MỤC LỤC
Lời mở dầu
Chương I-Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình gia nhập WTO
1.Vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội
1.1-Khái niệm nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực
1.2-Phân loại nguồn nhân lực
1.2.1-Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư
1.2.2-Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế
1.2.3-Nguồn nhân lực dự trữ
2.1-Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
2.1.1-Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe của dân cư
2.1.2-Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của người lao động
2.1.3-Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động
2.1.4-Chỉ số phát triển con người HDI
2.Sự cần thiết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình gia nhập WTO
2.1-Sự cần thiết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
2.2-Những cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình gia nhập WTO
Chương II-Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn gia nhập WTO
1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội Việt Nam trong những năm gần đây
2. Vài nét về WTO và việc Việt Nam gia nhập WTO
2.1-WTO - mục tiêu hoạt động và chức năng
2.2- . Tính tất yếu của việc gia nhập WTO
2.3-Một số thuận lợi đối với nguồn nhân lực
2.4-Một số khó khăn đối với nguồn nhân lực
3.Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực
3.1-Đánh giá tình trạng sức khỏe của dân cư
3.2- Đánh giá trình độ văn hóa của người lao động
3.3- Đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động
3.4- Đánh giá qua chỉ số phát triển con người HDI
3.5- Một số vấn đề với lao động làm việc trong các doanh nghiệp khi gia nhập WTO
Chương III- Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
1.Một số giải pháp phát triển giáo dục
1.1- Đổi mới mục tiêu đào tạo.
1.2- Đổi mới chương trình giáo dục
1.3- Đổi mới phương pháp dạy học
2.Một số giải pháp khác
Chương IV- Kết Luận
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá trình trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại cho nên kinh tế quốc dân trong lĩnh vực nguồn nhân lực đã tạo ra sự chuyển biến về chất từ lao động thủ công sang lao động cơ k hí và lao động trí tuệ.
- Hội nhập kinh tế thế giới là xu hướng tất yếu, khi đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội làm bạn với các doanh nghiệp lớn, được cọ xát trong môi trường cạnh tranh mới, sản phẩm của ta sẽ có mặt ở nhiều thị trường khó tính. Tuy nhiên, để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó, các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh để thích nghi và khắc phục sự yếu kém. Một trong những khâu quan trọng đó là nâng cao chất lượng, chất lượng nguồn nhân lực.
2.2 -Những cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình gia nhập WTO
+) Những cơ hội mà gia nhập WTO đem lại việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Gia nhập WTO với mỗi quốc gia khác nhau sẽ đưa lại nhiều lợi ích khác nhau đối với việc đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các nd đó, những lợi ích chủ yếu là:
- Thứ nhất, tạo điều kiện cho các nước nhanh chóng tiếp nhận thông tin, tri thức mới, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay. Dễ dàng tiếp thu vốn trong tương lai, công nghệ, trình độ quản lý từ các quốc gia khác trong liên minh. Trên cơ sở đó sẽ thu được những phương pháp đào tạo mới, những kỹ thuật hiện đại về tổ chức quản lý, sản xuất để tiến hành đào tạo ra lao động có chất lượng cao một cách hiệu quả. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ được nâng cao đáng kể.
- Thứ hai, Khi gia nhập WTO, điều kiện buôn bán giữa các nước thành viên sẽ trở nên thuận lợi hơn, hấp dẫn hơn. Do có chính sách ưu đãi thuế quan nên dù một mặt hàng của một quốc gia trong liên minh cao hơn các nước khác ngoài liên minh thì nó vẫn có thể được các nước trong liên minh nhập khẩu vì giá cả sau thuế với mặt hàng của các nước trong liên minh vân thấp hơn ngoài liên minh. Như vậy sẽ có sự chuyển hướng mậu dịch từ buôn bán với các nước ngoài liên minh thành buôn bán với các nước trong liên minh kết quả là kim ngạch xuất nhập khẩu trong nội bộ liên minh sẽ tăng lên với mức giá thấp hơn trước, tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu phát triển. Mặt khác việc tạo lập hệ mậu dịch vững chắc giữa các nước thành viên sẽ mở rộng hơn nữa khả năng xuất nhập khẩu hàng hoá của các nước hàng liên minh với các nước, các khu vực khác tiên tiến trên thế giới và việc xuất nhập khẩu củng ổn định hơn. Cùng với sự nâng cao hiệu quả xuất khẩu theo quy mô, các ngành sản xuất phục vụ cho xuất khẩu sẽ phát triển đòi hỏi thêm lao động không chỉ có vậy, nền kinh tế quốc dân cũng sẽ chú ý đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đào tạo nguồn nhân lực mới nhằm tạo ra một cơ cấu lao động mới phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu, ngành nghề.
