Đề tài Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật của tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM 4

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn 4

1.2. Các đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chủ yếu 5

1.2.1. Các ngành nghề kinh doanh chính của tập đoàn 5

1.2.2. Cơ cấu tổ chức của tập đoàn 5

1.2.3. Lao động 7

1.2.4. Sản phẩm dịch vụ của tập đoàn 10

1.3. Đặc điểm kết quả sản xuât kinh doanh của tập đoàn một số năm gần đây 11

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRI ỂN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM 14

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật trong tổ chức . 14

2.1.1. Nhân tố khách quan 14

2.1.2. Nhân tố chủ quan 15

2.2- Thực trạng công tác đào tạo công nhân kỹ thuật của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam 16

2.2.1- Xác định nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật 16

2.2.2- Xác định mục tiêu đào tạo 19

2.2.3. Xác định đối tượng đào tạo 20

2.2.4. Xây dựng chương trình đào tạo cho công nhân kĩ thuật 21

2.2.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho đào tạo 24

2.2.6. Lựa chọn phương pháp đào tạo 28

2.2.7. Kinh phí đầu tư cho đào tạo 33

2.2.8. Lựa chọn giáo viên đào tạo 36

2.2.9. Đánh giá chương trình đào tạo 38

2.3. Nhận xét chung về công tác đào tạo phát triển công nhân kỹ thuật tại tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam 39

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM 42

3.1. Các khái niệm cơ bản 42

3.1.1 Công nhân kĩ thuật 42

3.1.2 Đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật 43

 3.2. Sự cần thiết của công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật 44

3.3. Vai trò của công tác đào tạo công nhân kĩ thuật 44

3.4- Phương hướng phát triển của tập đoàn 46

3.4.1- Mục tiêu và chiến lược phát triển của tập đoàn 46

3.4.2- Phương hướng đào tạo công nhân kỹ thuật của Tập đoàn. 49

3.5- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Tập đoàn. 53

3.5.1- Nâng cao chất lượng công tác xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo 53

3.5.2- Giải pháp để lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp 55

3.5.3- Giải pháp để tăng năng lực đào tạo và tăng chất lượng đội ngũ giáo viên. 56

