Đề tài Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh 7 thành phố Hồ Chí Minh

Trên cơ sở các Thỏa thuận hợp tác toàn diện với các Tập đoàn, Tổng công ty lớn, năm 2009, VietinBank chi nhánh 7 tập trung nhiều nguồn lực phục vụ các khách hàng chiến lược, phục vụ các ngành kinh tế quan trọng như: Điện lực, Bưu chính viễn thông, than khoáng sản, cho vay thu mua lương thực, chế biến xuất khẩu thuỷ sản, giao thông xây dựng hạ tầng.

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh 7 thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KH được tiến hành thường xuyên để có hướng xử lý kịp thời. Việc thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý RRTD cũng được quan tâm đặc biệt, nhằm giảm thấp tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất cũng như bổ sung nguồn thu tài chính cho Chi nhánh từ các khoản thu nhập bất thường. 2.2.6.1.2, Mặt khó khăn Nhiều cán bộ chủ chốt sẽ nghỉ hưu theo chế độ vào năm 2009-2010, do đó CN phải nhanh chóng quy hoạch và đào tạo cán bộ để đảm bảo đội ngũ kế thừa. Lực lượng cán bộ công nhân viên trẻ mới được tuyển dụng có nhiệt tình và tâm huyết với ngành, nhưng trình độ còn yếu, thiếu kinh nghiệm và thiếu tính chuyên nghiệp, đang còn trong thời gian học việc tại CN (khoảng 6% nhân viên làm ảnh hưởng đến động lực phát triển quy mô HĐKD). Mạng lưới của CN còn rất ít so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, phần nào đã làm giảm lợi thế cạnh tranh, tiếp cận KH. 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH 2.3.1, Chính sách tín dụng 2.3.1.1, Điều kiện vay vốn Đối với KH là pháp nhân và cá nhân Việt Nam, NH TMCP CT VN CN7 TP HCM xem xét và quyết định cho vay khi KH có đủ các điều kiện: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiêm dân sự và các quy định của pháp luật: - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NH TMCP CT VN. 2.3.1.2, Phương thức cho vay tại Chi nhánh NH TMCP CT VN CN 7 TP HCM tư vấn cho KH các phương thức cho vay sau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ của KH mà KH có thể lựa chọn sau: - Vay từng lần. - Vay theo hạn mức tín dụng. - Vay theo dự án đầu tư. 2.3.2, Quy trình nghiệp vụ cho vay tại NH TMCP CT VN CN7, TP HCM Theo quy trình tín dụng hiện nay tại NH TMCP CT VN CN7, TP HCM bắt đầu khi CBTD tiếp nhận hồ sơ KH, phân tích, thẩm định, quyết định, giải ngân cho vay và kết thúc khi CBTD tất toán, thanh lý HĐTD, do đó có thể tóm lược các bước như sau: Bước 1: Hướng dẫn tiếp nhận kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao gửi hồ sơ chuyển sang phòng quản lý rủi ro. CBTD tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu vay vốn của KH, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ. CBTD có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, pháp lý, đảm bảo tiền vay và yêu cầu KH bổ sung đầy đủ, lập phiếu giao nhận hồ sơ, sao gửi phòng quản lý rủi ro Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng, lập tờ trình thẩm định, kiểm soát, trình duyệt tờ trình thẩm định. Thẩm định và lập tờ trình thẩm định Thẩm định khách hàng vay vốn: phương án sản xuất kinh doanh, phân tích ngành, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay Xác định phương thức cho vay: từng lần hay hạn mức, xác định lãi suất cho vay Lập tờ trình thẩm định. Kiểm soát và trình duyệt tờ trình thẩm định do lãnh đạo phòng thực hiện. Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình báo cáo rủi ro: Cán bộ quản lý rủi ro thực hiện từ hồ sơ do phòng khách hàng cung cấp. Bước 4: Xét duyệt cho vay - Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu, làm rõ nội dung tờ trình thẩm định. - Ra quyết định, ký văn bản trả lời khách hàng. Bước 5: Soạn thảo kiểm soát, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm làm thủ tục giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm - CBTD soạn thảo hợp đồng, kiểm soát hợp đồng và các giấy tờ liên quan nếu có, hoàn thiện hợp đồng và các giấy tờ liên quan, chỉnh sửa bản dự thảo hợp đồng, các văn bản liện quan nếu có. - Lãnh đạo phòng khách hàng: kiểm tra lại các nội dung hợp đồng đã được sửa đổi. - Ký kết hợp đồng, thực hiện công chứng, chứng thực đối với hợp đồng bảo đảm đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện các thủ tục giao nhận và nhập kho giấy tờ, TSBĐ gửi các giấy tờ có liên quan đến cơ quan bảo hiểm, giám sát việc nhập dữ liệu về khách hàng và khoản vay. Bước 6: Giải ngân Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ giải ngân Giao nhận chứng từ giải ngân. Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc giải ngân. Bước 7: Ký phụ lục hợp đồng, các văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng. Soạn thảo phụ lục hợp đồng hoặc văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng. Kiểm soát và ký kết phụ lục / văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng. Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc sửa đổi hợp đồng. Bước 8: Kiểm tra, giám sát vốn vay Việc kiểm tra, giám sát vốn vay thực hiện quy trình kiểm tra giám sát quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương. Bước 9: Thu nợ gốc lãi phí và xử lý các phát sinh: CBTD theo dõi nợ gốc lãi phí, tiến hành thu nợ và xử lý các phát sinh. Bước 10: Thanh lý hợp đồng tín dụng Đối với phương thức cho vay từng lần: trường hợp bên vay yêu cầu thì cán bộ tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát,ký tắt và trình người có thẩm quyền quyết định ký. Đối với phương thức cho vay theo hạn mức: trường hợp không tiếp tục cho vay thì không thanh lý hợp đồng tín dụng, thời hạn trả nợ theo thời hạn ghi trên từng giấy nhận nợ còn số dư của hợp đồng tín dụng đó; trường hợp tiếp tục cho vay phải thanh lý hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dung soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng, trình lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát, ký tắt và trình người có thẩm quyền quyết định ký. Bước 11: Giải chấp tài sản Thực hiện theo hướng dẫn tại các quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản thích hợp. Bước 12: Luận chuyển, kiểm soát, lưu giữ hồ sơ: Sử dụng phiếu biên nhận hồ sơ tham khảo. Phiếu được sử dụng trong suốt quá trình luân chuyển hồ sơ giữa các phòng ban, bộ phận tham gia vào quá trình xét duyệt cho vay, lưu hồ sơ. 2.3.3, Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh 2.3.3.1, Tình hình huy động vốn Hoạt động huy động vốn là nghiệp vụ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với HĐKD của các NHTM nói chung và tại Chi nhánh nói riêng. Trong nghiệp vụ này, NHTM sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. [4] Như vậy, để cho hoạt động tín dụng phát triển thuận lợi thì NH trước hết phải thực hiện tốt công tác huy động vốn. Trong những năm qua bên cạnh những khó khăn bất ổn của nền kinh tế, công tác huy động vốn tại chi nhánh luôn tăng trưởng tốt và bền vững, cụ thể như sau: Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nguốn vốn huy động 1298 1606 4066 308 23.73% 2460 153.18% Tiền gửi doanh nghiệp 509 652 2597 143 28.09% 1945 298.31% Tiền gửi dân cư 789 954 1469 165 20.91% 515 53.98% (Nguồn: báo cáo KQHĐKD năm 2008, 2009 NHTMCP CT VN CN 7) Nhận xét: Nguồn vốn huy động năm 2008 đạt 1606 tỷ đồng, tăng 308 tỷ đồng (23,73%) so với nguồn vốn huy động năm 2007 là 1298 tỷ đồng. Trong đó: - Nguồn vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp năm 2008 đạt 652 tỷ đồng, tăng 143 tỷ đồng (28.09%) so với năm 2007. - Nguồn vốn huy động từ tiền gửi cá nhân năm 2008 đạt 954 tỷ đồng, tăng 165 tỷ đồng (20.91%) so với năm 2007. Nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 4066 tỷ đồng, tăng 2460 tỷ đồng (153,18%) so với nguồn vốn huy động năm 2008 là 1606 tỷ đồng. Trong đó: - Nguồn vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp năm 2009 đạt 2597 tỷ đồng, tăng 1945 tỷ đồng (298.31%) so với năm 2008. - Nguồn vốn huy động từ tiền gửi cá nhân năm 2009 đạt 1469 tỷ đồng, tăng 515 tỷ đồng (53.98%) so với năm 2008. Biều đồ 2.2: Tình hình tăng trưởng cơ cấu vốn huy động (Nguồn: báo cáo KQHĐKD năm 2008, 2009 NHTMCP CT VN CN 7) Qua biểu đồ trên cho thấy: công tác huy động vốn tại chi nhánh tăng trưởng bền vững qua các năm, điều này chứng tỏ uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao và ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng. Để đạt được kết quả này là nhờ vào những giải pháp chỉ đạo xuyên suốt và đúng đắn của ban giám đốc chi nhánh, công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng ngày càng được chú trọng… Mặt khác, chi nhánh đã thực hiện tốt chương trình hiện đại hóa (INCAS và Bán tự động) giúp ngân hàng mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng, thực hiện nhanh các giao dịch cho khách hàng gửi tiền, tạo ấn tượng tốt đối với các khách hàng đang mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh cũng như các KH mới đến giao dịch; dịch vụ thu hộ tiền bán hàng từ các đại lý được mở rộng, có chính sách ưu đãi thuế suất đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Trong năm, Chi nhánh liên tục mở các hình thức dự thưởng, khuyến mãi riêng đối với tiền gửi dân cư với các giải thưởng hấp dẫn có giá trị nên đã thu hút được số lượng tiền gửi lớn trong dân cư, bảo đảm sự cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng thương mại khác… 2.3.3.2, Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời gian Nhìn chung, tình hình dư nợ của chi nhánh gia tăng qua các năm trong đó chủ yếu là cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ và biến động qua từng thời kỳ, cụ thể như sau: Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời gian Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng dư nợ cho vay 887 900 1388 13 1.47% 488 54.22% Dư nợ ngắn hạn 597 623 924 26 4.36% 301 48.31% Dư nợ trung- dài hạn 290 277 464 -13 -4.48% 187 67.51% (Nguồn: Phòng tổng hợp, NH TMCP VN CT CN 7) Nhận xét: Năm 2007, dư nợ ngắn hạn đạt 597 tỷ đồng chiếm 67,31% tổng dư nợ cho vay; năm 2008, dư nợ ngắn hạn đạt 623 tỷ đồng chiếm 69,22% tổng dư nợ cho vay và tăng 26 tỷ đồng so với năm 2007. Năm 2009, dư nợ ngắn hạn đạt 924 tỷ đồng chiếm 66,57% tổng dư nợ cho vay, tăng 301 tỷ đồng so với năm 2008. Dư nợ trung- dài hạn của chi nhánh năm 2007 đạt 290 tỷ đồng, chiếm 32,69% tổng dư nợ cho vay; năm 2008, dư nợ trung- dài hạn của chi nhánh đạt 277 tỷ đồng, chiếm 30,78% tổng dư nợ cho vay, giảm 13 tỷ đồng so với năm 2007; năm 2009, dư nợ trung- dài hạn của chi nhánh đạt 464 tỷ đồng, chiếm 33,43% tổng dư nợ cho vay, tăng 187 tỷ đồng so với năm trước. Biều đồ 2.3: Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời gian: (Nguồn: Phòng tổng hợp, NH TMCP VN CT CN 7) Qua biểu đồ trên ta thấy: tình hình dư nợ của chi nhánh gia tăng qua các năm trong đó chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Do mục đích của KH khi đến vay vốn tại chi nhánh nhằm bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh như: đối với DN lớn thì vay dự trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, vay thu mua nông sản…; đối với DN vừa và nhỏ thì KH thường vay để bổ sung vốn kinh doanh; các cá nhân trên địa bàn thì thường vay để mua sắm, xây dựng nhà cửa hoặc mua xe trả góp… Về vốn vay trung và dài hạn chủ yếu cho KH vay nhằm mở rộng các DA, đầu tư vào tài sản cố định, DA mới, vay để sửa chữa nhà ở… Năm 2009 vừa qua mặc dù tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động phức tạp, lãi suất thị trường liên tục thay đổi; NH phải chịu nhiều chi phí hơn trong thẩm định DA cũng như quản lý các khoản vay lớn… tuy nhiên, dư nợ trung- dài hạn tại chi nhánh vẫn tăng mạnh (+67, 51% so với năm trước), đạt 108, 92% kế hoạch 2009. Đây được xem là thành công của chi nhánh trong việc tìm kiếm các DA, khách hàng mới, mặt khác do việc giải ngân các DA lớn trong những năm trước đó. Điều này cho thấy Chi nhánh đã và đang có những biện pháp cụ thể, hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng trung- dài hạn góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. 2.3.3.3, Tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế Cùng với tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ theo chủ trương của Nhà nước, cơ cấu cho vay hiện nay tại chi nhánh đã có những chuyển hướng phù hợp, cụ thể: Bảng 2.4: Tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng dư nợ cho vay 887 900 1388 13 1.47% 488 54.22% DN nhà nước 61 60 100 -1 -1.64% 40 66.67% DN ngoài quốc doanh 826 840 1288 14 1.69% 448 53.33% (Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2007, 2008, 2009 NHTMCP CT VN CN 7) Nhận xét: Năm 2007, dư nợ cho vay đối với DNNQD đạt 826 tỷ đồng chiếm 93.12% tổng dư nợ cho vay. Năm 2008, dư nợ cho vay đối với DNNQD đạt 840 tỷ đồng chiếm 93.33% tổng dư nợ cho vay và tăng 14 tỷ đồng so với năm 2007. Năm 2009, dư nợ cho vay đối với DNNQD đạt 1288 tỷ đồng chiếm 92.80% tổng dư nợ cho vay, tăng 448 tỷ đồng so với năm 2008. Năm 2007, dư nợ cho vay đối với DNNN đạt 61 tỷ đồng chiếm 6.88% tổng dư nợ cho vay. Năm 2008, dư nợ cho vay đối với DNNN đạt 60 tỷ đồng chiếm 6.67% tổng dư nợ cho vay và giảm 1 tỷ đồng so với năm 2007. Năm 2009, dư nợ cho vay đối với DNNN đạt 100 tỷ đồng chiếm 7.20% tổng dư nợ cho vay, tăng 40 tỷ đồng so với năm 2008. Qua bảng 2.4 cho thấy: Chi nhánh đang có xu hướng mở rộng cho vay đối với các DNNQD có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, tiếp tục cho vay đối với các doanh nghiệp đã và đang sử dụng vốn vay của chi nhánh hiệu quả, đồng thời tìm kiếm và chủ động cho vay đối với các khách hàng mới có dự án kinh doanh khả thi. Vì vậy, tỷ trọng cho vay trên tổng dư nợ đối với các DNNQD chiếm tỷ trọng rất lớn tăng từ 93.12% năm 2007 lên 93.33% năm 2008 và đạt 92,8% năm 2009. Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế (Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị, NH TMCP VN CT CN 7) Bên cạnh đó, đối với các DNNN đang vay vốn tại chi nhánh có biểu hiện sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém trong kinh doanh, hàng tồn kho tiêu thụ chậm, thường xuyên xin gia hạn nợ làm cho chi nhánh gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn kinh doanh, chất lượng tín dụng bị giảm sút… Hơn nữa các cơ chế, quy chế quản lý của DNNN vẫn còn nhiều bất cập so với thực tiễn, lượng vốn vay của DN có khi lên đến 100% nhu cầu của phương án… Vì vậy, tỷ trọng cho vay đối với các Doanh nghiệp nhà nước trên tổng dư nợ tại chi nhánh chiếm tỷ trọng rất thấp: năm 2007 chiếm 6,88% năm 2007, giảm nhẹ vào năm 2008 đạt 6,67% và tăng lên 7,2% năm 2009. 