn trẻ giàu cảm xúc, trẻ thêm yêu quê hương đất nước, kính yêu Bác Hồ yêu bố mẹ, ông bà, yêu những việc làm tốt, không đồng tình với việc làm xấu...
ở lứa tuổi Mầm non trẻ đặc biệt nhạy cảm trước những vấn đề buộc về tình cảm, bởi vậy nội dung tư tưởng của nhiều bài thơ, câu chuyện đem đến cho trẻ lòng yêu thương con người, yêu thiên nhiên đất nước. Việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với trẻ Mầm non và nhất là trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 nhưng trên thực tế kết quả đạt được khi chưa thực hiện chuyên đề còn thấp, chưa thật sự được chú trọng. Một phần do năng lực của giáo viên còn hạn chế. Một phần do nghệ thuật lên lớp của giáo viên còn hạn chế mà bộ môn này đòi hỏi ở người giáo viên phải có nghệ thuật lên lớp cao để thể hiện tốt tác phẩm văn học. Một phần do điều kiện giáo viên đứng lớp ngày hai buổi nên gặp khó khăn trong việc học tập tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghệ thuật lên lớp. Do đặc thù tiếng địa phương còn nặng nên việc thể hiện tác phẩm văn học chưa được diễn cảm. Một phần còn do giáo viên còn lúng túng, cứng nhắc trong chuyển đổi hình thức dạy trẻ, chưa linh hoạt, sáng tạo, còn nặng nề hình thức dạy cũ. Và còn một khó khăn không nhỏ đó nhận thức của một số phụ huynh chưa coi trọng công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng như chưa thấy được tầm quan trọng của việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết". Trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất (đồ dùng dạy học). Đã có đồ dùng để dạy học nhưng đồ dùng của bộ môn này đòi hỏi tính sáng tạo, tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao, đòi về sự phong phú, đa dạng về thể loại đồ dùng mới thu hút và hấp dẫn trẻ. Xác định được ý nghĩa to lớn trong việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" và đứng trước những thực trạng trên nên tôi đã chọn đề tài: Một số kinh nghiệm để thực hiện tốt chuyên đề "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết".
II. biện pháp:
Qua ba năm thực hiện chuyên đề tôi dự toán áp dụng một số biện pháp sau:
1. Tạo môi trường cho trẻ "làm quen với văn học, làm quen với chữ viết":
Ngay từ đầu năm học, cô giáo cần phối hợp với cha mẹ các cháu đóng góp sưu tầm các sách văn học các hoạ báo tạp chí nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng "góc sách" mang nội dung văn học. Tại "góc sách" trẻ được xem các sách tranh chuyện, tạp chí, hoa báo... Cô sẽ đọc cho trẻ nghe và dạy trẻ cách tri giác tranh chuyện. Dần dần trẻ có thể tự "đọc" lúc đầu trẻ sẽ đọc theo trí nhớ, trẻ nhớ về nội dung câu chuyện cô đã kể rồi khớp với nội dung truyện với sách tranh truyện. Trong lớp bố trí góc văn học hoặc "vườn cổ tích" trang trí các hình ảnh trong câu chuyện cổ tích, các bài thơ theo chủ điểm mà trẻ đã được nghe, được đọc, vì đặc điểm tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng nên trẻ rất thích được xem các hình ảnh. Ngoài góc văn học cô cần tận dụng các khoảng trống trong lớp treo các bức tranh có nội dung minh hoạ, các câu chuyện bài thơ, hình ảnh nhân vật ngộ nghĩnh, trong các câu chuyện bài thơ để trẻ được quan sát, tiếp xúc và các góc, các đồ dùng đều viết chữ to để hàng ngày khi chơi ở các góc, khi lấy đồ dùng đồ chơi trẻ được tiếp xúc, được quan sát, được "đọc" từ đó trẻ biết ý nghĩa của từ, tên của đồ dùng, của góc... Trẻ được làm quen với chữ viết tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ lên loép 1 và học phổ thông vào dịp ngày lễ hội, cô có thể cho trẻ cùng cô làm các đồ dùng minh hoạ hoặc trang trí quần áo để đóng kịch, làm mũ nhân vật. Trẻ rất yêu thích và hứng thú khi được cùng tham gia thể hiện.