Song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả ta sẽ tạo được điều kiện thuận lợi cho việc gia tang vốn tích luỹ, tạo lập cân bằng cán cân thanh toán theo hướng tích cực và do đó thúc đẩy tái sản xuất mở rộng không ngừng, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển hơn, đời sống của nhân dân phát triển chất lượng nguồn nhân lực sẽ được nâng cao.
- Thứ ba, hội nhập cũng gây áp lực với mỗi quốc gia trong các ngành xuất khẩu, buộc các ngành này phải nhanh chóng thay đổi công nghệ, áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm quản lý, những thành tựu mới và hiện đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Do đó nguồn nhân lực cho các ngành này se được chú trọng hơn.
- Thứ tư, gia nhập sân chơi lớn, đối với các công ty vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn. Họ sẽ phải đầu tư cho sản xuất nhiều hơn, hiệu quả hơn. Đòi hỏi trình độ chuyên môn hoá cao hơn để đặt chi phí sản xuất thấp nhất. Muốn làm được điều này, việc phát huy nguồn vốn con người là tiền đề cho phát huy các nguồn vốn khác.
- Thứ năm, cùng với xu thế toàn cầu hoá là tăng dung lượng thị trường lao động quốc tế. Cùng với sự bành chướng của các tập đoàn xuyên quốc gia, sự phát triển khoa học kỹ thuật có hai dòng di chuyển lao động. Một là dòng lao động di chuyển tới những nước phát triển và khan hiếm lao động từ những nước đang phát triển và dư thừa lao động. Hai là dòng di chuyển ld vào các công ty xuyên quốc gia do có sự bành chướng của các công ty này thông qua FDI. Đặc điểm chung của cả hai dòng di chuyển là đòi hỏi người lao động phải có kỹ thuật, trình độ cao. Điều này thu hút được sự quan tâm của người lao đọng đến việc học tập nâng cao trình độ của bản thân để tiếp cận được công nghệ mới.
- Thứ sáu, một hàng rào phi thúc quan với danh nghĩa "tiêu chuẩn lao động quốc tế" như là điều kiện cho phép hàng hoá nhập khẩu vào nước này như ISO 9000 - ISO 9002 tiêu chuẩn SA 8000 (trách nhiệm xã hội - Solial Accamtability đã ràng buộc các doanh nghiệp trong việc tuyển lao động, an toàn lao động, trả công, hệ tống quản lý.v.v…Những quy định đó khiến các công ty phải chi phí cho quá trình tổ chức, tạo cơ sở vật chất cho xây dựng áp dụng và quản lý các tiêu chuẩn đồng thời phải đào tạo công nhân. Do vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là rất cần thiết.
+) Những thách thức mà gia nhận WTO đem lại việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bên cạnh một số lợi ích nêu trên, ta cầm thấy rằng việc hội nhập kinh tế thế giới đã và đang đặt ra những thách mà cần phải ứng xử cho phù hợp thì mới có thể hội nhập thành công.
Thứ nhất, gia nhập WTO đồng nghĩa với việc tự do hoá thương mại đã kích thích cơ cấu thương mại thay đổi nhanh chóng. Thương mại dịch vụ có thế giới đã tăng từ 380,9 tỷ USD năm 1985 lên 1167,8 tỷ USD năm 1995. Xu thế phát triển của các ngành thương mại, dịch vụ đã tạo nên sự chuyển dịch lao động từ các ngành công nghiệp và đặc biệt là nông nghiệp song những ngành này. Mặt khác, số lượng, chủng loại mặt hàng, trao đổi thương mại quốc tế ngày càng đa dạng, nhưng theo hướng tăng dần các mặt hàng tinh chế, giảm dần các mặt hàng nguyên liệu thô, sơ chế. Hiện thực này hiện rõ qua những thông tin, số liệu về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm qua.
