MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA QUẢN TRỊ MUA HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3
1.1 Hoạt động mua hàng trong doanh nghiệp thương mại 3
1.1.1. Tầm quan trọng của hoạt động mua hàng trong doanh nghiệp thương mại 3
1.1.2. Các phương pháp và quy tắc mua hàng trong doanh nghiệp thương mại 5
1.2 Vai trò của quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại. 12
1.2.1 Mục tiêu và vai trò của quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại. 12
1.2.2. Nội dung của quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại 14
1.3 Sự cần thiết và phương hướng cơ bản nhằm nâng cao công tác quản trị mua hàng. 22
1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao công tác quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại. 22
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị mua hàng . 24
1.3.3 . Phương hướng cơ bản nhằm nâng cao công tác quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại. 31
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MUA HÀNG TẠI CÔNG TY BÁCH HOÁ SỐ 5 NAM BỘ. 33
2.1 . Vài nét sơ lược về công ty bách hoá số 5 Nam Bộ 33
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 33
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 34
2.1.3. Cơ cấu tổ chức: 35
2.1.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty . 37
2.1.5 . Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua
( 2001, 2002, 2003) 45
2.2 Phân tích và đánh giá Tình hình và kết quả mua hàng của công ty bách hoá số 5 Nam Bộ. 47
2.3.Khảo sát và đánh giá công tác quản trị mua hàng tại công ty bách hoá số 5 Nam Bộ 55
2.3.1.Khảo sát và đánh giá công tác quản trị mua hàng theo quy trình mua hàng. 55
2.3.2.Đánh giá công tác tổ chức và quản trị nhân sự trong khâu mua hàng. 62
2.3.3.Nhận xét chung đối với công tác quản trị mua hàng tại công ty. 63
CHƯƠNG3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MUA HÀNG TẠI CÔNG TY BÁCH HOÁ SỐ 5 NAM BỘ. 66
3.1 Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 66
3.1.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty 66
3.1.2 Nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới. 67
3.1.3 Một số phương hướng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng tại công ty trong thời gian tới. 67
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng tại công ty bách hoá số 5 Nam Bộ. 68
3. 2. 1 Các giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện quy trình mua hàng của công ty. 68
3.2.2. Các giải pháp về tổ chức và nhân sự. 79
3.2.3.Các giải pháp khác. 81
3.2.4.Kiến nghị đối với cơ quan chủ quản có liên quan. 83
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 87
90 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười làm công sở -rất ngại phải gửi xe để vào mua một mặt hàng, thậm chí có thể sẽ chẳng mua được gì mà lại phải mất tiền gửi xe. Do đó tất nhiên là họ sẽ lựa chọn sự thuận tiện ở các cửa hàng bán lẻ rải rác khắp dọc đường hay nhiều thời gian hơn thì có thể tìm đến các dãy phố thương mại nơi tập trung đầy đủ các hàng hóa mà họ cần để tự do lựa chọn hàng hóa hay đi khảo giá với sự phục vụ tận tình của những người bán hàng. Đồng thời cửa hàng của công ty là cố định tại một điểm, nguồn lực tài chính là có hạn nên công ty không thể mở cửa hàng kinh doanh ở các khu vực năng động khác để chiếm lĩnh thị trường. Do đó thị trường tiêu thụ chính của công ty là các khu vực lân cận xung quanh cửa hàng của công ty.
Tuy nhiên công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ có lợi thế mà ít doanh nghiệp khác có được đó là công ty đã kinh doanh hun 40 năm, có nhiều bạn hàng và khách hàng truyền thống, có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, có đội ngũ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm và trưởng thành trong kinh doanh. Là một doanh nghiệp nhà nước do đó chất lượng và giá bán ra của công ty là tin cậy. Thêm vào đó, công ty có cửa hàng kinh doanh rộng rãi bề thế được phân thành nhiều quầy nằm tại nơi giao nhau của hai trục đường chính là đường Lê Duẩn và Nguyễn Thái Học, do đó thuận tiện cho giao thông đi lại mua sắm hàng hóa của khách hàng cũng như cho việc quảng cáo của công ty...
Đặc điểm về địa điểm kinh doanh.
Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của nhà nước với số dân gần 3 triệu người. Các trung tâm ngoại giao, các văn phòng đại diện, các tổ chức kinh tế,văn hóa, xã hội đều có trụ sở đặt tại Hà Nội. Hà Nội còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn, hàng năm thu hút hàng chục vạn lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới tham gia, học tập, công tác...Đây là khả năng tiềm tàng to lớn về khách hàng có nhu cầu tiêu dùng đối với thị trường Hà Nội. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty bách hóa số 5 Nam Bộ nói riêng nên biết khai thác tiềm năng to lớn này thì sẽ tạo nên doanh thu đáng kể.
Công ty bách hóa số 5 Nam Bộ là một đun vị kinh doanh bán buôn, bán lẻ của thủ đô Hà Nội. Công ty có một vị trí hết sức thuận lợi, nằm ở hai mặt tiền của phố Nguyễn Thái Học và Lê Duẩn ở giữa trung tâm thủ đô.Vị trí này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty.
Đặc điểm về thị trường
Đây là điều kiện thuận lợi cho công ty bách hóa số 5 Nam Bộ nói riêng và các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội nói chung đó là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của cả nước, là địa phưung có tốc độ phát triển cao với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 10%/ năm. Thu nhập của người dân Hà Nội đứng thứ hai trong cả nước, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh, điều này rất quan trọng bởi nó sẽ làm tăng đáng kể sức cạnh tranh của thị trường, sức tiêu thụ của hàng hóa. Mặt khác, các yếu tố khác như: lạm phát, thất nghiệp, sự phát triển của các hoạt động kinh tế đối ngoại, ...ở mức lí tưởng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thưung mại.
Phải nói rằng, công ty đang hoạt động trong một môi trường kinh tế đầy thuận lợi hơn hẳn các địa phưung khác. Tuy nhiên, nền kinh tế đầy phát triển đó đã đem lại cho công ty không ít khó khăn nhất định. Do sức mua của thị trường lớn, khả năng thanh toán của người tiêu dùng cao nên công ty luôn phải tìm kiếm những nguồn cung ứng có chất lượng cao phong phú đồng thời công ty luôn gặp căn bệnh muôn thưở thiếuvốn kinh doanh, đặc biệt là vốn lưu động.
Ngoài ra, công ty còn phải đối mặt với những hoạt động kinh doanh không lành mạnh như: các hoạt động buôn lậu trốn thuế, kinh doanh hàng giả...
Đặc điểm về vốn
Trong đó :
+ Vốn cố định: 230.000.000 VNĐ
+Vốn lưu động: 300.000.000 VNĐ
So với thực tế kinh doanh thì đây là số vốn nhỏ bé, không đáp ứng đủ yêu cầu kinh doanh nên công ty luôn phải tìm cách huy độngvốn từ nhiều nguồn khác nhau như vốn vay từ các tổ chức tín dụng, vốn góp của cán bộ công nhân viên trong công ty, ngoài ra còn vốn được bổ sung từ lợi nhuận hàng năm của công ty. Ngoài việc kinh doanh thưung mại, công ty còn đầu tư vốn để cải tạo, nâng cấp, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị nội thất trong công ty để từng bước chuyển sang hoạt động kinh doanh với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhìn chung trong những năm gần dây bằng một loạt các biện pháp trên, công ty đã bảo toàn và sử dụng tốt nguồn vốn của mình, đảm bảo thu nhâp cá nhân cho người lao động, thưc hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và hoàn thành các nghĩa vụ mà sở thương mại giao cho. Đến năm 2000, nguồn vốn kinh doanh của công ty dần dần lớn lên nhanh chóng đáp ứng nhu cầu kinh doanh và nâng cao khả năng tự chủ tài chính của công ty. Vốn cố định đã là 1.500.000.000 VNĐ và vốn lưu động là 3.000.000.000 VNĐ..
Đặc điểm về lao động:
Hiện nay, Công ty bách hóa số 5 Nam Bộ có 155 lao động. Đây là công ty thưung mại nên lao động nữ chiếm tỉ lệ rất cao 83,5% do đặc thù hoạt động mang tính chất thưung mại, dịch vụ của công ty hoạt động bán hàng đòi hỏi sự khéo léo, mềm mỏng. Lao động nam nằm chủ yếu ở bộ phận bảo vệ, kho vận, khai thác hàng. Số lao động có trình độ đại học là 49 người chiếm 31,61%; số lao động có trình độ trung cấp là 81 người, chiếm tỉ lệ 52,26%. Số lao động su cấp là 18 người, chiếm 11.61%. Còn lại là chưa qua đào tạo.
