LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1. Khái quát các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 5
1.2. CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10
1.2.1. Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 10
1.2.2. Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 29
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 31
1.3.1. Chất lượng nguồn thông tin phân tích 31
1.3.2. Phương pháp phân tích 33
1.3.3. Đội ngũ cán bộ tín dụng 34
1.3.4. Các nhân tố khác 34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM 37
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH VPBANK 37
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng 37
2.1.2. Kết quả hoạt động của VPBank trong thời gian qua 40
2.2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VPBANK 46
2.2.1. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tại VPBank 46
2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK 58
2.3.1. Thành công đạt được 58
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 59
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK 64
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VPBANK TRONG THỜI GIAN TỚI 64
3.1.1. Những định hướng chung 64
3.1.2. Những định hướng riêng của hoạt động tín dụng 65
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK 66
3.2.1. Nâng cao chất lượng thông tin phân tích 66
3.2.2. Chú trọng đến phương pháp phân tích tài chính khách hàng 68
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 69
3.2.4. Các giải pháp khác 70
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 71
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 71
3.3.2. Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước 73
3.3.3. Kiến nghị với các cơ quan khác 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
80 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2406 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động tín dụng hiệu quả hơn Ngân hàng kia thì cũng chưa thể kết luận rằng chất lượng tín dụng của Ngân hàng đó là tốt hơn, mà phải quan tâm đến cả chiến lược hoạt động của hai Ngân hàng. Có thể Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả hơn là do áp dụng chính sách rủi ro hơn, vì vậy trong trường hợp này, chất lượng của phân tích nhấn mạnh vào tính phù hợp với mục tiêu, chính sách.
1.2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp
Mức độ chính xác của kết quả phân tích
Như đã nêu trên, một phân tích có chất lượng tốt nếu nó đáp ứng cao với yêu cầu sử dụng của ngân hàng, đem lại kết quả phù hợp với mục tiêu, chiến lược hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng sử dụng kết quả phân tích nhằm đưa ra quyết định đối với khoản tín dụng của khách hàng, liên quan đến việc cấp hay không cấp tín dụng cho khách hàng, tăng cường hay buông lỏng giám sát, quản lý đối với một khoản tín dụng của khách hàng. Vì vậy để đảm bảo cho quyết định được đưa ra một cách chính xác, làm cơ sở cho thực hiện mục tiêu đã đặt ra, nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, các kết quả phân tích phải đảm bảo độ chính xác cao.
Mức độ chính xác được đề cập ở đây bao gồm cả chính xác về mặt các kết quả phân tích đạt được cũng như chính xác về mặt sử dụng các tiêu thức để tiến hành phân tích. Một phân tích sẽ không thể đạt chất lượng tốt nếu chỉ đạt được tính chính xác về con số mà không tính đến sự phù hợp của chỉ tiêu phân tích với mục đích sử dụng kết quả phân tích.
Thời gian tiến hành phân tích
Việc phân tích tài chính khách hàng chỉ có thể diễn ra trong một thời gian nhất định, đảm bảo cho ngân hàng có thể đưa ra những quyết định kịp thời. Kết quả phân tích tín dụng đưa ra không những đòi hỏi phải đạt độ chính xác cao mà còn phải kịp thời, nhanh chóng để Ngân hàng đưa ra các quyết định tín dụng của mình, nhằm tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Việc chậm trễ trong phân tích tài chính khách hàng có thể làm cho khách hàng mất đi cơ hội kinh doanh, cũng có thể làm cho ngân hàng phải chịu thêm chi phí cho khoản huy động được của mình trong những ngày chậm trễ, hoặc có thể dẫn đến việc mất khách hàng.Vì vậy, cùng kết quả phân tích như nhau, thời gian phân tích cũng góp phần phản ánh chất lượng của phân tích.