2. "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" qua các hoạt động:
a. Hoạt động chung:
Thực hiện đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục tôi đã áp dụng phương pháp tích hợp môn học vào các tiết dạy như: Toán, giáo dục âm nhạc, làm quen môi trường xung quanh...
Ví dụ: Khi dạy môn "làm quen môi trường xung quanh" đề tài "quá trình phát triển của cây từ hạt" tôi đã vận dụng đưa bài thơ "vòng quay luân chuyển" vào để giới thiệu bài.
"Từ những hạt quýt
Nảy ra mầm non
Mầm thành cây xanh
Ra hoa đầy cành
Hoa lại thành quả
Quýt vàng ngọt lành
Người ta ăn quả
Nhả hạt xinh xinh
Từ những hạt ấy
Nảy ra mầm non
Mầm thành cây xanh
Ra hoa đầy cành
Hoa lại ra quả
Quýt vàng ngọt lành
Vòn quay luân chuyển
Tiếp mãi không ngừng"
Và vận dụng cây chuyện "chú đỗ con" để kể cho trẻ nghe ở phần củng cố. Kết thúc câu chuyện tôi nhấn mạnh cho trẻ biết "chú đỗ con chính là hạt đậu, được mưa xuân tưới nước, được bác mặt trười sưởi ấm đã nảy mầm thành cây đậu đấy". Khi vận dụng cây chuyện, bài thơ vào tiết học thì tiết học đỡ khô khan và rất sinh động, trẻ hứng thú học và kết quả trẻ nắm rất vững quá trình phát triển của cây từ hạt mà theo tôi nghĩ nếu chỉ chắc lời giải của cô thì kết quả chưa thể đạt được cao như mong muốn.
Cũng ở tiết này tôi đã vận dụng cho trẻ làm quen với chữ viết. Dưới các bức tranh hạt - mầm cây - cây có hoa - cây có quả, tôi viết từ tương ứng ở phía dưới. Quá trình từ quan sát tranh đồng thời cho trẻ đọc từ, trẻ hiểu được ý nghĩa của từ đó, được nhận biết mặt chữ nhằm phát triển lời nói cung cấp vốn từ và trẻ được làm quen với chữ viết một cách hiệu quả nhất.
Ví dụ: Khi dạy môn giáo dục âm nhạc, bài hát "ông cháu" tôi đã đưa bài thơ "ông em" để giới thiệu dẫn dắt vào bài.
Ông em tóc bạc
Trắng muốt như tơ
Ông em kể chuyện
Ngày xửa ngày xưa
Em ngồi nghe chuyện
Mê mãi, say sưa...
Ví dụ: Khi dạy môn Toán, đề tài "số 10" tôi đã vận dụng đưa câu chuyện "ai đáng khen nhiều hơn" để dẫn dắt vào bài. Cô kể: "Ngày xưa trong khu rừng nọ có hai anh em thỏ xám sống cùng mẹ, bố thì đưa làm xa nên cậu nào cũng tỏ ra mình là đứa con ngoan nhất, được mẹ khen nhiều nhất. Biết được chuyện đó một hôm thỏ mẹ bảo: Các em của mẹ, bvữa nay các con được nghỉ học, thỏ anh lên rừng hái cho mẹ 10 chiếc nấm hương, thỏ em ra đồng cổ hái cho mẹ 10 bông hoa đồng tiền thật đẹp..." bạn nào giỏi xung phong làm thỏ anh, thỏ em hái hoa và nấm cho mẹ nào ? tôi cho hai trẻ làm thỏ anh thỏ em đi hái hoa và nấm sau đó cho cả lớp đếm lại. Bằng cách này tiết học thêm sinh động trẻ rất hứng thú và thiết học toán đỡ khô khan khi đưa chuyện kể vào.