Về trình độ chính trị, số Đảng viên là 36 người chiếm 23,2%, trung cấp chính trị là 12 người, su cấp chính trị là 28 người. Công ty thành lập từ rất lâu đời, nên đội ngũ lao động hoạt dộng từ thời bao cấp còn khá lớn do vậy đội ngũ lao động đang bị già hóa cụ thể số lao động dưới 30 tuổi là 32 người chiếm tỉ lệ 20,64% và từ 30 đến trên 50 tuổi là 123 người ,chiếm tỉ lệ 79,35%. Như vậy số lao động của công ty đang bị già hóa, số lao động đứng tuổi là khá lớn với tuổi trung bìnhlà 38 - 40 tuổi.
Hàng năm, lượng sinh viên các trường trung cấp và đại học đến công ty thực tập khá đông, đặc biệt là vào các dịp trước Tết. Những sinh viên này đã đáp ứng khá lớn cho công ty về bộ phận lao động mềm, lao động thời vụ. Hơn nữa, lao động này lại rất trẻ, có sức khỏe, nhiệt tình nên đã tiết kiệm chi phí tiền công không nhỏ cho công ty. Đây là lượng lao động không chính thức chiếm tỉ trọng lớn làm gia tăng đáng kể số lao động của công ty nhưng đều là lao động ngắn hạn.
Nhìn chung, công ty rất chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên. Công ty thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho CBCNV toàn công ty. Tuy nhiên, số lao động trẻ có trình độ chuyên môn còn chiếm tỉ trọng nhỏ là do công ty phải kế thừa đội ngũ lao động từ thời bao cấp để lại và để giải quyết thấu đáo vấn đề này không phải là dễ. Công ty đã rất nỗ lực đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để có thể bố trí công việc cho tất cả các lao động trong công ty, không để trường hợp nào phải nghỉ chờ việc.
Mặc dù kể từ khi thành lập công ty đã thu được những kết quả đáng kể tạo được tiếng tăm trên thị trường, nhưng trong công ty hiện nay, người lao động thiếu khả năng sáng tạo, đa số đều chịu sự điều hành làm việc theo những qui định sẵn có. Công ty chưa có biện pháp cụ thể khuyến khích tính sáng tạo trong lao động. Các vấn đề kích thích chưa được quan tâm, đặc biệt là vấn đề kích thích vật chất cho người lao động. Điều này thể hiện ở mức thu nhập bình quân của mỗi người so nới mặt bằng chung còn thấp. Mỗi lao động tiến trong công ty mỗi kì chỉ được thưởng 60.000 đồng một con số quá ít ỏi nên chưa kích thích được sự hăng say, phấn đấu của người lao động. Các mức khoán của công ty cho các quầy còn cao so với khả năng thực hiện của nó nên khả năng đạt được hay vượt mức đặt ra là thấp.
Vấn đề bố trí lao động chưa có tính khoa học. Các phòng ban bộ phận vẫn có nui thừa thiếu lao động.VD: phòng kế toán có năm lên tới 15 người.
Công tác đào tạo và phát triển nhân sự đã được thực hiện nhưng chỉ tập trung ở một số bộ phận, chưa nhân rộng ra toàn công ty. Công việc tuyển dụng nhân sự tuy không được làm thường xuyên nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc này công ty làm còn chưa tốt. Trong khâu tuyển dụng nhân sự công ty bỏ qua việc phỏng vấn, mặc dù có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí nhưng không xác định rõ đựợc năng lực, sở trường, nguyện vọng của người lao động .
Nhìn chung qua hệ thống các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng lao động của công ty tăng rõ rệt, nó góp phần đưa công ty không ngừng lớn mạnh. Lợi thế của công ty, đó là lực lượng nhân sự có mối liên kết khá chặt chẽ, có sự hiểu biết và mối quan hệ tốt, có ý chí vưun lên.Tuy nhiên để công ty đứng vững trong cu chế thị trường và ngày càng phát triển thì công ty cần phải có những thay đổi đáng kể trong chính sách nhân sự. Các chỉ tiêu đều có những ưu và nhựơc điểm riêng, công ty cần tìm cách phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của những chỉ tiêu đó.
