Bình Thành là xã được thành lập trên cơ sở chia tách từ xã Thoại Giang, phía đông giáp xã Thoại Giang, phía tây giáp xã Tân Thành, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, phía bắc giáp thị trấn Óc Eo. Với tổng diện tích tự nhiên 2.948,3 ha, trong đó đất sản xuất nông ngiệp 2.324,9 ha. Diện tích đất trồng lúa 2.324,9 ha; đất trồng hoa màu, cây trồng khác 7,2 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 11 ha. Hầu hết người dân đều sinh sống bằng nghề nông và buôn bán nhỏ. Toàn xã có 1.987 hộ với 8.893 nhân khẩu, địa giới hành chính được chia làm 4 ấp với tổ (4 ấp đều được công nhận là ấp văn hoá). Toàn xã có 04 trường: 01 trường mẫu giáo, 2 trường tiểu học, 01 trường THCS và 5 điểm lẻ của 2 trường tiểu học, các điểm trường được phân bố đều trên toàn xã; có 01 trạm y tế, 01 chợ với tỷ lệ các hộ buôn bán, kinh doanh, dịch vụ thương mại chiếm 7%.
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11357 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng hoạt động về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả tổng điều tra Dân số và Nhà ở vào thời điểm 0 giờ tháng 01/4/2009 của Tổng cục Thống Kê), mật độ dân số vào hàng cao nhất thế giới (259 người/km2 vào năm 2009), chất lượng dân số chưa được cải thiện đáng kể…do đó, việc tăng dân số nhanh trở lại sẽ phá vỡ những thành tựu đạt được, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, làm chậm quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặt nước ta trước nguy cơ tụt hậu xa hơn. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong thời gian tới.
Xuất phát từ mục đích ý nghĩa to lớn ấy, công tác dân số - kế hoạch gia đình cần phải được quan tâm, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động. Đây là lý do em chọn đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động về công tác DS-KHHGĐ ở xã Bình Thành” làm báo cáo thực tập với hy vọng sử dụng những kiến thức đã được học ở trường và những kinh nghiệm thực tiễn vào việc tham mưu những giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện tốt công tác này tại địa phương.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC
DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
I. Cơ sở lý luận:
1. Lý luận chung:
Dân số thế giới tăng trưởng ngày một nhanh, thời gian tăng thêm một tỷ người ngày càng rút ngắn trong thế kỷ XX nhưng đã xuất hiện xu hướng giảm tốc độ gia tăng dân số trong thế kỷ XXI.
Thế kỷ XX thường được gọi là “Thế kỷ dân số” hoặc thế kỷ của “Bùng nổ dân số”. Nhân loại đã chứng kiến dân số tăng phi thường từ 1,65 tỷ người vào đầu thế kỷ lên 6,06 tỷ người vào năm 2000, tăng 3,7 lần trong vòng 100 năm. Trong khi đó, vào thế kỷ XIX dân số thế giới chỉ tăng 1,7 lần từ gần 1 tỷ người lên 1,65 tỷ người cũng trong cùng khoảng thời gian 100 năm. Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm ngày một tăng lên khoảng 0,5% vào năm 1850, khoảng 1,78% vào giai đoạn 1950 đến 1955, khoảng 2,04% vào giai đoạn từ 1965 đến năm 1970, khoảng 1,57% vào giai đoạn 1990 đến năn 1995 và hiện nay là 1,3%.
Quy mô dân số lớn vẫn tiếp tục gia tăng về số lượng tuyệt đối, song tốc độ gia tăng có xu hướng giảm.
Theo số liệu Tổng điều tra dân số ngày 01/4/1989 nước ta có 64.412.000 người, đến năm 2007 số dân đã tăng lên tới 85.154.000 người, năm 2008 tăng lên 86.160.000 người. Đến tổng điều tra dân số và nhà ở tại thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2009 dân số nước ta còn 85.789.573 người.
Dân số An Giang năm 1999 là 2.049.039 người, năm 2005 là 2.193.661 người, đến năm 2008 là 2.253.865 người.
