Chương I: Lý luận chung về cho vay doanh nghiệp 1
1.1 Các vấn đề chung về cho vay doanh nghiệp. 1
1.1.1 Khái niệm: 1
1.1.2 Các quy định pháp lý chung về cho vay doanh nghiệp. 1
1.1.2.1 Nguyên tắc cho vay. 1
1.1.2 .2 Điều kiện cho vay. 1
1.1.2.3 Giới hạn cho vay 2
1.1.2.4 Quy trình cho vay. 3
1.1.2.5 : Các phương thức cho vay. 4
1.2 Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trò của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 6
1.2.1 Khái niệm và các đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 6
1.2.1.1 Khái niệm: 6
1.2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 8
1.2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam. 9
1.2.2 Vai trò của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 11
1.3 Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 13
1.3.1 Chất lượng cho vay. 13
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay 15
1.3.2.1 Hoạt động cho vay xét ở góc độ hoạt động của ngân hàng 15
1.3.2.2.Chất lượng cho vay của ngân hàng dưới góc độ họat động của doanh nghiệp 17
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng 17
1.4.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng 17
1.4.2. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp 18
1.4.3. Các nhân tố khách quan khác 19
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng NN&PTNT Cầu Giấy. 21
2.1 Giới thiệu khái quát chung về chi nhành ngân hàng NN&PTNT Cầu Giấy. 21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 21
2.2. Thực trạng của hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua. 23
2.2.1 Công tác huy động vốn 24
2.2.2 Hoạt động tín dụng 26
2.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 27
2.2.4 Hoạt động phát hành thẻ ATM 27
2.3 Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh trong thời gian qua. 28
2.3.1 Cơ cấu sử dụng vốn cho vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng dư nợ. 28
2.3.2 Chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Cầu Giấy. 32
2.4 Đánh giá về chất lượng cho vay của chi nhánh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 34
2.4.1 Đánh giá về kết quả đạt được. 34
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân. 36
2.4.2.1 Những hạn chế. 36
2.4.2.2 Những nguyên nhân. 37
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNO&PTNT Cầu Giấy. 42
3.1 Phương hướng của Chi nhánh trong thời gian tới. 42
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DN vừa và nhỏ. 44
3.2.1 Đẩy mạnh công tác marketing. 44
3.2.2 Xây dựng chiến lược cho vay phù hợp. 45
3.2.3 Tuân thủ thực hiện đúng các quy trình tín dụng, đặc biệt là nâng cao chất 46
3.2.4 Tăng cường huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 46
3.2.4 Tăng cường công tác thu thập thông tin, kiểm tra kiểm toán. 47
3.2.5 Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. 48
3.2.6. Giải pháp về tổ chức nhân sự. 49
3.3Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. 51
3.3.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước. 51
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 53
3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam. 53
Kết luận, 54
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển chung của NHNN&PTNT. Năm 2004, chi nhánh chuyển sang trụ sở mới tại 99 Trần Đăng Ninh với trang thiết bị đầy đủ hơn đã tạo điều kiện mở rộng hơn hoạt động của chi nhánh, tạo đà cho những bước phát triển sau này.
Ngày 12/1/2006, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ra quyết định số 35 nâng cấp NHNN&PTNT Cầu Giấy từ chi nhánh cấp 2 lên thành chi nhánh cấp 1, trực thuộc NHNN&PTNT Việt Nam. Trên tinh thần đó, ngày 13/1/2006, chủ tịch hội đồng quản trị NHNN&PTNT Việt Nam đã ra quyết định số 28, chính thức thành lập chi nhánh cấp 1 NHNN&PTNT Cầu Giấy. Chi nhánh đã tổ chức lễ khai trương và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/3/2006. Tại thời điểm bắt đầu hoạt động chi nhánh chỉ có 31 nhân viên và 4 phòng giao dịch trực thuộc. Đến nay chi nhánh đã có hơn 100 nhân viên và 10 phòng giao dịch trực thuộc. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNN&PTNT Cầu Giấy được thể hiện qua sơ đồ sau:
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng tín dụng
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng hành chính
Phòng kế hoạch
Tổ kiểm soát
Tổ tiếp thị
Tổ thẻ
Giám đốc chi nhánh
3 phó giám đốc
2.2. Thực trạng của hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua.
Đóng trên địa bàn quận Cầu Giấy là trung tâm kinh tế chính trị mới của thủ đô, hoạt động trên một địa bàn khá thuận lợi về môi trường kinh tế. Theo chủ trương mới của thủ đô, quận Cầu Giấy sẽ được ưu tiên xây dựng thành trung tâm kinh tế chính trị mới của Thủ đô Hà Nội. Trên đà xây dựng như vậy, do đó có rất nhiều các công ty xây dựng, các doanh nghiệp lớn nhỏ mở các công ty, chi nhánh tại Cầu Giấy.
Sau khi được chuyển đổi từ chi nhánh cấp 2 lên chi nhánh cấp 1, NHNN&PTNT Cầu Giấy đã tiến hành đổi mới, thực hiện kết hợp hài hoà nhiều biện pháp nhằm làm thay đổi toàn diện hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng đã cải tiến tổ chức và cơ cấu hoạt động linh hoạt đảm bảo phục vụ khách hàng nhanh chóng và thuận lợi, nắm vững và vận dụng chính sách khách hàng một cách mềm dẻo trong khuôn khổ cho phép, khai thác triệt để các hình thức huy động vốn để thoả mãn mọi nhu cầu vay vốn và thanh toán của khách hàng,...Kết quả thu được thật đáng ghi nhận, hoạt động kinh doanh của ngân hàng không ngừng được mở rộng và ngày càng nâng cao, uy tín của NHNN&PTNT Cầu Giấy được đánh giá cao bởi nhiều bạn hàng và sự ghi nhận đóng góp với Ngành, cũng như đóng góp với sự nghiệp đổi mới và quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính năm 2008 trên thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực sản xuất, dẫn đến suy thoái kinh tế trên một số nước. Việt Nam cũng không năm ngoài vòng xoáy của khủng hoảng tài chính. Ở trong nước hiện tượng lạm phát diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu giảm, sức mua của thị trường giảm sút. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, cán cân thương mại trong tình trạng thiếu hụt, giá đô la tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt thị trường vàng diễn biến phức tạp tăng kỉ lục đã làm cho sản xuất kinh doanh trong nước không ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các ngành kinh tế nói chung và của các NHTM nói riêng.
Trong bối cảnh như vậy, hướng theo mục tiêu tăng trởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và các định hướng lớn của ngành, trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ hoạt động NHNN&PTNT với những biện pháp thích hợp vừa tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vừa đảm bảo nguồn vốn đầu tư tín dụng có hiệu quả. Cho nên hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả tốt đẹp.
2.2.1 Công tác huy động vốn
Một trong những mục tiêu quan trọng của NHNN&PTNT Cầu Giấy hàng năm là tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, phấn đấu tổng nguồn vốn huy động tăng bình quân 20% so với năm trước. Với các thế mạnh như uy tín, mạng lới rộng và thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh gọn chính xác, thủ tục thuận lợi, hình thức huy động phong phú,…NHNN&PTNT Cầu Giấy ngày càng thu hút được nhiều khách hàng tới giao dịch. Kết quả là nguồn vốn của chi nhánh vẫn tăng trưởng, ổn định, không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư, tín dụng, thanh toán tại chi nhánh mà còn thường xuyên điều chuyển vốn thừa theo kế hoạch về NHNN&PTNT Việt Nam để điều hoà trong toàn hệ thống.
Bảng số liệu kết quả hoạt động huy động vốn của NHNN&PTNT Cầu Giấy trong một số năm gần đây sẽ giúp cho chúng ta đánh giá một cách chính xác hơn.
Tính đến hết ngày 31/12/2009, tổng nguồn vốn là 1881,5 tỷ đồng tăng 305 tỷ so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng là 22,9%.
Trong đó:
_ Nội tệ chiếm 1563,5 tỷ đồng tương ứng với 83% nguồn vốn tăng 74,5 tỷ so với năm 2008.
