Lời nói đầu 1
Chương I: Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản suất nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 3
I. Hộ sản xuất và vai trò kinh tế hộ sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp. 3
1. Khái niệm 3
2. Phân loại hộ sản xuất. 3
3. Đặc điểm của hộ sản xuất. 4
4. Vai trò của hộ sản xuất trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn. 6
II. Tín dụng ngân hàng và vai trò tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp. 7
1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 7
2. Thủ tục hồ sơ và quy trình cho vay: 7
2.1. Thủ tục hồ sơ cho vay: 7
2.2. Quy trình xét duyệt cho vay: 9
3. Phương pháp cho vay: 11
3.1. Cho vay trực tiếp: 11
3.2. Phương pháp cho vay gián tiếp. 12
4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất. 13
III. Chất lượng tín dụng và sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng. 16
1. Quan niệm về chất lượng tín dụng: 16
2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng. 17
3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay kinh tế hộ sản xuất. 19
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay phát triển kinh tế hộ. 21
Chương II : Thực trạng về chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Hưng Hà 28
I. Khái quát chung về NHNo&PHNT huyện Hưng Hà 28
1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Hưng Hà. 28
2. Chủ trương phát triển kinh tế – xã hội của huyện Hưng Hà. 29
3. Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT huyện Hưng Hà. 30
II. Những hoạt động chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Hưng Hà 34
1. Hoạt động huy động vốn 34
2. Hoạt động cho vay. 36
3. Hoạt động thanh toán và các hoạt động khác. 37
III. Thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Hưng Hà. 38
1. Thủ tục, quy trình cho vay. 38
2. Tình hình cho vay hộ sản xuất. 39
2.1. Tình hình chung: 39
2.2 Tình hình cho vay theo thời hạn vay: 40
2.3 Theo lĩnh vực sản xuất: 41
3. Vấn đề nợ quá hạn. 46
4. Vòng quay vốn tín dụng: 55
5. Kết quả tài chính. 55
IV. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Hưng Hà 56
1. Những mặt đạt được. 56
2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân. 57
2.1 Những mặt còn hạn chế trong cho vay hộ sản xuất. 57
2.2 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong cho vay hộ sản xuất. 58
Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Hưng Hà trong thời gian tới 61
I. Định hướng nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản suất nông nghịêp trên địa bàn Hưng Hà. 61
1. Định hướng phát triển nông nghiệp của Hưng Hà trong những năm tới. 61
2. Định hướng nâng cao chất lượng cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT Hưng Hà phục vụ ̣ định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. 61
II. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với kinh tế hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Hưng Hà. 63
1. Phân tích đánh giá khách hàng trước khi cho vay. 63
2. Tăng cường kiểm tra, giám sát khoản vay: 66
3. Đa dạng hoá các hình thức, phương thức cho vay. 67
4. Coi trọng công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro và xử lý nợ quá hạn. 69
5. Mở rộng thu hút khách hàng, đồng thời đầu tư có trọng điểm. 69
6. Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ: 70
7. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị. 71
8. Tăng cường công tác huy động vốn, tìm kiếm nguồn vốn rẻ để đầu tư cho vay. 71
III. Một số kiến nghị 73
1. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước và Nhà nước. 73
2. Đối với NHNo&PTNT tỉnh Thái Bình. 75
3. Kiến nghị với UBND tỉnh Thái Bình, chính quyền và các ngành địa phương. 75
Kết luận 77
Danh mục tài liệu tham khảo 79
82 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hưng Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ năm 1975 đến 1987 cùng với hệ thống ngân hàng toàn quốc, ngân hàng huyện Hưng Hà được mang tên: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam huyện Hưng Hà. Ngoài chức năng là trung tâm thanh toán, trung tâm tín dụng, trung tâm tiền tệ, ngân hàng huyện Hưng Hà còn thành lập một quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa với chức năng, nhiệm vụ là huy động vốn từ dân cư.
Từ sau nghị định 53 ban hành ngày 26/3/1998. Hệ thống ngân hàng Việt Nam được thành lập theo mô hình 2 cấp. Từ đó các ngân hàng thương mại được ra đời. Ngân hàng Hưng Hà nằm trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Thái Bình, gọi tắt là NHNo&PTNT Hưng Hà .