Chi phí tiến hành phân tích
Việc tìm nguồn khai thác thông tin rẻ hơn, giảm chi phí cho hoạt động phân tích chính là việc nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp của NHTM. Chi phí thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động phân tích, là cơ sở cho nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh các chỉ tiêu trên, có thể đánh giá chất lượng của phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh tình trạng yếu kém về khả năng thanh toán của các khách hàng đối với khoản tín dụng của ngân hàng, trong đó chiếm tỉ trọng lớn là các khách hàng doanh nghiệp. Bởi vậy, trong chừng mực nào đó, có thể coi đây là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng của phân tích tài chính doanh nghiệp đối với NHTM.
Việc xác định các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích là rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng của phân tích Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng phải xác định được các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích, từ đó tìm ra những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó, qua đó xác định, thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng phân tích, góp phần đạt được mục đích của mình.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1. Chất lượng nguồn thông tin phân tích
Điều kiện tiên quyết đảm bảo cho kết quả phân tích được chính xác chính là chất lượng của nguồn thông tin phục vụ cho việc phân tích. Một phân tích không thể đạt kết quả chính xác nếu thông tin mà nó sử dụng không chính xác, không đáng tin cậy. Chất lượng nguồn thông tin được xác định bởi tính chính xác và tính thời sự của thông tin. Một tín hiệu tốt từ phía doanh nghiệp hay một dấu hiệu không tốt từ phía doanh nghiệp nếu được phản ánh kịp thời sẽ góp phần quan trọng cho việc ra quyết định tín dụng đối với doanh nghiệp. Một thông tin chính xác là cơ sở cho ngân hàng ra quyết định phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp.
Chất lượng nguồn thông tin phụ thuộc chủ yếu vào tính chính xác của các số liệu do khách hàng cung cấp. Thông thường, với những thông tin được cung cấp bởi các tổ chức bên ngoài, những thông tin do chính ngân hàng lưu trữ, tính chính xác thường đạt rất cao. Vấn đề là đối với các doanh nghiệp khi đi vay vốn của ngân hàng, để đạt được mục đích, họ thường làm “đẹp” các số liệu của mình, và việc xác minh những thông tin này thường là rất khó khăn. Tình trạng này còn xảy ra tồi tệ hơn khi mà các doanh nghiệp sử dụng những bộ số liệu khác nhau để đối phó với các cơ quan khác nhau, nhằm che giấu tình trạng khó khăn hoặc bất minh của mình. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NHTM. Những quyết định cho vay trong trường hợp này cho thấy sự lỏng lẻo trong phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng, từ đó làm giảm hiệu quả của khoản tín dụng, cũng như nâng cao khả năng tổn thất cho ngân hàng.
Bên cạnh nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, việc phân tích của cán bộ tín dụng cũng sử dụng những thông tin lưu trữ tại Ngân hàng, hoặc những thông tin được khai thác từ các nguồn khác. Trong quá trình giao dịch với khách hàng, Ngân hàng sẽ lưu trữ những thông tin cần thiết về khách hàng, về lĩnh vực kinh doanh, những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng, cũng như những kinh nghiệm xử lý và giải quyết các tình huống gặp phải,…Ngân hàng cũng có thể tiến hành mua thông tin từ các tổ chức cung cấp tin để phục vụ cho nhu cầu của mình. Những thông tin này sẽ là cơ sở cho việc khai thác và đối chiếu sau này nhằm phân tích chính xác, đầy đủ hơn về khách hàng. Nếu các thông tin được cung cấp không đầy đủ hoặc kém chính xác, hoặc việc lưu trữ và xử lý thông tin không được chú trọng và còn xảy ra hiện tượng sai sót, nhầm lẫn, việc phân tích tài chính khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, và có thể dẫn đến quyết định sai lầm trong cho vay, trong việc xác định thời hạn, lãi suất hoặc số tiền cho vay đối với khách hàng.
Như vậy, chất lượng nguồn thông tin là yếu tố cơ bản đầu tiên có ảnh hưởng lớn tới hoạt động phân tích tài chính khách hàng, bên cạnh đó còn những yếu tố khá quan trọng khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động này.