Xu thế này đưa tới sự thay đổi về cơ cấu ngành. Giá cả những mặt hàng tinh chế cao, mang lại nhiều lợi nhuận. So về chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế đất nước thì ngành sản xuất này đang rất có triển vọng phát triển. Do đó khi quy mô những ngành sản xuất này mở rộng, đòi hỏi thêm lao động. Trong khi đó, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt sẽ làm cho các ngành sản xuất mặt hàng thô, sơ chế thu hẹp sản xuất, từ đó giảm nhu cầu về lao động. Nguồn lao động sẽ dịch chuyển sang các ngành công nghiệp chế biến. Nguồn nhân lực trong tương lai sẽ tập trung vào những ngành này, đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu đào tạo cho phù hợp.
- Thứ hai khi gia nhập WTO tiềm năng kinh tế của các nước thành viên được khai thác một cách có hiệu quả. Các ngành sản xuất không phải là thế mạnh (gây lãng phí nguồn lực khi đầu tư) sẽ được thay thế bằng cách phát triển các ngành thế mạnh của mình. Khi đó, được hưởng lợi từ những ưu dãi về kinh tế nhưng sẽ dẫn tới sự thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành nghề của các quốc gia thành viên. Sự thay đổi đó đòi hỏi nhà nước phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài cho tương lai để tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho những ngành thế mạnh của mình. Như vậy, nếu đánh giá sai về xu thế phát triển ngành nghề tương lai ở nước ta khi gia nhập WTO sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực, sử dụng thiếu hiệu quả ưu đãi về kinh tế khi gia nhập WTO. Thách thức hiện nay là do thông tin ngày càng phát triển, việc kiểm soát thị trường lao động cũng như nắm bắt chính xác nhu cầu lao động có chất lượng cho từng ngành nghề hết sức phức tạp.
- Thứ ba, khi gia nhập WTO ngoài cạnh tranh về thương mại, hàng hoá các nước để vào Việt Nam còn có một lực lượng lao động hơn lớn tham gia vào thị trường lao động ở nước ta. Tình hình đó khiến chúng ta cần nhanh chóng năng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay cũng như thay đổi chiến lược đào tạo cho mai sau. Bởi nếu không thì người lao động Việt Nam sẽ không có việc trong khi ấy chúng ta sẽ giải quyết vấn đề thất nghiệp cho các nước thành viên. Điều đó gây bất ổn về kinh tế - xã hội, mà còn gây bất lợi về chính trị chúng ta buộc phải nhanh chóng tìm cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Chương II: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực hiện nay ở Việt Nam
1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm gần đây.
Việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2001-2005 với phương hướng mục tiêu và các nhiệm vụ đặt ra có ý nghĩa rất quan trọng .Vì đây là kế hoạch 5 năm dầu tiên thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 .
Khi triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm này , thuận lợi cơ bản nhất là sau 15 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, thế và lực của nước ta cũng như kinh nghiệm tổ chức , quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được tăng lên đáng kể.Tuy nhiên , khó khăn cũng không phải là ít.Trong khi nền kinh tế nước ta còn nhiều mặt yếu kém, kinh tế thế giới chưa thoát khỏi cảnh trì trệ, thì lại phải đối phó với những tác động tiêu cực của khủng bố quốc tế liên tiếp xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, của chiến tranh Afganixtan, chiến tranh Irắc, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp SARS, dịch cúm gà H5N1 gây ảnh hưởng lớn đến người dân . Dù vậy,tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn rất khả quan.