_ Ngoại tệ ( đã quy đổi ra VND) đạt 318 tỷ đồng, tương ứng với 17% nguồn vốn, tăng 55 tỷ đồng so với năm 2008.
Nhìn chung tình hình huy động vốn qua các năm kể cả VND và ngoại tệ đều không ngừng tăng. Đây là thành quả của việc Chi nhánh thường xuyên quan tâm và tổ chức tốt công tác huy động vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư, chú trọng phong cách phục vụ của các quỹ tiết kiệm,…Những biến đổi trên cũng đã cho thấy cung về vốn trên địa bàn là khá lớn, mặc dù trong thời gian qua lãi suất có nhiều biến động do ảnh hưởng của khủng hoảng.
Đến cuối năm 2009, tổng nguồn vốn huy động đạt 1881,5 tỷ đồng, tăng 305 tỷ so với năm 2008, tốc độ tăng đạt 22,9%. So với kế hoạch đặt ra, mức tăng trởng trên đã tăng gấp 1,24 lần, tạo nên một lượng vốn khá lớn, làm cơ sở vững chắc cho tốc độ phát triển kinh doanh không ngừng của Chi nhánh. Khoản mục quan trọng trọng nhất trong tổng nguồn vốn là tiền gửi cũng có sự tăng trưởng. Cụ thể như sau:
a, Tiền gửi phân theo đối tượng.
_ Tiền gửi không kỳ hạn đạt 406,5 tỷ đồng 30,3 tỷ so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng là 12,4% chiếm 21,6% tổng nguồn vốn trong đó lượng ngoại tệ huy động được là 67 tỷ.
_ Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng: 384 tỷ giảm 21 tỷ so với năm 2008 chiếm 20,4% tổng nguồn vốn, trong đó lượng tiền gửi ngoại tệ là 53 tỷ đồng.
_ Tiền gửi kỳ hạn từ 12- 24 tháng là 356 tỷ tăng 37 tỷ so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 19% trong tổng nguồn vốn trong đó ngoại tệ là 71 tỷ.
_ Tiền gửi kỳ hạn trên 24 tháng 734 tỷ tăng 105 tỷ so với năm 2008 chiếm tỷ trọng là 39% trong tổng nguồn vốn, trong đó lượng ngoại tệ là 43,4 tỷ.
b, Tiền gửi phân theo đối tượng
_ Tiền gửi của dân cư: 813,5 tỷ đồng tăng 107,4 tỷ so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 38,7% trong tổng nguồn vốn trong đó ngoại tệ chiếm 176 tỷ.
_ Tiền gửi của tổ chức, doanh nghiệp là 1068 tỷ tăng 675 tỷ so với năm 2008 chiếm 57% so với tổng nguồn vốn trong đó ngoại tệ là 93,6 tỷ.
c, Tiền gửi phân theo tính chất nguồn vốn:
_ Tiền gửi tiết kiệm : 758,5 tỷ tăng 68 tỷ so với năm 2008 chiếm tỷ trọng 41% trong tổng nguồn vốn trong đó ngoại tệ chiếm 131 tỷ.
_ Tiền gửi của tổ chức, doanh nghiệp là 1068 tỷ tăng 675 tỷ so với năm 2008 chiếm 57% so với tổng nguồn vốn trong đó ngoại tệ là 93,6 tỷ.
_ Tiền gửi kỳ phiếu : 42 tỷ giảm 17 tỷ so với năm 2008 chiếm tỷ trọng 2% trên tổng nguồn vốn trong đó ngoại tệ là 20,5 tỷ.
2.2.2 Hoạt động tín dụng
Mặc dù nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực nhng nhìn chung trong những năm qua, do tình hình kinh tế trong nước có nhiều khó khăn, môi trường đầu tư không thuận lợi, chậm tiêu thụ, sức mua của thị trường thấp,…Nhiều doanh nghiệp đã không dám đầu tư vào sản xuất kinh doanh, số lượng dự án có đủ điều kiện cho vay không nhiều, lại thêm sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nên nhìn chung đối với từng ngân hàng lượng vốn đầu tư cũng bị hạn chế. Trong bối cảnh đó với sự quyết tâm cao, NHNN&PTNT Cầu Giấy đã vận dụng kịp thời, linh hoạt các chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà nước, của Ngành, bám sát từng đơn vị kinh tế và có những giải pháp tích cực, nên kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn đạt được kết quả tốt cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng các khoản đầu tư. Chi nhánh đã tăng cường đầu tư cho khu vực kinh tế quốc doanh, các ngành kinh tế trọng điểm, kinh tế mũi nhọn, sản xuất kinh doanh lớn như bưu chính viễn thông, xây dựng, dịch vụ giao thông vận tải,…ưu tiên vốn cho các dự án lớn, khả thi, có hiệu quả. Đặc biệt với phương châm tăng trưởng vững chắc hạn chế rủi ro xảy ra NHNN&PTNT Cầu Giấy đã từng bước tiếp cận thị trường, từ đó xác định hướng đầu tư phù hợp với trình độ cán bộ, khả năng quản lý… chú trọng đầu tư vốn cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây được xác định là hướng chiến lược để phát triển về công tác kinh doanh của chi nhánh, thông qua việc phân tích thị trường, căn cứ vào môi trường kinh doanh của khu vực, chủ động tiếp cận khách hàng. Tuy bước đầu mới đạt được kết quả khiêm tốn, nhưng về lâu dài đây là hướng đầu tư mang lại hiệu quả cao, rủi ro thấp.
Tổng dư nợ năm 2009 là 1170 tỷ tăng 167 tỷ so với năm 2008 tăng 16.67% so với năm 2008. Trong đó:
_ Nội tệ là 978 tỷ tăng 105 tỷ so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng là 12,02% chiếm tỷ trọng 83,58% trong tổng dự nợ.
_Ngoại tệ là 192 tỷ đồng tăng 11 tỷ so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng là 6,07% chiếm tỷ trọng là 16,42 trên tổng dự nợ.
Cụ thể mức tăng trưởng của dư nợ phân theo các chỉ tiêu khác nhau như sau:
a, Dư nợ phân theo thời gian
_ Nợ ngắn hạn là 731, 1 tỷ chiếm tỷ trọng 63% trên tổng dư nợ.
_ Nợ trung và dài hạn là 438,9 tỷ chiếm tỷ trọng là 37% trên tổng dư nợ
b, Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
_ Cho vay doanh nghiệp: 967,7 tỷ đồng chiếm 82,58% tổng dư nợ.
_Cho vay cá nhân và hộ gia đình là 202,3 tỷ chiếm tỷ trọng 17,42% trên tổng dư nợ.
Nợ xấu năm 2009 là 11 tỷ, giảm 0.85 tỷ so với năm 2008 chiếm tỷ trọng 0,94% trên tổng dư nợ trong đó nợ quá hạn là 2,3 tỷ tăng 0.65 tỷ so với năm 2008 chiếm tỷ trọng 0,197% trên tổng dư nợ.
Qua các số liệu trên cho thấy, dư nợ cho vay của NHNN&PTNT luôn có sự tăng trưởng mặc dù sự tăng trưởng đó còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng này là do Chi nhánh đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp sáng tạo trong cho vay, đồng thời đảm bảo thông suốt, nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh còn luôn quan tâm đến công tác tiếp thị thu hút thêm được nhiều khách hàng mới đến vay vốn.
2.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Đánh giá chung qua các năm đều cho thấy nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của NHNN&PTNT Cầu Giấy luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.Mặc dù trong những năm gần đây chính sách quản lý và tỷ giá ngoại hối có nhiều biến động, mức cung ngoại tệ luôn khan hiếm cho kinh doanh nhập khẩu nhưng với sự tích cực, chủ động khai thác nguồn ngoại tệ và với nhiều biện pháp linh hoạt NHNN&PTNT Cầu Giấy đã đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho các khách hàng về số lượng cũng như chủng loại, quan tâm đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, hạn chế đáng kể rủi ro về tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK.
