Những PPDH đặc biệt chú ý khi dạy TV là
+ Phương pháp trực quan :
- Là PP giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường thông qua chữ mẫu (kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập)
- Tác dụng của chữ mẫu : giúp HS dễ quan sát, tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học;
+ Phương pháp trực quan :
- Chữ mẫu của GV trên bảng lớp giúp HS nắm được thứ tự viết các nét của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh.
+ Phương pháp đàm thoại gợi mở :
- PP này thường sử dụng chủ yếu ở thời gian đầu của tiết học, GV dùng câu hỏi gợi mở để HS tiếp xúc với những chữ cái sẽ học ( các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước);
- Đối với những câu hỏi khó, GV cần định hướng câu trả lời cho HS;
+ Phương pháp luyện tập
PP này phải được tiến hành từ thấp đến cao để HS dễ tiếp thu, lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5334 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng việt (phân môn tập viết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
(Phân môn Tập viết)
Vị trí, tầm quan trọng :
1.1. Trang bị cho HS bộ chữ cái tiếng Việt và những yếu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp;
1.2. Góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học tiếng Việt trong nhà trường – kỹ năng viết chữ (nếu viết đúng chữ mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh à HS sẽ có điều kiện ghi chép bài học tốt, kết quả học tập sẽ cao hơn, Ngược lại, nếu viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập);
1.3. Học vần, Tập đọc giúp cho việc rèn năng lực đọc thông, Tập viết giúp cho việc rèn luyện năng lực viết thạo;
1.4. Là phân môn mang tính chất thực hành – Trong chương trình không có tiết lý thuyết, chỉ có các tiết rèn luyện kỹ năng;
1.5. Góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho HS những phẩm chất đạo đức tốt như : tính cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mỹ. Cố vấn Phạm Văn Đồng nói : “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho HS viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình…”
2. Nhiệm vụ :
Truyền thụ cho HS những kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ, cụ thể:
2.1. Về tri thức: Dạy HS những khái niệm cơ bản về:
- Đường kẻ, dòng kẻ, tọa độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ;
- Các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái;
- Hình thành cho HS những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của các chữ viết.
2.2. Về kỹ năng: Dạy HS các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm:
- Kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng;
- Xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và đẹp;
- Tư thế ngồi, cách cầm bút, cách trình bày bài viết là kỹ năng đặc thù của dạy tập viết mà GV cần quan tâm.
HS lớp 1 luyện tập viết chữ dưới 2 hình thức :
+ Luyện tập viết chữ cái trong các tiết học âm – chữ ghi âm, vần;
+ Luyện tập viết theo các yêu cầu kỹ thuật trong các tiết tập viết.
3. Thực trạng chữ viết của HSTH hiện nay – Nguyên nhân – Hậu quả :
3.1. Ưu điểm :
- Nhìn chung HSTH (ngay từ lớp 1) đã nắm được quy trình viết, biết cách viết chữ ghi âm tiếng Việt ;
- Về cơ bản, các em đã viết đúng các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng và khá đúng cỡ chữ quy định;
- Phần lớn HS nắm khá chắc luật chính tả và viết đúng chính tả;
- Khi viết, nhiều em còn thể hiện được tính thẩm mỹ, biết cách trình bày một bài viết theo yêu cầu của thể loại (văn xuôi, thơ);
- Tốc độ viết về cơ bản đã đạt và vượt mức yêu cầu quy định ở từng giai đoạn của từng khối lớp;
- Nhiều HS đạt giải cao trong các hội thi “Vở sạch – Chữ đẹp – Viết chữ đẹp” hàng năm do ngành tổ chức;
3.2. Tồn tại :
Tỷ lệ HS viết chữ xấu vẫn còn rất cao, đặc biệt là HS các khối lớp 1, lớp 2, cụ thể những lỗi thường gặp là:
- Chữ viết không đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng; không đúng cỡ chữ (độ cao, độ rộng nhất là các chữ có độ cao 1,25; 1,5 và 2,5 đơn vị như: r, s – t – h, b, g, y, k) ;
Ví dụ: HS thường viết sai mẫu chữ, nhất là những chữ dễ lẫn như: n với u, ô với â, s với r, tr với th, k với h.