Trong những năm đầu thành lập NHNo&PTNT huyện Hưng Hà gặp không ít khó khăn do chuyển đổi cơ chế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung (hoạt động theo mệnh lệnh, chỉ tiêu kế hoạch được giao cụ thể) sang hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Trong thời gian này tư duy và nhận thức về công việc của phần đông CBCNV còn mang nặng tính của thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, bộ máy tổ chức về cán bộ còn cồng kềnh, thiếu phù hợp với cơ chế mới. Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả do việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư không hợp lý, chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực kinh tế tập thể để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mà ở đó nguồn thu và trả nợ chưa xác định rõ ràng và chính xác. Vì vậy kết quả kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn làm cho thu nhập của cán bộ trong cơ quan rất thấp. Trước tình hình đó ban lãnh đạo ngân hàng kết hợp với các tổ chức Đảng, Công đoàn đã và đang đặt ra cho NHNo&PTNT huyện Hưng Hà phải chấn chỉnh ngay những việc đã và đang làm. Triển khai đồng bộ những chủ trương mới, trước hết mạnh dạn tiếp cận với hộ nông dân, bố trí lại lao động, xây dựng chế độ khoán tài chính thích hợp, tổ chức đào tạo cán bộ, phân loại biên chế và từng bước trang bị tin học cho các phân hành nghiệp vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động.
+ Mô hình NHNo&PTNT huyện Hưng Hà
Ban GĐ
Phòng tín dụng
Phòng K.toán N.Quỹ
Các NH Khu vực
Phòng T.Chức H.Chính
Chú thích: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ tác nghiệp
Cụ thể việc ổn định lại mô hình tổ chức, sắp xếp lại lao động như sau:
Tính đến 31/12/2005 số cán bộ biên chế của ngân hàng là 60 người. Các phòng ban được sắp xếp sát nhập lại cho phù hợp theo hướng gọn nhẹ.
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
*/ Ban giám đốc: Bao gồm 3 đông chí; 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Giám đốc: là người đứng đầu ban lãnh đạo, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật, trực tiếp chỉ đạo điều hành nhiệm vụ của toàn chi nhánh.
Phó giám đốc thứ nhất: Trực tiếp phụ trách công tác tín dụng.
Phó giám đốc thứ hai: phụ trách công tác ngân quỹ và công việc khác khi được sự uỷ quyền của giám đốc.
Phó giám đốc là người giúp việc chỉ đạo, điều hành một số mặt nghiệp vụ do giám đốc phân công, uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước giám đốc về kết quả công viếc đó.
*/ Các ngân hàng khu vực: NHNo&PTNT huyện Hưng Hà có 4 ngân hàng khu vực (gọi tắt là ngân hàng cấp III). Là ngân hàng C3 Thị Trấn Hưng Hà, NHC3 Hưng Nhân, NHC3 Khu Đông và NHC3 Tịnh Xuyên.
*/ Các phòng ban: phòng tín dụng, phòng kế toán ngân quỹ, phòng tổ chức – hành chính.
Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và NHC3 chủ động triển khai, thực hiện công việc và thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao. Xin ý kiến chỉ đạo của giám đốc hoặc phó giám đốc trực tiếp phụ trách. Các trưởng phòng, giám đốc NHC3 có trách nhiệm tham mưu, giúp ban giám đốc điều hành điều hành công việc theo chức năng, nhiệm vụ của mình hoặc được sự uỷ quyền, trực tiếp chịu sự điều hành, quản lý của giám đốc, phó giám đốc được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ trước giám đốc, phó giám đốc.
Với mô hình tổ chức trên NHNo&PTNT huyện Hưng Hà đã hướng hoạt động kinh doanh của mình xuống đến tận cấp xã, thôn xóm, phục vụ đắc lực cho 6 chương trình kinh tế xã hội theo nghị quyết của Đảng bộ huyện Hưng Hà đề ra.
NHNo&PTNT huyện Hưng Hà đã xác định lại hướng đầu tư, từ chỗ chủ yếu đầu tư cho lĩnh vực kinh tế tập thể và quốc doanh kém hiệu quả chuyển sang đầu tư cho vay nhiều thành phần kinh tế trong đó cho vay kinh tế hộ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn. Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá đã hình thành và khởi sắc. Nông nghiệp đã có bước phát triển khác phong phú và đa dạng với nhiều hình thức.