Trong năm 2009, lượng mua bán ngoại tệ qui đổi USD đạt 17,2 triệu USD tăng 12% so với năm 2008. Thu về kinh doanh ngoại tệ đạt 0,73 tỷ đồng, tăng 9%. Phí giao dịch kinh doanh ngoại tệ đạt 0,27 tỷ đồng, tăng 37%.
2.2.4 Hoạt động phát hành thẻ ATM
Trong năm 2009 chi nhánh cũng đạt được sự tăng trưởng trong công tác phát hành thẻ. Cụ thể, tính đến cuối năm 2009, tổng số thẻ mà chi nhánh đã phát hành là 26227 thẻ với tổng số dư là 39871 triệu VND, tăng 2078 thẻ so với năm 2008. Số dư bình quân của các tài khoản thẻ là 1,523 triệu đồng/thẻ.
2.3 Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh trong thời gian qua.
2.3.1 Cơ cấu sử dụng vốn cho vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng dư nợ.
Trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay tại NHNN&PTNT Cầu Giấy, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm 1 tỷ lệ khá lớn. Qua bảng số liệu sau đây ta có thể thấy rõ được tình hình cho vay tại Chi nhánh:
Bảng 2: Dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2009
2008
2007
Tổng dư nợ
1170
1003
964
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
642,8
608
580
Doanh nghiệp lớn
324,9
245,7
240
Cá nhân và hộ gia đình
202,3
149,3
144
( Nguồn Bảng cân đối kế toán của NHNo&PTNN Cầu Giấy)
Năm 2008 là giai đoạn khủng hoảng kinh tế của thế giới nói chung và của ngành ngân hàng tài chính nói riêng. Mặc dù kinh tế khó khăn, hoạt động cho vay gặp nhiều rủi ro, nhưng với sự quyết tâm của cán bộ công nhân viên của chi nhánh cùng với sự linh hoạt, phân tích kỹ lưỡng thị trường… hoạt động cho vay của Chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng cho dù kết quả đạt được còn khá khiêm tốn. Cuối năm 2009 là thời kỳ kinh tế có dấu hiệu phục hồi, cùng với gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, dư nợ cho vay cũng có sự tăng trưởng.
Nhìn chung, dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng qua các thời kỳ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đó đã làm ăn có hiệu quả, chi nhánh được nhiều doanh nghiệp biết đến và trở thành khách hàng của chi nhánh.
Đạt được những thành quả trên là nhờ những chính sách thích hợp của NHNo&PTNT Việt Nam và phương hướng hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy. Chi nhánh đã có những chủ trương thích hợp để tăng cường vốn để cho vay và đã đạt được những kết quả khả quan. Như vậy, chỉ qua hơn 4 năm nâng cấp lên chi nhánh cấp 1, chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp và đã đạt được kết quả bước đầu trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
b) Dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thời gian
Bảng 3 :Cơ cấu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thời hạn.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2009
2008
2007
Tổng dư nợ
642,8
608
580
Cho vay ngắn hạn
430,676
468,16
365.4
Cho vay trung và dài hạn
212,124
139,84
214,6
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp của NHNo&PTNT Cầu Giấy)
Nhìn vào bảng báo cáo và biểu đồ cho thấy, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ chủ yếu (67%) trong khi đó cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 33%. Như vậy, ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tuy có tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động chủ yếu để cho vay là nguồn dưới 12 tháng, các dự án vay trung và dài hạn chưa nhiều, chưa hiệu quả. Hơn nữa, do tính chất và cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu kinh doanh ở các lĩnh vực vốn ít, quy mô nhỏ, vòng quy vốn thấp nên tỷ lệ vay ngắn hạn nhiều.
c) Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế.