* Tích hợp các môn học để "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết". Tiết học sẽ sinh động, gây hứng thú cho trẻ và đạt kết quả cao hơn khi cô giáo biết linh hoạt, khéo léo tích hợp các môn học vào giờ dạy "làm quen với văn học" cô có thể vận dụng môn giáo dục âm nhạc để giới thiệu dẫn dắt vào câu chuyện kể, bài thơ hoặc chuyển tiếp giữa các phần, vận dụng môn tạo hình và tiết dạy làm quen với văn học ở phần luyện tập hoặc là vận dụng các môn học khác như làm quen với chữ cái, toán vào tiết dạy một cách phù hợp.
Ví dụ: Khi kể chuyện "Tích chu" tôi đã vận dụng bài hát "cháu yêu bà" có tác dụng hỗ trợ cho việc giáo dục, yêu thương, quan tâm đến bà mà nội dung câu chuyện muốn đề cập tới.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến tôi đã vận dụng cho trẻ ôn luyện chữ cái cho trẻ đọc bài thơ bằng chữ to và cho trẻ lên tìm chữ cái a, ă, â trong bài thơ nhằm ôn luyện chữ cái đã học, đồng thời trẻ đếm xem đã tìm được bao nhiêu chữ a ? chữ ă ? chữ â ? và so sánh củng cố thêm về toán cho trẻ.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ: "Hoa kết trái" tôi đã vận dụng đưa môn tạo hình để luyện tập nhằm nâng cao chất lượng của tiết học. Tôi cho trẻ vẽ các loài hoa trong bài thơ - hoa kết thành quả, như nội dung bài thơ đã đề cập. Trẻ rất thích thú vẽ, qua hình ảnh ngộ nghĩnh trẻ vẽ, trẻ cũng được củng cố thêm về các loài hoa, các màu sắc và cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên qua nội dung bức tranh, cũng như nội dung bài thơ đề cập tới.
b. Hoạt động góc:
Như ta đã biết vui chơi là hoạt động chủ đạo trong trường Mầm non. Trẻ "học bằng chơi, chơi mà học" vì vậy, để thực hiện tốt "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" qua trò chơi có một ý nghĩa hết sức to lớn.
Ví dụ: Trong buổi chơi trong trò chơ có đóng kịch, cô giáo vận dụng các câu chuyện trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, cô có thể kể chuyện sang hoạt cảnh hoặc đóng kịch trẻ rất hứng thú khi tham gia. Trẻ được vào vai một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, trẻ tái tạo lại ngôn ngữ, hành động nhân vật một cách hồn nhiên thông qua vai diễn của mình (chuyện "cáo thỏ gà trống", "củ cải trắng", "ai đáng khen nhiều hơn", "ba cô gái", "tích chú"...).
Ví dụ: Qua các trò chơi khác như trò chơi dân gian "Rồng rắn lên mây" khi tham gia chơi trẻ phải đọc thơ:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Có nhà điện biên
Hỏi ông thầy thuốc
Có nhà hay không ?
Và cuộc đối thoại giữ "thầy thuốc" và "rồng rắn" nhằm luyện cơ quan phát âm và phát triển vốn từ cho trẻ.
Ví dụ: Trò chơi "cáo và thỏ" một trẻ làm cáo, số trẻ còn lại làm thỏ. Các chú thỏ vừa đi vừa đọc thơ:
Trên bãi cỏ
Những chú thỏ
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất
Trẻ vừa chơi vừa đọc thơ, vừa gây hứng thú vừa luyện đọc cho trẻ.
c. Qua các hoạt động khác:
Việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" là nhiệm vụ chính như thời gian cho tiết dạy cũng có hạn vì vậy tôi vận dụng vào các hoạt động khác, ở mọi lúc mọi nơi nhằm ôn luyện các kiến thức đã học hoặc làm quen với tác phẩm văn học sắp được học. Đặc biệt là loại động chiều có thời gian rất nhiều nên tôi dành thời gian để hướng dẫn trẻ đóng kịch, tập đọc kể diễn cảm, kể chuyện sáng tạo, biểu diễn rối, làm quen với cách đọc sách, cách chỉ vào từ, làm quen với chữ viết... từ đó việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" mới đạt kết quả cao.