1.3.2. Phương pháp phân tích
Việc sử dụng phương pháp phân tích tài chính khách hàng được thực hiện khác nhau đối với các khách hàng khác nhau. Như ta đã biết, có rất nhiều phương pháp để phân tích tài chính khách hàng. Mỗi phương pháp khác nhau cho ta xác định những thông tin khác nhau về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, không thể sử dụng phương pháp so sánh theo thời gian vì sẽ không đủ số liệu, thay vào đó có thể sử dụng phép so sánh theo không gian để đánh giá năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, với nhu cầu tín dụng lớn cần phải được phân tích kĩ càng, sử dụng nhiều phương pháp phân tích hơn, so với một doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, nhu cầu vốn ít hơn. Một phương pháp phân tích được sử dụng đúng chỗ sẽ cung cấp thông tin chính xác cho cán bộ tín dụng, ngược lại một phương pháp, một chỉ tiêu được sử dụng không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả phân tích.
1.3.3. Đội ngũ cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm việc, tiếp xúc với khách hàng, đồng thời cũng chính là người thực hiện việc phân tích tài chính khách hàng, vì vậy họ đóng một vai trò quan trọng việc tác động tới chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp của Ngân hàng. Số lượng, chất lượng cán bộ tín dụng là hai yếu tố cơ bản tác động tới chất lượng đó. Khi quy mô của cán bộ tín dụng nhỏ so với khối lượng công việc, mỗi cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm một khối lượng công việc lớn, vì vậy ảnh hưởng không tốt tới chất lượng của phân tích, còn khi quy mô của cán bộ tín dụng là lớn so với lượng công việc thì gây ra sự lãng phí về nguồn nhân lực, gây tốn kém chi phí cho Ngân hàng. Trong khi đó, chất lượng của cán bộ tín dụng bao gồm cả trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và cả tư chất đạo đức. Trình độ chuyên môn cho phép cán bộ tín dụng có thể sử dụng linh hoạt, hợp lý các công cụ phân tích, trong khi đó kinh nghiệm nghề nghiệp cho phép cán bộ tín dụng cảm nhận được các thông tin đáng ngờ, cảm nhận được các rủi ro tiềm ẩn, xử lý tốt các số liệu nghi vấn. Cuối cùng, yếu tố tư chất đạo đức của cán bộ tín dụng cũng tác động tới kết quả phân tích. Nếu cán bộ tín dụng công tâm, trung thực thì các kết quả phân tích của họ sẽ mang tính khách quan. Nếu cán bộ tín dụng không chú tâm vào công việc, hoặc có hiện tượng câu kết với khách hàng, đó sẽ là nguy cơ xấu cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cả ba yếu tố này của cán bộ tín dụng đều phải được đảm bảo đồng bộ, nhịp nhàng nhằm làm cho kết quả phân tích được chính xác.
1.3.4. Các nhân tố khác
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác phân tích
Việc khai thác thông tin từ những nguồn sẵn có, việc thu thập và xử lý thông tin đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao độ chính xác, tăng độ tin cậy của nguồn thông tin. Một cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho công tác phân tích nghèo nàn, lạc hậu sẽ là yếu tố tác động tiêu cực tới chất lượng của phân tích. Hệ thống máy tính, trung tâm lưu trữ thông tin, các phần mềm quản lý, phân tích và đánh giá thông tin là những yếu tố kỹ thuật phục vụ cho công tác phân tích. Việc phân tích nếu không được sự hỗ trợ của các phương tiện này sẽ không những chỉ gây ra tổn thất về mặt thời gian mà còn có thể gây ra những nhầm lẫn, sai sót không đáng có.