Bảng 4 :Cơ cấu cho vay DN vừa và nhỏ theo ngành kinh tế
Năm
Chỉ tiêu
2009
2008
2007
Cho vay công nghiệp, TTCN
137,0
114,9
389
Cho vay thương mại và dịch vụ
392,0
375,0
105
Cho vay ngành khác
113,8
118,1
86
( Trích: báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp của NHNo&PTNT Cầu Giấy)
Nhìn vào cơ cấu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo ngành kinh tế, ta nhận thấy cho vay thương mại và dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất 60%, điều này cho thấy khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, chu kỳ kinh doanh thường là ngắn, phù hợp với việc thực hiện cho vay ngắn hạn của chi nhánh và đặc điểm doanh nghiệp trên địa bàn. Như vậy, với hướng cho vay chủ yếu của mình, NHNo&PTNT Cầu Giấy đã góp phần đáng kể vào việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn đồng thời cũng góp phần phát triển các thành phần kinh tế khác.
Như vậy, nhìn vào tất cả các bảng số liệu ta đều thấy doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên khi phân tích dư nợ tín dụng của một ngân hàng, nếu như chỉ xem xét diễn biến của tổng dư nợ thì chưa thể phản ánh chính xác được tình hình cho vay của ngân hàng đó, càng chưa thể vội vàng kết luận được rằng hoạt động cho vay cảu ngân hàng đã tăng theo thời gian. Bởi vì có thể xảy ra trương hợp doanh số cho vay không tăng nhưng việc trả nợ của ngân hàng giảm thì tổng dư nợ vẫn tăng lên. Từ đó, nếu muốn đánh giá tốt hơn về chất lượng cho vay của chi nhánh thì ta cần phân tích thêm tình hình cho vay và thu nợ của chi nhánh.
Bảng 5: Doanh số cho vay thu nợ đối với DN vừa và nhỏ
ChØ tiªu
N¨m 2009
N¨m 2008
DS cho vay
DS thu nî
CV/TN (%)
DS cho vay
DS thu nî
CV/TN (%)
Tæng
1.440
1.100
76,4%
1.363
1.283
94,1%
Ng¾n h¹n
1.195
1.040
87,02%
1.060
1.046
98,7%
Trung-dµi h¹n
245
60
24,5
303
237
78,21%
( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp của NHNo&PTNN Cầu Giấy)
Nhìn vào bảng trên cho ta thấy, chi nhánh chú trọng vào việc cho vay ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp. Nguyên nhân của việc cho vay ngắn hạn tăng trưởng trong thời gian qua và đặc biệt là năm 2009 là vì:
Thứ nhất: Cơ chế tín dụng đối với DN vừa và nhỏ thông thoáng hơn, doanh nghiệp có thể không cần tài sản thế chấp mà vẫn có thể được cho vay nếu như có phương án kinh doanh thích hợp. Do vậy đây là điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Thứ hai: Các DN vừa và nhỏ đã có những bước phát triển đáng kể về lĩnh vực kinh doanh, xuất hiện ngày càng nhiều hơn nhu cầu vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh, đầu tư ngắn hạn… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba: Ngoài các nguyên nhân kể trên ra thì phải kể đến nguyên nhân chủ quan khác. Đó chính là sự cố gắng của NHNo&PTNT Cầu Giấy trong việc thực hiện các chính sách khách hàng, sản phẩm, lãi suất, tín dụng một cách mềm dẻo, khôn khéo. Với uy tín sẵn có trên thị trường cộng với sự tác động của các hoạt động thuộc Marketing ngân hàng kể trên, NHNo&PTNT Cầu Giấy đã chủ động thu hút đuợc khá nhiều khách hàng là các DN vừa và nhỏ đến giao dịch và có quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Nhờ đó mà doanh số cho vay nói chung, doanh số cho vay DN vừa và nhỏ nói riêng mà trong đó có doanh số cho vay ngắn hạn đối với DN vừa và nhỏ không ngừng tăng lên theo thời gian, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2009. Một lý do khá căn bản làm tăng nhanh doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh đó là, trong năm 2009, các doanh nghiệp được hỗ trợ gói lã suất 4% của Chính phủ.Nếu so sánh với năm 2008 mức lãi suất này giảm đáng kể, do đó các DNvừa và nhỏ tiếp tục đến và vay vốn tại Chi nhánh, nâng doanh số cho vay ngắn hạn DN lên đến 1.195 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước tới nay.
