Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính cho vay dự án tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tam Trinh

Theo tính toán của các nhà chuyên gia kinh doanh thị trường bất động sản dự tính sẽ có nhiều biến động, chiều hướng tăng trở lại so với các năm trước do chính sách của Nhà nước có nhiều thông thoáng, cho người nước ngoài được mua nhà, người mua nhà được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất và sở hữu nhà, được chuyển nhượng.

Hai tòa nhà 5A và 5B năm trên trục đường Láng Hạ kéo dài, thuận tiện cho việc đi lại tới trung tâm thành phố, giá bán dự kiên 8 triệu đồng/m2 phù hợp với đời sống của cán bộ công nhân viên.

 

doc87 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính cho vay dự án tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tam Trinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tế, những công việc xem xét trước đó để đem lại những con số chính xác trong các báo cáo tài chính lại tỏ ra nặng nhọc hơn và nếu như những con số đó không đáng tin cậy thì các chỉ tiêu tài chính cũng trở lên vô nghĩa. Để phân tích một cách toàn diện hiệu quả tài chính của dự án, chúng ta có một loạt các chỉ tiêu khác nhau nhưng tựu chung lại thì có hai nhóm lớn: a/ Các chỉ tiêu tài chính đơn giản. - Lợi nhuận ròng: Là tổng lợi nhuận thu được trong hoạt động (cộng dồn qua các năm) LN = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế các loại Chỉ tiêu này chỉ có giá trị đối với các DAĐT ngắn hạn, mà ít có giá trị đối với dự án trung dài hạn do tác động yếu tố giá trị thời gian của tiền. - Tỷ suất lợi nhuận giản đơn: là tỷ số giữa lợi nhuận của một năm hoạt động điển hình trên tổng chi phí đầu tư. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt và nếu lớn hơn lãi suất phổ biến trên thị trường thì dự án là khả thi. Tuy nhiên chỉ tiêu này có nhiều hạn chế vì khó xác định năm lợi nhuận điển hình, chưa tính tới tuổi thọ dự án và các dòng tiền thực tế. - Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T): T = - Thời gian thu hồi vốn vay (TV) Tổng vốn vay TV = KHTSCĐ LN dự án Nguồn khác được h.thành + được dùng + (nếu có) bằng vốn vay trả nợ - Điểm hòa vốn: là điểm mà tại đó tổng doanh thu vừa bằng với tổng chỉ phí sản xuất. Người ta có thể tính sản lượng hòa vốn cho cả đời dự án hoặc cho từng năm như sau: F Qhv = P - V Qhv: sản lượng hòa vốn cả đời dự án (hoặc một năm) F: định phí cả đời dự án (hoạc một năm) P: giá bán sản phẩm V: biến phí cho một đơn vị sản phẩm - Điểm hòa vốn lý thuyết: phần trăm công suất được huy động tại điểm hòa vốn. Qhv F Đlt = = Qo D - B - Điều hòa vốn tiền tệ: % công suất được huy động tại đó dự án cân đối được các dòng tiền ra vào (không xét tới các khoản phải thu phải trả hoặc giả sử chúng bằng nhau) Đ - KH Đtt = D – B - Điểm hòa vốn trả nợ : là điểm mà từ đó trở đi dự án có đủ tiền trả nợ vay và nộp thuế. Đ - KH - nợ gốc phải trả + Tlt Đtn = D - B Tlt : Thuế lợi tức Trong thực tiễn lập và thẩm định dự án, người ta có thể có nhiều phương pháp xác định giá bán sản phẩm khác nhau theo đó các chỉ tiêu (trong đó có điểm hòa vốn) sẽ có các giá trị khác nhau tương ứng. Một rủi ro lớn khi dự án đi vào hoạt động là không huy động đủ 100% công suất thiết kế do nhiều lý do khác nhau. Một dự án có điểm hòa vốn càng thấp thì càng hạn chế được tác động của rủi ro, vì vậy càng có tính khả thi. Các nguồn trả nợ trong năm Tỉ lệ đảm bảo trả nợ = Số nợ phải trả trong năm (gốc + lãi) Tỷ lệ này càng cao càng tốt. Xác định tỷ lệ đảm bảo trả nợ hàng năm để thấy được độ tin cậy của dự án và từ đó xác định mức thu nợ và biệ pháp hỗ trợ (nếu cần) hợp lý. b/ Các chỉ tiêu tài chính theo giá trị hiện tại. Ngày nay việc phân tích tính toán các chỉ tiêu tài chính DAĐT