Về thu nhập của dân cư , trong năm 2003-2004, thu nhập bình quân đầu người/tháng theo giá hiện hành đạt 484.000 đồng ,tăng 36% so với năm 2001-2002. ở khu vực thành thị,thu nhập đạt 795.000 đồng, tăng 27,8%; khu vực nông thôn đạt 377.000 đồng,tăng 36,9% so với năm 2001-2002 và tăng nhanh hơn so với khu vực thành thị.Nhờ đó đến nay, tỷ lệ hộ nghèo về lương thực, thực phẩm của cả nước đã giảm từ 9,9% xuống còn 7,8%, trong đó ở thành thị còn 3,5%,riêng ở khu vực nông thôn còn 8,9% giảm 3% so với năm 2001-2002.
Mức chi tiêu cho đời sống năm 2003-2004 của cả nước đạt 370.000 đồng/người/tháng theo giá hiện hành , tăng 37,5% so với năm 2001-2002, góp phần giảm số hộ nghèo cả nước xuống còn 24,1%. Cũng theo kết quả khảo sát , hệ số chênh lệch về thu nhập bình quân 1 người/tháng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất trong thời kỳ 2003-2004 tăng so với các năm trước 13,5 lần (năm 2001-2002 là 12,5 lần)… (Nguồn VietNamNet)
2.Vài nét về WTO và việc Việt Nam gia nhập WTO.
2.1.WTO - Mục tiêu hoạt động và chức năng
WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tát cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới.
WTO hoạt động với 3 mục tiêu cụ thể sau:
-Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới,phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững bảo vệ môi trường.
- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại da phương; phù hợp với các nguyên tức cơ bản của công pháp Quốc tế, bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được hưởng thụ những lợi ích từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên, đảm bảo các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
WTO thực hiện 5 chức năng sau:
- Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương và nhiều bên, giám sát, tạo thuận lợi kể cả hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ.
- Và khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.
- Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương .
- Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do thương mại và tuân thủ các quy định của WTO. Hiệp định thành lập WTO đã quy định 1 cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên.
- Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.
2.2. Tính tất yếu của việc gia nhập WTO
Do sự phát triển nhanh mạnh của KHKT, đặc biệt là công nghệ thông tin trong các thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới đã đi theo xu hướng toàn cầu hoá. Gia nhập WTO là vấn đề đối với hầu hết các quốc gia và là kết quả tất yếu của toàn cầu hoá, bởi vì toàn cầu hoá không để một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc.
Ta có thể thấy được sức mạnh thâm nhập của toàn cầu hoá qua một ví dụ cho dù quốc gia đó là một nước vùng ả - rập, thì ngày nay các cố gái đòi hỏi đi ngoài đường cũng đã dùng che mặt bằng một thứ khăn không hoàn toàn cho nước các cô dệt. Gia nhập WTO sẽ tạo sự liên kết giữa các nền kinh tế, nên nhà nước không thể không có các chính sách gia nhập, trong đó việc hội nhập của người lao động. Nếu không hội nhập, hoạc hội nhập thành công, thi coi như tụt hậu - Một điều mà không một quốc gia nào muốn vì như thế là đã không đi được với thế giới - một thế giới lợi ích do tính chất thời đại đưa lại.
Ta có thể việc gia nhập WTO như bắt kịp hay không kịp một chuyến tàu rời khỏi sự lạc hậu khi mà nhà ga chỉ cài chuyến tàu cuối cùng.
2.3. Một số thuận lợi đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn nhập WTO.
Khi gia nhập WTO, nguồn nhân lực Việt Nam đang có không ít những thuận lợi.
- Thứ nhất: Việt Nam là nước có nền chính tri xã hội ổn định, an ninh bảo đảm, từ đó mà tạo ra được mối trường và sự tin cậy để huy động các nguồn lực vật chất nước ngoài. Mặt khác, nước ta hiện nay lại đang tăng cường tham gia vào phần công lao động quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực Việt Nam gia nhập sâu hơn vào thị trường lao động thế giới cũng như tự phát triển chính mình.
- Thứ hai: nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, mức tiền công lao động thấp, đồng thời lao động của ta được đánh gia là trẻ, có trình độ, cần cù, thông minh, khéo léo, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ xã hội kinh tế và công nghệ của thế giới giá trên cùng với đặc điểm về tiền công sẽ tạo lợi thế so sánh cho nguồn nhân lực Việt Nam khi bước vào thị trường lao động thế giới trong quá trình gia nhập WTO nguồn nhân lực Việt Nam khi bước vào thị trường ld thế giới trong quá trình gia nhập WTO.
