Trưởng phòng kinh doanh đảm nhiệm chức vụ kiểm soát mua hàng phải quản lí toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc xây dựng kế hoạch tổng hợp về kinh doanh ngắn và dài hạn, lập và triển khai thực hiện kế hoạch mua hàng, tổ chức nghiệp vụ mua hàng, quản lí phưung tiện vận tải. Do phải đảm trách quá nhiều nhiệm vụ như vậy nên không thể theo sát sao đến từng nhân viên của phòng nói chung và nhân viên mua hàng nói riêng.
- Số lượng cán bộ nghiệp vụ chủ chốt có trình độ nghiệp vụ cao còn thiếu cho nên chưa phát huy được hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh tại các đun vị này.
73 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Nhà quản trị mua hàng phải luôn đảm bảo cho quá trình mua hàng diễn ra theo đúng kế hoạch, mục tiêu đã xác định một cách chủ động, đảm bảo nguồn hàng ổn định lâu dài, phong phú sao cho doanh nghiệp có đủ hàng hoá phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
+ Nhà quản trị phải luôn tìm kiếm, tạo ra nguồn hàng tốt nhất để đảm bảo cung cấp cho quá trình kinh doanh được tiến hành một cách thường xuyên liên tục và không ngừng nâng cao chất lượng nguồn hàng.
+ Quản lí tốt nguồn hàng tạo nên sự am hiểu và vận dụng một cách có khoa học các hình thức, phương thức mua hàng sao cho phù hợp với từng loại hàng, với nguồn lực của doanh nghiệp.
+ Tăng cường công tác quản lí kho hàng, bảo quản tốt hàng hoá tránh tình trạng hàng hoá bị thất thoát, giảm tỷ lệ hao hụt hàng hoá. Xây dựng những kho chuyên dùng cho từng loại hàng hoá.
+ Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ các nhà quản trị.
Nhà quản trị phải biết nâng cao chất lượng mua hàng bằng cách thông qua đào tạo và đãi ngộ nhân sự. Cần phải đầu tư cơ sở vật chất, kho tàng, bến bãi một cách có khoa học sao cho phù hợp với ngành hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Chương 2:
Khảo sát và đánh giá công tác quản trị mua hàng tại công ty bách hoá số 5 Nam Bộ.
2.1 Vài nét sơ lược về công ty bách hoá số 5 Nam Bộ
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty bách hóa số 5 Nam Bộ là một công ty kinh doanh tổng hợp, nguyên là cửa hàng Bách Hóa Cửa Nam cũ. Công ty được thành lập tháng 5 năm 1954 trong nền cơ chế kế hoạch hóa tập trung, hoạt động kinh doanh theo phưung thức hạch toán báo số. Nhiều năm liền cửa hàng bách hóa Cửa Nam là lá cờ đầu trong ngành thương nghiệp quốc doanh của thủ đô.
Sau khi nền kinh tế nước ta có sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Để phù hợp với sự chuyển đổi đó ngày 30/3/1993, cửa hàng Bách hóa Cửa Nam được phép tách ra thành một doanh nghiệp độc lập theo quyết định số 853/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội. Với tư cách là một pháp nhân kinh tế, Công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ có giấy phép kinh doanh số 1050 (UBND), có vốn điều lệ là 530.000.000 VNĐ. Có trụ sở, con dấu riêng và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty hoạt động và hạch toán độc lập, tự chủ và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật khi tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã tìm hiểu và nắm bắt xu hướng phát triển, hành vi mua bán của khách hàng và công ty nhạy bén mở ra hai gian hàng siêu thị và một quầy thời trang tự chọn. Chỉ qua vài năm hoạt động, siêu thị số 5 Nam Bộ đã rất phát triển và được đánh giá là một trong những siêu thị lớn nhất Hà Nội.
Hiện nay, công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ đã có một bề dày truyền thống hoạt động kinh doanh, tổ chức lãnh đạo. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được nâng lên, thể hiện thông qua việc đóng góp ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Công ty đã lập được nhiều thành tích suất sắc và được nhà nước tặng thưởng nhiều huân chưung bằng khen, cờ thi đua của thành phố và sở thưung mại
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
Chức năng của công ty:
Chức năng nguyên thủy của công ty khi mới thành lập là thực hiện các hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa vật phẩm tiêu dùng, ngày nay công ty bách hóa hoạt động trong nền kinh tế thị trường nên chức năng của công ty có sự thay đổi để phù hợp với cơ chế mới.