Rủi ro của thị trường
Trong điều kiện các thông tin được cung cấp một cách chính xác và minh bạch, việc phân tích tài chính doanh nghiệp cũng có thể không đem lại kết quả đáng tin cậy do đã không dự tính được hết sự biến động của thị trường. Nếu những dự tính của khách hàng về phương án kinh doanh là đúng thì việc chi trả đối với ngân hàng sẽ được đảm bảo, tuy vậy, những dự tính thiếu sót, không chính xác sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hoạt động của doanh nghiệp, tác động tới khả năng chi trả cho ngân hàng. Một sự cố của thị trường, một thay đổi trong chính sách của Chính phủ, một sự sơ suất trong hoạt động của doanh nghiệp đều có thể gây ra tác động không nhỏ tới doanh nghiệp, từ đó tác động đến khả năng thu hồi nợ đầy đủ, đúng hạn của ngân hàng.
Vì vậy, trong hoạt động phân tích tài chính khách hàng của mình, các NHTM cần chú trọng tới yếu tố thị trường có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp, tới những yếu tố kinh nghiệm của nhà quản lý doanh nghiệp, mức độ rủi ro đối với hoạt động của doanh nghiệp, nhằm tránh những rủi ro xảy ra gây thiệt hại cho cả phía khách hàng và ngân hàng.
Tính minh bạch, khả năng vận hành nền kinh tế của Nhà nước, cơ quan quản lý
Việc minh bạch của Nhà nước sẽ là cơ sở cho sự minh bạch trong tài chính của các doanh nghiệp, là cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Nếu xảy ra các tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng, hoạt động của các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, phát sinh nhiều chi phí “chìm”, tạo cơ hội cho doanh nghiệp lập các báo cáo không chính xác,... ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, cũng như của Ngân hàng.
Khả năng quản lý nền kinh tế Nhà nước thể hiện ở những định hướng, những chính sách, hệ thống luật pháp phục vụ cho công tác quản lý, vận hành nền kinh tế. Khả năng điều hành tốt nền kinh tế của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, trong khi việc quản lý tốt của nhà nước sẽ làm cho những thông tin chung về nền kinh tế được công bố rộng rãi hơn, chính xác hơn,... đây là những điều kiện rất cần thiết cho hoạt động phân tích của Ngân hàng.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật phát triển là một yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động của doanh nghiệp, cũng như tới hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp của khách hàng. Một công nghệ mới được ứng dụng có thể làm cho khách hàng đi vay hoạt động hiệu quả hơn, hoặc làm cho những khách hàng đã vay hoạt động kém hiệu quả đi một cách tương đối, làm ảnh hưởng tới những kết luận phân tích của Ngân hàng. Một công nghệ mới được áp dụng tại Ngân hàng sẽ cho phép việc thực hiện phân tích được nhanh chóng hơn, chính xác hơn, từ đó nâng cao chất lượng của phân tích.
Trên đây là những lí luận cơ bản liên quan đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại. Thực trạng vấn đề này tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam- VPBank sẽ được đề cập trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH VPBANK
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng
* Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (tên viết tắt : Ngân hàng ngoài quốc doanh, tên tiếng Anh: Viet Nam Joint-Stock Commercial Bank for Private Enterprises - VPBank) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04/09/1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04/09/1993.
Được thành lập với mô hình Ngân hàng bán lẻ, VPBank thực hiện những hoạt động kinh doanh cơ bản:
Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư.
Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.
Kinh doanh ngoại hối.
Dịch vụ thanh toán quốc tế.
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng.
Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế.
Các dịch vụ Ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Trụ sở của VPBank khi thành lập là tại số 4 Dã Tượng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau một thời gian dài hoạt động, tháng 1/06, Ngân hàng đã chính thức dời Hội sở về số 8 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vốn điều lệ của Ngân hàng khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau một thời gian hoạt động, số vốn này đã được tăng lên 70 tỷ VND theo quyết định số 193/QĐ-NH5 ngày 12/09/1994. Tiếp đó, con số này được tăng lên thành 175 tỷ VND theo quyết định số 53/QĐ-NH5 vào ngày 18/03/1996 của NHNN.Tính đến thời điểm cuối năm 2005, số vốn điều lệ của VPBank đã lên tới 310 tỷ VND.
