Chương 1: Những lý luận cơ bản về thanh toán CTĐT giữa các Ngân hàng 1
1.1. Những vấn đề chung về tổ chức thanh toán giữa các ngân hàng 5
1.1.1. Sự cần thiết của thanh toán giữa các ngân hàng 5
1.1.2. Ý nghĩa của thanh toán giữa các ngân hàng 6
1.1.3. Điều kiện để tổ chức thanh toán giữa các ngân hàng 6
1.2. Các phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng 8
1.2.1. Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống ( bằng giấy và điện tử ) 9
1.2.2. Thanh toán bù trừ khác hệ thống ( bằng giấy và điện tử ) 10
1.2.3. Thanh toán điện tử liên ngân hàng 11
1.2.4. Thanh toán uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ 11
1.2.5. Thanh toán qua tiền gửi ở ngân hàng thương mại khác 12
1.3. Phương thức thanh toán điện tử của ngân hàng thương mại 13
1.3.1. Một số vấn đề chung về thanh toán điện tử 13
1.3.2. Quy trình kế toán chuyển tiền điện tử 17
1.4. Chất lượng trong thanh toán điện tử và những nhân tố ảnh hưởng 30
1.4.1. Chất lượng và các tiêu chí đo lường chất lượng của nghiệp vụ thanh toán điện tử 30
1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toánđiện tử 32
Chương 2: Thực trạng thanh toán thanh toánđiện tử tại Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy 37
2.1. Khái quát chung về Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy 37
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, địa phương 37
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy 39
2.2. Thực trạng thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy 40
73 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng thanh toán điện tử tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i khoản chuyển tiền đến : Số tiền chuyển thừa trên
Có : Tài khoản chuyển tiền đến chờ xử lý } Lệnh chuyển Nợ bị sai thừa
Phát hiện sau khi đã thanh toán cho khách hàng :
Đối với lệnh chuyển Có thừa:
+ Nếu tài khoản của khách hàng còn đủ sồ dư, căn cứ vào yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có nhận được từ ngân hàng A, ngân hàng B lập lệnh chuyển có trả lại tiền thưa cho ngân hàng A, ghi:
Nợ : Tài khoản của khách hàng
Có : Tài khoản chuyển tiền đi ( 5191)
+ Nếu tài khoản của khách hàng không còn đủ số dư, ngân hàng B ghi nhập " sổ theo dõi yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có chưa thực hiện được", áp dụng các biện pháp đòi tiền từ khách hàng sau đó chuyển trả lại cho ngân hàng A số tiền thừa.
+ Nếu áp dụng mọi biện pháp mà không thu hồi được thi ngân hàng B lập thông báo từ chối yêu cầu huỷ lệnh chuyển Có ghi rõ lí do va chuyển trả lại ngân hàng A.
Đối với lệnh chuyển Nợ thừa : Khi nhận được lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ từ ngân hàng A, ngân hàng B hạch toán trả lại tiền cho khách hàng.
Nợ : Tài khoản chuyển tiền đến ( 5191)
Có : Tài khoản của khách hàng.
Trường hợp sai địa chỉ chuyển tiền và các sai sót khác:
Sai địa chỉ : Khi nhận được các lệnh chuyển tiền đến ghi đúng là chuyển cho ngân hàng mình, nhưng người nhận lệnh không phải là ngân hàng mình ( khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng khác hoặc chứng từ do ngân hàng khác phát hành) thi ngân hàng B hạch toán vào tài khoản chuyển tiền đến chờ xử lí, sau đó lập thông báo từ chối và lập lệnh chuyển tiền gửi trả ngân hàng A, ngân hàng B tuyệt đối không được chuyển tiếp.
Sai khác
+ Sai các yếu tố dùng để đối chiếu và liên quan đế sự an toàn như: Mã và tên ngân hàng, kí hiệu mật, chữ kí điện tử thì phải điện báo và tra soát ngay cho trung tâm thanh toán, ngân hàng A để xử lí huỷ lệnh sai yêu cầu gửi lệnh khác thay thế.
+ Sai các yếu tố thông thường như: tên khách hàng, số tài khoản của khách hàng, mã nghiệp vụ …thi ngân hàng B không được hạch toán, phải điện tra soát ngân hàng A, trung tâm thanh toán. Khi nhận được điện xác nhận mới hạch toán.
Báo cáo và quyết toán
Báo cáo ngày:
Như phần đối chiếu đã đề cập, hàng ngày các đơn vị chuyển tiền phải lập " Báo cáo chuyển tiền đi trong ngày " và " Báo cáo chuyển tiền đến trong ngày " để truyền về trung tâm thanh toán. Trung tâm sẽ đối chiếu và gửi bảng đối chiếu chuyển tiên đi chuyển tiền đến cho các đơn vị để đối chiếu. Trung tâm lập các báo cáo chuyển tiền trong ngày của toàn hệ thống để lưu trữ.
Quyết toán Chuyển tiền điện tử:
Cuối ngày 31/12 hàng năm, trung tâm thanh toán và các đơn vị chuyển tiền phải hoàn thành các giao dịch chuyển tiền của năm để chuẩn bị quyết toán. Sang ngà đầu năm mới, các đơn vị chuyển tiền và trung tâm thanh toán phải chuyển số dư các tài khoản chuyển tiền và thanh toán chuyển tiền năm nay thành các tài khoản chuyển tiền và thanh toán chuyển tiền năm trước. Các giao dịch chuyển tiền năm trước chưa hoàn thành phải được hạch toán vào các tài khoản năm trước này. Chỉ khi số liệu của các đơn vị và trung tâm thanh toán khớp đúng mọi sai sót được xử lý hết mới được quyết toán.
Điều kiện quyết toán là:
Tại trung tâm thanh toán số dư tài khoản thanh toán chuyển tiền đi năm trước phải bằng số dư tài khoản thanh toán chuyển tiền đến năm trước toàn hệ thống và khớp đúng với số dư ở các đơn vị ngân hàng.
Các tài khoản chuyển tiền chờ xử lý và tài khoản thanh toán chuyển tiền chờ xử lý năm trước tất toán hết số dư.
Khi đó trung tâm thanh toán sẽ ra lệnh để các đơn vị tất toán số dư tài khoản chuyển tiền đi năm trước và tài khoản chuyển tiền đến năm trước chuyển về trung tâm. Trung tâm thanh toán hạch toán tiếp nhận số tiền chuyển này vào các tài khoản thanh toán chuyển tiền đến năm trước và tài khoản thanh toán chuyển tiền đi năm trước của từng đơn vị. Sau khi hạch toán hêt các lêh chuyển tiền toàn hệ thống, các tài khoản chuyển tiền năm trước ở cả trung tâm thanh toán và các đơn vị ngân hàng sẽ hết số dư.
Chất lượng trong thanh toán chuyển tiền điện tử và những nhân tố ảnh hưởng
Chất lượng và các tiêu chí đo lường chất lượng của nghiệp vụ chuyển tiền điện tử
1.4.1.1.Chất lượng của chuyển tiền điện tử
Thứ nhất, Thanh toán chuyển tiền điện tử kiểm soát được luồng vốn thanh toán giữa các đơn vị, từ đó tính được lãi điều hoàn vốn. Bởi lẽ thanh toán chuyển tiền điện tử được thực hiện giữa các ngân hàng trong cùng một hệ thống, mọi khoản chuyển tiền đều phải qua trung tâm thanh toán đối chiếu, kiểm soát. Điều đó giúp cho Hội sở chính tập trung được vốn, nắm bắt được nguồn vốn hiện có, thực hiện điểu hoàn vốn trong hệ thống, điều chuyển tiền mặt và tài sản cho các Chi nhánh khác.