Từ nửa sau thế kỷ XX đến nay dân số Việt Nam tăng nhanh hoặc quá nhanh như giai đoạn 1954-1960 với tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm là 3,93%; 1960-1970: 3,24%; 1970-1976: 3%. Năm 1992 nhịp độ tăng dân số của nước ta là 2,26%, năm 1997: 1,88%. Tốc độ tăng dân số đã giảm từ 2,34% vào năm 1979 xuống còn 1,51% vào năm 1999 và 1,21% vào năm 2007.
Với tỷ lệ gia tăng dân số quá nhanh nói trên, mỗi ngày nước ta có thêm 3.100 người (tương đương dân số 1 xã nhỏ), mỗi tháng thêm khoảng 97.000 người (khoảng 1 huyện) và mỗi năm thêm khoảng 1,1 triệu người (tương đương dân số 1 tỉnh trung bình).
Sự gia tăng dân số quá nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.
Vậy dân số - kế hoạch gia đình là?
Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính (khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh Dân số năm 2003).
Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình (khoản 9 Điều 3 Pháp lệnh Dân số năm 2003).
2. Vai trò và tầm quan trọng của công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình ở xã, phường:
Quá trình phát triển dân số ở xã chịu nhiều sự tác động của các yếu tố con người, môi trường kinh tế-xã hội; việc quản lý chương trình DS-KHHGĐ ở xã không chỉ bảo vệ lợi ích con người, hướng sự phát triển vào mục tiêu con người, vừa là tiền đề cho sự phát triển và phát triển bền vững. Do vậy, quản lý chương trình DS-KHHGĐ ở xã là hết sức quan trọng, là trách nhiệm của cộng đồng và toàn xã hội và là yếu tố quyết định thành công của công tác DS-KHHGĐ ở cấp xã.
Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ đóng vai trò chỉ đạo, huy động các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, chính trị-xã hội và mọi tầng lớp nhân dân tham gia chương trình DS-KHHGĐ.
II. Cơ sở pháp lý:
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước:
1.1. Quan điểm của Đảng:
Tại Nghị quyết TW 4 khoá VII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, Đảng ta nêu rõ:
- Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội.
- Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là vận động, tuyên truyền và giáo dục gắn liền với đưa dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đến tận người dân; có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
- Đầu tư cho công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp rất cao. Nhà nước cần tăng mức chi ngân sách cho công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, đồng thời động viên sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự viện trợ của quốc tế.
- Huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, đồng thời phải có bộ máy chuyên trách đủ mạnh để quản lý theo chương trình mục tiêu, bảo đảm cho các nguồn lực nói trên được sử dụng có hiệu quả và đến tận người dân.
- Để đạt được mục tiêu trong thời gian tương đối ngắn, điều có ý nghĩa quyết định là Đảng và chính quyền các cấp phải lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình theo chương trình.
1.2. Quan điểm của Nhà nước:
Tại Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 nêu rõ:
- Công tác dân số là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội, góp phần quyết định để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng điểm việc điều hoà quan hệ giữa số lượng với chất lượng dân số, giữa phát triển dân số với phát triển nguồn nhân lực, giữa phân bố và di chuyển dân cư với phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng của công tác dân số; tập trung ưu tiên cho các vùng có mức sinh cao, vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa để giải quyết các vấn đề dân số và nâng cao mức sống nhân dân.
- Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp, gián tiếp và rõ rệt. Nhà nước đảm bảo đủ nguồn lực cho công tác dân số, đồng thời vận động sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự viện trọ của quốc tế.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông - giáo dục về dân số và phát triển, kết hợp với việc thực hiện đầy đủ, có hiệu quả Chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình, tăng cường vai trò của gia đình và thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình là các giải pháp cơ bản để đảm bảo tính bền vững của chương trình dân số và phát triển.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác dân số, đẩy mạnh xã hội hoá là yếu tố quyết định sự thành công của chương trình dân số và phát triển.
