Đề tài Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Nhà máy Vật liệu Bưu điện

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I 3

Cơ sở lý luận về công tác quản lý nguồn nhân lực 3

I. Thực chất của công tác quản lý nguồn nhân lực trong một tổ chức 3

1. Nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực trong một tổ chức 3

1.1. Những khái niệm về nguồn nhân lực trong một tổ chức 3

1.2. Vai trò của yếu tố nguồn nhân lực trong một tổ chức. 4

2. Thực chất của công tác quản lý nguồn nhân lực trong một tổ chức 5

II. Các hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong một tổ chức 6

1. Công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực 6

2. Công tác phân tích và thiết kế công việc 9

2.1. Các khái niệm liên quan 9

2.2. Nội dung của phân tích công việc 10

Sơ đồ 2: Nội dung của phân tích công việc 11

2.3. Nội dung của thiết kế lại công việc 12

Sơ đồ 3: Nội dung của thiết kế công việc 12

3. Công tác tuyển mộ, tuyển chọn nguồn nhân lực 13

3.1. Các khái niệm 13

3.2. Nội dung của tuyển mộ, tuyển chọn nguồn nhân lực 14

Sơ đồ 4: Tiến trình tuyển mộ nguồn nhân lực 15

4. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 16

4.1. Các khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 17

4.2. Tiến trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 17

Sơ đồ 5 : Quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 18

(Nguồn: Quản trị nhân sự – Tác giả: Nguyễn Hữu Thân – NXB Thống kê. 1998) 18

5. Công tác đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV) 20

5.1. Khái niệm ĐGTHCV 20

5.2. Nội dung của công tác ĐGTHCV 21

6. Công tác thù lao lao động 22

6.1. Các khái niệm về thù lao lao động 22

6.2. Các hình thức trả công trong doanh nghiệp 23

7. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp 24

7.1. Khái niệm quan hệ lao động 25

7.2. Nội dung của quan hệ lao động 25

8. Công tác an toàn lao động và sức khoẻ cho người lao động 26

9. Vấn đề tạo động lực cho người lao động 26

9.1. Khái niệm động lực và tạo động lực 26

9.2. Phương hướng tạo động lực cho người lao động 27

9.3. Một số học thuyết tạo động lực 28

Bảng 1: Các yếu tố thúc đẩy và duy trì của F. Herzberg 28

III. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong một tổ chức 30

Chương II 32

Thực trạng về nguồn nhân lực của Nhà máy Vật liệu Bưu điện 32

I. Khái quát chung về nhà máy vật liệu bưu điện 32

1. Qúa trình hình thành và phát triển của Nhà máy 32

2. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy Vật liệu Bưu điện 33

9.6. 2.1. Chức năng của Nhà máy 33

9.7. 2.2. Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà máy 34

3. Đặc điểm của Nhà máy Vật liệu Bưu điện có ảnh hưởng chất lượng nguồn nhân lực của Nhà máy. 34

Giám đốc 35

Sơ đồ 7: Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Vật liệu Bưu điện 35

3.2. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh 37

3.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của Nhà máy 39

II. Thực trạng về nguồn nhân lực của Nhà máy Vật liệu Bưu điện 41

1. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của Nhà máy 41

9.9. 1.1. Số lượng lao động của Nhà máy 41

2. Cơ cấu ngành nghề của người lao động trong Nhà máy 45

3. Bộ phận chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực của Nhà máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận này. 46

3.1. Chức năng của phòng TCHC – LĐTL 47

3.2. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng TCHC – LĐTL 47

3.3. Quyền hạn của phòng TCHC – LĐTL 48

1. Công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực 50

2. Công tác phân tích và thiết kế công việc 52

3. Công tác tuyển dụng lao động trong Nhà máy 56

4. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 58

9.11. 4.1. Hình thức đào tạo 59

9.12. 4.2. Đối tượng được đào tạo 61

9.13. 4.3. Nguồn kinh phí hỗ trợ cho đào tạo 61

5. Công tác đánh giá thực hiện công việc 62

6. Công tác thù lao lao động của Nhà máy 65

9.14. 6.1. Các hình thức trả lương của Nhà máy 65

9.15. b.1. Hình thức trả lương sản phẩm 67

9.16. b.2. Hình thức trả lương theo thời gian 68

7. Quan hệ lao động trong Nhà máy 69

8. Công tác an toàn lao động 71

9. Công tác tạo động lực cho người lao động trong Nhà máy 72

IV. Nhận xét chung về công tác quản lý lao động trong Nhà máy 73

Chương III 75

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Nhà máy Vật liệu Bưu điện 75