2.3.2 Chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Cầu Giấy.
Đến thời điểm hiện tại, chi nhánh cũng đã phát sinh các khoản. nợ quá hạn Nợ xấu năm 2009 là 11 tỷ, giảm 0.85 tỷ so với năm 2008 chiếm tỷ trọng 0,94% trên tổng dư nợ trong đó nợ quá hạn là 2,3 tỷ tăng 0.65 tỷ so với năm 2008 chiếm tỷ trọng 0,197% trên tổng dư nợ. Tình trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp cũng đạt nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn còn có những doanh nghiệp tồn tại tình trạng trả lãi chậm hoặc không trả được lãi trong thời gian dài. Các khoản cho vay ngắn hạn thì thương được trả đúng hạn và đấy đủ vì thương các khoản cho vay ngắn hạn thì rủi ro ít và phù hợp với chu kỳ kinh doanh. Nhìn vào số liệu dưới đây ta có thể nhận thấy tình hình nợ quá hạn của chi nhánh như sau:
Bảng 6: Tổng hợp tình hình nợ quá hạn.
Đơn vị : Tỷ đồng
ChØ tiªu
N¨m 2009
N¨m 2008
Nî qu¸ h¹n
Tû träng /åNQH
Nợ xấu
NQH
/åDN
Nî qu¸ h¹n
Tû träng /åNQH
Nợ xấu
NQH
/åDN
Tæng sè
2,3
11
0,197%
2,95
10,15
0,294%
Dn vừa và nhỏ
0,75
32,6%
4
0,064%
1,02
34,57%
4,25
0,101%
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp NHNo&PTNT Cầu Giấy)
Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn có xu hướng giảm. Như vậy chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng cho vay, thể hiện được uy tín của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với chi nhánh.
Các chỉ tiêu khác để đo lường chất lượng cho vay của chi nhánh trong các năm qua như :
Hệ số sử dụng vốn
Ý nghĩa của việc đánh giá hệ số này là nhằm so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với huy động vốn. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được . Vậy ở NHNo&PTNT Cầu Giấy hệ số này trong những năm qua đạt mức bao nhiêu, tốt hay chưa tốt, ta hãy xem xét bảng sau.
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2008
1-Huy động vốn
1881,5
1576,5
2-Sử dụng vốn
1170
1003
Hệsố=(2)/(1)x100%
62,18%
63,62%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Cầu Giấy.
Các số liệu đã cho thấy, mặc dù công tác huy động và sử dụng vốn qua các năm đều tăng song hệ số sử dụng vốn của Chi nhánh vẫn ở mức cha cao. Năm 2009 giảm thấp hơn (-1,44%) so với năm 2008. Nguyên nhân khiến cho Chi nhánh có hệ số sử dụng vốn thấp trong 3 năm vừa qua có thể được lý giải là do những khó khăn của nền kinh tế, môi trường đầu tư không thuận lợi, số lượng dự án khả thi ít,…Đây cũng là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong hệ thống NHTM ở nước ta trong thời gian qua.
Vòng quay của vốn.
Vòng quay vốn tín dụng trong năm được tính bằng tỷ lệ của doanh số thu nợ trong năm chia cho dư nợ bình quân trong năm. Bằng các số liệu phản ánh kết quả kinh doanh tại NHNo&PTNT Cầu Giấy đã được trình bầy trong các phần trên, ta tính được vòng quay vốn tại Chi nhánh như sau:2,67 (2009); 2,85 (2008). Biết rằng chỉ tiêu này càng lớn càng tốt vì nó phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong năm, với số vòng quay như vậy trong khi dư nợ của Chi nhánh chủ yếu là cho vay ngắn hạn thì kết quả thu được là rất đáng khả quan, chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (trong vòng 1 năm các doanh nghiệp có thể quay vòng vốn từ 2 đến 4 lần, tức một chu kỳ chuyển vốn của doanh nghiệp là từ 3 đến 4 tháng).