2. Cơ sở pháp lý:
Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình hiện nay được tập trung thực hiện theo quy định tại các văn bản sau:
- Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 14/01/1993 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 06/3/1995 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình.
- Chỉ thị số 37-CT/TTg ngày 17/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh thực hiện chiến lược dân số - kế hoạch hoá gia đình.
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
- Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Ban Chấp hành Trung ương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 03/10/2006 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về dân số và trẻ em.
- Chỉ thị số 13/2007/CT-TTg ngày 06/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
- Hướng dẫn số 11/HD-UBKTTW ngày 24/03/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về việc thực hiện Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
- Thông báo kết luận số 160-TB/TW ngày 04/6/2008 của Ban Bí thư về thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình và một số giải pháp cấp bách.
- Quyết định 170/2007/Qđ-TTg ngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2006 - 2010.
- Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 04/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình.
- Kết luận số 44-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
Ở XÃ BÌNH THÀNH
I. Đặc điểm tình hình:
Bình Thành là xã được thành lập trên cơ sở chia tách từ xã Thoại Giang, phía đông giáp xã Thoại Giang, phía tây giáp xã Tân Thành, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, phía bắc giáp thị trấn Óc Eo. Với tổng diện tích tự nhiên 2.948,3 ha, trong đó đất sản xuất nông ngiệp 2.324,9 ha. Diện tích đất trồng lúa 2.324,9 ha; đất trồng hoa màu, cây trồng khác 7,2 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 11 ha. Hầu hết người dân đều sinh sống bằng nghề nông và buôn bán nhỏ. Toàn xã có 1.987 hộ với 8.893 nhân khẩu, địa giới hành chính được chia làm 4 ấp với tổ (4 ấp đều được công nhận là ấp văn hoá). Toàn xã có 04 trường: 01 trường mẫu giáo, 2 trường tiểu học, 01 trường THCS và 5 điểm lẻ của 2 trường tiểu học, các điểm trường được phân bố đều trên toàn xã; có 01 trạm y tế, 01 chợ với tỷ lệ các hộ buôn bán, kinh doanh, dịch vụ thương mại chiếm 7%.
Tuy điều kiện xã còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người thấp, hạ tầng cơ sở kỹ thuật yếu kém, giao thông đi lại khó khăn. Nhưng với tinh thần đoàn kết thực hiện chủ trương của Huyện uỷ - UBND huyện, Đảng bộ và nhân dân xã Bình Thành đã quyết tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu phấn đấu. Phong trào chuyển vụ từ 2 lên 3 vụ được người dân đồng tình ủng hộ làm cho sản lượng lương thực tăng, nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả được nhân rộng trên toàn xã, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay còn 4,2%.
Đặc biệt thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” từ năm 2006 đến Đảng bộ xã Bình Thành đã vận động nhân dân, các mạnh thường quân trong và ngoài xã xây dựng được 6 cây cầu bê tông với trị giá 2 tỷ 245 triệu đồng. Từ đó giúp cho việc giao thương và đi lại của người dân được thuận lợi. Trong năm 2009 xã đã vận động mạnh thường quân xây dựng 01 hội Mái ấm tình thương, qua đó từ tháng 7/2009 đến nay đã xét cất 18 căn nhà cho các gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội của huyện nói chung và của xã nói riêng.
II. Thực trạng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình ở xã Bình Thành năm 2009:
1. Tổ chức dân số - kế hoạch hoá gia đình ở xã Bình Thành:
1.1. Công tác tổ chức:
Bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình đã hình thành và hoạt động kể từ năm 1994 (sau khi Nghị quyết TW 4 khoá VII được ban hành vào ngày 14/01/1993) đến nay đã được 15 năm.
Qua 15 năm hình thành và phát triển công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình của cả nước nói chung và của xã Bình Thành nói riêng từng bước được củng cố, chất lượng hoạt động ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần đáng kể vào công cuộc đổi mới của đất nước.