3.5.4- Giải pháp để thực hiện tốt công tác đánh giá chương trình đào tạo 58

3.6- Một số kiến nghị 58

 PHỤ LỤC 59

BẢNG HỎI VỀ NHU CẦU ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT 59

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐÀO TẠO 61

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật của tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c dựa theo giáo trình cơ khí của Bộ Lao động Thương binh- Xã hội, giáo trình chuyên môn do các cán bộ có trình độ, am hiểu ngành nghề biên soạn và được lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt. Hiện nay giáo trình cho công nhân kĩ thuật của Tập đoàn đã có nhiều cải tiến, đáp ứng sự phát triển và yêu cầu đặc thù riêng của ngành công nghiệp tàu thuỷ, giúp học viên nhanh chóng nắm bắt được những kiến thức cần thiết. Nhìn chung đội ngũ công nhân kĩ thuật được đào tạo của tập đoàn có khả năng thích ứng công việc nhanh, có kiến thức cơ bản về chuyên môn, nhiệt tình hăng say trong công việc. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế là: - Đa số công nhân kĩ thuật của Tập đoàn được đào tạo theo phương thức kèm cặp là chính, nhất là những công nhân tuyển ngoài, mất nhiều thời gian đào tạo làm quen với công việc. - Chất lượng đào tạo giữa các đơn vị không được đồng đều. Phần lớn lao động có trình độ, tay nghề tập trung ở các nhà máy lớn, các trung tâm đô thị, trong khi một số đơn vị ở xa các trung tâm đào tạo còn thiếu nhân lực. - Công nhân kĩ thuật ở một số nghề chưa được đào tạo tại các trường nghề và không được cung ứng kịp thời như: phóng dạng, giàn giáo tàu thuỷ, lái cẩu - Trình độ tay nghề của công nhân kĩ thuật mới chỉ đạt ở cấp quốc gia chưa đạt đến trình độ quốc tế. - Số công nhân kĩ thuật bậc cao không nhiều. Nguyên nhân của tồn tại trên: - Do nhu cầu về số lượng quá lớn, nên để giải quyết nhu cầu công nhân kĩ thuật trước mắt thì việc đảm bảo chất lượng là rất khó khăn. - Phương tiện trang thiết bị giảng dạy còn lạc hậu, công nhân kĩ thuật không có điều kiện tiếp xúc với công nghệ hiện đại. - Số công nhân được đào tạo tại nước ngoài là rất ít, liên kết đào tạo quốc tế vẫn còn hạn hẹp. - Chương trình đào tạo công nhân kĩ thuật vẫn còn một số hạn chế như: Nội dung đào tạo chưa thích hợp, chưa chuyên sâu chỉ mang tính công nghiệp cơ khí nói chung, hiệu quả giảng dạy chưa cao. Nhiều khi đào tạo tràn lan có số lượng mà không có chất lượng. - Tập đoàn chưa chủ động và có kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn để thực hiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, mà hoàn toàn bị động chạy theo yêu cầu cấp bách của sản xuất trước mắt đòi hỏi, nên có về số lượng nhưng chất lượng không cao. - Các hình thức đào tạo của Tập đoàn còn chắp vá manh mún, nặng về hình thức, số lượng chưa quan tâm sâu sắc đến chất lượng đào tạo. 2.2.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho đào tạo Cơ sở đào tạo công nhân kĩ thuật của Tập đoàn bao gồm các Trường và Trung tâm dạy nghề. Hiện nay Tập đoàn có 4 trường công nhân kĩ thuật lớn phân bổ ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Đây là các trường nghề chỉ đào tạo công nhân kĩ thuật phục vụ cho Tập đoàn. * Tại khu vực phía Bắc: - Trường Đào tạo kĩ thuật và nghiệp vụ công nghiệp Tàu thủy I tại Hải Phòng. Trong năm 2006 trường fmở 3 khoá học đào tạo hệ chính quy dài hạn, trong đó 2 khoá đầu đào tạo tại chỗ cho Công ty công nghiệp tàu chuỷ Nam Triệu với 270 học sinh. Hiện nay trường đang đầu tư mở rộng quy mô đào tạo để tăng năng lực cung ứng. Khoá III năm học 2006-2007 trường đã chiêu sinh khoảng 500 học sinh và đã khai giảng vào cuối tháng 12/2006. Tuy đây là một trường mới được thành lập nhưng nhìn chung là thường chuyên ngành quy mô hiện đại, có triển vọng trong tương lai. - Trường công