LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AGRIBANK BẮC GIANG 2
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG 2
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 3
1.3 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ 3
1.3.1 Chức năng huy động vốn 3
1.3.2. Chức năng kinh doanh ngoại hối 4
1.3.3. Chức năng cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 4
1.3.4. Chức năng kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng 5
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV GIAI ĐOẠN 2006-2008 TẠI AGRIBANK BẮC GIANG 6
2.1 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 6
2.1.1 Hoạt động huy động vốn: 6
2.1.2 Hoạt động tín dụng 8
2.1.4 Các hoạt động kinh doanh khác 10
2.1.4.1 Hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng bạc và thanh toán quốc tế 10
2.1.4.2. Hoạt động thông tin tuyên truyền và tiếp thị thẻ 10
2.1.4.3 Hoạt động hiện đại hóa công nghệ thông tin 11
2.2 CÔNG TÁC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TRONG CÁC NĂM 2006-2008 TẠI AGRIBANK BẮC GIANG 11
2.2.1 Chỉ tiêu dư nợ phân theo kỳ hạn đối với DNNVV 11
2.2.2 Dư nợ không đảm bảo bằng tài sản của DNNVV 13
2.2.3 Chỉ tiêu nợ quá hạn của các DNNVV 14
Chương 3. ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK BẮC GIANG 15
3.1 ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM 15
3.1.1 Ưu điểm 15
3.1.2 Nhược điểm tồn tại 16
3.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên 17
3.1.3.1 Nguyên nhân chủ quan 17
3.1.3.2 Nguyên nhân khách quan 18
3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI 19
KẾT LUẬN 20
Lời Mở Đầu 23
Chương 1: Giới thiệu chung về Agribank Bắc Giang 23
1.1 Lịch sử hình thành và phát triểun của Agibank Bắc Giang 23
1.2 Cơ cấu tổ chức của Agibank Bắc Giang 23
1.3 Chức năng nhiệm vụ của Agribank Bắc Giang 23
1.3.1 chức năng kinh doanh ngoại hối 23
1.3.2 Chức năng cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 23
1.3.3 Chức năng kinh doanh các dịch vụ ngân hàng 23
Chương 2: Kết quả hoạt động kinh doanh và công tác tín dụng đối với DNNVV của Agribank Bắc Giang 23
2.1 Các hoạt động chinh 23
2.1.1 Hoạt động huy động vốn 23
2.1.2 Hoạt động tín dụng 23
2.1.3 Hoạt động kinh doanh khác 23
2.1.4.1 Hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng bạc và thanh toán quốc tế 23
2.1.4.2. Hoạt động thông tin tuyên truyền và tiếp thị thẻ 23
2.1.4.3 Hoạt động hiện đại hóa công nghệ thông tin 23
2.2 Công tác tín dụng đối với DNNVV trong các năm 2006-2008 của Agribank Bắc Giang 23
2.2.1 chỉ tiêu dư nợ phân theo kỳ hạn đối với DNNVV 23
2.2.2 Dư nợ không đảm bảo bằng tài sản của DNNVV 23
2.2.3 Tình hình nợ xấu của DNNVV 23
Chương 3: Đánh giá ưu nhược điểm và phương hướng kinh doanh của Agribank Bắc Giang 23
3.1 Ưu, nhược điểm 23
3.1.1 Ưu điểm 23
3.1.2 Nhược điểm tồn tại 23
3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên 23
3.1.3.1 Nguyên nhân chủ quan 23
3.1.3.1 Nguyên nhân khách quan 23
3.2 Một số giải pháp và phương hướng hoạt động 23
Kết Luận 23
25 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tác tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Bắc Giang trong những năm 2006-2008
Phần 3: Một số nhận xét và giải pháp
Em xin cảm ơn các anh chị, cô chú trong ngân hàng và cô giáo Đoàn Thu Hương đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này!
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AGRIBANK BẮC GIANG
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
Ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các Ngân hàng thương mại quốc doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 14/11/1990 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam trên cơ sở Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 15/10/1996, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ra quyết định số 280/QĐ-NH5 thành lập Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty Nhà nước theo quy định tại văn bản số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ và điều lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam phê chuẩn.
Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh Bắc Giang là một chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam, được thành lập từ ngày 16/12/1996 và chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở chia tách từ Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh Hà Bắc, được kế thừa toàn bộ tài sản, con người và hoạt động Ngân hàng thuộc 9 huyện và những hoạt động thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp tại thị xã Bắc Giang.
Đến hết năm 2008 Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh Bắc Giang có 8 phòng nghiệp vụ, 14 chi nhánh loại 3 và 36 phòng giao dịch, tổng cộng có 50 điểm giao dịch, hoạt động trên hầu khắp các tụ điểm kinh tế - văn hoá - xã hội trong toàn tỉnh với một đội ngũ gồm 496 cán bộ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ ngân hàng.
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bắc Giang được tổ chức bao gồm 1 trự sở chính là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Bắc Giang đặt tại Thành phố Bắc Giang và 14 chi nhánh con trực thuộc đặt tại các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân Hàng Nông Nghiệp tỉnh Bắc Giang cụ thể được hiện thể qua sơ đồ sau:
Giám đốc
PGĐ phụ trách
Kế toán - Ngân quỹ
P.Kế hoạch tổng hợp
P.Tín dụng
P.Kế toán Ngân quỹ
P.Kinh doanh ngoại hối
P.Dịch vụ và Marketing
P.Điện toán
P.Hành chính
Nhân sự
P. Kiểm tra Kiểm soát nội bộ
PGĐ phụ trách Kinh doanh
PGĐ phụ trách
Hành chính – Nhân sự
1.3 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
1.3.1 Chức năng huy động vốn
Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá trị khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước.
- Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định. Ngoài ra có thể huy động bằng vàng hoặc các công cụ khác theo quy định.
1.3.2. Chức năng kinh doanh ngoại hối
Huy động vốn và cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịnh vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp.
1.3.3. Chức năng cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ.
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp.
1.3.4. Chức năng kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng
Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng bao gồm: Thu, phát tiền mặt; Mua bán vàng bạc, tiền tệ; Máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; Két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; Nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Đại lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm và các dịch vụ Ngân hàng khác.
CHƯƠNG 2
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV GIAI ĐOẠN 2006-2008 TẠI
AGRIBANK BẮC GIANG
2.1 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
2.1.1 Hoạt động huy động vốn:
Bảng 1.2: tình hình huy động vốn tại Agibank Bắc Giang
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tổng vốn huy động
1.700.565
100
3.053.619
100
3.648.505
100
1.Theo đối tượng huy động
-TG của TCKT
512.063
21.8
748.095
24,8
928.089
25,4
-TG của dân cư
1.834.831
78.1
2.283.534
70,8
2.703.162
70.1
- Khác
5.105
0.1
11.990
0.4
17.254
4.5
2. Theo loại tiền huy động
- VND
1.508.403
87.6
2.680.521
88
3.323.022
91.1
- Ngoại tệ
192.162
12.4
373.098
12
325.483
8.9
(Nguồn báo cáo tổng hợp các năm 06-08 Agribank Bắc Giang)
Hoạt động huy động vốn là một trong những thế của Agribank Bắc Giang. Với uy tín và thương hiệu Agribank đã được khẳng định trong nước cũng như trên toàn quốc tế, nguồn vốn huy động của Agribank Bắc Giang không ngừng lớn mạnh qua các năm. Tổng nguồn vốn huy đông năm 2007 đạt 3.054 tỷ đồng, tăng 179.5% so với năm 2006, năm 2008 đạt 3.649 tỷ đồng tăng 119.5% so với năm 2007. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn (chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn huy động). Đây là một nguồn vốn rất ổn định bởi đa phần tiền gửi của người dân đều là tiền để dành tiết kiệm do đó tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này.
Nếu xét về loại tiền huy động thì ta có thể nhận thấy nguồn tiền huy động bằng VND lớn hơn rất nhiều so với các loại tiền ngoại tệ khác. Từ đó có thể nhận thấy thế mạnh của Agribank Bắc Giang chính là huy động vốn bằng nội tệ, điều này cũng có thể dễ hiểu vì Bắc Giang là một tỉnh miền núi còn nghèo, các hoạt động xuất nhập khẩu hầu như không có nên nguồn ngoại tệ thu được chỉ chủ yếu từ người dân gửi tiết kiệm.