Các chi nhánh có thể chuyển lợi nhuận hàng tháng về cho Hội sở chính một cách an toàn, tiện lợi. Vì thế Hội sở chính có thể quản lý vốn trong toàn hệ thống một cách có hiệu quả hơn, phát huy được tính tự chủ trong kinh doanh của từng Chi nhánh.
Trong hệ thống NHNo & PTNT, tài khoản 5191 là tài khoản duy nhất được mở tại Hội sở chính và Chi nhánh, Nếu tại các Chi nhánh tài khoản này dư Nợ ( tức là Chi nhánh gửi vốn về trung tâm thanh toán ) hoặc dư có ( tức là Chi nhánh nhận vốn từ trung tâm thanh toán ) thì chi nhánh có thể hoàn toàn chủ động trong việc tĩnh lãi thu và lãi trả đối với Trung tâm ( trên cơ sở công thức tính lãi điều hoà )
Thứ hai, Thanh toán chuyển tiền điện tử tiết kiệm được vốn trong thanh toán. Nhờ quá trình điều hoà vốn của trung tâm thanh toán đã giảm thiểu số vốn đưa vào dự trữ thanh toán, từ đó tăng tối đa nguồn vốn đưa vào phục vụ kinh doanh, chấm dứt tình trạng thiếu vốn trong thanh toán, đặc biệt vào cuối năm. Hơn nữa tiền gửi tại NHNN, ngân hàng không được hưởng lãi, trong khi ngân hàng nhận vốn từ Trung tâm phải trả lãi rất cao. Điều này gây nên sự lãng phí vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Với phương thức thanh toán chuyển tiền điện tử góp phần giảm khối lượng tiền gửi ở NHNN, tiết kiệm vốn trong thanh toán.
Mặt khác việc sử dụng chứng từ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại đã rút ngắn thời gian thanh toán được tính bằng phút chứ không phải bằng ngày như trước kia nữa.
Như vậy, quan điểm về chất lượng trong thanh toán chuyển tiền điện tử không chỉ là đáp ứng nhu cầu thanh toán mà còn đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hoà vốn trong nội bộ hệ thống NHNo & PTNT. Điều đó giúp cho việc định hướng phát triển các phương thức thanh toán trong ngày càng hoàn thiện hơn.
1.4.1.2. Các tiêu chí đo lường
Nếu một món chuyển tiền được chuyển đi không đúng thì sẽ gây phiền phức cho khách hàng, làm họ mất nhiều thời gian đến ngân hàng để hỏi thông tin, chi phí đi lại, nếu phải chuyển lại thì họ lại phải chịu phí một lần nữa. Họ còn có thể bị thiệt hại về kinh tế do món tiền không đến đúng thời điểm họ cần. Và ngược lại, ngân hàng cũng sẽ mất thời gian tra soát, liên lạc với khách hàng, thậm chí còn phải chịu mọi chi phí phát sinh trong việc sửa chữa sai lầm mà nguyên nhân chủ quan là do ngân hàng.
Để đảm bảo tránh được những sai lầm chủ quan và khách quan, đồng thời nâng cao chất lượng và uy tìn của mình thì ngân hàng đã đưa ra các tiêu chí để phục vụ khách hàng có yêu cầu chuyển tiền là các món thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, chính xác, mạng lưới phân bố rộng và thuận lợi cho khách hàng, tiết kiệm chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng.
Khách hàng họ có sự lựa chọn khác nhau khi chuyển tiền. Một dịch vụ nhận thấy rõ nhất và hiệu quả nhất là chuyển tiền qua Bưu điện. Họ có thế mạnh là đại lý rất rộng, cước phí rẻ, thủ tục đơn giản… Do đó đối với mỗi ngân hàng, việc thực hiện thành công một món chuyển tiền là đã góp phần thu hút thêm khách hàng đến với dịch vụ này. Việc đặt ra các tiêu chí đo lường chất lượng của công tác chuyển tiền điện tử là rất thiết thực với mỗi ngân hàng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của ngân hàng và khách hàng.