nhân kĩ thuật Bạch Đằng: Năm nay trường tiếp nhận 920 học sinh khoá dài hạn và hơn 100 học sinh khoá ngắn hạn, đào tạo các nghề truyền thống như: hàn, lắp ráp, ống, điện, máy riêng năm 2006 lưu lượng học sinh tại trường gồm 2000 người chủ yếu là con em cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn. Năm 2006 số học sinh ra trường là 650 người trong đó hệ dài hạn 550 người. Tập đoàn đã đầu tư cho trường các thiết bị giảng dạy, học tập và thực hành của Ba Lan với giá trị 2 triệu USD. Xây dựng mới các phòng học, đầu tư một toà nhà 3 tầng làm kí túc xá cho học sinh ở xa. Nâng cao năng lực đào tạo của Trường và trở thành trường nằm trong hệ thống đào tạo nghề quốc gia. Cùng với đội ngũ chuyên trách của Trường, còn có đội ngũ kĩ sư, chuyên gia của các nhà máy được Tập đoàn giao trách nhiệm tham gia giảng dạy, cử một đồng chí uỷ viên hội đồng quản trị kiêm hiệu trưởng nhà trường trực tiếp quản lí công tác đào tạo. - Trung tâm hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài: Lãnh đạo tập đoàn đã đàm phán và kí hợp đồng đào tạo công nhân kĩ thuật đóng tàu với với hãng đóng tàu NKK của Nhật Bản, theo đó hàng năm Tập đoàn cử công nhân sang học tập bên Nhật với thời gian đào tạo 3 năm và thường xuyên hàng năm có khoảng 300 tu nghiệp sinh tại Nhật Bản, tổng số lao động được đào tạo tại Nhật Bản từ năm 2001-2006 là 1200 người. Ngoài ra tập đoàn còn cử nhiều đoàn công nhân kĩ thuật sang học tập công nghệ mới ở các nước đóng tàu tiên tiến như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ba Lan sau đó tiếp tục về nơi làm việc cũ làm nòng cốt của các đơn vị. * Tại khu vực phía Nam Trường kĩ thuật và nghiệp vụ công nghiệp tàu thuỷ II tại thành phố Hồ Chí Minh: Tuy mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh, do đặc thù của địa bàn hoạt động nhưng trường đã khai giảng theo đúng kế hoạch đề ra, năm 2006-2007 trường đã chiêu sinh được 120học sinh hệ dài hạn gồm các nghề Hàn tàu thuỷ và điện tàu thuỷ. * Tại khu vực miền Trung Trường Kĩ thuật nghiệp vụ công nghiệp tàu thuỷ III tại Đà nẵng: là trường mới thành lập tháng 7/2004 nhưng trường đã rất chủ động trong công tác tuyển sinh, khoá đầu trường đã tuyển được 400 học sinh, năm học 2006-2007 trường đã tuyển được 520 học sinh các ngành công nghiệp tàu thuỷ và các ngành công nghiêp khác. Bên cạnh đó Trung tâm đào tạo và dịch vụ của trường cũng thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ cung cấp cho các đơn vị thành viên trong khu vực. Đối với nhà máy đóng tàu Dung Quất, để nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kĩ thuật mới tốt nghiệp, Tổng công ty đã kết hợp với ban chuẩn bị sản xuất mở chương trình đào tạo bổ túc và nâng cao cho số công nhân kĩ thuật mới tốt nghiệp 630 người nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay của nhà máy. Ngoài các trường trực thuộc của tập đoàn, các đơn vị thành viên còn có các trường nghề riêng như: - Trường dạy nghề công nhân kĩ thuật như nhà máy Nam Triệu - Trường dạy nghề thuộc nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng - Trường dạy nghề công nhân kĩ thuật như nhà máy Dung Quất - Trường dạy nghề công nhân kĩ thuật như nhà máy đóng tàu Bến Kiền. Như vậy tập đoàn có nhiều cơ sở đào tạo nghề, tuy nhiên những trường đang hoạt động có quy mô chưa lớn, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo các chuyên môn sâu, hiện đại. Hiện nay các trường đang cố gắng đầu tư, nâng cấp tăng năng lực đào tạo, tuy nhiên khả năng cung ứng công nhân kĩ thuật vẫn bị thiếu hụt, mới chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, lượng còn lại tập đoàn phải tuyển ngoài từ các trường công nhân kĩ thuật khác và tuyển mới lao động phổ thông vào đào tạo nghề tại các đơn vị. Qua đây ta thấy việc đào tạo công nhân kỹ thuật