Trong những tháng đầu năm 2008, khi Ngân hàng Nhà Nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt với các biện pháp mạnh tạo ra một cú sốc buộc các ngân hàng thương mại đẩy lãi suất tiền gửi lên cao, huy động vốn bằng mọi giá để giữa vững thanh khoản. Mặc dù là một chi nhánh thiếu vốn, luôn đặt ở tình trạng báo động nguy cơ vượt mức dư nợ nhưng Agribank Bắc Giang đã chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Agribank Việt Nam, huy động vốn với lãi suất tối đa bằng với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm tiền tửi đáp ứng nhu cầu, tâm lí, thị hiếu của khách hàng. Đặc biệt ban giám đốc đã có những nhận định chính xác về xu hướng biến động của lãi suất thị trường để đưa ra các biện pháp huy động hợp lí. Vì vậy cuối năm 2008, khi lãi suất thi trường giảm mạnh, chi nhánh đã hạn chế được rủi ro lớn về lãi suất.
2.1.2 Hoạt động tín dụng
Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ tại Agribank Bắc Giang
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tổng dư nợ
2.427.796
100
3.456.868
100
4.176.873
100
1.Phân theo thành phần kinh tế
- DNQD
295.819
1.2
651.424
18.84
851.663
20.4
- HTX
2.400
0.16
5.401
0.16
6.010
0.1
-CN,HSXKD
2.129.577
98.67
2.800.046
81.00
3.319.200
79.5
2. Theo loại tiền tệ
- VND
2.394.795
98.64
3.386.850
98.00
4.057.300
97.1
-Ngoại tệ
33.001
1.36
70.018
2.00
119.573
2.9
(Nguồn báo cáo tổng kết các năm 2006-2008 tại Agribank Bắc Giang)
Chất lượng tín dụng tiếp tục được củng cố và nâng cao. Công tác phân loại khách hàng từng bước được thực hiện nghiêm túc qua sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam về việc chuyển nợ quá hạn, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ. Có thể nhận thấy chỉ số dư nợ của ngân hàng liên tục tăng đều qua các năm. Năm 2007 đạt 3.456.868 triệu đồng, tăng 142.8% so với đầu năm và năm 2008 đạt 4.176.873 triệu đồng tăng 120.8% so với năm 2007.
Công tác cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay đời sống và cho vay xuất khẩu lao động tiếp tục được chỉ đạo thực hiện tốt, rất phù hợp với hoàn cảnh là một tỉnh nông công nghiệp như Bắc Giang và chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.
Tuy nhiên trong giai đoạn này tình hình nợ xấu có biến động phức tạp và không cho thấy được sự ổn định trong hoạt động tín dụng.
Năm 2007, tổng nợ xấu chiếm tỷ trọng 2.52% (tăng 15 tỷ đồng so với năm 2006).
Năm 2008, tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ đạt 2,68% (tăng 23 tỷ đồng so với 2007).
2.1.3 Hoạt động tài chính
Bảng 3.2: kết quả hoạt động tài chính
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tổng thu nhập
405.108
498.516
572.435
Chênh lệch tuyệt đối
-
+93.408
+73.919
Tỷ lệ tăng (%)
-
+23.05
+14.82
Tổng chi phí
358.459
438.678
524.914
Chênh lệch tuyệt đối
-
+80.219
+86.236
Tỷ lệ tăng(%)
-
+22.37
+19.66
Lợi nhuận trước thuế
46.649
59.838
47.521
Chênh lệch tuyệt đối
-
+13.189
-12.317
Tỷ lệ tăng (%)
-
+28.25
-20.56
Qua bảng số liệu có thể nhận thấy tình hình hoạt đông kinh doanh của Agribank Bắc Giang phát triển khá tốt và đồng đều. Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2007 đạt 59.838 triệu đông tăng 28.25% so với năm 2006 và năm 2008 đạt 47.521 triệu đồng, giảm nhẹ so với năm 2007. Điều này cũng dễ hiểu vì năm 2008 tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có rất nhiều biến động phức tạp gây nhiều khó khăn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và Agribank Bắc Giang nói riêng.