Cách đây 2 năm bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình ở tuyến cơ sở chỉ hoạt động dựa trên sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn cấp trên và UBND xã, cán bộ làm công tác dân số chỉ hưởng định mức thù lao hàng tháng là 330.000 đồng, không có chế độ BHXH, BHYT như một cán bộ công chức.
Từ cuối năm 2008 đến nay công tác này đã được sát nhập vào công tác y tế, là một phần không thể thiếu trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Cán bộ làm công tác dân số đã được hưởng lương theo ngạch, bậc, trình độ chuyên môn, các chế độ BHXH, BHYT được thực hiện theo quy định của một viên chức nhà nước. Từ đó, giúp cho cán bộ an tâm tư tưởng, hết lòng phục vụ lâu dài cho công tác này.
Tiếp tục phát huy những hiệu quả đạt được từ những năm trước trong lĩnh vực này, Ban DS-KHHGĐ xã Bình Thành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn của cơ quan cấp trên và UBND xã đã từng bước được hoàn thiện, chất lượng hoạt động được nâng lên, việc thực hiện công tác quản lý địa bàn, điều hành mạng lưới cộng tác viên ngày càng tốt hơn, công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động cũng được quan tâm nhiều hơn.
Năm 2009 Uỷ ban nhân dân xã Bình Thành đã ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện công tác DS-KHHGĐ của xã, hiện nay Ban DS-KHHGĐ có 24 thành viên, trong đó đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách khối văn hoá - xã hội làm trưởng ban, đồng chí Trưởng Trạm Y tế làm phó ban trực, 01 cán bộ làm công tác dân số; các ban ngành, đoàn thể và trưởng các ấp làm thành viên.
Ban DS-KHHGĐ xã Bình Thành hoạt động dựa trên hợp trách nhiệm được ký kết hàng năm, có phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên. Hàng tháng Ban DS-KHHGĐ đều tổ chức họp để đánh giá rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho từng tháng, quý. Từ đó, giúp cho xã hoàn thành các mục tiêu, chương trình về công tác dân số hàng năm, góp phần thực hiện thằng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.
1.2. Kết quả thực hiện công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình năm 2009:
Năm 2009 là năm có nhiều biến động với công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình từ Trung ương đến địa phương do sắp xếp lại bộ máy tổ chức, trong những tháng đầu năm việc thực hiện các mục tiêu về dân số - kế hoạch hoá gia đình chỉ hoạt động cầm chừng, hình thức. Do đó, hầu hết các xã, thị trấn đều không đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra.
Sau khi được sắp xếp, ổn định bộ máy tổ chức được sự chỉ đạo Trung tâm DS-KHHGĐ huyện và UBND xã, Ban DS-KHHGĐ xã Bình Thành đã từng bước chấn chỉnh hoạt động thông qua công tác xây dựng kế hoạch, tham mưu tích cực cho lãnh đạo địa phương; nhiều hình thức tuyên truyền, vận động đối tượng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại được thực hiện đạt hiệu quả cao như: họp nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ lồng ghép, tư vấn tại trạm, vãng gia, nói chuyên chuyên đề…đặc biệt trong năm 2009 được sự chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực của UBND xã và sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể. Ban DS-KHHGĐ xã Bình Thành đã tổ chức thành công 2 đợt chiến dịch “Tăng cường truyền thông, vận động lồng ghép đưa dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn”.
Qua đó, trong năm 2009 công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình ở xã Bình Thành đã đạt được kết quả như sau:
- Chỉ tiêu dân số:
+ Dân số trung bình năm 2009 : 10.538 người.
+ Tỷ suất sinh thô năm 2009 : 17,8‰.
+ Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên : 8,12%.
+ Tỷ suất chết thô:
+ Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2009 : 1,7%.
- Chỉ tiêu kế hoạch hoá gia đình:
* Số người mới sử dụng biện pháp tránh thai trong năm 2009: 604 người.