- Viết chữ in lẫn chữ thường, chữ in hoa lẫn chữ viết hoa;
- Trong một chữ mà có con chữ thì ngửa, con chữ thì nghiêng;
- Khoảng cách giữa các chữ, con chữ chưa hợp lý (khi dày quá, khi thưa quá)
- Trong một bài viết, một chữ mà có nhiều cỡ chữ khác nhau ;
- Chữ thiếu nét, dạc nét, rời nét;
- Chữ đặt sai vị trí dấu thanh ( phựơng, ngòai,)
- Viết hoa tùy tiện, hoặc không viết chữ cần viết (đầu dòng, đầu câu, danh từ riêng,…)
- Thường viết lẫn lộn giữa các chữ x/s; d/gi; r/s; k/q; g/gh; ng/ ngh,…
- Chữa lỗi sai không đúng cách: tẩy xóa, chữa đè lên, tô đậm nhòe nhoẹt;
- Một số HS chưa biết cách trình bày một bài viết vừa đảm bảo tính khoa học vừa thể hiện tính thẩm mỹ. Chưa biết cách trình bày một bài văn xuôi khác với bài thơ, thơ lục bát khác với thơ tự do,…
3. 3. Nguyên nhân:
- Đa số GV không được đào tạo về phương pháp luyện chữ, chữ viết đa phần theo mẫu chữ cải cách năm 1981 (chữ viết HS đa phần là mẫu chữ đứng);
- GV còn nhiều lúng túng trong việc vận dụng, phối hợp các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học;
- Để hoàn thành khối lượng kiến thức bài học, bài tập ngày càng nhiều (một phần do GV còn dàn trãi, mở rộng, nâng cao so với yêu cầu), HS phải tăng tốc độ viết trong giờ học, giờ làm bài nên chữ viết không được nắn nót, không đẹp;
- Trong giờ dạy Tập viết và Chính tả, GV :
+ Chưa hướng dẫn một cách cơ bản, tỉ mỉ về việc viết chữ đúng mẫu ( mẫu chữ để ghi âm, vần, tiếng và dấu thanh); chữ viết chưa theo đúng quy trình (từ nét đầu tiên đến khi kết thúc chữ ghi tiếng và kết hợp các chữ ghi tiếng trong một từ, ngữ,…)
+ Chưa kết hợp nhuần nhuyễn việc dạy nghĩa của từ với dạy chữ, chưa hướng dẫn HS cách trình bày theo từng thể loại văn bản (thơ, văn xuôi).
3.3.2. Về phía HS:
- Ý thức rèn luyện chữ viết của bản thân từng HS chưa cao;
- HS còn mắc lỗi chính tả nhiều, vì:
+ Do phát âm không chuẩn, các tiếng phát âm không phân biệt (phụ âm đầu, vần, thanh tùy theo từng vùng phương ngữ), ở Cần Thơ, HS thường viết sai chủ yếu do nhầm lẫn giữa tr/ch; s/x; thanh hỏi/thanh ngã,…
+ Do quên mặt chữ ghi âm, ghi tiếng, từ,…
+ Do không nắm được nghĩa của từ;
+ Do chưa nắm thật chắc luật chính tả, luật viết hoa và cách viết hoa;
3.3.3. Về phía CMHS:
- Ít quan tâm đến việc học hành của con em mình, thường giao phó toàn bộ cho thầy cô giáo ;
- Quan điểm của không ít CMHS cho rằng chữ viết không quan trọng nên chỉ quan tâm đầu tư trang bị cho con em mình nhiều kiến thức văn hóa (học nhiều các môn Toán, Anh văn,…)
- Ít có hiểu biết về những vấn đề cần dạy con em mình khi ở nhà;
- Lạm dụng CNTT, ngày từ nhỏ đã cho con sử dụng máy tính để đánh chữ;
- Nôn nóng cho con đi học trước khi trẻ mới lên 4, 5 tuổi chưa thích hợp cầm bút gò từng con chữ (tay trẻ yếu, dễ mỏi, dễ dẫn đến việc lười viết)
3.3.4. Nguyên nhân khác:
- Bàn ghế không đúng kích cỡ;
- Ánh sáng một số phòng học không đảm bảo;
- Chương trình học của học sinh tiểu học có nhiều phân môn, nhiều nội dung trong một buổi học mà học sinh cần giải quyết;
- Do vở, bút mực ( HS lớp 1, 2 viết bút kim, bút bi quá sớm; vở, bút kém chất lượng,…)
- Một số trường chưa quan tâm đến phong trào “Vở sạch – chữ đẹp” do số HS mỗi lớp quá đông, thiếu điều kiện về CSVC, trang thiết bị phục vụ việc dạy – học, đời sống HS khó khăn,
Nguyên nhân chính:
+ Kỹ năng vận dụng, phối hợp các phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học trên lớp của một số giáo viên còn hạn chế;
+ CSVC, các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học phân môn một số trường học còn thiếu và chưa phù hợp;
+ Sự quan tâm, phối hợp chỉ đạo việc dạy - học phân môn của các cấp quản lý và GV chưa đồng bộ.