Chức năng rất quan trọng của công ty đó là: công ty là nhân tố trung gian kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm cần thiết phù hợp với nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng qua đó thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
Chức năng thứ hai của công ty là hình thành hàng hóa dự trữ để góp phần bình ổn thị trường, cân bằng cung cầu giá cả, kết nối nhà sản xuất và người tiêu dùng cả về mặt không gian, thời gian, bảo vệ và quản lí chất lượng hàng hóa.
Chức năng thứ ba: là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới thưung mại phân phối bán buôn và bán lẻ, do đó công ty còn có chức năng giao tiếp phối thuộc với các bạn hàng, tạo nên nguồn thông tin về nguồn hàng thị trường khách hàng, đồng thời phản hồi lại những thông tin từ thị trường tới nhà sản xuất, để họ hoàn thiện sản phẩm và đưa ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Nhiệm vụ của công ty :
Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại, Công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ có nhiệm vụ tiêu thụ hàng hóa, thúc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa và dịch vụ tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh
Công ty phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà nhà nước giao cho như: góp phần bình ổn thị trường hàng hóa giá cả, không để xảy ra các “cơn sốt”, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .
Ngoài ra công ty còn có một số nhiệm vụ rất quan trọng đó là phải có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển tài sản và nguồn vốn mà nhà nước giao cho, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về nhà nước về quản lí tài chính, kế toán đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
Kế toán
tài vụ
Phó GĐ
phụ trách siêu thị
Phó GĐ
phụ trách bán buôn
GIáM ĐốC
Kế hoạch nghiệp vụ
2.1.3. Cơ cấu tổ chức:
Quầy hàng gian ngoài
Kế toán kép
Kho
vận
Khai
thác hàng
Bảo
vệ
Hành chính
Văn
thư
Siêu thị
Kế
toán
đơn
Tổ chức
hành chính
Chịu trách nhiệm lãnh đạo tổ chức quản lí điều hành mọi hoạt động của công ty là Ban giám đốc đứng đầu là ông Lê Thanh Thủy, công ty còn có hai phó giám đốc giúp việc.Một phó giám đốc phụ trách bán buôn, còn một phó giám đốc phụ trách siêu thị. Giám đốc công ty do ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ủynhiệm. Giám đốc là người tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, vạch chiến lược sản xuất kinh doanh và ra các quyết định cuối cùng thay mặt đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và cu quan quản lí nhà nước. Phó giám đốc công ty là người giúp việc giám đốc công ty và chịu trách nhiệm thực hiện các công việc được phân công, ủy nhiệm và báo cáo kết quả các công việc được giao.
Các bộ phận nghiệp vụ chức năng:
-Phòng kế toán tài vụ : có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty, theo dõi tình hình tài chính, phân tích thẹo dõi đánh giá lập kết quả hoạt động tài chính để báo cáo với ban giám đốc công ty.
-Phòng kế hoạch nghiệp vụ: có nhiệm vụ lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả, phù hợp với thực tế thị trường. Nghiên cứu đánh giá thị trường đối thủ cạnh tranh... để giám đốc đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.
Riêng bộ phận kho vận : có nhiệm vụ tiếp nhận bảo quản, dự trữ hàng hóa để hoạt động bán hàng của công ty có thể diễn ra thường xuyên liên tục.
-Phòng tổ chức hành chính tổng hợp: chịu trách nhiệm quản lí về khâu nhân sự, tuyển dụng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên, bố trí sắp xếp vị trí công tác phù hợp năng lực của từng người.Phòng tổ chức hành chính gồm 5 người:
01 trưởng phòng tổ chức duyệt lao động tiền lương.
01phó phòng làm công tác lao động tiền lương.
01chủ tịch đoàn làm công tác bảo hộ lao động, thi đua khen thưởng, chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân viên.
01 làm công tác kế toán hành chính.
01 làm công tác văn thư lưu trữ .
- Tổ bán hàng: chịu trách nhiệm kinh doanh ở các quầy siêu thị. Đây là những bộ phận đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của công ty. Họ là những người bán hàng, thu tiền, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Họ là bộ mặt của công ty, là nền móng văn hóa tổ chức công ty. Bên cạnh đó, những nhân viên của tổ bán hàng còn có nhiệm vụ tiếp nhận những thông tin từ khách hàng và phản hồi lại cho ban giám đốc công ty để có những kế hoạch, chính sách,quyết định kịp thời với nhu cầu người tiêu dùng và tình hình thị trường nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Đây là mô hình quản lí theo kiểu trực tuyến, nó tạo ra sự năng động tự chủ trong kinh doanh, các mệnh lệnh chỉ thị của ban giám đốc được sự truyền đạt một cách nhanh chóng tới các bộ phận có liên quan.
2.1.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty .
Đặc điểm về môi trường kinh doanh bên ngoài của công ty.
-Điều kiện tự nhiên:
Công ty bách hóa số 5 Nam Bộ là một đun vị kinh doanh bán buôn, bán lẻ của thủ đô Hà Nội. Công ty có một vị trí hết sức thuận lợi, nằm ở hai mặt tiền của phố Nguyễn Thái Học và Lê Duẩn ở giữa trung tâm thủ đô.Vị trí này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty.
-Điều kiện kinh tế:
Đây là điều kiện thuận lợi cho công ty bách hóa số 5 Nam Bộ nói riêng và các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội nói chung đó là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của cả nước, là địa phưung có tốc độ phát triển cao với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 10%/ năm. Thu nhập của người dân Hà Nội đứng thứ hai trong cả nước, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh, điều này rất quan trọng bởi nó sẽ làm tăng đáng kể sức cạnh tranh của thị trường, sức tiêu thụ của hàng hóa. Mặt khác, các yếu tố khác như: lạm phát, thất nghiệp, sự phát triển của các hoạt động kinh tế đối ngoại, ...ở mức lí tưởng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thưung mại.
Phải nói rằng, công ty đang hoạt động trong một môi trường kinh tế đầy thuận lợi hun hẳn các địa phưung khác. Tuy nhiên, nền kinh tế đầy phát triển đó đã đem lại cho công ty không ít khó khăn nhất định. Do sức mua của thị trường lớn, khả năng thanh toán của người tiêu dùng cao nên công ty luôn phải tìm kiếm những nguồn cung ứng có chất lượng cao phong phú đồng thời công ty luôn gặp căn bệnh muôn thưở thiếuvốn kinh doanh, đặc biệt là vốn lưu động.
Ngoài ra, công ty còn phải đối mặt với những hoạt động kinh doanh không lành mạnh như: các hoạt động buôn lậu trốn thuế, kinh doanh hàng giả...
-Điều kiện chính trị xã hội:
Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của nhà nước với số dân gần 3 triệu người. Các trung tâm ngoại giao, các văn phòng đại diện, các tổ chức kinh tế,văn hóa, xã hội đều có trụ sở đặt tại Hà Nội. Hà Nội còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn, hàng năm thu hút hàng chục vạn lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới tham gia, học tập, công tác...Đây là khả năng tiềm tàng to lớn về khách hàng có nhu cầu tiêu dùng đối với thị trường Hà Nội. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty bách hóa số 5 Nam Bộ nói riêng nên biết khai thác tiềm năng to lớn này thì sẽ tạo nên doanh thu đáng kể.
Ngoài ra các chính sách khá thông thoáng và cởi mở của Hà Nội cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động.
- Đối thủ cạnh tranh: Hoạt động trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần tham gia nên công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế Nhà nước và tư nhân.