để đáp ứng đủ, kịp thời ở tập đoàn còn gặp nhiều khó khăn, do vậy tập đoàn còn phải cố gắng nhiều đặc biệt trong việc mở rộng quy mô đào tạo, tăng số lượng nhưng phải đảm bảo chất lượng. Về trang bị máy móc thiết bị, phương tiện dạy nghề. Nhìn chung các trường dạy nghề của tập doàn đều được trang bị đầy đủ máy móc, phương tiện dạy học, tạo điều kiện cho học viên được thực hành một cách có hiệu quả. Các trang thiết bị máy móc phương tiện dạy nghề gồm có: - Thiết bị kỹ thuật phóng dạng và hạ liệu - Thiết bị kỹ thuật làm sạch bề mặt kim loại - Thiết bị hàn, đúc rèn. - Máy cắt gọt kim loại - Máy công cụ và gia công cơ khí - Các thiết bị chuyên dùng - Thiết bị hỗ trợ và phục vụ sửa chữa tàu - Thiết bị kiểm tra, vận chuyển Ngoài ra còn có một số máy móc thiết bị khác có liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ. Vì công nghiệp tàu thuỷ là một ngành kinh doanh đa lĩnh vực, tổng hợp của rất nhiều ngành nghề khác nhau, nên đòi hỏi một lượng trag thiết bị rất lớn. Mặt khác trước sự phát triển khoa học công nghệ, sự cạnh tranh trên thương trường quốc tế, tập đoàn cần phải có những thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến. Như vậy vấn đề đặt ra cho tập đoàn là phải có sự quan tâm đầu tư hơn nữa vào cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đào tạo. Mặc dù tập đoàn đã có nhiều cố gắng, quan tâm đầu tư cho các đơn vị nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế sau: - Nhiều phương tiện, trang thiết bị giảng dạy còn lạc hậu, chưa được cập nhật kiến thức mới thường xuyên. - Các thiết bị dùng cho công nhân kỹ thuật thực hành còn hạn hẹp, diện tích phòng học, lớp học chưa đủ lớn. - Khu nghỉ ngơi, giải trí sinh hoạt của học viên còn thiếu. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học viên. - Nhìn chung số lượng trang thiết bị chưa đáp ứng đủ yêu cầu học tập - Số lượng các lớp đào tạo công nhân kỹ thuật thuộc tập đoàn chưa nhiều. Nguyên nhân - Kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này chưa được thoả đáng - Sự ủng hộ giúp đỡ của các ngành, cơ quan, địa phương chưa lớn đặc biệt trong việc cấp đất để xây dựng. Sự chủ động của các đơn vị trong việc nâng cao năng lực là chưa cao. 2.2.6. Lựa chọn phương pháp đào tạo Có nhiều phương pháp đào tạo khác nhau, mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh điểm yếu riêng. Một phương pháp có thể phù hợp với đối tượng này nhưng lại không phù hợp với đối tượng khác. Do vậy mà tuỷ theo từng đối tượng, mục tiêu mà lựa chọn phương pháp đào tạo cho thích hợp. Lực lượng công nhân kỹ thuật trong tập đoàn là rất đông đảo, gồm nhiều đối tượng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau tập đoàn đã dựa trên sự phân tích các đối tượng được chọn đào tạo, mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo để chọn ra phương pháp đào tạo hiệu quả nhất. Các phương pháp đào tạo chủ yếu đang được áp dụng tại tập đoàn là: - Phương pháp kèm cặt tại nơi làm việc: sử dụng đối với công nhân nâng cao tay nghề và những người mới tuyển vào chưa thành thạo với công việc. Đội ngũ này sau khi đào tạo được phân phối về các nhà máy đóng tàu. Trong quá trình làm việc chịu sự kèm cặp trực tiếp của công nhân bậc cao 3 tháng. Sau dó qua kiểm tra nếu thích nghi được mới tiếp nhận vào sản xuất. Trong quá trình sản xuất phải thực hiện quy chế đào tạo kèm cặp của tập đoàn, công nhân bậc cao kèm cặp công nhân bậc thấp, những người có kinh nghiệm phải có trách nhiệm truyền bá cho những người khác để cùng tiến bộ, đây là nội dung chính trong quy chế đào tạo kèm cặp của tập đoàn. - Phương pháp đào tạo tập trung dài hạn. Đào tạo có hệ thống bài bản tại các trường lớp chính quy , nhằm cung cấp đội ngũ lao động có năng lực trình độ. Thời gian đào tạo là từ 1-2 năm. Điều kiện đối