Tình hình lãi treo
Những năm qua NHNo&PTNT Cầu Giấy đã có nhiều nỗ lực nhằm đảm bảo an toàn vốn, lành mạnh hoá hoạt động cho vay, hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn chính vì vậy mà con số lãi treo phát sinh trong mấy năm qua mặc dù vẫn còn ở mức khá cao song nhìn chung đã có xu hướng giảm xuống. Cụ thể:
Năm 2007: Lãi treo phát sinh: 15.782 triệu đồng; % so với 2008: 99,1%; Lãi treo thu được : 8.697 triệu đồng.
Năm 2009: Lãi treo phát sinh: 13.019 triệu đồng; % so với 2008: 94,46%; Lãi treo thu được : 9.335 triệu đồng.
Như vậy, nhìn chung chất lượng cho vay của chi nhánh đã được cải thiện qua các năm. Tuy nhiên, không dưng lại ở đó, NHNo&PTNT Cầu Giấy không ngừng gia tăng các chính sách và biện pháp nhằm đem lại chất lượng tốt nhất cho các khoản cho vay. Cụ thể như sau:
* Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, bám sát diễn biến và nâng cao chất lượng các khoản vay.
*Phối hợp tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp đảm bảo an toàn vốn vay.
*Tăng cường công tác thẩm định các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
*Ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động tín dụng
*Theo dõi sát sao mục đích sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhằm tránh hiện tượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích..
*Điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp.
*Xử lý nợ quá hạn, tiến hành đánh giá và phân chia các khoản nợ quá hạn thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.
*Tập thể cán bộ tín dụng đoàn kết, nhất trí, có nhiều cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ được giao, phong cách làm việc dứt khoát
2.4 Đánh giá về chất lượng cho vay của chi nhánh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.4.1 Đánh giá về kết quả đạt được.
Trong những năm qua, với phương châm lấy hiệu quả kinh tế lên hàng đầu, Chi nhánh đã hướng đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực có tiềm năng, có khả năng sinh lời và ưu tiên cho những dự án đầu tư theo chiều sâu, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, không hiệu quả. Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong công tác thông tin tiếp thị, thực hiện chính sách khoa học, tăng nguồn vốn huy động trong dân cư, tăng khả năng cạnh tranh với NHTM khác trên địa bàn tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chi nhánh cũng đã làm tốt công tác huy động vốn-có điều kiện đáp ứng kịp thời và đầy đủ các yêu cầu tín dụng. Trong những năm qua ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn nên nguồn vốn ngày càng tăng trưởng với một tốc độ khá cao. Tính đến năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 1881,5 tỷ đồng so với năm 2008 tăng 305 tỷ,.Ngoài nguồn vốn huy động trong các tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế trong nước, NHNo&PTNT Cầu Giấy còn huy động nguồn vốn từ Chính phủ, từ các tổ chức quốc tế như nguồn vốn của Đài Loan, vốn Việt Đức, EU,…Với khả năng về vốn liên tục được mở rộng, NHNo&PTNT Cầu Giấy đã đáp ứng đầy đủ và kịp thời mọi nhu cầu về vốn tín dụng (cả nội tệ và ngoại tệ) của nền kinh tế. Đối với các yêu cầu từ khách hàng là DN vừa và nhỏ ngân hàng luôn cố gắng giải quyết nhanh chóng và tài trợ ở mức cao nhất có thể đạt được sau khi thẩm định. Kết quả của công tác cho vay-đầu tư đã góp phần mở rộng sản xuất, giúp các doanh nghiệp có điều kiện hiện đại hoá công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá sản phẩm, khôi phục một số ngành nghề truyền thống, tạo việc làm cho một khối lượng lớn người lao động, từ đó làm tăng thu cho doanh nghiệp và góp phần vào ổn định xã hội.
Chi nhánh cũng đạt được tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt được ngày một cao.Trong phân tích tổng quan về tình hình hoạt động tín dụng ở phần trên, ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng dư nợ tại NHNo&PTNT Cầu Giấy đạt được ngày một cao. Ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào những ngành nghề kinh tế trọng điểm, nhất là đối với khu vực DN vừa và nhỏ-một khu vực kinh tế tiềm năng trong nền kinh tế quốc dân và là đối tượng khách hàng có dư nợ lớn tại NHN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25842.doc