Giai đoạn 1996-2000 là giai đoạn khủng hoảng của Ngân hàng, do những sai lầm trong quản lý (hoạt động cho vay và bảo lãnh không tuân thủ theo đúng quy định). Những nguyên nhân trên đã dẫn đến tình trạng VPBank không đủ năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.Lúc này, ngân hàng gần như đứng bên bờ vực phá sản khi các hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nợ quá hạn trên 300 tỷ đồng, giá trị L/C trả chậm của khách hàng còn tồn đọng với nước ngoài lên tới 40 triệu USD, mất uy tín trong thanh toán với khách hàng trong nước và đặc biệt là với các đối tác nước ngoài.
Tuy vậy, với sự cải tổ đúng đắn, kịp thời trong bộ máy quản lý, giai đoạn 2001-2005 là những năm đáng nhớ với cán bộ nhân viên ngân hàng khi VPBank từng bước vượt qua khó khăn, giải quyết tốt những hậu quả xấu để lại, thực hiện kinh doanh hiệu quả và đã sớm thoát ra khỏi diện kiểm soát đặc biệt trước thời hạn. Để có được thành công này, VPBank đã ban hành ra chế độ tài chính hoàn chỉnh, góp phần quan trọng trong việc làm lành mạnh tình hình tài chính của Ngân hàng. Giai đoạn 2003-2005 thực sự là giai đoạn thành công của VPBank khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận tăng trưởng nhanh, mặc dù vừa bước ra từ tình trạng khó khăn.
Trong quá trình đi lên, VPBank đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới giao dịch của mình để quảng bá, cũng như khẳng định lại hình ảnh của mình. Ngày 05/01/06, VPBank đã khai trương chi nhánh cấp 1 Bắc Giang, nâng tổng số chi nhánh của VPBank trên khắp cả nước lên tới 31 điểm giao dịch gồm Hội sở, 11 chi nhánh cấp 1, 15 chi nhánh cấp 2 và 4 phòng giao dịch. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên cũng được gia tăng nhanh chóng cả về số lượng: tính đến 31/12/05, tổng số nhân viên của cả hệ thống lên tới 782 người, tăng 298 người so với năm 2004. Trong năm vừa qua, trung tâm đào tạo VPBank đã tổ chức được 1 khoá đào tạo về nghiệp vụ, trong đó có 10 khoá cơ bản dành cho nhân viên tân tuyển với tổng số 653 lượt người được đào tạo trong các khoá học nội bộ, 19 lượt học viên được cử đi học tại các trung tâm đào tạo bên ngoài tổ chức. Nhìn chung, công tác đào tạo đã được tổ chức có bài bản và phát triển theo hướng chuẩn hoá chương trình đào tạo trên toàn hệ thống.
Là một ngân hàng cổ phần chưa thực sự lớn mạnh nhưng VPBank đã đạt được nhiều thành công trong việc tạo dựng uy tín và chuẩn hoá các nghiệp vụ của mình. Ngân hàng đã 2 lần nhận được chứng nhận của các ngân hàng đối tác từ Mĩ về việc đạt tỉ lệ chuẩn STP rất cao (Straight Through Processing ratio), đây là một chuẩn quốc tế về độ chính xác của điện chuyển tiền trong thanh toán quốc tế. Các sản phẩm dịch vụ của VPBank cũng đã ra đời rất kịp thời trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động nên đã thu hút được sự quan tâm, cũng như sự hưởng ứng của khách hàng: “Tiết kiệm VND bù đắp trượt giá USD”, “Tiết kiệm đảm bảo bằng USD”, “Tiết kiệm rút gốc linh hoạt”, Cam kết tín dụng – thư cấp vốn,...Có thể nói trong thời gian qua, VPBank đã thực sự trở thành một địa chỉ thu hút vốn mạnh mẽ từ những người gửi tiền.