Đặc điểm môi trường kinh doanh bên trong của doanh nghiệp:
-Điều kiện tài chính:
Khi mới thành lập tổng số vốn ban đầu của công ty là 530.000.000 VNĐ. Trong đó :
+ Vốn cố định: 230.000.000 VNĐ
+Vốn lưu động: 300.000.000 VNĐ
So với thực tế kinh doanh thì đây là số vốn nhỏ bé, không đáp ứng đủ yêu cầu kinh doanh nên công ty luôn phải tìm cách huy độngvốn từ nhiều nguồn khác nhau như vốn vay từ các tổ chức tín dụng, vốn góp của cán bộ công nhân viên trong công ty, ngoài ra còn vốn được bổ sung từ lợi nhuận hàng năm của công ty. Ngoài việc kinh doanh thưung mại, công ty còn đầu tư vốn để cải tạo, nâng cấp, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị nội thất trong công ty để từng bước chuyển sang hoạt động kinh doanh với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhìn chung trong những năm gần dây bằng một loạt các biện pháp trên, công ty đã bảo toàn và sử dụng tốt nguồn vốn của mình, đảm bảo thu nhâp cá nhân cho người lao động, thưc hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và hoàn thành các nghĩa vụ mà sở thương mại giao cho. Đến năm 2000, nguồn vốn kinh doanh của công ty dần dần lớn lên nhanh chóng đáp ứng nhu cầu kinh doanh và nâng cao khả năng tự chủ tài chính của công ty. Vốn cố định đã là 1.500.000.000 VNĐ và vốn lưu dộng là 3.000.000.000 VNĐ..
-Nhân sự :
Hiện nay, Công ty bách hóa số 5 Nam Bộ có 155 lao động. Đây là công ty thưung mại nên lao động nữ chiếm tỉ lệ rất cao 83,5% do đặc thù hoạt động mang tính chất thưung mại, dịch vụ của công ty hoạt động bán hàng đòi hỏi sự khéo léo, mềm mỏng. Lao động nam nằm chủ yếu ở bộ phận bảo vệ, kho vận, khai thác hàng. Số lao động có trình độ đại học là 49 người chiếm 31,61%; số lao động có trình độ trung cấp là 81 người, chiếm tỉ lệ 52,26%. Số lao động su cấp là 18 người, chiếm 11.61%. Còn lại là chưa qua đào tạo.
Về trình độ chính trị, số Đảng viên là 36 người chiếm 23,2%, trung cấp chính trị là 12 người, su cấp chính trị là 28 người. Công ty thành lập từ rất lâu đời, nên đội ngũ lao động hoạt dộng từ thời bao cấp còn khá lớn do vậy đội ngũ lao động đang bị già hóa cụ thể số lao động dưới 30 tuổi là 32 người chiếm tỉ lệ 20,64% và từ 30 đến trên 50 tuổi là 123 người ,chiếm tỉ lệ 79,35%. Như vậy số lao động của công ty đang bị già hóa, số lao động đứng tuổi là khá lớn với tuổi trung bìnhlà 38 - 40 tuổi.
Hàng năm, lượng sinh viên các trường trung cấp và đại học đến công ty thực tập khá đông, đặc biệt là vào các dịp trước Tết. Những sinh viên này đã đáp ứng khá lớn cho công ty về bộ phận lao động mềm, lao động thời vụ. Hơn nữa, lao động này lại rất trẻ, có sức khỏe, nhiệt tình nên đã tiết kiệm chi phí tiền công không nhỏ cho công ty. Đây là lượng lao động không chính thức chiếm tỉ trọng lớn làm gia tăng đáng kể số lao động của công ty nhưng đều là lao động ngắn hạn.
Nhìn chung, công ty rất chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên. Công ty thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho CBCNV toàn công ty. Tuy nhiên, số lao động trẻ có trình độ chuyên môn còn chiếm tỉ trọng nhỏ là do công ty phải kế thừa đội ngũ lao động từ thời bao cấp để lại và để giải quyết thấu đáo vấn đề này không phải là dễ. Công ty đã rất nỗ lực đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để có thể bố trí công việc cho tất cả các lao động trong công ty, không để trường hợp nào phải nghỉ chờ việc.
Mặc dù kể từ khi thành lập công ty đã thu được những kết quả đáng kể tạo được tiếng tăm trên thị trường, nhưng trong công ty hiện nay, người lao động thiếu khả năng sáng tạo, đa số đều chịu sự điều hành làm việc theo những qui định sẵn có. Công ty chưa có biện pháp cụ thể khuyến khích tính sáng tạo trong lao động. Các vấn đề kích thích chưa được quan tâm, đặc biệt là vấn đề kích thích vật chất cho người lao động. Điều này thể hiện ở mức thu nhập bình quân của mỗi người so nới mặt bằng chung còn thấp. Mỗi lao động tiến trong công ty mỗi kì chỉ được thưởng 60.000 đồng một con số quá ít ỏi nên chưa kích thích được sự hăng say, phấn đấu của người lao động. Các mức khoán của công ty cho các quầy còn cao so với khả năng thực hiện của nó nên khả năng đạt được hay vượt mức đặt ra là thấp.