- Thứ ba: sự phát triển của xu thế hội nhập đã phá bỏ những hàng rào ngăn cách giữa các quốc gia, tạo cơ chế cho nước ta hội nhập mạnh vào nền kinh tế thế giới, mở rộng thị trường vốn, hàng hoá, dịch vụ và lao động nhờ đó, nước ta tiếp cận được các nguồn vốn, công nghệ, tri thức, thông tin và các phương pháp quản lý hiện đại phục vụ cho phát triển kinh tế cũng như đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, khi gia nhập WTO người lao động của nước ta có thể học tập nhiều kinh nghiệm của nước ngoài tự hoàn thiện mình.
- Thứ tư :xu thế hội nhập và toàn cầu hoá tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Ví dụ như, các nguồn vốn FDI, ODA được thu hút vào nước ta ngày càng lớn.
Nhờ có vốn, các ngành xuất khẩu đã phát triển tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Giúp chúng ta xuất lao động tại chỗ, nâng cao chất lượng lao động mà phí đào tạo đã được các liên doanh chịu một phần.
- Thứ năm : các ngành nghề phát triển có nhiều ngành nghề mới đòi hỏi người lao động tìm tòi học hỏi vừa nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó đã phát triển đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng kích thích nhu cầu của các doanh nghiệp.
2.4. Những thách thức mà gia nhập WTO đem lại cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Bên cạnh một số lợi ích nêu trên, ta cần thấy rằng việc hội nhập kinh tế thế giới đã và đang đặt ra những thách thức mà cần phải ứng xử cho phù hợp thì mới có thể hội nhập thành công
Thứ nhất, gia nhập WTO đồng nghĩa với việc tự do hoá thương mại đã kích thích cả cơ cấu thương mại thay đổi nhanh chóng. Thương mại dịch vụ thế giới đã tăng từ 380,9 tỷ USD năm 1985 lên 1167,8 tỷ USD năm 1995. Xu thế phát triển của các ngành thương mại, dịch vụ đã tạo nên sự chuyển dịch lao động từ các ngành công ng hiệp và đặc biệt là nông nghiệp sang những ngành ngày. Mặt khác, số lượng, chủng loại mặt hàng, trao đổi thương mại quốc tế ngày càng đa dạng, nhưng hướng tăng dần các mặt hàng tinh chế, giảm dần các mặt hàng nguyên liệu thô, sơ chế. Hiện thực này hiện rõ qua những thông tin, số liệu về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm qua.
Xu thế này đưa tới sự thay đổi về cơ cấu ngành giá cả những mặt hàng tính chế cao, mang lại nhiều lợi nhuận. So về chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế đất nước t hì ngành sản xuất này đang rất có triển vọng phát triển. Do đó khi quy mô những ngành sản xuất này mở rộng, đòi hỏi thêm lao động. Trong khi đó, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt sẽ làm cho các ngành sản xuất mặt hàng thô sơ chế, thu hẹp sản xuất, từ đó giảm nhu cầu về lao động. Nguồn lao động sẽ dịch chuyển sang các ngành công ng hiệp chế biến. Nguồn nhân lực trong tương lai sẽ tập trung vào những ngành này, đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu đào tạo cho phù hợp.
- Thứ hai, khi gia nhập WTO tiền năng kinh tế của các nước thành viên được khai thác một cách có hiệu quả. Các ngành sản xuất không phải là thế mạnh (gây lãng phí nguồn lực khi đầu tư) sẽ được thay thế bằng nướ cách phát triển các ngành thế mạnh của mình. Khi đó, được hưởng lợi từ những ưu đãi về kinh tế nhưng sẽ dẫn tới sự thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành nghề của các quốc gia thành viên. Sự thay đổi đó đòi hỏi nhà nước phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài cho tương lai để tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho những ngành thế mạnh của mình. Như vậy, nếu đánh giá sai về xu thế phát triển ngành nghề tương lai ở nước ta khi gia nhập WTO sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực, sử dụng thiếu hiệu quả ưu đĩa về kinh tế khi gia nhập WTO. Thách thức hiện nay là do thông tin ngày càng phát triển, việc kiểm soát thị trường lao động cũng như nắm bắt chính xác nhu cầu lao động có chất lượng cho từng ngành nghề hết sức phức tạp.