Đạt được những kết quả trên là do NHNo&PTNT huyện Hưng Hà đã kiên trì đi theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, biết bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước để định hướng cho hoạt động của mình. Trước đây công tác huy động vốn kém, hoạt động cho vay còn mang tính đơn lẻ thì nay đã chuyển hướng. Huy động vốn linh hoạt, mềm dẻo hơn cho từng thời kỳ chính vì vậy mà nguồn vốn tăng trưởng vững chắc. Công tác cho vay đã chuyển hướng đầu tư với nhiều thành phần kinh tế. Thị trường hoạt động chính là nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Hướng bố trí cán bộ đến tận ngân hàng cấp 3 tiếp cận đến tận thôn xóm và làm nhiệm vụ huy động vốn, hướng dẫn thẩm định bà con vay vốn phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
II. Những hoạt động chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Hưng Hà
Như mọi ngân hàng thương mại khác, NHNo&PTNT huyện Hưng Hà thực hiện đầy đủ các hoạt động kinh doanh theo đúng chức năng của một ngân hàng thương mại. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế hiện nay do đặc điểm kinh tế của huyện Hưng Hà thì ngân hàng nông nghiệp Hưng Hà thực hiện một số hoạt động kinh doanh chủ yếu sau:
1. Hoạt động huy động vốn
Vốn huy động là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp Hưng Hà. Nó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc ngân hàng Hưng Hà sử dụng tốt số vốn này không những làm nguồn lợi của ngân hàng tăng lên mà còn tạo cho mình có được uy tín ngày càng cao qua đó tạo điều kiện để mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
Vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Hưng Hà được tạo lập chủ yếu là thông qua hình thức nhận tiền gửi của các đơn vị, tổ chức cá nhân trong nước và chiếm tỷ trọng cao là tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu – trái phiếu của các tầng lớp dân cư.
NHNo&PTNT huyện Hưng Hà đã linh hoạt điều chỉnh lãi suất huy động vốn đúng với quy định cho phép của ngân hàng nông nghiệp tỉnh Thái Bình và sát với tình hình thực tế trênd dịa bàn. Mở ra nhiều hình thức huy động mới, giao chỉ tiêu kế hoạch đến từng ngân hàng cấp ba và từng cán bộ, cải tiến lề lối, tác phong giao dịch của cán bộ, nhằm khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các đơn vị, tổ chức kinh tế.
Kết quả hoạt động qua các năm cho thấy tổng số nguồn vốn ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, trong đó tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn, thể hiện:
Biểu 1: Công tác huy động vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. Tiền gửi có kỳ hạn:
Trong đó:- Nội tệ (triệu đồng)
77.986
91.623
111.556
- Ngoại tệ (USD)
207.855
444.960
2. Tiền gửi không kỳ hạn:
Trong đó:- Nội tệ (triệu đồng)
15.300
15.496
26.146
- Ngoại tệ (USD)
6.109
34.990
( Nguồn: Bảng cân đối NHNo&PTNT huyện Hưng Hà)
Qua đó ta thấy lượng tiền nhàn dỗi của dân cư là tương đối ổn định và ngày càng gia tăng chứng tỏ tiềm lực huy động vốn ở địa phương là rất lớn. Do thực hiện tốt công tác huy động vốn nên năm qua NHNo&PTNT huyện Hưng Hà đã có đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế trên địa bàn huyện và góp 5.923 triệu đồng để trung tâm điều hành điều hoà vốn tín dụng, thanh toán cùng toàn hệ thống.
Sở dĩ nguồn vốn huy động tại địa phương năm 2004, năm 2005 tăng được là do một số nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân chủ quan: Xuất phát từ việc nhận thức công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là cơ sở, là tiền đề và là điều kiện để chủ động trong hoạt động kinh doanh và hỗ trợ lớn về mặt tài chính góp phần vào việc nâng cao hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng. NHNo&PTNT huyện Hưng Hà luôn quan tâm coi trọng công tác huy động vốn bằng những biện pháp chỉ đạo cụ thể như thông tin, tuyên truyền đối với nhân dân và tăng cường hơn nữa ý thức trách nhiệm trong công việc.