Vấn đề bố trí lao động chưa có tính khoa học. Các phòng ban bộ phận vẫn có nui thừa thiếu lao động.VD: phòng kế toán có năm lên tới 15 người.
Công tác đào tạo và phát triển nhân sự đã được thực hiện nhưng chỉ tập trung ở một số bộ phận, chưa nhân rộng ra toàn công ty. Công việc tuyển dụng nhân sự tuy không được làm thường xuyên nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc này công ty làm còn chưa tốt. Trong khâu tuyển dụng nhân sự công ty bỏ qua việc phỏng vấn, mặc dù có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí nhưng không xác định rõ đựợc năng lực, sở trường, nguyện vọng của người lao động .
Nhìn chung qua hệ thống các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng lao động của công ty tăng rõ rệt, nó góp phần đưa công ty không ngừng lớn mạnh. Lợi thế của công ty, đó là lực lượng nhân sự có mối liên kết khá chặt chẽ, có sự hiểu biết và mối quan hệ tốt, có ý chí vưun lên.Tuy nhiên để công ty đứng vững trong cu chế thị trường và ngày càng phát triển thì công ty cần phải có những thay đổi đáng kể trong chính sách nhân sự. Các chỉ tiêu đều có những ưu và nhựơc điểm riêng, công ty cần tìm cách phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của những chỉ tiêu đó.
-Loại hình, ngành nghề và mặt hàng kinh doanh của công ty:
Là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh tổng hợp nhiều loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và các tổ chức kinh tế xã hội. Hoạt động chính của công ty là thực hiện công tác bán buôn bán lẻ hàng hóa. Bên cạnh đó, công ty còn là đại lý nhận bán hàng ủy thác cho các doanh nghiệp, công ty khác như Unilever, công ty đồ hộp Hạ Long, nhà máy thuốc láThăng Long, nhà máy rượu vang Thăng Long, các hãng bánh kẹo khác.
Là công ty kinh doanh tổng hợp, nên ngành hàng, mặt hàng kinh doanh rất đa dạng phong phú và cũng rất phức tạp. Có thể chia thành một số ngành hàng như sau:
+Lương thực, thực phẩm: đồ uống, đồ hộp, bánh kẹo đường sữa, cà phê chè, thuốc lá, ha,ng đông lạnh, hàng chế biến, hàng tưui sống, rau quả
+Hàng may mặc: quần áo, mũ, tất, chăn bông gối đệm....
+Đồ gia dụng: điện gia dụng, đồ dùng gia đình....
+Đồ điện tử: đồng hồ, máy tính, đài cassette, máy ảnh, tai nghe...
+Văn hóa, văn phòng phẩm: bút, sách, giấy..
+Hàng da giày, túi sách, ví cặp, balô...
+Các loại kim, cu khí và các loại khác
Các mặt hàng trên của công ty đều là những hàng có chất lượng cao, được lấy trực tiếp từ những nhà sản xuất, đại lí nhập khẩu từ nước ngoài. Sau khi nghiên cứu thu thập thông tin về khách hàng tình hình biến động của thị trường, công ty sẽ có kế hoạch khai thác nguồn hàng cũng như kế hoạch mua bán cho người mua hàng của khách hàng, hàng hóa trong siêu thị của công ty chủ yếu phục vụ nhu cầu thông thường cho người tiêu dùng, trong đó hàng thực phẩm chiếm từ 80 – 88% phổ mặt hàng, còn hàng phi thực phẩm chiếm 15 –20% (thường là các mặt hàng thuộc sản phẩm công nghiệp nhẹ phục vụ tiêu dùng như giầy dép đồ gia dụng.....)
Do kinh doanh nhiều mặt hàng kinh doanh rộng lớn nên công ty khó tránh khỏi sự trùng lặp trong cu cấu và mặt hàng kinh doanhvới các đun vị trong và ngoài quốc doanh. Điều này làm cho tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và mặt hàng đầu tư không có chiều sâu.