4. Một số biện pháp giúp HS viết chữ đúng mẫu và đẹp :
4.1. Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, nhiều hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS.Theo tinh thần đổi mới PPDH, tiết TV, CT cần tạo điều kiện để HS chủ động tiếp nhận kiến thức (tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ), tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của GV.
4.2. Mục đích của việc dạy viết là: HS viết đúng mẫu chữ quy định, có kỹ năng viết nhanh (đạt và vượt tốc độ yêu cầu đề ra ở mỗi lớp) và biết trình bày một bài viết sạch, đẹp (có tính thẩm mỹ). Do vậy khi dạy và luyện chữ viết cho HS, GV cần chú trọng PP thực hành luyện tập, giúp HS hình thành và trau dồi kỹ năng viết chữ.
4.3. Những PPDH đặc biệt chú ý khi dạy TV là
+ Phương pháp trực quan :
- Là PP giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường thông qua chữ mẫu (kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập)
- Tác dụng của chữ mẫu : giúp HS dễ quan sát, tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học;
+ Phương pháp trực quan :
- Chữ mẫu của GV trên bảng lớp giúp HS nắm được thứ tự viết các nét của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh.
+ Phương pháp đàm thoại gợi mở :
- PP này thường sử dụng chủ yếu ở thời gian đầu của tiết học, GV dùng câu hỏi gợi mở để HS tiếp xúc với những chữ cái sẽ học ( các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước);
- Đối với những câu hỏi khó, GV cần định hướng câu trả lời cho HS;
+ Phương pháp luyện tập
PP này phải được tiến hành từ thấp đến cao để HS dễ tiếp thu, lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định.
4.4. Khi vận dụng từng phương pháp, phải chú ý nhiều hơn đến cách thức hoạt động của học sinh để tiếp nhận các kiến thức về chữ viết, cũng như việc hình thành và phát triển các kỹ năng (đọc, viết, nghe, nói).
4.5. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học viết chữ . Mỗi lớp học cần được trang bị đầy đủ bảng mẫu chữ viết được Bộ GD&ĐT ban hành; 4.6. Việc tổ chức hoạt động có thể dưới nhiều hình thức linh hoạt như: cá nhân, từng đôi một, nhóm nhỏ, nhóm lớn, cả lớp, đặc biệt chú ý đến hình thức tổ chức dạy học theo nhóm. 4.7. Vận dụng phương pháp dạy học lớp ghép vào việc uốn nắn cách viết, cách cầm bút và cách ngồi của HS ngay trong tiết học.
4.8. Thực hiện việc tổ chức đánh giá, xếp loại Vở sạch – Chữ đẹp hàng tháng để kịp thời giúp đỡ, uốn nắn cách viết chữ, cách giữ vở cho học sinh theo Công văn 5150 GD&ĐT ngày 17/6/2002 về việc hướng dẫn dạy và học viết chữ ở tiểu học4.9. Một số cơ sở quan trọng cần xác định khi lựa chọn phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học ở một tiết tập viết - Đối tượng học sinh để có các biện pháp cá thể hoá trong dạy học; - Mục tiêu bài dạy theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, nhằm đảm bảo yêu cầu cần đạt đối với mọi đối tưọng học sinh;
- Khả năng của chính giáo viên, để cân nhắc các phương pháp, biện pháp, các hình thức tổ chức dạy học mà mình sẽ chọn nhằm vận dụng, kết hợp có hiệu quả; - Điều kiện về cơ sở vật chất (phòng học, bàn ghế, các phương tiện hỗ trợ,…) để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.