Hiện nay, Công ty bách hóa số 5 Nam Bộ có 155 lao động. Đây là công ty thưung mại nên lao động nữ chiếm tỉ lệ rất cao 83,5% do đặc thù hoạt động mang tính chất thưung mại, dịch vụ của công ty hoạt động bán hàng đòi hỏi sự khéo léo, mềm mỏng. Lao động nam nằm chủ yếu ở bộ phận bảo vệ, kho vận, khai thác hàng. Số lao động có trình độ đại học là 49 người chiếm 31,61%; số lao động có trình độ trung cấp là 81 người, chiếm tỉ lệ 52,26%. Số lao động sơ cấp là 18 người, chiếm 11.61%. Còn lại là chưa qua đào tạo.
Về trình độ chính trị, số Đảng viên là 36 người chiếm 23,2%, trung cấp chính trị là 12 người, su cấp chính trị là 28 người. Công ty thành lập từ rất lâu đời, nên đội ngũ lao động hoạt dộng từ thời bao cấp còn khá lớn do vậy đội ngũ lao động đang bị già hóa cụ thể số lao động dưới 30 tuổi là 32 người chiếm tỉ lệ 20,64% và từ 30 đến trên 50 tuổi là 123 người ,chiếm tỉ lệ 79,35%. Như vậy số lao động của công ty đang bị già hóa, số lao động đứng tuổi là khá lớn với tuổi trung bìnhlà 38 - 40 tuổi.
Hàng năm, lượng sinh viên các trường trung cấp và đại học đến công ty thực tập khá đông, đặc biệt là vào các dịp trước Tết. Những sinh viên này đã đáp ứng khá lớn cho công ty về bộ phận lao động mềm, lao động thời vụ. Hơn nữa, lao động này lại rất trẻ, có sức khỏe, nhiệt tình nên đã tiết kiệm chi phí tiền công không nhỏ cho công ty. Đây là lượng lao động không chính thức chiếm tỉ trọng lớn làm gia tăng đáng kể số lao động của công ty nhưng đều là lao động ngắn hạn.
Nhìn chung, công ty rất chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên. Công ty thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho CBCNV toàn công ty. Tuy nhiên, số lao động trẻ có trình độ chuyên môn còn chiếm tỉ trọng nhỏ là do công ty phải kế thừa đội ngũ lao động từ thời bao cấp để lại và để giải quyết thấu đáo vấn đề này không phải là dễ. Công ty đã rất nỗ lực đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để có thể bố trí công việc cho tất cả các lao động trong công ty, không để trường hợp nào phải nghỉ chờ việc.
Mặc dù kể từ khi thành lập công ty đã thu được những kết quả đáng kể tạo được tiếng tăm trên thị trường, nhưng trong công ty hiện nay, người lao động thiếu khả năng sáng tạo, đa số đều chịu sự điều hành làm việc theo những qui định sẵn có. Công ty chưa có biện pháp cụ thể khuyến khích tính sáng tạo trong lao động. Các vấn đề kích thích chưa được quan tâm, đặc biệt là vấn đề kích thích vật chất cho người lao động. Điều này thể hiện ở mức thu nhập bình quân của mỗi người so nới mặt bằng chung còn thấp. Mỗi lao động tiến trong công ty mỗi kì chỉ được thưởng 60.000 đồng một con số quá ít ỏi nên chưa kích thích được sự hăng say, phấn đấu của người lao động. Các mức khoán của công ty cho các quầy còn cao so với khả năng thực hiện của nó nên khả năng đạt được hay vượt mức đặt ra là thấp.
Vấn đề bố trí lao động chưa có tính khoa học. Các phòng ban bộ phận vẫn có nui thừa thiếu lao động.VD: phòng kế toán có năm lên tới 15 người.
Công tác đào tạo và phát triển nhân sự đã được thực hiện nhưng chỉ tập trung ở một số bộ phận, chưa nhân rộng ra toàn công ty. Công việc tuyển dụng nhân sự tuy không được làm thường xuyên nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc này công ty làm còn chưa tốt. Trong khâu tuyển dụng nhân sự công ty bỏ qua việc phỏng vấn, mặc dù có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí nhưng không xác định rõ đựợc năng lực, sở trường, nguyện vọng của người lao động .