Để đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho kinh doanh của mình, công ty đã chủ động tìm kiếm và kiếm hợp đồng mua hàng hóa tận nguồn tại các đơn vị sản xuất nên giá mua rẻ, giảm nhiều được trong chi phí mua hàng. Bên cạnh đó công ty còn được cung ứng sản phẩm bởi các nguồn hàng đáng tin cậy như các bạn hàng truyền thống, các cu sở tự tìm đến giới thiệu hàng hóa, đặt quan hệ kí kết hợp đồng mua bán hay kí gửi hàng hóa, đề nghị công ty làm đại lí. Ngoài ra, một phần hàng hóa là do mua từ nguồn nhập khẩu theo con đường tiểu ngạch, nguồn hàng trôi nổi trên thị trường. Nhưng cho dù hàng hóa được cung ứng từ các nguồn nào, theo con đường nào thì vấn đề chất lượng và giá cả hàng hóa được công ty đặc biệt quan tâm, đảm bảo chất lượng phù hợp với giá cả, và đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.
Ngoài phương thức bán hàng tự phục vụ cửa hàng còn áp dụng phưung thức bán hàng tại quầy. Đây là những gian hàng như nằm ngoài siêu thị, mỗi mặt hàng chuyên bán thành nhóm hàng nhất định như quầy bán đồng hồ, đồ điện gia dụng, quầy kính mắt ... Các mặt hàng bán tại quầy thường là hàng phi thực phẩm (chỉ có duy nhất một hàng quầy bán bánh kẹo), không phải là những mặt hàng nhật dụng mà đây là những mặt hàng hàng có kỹ thuật cao, trị giá lớn.
-Đặc điểm thị trường tiêu thụ:
Công ty kinh doanh tổng hợp nhiều loại mặt hàng kinh doanh khác nhau đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và các tổ chức kinh tế xã hội trong khu vực thành phố Hà Nội nhất là người dân nơi đặt cửa hàng của công ty. Trong cu chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, mọi hoạt động của công ty đều thực hiện theo kế hoạch mệnh lệnh của nhà nước do đó công ty không chú trọng đến thị trường. Khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, công ty phải tự hạch toán kinh doanh độc lập và tự chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao thì vấn đề đặt ra là phải quan tâm đến thị trường, doanh thu, lợi nhuận. Nếu hàng hóa mà công ty kinh doanh đươc thị trường chấp nhận thì công ty sẽ tồn tại và có điều kiện thúc đẩy hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình và ngược lại thì công ty sẽ không thể đứng vững hơn trên thị trường, cuối cùng sẽ bị đào thải. Nhận thức được điều này, ban lãnh đạo công ty đã rất chú trọng đến thị trường tiêu thụ của mình, hoạt động kinh doanh của công ty đều hướng vào thị trường, công ty không chỉ kinh doanh những gì mà mình thích, mà đã đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh trên cơ sở nhu cầu của người tiêu thụ.
Trong điều kiện hiện nay, thị trường tiêu thụ của công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ vẫn còn hạn hẹp chủ yếu phục vụ người dân thị trường lân cận. Điều này chủ yếu là do có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các đối thủ cạnh tranh của công ty xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều hình thức khác nhau trong đó có những đối thủ có tiềm lực rất lớn về tài chính.