4.10 Để giúp HS TH viết chữ đúng mẫu và đẹp, trước tiên GV phải tự thống nhất một số thuật ngữ khi dạy tập viết để HS nghe quen tai và có thói quen nhận biết nhanh:
- Đường kẻ, điểm đặt bút, điểm dừng bút;
- Rê bút, lia bút (kỹ thuật viết tạo sự liền mạch)
(Dùng hình ảnh trực quan, ví dụ cụ thể để giới thiệu các thuật ngữ, không giải thích dài dòng)
+ Phải có đủ các phương tiện học tập: bút, bảng, vở tập viết, bàn ghế đúng quy cách, ánh sáng đầy đủ;
+ Cầm bút, để vở đúng cách;
+ Ngồi đúng cách;
(Dùng các vật thật, hình ảnh trực quan để giới thiệu trực tiếp)
+ Luôn có ý thức rèn luyện, làm sao để chữ viết của mình vừa đúng vừa đẹp ở tất cả mọi nơi;
+ Luôn áp dụng các biện pháp hướng dẫn cụ thể, gần gũi, dễ hiểu, chủ động để HS tiếp nhận kiến thức (tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ,tự giác luyện tập, thực hành…)
+ Chuẩn bị ĐDDH một cách cẩn thận, có chọn lọc và sáng tạo;
+ Cần có các đức tính: kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, có lòng thương yêu tất cả HS, không nóng vội;
+ Tổ chức phong trào “Đôi bạn cùng viết chữ đúng, đẹp”;
+ Chấm chữa bài viết của HS cẩn thận (không phải chỉ riêng phân môn Tập viết);
+ Thường xuyên kể về các tấm gương luyện chữ viết và vượt lên số phận để học tốt (Cao Bá Quát, thần Siêu, Nguyễn Ngọc Ký,…);
+ Luôn khen ngợi, so sánh, nêu gương những bạn viết chữ đẹp trong lớp;
5) Biện pháp tổ chức từng hoạt động trọng tâm của một bài dạy Tập viết:
5.1. Hướng dẫn HS viết chữ :
+ Bước 1 : Giới thiệu chữ mẫu
- Trên bảng lớp: thể hiện các dòng kẻ ô li và nội dung cần viết trong tiết học;
- Chữ mẫu (có thể photo) đủ để gửi cho các nhóm
+ Bước 2 : Tổ chức cho các nhóm HS trao đổi, chia sẻ những hiểu biết cho nhau xoay quanh việc nhận dạng, phát hiện cấu tạo, đặc điểm của con chữ, (các nét cơ bản của con chữ, độ cao, rộng, cách nối nét,… dưới sự giám sát của nhóm trưởng, GV bao quát giúp đỡ các nhóm có HS yếu) sau đó trình bày trước lớp.
+ Bước 3: HD quy trình viết: viết chậm, vừa viết vừa kết hợp phân tích: điểm đặt bút, thứ tự thực hiện các nét viết, độ cao, rộng, cách bỏ dấu phụ, dấu thanh (chú ý tư thế đứng viết làm sao để tất cả HS đều nhìn thấy tay của GV khi viết từng nét chữ);
( Chú ý : Không hỏi lại HS quy trình viết )
5.2. Hướng dẫn HS luyện tập viết :
5.2.1. Luyện viết trên không (đối với những bài dạy viết chữ ghi âm)
+ Tác dụng : giúp HS rèn luyện đôi tay và rèn luyện quy trình viết các nét của con chữ để HS khỏi ngỡ ngàng khi viết;
+ Cách HD: tổ chức cho HS viết trên không hoặc tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thành dần kỹ năng viết các nét cho đều đặn ( 2 – 3 lần)
( Khuyến khích việc tổ chức cho HS tì đầu ngón tay trên viết bóng trên mặt bàn , nếu đối tượng HS khá, giỏi, có thể không tổ chức hoạt động này)
5.2.2. Luyện viết trên bảng con
+ Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ cái, cụm từ hoặc những chữ khó viết mà HS thường viết sai;
+ HS giới thiệu nội dung viết của mình trong nhóm (HDHS có thói quen nhận xét chữ viết của bạn mình: quan sát chữ mẫu, đối chiếu chữ viết trên bảng con của mình và của bạn, phát hiện chỗ sai, cùng trao đổi, sửa chữa cho nhau)
+ Bao quát chung tình hình viết bảng con của các nhóm:
- Chữa lỗi sai đối với HS từng nhóm ( chỉ rõ chỗ sai, viết lại chữ đúng ngay bên cạnh chữ viết sai của HS, tránh viết đè lên cữ viết sai của HS)
- Chọn ra vài bảng con viết đúng, đẹp giới thiệu với từng nhóm
5.2.3. Luyện viết vào vở tập viết
+ Yêu cầu HS nêu nội dung viết: viết chữ gì? cỡ chữ nào? Viết mấy dòng?
+ Giới thiệu vở mẫu (đã viết các nội dung yêu cầu viết, có thể là vở HS viết đẹp các năm học trước) cho các nhóm HS thấy rõ
+ Trước khi HS viết, HD lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút; nhắc nhở cách đặt bút ngay điểm bắt đầu viết, viết chữ đúng nét, đúng độ cao , khoảng cách giữa các chữ,…
+ HS thực hành viết vào vở. GV theo dõi, uốn nắn một số em viết chữ còn yếu ( có thể cầm tay hướng dẫn cho HS viết 1 đến 2 chữ đầu tiên.