3. Khâu chuẩn bị của cô giáo để thực hiện tốt chuyên đề "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết":
Muốn thực hiện tốt việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" thì cô giáo phải có một sự chuẩn bị chu đáo, chuẩn bị trước tiên là phải nghiên cứu kỹ nội dung tác phẩm, việc thông hiểu nội dung tác phẩm sẽ định ra tính cách, hành động, ngữ điệu của nhân vật, nắm được tư tưởng bao trùm của chủ đề, bài thơ, câu chuyện, từ đó xác lập thái độ, cử chỉ, điệu bộ, giọng đọc, kể một cách phù hợp.
Trong khâu chuẩn bị, mọi việc rất cần thiết đó là chuẩn bị đồ dùng dạy học. Đối với môn "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học" việc chuẩn bị đồ dùng có tầm quan trọng đặc biệt vì đồ dùng vừa đòi hỏi tính sáng tạo lại vừa có tính nghệ thuật và thẩm mỹ. Nếu như nội dung câu chuyện hay mà bức tranh cô vẽ xấu thì khi kể cũng giảm hứng thú của trẻ và để nâng cao chất lượng cho tiết dạy thì giờ đây không chỉ kể và xem tranh mà đòi hỏi phải tiết học có sử dụng rối. Vì vậy việc chuẩn bị của cô phải có rối các nhân vật, sân khấu, cảnh nền và đòi hỏi có tinh quyết định đó là sự điều khiển con rối làm sao cho có hồn. Muốn đạt được cô phải tập điều khiển, hướng dẫn một số trẻ cùng điều khiển rối và một số chuyện cô phải tập cho trẻ đóng kịch cho các bạn xem, khi đóng kịch thì phải chuẩn bị trang phục, mũ nhân vật, một số cảnh đơn giản để bố trí theo nội dung vở kịch... Muốn thực hiện tốt, đòi hỏi ở cô giáo có một sự chuẩn bị kỹ lượng. Sự chuẩn bị tốt góp phần rất lớn cho thành công của tiết dạy.
4. Tuyên truyền với phụ huynh về chuyên đề: "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết".
Để tổ chức tốt chuyên để, công tác tuyên truyền với phụ huynh hết sức quan trọng. Phải làm sao cho phụ huynh hiểu tầm quan trọng của chuyên đề từ đó phối kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ. Khi phụ huynh nhận thức được thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cô giáo. Cụ thể như khi phát động sưu tầm tranh ảnh, chuyện thơ lứa tuổi mẫu giáo phụ huynh đã hết lòng ủng hộ, đã đóng góp các loại tranh truyện thơ thay phù hợp với lứa tuổi, và phong phú thêm góc sách của lớp.
Hoặc là khi Ban phát động cuộc thi sáng tạo chuyên đề "làm quen với văn học" tôi đã trao đỏi với phụ huynh về nội dung cuộc thi, phối hợp đã hết lòng ủng hộ, phụ huynh có cháu dự thi thì cũng lo lắng chuẩn bị cho cháu, phụ huynh cùng tham gia đóng kịch thì cùng cô và cháu tập luyện để dự thi. Chỉ khi phụ huynh hiểu thì mới quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ cho cô giáo một cách nhiệt tình như vậy. Tuyên truyền cho phụ huynh trước hết là cuộc họp phụ huynh đầu năm, cô giáo phải nêu được chuyên đề chính trong năm, nói cho phụ huynh hiểu ý nghĩa to lớn của việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" những nội dung cơ bản cần thiết chuyên đề, những yêu cầu mà trẻ cần đạt được để phụ huynh nắm. Sau nữa là tuyên truyền hàng ngày qua những dịp tiếp xúc với phụ huynh khi đưa đón trẻ, cô giáo trao đổi với phụ huynh, có thể là trao đổi về câu chuyện bài thơ đang học hoặc trao đổi về khả năng của cháu.