- Nguyên nhân khách quan: Nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển, mức sống của người dân trong khu vực được nâng lên. Tình hình chính trị trong huyện ổn định, tạo niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền.
2. Hoạt động cho vay.
Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Hưng Hà có vai trò và vị trí quan trọng góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế huyện, hoà chung với sự phát triển kinh tế của cả nước. Đặc điểm của huyện Hưng Hà là đông dân, chủ yếu là làm nghề nông và một số ngành nghề truyền thống. Vì vậy, hoạt động kinh doanh mà NHNo&PTNT huyện Hưng Hà đặt lên hàng đầu chính là hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất. Đây chính là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nông nghiệp huyện Hưng Hà. Đồng thời đẩy mạnh cho vay kinh tế hộ cũng chính là một nhiệm vụ có tính chất chiến lược phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện năm 2005 và các năm tiếp theo “tập trung phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn” lên hàng đầu và là nhiệm vụ chủ yếu. Được thể hiện chủ yếu qua các số liệu sau:
Biểu 2: Hoạt động cho vay:
Đơn vị: triệu đồng
Dư nợ theo
Thành phần kinh tế
2003
2004
2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh nghiệp quốc doanh
298
0.3
48
0.04
48
0.03
DN ngoài quốc doanh
3.093
3.5
4.175
3.4
8.213
4.8
Hộ sản xuất
83.972
96.2
119.864
96.5
162.602
95.2
Tổng cộng
87.363
100
124.087
100
170.863
100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT huyện Hưng Hà )
3. Hoạt động thanh toán và các hoạt động khác.
+ Hoạt động thanh toán:
NHNo&PTNT huyện Hưng Hà áp dụng các hình thức thanh toán bằng tiền mặt như chi trả tiền gửi, tiền vay đối với các đơn vị, tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang được mở rộng như hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc, chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính hiện đại ( chuyển tiền điện tử).
+ Hoạt động khác.
NHNo&PTNT huyện Hưng Hà thực hiện nhiệm vụ cho vay cầm cố, cho vay đối với người lao động ở nước ngoài.
a- Cho vay tiêu dùng
Hình thức cho vay này được triển khai tương đối rộng rãi. Đối tượng cho vay là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, cán bộ hưu trí hưởng trợ cấp lương hoặc những người có thu nhập thường xuyên ổn định nhằm tạo điều kiện cho họ có thể sửa chữa nhà cửa, mua sắm thiết bị cần thiết cho gia đình. Số tiền trả nợ là một phần tiền lương tháng của mình.
Trong năm qua, NHNo&PTNT huyện Hưng Hà đã cho vay được 664 lượt khách hàng với doanh số cho vay trên 8,4 tỷ đồng.
b- Cho vay cầm cố
Cho vay cầm cố chủ yếu là các đối tượng có sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu chưa đến hạn. Loại cho vay này cần được mở rộng hơn nữa vì tính an toàn rất cao.
Doanh số cho vay đến 31/12/2005 đạt 6,4 tỷ đồng
c- Cho vay người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài:
- Doanh số cho vay năm 2005: 90 hộ với số tiền 1.492 triệu đồng.
- Dư nợ đến 31/12/2005: 128 hộ vay với số tiền 1.847 triệu đồng
Mặc dù chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng dư nợ cho vay nhưng bước đầu đã tạo ra một hướng mới trong đầu tư của ngân hàng và đã tạo điều kiện để người dân nâng cao thu nhập cải thiện đời sống, tăng thêm nguồn vốn phát triển sản xuất làm giàu thêm cho quê hương, đất nước.
Hoạt động thanh toán và các hoạt đông khác tuy chiếm tỷ trọng thấp trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng ban lãnh đạo NHNo&PTNT huyện Hưng Hà rất coi trọng đến các hoạt động dịch vụ này bởi đây là chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại, nguồn thu từ các hoạt động này tuy chưa cao nhưng hạn chế rủi ro trong kinh doanh góp phần tạo điều kiện đổi mới khoa học công nghệ ngân hàng giúp cho NHNo&PTNT huyện Hưng Hà tăng thu nhập, đứng vững trên thị trường cạnh tranh.
III. Thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Hưng Hà.
1. Thủ tục, quy trình cho vay.
Công tác cho vay đối với hộ sản xuất của ngân hàng thương mại nói chung và NHNo&PTNT huyện Hưng Hà nói riêng trong cơ chế nền kinh tế hàng hoá hiện nay hoàn toàn khác với việc cho vay trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Hiểu rõ ý nghĩa này nên công tác đầu tư tín dụng của ngân hàng Hưng Hà ngày càng được coi trọng củng cố và hoàn thiện hơn, nhất là thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lý luận và nghiệp vụ cho cán bộ nhất là cán bộ tín dụng để thích nghi với kinh tế thị trường. Qua đó trong nghiệp vụ cho vay cán bộ tín dụng đã thực hiện đúng quy trình cho vay và thủ tục vay vốn theo đúng quy định của ngành. Thực hiện việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, sát sao hơn với nợ nhằm ngăn chặn nợ quá hạn mới phát sinh.
2. Tình hình cho vay hộ sản xuất.
2.1. Tình hình chung:
Là một ngân hàng nông nghiệp nằm trong vùng đất chuyên canh cây lúa, địa bàn hoạt động kinh doanh là nông thôn, đối tượng cho vay chủ yếu là nông dân nên hầu hết các hoạt động của NHNo&PTNT huyện Hưng Hà đều nhằm phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp.
Sử dụng vốn có hiệu quả là mục tiêu cần đạt được của công tác tín dụng ngân hàng. Qua quá trình cho vay ngân hàng Hưng Hà đã sàng lọc lựa chọn và phân loại được khách hàng, chọn được những dự án, hướng đầu tư có hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện cho vay của ngân hàng liên tục tăng lên qua các năm nhất là cho vay đối với kinh tế hộ sản xuất. Hộ cá nhân làm ăn kém hiệu quả đã dần được loại bỏ. Khai thác mở rộng cho vay đến tận thôn xóm, tận tay hộ sản xuất, nhờ đó mà trong đó những năm qua NHNo&PTNT huyện Hưng Hà đã góp phần không nhỏ vào công cuộc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện, tăng khối lượng và giá grị sản phẩm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Tình hình cho vay của NHNo&PTNT huyện Hưng Hà thể hiện qua biểu số liệu sau:
Biểu 3: Tình hình cho vay của NHNo&PTNT huyện Hưng Hà:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh số cho vay
90.631
145.791
206.980
Doanh số thu nợ
75.923
109.899
164.242
Tổng dư nợ
83.972
119.864
162.602
Doanh thu
9.875
13.774
18.942
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT huyện Hưng Hà)
2.2 Tình hình cho vay theo thời hạn vay:
Biểu 4: Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất qua các năm:
Đơn vị: triệu đồng
Loại vay
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
S.tiền
%
S.tiền
%
2004/2003
S.tiền
%
2005/2004
S.tiền
%
S.tiền
%
Vay
N.Hạn
55.266
66
89.170
74,4
33.904
61,3
127.599
78,5
38.429
43,1
Vay T.Hạn
28.706
34
30.694
25,6
1.988
7
35.003
21,5
4.309
14
Cộng
83.972
100
119.864
100
35.892
42,7
162.602
100
42.738
35,7
Số hộ có dư nợ vay ngắn hạn năm 2005: 5.648 hộ
Số hộ có dư nợ cho vay trung hạn năm 2005: 3.742
( Nguồn báo cáo phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Hưng Hà )
Ngân hàng Hưng Hà đã áp dụng các hình thức cho vay:
*) Cho vay trực tiếp hộ sản xuất:
Cho vay trực tiếp hộ sản xuất nhằm hỗ trợ vốn kịp thời cho các hộ gia đình trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Các ngành nghề đầu tư chủ yếu: Nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ và các ngành nghề khác.
*) Cho vay qua tổ:
Thông qua các tổ, nhóm là các tổ chức chính trị xã hội như: Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh của các xã và thị trấn.
NHNo&PTNT huyện Hưng Hà đã ký kết hợp đồng dịch vụ vay vốn với các xã, thị trấn . Kết quả cho thấy tại các xã được ngân hàng chấp nhận ký hợp đồng đã có số hộ vay vốn nhiều gấp 3 đến 4 lần so với các xã khác. Việc vay trả của nhân dân hết sức thuận lợi, dễ dàng. Hầu hết người vay không đến trụ sở của ngân hàng giao dịch nên tránh được những phiền hà, tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Nhìn chung, hoạt động cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Hưng Hà đã giúp cho hộ sản xuất có nguồn vốn bổ sung để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện và nâng cao đời sống.