* Cơ cấu tổ chức của VPBank:
Với hệ thống mạng lưới điểm giao dịch được phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, từ 9 điểm giao dịch tính đến thời điểm cuối năm 2003, tính đến nay, hệ thống VPBank đã có tới 31 điểm giao dịch, đòi hỏi ngân hàng phải có một cơ cấu tổ chức hợp lý, nhằm duy trì hiệu quả hoạt động của cả hệ thống.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của VPBank
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban điều hành
Hội đồng tín dụng
Các ban tín dụng
Ban kiểm soát
Phòng KTKT nội bộ
Hội sở
Phòng kế toán
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh HCM nhán
Chi nhánh Sài Gòn
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh Huế
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Cần Thơ
Chi nhánh Quảng Ninh
Chi nhánh Vĩnh Phúc
Phòng ngân quỹ
Phòng tổng hợp và quản lý chi nhánh
Phòng thanh toán quốc tế và kiều hối
Phòng thu hồi nợ
Văn phòng VPBank
Trung tâm Tin học
Trung tâm Kiều hối phát chuyển tiền nhanh
Trung tâm đào tạo
Chi nhánh Bắc Giang
Chi nhánh Thăng Long
Các chi nhánh cấp II và các phòng giao dịch
2.1.2. Kết quả hoạt động của VPBank trong thời gian qua
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Với mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam và khu vực, VPBank luôn tập trung vào cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó hướng mục tiêu phục vụ chủ yếu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể và tầng lớp trung lưu trở lên. Để cạnh tranh, VPBank đã cho ra đời những sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nhờ đó, lượng vốn mà VPBank huy động được trong thời gian qua đã liên tục tăng nhanh.
Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn của VPBank
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Huy động từ thị trường 1
1242,884
1824,539
3217
Huy động từ thị trường 2
950,061
2011,256
2353
Tiền gửi khác (ký quỹ, huy động khác)
20,019
37, 018
75
Tổng nguồn huy động
2212,964
3872,813
5645
Chênh lệch so với kỳ trước
¾
1659,849
1772,187
Tăng trưởng so với kỳ trước
¾
75%
45%
( Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank)
Có thể nhận thấy giá trị vốn mà VPBank huy động được tăng trưởng rất mạnh trong năm 2004, tăng xấp xỉ 1660 tỷ đồng so với năm 2003, với tốc độ tăng lên tới 75%. Điều này cho thấy uy tín của VPBank đã tăng đáng kể qua thời gian này, hoàn toàn phù hợp với việc năm 2004 cũng là thời điểm mà VPBank thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt của Nhà nước. Đến 2005 thì tốc độ tăng trưởng của tổng vốn huy động đã đạt được là 45%, với chênh lệch huy động tăng là 1772,187 tỷ đồng. Việc đạt được tỷ lệ tăng trưởng 45% trong huy động vốn năm 2005 là khá tốt khi đã có sự tăng mạnh so với thực hiện năm 2004, và cũng không là quá lớn khi mà trong giai đoạn này, tăng trưởng huy động vốn của các Ngân hàng được coi là quá “nóng” với tốc độ tăng trung bình đạt xấp xỉ 58%.
Việc tăng cao huy động vốn qua thị trường 1 và giữ một tỷ lệ hợp lý giữa huy động từ thị trường 1 và thị trường 2 trong tổng nguồn vốn cho thấy VPBank không những đã nhận được sự tín nhiệm của các tổ chức dân cư mà còn quản lý khá hiệu quả cơ cấu các nguồn của mình, bởi thị trường 1 sẽ có chi phí cao hơn, nhưng với thời gian huy động dài hơn, trong khi đó thì thị trường 2 lại chỉ huy động được trong thời gian ngắn, nhưng bù lại đây là nguồn vốn “giá rẻ “, không những vậy nó còn làm tăng cường quan hệ giữa VPBank với các Ngân hàng khác.