Vì vậy để đảm bảo tính cạnh tranh, thu hút khách hành thì ngân hàng cần áp dụng các chỉ tiêu đo lường. Đặc biệt là các chỉ tiêu thời gian, độ an toàn để đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch của mình trong lĩnh vực chuyển tiền điện tử.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển tiền điện tử
Môi trường kinh tế - xã hội
Mức sống của dân cư
Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển dịch vụ thanh toán. Khi người dân có thu nhập thấp hay nói cách khác, họ có ít tiền sẽ không quan tâm đến các dịch vụ ngân hàng. Họ sẽ sử dụng tiền mặt thay thế các dịch vụ thanh toán điện tử. Do vậy, sự phát triển của nền kinh tế và sự cải thiện mức sống luôn là điều kiện tiên quyết để phát triển dịch vụ thanh toán điện tử.
Thói quen của người dân
Thói quen và sự ưa thích dùng tiền mặt và sự trì trệ của khách hàng có thể là trở ngại chính cho sự phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Tại các nước châu á, số lượng khách hàng sử dụng thanh toán phi tiền mặt rất nhỏ so với các nước phương Tây. Đã rất lâu hệ thống thanh toán của Việt Nam được xây dựng quanh thói quen của người Việt Nam và việc thích dùng tiền mặt làm phương tiện thanh toán. Phạm vi của các công cụ phi tiền mặt hiện nay còn bị giới hạn và thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu vẫn dựa trên giấy tờ.
Sự chấp nhận của khách hàng: Sự truyền bá các dịch vụ thanh toán điện tử được khách hàng xác định nhiều hơn là người bán. Không có điểm nào cho ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử nếu không được sự chấp nhận của khách hàng.
Sự quan tâm tới các dịch vụ thanh toán điện tử và lợi ích của chúng: Rõ ràng rằng thanh toán điện tử là hiện đại và tốt. Tuy nhiên, chúng ta không thể cho rằng tốt thôi là đủ. Để được sự chấp nhận các dịch vụ thanh toán điện tử, ngân hàng phải đưa ra các dịch vụ làm cho khách hàng quan tâm tới khả năng của các dịch vụ đó và đào tạo họ sử dụng các dịch vụ đó.
Môi trường pháp lý
Sự phát triển của công nghệ mới trong hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi cần phải có các qui định pháp lý mới. Các dịch vụ thanh toán điện tử chỉ hiệu quả và an toàn thực sự khi nó đúng luật. Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật phần lớn bỏ quên không công nhận các hợp đồng trực tuyến, các chữ ký điện tử, các thông điệp và thư tín điện tử, hoá đơn điện tử hoặc các công cụ tài chính phi vật thể, tiền mặt điện tử hoặc hệ thống thanh toán trên Internet, và phần lớn đòi hỏi phải có bằng chứng hữu hình cho giao dịch để nó được thừa nhận tại toà án. Để thuận tiện cho các dịch vụ thanh toán điện tử, hệ thống pháp lý cần vượt qua được các rào cản pháp lý cũ kỹ này, ví dụ tính hợp lệ của chữ ký điện tử, hợp đồng trực tuyến, hoá đơn điện tử hoặc các công cụ tài chính phi vật thể…. phải được đưa ra.