Trong đó :
+ Đình sản : 6/7 đạt 85.7% chỉ tiêu năm
+ Đặt vòng : 154/200 đạt 77% chỉ tiêu năm
+ Thuốc viên : 318/350 đạt 90.9% chỉ tiêu năm
+ Thuốc tiêm : 66/50 đạt 132% chỉ tiêu năm
+ Capot : 60/120 đạt 50% chỉ tiêu năm
* Số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai còn tác dụng đến năm 2009 là: 1.438 người.
Trong đó:
+ Đình sản nam : 02 người.
+ Đình sản nữ : 132 người.
+ Đặt vòng : 860 người.
+ Thuốc viên : 318 người.
+ Thuốc tiêm : 66 người.
+ Bao cao su : 60 người
* Tỷ lệ số cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 71%.
So sánh thực hiện các chỉ tiêu KHHGĐ của năm 2009 với cùng kỳ năm 2008: Đình sản năm 2009 tăng so với cùng kỳ năm 2008 là 6 cas, vòng tránh thai tăng 154 cas, thuốc viên tránh thai, thuốc tiêm, thuốc cấy và bao cao su tránh thai vẫn tiếp tục được duy trì số người sử dụng.
2. Đánh giá chung về công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình ở xã Bình Thành:
2.1. Những mặt đạt được:
Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình luôn được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và Chính quyền địa phương, sự kết hợp của các thành viên trong Ban Dân số, lòng nhiệt tình của cán bộ chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên ở các ấp.
Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên ngày càng được bồi dưỡng nâng cao thông qua các lớp tập huấn của tỉnh và huyện hàng năm, đáp ứng tốt nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
2.2. Hạn chế:
Bên cạnh những mặt đạt được nêu trên, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình của địa phương vẫn còn một số khó khăn, tồn tại làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra, cụ thể là:
- Sự bất ổn về tâm lý, tư tưởng đối với cán bộ chuyên trách, cộng tác viên trong quá trình sát nhập và hoàn thiện hệ thống bộ máy dân số của các cấp đã làm giảm bớt lòng nhiệt tình, hăng say trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Việc chỉ đạo thực hiện công tác dân số của địa phương trong những tháng đầu năm có phần lơi lỏng, thiếu sự kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu được giao, không có các giải pháp khắc phục những khó khăn tồn tại một cách tích cực và hiệu quả.
- Phương tiện làm việc phục vụ cho công tác quản lý chuyên môn, trang thiết bị truyền thông xuống cấp, hư hỏng do được trang cấp quá lâu, lỗi thời không thể đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Công tác tham mưu của cán bộ chuyên trách cho lãnh đạo cấp Uỷ, Uỷ ban về công tác Dân số- kế hoạch hoá gia đình còn mang tính chung chung, chưa cụ thể cho từng hoạt động. Nhất là trong công tác xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp thực hiện.
- Chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể cho các hoạt động truyền thông. Nội dung tuyên truyền thiếu thông tin, không có sức thuyết phục, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, cán bộ chuyên trách thiếu kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, chưa vận dụng tốt kỹ năng, thiếu tính kiên trì khi tiếp cận đối tượng. Do đó chưa tạo được sự thoả mãn về nhận thức, cũng như chưa tạo được sự an tâm cho đối tượng khi chọn lựa cho mình một biện pháp tránh thai thích hợp.
- Việc vận động thực hiện biện pháp tránh thai triệt sản ngày càng khó do số cặp vợ chồng chưa thực hiện KHHGĐ hiện nay đa số trẻ tuổi, mới có 1 hoặc 2 con, có kiến thức trong việc chọn lựa BPTT thích hợp. Ngoài ra do chính sách bảo hiểm sức khoẻ cho người đình sản chưa phù hợp vì những quy định thanh toán hạn chế, không giảm được các chi phí dịch vụ y tế, thuốc men khi bị các bệnh thông thường, chế độ chi trả tiền nằm viện quá thấp khi được nhập viện để điều trị vì bệnh nặng, mức bồi dưỡng để hồi phục sức khoẻ sau khi phẫu thuật đình sản thấp nên không khuyến khích được đối tượng thực hiện.
- Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Công tác phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động của các ban ngành thành viên chưa được thường xuyên, chỉ tập trung chủ yếu vào các đợt chiến dịch.