Từ bảng 5, ta có:
Bảng 2.2. Tỷ trọng, tăng trưởng của vốn huy động từ các thị trường
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Thị trường 1
Tỷ trọng huy động tiền gửi trong tổng nguồn huy động
56,164%
47,11%
57%
Mức tăng so với năm trước
¾
581,655 tỷ
1392,461 tỷ
Tăng trưởng so với năm trước
¾
47%
76,3%
Thị trường 2
Tỷ trọng huy động tiền gửi trong tổng nguồn huy động
42,93%
51,93%
41,7%
Mức tăng so với năm trước
¾
1061,195 tỷ
341,744 tỷ
Tăng trưởng so với năm trước
¾
11,7%
17%
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Trong hoạt động tín dụng của VPBank, hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất, còn lại các hoạt động bảo lãnh, chiết khấu còn nhỏ, hoạt động cho thuê đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tiến hành.
Do những quy định an toàn trong tín dụng, tại VPBank chỉ tồn tại hình thức tín dụng thế chấp, tức là tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo, chứ không tồn tại hình thức tín dụng tín chấp. Tuy vậy, doanh số cho vay của VPBank vẫn liên tục tăng mạnh qua các năm, với các tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm, năm 2005 chỉ dừng ở mức 0,75%, các khoản vay đều có tài sản bảo đảm. Việc tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy định của NHNN cũng như của chính VPBank cho thấy hiệu quả tốt trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tín dụng tại VPBank
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh số cho vay
1749
2155
3922
Tốc độ tăng doanh số cho vay (%)
¾
23,2
82
Tổng dư nợ
1525
1865
3014
Tốc độ tăng tổng dư nợ (%)
¾
22,3
61,6
( Nguồn: Báo cáo thường niên, Bản tin VPBank)
Tăng trưởng trong tổng huy động vốn và huy động từ dân cư, cũng như tăng trưởng dư nợ của VPBank có thể được biểu thị qua các biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động và huy động từ dân cư của VPBank
( Nguồn: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2002- 2005)
Biểu đồ 2.2. Tăng trưởng dư nợ cho vay của VPBank
( Nguồn: Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2002-2005)
2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ khác
Bên cạnh huy động, cho vay, cũng như các Ngân hàng thương mại khác, VPBank cũng thực hiện việc cung cấp các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ,...
Tuy vậy, thu từ hoạt động dịch vụ vẫn còn ở mức khiêm tốn, tỷ trọng thu dịch vụ trong năm 2005 của VPBank mới chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro - khoảng 6,66 tỷ VND, nếu so với năm 2003 là 6,5 tỷ VND thì con số tăng trưởng là quá thấp, và khi so với doanh số thu từ dịch vụ năm 2004 là 7,3 tỷ VND thì đây có thể coi là một thất bại. Bởi vậy, nâng cao doanh số, nâng cao tỷ trọng thu từ việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng vẫn tiếp tục là một thách thức đặt ra cho toàn hệ thống. Toàn thể các cán bộ nhân viên phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện tình hình, phấn đấu nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu chung của hệ thống NHTM Việt Nam bởi tình trạng tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ thấp là phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
2.1.2.4. Kết quả hoạt động
Với những kết quả đã đạt được, tình hình kinh doanh của toàn hệ thống qua các năm như sau:
Năm 2003: đạt 42.8 tỷ VND lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro.
Năm 2004: đạt 60 tỷ VND, tăng 40% so với 2003.
Năm 2005: đạt 83,3 tỷ VND, tăng 38,83% so với 2004.
Bên cạnh kết quả kinh doanh đã đạt được, trong quá trình hoạt động, VPBank luôn chú ý, quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính khác, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động của VPBank
Chỉ tiêu
Tiêu chuẩn
2003
2004
Tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn
£ 30%
1,6%
1,5%
Tỷ lệ khả năng chi trả ( thanh toán nhanh)
³ 1%
1,916%
2,473%
Nợ quá hạn nhỏ hơn 180 ngày/ Tổng dư nợ
< 5%
0.047
0.5
Nợ quá hạn trên 180 ngày/ Tổng dư
nợ
< 2%
13.2
0.31
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ( vốn tự có/tài sản có rủi ro)
³ 8%
11,2%
8,2%
Tỷ lệ tài sản có sinh lời
³ 75%
89,39%
95%
( Nguồn: Báo cáo thường niên 2004, Bản tin VP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36410.doc