Nhìn chung qua hệ thống các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng lao động của công ty tăng rõ rệt, nó góp phần đưa công ty không ngừng lớn mạnh. Lợi thế của công ty, đó là lực lượng nhân sự có mối liên kết khá chặt chẽ, có sự hiểu biết và mối quan hệ tốt, có ý chí vưun lên.Tuy nhiên để công ty đứng vững trong cu chế thị trường và ngày càng phát triển thì công ty cần phải có những thay đổi đáng kể trong chính sách nhân sự. Các chỉ tiêu đều có những ưu và nhựơc điểm riêng, công ty cần tìm cách phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của những chỉ tiêu đó.
Đặc điểm về cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Công ty bách hóa số 5 Nam Bộ được thừa hưởng một hệ thống cơ sở vật chất rât lớn có giá trị từ thời kì trước để lại. Trước tiên phải kể đến đó là 3.500 m2 diện tích mặt bằng dược sử dụng phục vụ cho viêc kinh doanh nằm ở vị trí ngay trên hai trục đường chính tại trung tâm thủ đô là Lê Duẩn và đường Nguyễn Thái Học. Trong đó 1.500m2 ở tầng một dành cho siêu thị và quầy hàng kho hàng. Tầng hai dược ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mượn làm văn phòng trưng bầy, triển lãm và giới thiệu sản phẩm như sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Hoàng Minh. Còn lại 1.000m2 ở tầng ba dùng làm văn phòng, bếp ăn và cho công ty thể dục thẩm mỹ Hồng Mẫu Đơn thuê 400m2 .
- Các thiết bị dùng trong công ty trong thời gian qua có nhiều thay đổi, nâng cấp cho phù hợp với tình hình kinh doanh. Các trang thiết bị được công ty trang bị cho việc bán hàng như tủ, giá đựng hàng, máy tính tiền hiện đại, thùng lạnh ... Các văn phòng làm việc được trang bị đầy đủ bàn ghế làm việc mới tủ đựng tài liệu, máy diện thoại, máy vi tính, máy photocopy....tạo điều kiện cho công việc được thực hiện nhanh chóng thuận tiện. Trong năm vừa qua, công ty đã phải làm mới sửa chữa lớn trong cửa hàng nên tình trạng chi phí tăng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
2.1.5 ) Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua ( 2001, 2002, 2003)
Tổng doanh thu bán hàng của công ty đều tăng trong 3 năm. Năm 2003 tỷ lệ doanh thu tăng 18.07% tương ứng với số tiền tăng là 6883065 nghìn đồng. Tỷ lệ tăng của doanh thu năm 2003 so với năm 2002 tăng lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu năm 2002 so với năm 2001 điều này ghi nhận hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
Doanh thu thuần của công ty năm 2002 cũng tăng lên so với năm 2001là 15.92% Năm 2003 tỷ lệ tăng của doanh thu thuần là 17.92% nhưng nhỏ hơn tỷ lệ tăng của các khoản giảm trừ chứng tỏ doanh thu thuần tăng chủ yếu là do doanh thu tăng. Công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lí các khoả giảm trừ đặc biệt là trong trường hợp hàng bán bị trả lại.
Lãi gộp của công ty năm 2002 sovới năm 2001 tăng 721675 nghìn đồng tưung ứng với tỷ lệ tăng là 21.84%. Điều này là do trong năm 2002 công ty đã chú trọng đến tìm kiếm nguồn hàng do đó công ty mua được hàng với giá rẻ. Năm 2003 tỷ lệ tăng của lợi nhuận gộp là 21.23% lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu.
Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu thuần của công ty trong 3 năm đều tăng lên với tỷ lệ tương ứng là 10.12%, 10.63%, 10.94% điều này được đáng giá là tốt.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2002 giảm so với năm 2001 là 1.14% do chi phí kinh doanh của công ty còn cao, năm 2002 chi phí kinh doanh của công ty so với năm 2001 tăng 23.95% làm cho tỷ suất chi phí trên doanh thu thuần của công ty năm 2002 so với năm 2001 là khá cao chiếm 10.12%. Sang năm 2003 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty đã tăng 38.3% so với năm 2002với chi phí kinh doanh cũng tăng 20.08% nhỏ hơn tốc độ tăng của lưọi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Điều này được đánh giá là tốt vì quy mô của doanh nghiệp đã được mở rộng và doanh nghiệp làm ăn có lãi.