2.3 Theo lĩnh vực sản xuất:
*/ Cho vay ngắn hạn.
Biểu 5: Tình hình cho vay, thu nợ dư nợ
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
%
Số tiền
%
2004/2003
Số tiền
%
2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Cho vay
72.688
100
121.571
100
48.883
67,25
181.249
100
59.678
49,09
- Nông nghiệp
19.524
26,86
30.589
25,16
11.065
56,67
43.530
24,02
12.941
43,31
- Tiểu thủ CN
17.341
23,86
29.434
24,21
12.093
69,74
51.575
28,46
22.141
75,22
-Thương nghiệp DV
20.782
28,59
46.249
38,44
25.467
122,54
66.233
36,54
19.984
43,21
- Ngành khác
15.041
20,69
15.299
12,59
258
1,72
19.911
10,98
4.612
30,75
2. Thu nợ
57.001
100
88.368
100
31.367
55,03
145.499
100
57.131
64,65
- Nông nghiệp
15.972
27,70
30.653
34,69
14.861
94,10
31.317
21,52
664
2,17
- Tiểu thủ CN
15.110
26,51
19.261
21,80
4.157
27,51
40.410
27,77
21.143
109,74
-Thương nghiệp DV
13.567
23,80
26.809
30,34
13.242
97,60
55.122
37,88
28.313
105,61
- Ngành khác
12.532
21,99
11.639
13,17
- 893
- 7,12
18.650
12,83
7.011
60,24
3. Dư nợ
55.266
100
88.469
100
33.203
60,01
124.219
100
35.750
40,41
- Nông nghiệp
17.932
32,45
17.868
20,20
- 64
- 0,36
30.081
24,21
12.243
68,35
- Tiểu thủ CN
14.490
26,22
24.657
27,87
10.176
70,17
35.822
28,84
11.165
45,28
-Thương nghiệp DV
15.715
28,44
35.155
29,74
19.440
123,70
46.266
37,25
11.111
31,61
- Ngành khác
7.129
12,90
10.789
12,19
3.660
51,34
12.050
9,70
1.261
11,69
(Nguồn: Báo cáo phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Hưng Hà)
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
%
Số tiền
%
2004/2003
Số tiền
%
2005/2004
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Cho vay
17.943
100
24.220
100
6.277
34,98
25.731
100
1.511
6,24
- Nông nghiệp
8.301
46,26
7.103
29,33
- 1.198
- 14,43
10.199
39,64
3.096
- 43,59
- Tiểu thủ CN
2.636
14,69
3.546
14,64
910
35,52
3.493
13,58
- 53
- 1,49
- Thương nghiệp DV
3.745
20,87
10.182
42,04
6.437
171,88
8.425
32,74
- 1.757
- 17,26
- Ngành khác
3.261
18,77
3.389
13,99
128
3,93
3.614
14,04
225
6,64
2. Thu nợ
18.922
100
21.531
100
2.609
13,79
18.743
100
- 2.788
- 12,95
- Nông nghiệp
10.581
55,92
8.779
40,77
- 1.802
17,03
7.025
37,49
- 1.754
-24,97
- Tiểu thủ CN
2.892
15,28
3.843
17,85
951
32,88
4.194
22,39
351
9,13
- Thương nghiệp DV
2.583
13,65
5.911
27,45
3.328
128,84
4.817
25,71
- 1.094
- 18,51
- Ngành khác
2.866
15,15
2.998
43,92
132
4,61
2.707
14,45
- 291
- 9,71
3. Dư nợ
28.706
100
31.395
100
2.689
9,37
38.383
100
6.988
22,26
- Nông nghiệp
11.995
41,79
10.319
32,87
- 1.676
- 13,97
13.493
35,16
3.174
30,67
- Tiểu thủ CN
7.324
25,51
7.027
22,38
- 297
- 4,06
6.326
16,48
- 701
- 9,98
- Thương nghiệp DV
6.462
22,51
10.733
34,19
4.271
66,09
14.341
37,36,
3.608
33,62
- Ngành khác
2.925
10,12
3.316
10,56
391
13,37
4.223
11,00
907
27,35
*/ Cho vay trung hạn
Biểu 6: Tình hình cho vay, thu nợ
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Hưng Hà)
Qua số liệu biểu 4, biểu 5 và biểu 6 được căn cứ vào bảng cân đối tài khoản kế toán và báo cáo phòng kinh doanh NHNo&PTNT huyện Hưng Hà cho thấy hoạt động cho vay hộ sản xuất tăng dần qua các năm, thể hiện: Doanh số cho vay năm 2003 là 90.631 triệu đồng, năm 2004 đạt 145.791 triệu đồng tăng tuyệt đối 55.160 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 60,86% trong đó tăng doanh số cho vay ngắn hạn là: 67,25%, doanh số cho vay trung hạn là: 34,98%.