dựa trên việc hiện tại hóa các dòng tiền đã trở nên phổ biến và ngày càng chiếm vai trò quan trọng. Các chỉ tiêu gồm : Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net present value) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Inter rate of return) Tỷ số lợi ích chi phí (BCR – Benefit cost ratio) + Giá trị hiện tại ròng (NPV): Giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính dự án mang lại trong thời gian kinh tế của dự án và giá trị đầu tư ban đầu. Do vậy chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm (khi NPV dương) hoặc giảm đi (khi NPV âm) nếu dự án được chấp nhận. Công thức tính toán giá trị hiện tại ròng như sau NPV =C0 + PV Trong đó : NPV là giá trị hiện tại ròng C0 là vốn đầu tư ban đầu vào dự án, do là khoản đầu tư luồng tiền ra nên C0 mang dấu âm PV là giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính mà dự án mang lại trong thời gian hữu ích của nó. PV được tính : Trong đó : C1, C2, C3, C4, C5..., t ; r là tỷ lệ chiết khấu phù hợp của dự án. hoặc cụ thể hơn ta có thể áp dụng công thức Trong đó: CF0: Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu, giả định vốn đầu tư được bỏ ra một lần, vào đầu năm thứ nhất của dự án. CFt: Dòng tiền xuất hiện tại năm thứ t của dự án, t chạy từ 1 đến n n: là số năm thức hiện dự án k: là lãi suất chiết khấu, giả định là không đổi trong các năm NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. NPV mang giá trị dương nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, hay nói cách khác, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra, mà còn tạo ra lợi nhuận; không những thế lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị thời gian của tiền. Ngược lại, nếu NPV âm có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, NPV chỉ mang ý nghĩa về tài chính. Việc tính toán NPV cho các dự án xã hội, môi trường phức tạp hơn rất nhiều, phải lượng hóa được các tác động xã hội hay môi trường lên dòng tiền của dự án. Khi đó, NPV mới phản ánh lợi ích tăng thêm từ việc thực hiện dự án xã hội đó. + Tỷ suất hoàn vốn nội bộ: Là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0 Đối với khoản đầu tư một kỳ (năm), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ được tính bằng việc giải phương trình sau : Đối với dự án đầu tư có thời gian là T năm. công thức trên trở thành: hoặc với điều kiện k2>k1 và k2-k1<5% k2,k1 là lãi suất lựa chọn sao cho NPV1 ứng với k1 là dương và gần 0, NPV2 ứng với k2 là âm và gần 0 IRR phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, chưa tính đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Tức là nếu như chiết khấu các luồng tiền theo IRR, PV sẽ bằng đầu tư ban đầu C0. Hay nói cách khác, nếu chi phí vốn bằng IRR, dự án sẽ không tạo thêm được giá trị hay không có lãi. Sử dụng: chọn dự án có IRR>=IRR’ và IRR’ là chi phí cơ hội của chủ đầu tư. Cần chú ý sự chính xác của chỉ tiêu phụ thuộc vào sự chính xác của các dự tính về luồng tiền. IRR là một chỉ tiêu mang tính tương đối, tức là nó chỉ phản ánh tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án là bao nhiêu chứ không cung cấp quy mô của số lãi (hay lỗ) của dự án tính bằng tiền. Có thể gây ra sai lầm khi dùng IRR để lựa chọn dựa án có quy mô, thời gian khác nhau, có luồng tiền ròng vào ra xen kẽ năm này qua năm khác. + Chỉ số doanh lợi (PI) : (profit index) là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra Cách tính + Thời gian hoàn vốn (PP) : Thời gian hoàn vốn đầu tư là thời gian để chủ đầu tư thu hồi đựoc số vốn đã đầu tư vào dự án Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn PP = n + trong đó, n : năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư + Lợi nhuận kế toán bình quân(AAP) : (Doanh thu – Chi