- Thứ ba, khi gia nhập WTO ngoài cạnh tranh về thương mại, hàng hoá các nước để vào Việt Nam còn có một lực lượng lao động hơn tham gia vào thị trường lao động ở nước ta. Tình hình đó khiến chúng ta cần nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay cũng như thay đổi chiến lược đào tạo cho mai sau. Bởi nếu không thì người lao động Việt Nam sẽ không có việc trong khi ấy chúng ta sẽ giải quyết vấn đề thất nghiệp cho các nước thành viên. Điều đó gây bất ổn về kinh tế - xã hội, mà còn gây bất lợi về chính trị chúng ta buộc phải nhanh chóng tìm cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
3. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực.
Dựa theo cách đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực thông qua 1 số chỉ tiêu chủ yếu ta rút ra một số vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực.
3.1. Đánh giá về tình trạng sức khoẻ dân cư.
Tuy rằng sự phát triển kinh tế xã hội đã đưa mức sống của người dân lên mức cao hơn, tuổi thọ trung bình 68,2 năm. Trong đó, nam - 65,5 năm, nữ - 70,1 năm. Dân số nước ta trong năm 2003 là 80,7 triệu người. Nhưng thể chất và sức khoẻ người lao động thấp so với thế giới. Số lao động được đào tạo ít, nhiều ngành nghề chuyên môn được đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế về cơ cấu ngành nghề lẫn chất lượng chuyên môn. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện hội nhập quốc tế, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì nguồn nhân lực nước ta bộc lộ nhiều nhược điểm. Đáng lưu ý là sự yếu kém không chỉ về kỹ thuật tay nghề mà cả về trình độ tổ chức, quản lý việc sử dụng lao động.
Những yếu kém trên dẫn đến thu nhập của người lao động thấp, không có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn và do vậy, cũng không đủ tiềm lực để nuôi dưỡng, đào tạo con cái - nguồn nhân lực tương lai chất lượng nguồn nhân lực của các thế hệ nối tiếp bị ảnh hưởng trong vòng luẩn quẩn này.
3.2. Đánh giá về trình độ văn hoá người lao động.
Trong 15 năm qua, tỷ suất sinh ở nước ta giảm liên tục, dẫn đến sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng dân số. Do vậy, quy mô giáo dục ngày càng có điều kiện giảm xuống về số lượng và tăng về chất lượng - tổng số dân trong độ tuổi đi học ở nước ta từ 6 đến 21 tuổi vào khoảng 22 triệu người. Theo điều tra năm 2002, tỷ lệ người lớn biết chữ c hiếm 91% dân số.
Tỷ lệ nhập học ở tiểu học là 92%
Tỷ lệ nhập học ở trung học cơ sở 67%
Tỷ lệ nhập học ở trung học phổ thông 38%
Mạng lưới đào tạo dạy nghề của nước ta có sự phát triển mạnh về qui mô và chất lượng đào tạo. Hiện nay cả nước có 204 trường dạy nghề, 148 trung tâm dạy nghề, 104 trường cao đẳng, 74 trường đại học (chưa kể các trường của Bộ Công An và Bộc Quốc phòng, hàng năm đào tạo hơn 900 học sinh học nghề và 1 triệu sinh viên cao đẳng, đại học. Các cải cách về giáo dục, đào tạo đã có tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mở rộng tri thức, khả năng sáng tạo, phát minh, óc tưởng tượng và các kỹ năng thực hành nghề nghiệp của người lao động. Bộ phận lớn người lao động nước ta đã làm chủ được khoa học, công nghệ mới hiện đại chuyển gia từ nước ngoài, đáp ứng được sự phát triển tăng tốc của các ngành nghề công nghệ cao, ngành nghề dịch vụ mới (công nghệ thông tin, viễn thông, vật liệu mới, công nghệ sinh học, máy móc thiết bị chính xác, hàng không, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, tư vấn kinh tế và pháp luật….). Tuy nhiên so với các nước trên thế giới thì qui mô và chất lượng nguồn nhân lực nước ta vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn.