2.3.3.4, Tình hình dư nợ phân theo Ngành kinh tế Hiện nay, chi nhánh đang có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào các ngành Công nghiệp- xây dựng, giảm tỷ trọng đầu tư Nông- lâm nghiệp- thủy sản, đồng thời chú trọng nâng cao thêm tỷ trọng cho ngành Thương mại- dịch vụ, cụ thể: Bảng 2.5: Tình hình dư nợ phân theo Ngành kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng dư nợ cho vay 887 900 1388 13 1.47% 488 54.22% Nông- lâm nghiệp-thủy sản 66.367 39.499 58.390 -27 -40.48% 19 47.83% Công nghiệp- xây dựng 510.903 533.051 821.638 22 4.34% 289 54.14% Thương mại- dịch vụ 309.730 327.450 507.972 18 5.72% 181 55.13% (Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị, NH TMCP VN CT CN 7) Nhận xét: Trên cơ sở các Thỏa thuận hợp tác toàn diện với các Tập đoàn, Tổng công ty lớn, năm 2009, VietinBank chi nhánh 7 tập trung nhiều nguồn lực phục vụ các khách hàng chiến lược, phục vụ các ngành kinh tế quan trọng như: Điện lực, Bưu chính viễn thông, than khoáng sản, cho vay thu mua lương thực, chế biến xuất khẩu thuỷ sản, giao thông xây dựng hạ tầng... Năm 2007, dư nợ của ngành Nông- lâm nghiệp- thủy sản đạt 66,367 tỷ đồng, chiếm 7,48% trong tổng dư nợ cho vay, năm 2008 đạt 39,499 tỷ đồng chiếm 4,39% trong tổng dư nợ cho vay và giảm 27 tỷ đồng so với năm trước. Đến năm 2009 đạt 58,390 tỷ đồng chiếm 4,21% trong tổng dư nợ cho vay và tăng 19 tỷ đồng so với năm 2008. Dư nợ của ngành Công nghiệp- xây dựng đạt 510,903 tỷ đồng năm 2007, chiếm 57,6% trong tổng dư nợ cho vay, năm 2008 đạt 533,051 tỷ đồng chiếm 59,23% trong tổng dư nợ cho vay và tăng 22,148 tỷ đồng so với năm trước. Đến năm 2009 đạt 821,638 tỷ đồng chiếm 59,2% trong tổng dư nợ cho vay và tăng 289 tỷ đồng so với năm 2008. Dư nợ của ngành Thương mại- dịch vụ đạt 309,730 tỷ đồng năm 2007, chiếm 34,92% trong tổng dư nợ cho vay, năm 2008 đạt 327,450 tỷ đồng chiếm 36,38% trong tổng dư nợ cho vay và tăng 17,720 tỷ đồng so với năm trước. Đến năm 2009 đạt 507,972 tỷ đồng chiếm 36,60% trong tổng dư nợ cho vay và tăng 181 tỷ đồng so với năm 2008. Biểu đồ 2.5: Tình hình dư nợ phân theo Ngành kinh tế (Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị, NH TMCP VN CT CN 7) Nhìn chung, chi nhánh đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng năm 2009 theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào các ngành Công nghiệp- xây dựng, giảm tỷ trọng đầu tư Nông- lâm nghiệp- thủy sản, đồng thời chú trọng nâng cao thêm tỷ trọng cho ngành Thương mại- dịch vụ. Đây là sự chuyển dịch đúng hướng và phù hợp với định hướng phát triển chung của toàn thành phố. 2.3.4, Chất lượng và rủi ro tín dụng Như chúng ta đã biết, biểu hiện rõ nét nhất của RRTD là nợ quá hạn. Trong quan hệ TD, việc phát sinh NQH là điều không thể tránh khỏi. Các nhà quản trị luôn quan tâm đến tỷ lệ NQH vì từ đó có thể phát sinh nợ khó đòi, nợ không thu hồi được hay nợ xấu.[7] Để hạ thấp tỷ lệ NQH các nhà quản trị thường đánh giá rủi ro dựa trên các chỉ số như sau: 2.3.4.1, Hệ số rủi ro tín dụng Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng cũng đồng nghĩa RRTD sẽ càng cao. Bảng 2.6: Hệ số rủi ro tín dụng Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng tài sản có 955,521 960,259 1460 Dư nợ cho vay 887 900 1388 Hệ số rủi ro tín dụng 0,93 0,94 0,95 (Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị, NHTMCP CT VN CN 7) Nhận xét: Qua bảng thống kê cho thấy khoản mục tín dụng trong tổng tài sản của chi nhánh khá cao và đồng nghĩa lợi nhuận cũng sẽ tăng lên. Mặt dù về mặt nguyên tắc thì rủi ro tín dụng cũng sẽ tăng theo nhưng trong năm 2008-2009 với việc tăng cường thẩm định và kiểm soát chặt chẽ các dự án cho vay, hoạt động tín dụng tại chi nhánh vẫn đảm bảo có hiệu quả, thực trạng nhóm 2 hầu như là bằng 0; nợ xấu chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay. Biểu đồ 2.6: Quan hệ giữa tổng tài sản và tổng dư nợ cho vay: (Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị, NH