phí – Thuế thu nhập doanh nghiệp)/n trong đó, n là số năm thực hiện dự án + Điểm hòa vốn (BP) : Điểm hòa vốn là mức sản lượng mà tại đó nhà đầu tư thu hồi đủ vốn đầu tư trong đó Qhv là sản lượng hòa vốn FC : Tổng chi phí cố định – là chi phí không thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi. AVC : Chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm, AVC thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi. 4.3 Phân tích rủi ro Rủi ro của dự án được hiểu một cách chung nhất là khả năng một sự kiện không có lợi nào đó xuất hiện. Các chủ đầu tư quan niệm rằng rủi ro của một khoản đầu tư xảy ra khi lợi tức thực tế thấp so với lợi tức dự kiến. Hoạt động thẩm định không chỉ quan tâm đến lợi nhuận, khả năng thu hồi vốn của chủ đầu tư một cách độc lập mà phải xem xét chúng trong mối liên hệ với rủi ro. Tiến hành phân tích rủi ro sẽ giúp cán bộ thẩm định ước lượng được các rủi ro của dự án và quyết định xem liệu mức rủi ro (gắn với mức lợi nhuận tương ứng) là có thể chấp nhận được thì phải có các biện pháp quản lý rủi ro như thế nào Để đánh giá rủi ro người ta sử dụng các phương pháp sau đây a/ Phân tích độ nhạy Phân tích về mặt lý thuyết cũng như trên thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động đến dòng tiền của dự án. Các yếu tố tác động đến dòng tiền được thiết lập trên cơ sở của sự phân bố xác suất và tính kỳ vọng tián chứ không phải biết chúng một cách chắc chắn. Và như vậy khi một biến quan trọng như số lượng hàng bán thay đổi sẽ dẫn đến dòng tiền thay đổi rất lớn và khí đó giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) sẽ thay đổi. Thực hiện phương pháp phân tích độ nhạy là chỉ ra chính xác các chỉ tiêu tài chính thay đổi như thế nào khi các biến đầu vào thay đổi. b/ Phân tích trường hợp Là đánh giá kết quả của dự án trong một số trường hợp với những điều kiện nhất định của các yếu tốt xác định dự án. Thường người ta phân tích hai trường hợp có tính cực đoan : bất lợi nhất (ví dụ như hai trường hợp : giá bán sản phẩm cao nhất và thấp nhất có thể) Phân tích hợp xuất phát từ những quan điểm cho rằng các biến số có thể tác động qua lại lẫn nhau và có sự kết hợp với nhau. Một số yếu tố có thể đồng thời biến động theo một hướng bất lợi hoặc có lợi cho dự án, tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là : - Không thể xác định được tất cả các trường hợp kết hợp lẫn nhau của các yếu tố - Không xác định được các trường hợp tính toán bất lợi nhất và có lợi nhất 4.5. Xem xét ảnh hưởng của Lạm phát tới công tác thẩm định dự án Đối với chi phí đầu tư : Các dự án được thực hiện đầu tư trong thời gian dài phải xác định nhu cầu tiền tệ trong tương lai cần thiết cho việc thực hiện dự án. Lượng tiền này phụ thuộc vào lạm phát, lạm phát càng cao nhu cầu tiền trong tương lai càng cao. Đối với cân đối tiền mặt : Lạm phát làm cho lượng tiền sử dụng tăng lên, phải tính tới lượng tiền mặt bổ sung để đủ cân đối về tài chính. Hơn nữa thông qua ảnh hưởng đến lượng tiền mặt lạm phát đã ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án bởi dự án luôn phải giữ một lượng tiền mặt (bất lợi trong điều kiện lạm phát) để đáp ứng nhu cầu của dự trữ. Tác động tới khoản phải thu, phải trả. Đây là các khoản có ảnh hưởng lớn đến cân đối tài chính ngay cả trong trường hợp không có lạm phát. Nếu khoản phải thu bằng khoản phải trả thì lạm phát không gây ảnh hưởng. Nếu khoản phải thu > Khoản phải trả thì dự án bị tác động xấu. Trong trường hợp ngược lại dự án cũng bị ảnh hưởng. a/ Tác động của lạm phát tới dự án + Tác động trực tiếp Tác động tới tiền lãi : Nếu lãi suất danh nghĩa được ấn định trước thì tiền lãi phải trả thực tế đã giảm xuống trong điều kiện lạm phát, nhưng lạm phát tăng cũng thường làm cho