3.3. Đánh giá theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động theo điều tra năm 2001 về trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT)
Đơn vị: % so lực lượng lao động (LLLĐ
Không có CMKT
Có CMKT
Sơ cấp
chứng chỉ
Công nhân kỹ thuật không bằng
Công nhân kỹ thuật có bằng
Trung học chuyên nghiệp
Cao đẳng đại học trở lên
Cả nước
82,95
17,05
1,33
4,55
3,89
3,61
3,67
Còn theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2002
Đơn vị tính: % LLLĐ
Lao động có chứng chỉ nghề trở lên
Công nhân kỹ thuật có bằng trở lên
Cả nước
19,49
12,47
Đồng bằng sông Hồng
25,59
15,32
Đông Bắc
16,13
12,11
Tây Bắc
10,8
8,69
Bắc Trung Bộ
18,56
10,99
Duyên Hải, Nam Trung Bộ
18,72
10,65
Tây Nguyên
13,69
9,29
Đông Nam Bộ
27,60
20,03
Đồng bằng Sông Cửu Long
12,65
7,18
Thông qua kết quả điều tra trên ta thấy nguồn nhân lực nước ta hiện nay phần lớn vẫn là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chưa qua đào tạo.
3.4. Đánh giá qua chỉ số phát triển con người HDI.
Theo báo cáo phát triển con người (HDR) năm 2004 với tiêu đề tự do văn hoá trong thế giới đa dạng ngay nay, được công bố vào ngày 26 tháng 7 năm 2004, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Theo báo cáo năm nay giá trị HDI của Việt Nam tiếp tục tăng từ 0,686 năm 2003 lên 0,691. Điều đó cho phép Việt Nam duy trì vị trí xếp hạng về phát triển con người ở mức trung bình là 112 trên 117 nước được xếp hạng.
Qua đó cho thấy Việt Nam còn nhiều việc phải làm để nâng cao chỉ số HDI
3.5. Một số vấn đề với lao động làm việc trong các doanh nghiệp khi gia nhập WTO
Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã được một số thành công quan trọng về lao động và việc làm như: kiểm soát và điều tiết được tỷ lệ tăng lao động theo hướng tích cực (giảm từ 3,03% những năm cuối 1980, xuống còn khoảng 2,7% đầu những năm 2000). Tỷ lệ lao động qua đào tạo có chuyên môn tay nghề được nâng lên (gần 20% tổng lao động xã hội); số việc làm được tạo ra hàng năm tăng (mỗi năm có thêm khoảng 1,5 triệu người có việc làm). Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường lao động chưa đầy đủ, những chính sách cơ chế về lao động việc làm chưa hoàn thiện, còn nhiều nhược điểm. Người lao động không có việc làm còn chiếm một tỷ lệ khá lớn (khoảng 6%). Trình độ của người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp không cao và rất không đồng đều…Với một thực trạng như vậy khi tham gia hội nhập, chúng ta sẽ đối diện với nhiều vấn đề phức tạp.
Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế: Khi tham gia hội nhập, sản xuất kinh doanh phát triển mạnh tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Tuy nhiên trong những năm tới, thị trường lao động sẽ có những thách thức nguy cơ không nhỏ, bao gồm:
- Nguy cơ thất nghiệp. Nguồn lao động vãn còn tăng khá cao. Nguyên nhân của tình trạng này do tác động mạnh của hội nhập làm cho thất ng hiệp trở thành một nguy cơ lớn. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước tiến hành tổ chức, cơ cấu lại quá trình kinh doanh theo hướng hiệu quả hơn và chú trọng đầu tư kỹ thuật công nghệ hiện đại, giảm quy mô kinh doanh…Điều đó tất yếu làm dôi dư một bộ phận lao động. Số người này sẽ được đẩy vào thị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28081.doc