Các dịch vụ thanh toán điện tử đòi hỏi một môi trường kinh tế và kỹ thuật chuẩn hóa cao độ. Trong môi trường đó, các sản phẩm và các dịch vụ phải tuân theo các tiêu chuẩn khắt khe.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Một tiềm năng rất lớn là sự phát triển công nghệ có thể mang lại sự chuyển biến cho công nghệ ngân hàng theo cách mà nó sẽ mang lại những thành tựu đáng kể cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tốc độ tăng nhanh chóng của các tiến bộ trong công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã đưa ra một phạm vi lớn kênh phân phối trong ngân hàng bán lẻ, và đặc biệt là các hệ thống thanh toán điện tử. Ngân hàng cần khai thác các cơ hội có được từ sự phát triển và biến đổi này để duy trì cạnh tranh. Ngân hàng thành công tương lai chính là những ngân hàng đón đầu cuộc cách mạng CNTT và truyền thông. Hơn nữa, người tiêu dùng cũng có thể yêu cầu các dịch vụ ngân hàng chất lượng hơn và bắt đầu thấy rõ hơn những thế mạnh và công nghệ có thể mang lại. Người thắng sẽ là những ngân hàng áp dụng được khả năng của CNTT và truyền thông vào việc ra quyết định chiến lược về mở rộng kinh doanh, tăng cường năng lực bộ máy tổ chức, quản lý rủi ro và thiết lập mối quan hệ khách hàng tốt hơn.
Tính bảo mật và an toàn
Các yêu cầu bảo mật cơ bản của hệ thống thanh toán điện tử có thể tóm tắt là: Xác thực thanh toán, toàn vẹn thanh toán, uỷ quyền thanh toán, bí mật thanh toán.
Xác thực thanh toán có nghĩa là cả bên mua và bên bán phải chứng minh được sự nhận dạng trong thanh toán của họ, cái không cần phải giống hệt với nhận dạng thực sự của họ. Nếu không yêu cầu khuyết danh, một kỹ thuật xác thực có thể được sử dụng để thoả mãn yêu cầu này. Việc xác thực không có nghĩa là nhận dạng của người mua bị lộ ra. Nếu yêu cầu khuyết danh, cần có một số kỹ thuật xác thực đặc biệt( chữ ký ẩn).
Tính toàn vẹn thanh toán đòi hỏi dữ liệu giao dịch thanh toán không thể bị sửa bởi người không được uỷ quyền. Dữ liệu giao dịch thanh toán gồm nhận dạng người mua, nhận dạng người bán, nội dung của việc mua bán, số tiền và có thể thêm một số thông tin khác. Để phục vụ mục đích này, một kỹ thuật toàn vẹn trong bảo mật thông tin đựơc sử dụng.
Uỷ quyền thanh toán đảm bảo rằng không khoản tiền nào được rút khỏi tài khoản khách hàng hoặc thẻ thông minh nếu không được sự cho phép rõ ràng của khách hàng. Nó cũng có nghĩa là số tiền được phép chỉ có thể được rút ra bởi những người được uỷ quyền. Yêu cầu này liên quan tới việc kiểm soát truy cập, một trong những dịch vụ bảo mật.
Tính bí ẩn thanh toán là tính bí mật của một hoặc nhiều mẫu dữ liệu giao dịch thanh toán. Trong trường hợp đơn giản nhất tính bí mật có thể có được bằng cách sử dụng kỹ thuật bí mật truyền thông. Trong vài trường hợp, tuy vậy, yêu cầu rằng các mẩu dữ liệu giao dịch khác nhau có thể được giữ bí mật từ các bên hệ thống thanh toán khác nhau. Những yêu cầu như thế có thể được đáp ứng bởi các kỹ thuật bảo mật thanh toán đặc biệt nào đó.
Trình độ nhân viên
Hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi lực lượng nhân viên có kỹ thuật CNTT và truyền thông cao để đưa ra những ứng dụng cần thiết, hỗ trợ và phổ biến kiến thức kỹ thuật tương ứng. Tuy nhiên, theo tạp chí nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới “Triển vọng kinh tế toàn cầu và các nước đang phát triển 2001” nguồn lực này trong nhiều nước đang phát triển rất thiếu. Điều này tạo nên một cản cho sự phát triển các hệ thống thanh toán điện tử. Hơn nữa, cầu về lực lượng lao động CNTT chất lượng cao trong các nước công nghiệp cao hơn cung. Do đó, các nước đang phát triển có khả năng chảy máu chất xám về lao động CNTT, gây nên thiếu lao động CNTT thậm chí gay gắt và ngăn cản sự phát triển các hệ thống thanh toán điện tử.