mức lãi suất danh nghĩa tăng lên cao. Tác động đến thuế : Việc trả lãi vay thường không tính theo mức lạm phát, khấu hao được hạch toán trên cơ sở các chi phí lịch sử. Vì vậy khi lạm phát tăng, hai chi phí trên giữ nguyên sẽ làm cho thu nhập chịu thuế tăng. Thuế theo thu nhập tăng lên và ảnh hưởng tới dự án. Ảnh hưởng tồn kho và chi phí sản xuất : Trong điều kiện có lạm phát, cùng một lượng hàng hóa nhưng thời điểm nhập và xuất khác nhau thì được hạch toán với giá trị khác nhau. Điều đó làm thay đổi thu nhập, thuế và các chỉ tiêu tài chính khác. b/ Xử lý lạm phát trong phân tích tài chính dự án Lạm phát tác động tới tình hình tài chính của dự án theo nhiều mối quan hệ và theo những hướng khác nhau. Để xây dựng bản báo cáo tài chính của dự án phản ánh tác động của lạm phát đến giá trị của dự án cần thực hiện : Ươc tính các yếu tố tài chính : thuế, nhu cầu tiền mặt, lãi vay, trả gốc...theo thời ain khi phát sinh tác nghiệp tài chính đó. Điều chỉnh loại trừ lạm phát để dựa vào giá trị thực của các yếu tố này vào báo cáo tài chính. Việc điều chỉnh này thực hiện theo chỉ số giá năm t so với năm gốc. PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM TRINH Chương I: Về tổ chức và hoạt động của chi nhánh NH NN&PTNT Việt Nam I. Những quy định chung 1. Sự ra đời Ngân Hàng NN&PTNT Chi nhánh Tam Trinh hiện là Chi nhánh cấp 3 theo quy định chung là đơn vị phụ thuộc chi nhánh cấp 2, có con dấu riêng, có nhiệm vụ thực hiện một phần hoạt động của chi nhánh cấp 2 và theo ủy quyền NH NN&PTNT Việt Nam. Theo quyết định số 440/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 22 tháng 11 năm 2001 của Hội đồng quản trị NH NN&PTNT Việt Nam ban hành quy định về việc mở và chấm dứt hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. 2. Chi nhánh có các chức năng sau a. Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NH NN&PTNT Việt Nam trên địa bàn theo địa giới hành chính. b. Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo ủy quyền của Tổng giám đốc NH NN&PTNT Việt Nam. c. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng giám đốc NH NN&PTNT Việt Nam. 3. Đặc điểm Chi nhánh có con dấu riêng Bảng cân đối kế toán Trụ sở giao dịch Bảng hiệu - Phía trên: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Phía dưới: Chi nhánh Tam Trinh - Địa Chỉ: 409 Tam Trinh - Điện thoại: …… - Fax: …….. 4. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động 4.1 Tuân thủ các chính sách, chế độ của ngành và quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất trong hệ thống NH NN&PTNT Việt Nam; đồng thời kết hợp việc phân cấp, ủy quyền, khuyến khích tính năng động, sang tạo và chủ động của các Chi nhánh trong hệ thống NH NN&PTNT Việt Nam. 4.2 Cùng với các đơn vị trong hệ thống NH NN&PTNT Việt Nam tạo thành một hệ thong đồng bộ, thống nhất trong tổ chức và hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. 5. Nguyên tắc điều hành 5.1 Điều hành hoạt động của chi nhánh là giám đốc, giúp việc giám đốc có một số phó giám đốc. 5.2 Điều hành hoạt động nghiệp vụ của các phòng, tổ chuyên môn nghiệp vụ và tương đương là trưởng phòng, tổ trưởng. Giúp việc trưởng phòng, tổ trưởng có một số phó trưởng phòng, tổ phó. II. Tổ chức bộ máy và điều hành Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của chi nhánh cấp 3 1. Giám đốc 1.1 Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh cấp 2. 1.2 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền của tổng giám đốc NH NN&PTNT Việt Nam; chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng giám đốc NH NN&PTNT Việt Nam; giám đốc chi nhánh cấp trên về các quyết định của mình. Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương và nghiệp vụ kinh doanh lên giám đốc chi nhánh cấp trên xem xét và quyết định theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc NH NN&PTNT Việt Nam bao gồm: Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều đông, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật giám đốc, phó giám đốc các trưởng (tổ) chuyên môn nghiệp vụ Phương án hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của chi nhánh. Việc thay đổi trụ sở của chi nhánh cấp 3, phòng giao dịch. Việc cử cán bộ đi học tập, khảo sát trong nước và nước ngoài theo quy định. Các vấn đề liên khác liên quan đến hoạt động của chi nhánh theo phân cấp ủy quyền do giám đốc chi nhánh cấp trên giao. Được ký các hợp đồng: Tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định. Được ký các hợp đồng để phục vụ cho hoạt đồng kinh doanh như sử dụng điện, nước, điện thoại… Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng và tiền phạt áp dụng từng thời kỳ cho khách hàng phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ và quy định của NH NN&PTNT Việt Nam. Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế khoán tài chính và quy định của NH NN&PTNT Việt Nam. Đại diện Tổng giám đốc NH NN&PTNT Việt Nam khởi kiện, công chứng, giải quyết tranh chấp, tham gia tố tụng, thi hành án trước cơ quan pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh do mình trực tiếp phụ trách. 2. Các Phó giám đốc Được thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền của giám đốc) và báo cáo lại kết quả công việc khi giám đốc có mặt tại đơn vị. Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình. Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. 3. Các tổ chuyên môn nghiệp vụ 3.1. Phòng tín dụng Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi với từng loại khách hàng nhằm, mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín; sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền. Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, ngoài nước. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. 3.2. Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NH NN&PTNT Việt Nam. Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn. Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. 3.3. Phòng thẩm định Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định, chỉ định theo ủy quyền của Tổng giám đốc và thẩm định những món vay vượt quyền vủa giám đốc chi nhánh cấp dưới. Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp 1, đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc để xem xét phê duyệt. Thẩm định khoản vay do Tổng giám đốc quy định hoặc do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy đinh trong mức phán quyết cho vay của giám đốc chi nhánh cấp 1. Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh. Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Thực hiện các công việc khác do giám độc chi nhánh cấp 1 giao. 3.4. Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua – bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NH NN&PTNT Việt Nam. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 3.5. Phòng kế toán, ngân quỹ. Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NH NN&PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạc thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình NH NN&PTNT cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NH NN&PTNT trên địa bàn. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước và ngoài nước. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NH NN&PTNT Việt Nam. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. 3.6. Phòng hành chính. Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quy của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NH NN&PTNT trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho giám đốc NH NN&PTNT. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NH NN&PTNT. Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ cán bộ nhân viên. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh giao. Chương II. Khái quát những hoạt động của NH NN&PTNT chi nhánh tam trinh năm 2007 và phương hướng hoạt động năm 2008 I. Báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 Năm 2007 Chi Nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát Triển nông thôn Tam Trinh là chi nhánh cấp II hoạt động trực thuộc và quản lý điều hành của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được những kết quả sau: 1. Nguồn vốn: Năm 2007 tổng nguồn vốn đạt 460 tỷ, giảm 188 tỷ so với năm 2006 đạt 77% kế hoạch giao, trong đó: 1. Tiền gửi nội tệ đạt 430 tỷ giảm 191 tỷ đồng so với năm 2006 2. Tiền gửi ngoại tệ (quy đổi USD) đạt 30 tỷ tăng 3 tỷ đồng sơ với năm 2006 Kết cấu nguồn vốn: tiền gửi dân cư đạt 119 tỷ đồng chiếm 26%, chứng chỉ tiền gửi đạt 90 tỷ đồng chiếm 20%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 252 tỷ đồng chiếm 54% Kết cấu nguồn vốn theo kỳ hạn chi tiết: tiền gửi không kỳ hạn đạt 140 tỷ đồng chiếm 30,5%, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 21 tỷ đồng chiếm 4,5%, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng và nhỏ hơn24 tháng đạt 10 tỷ đồng chiếm 2%, tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng đạt 289 tỷ đồng chiếm 63% Đến năm 2007 đã có 3420 khách hàng đén giao dịch mở tài khoản cá nhan, 216 tài khoản công ty và TCKT, 1792 khách hàng đến giao dịch tiết kiệm, kết quả đạt được là do tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn về địa bàn kinh doanh, thực hiện tốt công tác tiếp thị, phục vụ, chăm sóc khách hàng đạt mục tiêu duy trì nguồn vốn ổn định, bền vững không những đảm bảo khả năng tự cân đối nguồn vốn để đầu tư tín dụng và đáp ứng nhu cầu thanh toán khác mà còn dư thừa nguồn vốn góp phần nhỏ điều hòa chung cho toàn hệ thống. Tổng dư nợ năm 2007 đạt 256 tỷ đồng tăng 524% so với năm 2006 vượt mức kế hoạch được giao (102% kế hoạch), trong đó: dự nợ nội tệ đạt 239 tỷ đồng chiếm 93,4%, dư nợ ngoại tệ đạt 17 tỷ đồng (quy đổi) chiếm 6,6% tổng dư nợ, dư nợ bảo lãnh đạt 21 tỷ đồng. Phân tích dư nợ theo thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn đạt 227,2 tỷ đồng chiếm 88,7%, cho vay trung dài hạn đạt 28,2 tỷ đồng chiếm 11,3% tổng dư nợ Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế: cho vay doanh nghiệp nhà nước đạt 8,5 tỷ đồng, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 222,5 tỷ đồng, cho vay hộ sản xuất đạt 2,4 tỷ đồng, cho vay cá nhân, tiêu dùng đạt 22,6 tỷ đồng Số lượng khách hàng vay vốn: Pháp nhân: 40 đơn vị Hộ sản xuất, tiêu dùng, cầm cố: 120 khách hàng Trong năm qua chi nhánh đã lựa chọn khách hàng, đầu tư cho các phương án, dự án có hiệu quả, đa dạng các loại hình cho vay đặc biệt tập trung ưu tiên phát triển các khách hàng vay vốn sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Với số lượng cán bộ làm công tác tín dụng mỏng (03 cán bộ) chi nhánh đã quản lý nhu cầu vốn vay cho 40 khách hàng là doanh nghiệp và TCKT, 120 khách hàng là hộ sản xuất là cá nhân, bên cạnh đó chi nhánh đã chấp hành các quy định của nhà nước, của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam về đầu tư tín dụng, kết quả trong năm 2007, tỷ lệ nợ xấu (nợ phân loại từ nhóm 3-5) là 0%. Hoạt động kinh doanh đối ngoại: Chi nhánh luôn xác định hoạt động kinh doanh ngoại hối và cung cấp dịch vụ TTQT là hoạt động quan trọng của một Ngân hàng thương mại hiện đại, đặc biệt là đối với các chi nhánh trên địa bàn đô thị loại I. Chi nhánh đã chú trọng tìm kiếm khách hàng và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37202.doc