I. Định hướng vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 75

II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Nhà máy Vật liệu Bưu điện 76

Diễn giải 76

 

doc95 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Nhà máy Vật liệu Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho Nhà máy. Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong 5 năm gần đây như sau(Bảng3): Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH Giá trị tổng sản lượng (tỉ đồng) 25.5 37.9 39.7 43.4 53 57.8 39.6 90.8 105.6 135.5 Tổng doanh thu (tỉ đồng) 24.5 38.1 40.5 42.2 54 56.2 71 90.9 106 135 Nộp ngân sách (tỉ đồng) 1.37 0.88 2.4 3.2 2.9 3.0 3.7. 5.6 6.04 9.3 Lợi nhuận (tỉ đồng) 2 2.12 2.3 2.46 2.6 2.7 2.75 3.6 4.2 5.8 Bảng 3:Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong 5 năm gần đây. (Nguồn: phòng HCTC – LĐTL Nhà máy Vật liệu Bưu điện ) Qua bảng 3 ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong 5 năm gần đây luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Doanh thu hàng năm đều tăng so với năm trước: trong vòng 5 năm doanh thu tăng 5.5 lần, lợi nhuận tăng 2.9 lần Theo số liệu bảng 4 thì năng suất lao động của công nhân năm 2002 so với năm 1998 chỉ tăng có 2,7 lần, so với tốc độ đầu tư tài sản cố định của Nhà máy (phần 3.3.a trang bên ) thì nhận thấy năng suất lao động của công nhân chưa cao vì năng suất này còn chịu ảnh hưởng của yếu tố máy móc thiết bị: Nhà máy đầu tư dây chuyền sản xuất mới hiện đại hơn làm cho năng suất lao động tăng. Mặt khác số ngày công lao động bình quân hàng năm tăng cũng là nhân tố khiến cho kết qủa năng suất lao động tăng. Như vậy, xét thực chất năng suất lao động của từng cá nhân người lao động không có sự thay đổi đáng kể. Chỉ tiêu đơn vị Chỉ tiêu thực hiện 1998 1999 2000 2001 2002 Giá trị tổng sản lượng Tỷ đồng 37.9 43.4 57.7 90.8 135.5 Doanh thu Tỷ đồng 38.1 42.2 56.2 90.9 135 Số lượng lao động Người 201 204 215 227 237 Ngày công lao động bình quân Ngày/ tháng 21.7 22.5 22.9 23.4 24 Giờ công lao động bình quân Giờ 418 723 440 640 472 656 509 933 546048 Năng suất lao động bình quân 1000đ/ giờ 90.5 98.5 122.1 178.1 248.1 Bảng 4: Năng suất lao động bình quân của công nhân ( Nguồn: Phòng HCTC – LĐTL Nhà máy Vật liệu Bưu điện ) Trong đó: Giá trị tổng sản lượng Năng suất lao động bình quân = Giờ công lao động bình quân Giờ công lao động bình quân = số lượng lao động x Ngày công lao động bình quân x 8 giờ x 12 tháng 3.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của Nhà máy a. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà máy Nhà máy Vật liệu Bưu điện có trụ sở chính tại xã Yên Viên – Huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội, với diện tích đất sử dụng của Nhà máy khoảng 1ha, bao gồm khu trụ sở làm việc; 4 phân xưởng sản xuất và hệ thống kho tàng, bến bãi. Các nhà xưởng sản xuất đều được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp khang trang, đảm bảo an toàn vệ sinh trong lao động. Hiện nay Nhà máy có phân xưởng II sản xuất cáp thông tin được trang bị hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hoá cao, còn các phân xưởng khác hầu hết là dây chuyền sản xuất thủ công phục vụ chủ yếu cho phân xưởng sản xuất chính. Đặc điểm này ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng đội ngũ lao động trong Nhà máy: do sản xuất tự động hoá xen lẫn với làm việc thủ công nên chất lượng lao động trong Nhà máy không đồng đều. Chỉ có ít công nhân bậc cao làm công việc đứng máy trong dây chuyền sản xuất, còn lại chủ yếu là làm thủ công cho nên đòi hỏi không cần công nhân bậc cao, không khuyến khích việc học tập, nâng cao kiến thức của người lao động. Các