Cùng với sự tăng giảm của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thì thuế thu nhập của doanh nghiệp cũng có sự biến động tương ứng. Năm 2002 thuế thu nhập giảm so với năm 2001 là 1.14% sang năm 2003 thuês thu nhập của doanh nghiệp tăng lên 38.3%
Lợi nhuận sau thuế của công ty của công ty năm 2002 cũng giảm so với năm 2001 là 1.14% Năm 2003 công ty đa tìm ra các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng giảm xuống của lợi nhụân.
Bên cạnh vấn đề doanh thu thì nộp ngân sách nhà nước cũng được công ty quan tâm đến. Mặc dù khoản nộp ngân sách nhà nước năm 2002 giảm do lợi nhuận cuả năm 2002 giảm so với năm 2001 nhưng được sự quan tâm kịp thời của ban lãnh đạo công ty nên sang năm 2003 lợi nhuận tăng kéo theo các khoản nộp ngân sách nhà nước cũng tăng lên
2.2 ) Phân tích và đánh giá Tình hình và kết quả mua hàng của công ty bách hoá số 5 Nam Bộ.
2.2.1)Tình hình mua hàng của công ty theo các mặt hàng chủ yếu
Nhìn vào biểu 2 ta thấy tổng trị giá mua vào của 3 năm đều tăng. Năm 2003 doanh số mua vào tăng so với năm 2001 tương ứng với tỷ lệ tăng là 15.25%. Năm 2003 tỷ lệ tăng doanh số mua vào là 17.25% . Như vậy có thể đánh giá được rằng doanh nghiệp đã không ngừng tăng quy mô kinh doanh, đầu vào tăng lên chứng tỏ đầu ra cũng tăng do công ty luôn tổ chức mua hàng dựa trên kế hoạch, kế hoạch lại dựa trên dự đoán nhu cầu, nên số lượng hàng hóa mua vào tăng lên được đánh giá là hợp lí so với kế hoạch bán ra.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu mặt hàng lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng trong đó mặt hàng lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm gần một nửa so với tổng doanh số mua vào của công ty. Sau lương thực, thực phẩm hàng gia dụng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai chiếm khoảng gần 20% trong tổng trị giá mua vào của công ty.
Đi sâu vào từng mặt hàng ta thấy:
Mặt hàng lương thực, thực phẩm qua 3 năm đều có tỷ trọng và tỷ lệ tăng. Năm 2003 tỷ trọng và tỷ lệ tăng lên đều thấp hơn so với sự tăng lên của năm 2002 sự tăng lên tương ứng là 1.12% và 20.31%. Nhìn chung sự tăng lên này báo hiệu dấu hiệu tốt vì đây là mặt hàng chủ lực của công ty. Đồ hộp đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngành hàng này và có tốc độ tăng lên rất cao. Đây là mặt hàng chủ yếu làm cho ngành hàng lương thực, thực phẩm này tăng lên. Năm 2003 tỷ lệ này tăng lên 28.15% so với năm 2002. Ngoài ra trong ngành hàng này các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng tăng, giảm thất thường, không ổn định như: Bánh kẹo đường sữa, lương thực và các loại khác. Đây là mặt hàng có sức cạnh tranh lớn trên thị trường.
Mặt hàng bánh kẹo, đường sữa chiếm tỷ trọng khá lớn và tăng giảm cũng thất thường. Năm 2002 chiếm tỷ trọng khá cao 10.72% tăng lên 1.4% so với năm 2001 nhưng sang đến năm 2003 tỷ lệ cũng giảm xuống 13.94% Đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm. Đây cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng khá lớn và có nhiều biến động thất thường. Năm 2001 chiếm tỷ trọng 10.75% nhưng sang năm 2002 tỷ trọng này giảm xuống còn 8.84% và sang năm 2003 tỷ trọng tăng lên 12.85%. Năm 2003 đánh dấu mặt hàng này kinh doanh rất hiệu quả .