với các đối tượng là: trình độ văn hoá trên lớp 12, có sức khoẻ, kỷ luật tốt, gắn bó với ngành. Toàn bộ thời gian thực tập được diễn ra ở các nhà máy, phân xưởng, tổ sản xuất tại đây các kỹ sư, đốc công, tổ trưởng sản xuất, công nhân bậc cao sẽ hướng dẫn các học sinh thực tập. Cách thức đào tạo ở đây là nửa ngày học, nửa ngày thực hành. Tập đoàn đã đầu tư xây dựng các cơ sở thực hành riêng dành cho công nhân kỹ thuật tập trung dài hạn. Ngoài ra trong 2 năm học, các học viên sẽ được thực tập 6 tháng ở các nhà máy. Việc này sẽ làm cho công nhân nhanh chóng nắm bắt được các kỹ năng làm việc - Cử đi học ở các trường chính quy: các công nhân có đủ điều kiện sẽ được chọn cử đi học ở các trường nghề thuộc tập đoàn. Tuỳ theo từng ngàng nghề và khả năng của mỗi công nhân sẽ phân ra các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Lớp ngắn hạn thời gian đào tạo 1- 12 tháng, lớp dài hạn thời gian đào tạo là 12-24 tháng. Trong phương pháp này người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ các kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo. - Đào tạo mới: những công nhân mới tuyển vào làm, chưa quen với công việc sẽ được học những kiến thức cơ bản, các quy định chung của tập đoàn sau đó là những kiến thức về công việc sẽ đảm nhận. - Đào tạo chuyển nghề và đào tạo lại: khi mức độ phức tạp của công việc tăng lên, nảy sinh những đòi hỏi mới mà trình độ của người lao động không còn thích ứng với công việc nữa hay một số nghề không còn thích hợp với yêu cầu tổ chức sản xuất hiện nay thì tập đoàn sẽ tổ chức để đào tạo chuyển nghề, đào tạo lại. Tuy nhiên các đối tượng được đào tạo cũng phải có một số điều kiện về sức khoẻ, tuổi đời thời gian đào tạo chuyển nghề là từ 3-6 tháng tuỳ theo từng nghề cụ thể và được đào tạo theo kiểu tập trung. - Liên kết đào tạo: gồm liên kết đào tạo trong nước và liên kết đào tạo nước ngoài. + Liên kết đào tạo trong nước: tập đoàn làm việc trực tiếp với trường công nhân kỹ thuật đóng tàu của Bộ giao thông vận tải, liên kết đào tạo qua việc cử cán bộ kỹ sư, phối hợp giảng dạy, học sinh thực tập tại nhà máy của tập đoàn do các cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm quản lý kèm cặp.Cùngnhà trường phát triển loại hình đào tạo Nhà nước và nhân dân cùng làm, đảm bảo đầu ra khi tốt nghiệp. Mặt khác kiện toàn lại các cơ sở đào tạo cạnh xí nghiệp, trang bị thêm một số cơ sở vật chất mới, bố trí cán bộ chuyên trách và duy trì thường xuyên việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho lực lượng hiện có và bổ túc về công nghệ đóng tàu cho công nhân được tuyển từ các trường kỹ thuật nghiệp vụ khác. Ngoài ra tập đoàn còn kết hợ với trường ĐH Hàng hải mở nhiều lớp ĐH tại chức Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ cả các lớp học ban ngày và ban đêm, tổng kinh phí chi cho chương trình này là gần 2 tỷ đồng. Để nghị trường ĐH Bách khoa Hà Nội mở chuyên ngành đào tạo kỹ sư đóng tàu thuộc khoa cơ khí, kết hợp với nhà trường mở các lớp đào tạo văn bằng 2 về công nghệ đóng tàu. Bảng 2.2: Các trường liên kết đào tạo công nhân kỹ thuật của Tổng công ty Các trường trung học chuyên nghiệp Phía Bắc Trường Trung học Hàng Hải (Hải Phòng) Trường kỹ thuật Thủy sản (Hải Phòng) Trường TH Công nghiệp (Hải Phòng) Trường TH Công nghiệp Cẩm Phả Miền Trung Trường Trung học giao thông vận tải Trường Trung học KTCN Tuy Hoà Miền Nam Trường Trung học kỹ thuật thuỷ sản II Trường Trung học công nghiệp IV Trường Trung học GTVT kh vực II Các trường công nhân kỹ thuật dạy nghề Phía Bắc Trường KTNV GTVT II (Hải Phòng) Trường CNKT đường thuỷ Trường CNKT Thủy sản (Hải Phòng) Trường Công ngiệp cơ khí nông nghiệp GTVT (Hà Nam) Miền Trung Trường KTNV GTVT miền Trung Trường CNKT GT Hà Tĩnh Trường KTNV GTVT Quảng Nam Như vậy, thông