Năm 2005 so với 2004 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 59.678 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 49,09%, doanh số cho vay trung hạn tăng 1.511 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 6,24%. Việc tăng doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn năm 2005 làm cho tổng doanh số cho vay năm 2005 đạt 206.980 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 61.189 triệu đồng.
Doanh số cho vay tăng làm dư nợ tăng, dư nợ cho vay năm 2005 là 162.602 triệu động. Dư nợ bình quân một cán bộ tín dụng trong cơ quan năm 2005 là 6.775 triệu đồng, cao hơn dư nợ bình quân năm 2004 là 2.336 triệu đồng. Nhìn chung công tác cho vay hộ sản xuất năm 2005 tăng so với năm 2004 và năm 2003 là do tập thể ban lãnh đạo kết hợp với các tổ chức đoàn thể và toàn thể cán bộ trong cơ quan đã nhận thức được định hướng mở rộng cho vay hộ sản xuất, tìm mọi biện pháp bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ phù hợp với địa bàn và tình hình hoạt động thực tế tại địa phương mình, xuống tận cơ sở, thôn xóm tiếp cận với từng hộ và hướng dẫn họ đưa ra phương án, dự án đạt hiệu quả cao. Qua đó người dân dám mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển ngành nghề, mở rộng sản xuất cải thiện đời sống.
Doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh trong khi đó doanh số cho vay trung hạn tăng rất ít làm cho dư nợ và tỷ trọng chiếm trong cho vay ngắn hạn cao hơn cho vay trung hạn.
Dư nợ ngắn hạn:
Năm 2003: 55.266 triệu đồng (chiếm 65,8%)
Năm 2004: 88.469 triệu đồng (chiếm 73,81%)
Năm 2005: 124.219 triệu đồng (chiếm 76,39%)
Dư nợ trung và dài hạn:
Năm 2003: 28.706 triệu đồng (chiếm 34,2%)
Năm 2004: 31.395 triệu đồng (chiếm 26,19%)
Năm 2005: 38.383 triệu đồng (chiếm 23,61%)
Số tiền cho vay ngắn hạn đối với một khách hàng trên một món vay (năm 2005) tính bình quân là 10,4 triệu đồng, cao hơn cho vay trung và dài hạn. Số tiền bình quân trên một món vay trung và dài hạn (năm 2005) là 7,6 triệu đồng. Dư nợ cho vay trung hạn tăng rất ít chứng tỏ nhu cầu vốn vay trung hạn của khách hàng không tăng nhiều do nhu cầu vay chủ yếu là vốn lưu động. Song dư nợ cho vay dài hạn của NHNo&PTNT huyện Hưng Hà không có là do đặc thù của sản xuất nông nghiệp và của kinh tế hộ trên địa bàn đối tượng phục vụ chủ yếu là vốn ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, NHNo&PTNT huyện Hưng Hà cần phải có biện pháp để mở rộng cho vay trung và dài hạn phục vụ tốt hơn nữa sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và hộ sản xuất nói riêng đồng thời mở rộng cho vay trung và dài hạn tạo điều kiện tăng nguồn thu ổn định cho ngân hàng.
Nhìn chung doanh số cho vay và dư nợ qua các năm tăng lên tương đối vững chắc bởi đến năm 2000 tình hình an ninh chính trị tại địa phương ổn định hơn. Luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng được ban hành kèm theo một loạt các quy định khác của ngành và của Chính Phủ. Tại điều 52 mục 4 luật các tổ chức tín dụng đã quy định: "Tổ chức tín dụng Nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36392.doc