phòng ban chức năng trong Nhà máy đều được trang bị máy tính trợ giúp trong quá trình làm việc để các phòng ban có thể xử lý công việc nhanh gọn, chính xác kịp thời. Ban lãnh đạo Nhà máy cũng rất quan tâm đến công tác đổi mới máy móc công nghệ sản xuất sản phẩm. Từ năm 1997 đến nay Nhà máy đã trang bị thêm: 03 máy bọc mạch cáp E60 03 máy xoắn đôi 03 máy bện nhóm cáp đơn vị 02 máy bện lõi cáp có nhồi dầu chống ẩm 02 hệ thống đo kiểm cáp Năm 1999 Nhà máy triển khai giai đoạn I đầu tư mới dây chuyền sản xuất cáp thông tin, hiện nay đã đưa vào vận hành toàn bộ hệ thống. Trong năm 2000 Nhà máy đã tiến hành cải tiến máy bọc mạch cáp, máy bện lõi cáp để hợp lý hoá sản xuất nhằm giảm sức lao động cho công nhân, khai thác tối đa cơ sở vật chất hiện có, nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của Nhà máy. Hiện nay Nhà máy đang chuẩn bị đầu tư đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất cáp thông tin dây đồng để nâng cao sản lượng đáp ứng nhu cầu của Ngành. b. Dây chuyền công nghệ của Nhà máy Sản phẩm chính của Nhà máy là các loại cáp thông tin được sản xuất hầu hết trên dây chuyền tự động. Nguyên liệu chính sử dụng là đồng, nhựa, băng nhôm, băng PS, và dây thép. Nguồn cung cấp nhiên liệu cho Nhà máy thông thường không cố định mà Nhà máy tổ chức mua theo hình thức đấu thầu: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất được Tổng công ty phê duyệt Nhà máy sẽ dự trù mức nhiên liệu cần dùng và mức nhiên liệu dự phòng, sau đó tổ chức mời thầu, lựa chọn đơn vị cung cấp có giá cả hợp lý để ký kết hợp đồng mua nguyên liệu. Hình thức này giúp cho Nhà máy có được nguồn cung cấp hàng phong phú, giá nguyên liệu đầu vào hợp lý nên có thể giảm chi phí trong sản xuất. Nhưng đồng thời đòi hỏi khả năng năng động, nhạy bén và độ chính xác cao của các nhà lập kế hoạch sản xuất tránh việc dự toán thừa quá nhiều hoặc thiếu nguyên liệu làm cho qúa trình sản xuất bị gián đoạn, không cung cấp kịp thời hàng hoá cho khách hàng. Quy trình sản xuất chính của Nhà máy ( sơ đồ 8 ). Với quy trình sản xuất như vậy ta thấy rằng các bước công việc đòi hỏi công nhân phải có trình độ mới có thể vận hành được dây chuyền sản xuất. Hầu hết các công đoạn đều qua hệ thống tự động, một số bước công việc sau khi hoàn thành sản phẩm phải làm thủ công, tuy nhiên công nhân vẫn phải học việc thì mới làm được. II. Thực trạng về nguồn nhân lực của Nhà máy Vật liệu Bưu điện 1. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của Nhà máy 1.1. Số lượng lao động của Nhà máy Số lượng lao động của Nhà máy trong 5 năm gần đây được thể hiện trong bảng 5. Qua số liệu thể hiện trong bảng ta thấy số lượng lao động của Nhà máy trong 5 năm lại đây có rất ít sự thay đổi. Số lượng lao động nam của Nhà máy chiếm số đông hơn so với lao động nữ, tỉ lệ tăng của lao động nam cũng lớn hơn so với lao động nữ, điều này một phần do đặc thù của Nhà máy là đơn vị sản xuất là chủ yếu, công việc lại tương đối nặng nhọc do đó cần nhiều lao động nam hơn. Xoắn nhóm, quấn chỉ (SZ)n25 Bọc mạch (kéo, ủ, bọc) Xoắn nhóm, quấn chỉ (SZ) n10 Bện lõi nhóm 102 dầu (SB900) Bện lõi nhóm 102 dầu (6B 1250) Bện lõi nhóm 202 dầu (6B 1250) Bện chỉ nhóm 100 (6B.1250) Bện chỉ nhóm 150 (6B.1250) Bện nhồi dầu (6B 12500) bB) Bện chỉ nhóm 175 (6B. 1250) Bọc cáp (Máy E 120) Bện nhồi dầu (6B 1250) bB) Bện nhồi dầu (6B 1250) bB) Bọc cáp (Máy E 120) Bọc cáp (Máy E 120) Sơ đồ 8: Dây chuyền sản xuất cáp FOAM - SKIN (Nguồn: Phòng TCHC – LĐTL Nhà máy Vật liệu Bưu điện ) Chỉ tiêu Năm So sánh ( % ) 1998 1999 2000 2001 2002 99/98 00/99 01/00 02/01 Tổng số lao động ( người) 201 204 215 227 237 101.5 105.4 105.6 104.4 Lao động nữ ( người) 90 90 92 95 99 100 102.2 103.3 104.2 Lao động nam (người) 111 114 123 132 138 102.7 107.9 107.3 104.5 Bảng 5: Số lượng lao động của Nhà máy từ năm 1998 đến năm 2002 (Nguồn: Phòng TCHC – LĐTL Nhà máy Vật liệu Bưu điện ) Số lượng stt Tên đơn vị 1998 1999 2000 2001 2002 1 Phòng TCHC-LĐTL 30 30 30 30 30 2 Phòng Vật tư 5 5 5 7 7 3 Phòng Tài vụ 5 5 5 5 6 4 Phòng Kinh tế Thị trường 5 7 8 9 9 5 Phòng Kỹ thuật - KCS 11 11 13 13 14 6 Phân xưởng I 29 30 30 33 33 7 Phân xưởng II 84 84 90 91 91 8 Phân xưởng III 17 17 17 17 21 9 Phân xưởng IV 15 15 15 19 23 Tổng 201 204 215 227 237 Bảng 6: Cơ cấu lao động tại các bộ phận Nhà máy trong 5năm gần đây (Nguồn: Phòng TCHC – LĐTL Nhà máy Vật liệu Bưu điện) Năm 2002 tổng số lao động của Nhà máy là 237 người, lao động nữ là 99 người chiếm 41,2% lao động toàn Nhà máy. Cơ cấu lao động ở các phòng ban phân xưởng được thể hiện trong bảng 6. Tổng số lao động quản lý là 44 người chiếm 18,57% lao động toàn Nhà máy, công nhân trực tiếp sản xuất là 178 người chiếm 75,1% lao động toàn Nhà máy, lao động phục vụ 15 người chiếm 6,33% lao động toàn Nhà máy. Với quy mô của Nhà máy như hiện nay thì tỉ trọng trên còn chưa được hợp lý tối đa, tỉ trọng lao động quản lý như vậy là còn cao so với một Nhà máy sản xuất. 1.2. Chất lượng nguồn nhân lực của Nhà máy Stt Trình độ Số lượng % so với tổng số lao động (%) 1998 1999 2000 2001 2002 1998 1999 2000 2001 2002 1 Trên đại học 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Đại học 28 29 32 34 34 13.93 14.22 14.88 14.98 14.35 3 Cao đẳng 6 7 7 8 8 2.99 3.43 3.26 3.52 3.38 4 Trung cấp 15 15 17 18 20 7.46 7.35 7.91 7.93 8.44 5 Công nhân 152 153 159 167 175 75.62 75 73.95 73.57 73.83 Bảng 7: Trình độ của người lao động qua các năm ( Nguồn: Phòng TCHC - LĐTL Nhà máy Vật liệu Bưu điện ) Stt Bậc công nhân Số lượng % so với lao động trực tiếp (%) 1998 1999 2000 2001 2002 1998 1999 2000 2001 2001 1 bậc 2 26 28 20 18 18 20 20.29 17.6 14.92 12.9 2 bậc 3 25 27 14 16 16 19.2 19.57 16 10.45 11.5 3 bậc 4 56 58 65 71 71 43.08 42.03 46.4 48.51 51.2 4 bậc 5 20 22 20 29 29 15.38 15.94 17.6 14.93 20.9 5 bậc 6 3 3 5 5 5 2.31 2.17 2.4 3.73 3.5 6 bậc 7 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Bảng 8: bậc công nhân của Nhà máy qua các năm (Nguồn: Phòng TCHC – LĐTL Nhà máy Vật liệu Bưu điện) 1988 1999 2000 2001 2002 STT Tên bộ phận ĐH CĐ TC CN ĐH CĐ TC CN ĐH CĐ TC CN ĐH CĐ TC CN ĐH CĐ TC CN 1 Phòng TCHC - LĐTL 12 0 3 15 12 0 3 15 13 1 4 14 13 1 4 15 13 1 3 16 2 Phòng Vật tư 3 0 2 0 4 0 2 0 3 0 2 0 5 0 2 0 5 0 2 0 3 Phòng Kinh tế thị trường 2 3 0 0 2 4 0 1 3 4 0 1 3 3 3 0 3 3 2 1 4 Phòng Kỹ thuật - KCS 5 1 2 3 5 1 2 3 6 1 3 3 5 3 1 4 5 3 0 6 5 Phòng Tài vụ 2 2 1 0 2 2 1 0 3 1 1 0 3 1 1 0 3 1 1 2 6 Phân xưởng I 2 0 3 24 2 0 3 25 2 0 3 25 1 0 3 29 1 0 2 30 7 Phân xưởng II 1 0 2 81 1 0 2 81 1 0 2 87 1 0 2 88 1 0 5 85 8 Phân xưởng III 1 0 1 15 1 0 1 15 1 0 1 15 1 0 1 15 1 0 3 17 9 Phân xưởng IV 0 0 1 14 0 0 1 14 0 0 1 14 2 0 1 16 2 0 2 19 Bảng 9: Trình độ người lao động của Nhà máy tại các bộ phận qua các năm ( Nguồn: Phòng TCHC – LĐTL Nhà máy Vật liệu Bưu điện ) Theo số liệu các bảng 7,8 và 9 có thể nhận xét: Số lượng lao động có trình độ của Nhà máy không nhiều, ít biến đổi qua các năm, cơ cấu lao động tại các phòng ban tương đối ổn định. Trình độ của người lao động hiện nay của Nhà máy chưa cao: không có lao động có trình độ trên đại học; Số người có trình độ từ trung cấp trở lên chỉ chiếm có 25,8% lao động toàn Nhà máy. Bậc thợ bình quân của lao động trong Nhà máy là bậc 4, tuy nhiên số công nhân bậc 2 còn chiếm tới 10,11% lao động toàn Nhà máy. Trong thực tế những người lao động có trình độ từ trung cấp trở lên có rất nhiều người tốt nghiệp theo hệ học từ xa, tốt nghiệp từ các trường tại chức, số tốt nghiệp từ các trường lớp chính quy là rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là đa số người lao động vào làm việc lâu năm tại Nhà máy từ thời bao cấp, sau đó đi học thêm các lớp tại chức, cử tuyển hoặc nghiệp vụ ngắn hạn để chuyển vị trí công tác. 2. Cơ cấu ngành nghề của người lao động trong Nhà máy Cơ cấu ngành nghề của người lao động trong Nhà máy tính đến 31/12/2002 được thể hiện trong bảng 10 ( Trang bên). Có thể nhận thấy cơ cấu ngành nghề của một Nhà máy quy mô nhỏ như Nhà máy Vật liệu Bưu điện như vậy là khá đa dạng, nếu sử dụng hợp lý đúng ngành nghề người lao động được đào tạo chắc chắn sẽ đem lại kết quả cao trong quá trình lao động. Trình độ học vấn của người lao động Số lượng ( người) Trình độ học vấn của người lao động Số lượng ( người) I. Đại học 34 III. Trung cấp 20 - Điện tử viễn thông 14 - Kế toán 10 - Chế tạo máy 05 - quản trị kinh doanh 10 - Kế toán 07 IV. Công nhân 175 - Kinh tế 08 - Công nhân mộc 17 II. Cao đẳng - Công nhân tiện 30 - Quản trị kinh doanh 06 - Công nhân điện 19 - Kế toán 01 - Công nhân cơ khí 85 - Kinh tế 01 - Công nhân khác 24 Bảng 10: Cơ cấu trình độ của người lao động theo ngành nghề năm 2002 (Nguồn: Phòng HCTC – LĐTL Nhà máy Vật liệu Bưu điện ) 3. Bộ phận chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực của Nhà máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận này. Công tác quản lý nguồn nhân lực trong Nhà máy Vật liệu Bưu điện do phòng TCHC – LĐTL của Nhà máy đảm nhận. 3.1. Chức năng của phòng TCHC – LĐTL Phòng TCHC – LĐTL có hai chức năng cơ bản sau: Làm tham mưu và trực tiếp giúp Giám đốc thực hiện các công việc chăm lo, phục vụ một số mặt chủ yếu về đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV trong toàn Nhà máy Xây dựng, tu bổ và sửa chữa nhà cửa, lập kế hoạch mua sắm trang bị dụng cụ, phương tiện làm việc và sinh hoạt. Soạn thảo và lập các văn bản theo yêu cầu của lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ. Xây dựng và thực hiện các phương án bảo vệ các loại tài sản của Nhà máy, tài sản riêng của CBCNV trong Nhà máy. Xây dựng và thực hiện các phương án phòng chống bão lụt, cháy nổ hàng năm, đáp ứng tốt nhất tại mọi thời điểm các yêu cầu cơ bản về phục vụ đời sống và bảo vệ tốt mọi thành quả trong quá trình vận động đi lên của Nhà máy. Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về: - Công tác tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất - Công tác bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật - Công tác tiền lương, tiền thưởng - Công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động. Chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV cũng như việc thực hiện các chế độ chính sách, nội quy và pháp luật đối với CBCNV Nhà máy phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và quản lý các mặt của Nhà máy trong từng thời kỳ kế hoạch. 3.2. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng TCHC – LĐTL Để thực hiện đúng vị trí, chức năng của mình, phòng TCHC – LĐTL có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Lập và soạn thảo các loại văn bản phục vụ yêu cầu của lãnh đạo Nhà máy và của các phòng ban nghiệp vụ. Nhận và giao các loại thông tư, chỉ thị, công văn, thư báo đúng địa chỉ đi và đến, bảo đảm nhanh chóng, bí mật an toàn đúng với quy định của Nhà nước và của Nhà máy. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch mua sắm các loại dụng cụ, vật liệu phục vụ các phòng ban, phân xưởng, phục vụ phòng chống bão lụt, cháy nổ, bảo đảm phải có đầy đủ các phương tiện cần thiết để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đề xuất và thực hiện kế hoạch sửa chữa, tu bổ nhà xưởng sản xuất, các công trình phúc lợi theo kế hoạch giao định kỳ hoặc sản xuất. Lập và tổ chức thực hiện các phương án bảo vệ an ninh, chính trị theo yêu cầu cụ thể của từng thời kỳ và từng thời điểm của Nhà máy. Nghiên cứu xây dựng, cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất theo yêu cầu của nhiệm vụ chính trị mới, của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và quản lý của Nhà máy. Nghiên cứu lập kế hoạch tiền lương, thưởng, BHXH, kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo,sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật. 3.3. Quyền hạn của phòng TCHC – LĐTL Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, phòng TCHC – LĐTL có những quyền hạn chủ yếu sau đây: Chủ động đề xuất với Giám đốc các phương án đổi mới và cải tiến các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng. Quan hệ trực tiếp và làm việc với các cơ quan của Nhà nước và của Ngành, chính quyền địa phương. Có quyền kiểm tra việc sử dụng, bố trí và tổ chức lao động ở các phòng ban, phân xưởng. Đồng thời có quyền kiến nghị Giám đốc thay đổi, bổ sung, điều phối lao động cho phù hợp với yêu cầu công việc thực tế ở từng nơi, từng lúc. Kiểm tra và nhắc nhở việc chấp hành nội quy, quy chế, pháp luật của Nhà nước và Nhà máy, kiến nghị Giám đốc xử lý những trường hợp sai phạm gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước và Nhà máy. Có quyền kiểm tra việc tính toán, phân phối và sử dụng các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH, phụ cấp và các chế độ khác ở tất cả các phòng ban, phân xưởng. Đồng thời có quyền kiến nghị với Giám đốc không cho thanh toán những khoản tiền, hoặc hiện vật nếu phát hiện thấy có sự vi phạm những quy định, hướng dẫn của Nhà nước và Nhà máy. III. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý nguồn nhân lực của Nhà máy Hơn 30 năm xây dựng, tồn tại và phát triển, để đạt được những thành tựu như hiện nay của Nhà máy phải kể đến sự đóng góp to lớn của tập thể lao động trong Nhà máy đã vượt qua được mọi khó khăn trong sản xuất, quản lý điều hành , đặc biệt là sự đóng góp của tập thể Ban lãnh đạo của Nhà máy – những người đóng vai trò chủ chốt của Nhà máy. Dưới sự dẫn dắt của Ban lãnh đạo Nhà máy đã đưa ra được những chủ chương, biện pháp quản lý đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Đã có lúc Nhà máy gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động do sự thay đổi của cơ chế chính sách, thị trường tiêu thụ sản phẩmsong Nhà máy đã lần lượt vượt qua để vươn lên tự khẳng định vị trí của mình đối với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để khẳng định được vai trò của mình thì bắt buộc các doanh nghiệp phải năng động sáng tạo nhiều trong việc tìm kiếm thị trường và khách hàng, đặc biệt là đối với một doanh nghiệp Nhà nước ít nhiều còn quen với lề lối làm việc thụ động và trì trệ thời kỳ bao cấp của Nhà nước. Qua đây để thấy được sự nỗ lực của bộ phận quản lý trong Nhà máy là không ngừng và đã đạt được những thành tích nhất định. Tuy nhiên xét về góc độ quản lý lao động Nhà máy vẫn còn những tồn tại không nhỏ, những bất cập nhất định ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của Nhà máy. Nếu như khắc phục được những hạn chế này thì sẽ là một điều kiện thuận lợi cho Nhà máy phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới, nhất là khi Nhà máy đang chuẩn bị tiến hành cổ phần hoá vào năm 2003 này. Dưới đây là những phân tích về mặt tồn tại cũng như mặt ưu điểm của Nhà máy trong công tác quản lý hiện nay. 1. Công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực Kế hoạch hoá giữ vai trò tương đối quan trọng trong quá trình quản lý nhân lực ở bất kỳ một tổ chức doanh nghiệp nào. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn phát triển đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng để có được nguồn nhân lực như vậy không phải các doanh nghiệp chỉ việc đi tuyển những lao động giỏi về cho doanh nghiệp là được, mà phải có các biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp hiện có kết hợp với việc thu hút nhân tài ở bên ngoài. Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thì các nhà lý lao động phải trả lời được các câu hỏi: Với yêu cầu của sản xuất như vậy thì nguồn nhân lực sẽ phải đáp ứng như thế nào? Nguồn nhân lực hiện tại đã đáp ứng được chưa? Cần nâng cao kỹ năng gì cho người lao động? Làm như thế nào để có được nguồn nhân lực thoả mãn các yêu cầu đó của sản xuất Tất cả các câu hỏi này đều được giải quyết trong quá trình làm công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực. ở Nhà máy Vật liệu Bưu điện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực được phòng TCHC – LĐTL kết hợp với phòng kỹ thuật – KCS tiến hành thực hiện. Việc thực hiện được dựa trên những cơ sở sau: Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch hoạch sản xuất kinh doanh và định mức lao động được Tổng công ty duyệt các cán bộ làm công tác quản lý lao động phòng TCHC – LĐTL sẽ xác định số lao động cần thiết để có thể hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ. Phòng kỹ thuật sẽ xem xét tình hình công suất của máy móc kỹ thuật, dự tính những máy móc cần được bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa, thời gian tiến hành là bao lâu? Những máy móc cần được thay đổi, công suất của máy móc thiết bị mới định mua? Trình độ người công nhân cần phải có để sử dụng các máy móc thiết bị mới mua..Tất cả các thông tin này sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động của Nhà máy như thế nào phòng kỹ thuật sẽ báo cho các cán bộ quản lý lao động biết. Tiếp theo cán bộ quản lý lao động sẽ phải xem xét đến thực trạng của nguồn lao động trong Nhà máy: Số lao động đến tuổi nghỉ hưu trong năm và trong năm tiếp theo Dự kiến số lao động thuyên chuyển công việc trong năm tiếp theo Dự kiến số lao động rời khỏi Nhà máy trong thời gian sắp tới Tổng hợp các nguồn thông tin trên cộng với việc dự tính tỷ lệ hao hụt ( khoảng 5%) sẽ xác định được nhu cầu nguồn nhân lực của Nhà máy trong năm lập kế hoạch. Sau đó các cán bộ quản lý sẽ xem xét trong Nhà máy có ai có nhu cầu thuyên chuyển công tác, có đủ trình độ đảm nhận công việc mới, từ đó xác định được nguồn cung lao động cho Nhà máy và đưa ra các giải pháp thực hiện là huy động lao động hiện có hay tuyển dụng thêm. Mục tiêu của Nhà máy trong năm 2003 là đầu tư đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất cáp thông tin dây đồng, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 5 đến 10%. Dự kiến số lao động giảm trong năm là 04 người trong đó hưu trí là 03 người, thuyên chuyển công tác là 01 người. Trên cơ sở đó Nhà máy dự kiến cần phải tuyển thêm 45 lao động nữa trong đó : - Trình độ đại học 05 người - Trình độ cao đẳng 05 người - Trình độ trung cấp 05 người - Công nhân 30 người Nhà máy sử dụng chủ yếu là phương pháp dự báo ngắn hạn theo cách phác hoạ hiện trạng nhân lực hiện có của Nhà máy kết hợp với việc phân tích xu hướng trong thời gian sắp tới. Như vậy có thể thấy rằng việc xây dựng kế hoạch nhân lực cho Nhà máy chỉ thực hiện cho một thời gian ngắn ( thông thường là 1 năm ), việc thu thập thông tin để xây dựng kế hoạch chủ yếu là căn cứ vào tình trạng của Nhà máy mà