qua sự liên kết đào tạo trong nước tập đoàn có thể trao đổi học hỏi những kinh nghiệm, góp phàn cải thiện công tác đào tạo tại các đưon vị thuộc tập đoàn. + Liên kết đào tạo quốc tế. Ngoài việc đẩy mạnh hoạt động hợp tác đào tạo trong nước, tập đoàn cũng không ngừng hợp tác đào tạo với các nước có ngành công nghiệp đóng tàu tiên tiến. Lãnh đạo tập đoàn đã đàm phán và ký hợp đồng đào tạo công nhân kỹ thuật đóng tàu với hãng NKK của Nhật Bản, hợp tác với nhà máy đóng tàu Szcecin của Ba Lan, hang Krupp - Vosta của Hà Lan. Ngoài ra tập đoàn còn cử nhiều đoàn công nhân kỹ thuật sang ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc để học tập công nghệ mới ngắn hạn theo chương trình chuyển giao công nghệ, số di thực tập ngắn hạn này khoảng 500 người. Thông qua liên kêt đào tạo quốc tế, tập đoàn cũng có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu với đơn vị bạn trong khu vực và thế giới, truyền bá thương hiệu Vinashin, đồng thời tạo ra đội ngũ lao động chất lượng cao, nhiều công nhân đã được chứng nhận tya nghề quốc tế và đó cũng là điều kiện thuận lợi cho tập đoàn trong cạnh tranh. Nội dung và phương pháp đào tạo, phát triển cho công nhân kỹ thuật ở tập đoàn đã đáp ứng được nhu cầu công việc, đem lại những kết quả to lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên cũng vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục để chương trình đào tạo được hoàn thiện hơn như: - Nội dung đào tạo chưa được chuyên sâu, một số lĩnh vực còn mang tính chất cơ khí nói chung, chưa thể hiện được tính chất đặc thù của ngành công nghiệp tàu thuỷ. - Nhiều khi nội dung học còn dàn trải, không có trọng tâm và không sát với thực tế công việc. - Việc biên soạn các giáo trình tài liệu giảng dạy còn một số hạn chế. - Phương pháp giảng dạy nhiều khi không thích hợp, không gây hứng thú cho người học. 2.2.7. Kinh phí đầu tư cho đào tạo Nguồn kinh phí cấp cho đào tạo của tập đoàn được hình thành từ các nguồn sau: - Huy động quỹ đầu tư phát triển được trích trong năm của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập. Mức huy động cụ thể được quy định 10% qũy đầu tư phát triển, cũng có thể được điều chỉnh hàng năm. - Một phần chênh lệch thu và chi từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo do các đơn vị sự nghiệp trong tập đoàn ký với các đơn vị trong và nogài tập đoàn. Mức trích cụ thể được quy định là 50% chênh lệch thu chi hàng năm. - Kinh phi do ngân sách hỗ trợ mỗi năm gần 1 tỷ - Do học viên đóng góp (học phí) - Do các cá nhân và tổ chức đóng góp Quỹ trên được sử dụng để chi cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty hỗ trợ cho các đơnvị thành viên trong công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo. Khi xác định được nguồn kinh phí cấp cho đào tạo tập đoàn đã tính toán và phân bổ chi phí cụ thể cho từng loại hình đào tạo. Bảng 2.3: Phân bổ chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật 2006 Đơn vị: triệu đồng Loại hình đào tạo Tổng chi phí Tỷ lệ % Đào tạo ngắn hạn 330 37,12 Đào tạo dài hạn 210 23,62 Đào tạo bồi dưỡng, nâng bậc 196 22,04 Đào tạo lại 153 17,22 Tổng cộng 889 100 Nguồn: ban tổ chức cán bộ lao động Qua bảng trên ta thấy chi phí dành cho đào tạo ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao nhất 23,62%, bởi đây là hình thức đào tạo phù hợp với đặc điểm của tập đoàn. Bên cạnh đó việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân cũng được tập đoàn quan tâm đầu tư cho một số lượng chi phí không nhỏ. Chi phí cho chương trình đào tạo phải được các đơn vị đào tạo theo dõi, quản lý để sau khi kết thúc khoá học gửi báo cáo đánh giá kết quả đào tạo, ccs khoản chi phí đã sử dụng về ban tổ chức cán bộ - lao động và ban tài chính kế toán tập đoàn làm cơ sở thanh toán, theo dõi đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ đào tạo. Từ đó có những phương pháp quản lý và sử dụng quỹ có hiệu quả hơn. Bảng 2.4: Nguồn lực tài chính chi cho quy hoạch phát triển đào tạo nghề Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung Thực hiện giai đoạn 2004 2005 2006 1 Chi thường xuyên 2400 5000 7000 2 Chi xây dựng cơ bản 1000 2000 15000 3 Chương trình mục tiêu 600 1000 1500 4 Chi khác 70 100 200 Tổng số 4070 8100 23700 Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ - Chi thường xuyên gồm: các khoản phải trả đều đặn như lương cho giáo viên, học viên, chi phí điện, nước, giao thông đi lại - Chi xây dựng cơ bản: gồm các chi phí để xây dựng trường hợp, lớp rộng đầu tư máy móc, trang thiết bị. - Chi chương trình mục tiêu: ở một thời điểm nhất định nào đó, đặt ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được như về trình độ kỹ năng của giáo viên và học viên. - Chi khác; gồm các khoản chi phí liên quan phát sinh trong quá trình đào tạo. Như vậy qua bảng trên ta thấy kinh phí đào tạo của tập đoàn tương đối lớn. Năm sau cao hơn năm trước, tổng chi năm 2006 là 23,7 tỷ đồng gấp 5,82 lần 2004 và gấp 2,92lần so với năm 2005. Sở dĩ như vậy là do năm 2006 tập đoàn tiến hành mở rộng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng thêm nhiều trường hợp lớp đào tạo công nhân kỹ thuật, mở rộng liên kết đào tạo trong và ngoài nước để tăng quy mô đào tạo. Mặt khác trong quá trình học tập,giảng dạy các đơn vị đào tạo cần một lượng máymóc thiết bị kỹ thuật rất lớn với chi phí cao. Do đó mà khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm một phần không nhỏ. Mặc dù chi phí đầu tư cho đào tạo của tập đoàn như hiện nay là khá lớn nhưng để đảm bảo cung ứng và đủ kịp thời một lượng công nhân kỹ thuật lớn cả về số lượng và chất lượng thì khoản kinh phí này cũng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu Kinh phí đầ tư góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu đào tạo. Nhưng kinh phí đầu tư lớn chưa chắc hiện quả đã cao. Như vậy vấn đề đặt ra là phả làm sao sử dụng kinh phí một cách hiệu quả nhất. Đứng trước như thực tế hiện nay thì nguồn kinh phí đầu tư cho đào tạo của tập đoàn vẫn còn một số tồn tại là: - Quỹ đầu tư cho giáo dục của tập đoàn còn thiếu - Các nguồn vốn hỗ trợ cho công tác đào tạo còn ít - Ngân sách Nhà nước cấp cho tập đoàn để đào tạo không nhiều, mỗi năm khoảng 1 tỷ, có năm còn không được trợ cấp. - Việc huy động vốn để đầu tư cho đào tạo còn gặp nhiều khó khăn - Với kinh phí như hiện nay thì việc mở rộng quy mô, tăng năng lực đào tạo là rất khó khăn. Do đó sẽ không đáp ứng lao động đủ và kịp thời. Nguyên nhân: - Tập đoàn mới thành lập nên còn hạn chế về nguồnvốn - Có rất nhiều lĩnh vực khác nhau mà tập đoàn cần đầu tư, do đó nguồn lực tài chính phải chia sẻ. - Khả năng khai thác nguồn vốn của tập đoàn còn thấp 2.2.8. Lựa chọn giáo viên đào tạo Chất lượng và hiệu quả của chương trình đào tạo được quyết định phần lớn bởi đội ngũ giáo viên vì đây chính là đội ngũ truyền đạt các kiến thức cho học viên. Tại tập đoàn đội ngũ phục vụ cho công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật được chia làm 2 bộ phận chính: - Đội ngũ giảng dạy: là đội ngũ chủ yếu, trực tiếp trong quá trình giảng dạy cho học viên. Đội ngũ này bao gồm: một là giáo viên ở các trường dạy nghề của tập đoàn thuộc biên chế được trả lương theo chế độ của Nhà nước, chiếm khoảng 70% trong số lượng người giảng dạy, lực lượng này giảng dạy kiến thức về lý thuyết tài chính; hai là đội ngũ kiêm giảng bao gồm các kỹ sư công nhân kỹ thuật bậc cao có nhiều kinh nghiệm trong nghề và đây cũng là những người phụ trách trong thời gian thực tập của học viên. - Công nhân viên phục vụ: đây là những người không tham gia vào các