Lực lượng lao động CNTT của Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu cho thị trường phần mềm nội địa. Phần lớn nhân viên không đủ kỹ năng làm việc và giao dịch trên Internet và với những thiết bị hiện đại. Điểm yếu về tiếng Anh, ngôn ngữ chính trên Internet, cũng là rào cản cho thương mại điện tử.
Chương 2:
Thực trạng thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy
2.1. Khái quát chung về Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, địa phương
2.1.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế trong nước.
Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và phát triển khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 81,7% vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra ( 8%). Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%, nganh dịch vụ tăng 8,29%, thực hiện vốn đầu tư vốn phát triển toàn xã hội khoảng 40% GDP, tốc độ kim ngạch xuất khẩu tăng 22,1% , tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ toàn xã hội tăng 20,9%. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch: cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng khai thác và phát huy tối đa những lợi thế của đất nước, việc huy động các nguồn lực trong nước cho đầu tư phát triển, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư bước đầu được cải thiện. Với những thuận lợi đó tạo điều kiện cho ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh Cầu Giấy nói riêng có thể khơi tăng nguồn vốn, mở rộng tín dụng, và đầu tư có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên năm 2007 nnên kinh tế nước ta cũng diễn ra phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng như: Giá cả thị trường biến đổi mạnh theo chiều hướng tăng lên, chỉ số giá cả năm 2007 tăng 6,6%, đặc biệt là sự biến động giá vàng, giá xăng dầu tăng kéo theo giá nhiều sản phẩm, dịch vụ tăng theo. Lãi suất diễn biến trái chiều, lãi suất huy động vốn và cho vay cả nội tệ ngoại tệ tăng khá trong khi đó lãi suất trên thị trường tiền tệ lại có xu hướng giảm, lãi suất trong nước còn chịu tác động lớn do NHTW Mỹ liên tục tăng lãi suất. Sự cạnh trang lãi suất gíữa các NHTM diễn ra rất gay gắt. Mặt khác, năn 2007 nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai dịch bệnh đã gây thiệt hại nặng nề về con người và sản xuất kinh doanh nhất lầ ngành nông nghiệp. Những yếu tố trên đã tác động đến hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy nói riêng.
Hoà chung cùng với sự phát triển của đất nước Hà Nội đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng nói chung của cả nước trong nhiều lĩnh vực. Thực hiện kế hoạch 5 năm ( 2001 -2005 ), GDP của Hà Nội tăng khoảng 1,7 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 1,9 lần, GDP đầu người tăng 1,5 lần. Tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội đạt mức tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, về kinh tế Hà Nội vẫn còn nhiều yếu kém, hạn chế: chất lượng và hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa khai thác và sử dụng tốt nguồn lực về tài chính, đất đai, lao động, khoa học công nghệ chưa co biện pháp cụ thể và khả thi để thực hiện các chương trình về môi trường và phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy phải nhanh chóng nắm bắt những thời cơ, có định hướng đúng đắn để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
2.1.1.2 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội quận Cầu Giấy
Đây là một quận mới được thành lập từ 02/09/1997 với diện tích 11,95km2, bao gồm có 7 phường Quận Cầu Giấy với cơ sở hạ tầng được tăng cường, là đầu mối giao thông của phía Tây thành phố, tính đến 31/12/2007 dân số trên địa bàn là 448.921 người. Quận Cầu Giấy là một quận phát triển chủ yếu về thương mại du lịch. Quận gồm có 62.500 hộ gia đình trong đó 1,699 hộ la hộ nông nghiệp, số hộ kinh doanh chiếm tỉ lệ khoang 20% đặc biệt là kinh doanh dịch vụ. Tỉ lệ hộ được cấp GCNQSD đất trên 80%. Trên địa bàn Cầu Giấy có 14 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, 136 công ty hoạt động thương mại, 14 thương nhân, 5 hợp tác xã nông nghiệp, 20 viện nghiên cứu, trường đại học, trung học. Hiện nay đang có nhiều dự án đang được thi công trên địa bàn, bao gồm các khu đô thị mới, khu chung cư cao tầng, khu làng quốc tế Thăng Long. Để lập các dự án đó Nhà nước đã đền bù cho người dân để lấy đất xây dựng những dự án, NHNo&PTNT Cầu Giấy cần có những chính sách thích hợp để thu hút số tiền này và đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế tại địa bàn mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm theo quận quản lí là 12,5% - 13%, tốc độ tăng doanh số ngành dịch vụ bình quân hàng năm la 10% -11%. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 33 -35 triệu/ha/năm. Hàng năm tạo thêm việc làm mới cho 2500 người lao động.