chưa đặt trong mối quan hệ với thị trường lao động bên ngoài ( đặc biệt là trong khâu xác định nguồn cung nhân lực), do đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng sau này. Với việc thực hiện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực hiện nay, Nhà máy sẽ không thấy rõ được khoảng cách giữa tình trạng nhân lực hiện tại với định hướng tương lai của Nhà máy vì việc lập kế hoạch mới chỉ nhằm phục vụ cho mục đích tuyển dụng lao động, chưa toát lên được vấn đề phản ánh tình hình tay nghề, khả năng của từng lao động. Cho nên Nhà máy sẽ không lường trước được những khó khăn trước mắt về nhân lực, không chủ động đề ra được những giải pháp khắc phục, khi có sự cố trong sản xuất kinh doanh xảy ra dễ dẫn đến những lúng túng, đề ra các giải pháp không tối ưu. 2. Công tác phân tích và thiết kế công việc Công tác phân tích và thiết kế công việc trong Nhà máy đối với bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất do phòng kỹ thuật thực hiện còn đối với bộ phận chức năng do phòng TCHC – LĐTL thực hiện. Phương pháp phân tích được áp dụng chủ yếu là phương pháp quan sát (chụp ảnh). Cán bộ phân tích quan sát công nhân làm việc, ghi lại đầy đủ các thao tác. Kết hợp với việc phân tích đặc điểm của máy móc dây chuyền Nhà máy sử dụng,điều kiện làm việc của người lao động để xây dựng nên những yêu cầu cơ bản của công việc đối với người thực hiện. Yêu cầu để thực hiện công việc Nhà máy chủ yếu dựa vào chuyên môn người lao động được đào tạo để giao công việc. Theo kết quả phân tích và thiết kế hiện nay thì Nhà máy chia công nhân ra làm 2 nhóm cơ bản : Công nhân đứng trong dây chuyền. Công nhân thực hiện các công việc bảo dưỡng, duy tu sửa chữa: bao gồm công nhân mộc, công nhân điện và công nhân tiện. Nhiệm vụ của các công nhân như sau: Công nhân mộc phải thực hiện các công việc như: Xẻ gỗ, phay, bào, đóng môbin, đóng gói sản phẩm cáp, phun sơn sản phẩm đã đóng gói, vận chuyển hàng vào khoĐể thực hiện các công việc này các công nhân được cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời với tiến độ sản xuất. Về phương tiện làm việc được trang bị các máy phay, máy bào, xe cẩu nhỏ để vận chuyển hàng vào kho. Công nhân tiện có nhiệm vụ tiện các chi tiết, phụ tùng đơn giản để phục vụ cho việc sửa chữa các máy móc bị hư hỏng nhẹ trong quá trình sản xuất như các loại ốc vít. Công nhân cơ khí làm các sản phẩm phụ của Nhà máy như việc đóng các thùng thư, tủ sắt các loạiv.vCông nhân điện có nhiệm vụ đảm bảo nguồn điện ổn định cho quá trình sản xuất của Nhà máy, khắc phục các sự cố về điện, sửa chữa các thiết bị về điện, theo dõi và điều chỉnh việc cung cấp điện trong Nhà máy. Định kỳ ( thông thường là sau một quý ) công nhân cơ khí và công nhân điện có nhiệm vụ bảo dưỡng, duy tu hệ thống các thiết bị máy móc sản xuất như bôi dầu, thay các chi tiết máy bị xuống cấp, không đảm bảo an toàn trong sản xuất. Trong quá trình thực hiện công việc công nhân được trang bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho công việc sửa chữa như các loại bút thử điện, các loại băng keo, dầu máy, phương tiện bảo hộ lao động Công nhân đứng máy phải thực hiện các công việc: đổ nguyên liệu vào máy, theo dõi quá trình vận hành của hệ thống dây chuyền sản xuất, điều chỉnh các thông số kỹ thuật của máy móc theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, phát hiện ra các sản phẩm không đạt yêu câù về chất lượng. Bọc nhựa, xoắn đôi các sản phẩm cáp vừa được hoàn thành trên dây chuyền sản xuất. Công nhân được trang bị bảo hộ lao động, độ chiếu sáng phù hợp cho việc theo dõi c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT074.doc
Tài liệu liên quan