Ví dụ: "Em thấy cháu kể chuyện cáo thỏ và gà trống ở lớp rất là hay, chị về động viên cháu để cháu kể cho cả nhà cùng nghe". Hoặc là: "câu chuyện này cháu được thuộc, đã kể được nhưng cháu chưa mạnh dạn lắm chị về động viên cháu kể thê"... như vậy trẻ được lyện tập ở mọi lúc mọi nơi và phụ huynh như cô giáo thứ 2 trong việc dạy trẻ ở nhà. Tuyên truyền với phụ huynh qua góc tập trung "góc văn học" "Vườn cổ tích" góc tuyên truyền có tầm quan trọng rất lớn trong việc tuyên truyền với phụ huynh, với các đoàn thể, với các cháu, vì , lớp tôi phụ trách là lớp lẻ ở khối, lớp học và là nơi các cháu học tập, vừa là nơi hội họp và sinh hoạt văn hoá của khối cho nên việc xây dựng góc tuyên truyền để tuyên truyền với phụ huynh và mọi người biết rất phù hợp và rất có hiệu quả. ở góc tuyên truyền chuyên đề văn học tôi đã bố trí các câu chuyện bài thơ trẻ đang học, ngoài ra còn có các hình ảnh nhân vật, nội dung câu chuyên qua "vườn cổ tích", các câu chuyện bằng tranh vẽ để trẻ kể chuyện sáng tạo, trưng bày các nhân vật rối, các sản phẩm cô và trẻ cùng làm, các câu chuyện tranh đã sưu tầm, qua góc tuyên truyền chuyên đề văn học và chữ viết phụ huynh và mọi người biết được chương trình, nội dung học của các cháu, từ đó phụ huynh có cách nhìn, cách nghĩ đúng đắn hơn về công tác chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non.
5. "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" qua các phương tiện: Đài, ti vi, tạp chí "giáo dục Mầm non" gia đình và bé":
Ngày nay các phương tiện như báo, đài, ti vi và băng đĩa rất là sẵn. Tôi đã sưu tầm mua các băng kể chuyện mẫu giáo để mở cho trẻ những giờ như hoạt động chiều, đón trả trẻ... theo dõi lịch phát sóng ti vi để hướng trẻ về nhà xem chương trình biểu diễn rối của các trường Mầm non, hướng dẫn phụ huynh mua băng đài, đĩa về các câu chuyện thơ lứa tuổi mẫu giáo. Qua theo dõi tôi thấy nhiều gia đình đã có và đến lớp trẻ kể cho cô và các bạn nghe ở nhà trẻ đã xem và nghe kể câu chuyện gì, trẻ kể cho cô và bạn nghe câu chuyện đó...
Hoặc là trong tạp chí chuyên ngành Mầm non như "giáo dục Mầm non" "gia đình và bé" có những câu chuyện rất vui, rất ngộ ngĩnh dành cho trẻ lứa tuổi Mầm non. Tôi cho trẻ xem và đọc ở hoạt động góc, ở mọi lúc mọi nơi, lúc đầu cô đọc cho trẻ nghe, vừa đọc vừa chỉ vào từ tương ứng ở dưới tranh, dần dần khi trẻ thuộc trẻ sẽ tự "đọc" bằng biện pháp này trẻ được làm quen với tác phẩm văn học, biết cách đọc và được làm quen với viết.
III. kết quả:
Qua ba năm thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" qua áp dụng các biện pháp trên tôi đã thu được một kết quả sau:
1. Kết quả ở trẻ:
- Hình thành ở trẻ khả năng cảm thụ văn học. Trẻ đã bộ lộc cảm xúc của mình khi nghe kể chuyện, đọc thơ. Trẻ thích được nghe kể chuyện, đọc thơ, đồng giao, ca dao, thích xem biểu diễn rối đồng thời thích được kể lại chuyện, đọc thơ, diễn kịch... cho mọi người cùng nghe.