3. Những vấn đề bức xúc cần tập trung giải quyết:
Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình mang tính xã hội hoá cao, chủ yếu tuyên truyền, vận động là chính, lấy sự chuyển đổi từ nhận thức sang hành vi của đối tượng làm mục tiêu cho các hoạt động.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động về công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình trong năm 2010 và những năm tiếp theo vấn đề bức xúc cần tập trung giải quyết hiện nay là:
- Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động về lĩnh vực dân số - kế hoạch hoá gia đình, đặc biệt là Đảng uỷ - HĐND - UBND xã, phải xem công tác này là một bộ phận quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các đối tượng thực hiện các biện pháp tránh thai nhằm ổn định mức sinh và đạt mức sinh thay thế trong năm 2010.
- Tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác này, đặc biệt là vấn đề hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động, có chính sách ưu đãi các đối tượng thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số - kế hoạch hoá gia đình.
CHƯƠNG III:
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ
CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
I. Phương hướng:
Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện Chiến lược Dân số giai đoạn 2001 - 2010 của Chính phủ với mục tiêu tổng quát là ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số, tiến tới đạt mức sinh thay thế.
Để phát huy những kết quả đạt được trong năm qua và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu về DS-KHHGĐ trong thời gian tới, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm các phương hướng sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và Nhà nước đối với công tác DS-KHHGĐ, xem đây là nhiệm vụ chính trị mà cả hệ thống chính trị của địa phương cần phải quan tâm thực hiện.
- Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức của Ban DS-KHHGĐ xã, đảm bảo ổn định số lượng và chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên các ấp. Tiếp tục đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dân số.
- Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý địa bàn của cộng tác viên, thực hiện tốt phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tránh những thiếu sót trong quá trình cập nhật thông tin về dân số - kế hoạch hoá gia đình.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình đưa chính sách DS-KHHGĐ vào quy ước khóm, ấp theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên.
II. Giải pháp:
- Tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng, chính quyền cơ sở qua công tác xây dựng kế hoạch, tham mưu đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả.
- Phối hợp với các ngành thành viên một cách chặt chẽ và đồng bộ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu theo Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước, Chính phủ trong lĩnh vực DS-KHHGĐ.
- Tiếp tục củng cố hoàn thiện bộ máy hoạt động của Ban Dân số, nâng cao chất lượng nghiệp vụ đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, chuyên môn hóa công tác quản lý chương trình đối với CBCT và CTV.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thường xuyên các hoạt động về công tác quản lý, theo dõi cập nhật, thu thập các thông tin biến động DS-KHHGĐ ở địa bàn các ấp.
- Tăng cường công tác tư vấn tại trạm về các BPTT hiện đại, chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên, chăm sóc thai nghén, sản phụ sau sinh và phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinh sản.
- Đầu tư nguồn lực đủ để đáp ứng nhu cầu thực hiện các mặt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao hiệu quả hoạt động sớm hoàn thành các mục tiêu đề ra.
- Đầu tư cho chất lượng dịch vụ qua các hoạt động tư vấn, cung cấp các dịch vụ tránh thai có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thuận tiện đối với người sử dụng, đa dạng hoá các phương tiện tránh thai để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tiếp tục vận động người sử dụng các BPTT thuốc viên, thuốc tiêm tránh thai, bao cao su tiếp cận nguồn cung cấp các sản phẩm tiếp thị ngoài xã hội để tạo thói quen vì nhu cầu lợi ích của bản thân, giảm chi phí của nhà nước trong việc đầu tư cho chương trình.
- Tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể thành viên thông qua kế hoạch liên tịch hàng năm.
- Tăng cường và có sự đổi mới trong công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn, giáo dục các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về DS-KHHGĐ trong cộng đồng bằng nhiều hình thức cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tập trung nhiều hơn nữa cho các vùng khó khăn về 2 lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản và KHHGĐ. Lấy sự chuyển biến từ nhận thức san
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng hoạt động về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam.doc