TMCP CT VN CN 7) Biểu đồ 2.6 cho thấy đường biểu diễn dư nợ luôn theo sát đường tổng tài sản, mức độ tăng giảm theo tổng tài sản có thể thấy rõ trong năm 2008- 2009. Như vậy tầm ảnh hưởng của dư nợ đối với tổng tài sản là rất lớn, khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn thì tổng tài sản cũng biến động theo. 2.3.4.2, Phân tích cơ cấu nợ quá hạn Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và được bổ sung tại quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25- 04-2007 của Thống đốc NN, NQH được phân thành 5 nhóm, cụ thể như sau: Nhóm 1 ( nợ đủ tiêu chuẩn): Nhóm 2 ( nợ cần chú ý) Nhóm 3 ( nợ dưới tiêu chuẩn) Nhóm 4 ( nợ nghi ngờ) Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) Trong 5 nhóm nợ trên thì NQH là các khoản nợ được phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5, trong đó nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Hay nói cách khác thì NQH bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 2 và nợ xấu. ( Chi tiết xem phụ lục 1) Bảng 2.7: Phân tích cơ cấu nợ quá hạn: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tổng dư nợ cho vay 887 900 1388 13 1.47% 488 54.22% -Nợ nhóm 1 874.662 893.159 1384.263 18.497 2.11% 491.104 54.99% - Nợ nhóm 2 0.062 0.522 0 0.460 741.94% -0.522 -100% - Nợ nhóm 3 0 6.319 0.330 6.319 -5.989 -94.78% - Nợ nhóm 4 3.826 0 0 -3.826 0 - Nợ nhóm 5 8.450 0 3.407 3.407 (Nguồn: báo cáo KQHĐKD năm 2008, 2009 NHTMCP CT VN CN 7) Nhận xét: Qua số liệu trên cho thấy, mặc dù dư nợ tăng nhưng tình hình nợ quá hạn từ nhóm 2- nhóm 5 đến năm 2009 đã giảm đáng kể. Nợ đủ tiêu chuẩn ( nợ nhóm 1) của ngân hàng qua các năm luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng Nợ quá hạn, cụ thể: năm 2007 đạt 98,61%, đến năm 2008 tăng lên 99,24% và đến năm 2009 đạt 99,73%. Nợ nhóm 2 mặc dù có sự gia tăng nhẹ từ 0.062 năm 2007 lên 0,06% năm 2008 nhưng đến năm 2009 Nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng là 0% trong tổng NQH. Nợ nhóm 3 mặc dù có sự gia tăng từ 0% năm 2007 lên đến 0,7% năm 2008 nhưng đến năm 2009 đã được kiểm soát tốt đạt 0,02% trong tổng NQH. Từ năm 2007- 2009 nợ nhóm 4, nhóm 5 được kiểm soát khá tốt đặc biệt là năm 2008 hầu như là bằng 0, đến năm 2009 nợ nhóm 4 tiếp tục được kiểm soát chiếm 0% trong tổng NQH, nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng nhỏ đạt 0,25%. Biểu đồ 2.7: Phân tích cơ cấu nợ quá hạn: (Nguồn: báo cáo KQHĐKD năm 2008, 2009 NHTMCP CT VN CN 7) Có thể nói qua 3 năm, tình hình nợ quá hạn không đi theo một xu hướng nhất định nào. Tuy nhiên, có thể thấy rằng Chi nhánh đã có những nỗ lực rất lớn trong việc kiểm soát NQH. Nợ đủ tiêu chuẩn tại ngân hàng luôn được duy trì với tỷ lệ trên 98%. Đây được xem là một thành công lớn của ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu được giải thích là trong năm 2009 với hỗ trợ lãi suất từ phía Chính phủ là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DN sôi động trở lại. Chính vì vậy, dù kinh tế với nhiều khó khăn, năm 2009 hoạt động của các công trình thi công, các DA, thủy điện… vẫn diễn ra sôi nổi do được ưu tiên về vốn và các điều kiện thi công. Nhiều DN vay vốn tại chi nhánh thuộc các ngành nghề như xây dựng, thép, cao su, nhựa… vẫn có lợi nhuận tăng cao và DN có khả năng trả nợ đúng hạn hơn. Đối với các khoản NQH, ngân hàng đã rất cố gắng để hạn chế NQH vượt qua nhóm 2; nợ nhóm 3, nhóm 5 vẫn phát sinh trong năm 2008 và 2009 nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cho vay KHCN, cụ thể là do hoạt động cho vay phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; phát sinh từ việc mất khả năng thanh toán, các yếu tố tự nhiên như: dịch bệnh (heo tai xanh, lở mồm long móng, … ); thiên tai, lũ lụt… đây là những trường hợp bất khả kháng mà ngân hàng phải chấp nhận như một sự chia sẻ rủi ro với khách hàng. Mặt khác trong gần 9 tháng đầu năm 2008, với chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ nhằm hạn chế lạm phát làm lãi suất tăng vọt; các doanh nghiệp cần vốn phải chấp nhận vay vốn với lãi suất khá cao, sức cầu trên thị trường trong nước và thế giới lại rơi vào tình trạng suy giảm, nhất là các ngành: gỗ, may mặc, ô tô, xây dựng, vật liệu xây dựng,… Kết quả là, phần lớn các doanh nghiệp đều phải thu hẹp sản xuất dù chi phí nguyên vật liệu và nhiên liệu đầu vào của các ngành giảm rất nhiều. Hệ quả là nhiều doanh nghiệp bị suy giảm hoặc thậm chí mất khả năng thanh toán; doanh nghiệp gặp khó khăn nên việc chậm trả nợ cho ngân hàng là điều khó tránh… [8]Năm 2009, mặc dù được sự hỗ trợ lãi suất từ chính phủ nhưng do quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường, một số DN không đủ khả năng cạnh tranh cộng với cơ chế điều hành, quản lý chưa tốt nên kinh doanh gặp nhiều bất lợi dẫn đến DN trả nợ không đúng hạn. Bên cạnh đó, có một phần nguyên nhân là do cán bộ xử lý nghiệp vụ sai sót dẫn đến hệ thống tự động tính toán và chuyển nhóm nợ thành nhóm 3 và nhóm 5. Tuy những trường hợp này xảy ra rất ít nhưng trong tương lai chi nhánh cần phải lưu ý hơn nữa bởi đây sẽ là mầm mống hình thành nên RRTD trong tương lai và ảnh hưởng đến uy tín của KH bởi theo quy định một KH có một kỳ nợ xấu thì toàn bộ dư nợ của KH đó trong những lần đi vay tiếp theo sẽ được hạch toán xếp hạng tín dụng tương ứng với kỳ nợ xấu đó. 2.3.4.3, Tình hình nợ xấu qua các năm tại chi nhánh Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu qua các năm tại chi nhánh Đơn vị: tỷ đồng Phân loại nợ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng dư nợ cho vay 887 900 1388 Nợ xấu 12,276 6,319 3,737 Trong đó: - Nợ nhóm 3 - Nợ nhóm 4 - Nợ nhóm 5 0 3,826 8,450 6,319 0 0 0,330 0 3,407 Tỷ trọng nợ xấu/ Tổng dư nợ cho vay 1,38% 0,702% 0,27% (Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị, NH TMCP CT VN CN 7) Nhìn chung, tình hình nợ xấu qua các năm có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể: tỷ lệ nợ xấu năm 2008 là 6,319 tỷ đồng , giảm 5,957 tỷ đồng so với năm 2007. Nợ xấu năm 2009 là 3,737 tỷ đồng, giảm 2,582 tỷ đồng so với năm 2008. Theo quy định hiện nay của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tối đa trong hạn từ 3% đến 5%. Qua bảng tổng hợp trên cho thấy tỷ lệ này tại CN chỉ vào khoảng 0,27% đến 1,38% nhỏ hơn rất nhiều so với giới hạn cho phép. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của CN rất ổn định, an toàn và hiệu quả, vấn đề nợ xấu luôn nằm trong tầm kiểm soát và được ngân hàng giải quyết triệt để. Tuy nhiên, tác giả cho rằng đằng sau những con số và những kết quả được ghi nhận trong bảng thống kê trên, trong năm 2010 và những năm tiếp theo Chi nhánh cần quan tâm, chú trọng nhiều hơn nữa về chất lượng và an toàn tín dụng. Bởi theo Fitch- một trong ba tổ chức giám định tài chính có uy tín trên thế giới đã liên tục nhắc lại rằng cách phân loại các khoản vay và dự phòng của Việt Nam bớt khắt khe hơn nhiều nếu so với tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Và chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu tính theo chuẩn kế toán Việt Nam đã không nói hết được những vấn đề thực tế… 2.3.4.4, Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Trong năm 2007, Chi nhánh đã trích lập dự phòng rủi ro là 9.982 triệu đồng, trong đó dự phòng cụ thể là 450 triệu đồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương vn chi nhánh 7 tp hcm.doc
Tài liệu liên quan