5.3. Chấm , chữa bài viết
+ Tổ chức chấm từ 5 – 7 quyển ở các nhóm ngay tại lớp ( đối tượng chấm là những HS viết yếu, học sinh đang rèn viết chữ đẹp), số bài viết còn lại, có thể thu lại và tìm thời gian để chấm để kịp thời chữa cách viết của HS ở các tiết sau.
+ Chữa những lỗi HS sai phổ biến, HD kỹ lại cách viết của chữ cái đó để HS khắc sâu cách viết một lần nữa.
+ Cho các nhóm lần lượt xem các vở có chữ viết đẹp, kịp thời động viên, khích lệ những HS có tiến bộ
5.4. Củng cố bài dạy
GV có thể củng cố bằng nhiều hình thức sau :
+ YCHS viết lại những chữ đã viết trên bảng con hoặc bảng lớp;
+ Tổ chức thi viết những chữ đã viết giữa các nhóm
(Tổ chức cho cả lớp trao đổi, nhận xét, biểu dương, khen thưởng để động viên khích lệ HS)
D. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT :
1) Đối với giáo viên, cần :
+ Nhận thức sâu sắc việc đổi mới PPDH hiện nay được thực hiện theo hướng lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm. Vì vậy, muốn để tất cả học sinh đều được học và học được, trong giờ dạy giáo viên chỉ nên giữ vai trò là người điều hành, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động để mỗi học sinh đều tích cực, chủ động, sáng tạo, tự lực khám phá chiếm lĩnh tri thức mới trên cơ sở những điều mà các em đã biết.
+ Có thái độ gần gũi, yêu thương, tôn trọng ý kiến học sinh; nhẹ nhàng trong việc uốn nắn, sửa sai cho các em từ cách đọc, cách viết,cách cầm bút, tư thế ngồi … giúp các em tự nhận ra những hạn chế của mình mà khắc phục. + Luôn luôn tự học, từ rèn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thường xuyên dự giờ, thăm lớp, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, biết lắng nghe để tự khắc phục những hạn chế của bản thân trong quá trình giảng dạy.
+ Tận dụng tối đa thiết bị dạy học sẵn có ở trường, tự sưu tầm thêm các vật thật xung quanh, làm thêm đồ dùng dạy học và sưu tầm tư liệu trên Internet hỗ trợ tốt tiết dạy. + Tạo mối quan hệ thường xuyên giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để nắm chắc được chuyển biến tâm lý và tình hình học tập của học sinh.
2) Đối với các cấp quản lý cơ sở :
+ Tăng cường việc tổ chức dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm tiết dạy ; đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn, duy trì thường xuyên việc tổ chức công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên.
+ Phát huy vai trò của các giáo viên dạy giỏi ở cơ sở trong việc chia sẻ kinh nghiệm dạy học cho đội ngũ giáo viên dạy lớp.
10 Điều quy định đối với giáo viên về “Vở sạch – Chữ đẹp” (Tham khảo)
1. Gương mẫu khi viết vở, viết bảng, trình bày vở và bảng khoa học, kẻ bằng thước;
2. Hàng ngày, GV rèn chữ viết trên vở “Rèn chữ” và bảng lớp;
3. Chấm bài đủ, có chữa, có phê, lời phê cô đọng, chữ viết mẫu mực;
4. Hàng tháng, nhận xét, cho điểm, phân loại vở HS
5. Hàng tháng, hàng tuần có trọng tâm rèn chữ cho HS rõ mẫu chữ ở góc phải bảng phía trên
6. Chăm sóc HS khi viết (HS cần quan tâm giúp đỡ nên tạo điều kiện cho các em ngồi ở những vị trí thuận lợi, gần những em viết chữ đẹp);
7. Hàng tháng, hàng tuần bồi dưỡng những HS viết chữ xấu;
8. Phổ biến mẫu chữ, cỡ chữ cho CMHS vào các buổi họp, nhằm kết hợp với gia đình rèn chữ cho HS;
9. Kết hợp với CMHS tạo cơ sở vật chất cho việc rèn chữ
10. Khen thưởng, động viên kịp thời những HS viết chữ đẹp, xây dựng HS, lớp có phong trào “Vở sach – Chữ đẹp điển hình.”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng việt.doc