- Hình thành ở trẻ lòng yêu quê hương đất nước, yêu bố mẹ ông bà, yêu cảnh vật gần gũi xung quanh trẻ, yêu những việc làm tốt, phê phán những việc làm xấu... ở lứa tuổi này trẻ đặc biệt nhạy cảm trước những vấn đề tình cảm, bởi vậy tư tưởng bao trùm của nhiều bài thơ, câu chuyện đem đến cho trẻ lòng yêu thương con người, yêu thiên nhiên đất nước.
Ví dụ: Qua bài thơ "trăng ơi... từ đâu đến" trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong đêm trăng sáng, cảm nhận được vẻ đẹp của trăng qua các không gian khác nhau: Từ cánh đồng xa, từ biển xanh diệu kỳ, từ một sân chơi... từ đó khơi gợi ở trẻ lòng yêu thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên vốn là khởi điểm của tình yêu Tổ quốc.
Những câu chuyện kể, những bài thơ đã giúp trẻ xác lập một thái độ đối với các hiện tượng của đời sống xung quanh trẻ. Khi nghe một câu chuyện, trẻ sống hoà mình vào nhân vật đồng tình với các thiện, lên án các ác. Trẻ yêu các nhân vật chính diện trong các câu chuyện kể, các nhân vật đó bao giờ cũng chăm chỉ lao động, sống chính trực, giàu lòng nhân ái, biết yêu thương mọi người, đó là cô Tấm trong truyện "Tấm Cám" anh nông dân trong truyện "Cây tre trăm đốt", gà trống trong truyện "cáo, thỏ, gà trống" chú dê đen trong truyện "chú dê đen"...
- Rèn luyện kỹ năng đọc kể diễn cảm, cung cấp vốn từ, và phát triển lời nói cho trẻ: Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học trẻ sẽ được rèn luyện kỹ năng đọc và kể diễn cảm, trẻ được làm quen với hình tượng ngôn ngữ trong sáng, tiểu cảm, học được nhiều lời hay ý đẹp của tiếng mẹ đẻ qua văn học, vì ngôn ngữ của dân tộc nào thể hiện cái tinh hoa của dân tộc, của Tổ quốc đó.
- Rèn luyện khả năng nhận biết chữ cái, nhận biết từ và phát triển cơ quan phát âm phát triển lời nói cho trẻ. Qua ba năm thực hiện chuyên đề tôi nhận thấy việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" đã giúp trẻ phát âm chuẩn hơn qua đọc thơ kể chuyện giúp trẻ nói năng mạnh lạc hơn, diễn đạt rõ ràng hơn.
Ví dụ: Sửa lỗi phát âm sai N, L cho trẻ. Trẻ bé rất hay phát âm sai N, L tôi đã dạy trẻ phát âm đúng qua bài thơ:
Nuôi lợn nái
Lứa lợn này
Nom lớn lắm
Lợn lúc lắc
Lúc no nê
Nó lặc lè
Nằm lăn lóc
Luyện đọc nhiều lần, trẻ đã phát âm N, L chuẩn phát hơn.
- Phát triển lời nói và cung cấp vốn từ cho trẻ: ở lớp tôi có cháu Thu Thảo mới đầu vào học còn nói ngọng, vốn từ ít, diễn đạt câu ngắn 2 - 3 từ. Qua quá trình dạy cháu áp dụng nhiều biện pháp: Tập phát âm, sửa lỗi phát âm, kể chuyện cho cháu nghe để cung cấp vốn từ cho cháu... đến nay cháu phát âm đã chuẩn hơn nói rõ ràng hơn, vốn từ nhiều hơn nên diễn đạt lời nói tốt hơn. Trước đây cháu nói công ha - giờ cháu nói bông hoa. Trước đây cháu nói con me Phươn - giờ cháu nói con mẹ Phương.
- Trước đây chỉ đọc bài thơ có 3 tiếng như "cây dây leo" giờ cháu đã đọc được bài thơ dài hơn, có nhiều tiếng hơn như bài "ông mặt trời" "trăng sáng".