Quận Cầu Giấy là một quận có nhiều tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế xã hội một cách vững vàng. Vì vậy NHNo&PTNT Cầu Giấy cần có những biện pháp thích hợp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn và sử dụng chúng có hiệu quả.
Tuy vậy, trên địa bàn quận còn nhiều các tổ chức tín dụng hoạt động và các chi nhánh NHTM trong và ngoài nước có công nghệ tiên tiến, có bề dày lịch sử trong kinh doanh nên dã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, nhất là lĩnh vực lãi suất.
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội diễn ra vô cùng sôi động, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt, lôi kéo khách hàng nhằm huy động vốn, phát triển các dịch vụ ngân hàng truyền thống và các dịch vụ ngân hàng hiện đại… lãi suất trên thị trường liên tục biến động theo chiều hướng gia tăng. Các ngân hàng đều tiến hành cải cách hệ thống thanh toán như: giao dịch một cửa, ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới, … nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút khách hàng.
Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội như trên, Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy luôn bám sát định hướng của ban lãnh đạo NHNo & PTNT Việt Nam đã có những cố gắng lớn trong quản trị, điều hành tác nghiệp nhằm phát huy tối đa những thuận lợi, quyết tâm giữ vững truyền thống và những thành tích đã đạt được.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy
Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy được thành lập theo quyết định 576 ngày 18 tháng 06 năm 1997 của tồng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy là chi nhánh cấp 2 thuộc chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội trên cơ sở sát nhập 2 chi nhánh NHNo & PTNT Nghĩa Đô và Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy trực thuộc NHNo & PTNT Huyện Từ Liêm trước đậy. Với tư cách là đơn vị thành viên trực thuộc NHNo & PTNT Hà Nội, Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy là một đại diện theo uỷ quyền của NHNo & PTNT Hà Nội, là đơn vị hạch toán phục thuộc, có con dấu, có bảng cân đối tài sản, hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, điều lệ và quy chế tổ chức hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam.
Theo quyết định số 28/QĐ/HĐQT – TCCB của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam về việc mở Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy từ ngân hàng cấp II trực thuộc NHNo & PTNT Hà Nội thành chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ của NHNo & PTNT Việt Nam. Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy chính thức khai trương và hoạt động theo mô hình chi nhánh cấp I từ ngày 20 tháng 03 năm 2006.