Đồ gia dụng có tỷ trọng khá cao, đứng thứ hai trong các măt hàng của công ty chứng tỏ sự tăng giảm của mặt hàng này cũng có ảnh hưởng lớn đến sự tăng giảm của tỷ trọng hàng mua vào của toàn công ty. Năm 2003 mặc dù tỷ trọng giảm xuống so với năm 2002 là 1.62% nhưng tỷ lệ mau vào vẫn tăng lên 7.88% theo sự tăng lên của tổng trị giá hàng mua vào toàn công ty.
Các mặt hàng văn phòng phẩm chiếm tỷ trọng không nhỏ 4.21% năm 2001 và tăng lên 0.5% năm 2002 so với năm 2001 nhưng lại giảm xuống 0.58% vào năm 2003 so với năm 2002.
Trong các mặt hàng trên thì hàng may mặc trong cả ba năm đều có sự giảm mạnh về cả tỷ trọng lẫn tỷ lệ. Năm 2002 tỷ trọng giảm rất nhiều 4.02% . Sang năm 2003 công ty đã có sự điều chỉnh kịp thời làm cho tỷ trọng tuy vẫn giảm nhưng giảm ít 0.5% so với năm 2002 và tỷ lệ tăng lên 10.75% so với 2002.
Nhìn lại phân tích tình hình mua hàng của công ty bách hóa số 5 Nam Bộ qua các mặt hàng chủ yếu ta thấy rằng năm qua là năm có nhiều biến động trong công tác mua hàng. Có nhiều mặt hàng tăng nhanh về số lượng nhưng cũng có nhiều mặt hàng do nhiều yếu tố tác động làm cho số lượng hàng mua vào qua các năm có xu hướng giảm.
2.2.2 ) Tình hình mua hàng của công ty theo nguồn hàng .
Đối với doanh nghiệp thương mại hàng hóa mua vào thường được mua từ nhiều nguồn khác nhau. Để đạt được hiệu quả cảo trong kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành phân tích tình hình mua hàng theo từng nguồn hàng để thấy được sự biến động tăng, giảm từ đó tìm ra những ưu điểm, lợi thế cũng như những điểm tồn tại, vướng mắc trong những nguồn hàng mua, làm cơ sở cho những căn cứ cho việc lựa chọn nguồn cung cấp có lợi, mang lại hiệu quả kinh doanh.
Qua biểu 3 ta thấy công ty chủ yếu mua hàng trong nước. Hàng trong nước chiếm tỷ trọng và doanh số mua rất cao. Mặc dù sang năm 2002 tỷ trọng có giảm xuống 0.37% nhưng doanh số mua vào vẫn tăng lên tương ứng với tỷ lệ tăng 14.77%. Sang năm 2003 tỷ trọng tăng 0.26% tương ứng với tỷ lệ tăng là 17.86%. Cụ thể :
- Công ty mua hàng từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau nhưng công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất là hãng Unilever. Riêng hãng này chiếm 10.32% tỷ trọng của toàn công ty. Và tỷ trọng của hãng này cũng tăng lên qua các năm. Sang năm 2003 tỷ trọng này tiếp tục tăng lên 0.26% tưung ứng với tỷ lệ tăng là 40.32%.
- Ngoài hãng Unilever thì công ty LTTP Vissan và công ty đồ hộp Hạ Long cũng có tỷ trọng tăng qua các năm. Năm 2003 tỷ trọng này tăng lên lớn hơn so với sự tăng lên của năm trước. Năm 2003 ở công ty Vissan tỷ trọng tăng 1.09% tương ứng với tỷ lệ tăng là 35.46% còn ở công ty đồ hộp Hạ Long thì tỷ trọng tăng lên 0.98% với tỷ lệ tăng là 31.51%.
- Các công ty khác chiếm tỷ trọng khá lớn, lớn chiếm 39% năm 2001 và có xu hướng giảm dần xuống còn 35.87% năm 2003.