- Kết quả trên trẻ còn thể hiện ở các tiêu chí sau:
Những kỹ năng hình thành trên trẻ
Trước khi có biện pháp
Sau khi thực hiện các biện pháp
Trẻ hứng thú nghe đọc kể tác phẩm
65 - 70%
90 - 95%
Trẻ mạnh dạn tham gia trên tiết học
60 - 65%
90 - 95%
Trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc
60 - 70%
90 - 95%
Khả năng tư duy, khả năng ngôn ngữ, khả năng diễn đạt có logíc
50 - 55%
85 - 90%
Biết cách đọc, chỉ vào từ tương ứng
30 - 40%
90 - 95%
Khả năng đọc, kể diễn cảm và tham gia nghệ thuật như: Đóng kịch, rối
50 - 60%
85 - 90%
2. Về khả năng của cô giáo:
Qua ba năm thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết" tôi đã trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong giảng dạy Bộ môn văn học, luôn suy nghĩ tìm tòi để có phương pháp nghệ thuật lên lớp phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn. Tích luỹ được các kinh nghiệm trong khâu chuẩn bị cho tiết dạy như nắm được nghệ đọc, kể diễn cảm. Phương tiện chủ yếu trong việc đem văn học đến với trẻ và giọng đọc, kể của cô. Việc nắm được thủ thuật đọc và kể cơ bản sẽ giúp cô giáo sử dụng sắc thái của giọng mình để truyền đạt tác phẩm đến với trẻ một cách có hiệu quả nhất.
Qua thực hiện các biện pháp tôi đã nắm được một số yếu tố dẫn đến thành công của tiết dạy như nắm vững thanh điệu cơ bản của tác phẩm, nắm được ngữ điệu, biết ngắt giọng đúng chỗ, thể hiện nhịp điệu, cường độ giọng đọc và tư thế, cử chỉ nét mặt... Lúc đọc kể tác phẩm văn học.
- Khả năng của cô giáo trong ciệc làm đồ dùng sáng tạo để dạy học: Trước đây khi chưa thực hiện chuyên đề giáo viên chủ yếu là sử dụng đồ dùng tranh minh hoạ có sẵn, trong khi dạy chưa chú trong cho trẻ làm quen với chữ viết, với từ, chưa tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ viết. Sau khi thực hiện chuyên đề tôi đã suy nghĩ tìm tòi nghiên cứu để làm đồ dùng dạy học có tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao: Nghiên cứu làm và đưa vào sử dụng rối tay, rối dẹt làm mũ nhân vật để trẻ đóng kịch, diễn rối, làm mô hình để kể chuyện, nghiên cứu vẽ tranh để trẻ kể chuyện sáng tạo...
3. Về nhận thức của phụ huynh:
Trước đây một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là chưa hiểu, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, làm quen với chữ viết". Nay phụ huynh đã hiểu ý nghĩa to lớn của chuyên đề đối với sự hình thành khả năng cảm thụ văn học, giáo dục về mặt tình cảm đạo đức, rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, lời nói, làm quen với chữ viết để chuẩn bị ho trẻ vào lớp 1. Từ đó trong nhận thức, trong việc làm phụ huynh đã thể hiện sự quan tâm đến việc học tập của cháu ở lớp cũng như ở nhà. Phụ huynh đã kết hợp với cô giáo trong việc dạy trẻ, có những phụ huynh rất có năng khiếu về kể chuyện, đọc thơ, ở nhà đã kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe nhằm mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ. Có phụ huynh quan tâm bằng cách mua sách truyện thơ, băng đĩa kể chuyện văn học cho trẻ xem ở nhà. Có phụ huynh mua tặng lớp các tập tranh truyện rất đẹp, hay, phù hợp với lứa tuổi Mầm non.
Qua cuộc thi "Cùng làm quen với văn học trẻ thơ" và cuộc thi "Sáng tác chuyên đề văn học" phụ huynh đã rất quan tâm và ủng hộ, đã cùng tham gia dự thi một cách nhiệt tình.