2.2. Thực trạng thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy
2.2.1. Tình hình thanh toán nói chung tại Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy
Thanh toán là một khâu quan trọng của hoạt động kinh doanh ngân hàng và có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của toàn bộ nên kinh tế. Vì sự vận động của vốn tiền tệ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thanh toán qua ngân hàng. Với vai trò là trung gian thanh toán các NHTM xem công tác thanh toán là một dịch vụ vô cùng quan trọng và giúp các ngân hàng tập trung sử dụng vốn có hiệu quả, nó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn hàng hoá, dịch vụ được thể hiện qua cơ chế nghiêp vụ, hình thức và công nghệ thanh toàn mà ngân hàng đang áp dụng. Nền kinh tế nước ta đang trong xu thế hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng thì không thể thiếu được sự trợ giúp đắc lực của thanh toán qua ngân hàng, nhận thức được tầm quan trọng đó Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy đã áp dụng các hình thức thanh toán thích hợp, đảm bảo thanh toán kịp thời chính xác, an toàn, không để thất thoát tài sản của ngân hàng, cũng như của khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng. Đặc biệt trong khâu thanh toán chú trọng công tác thanh toán điện tử, thanh toán bù trừ rút ngắn thời gian luân chuyển từ 3 đến 4 ngày trở xuống 1 ngày. Điều đó có ý nghĩa rất lớn khi nền kinh tế Việt Nam vẫn mang nặng thói quen thanh toán bằng tiền mặt. Trong thời gian qua với sự nỗ lực cố gắng của toàn chi nhánh, công tác thanh toán không dùng tiền mặt đã khẳng định vị trí của mình.
Hoạt động thanh toán là hoạt động chủ yếu mang lại thu dịch vụ cho ngân hàng, do đó mà mục tiêu đề ra của chi nhánh là không ngừng nâng cao tỉ trọng thu từ dịch vụ thanh toán trong tổng thu nhập ròng của ngân hàng. Từ đó ngân hàng có thể hạn chế từ hoạt động tín dụng. Vì vậy mà bên cạnh việc đa dạng hoá các hình thức thanh toán thì Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy cũng không ngừng cải tiến trong cách giao dịch, nâng cao trình độ ngoại ngữ, giao tiếp của đội ngũ cán bộ nâng cao hình ành đẹp về ngân hàng.
Bảng 1: Báo cáo các phương tiện thanh toán
Đơn vị tính: Triệu đồng
Hình thức thanh toán
Năm 2006
Năm 2007
Số món
Số tiền
Tỷ trọng
( %)
Số món
Số tiền
Tỷ trọng
( %)
Tổng khối lượng thanh toán
321.367
87.896.559
100
565.887
143.201.153
100
1.Thanh toán bằng tiền mặt
120.234
22.900.586
26
261.558
18.128.569
12,66
2. Thanh toán KDTM
201.133
64.995.973
74
304.329
125.072.584
87,34
UNT
2.132
175.292
0,19
4.623
363.101
0,25
UNC
31.434
4.533.763
5,16
50.434
11.527.699
8,05
Phương tiện thanh toán khác
167.567
60.286.918
68,65
249.272
113.181.784
79,04
( Nguồn: Cân đối tài khoản tổng hợp năm 2006 – 2007 )
Biểu đồ 1: Sự tăng trường của các phương tiện thanh toán qua các năm
( Nguồn: Cân đối tài khoản tổng hợp năm 2006 – 2007 )
Bảng số liệu cho thấy số thanh toán KDTM chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán của chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy. Điều này chứng tỏ sự tiện lợi, nhanh chóng của hình thức thanh toán qua ngân hàng. Cụ thể thanh toán KDTM chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều so với thanh toán bằng tiền mặt. Tỉ trọng thanh toán KDTM ngày càng tăng, nếu như năm 2006 doanh số thanh toán là 64.995.973 triệu đồng chiếm 70,94% tổng doanh số thanh toán thì năm 2007 đã tăng lên là 125.072.584 triệu đồng ( tăng 40.076.611 triệu đồng ) chiếm 87,34% tổng doanh số thanh toán. Số món thanh toán cũng tăng lên đáng kể từ 201.133 năm 2006 lên 304.329 ( tăng 103.196món). Với kết quả đạt được như trên Chi nhánh đã chứng tỏ uy tín của mình với khách hàng . Chi nhánh Cầu Giấy thực sự phát huy tót vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế.
2.2.2. Thực tế áp dụng chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Giấy
Thực hiên phương châm trong thanh toán " phát triển an toàn, hiệu quả và hiện đại" của NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh Cầu Giấy đã cải tiến phương thức thanh toán tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37239.doc