Các đối thủ cạnh tranh này có thể là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các liên doanh hay các hộ tiểu thương. Hàng hóa của họ rất phong phú đa dạng, nhiều chủng loại kích cỡ, nhiều màu sắc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng. Một điều bất lợi nữa là các cửa hàng kinh doanh của họ lại nằm đan xen với cửa hàng của công ty, có mặt ở tất cả các ngõ ngách trong thành phố, tập trung thành những dãy phố thương mại chuyên kinh doanh một nhóm hàng hóa và rất thuận tiện cho việc giao thông đi lại, chuyên chở hàng hóa. Về phía công ty, mặc dù trải qua một thời gian khá dài kể từ khi hoạt động kinh doanh trong cơ chế mới nhưng khi nhắc đến cửa hàng bách hóa người ta lại liên tưởng đến thời kì mua bán theo tem phiếu nhất là người cao tuổi và người dân Việt Nam đã sống qua thời kì bao cấp thì cửa hàng bách hóa dù lớn hay nhỏ thì thay cho việc mặc cả mức giá theo ý muốn của mình thì khách hàng lại phải mua theo một mức giá ấn định trước không biết là đắt hay rẻ. Đúng về mặt tâm lý thì bao giờ người mua cũng muốn mua hàng rẻ hơn một chút dù rằng phần chênh lệch giá đó chẳng đáng bao nhiêu. Điều này khó có thể thực hiện được ở các cửa hàng bách hóa nhưng ở các cửa hàng kinh doanh bên ngoài thì dễ dàng thực hiện được. Hơn nữa người tiêu dùng luôn mong muốn sự thuận tiện vì họ còn phải kèm theo phương tiện, bởi vậy họ - đặc biệt là những người trẻ tuổi và những người làm công sở -rất ngại phải gửi xe để vào mua một mặt hàng, thậm chí có thể sẽ chẳng mua được gì mà lại phải mất tiền gửi xe. Do đó tất nhiên là họ sẽ lựa chọn sự thuận tiện ở các cửa hàng bán lẻ rải rác khắp dọc đường hay nhiều thời gian hơn thì có thể tìm đến các dãy phố thương mại nơi tập trung đầy đủ các hàng hóa mà họ cần để tự do lựa chọn hàng hóa hay đi khảo giá với sự phục vụ tận tình của những người bán hàng. Đồng thời cửa hàng của công ty là cố định tại một điểm, nguồn lực tài chính là có hạn nên công ty không thể mở cửa hàng kinh doanh ở các khu vực năng động khác để chiếm lĩnh thị trường. Do đó thị trường tiêu thụ chính của công ty là các khu vực lân cận xung quanh cửa hàng của công ty.
Tuy nhiên công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ có lợi thế mà ít doanh nghiệp khác có được đó là công ty đã kinh doanh hun 40 năm, có nhiều bạn hàng và khách hàng truyền thống, có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, có đội ngũ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm và trưởng thành trong kinh doanh. Là một doanh nghiệp nhà nước do đó chất lượng và giá bán ra của công ty là tin cậy. Thêm vào đó, công ty có cửa hàng kinh doanh rộng rãi bề thế được phân thành nhiều quầy nằm tại nơi giao nhau của hai trục đường chính là đường Lê Duẩn và Nguyễn Thái Học, do đó thuận tiện cho giao thông đi lại mua sắm hàng hóa của khách hàng cũng như cho việc quảng cáo của công ty...
-Đặc điểm bộ máy tiêu thụ hàng hóa của công ty:
- Bộ máy tiêu thụ của công ty gồm nhiều quầy hàng và gian hàng của siêu thị được tập trung trong cửa hàng lớn nằm tại ngã tư có trụ sở giao dịch chính tại số 5 Lê Duẩn. Mỗi quầy hàng trong cửa hàng kinh doanh chuyên doanh một hay một vài mặt hàng nhất định như quầy hàng gia dày, quầy túi sách vali, đồng hồ, máy tính, mĩ phẩm, điện tử, cu khí, xe đạp, quầy ngoài gian hàng, quầy hàng thủ công mĩ nghệ, quầy hàng thời trang...Tuy mỗi quầy hàng chỉ kinh doanh một số mặt hàng nhưng chủng loại và phẩm cấp của các mặt hàng này rất đa dạng, phong phú đảm bảo cho sự tự do lựa chọn của khách hàng. Mỗi quầy hàng có sự phân công và chuyên môn hóa cao độ đảm bảo việc kinh doanh quầy không bị chồng chéo giữa các quầy hàng tạo ra một sự liên kết các quầy hàng thành một thể thống nhất phục vụ nhiều loại hàng hóa. Mỗi một quầy hàng có một của hàng trưởng và các nhân viên bán hàng theo ca. Kết quả bán hàng được phản ánh trên các thẻ quầy hàng, hóa đơn bán hàng và cuối tuần, tháng tập trung lại cho phòng kế toán.
- Mọi hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty đều được theo dõi và thông qua bởi phòng kế hoạch nghiệp vụ của công ty. Đây là một phòng quan trọng của công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0476.doc