công tác giảng dạy, nhưng hoạt động của họ phục vụ cho công tác đào tạo. Đó là những người làm công tác quản lý kí túc xá, nhà ăn của học viên, người làm việc ở các phòng ban chức năng, phòng đào tạo, phòng quản lý học sinh, phòng tổ chức, văn phòng đoàn thanh niên đảng uỷ, tài vụ. Bảng 2.5: Thống kê giáo viên dạy nghề của trường trực thuộc tập đoàn năm 2006 Chỉ tiêu Cơ sở đào tạo Tổng số GV GV cơ hữu Sau Đại học Đại học Cao đẳng Đạt chuẩn Trường CNKT Bạch Đằng 60 50 3 40 30 Trường kỹ thuật NV CNTT I 30 15 1 11 5 Trường kỹ thuật NV CNTT II 20 10 1 17 5 Trường kỹ thuật NV CNTT III 22 15 3 19 8 Tổng số 132 90 8 87 48 Qua bảng số liệu trên ta thấy số giáo viên có trình độ Đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ lớn nhất. Nhìn chung đội ngũ giáo viên giảng dạy trong tập đoàn là người có trình độ chuyên môn, có khả năng sư phạm và tư cách phẩm chất đạo đức của người giáo viên. Giáo viên giảng dạy tại các trường nghề tập đoàn có thể là cán bộ công nhân viên trong tập đoàn và có thể là giảng viên thuê ngoài ở các trường cao đẳng, đại học. Khi tuyển chọn và thu hút giáo viên tập đoàn đề ra một số tiêu chuẩn nhất định. Giáo viên đạt chuẩn là các giáo viên thoả mãn một trong các điều khoản sau: - Giáo viên dạy nghề phải có bằng tốt nghiệp CĐsản phẩm kỹ thuật hoặc CĐ chuyên ngành, giáo viên chỉ dạy thực hành nghề có thể là nghệ nhân hoặc kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao hơn 2 bậc trở lên so với bậc nghề đào tạo. - Giáo viên dạy các môn khác phải có bằng tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệ trường đại học cao đẳng khác. - Đối với những giáo viên chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc đại học sư phạm thì phải có chứng chỉ bồi thường nghiệp vụ sư phạm. Việc lựa chọn giáo viên giảng dạy trong tập đoàn được thực hiện một cách cẩn thận, xem xét từng điều kiện để đảm bảo chất lượng của đội ngũ giáo viên. Tuy vậy so với yêu cầu hiện nay thì một số giáo viên giảng dạy vẫn chưa đáp ứng được như: - Khả năng sư phạm còn hạn chế - Giảng dạy chưa được tận tâm, nhiệt tình - Phương pháp giảng dạy còn mang tính truyền thống, lạc hậu thiếu tính sáng tạo. Nguyên nhân: - Chính sách đãi ngộ và thu hút người tài để giảng dạy chưa được quan tâm sâu sắc. - Chưa được đào tạo thường xuyên, ít có điều kiện cập nhật kiến thức mới, hiện đại. - Việc kiểm soát chương trình đào tạo còn hạn chế. 2.2.9. Đánh giá chương trình đào tạo Sau mỗi khoá đào tạo, các cán bộ quản lý đào tạo đều tiến hành đánh giá chương trình đào tạo gồm các kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại cần khắc phục. Tập đoàn sẽ dựa vào các báo cáo của các đơn vị thành viên để tổng hợp lại kết quả. Việc đánh giá chương trình đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật được thực hiện thông qua hình thức chủ yếu sau: - Tổ chức thi viết qua các bài kiểm tra, bài thu hoạch để đánh về mặt lý thuyết. - Tổ chức thi tay nghề, thi nâng bậc để đánh giá về kỹ năng thực hành Ngoài ra tập đoàn còn tính toán các khoản chi phí trung bình để đào tạo một học viên, năng suất lao động của người lao động thông qua các công thức: Chi phí bình quân = Năng suất lao động là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của người lao động. Nếu chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ người lao động thực hiện công việc càng tốt, khi không có sự thay đổi đáng kể về quy trình công nghệ sản xuất thì điều này chứng tỏ chất lượng của công nhân đã được tăng lên sau khoá học. Phương pháp này tuy đánh giá hiệu quả đào tạo tương đối chính xác song với quy mô lớn như tập đoàn thì việc xác định năng suất lao động cũng có nhiều khó khăn. Nhìn chung công tác đánh giá hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5475.doc
Tài liệu liên quan