4. Đã tích cực hoá hoạt động của trẻ:
Trước đây mặc dù môn "Làm quen với văn học" trẻ rất thích những kết quả của tiết học chưa cao trẻ tiếp thu một cách thụ động. Nhưng nay qua 3 năm thực hiện chuyên đề, qua áp dụng các biện pháp kết quả cho thấy trẻ rất hứng thú say mê trong giờ học và trẻ được hoạt động nhiều, trẻ vừa chú ý lắng nghe cô kể vừa theo dõi biểu diễn rối hoặc xem tranh vừa phải suy nghĩ "để trả lời" các câu hỏi nâng cao của cô. Trẻ được tham gia kể chuyện đọc thơ, kể chuyện sáng tạo, diễn kịch, biểu diễn rối... trẻ được tích cực hoá hoạt động, chủ động sáng tạo trong việc học tập nên phát triển ở trẻ một cách toàn diện về tư duy, ngôn ngữ, tư tưởng, trí nhớ... đặc biệt là trong việc phát triển lời nói, cung cấp vốn từ để mở rộng tầm hiểu biết của trẻ và là bước chuẩn bị vững chắc cho trẻ vào lớp 1.
5. Về phương tiện đồ dùng dạy học:
Nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trong việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, với chữ viết" tôi đã suy nghĩ tìm tòi để tạo ra các loại đôd dùng mới mà khi đưa vào sử dụng gây hứng thú cho trẻ đồng thời có tác dụng khởi gợi sự tìm tòi sáng tạo ở trẻ. Qua nghiên cứu để làm rối tay, rối dẹt cũng như đặt vẽ mà giờ đây lớp tôi đồ dùng dạy môn làm quen văn học đã phong phú, đa dạng hơn cả về số lượng lẫn chất lượng.
VI. Bài học kinh nghiệm:
Qua áp dụng các biện pháp, tôi đã thu được một số kết quả khả quan, từ đó tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
1.Trước khi dạy trẻ làm quen với văn học, cô giáo phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo. Chuẩn bị ở đây bao gồm nhiều mặt:
- Thứ nhất: Phải nghiên cứu kỹ nội dung tác phẩm để tìm đại ý, tóm tắt cốt chuyện tìm chủ đề, tư tưởng của chủ đề, phân tích các khía cạnh của chủ đề, nắm được hình thức diễn đạt tác phẩm. Xác định được giọng đọc lời kể diễn cảm phù hợp với câu chuyện bài thơ đó.
- Thứ hai: Phải chuẩn bị đồ dùng phù hợp có tính thẩm mỹ và sáng tạo, có thể là tranh minh hoạ, có thể là rối tay, rối dẹt, mô hình, có thể là mũ nhân vật để trẻ đóng kịch có thể là các bức tranh, rối để trẻ kể chuyện sáng tạo.
- Thứ ba: Chuẩn bị tâm thế cho trẻ gây niềm say mê hứng thú, háo hức được nghe cô kể chuyện, đọc thơ.
- Thứ tư: Chuẩn bị bố trí chỗ ngồi của trẻ phù hợp, gần gũi với cô giáo để trẻ được nghe và giao lưu với cô giáo, trẻ thấy rõ được ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ lời nói của cô giáo giúp trẻ cảm nhận được nội dung, tác phẩm, cảm nhận được hành động, tính cách của nhân vật qua cử chỉ thái độ của cô.
2. Xây dựng góc văn học, vườn cổ tích:
Để tuyên truyền cho phụ huynh và mọi người, cho trẻ, nắm bắt được các nội dung cơ bản của môn học. Ngoài ra cô giáo phải sưu tầm truyện tranh, thơ để làm phong phú góc đọc sách của trẻ. ở góc tuyên truyền cần bố trí nội dung các câu chuyện bài thơ bằng hình ảnh ngộ nghĩnh, xây dựng vườn cổ tích có hình ảnh nhân vật trong các câu chuyện trẻ đã và đang học. Các tranh, hình ảnh cô cần viết từ để tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ viết. Qua góc tuyên truyền, tuyê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SKKN MNon.doc