Đối với các mặt hàng mua từ nước ngoài mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng trị giá hàng mua vào nhưng cũng có xu hướng tăng. Tỷ trọng năm 2002 tăng lên 0.37% so với năm 2001 tương ứng với tỷ lệ tăng là 19.17%. Mặc dù năm 2003 tỷ trọng có giảm xuống 0.26% nhưng tỷ lệ doanh số mua vào vẫn tăng lên 14.80%. Trong đó hàng mua từ Thái Lan chiếm tỷ trọng nhiều nhất và tăng giảm qua các năm. Năm 2003 tỷ trọng này tăng lên 0.18% tương ứng với tỷ lệ tăng 24.59%. Các công ty khác đều có tỷ lệ mua vào tăng giảm qua các năm chứng tỏ nhu cầu về các mặt hàng ngoại không ổn định và không có nhiều tiềm năng
2.2.3) Tình hình mua hàng của công ty theo phương thức mua Nhìn vào biểu 4 ta thấy lượng hàng mua vào trực tiếp từ các cơ sở sản xuất chiếm tỉ trọng nhỏ và ngày càng giảm xuống trong khi đó lượng hàng mua qua trung gian thì tăng lên và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng trị giá hàng mua vào. Cụ thể:
- Năm 2002 doanh số mua vào trực tiếp đạt tỉ trọng 21.19% trên tổng doanh só hàng hóa mua vào của toàn công ty. Năm 2003 doanh số mua và trực tiếp tăng so với năm 2002 tương ứng với tỉ lệ tăng là 9.53% nhưng tỉ trọng lại giảm xuống 1.44% do tổng trị giá mua vào của năm 2003 tăng lên so với năm 2002 tỉ lệ tăng là 17.25%
- Hình thức mua qua trung gian chiếm tỉ trọng rất lớn. Năm 2001 đạt tỉ trọng 76.25% trên tổng trị giá mua vào. Sang năm 2002 tỉ trọng này tăng lên so với năm 2001 là 2.56% Năm 2003 tỉ trọng này lại tăng lên và tăng 1.44% so với năm 2002 tương ứng với số tiền tăng là 5243021 nghìn đồng .chiếm tỷ lệ tăng là 19.66%.
2.2.4 ) Tình hình mua hàng của công ty theo thời gian
Nhìn vào biểu 5 ta thấy qua các năm tổng trị giá hàng mua vào của công ty đều tăng. Năm 2002 tổng trị giá hàng mua tăng lên tương ứng với tỷ lệ tăng là 15.25%. Sang năm 2003 tỷ lệ này tăng lên 17.52% lớn hơn so với sự tăng lên của năm 2002 . Điều này chứng tỏ năm 2003 công ty làm ăn có hiệu quả. Nhìn vào biểu trên ta thấy doanh số mua vào của công ty ở qúy một luôn là cao nhất sau đó giảm dần trong qúy II và qúy III và lại bắt đầu tăng lên trong qúy IV
Qúy I năm 2001 chiếm tỷ trọng là 28.11% chiếm gần bằng1/3 so với tổng tỷ trọng mua vào của toàn công ty. Sang năm 2002 tỷ trọng có giảm xuống một chút là 0.06% so với năm 2001 nhưng tỷ lệ mua hàng vẫn tăng lên 15%. Năm 2003 tỷ trọng này tăng lên là 2.02% tưung ứng với tỷ lệ tăng là 25.98%.
Sang qúy II và qúy III là qúy có lượng hàng mua vào thấp vì đây là thời điểm mà nhu cầu về các loại hàng hóa thấp do đó để giảm lượng hàng tồn kho, dự trữ, giảm chi phí bảo quản ,kinh doanh. Năm 2001 lượng hàng mua vào của qúy III chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là 23.05%. Sang năm 2002 thì lượng hàng mua vào qúy II lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 23.44% và tỷ trọng giảm so với năm 2001 là 0.73%. Năm 2003 qúy III vẫn là qúy chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là 21.73%.và giảm 2.31% so với tỷ trọng của năm 2002
Đối với qúy IV thì đây là qúy mà tỷ trọng doanh số mua vào luôn nhỏ hơn qúy I nhưng lại luôn lớn hơn qúy II và qúy III. Do đây là cuối năm nên nhu cầu mua sắm bắt đầu tăng lên hơn nữa đây cũng là giai đoạn giáp tết nên người tiêu dùng tranh thủ mua sắm để chuẩn bị cho Tết. Tổng lượng mua vào năm 2002 chiếm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0547.doc