2.1.4 Các hoạt động kinh doanh khác
2.1.4.1 Hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng bạc và thanh toán quốc tế
Trong giai đoạn này, đặc biệt là năm 2008 tình hình kinh tế trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn, giá vàng và giá USD liên tục có sự biến động mạnh nhưng hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng bạc và thanh toán của Ngân hàng Nông Nghiệp Bắc Giang vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá.
Tuy nhiên, số lượng khách hàng thanh toán quốc tế còn ít, kinh doanh ngoại tệ chủ yếu phụ thuộc vào lượng ngoại tệ mua qua chuyển tiền kiều hối, bán ngoại tệ chủ yếu cho Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam. Trình độ của cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế còn hạn chế.
2.1.4.2. Hoạt động thông tin tuyên truyền và tiếp thị thẻ
Các hoạt động thông tin quảng cáo đã được triển khai và tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng như: Xây dựng các biển quảng cáo panô tấm lớn trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ; Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài địa phương; Treo băng rôn tại các điểm giao dịch; Phát tờ rơi cho khách hàng; Bố trí bộ phận chăm sóc khách hàng riêng tại các điểm giao dịch; Tham gia các hoạt động từ thiện.
Các hoạt động dịch vụ gia tăng mới cũng được nghiên cứu và tiến hành triển khai sâu rộng và đã mang lại được những hiệu quả tích cực ban đầu thông qua phản ánh của khách hàng – những người trực tiếp sử dụng dịch vụ này, như: Phát hành thẻ quốc tế VISA; Dịch vụ SMS Banking, VNTopup, Mobile Banking.
2.1.4.3 Hoạt động hiện đại hóa công nghệ thông tin
Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay thì ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh Bắc Giang nói riêng cũng tích cực có những sự đầu tư nhằm đưa ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào trong hoạt động của mình. Đặc biệt trong năm 2008, Ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện thành công dự án IPCAS và là đơn vị đậu tiên tự thực hiện triển khai được dự án IPCAS cho các chi nhánh con phụ thuộc và đơn vị thứ 2 trong ngành hoàn thành sớm việc thực hiện triển khai hệ thống IPCAS. Tuy nhiên do dự án IPCAS mới được triển khai nên vẫn còn nhiều nội dung chưa được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu thực tế.
2.2 CÔNG TÁC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TRONG CÁC NĂM 2006-2008 TẠI AGRIBANK BẮC GIANG
2.2.1 Chỉ tiêu dư nợ phân theo kỳ hạn đối với DNNVV
Bảng 4.2. chỉ tiêu dư nợ phân theo kỳ hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
số tiền
số tiền
07/06
số tiền
08/07
Dư nợ ngắn hạn
1.054.211
1.630.565
+576.354
2.213.504
+582.939
Tỷ trọng(%)
57.21
58.14
+54.7
68.61
+35.7
Dư nợ trung và dài hạn
788.479
1.069.509
+281.030
890.393
-179.116
Tỷ trọng (%)
42.78
38.12
+35.6
27.60
-16.75
Tổng dư nợ
1.842.690
2.804.074
+961.384
3.225.825
+421.751
Tỷ trọng(%)
100%
100%
+52.17%
100%
+15.04
(Nguồn: báo cáo tổng kết 3 năm 2006-2008 tại Agibank Bắc Giang)
Xét về cơ cấu dư nợ theo thời hạn thì ta có thể nhận thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với dư nợ trung và dài hạn. Qua bảng số liệu ta có thể thấy năm 2007 dư nợ ngắn hạn tăng 576.354 triệu đồng (54.7%) so với năm 2006 còn đối với dư nợ trung và dài hạn chỉ tăng 281.030 triệu đồng (35.6%); sang tới năm 2008 dư nợ ngắn hạn tăng 582.939 triệu đồng(35.7%) trong khi dư nợ trung và dài hạn lại giảm -179.166 triệu đồng(-17.6%) so với năm 2007. Điều này có thể nhận thấy Agribank Bắc Gang tập trung phát triển về tín dụng ngắn hạn nhiều hơn so với trung và dài hạn. Đó cũng là một định hướng hết sức đúng đắn vì Bắc Giang vẫn còn là một tỉnh miền núi nên việc kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, việc cho vay ngắn hạn sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, đồng thời chất lượng tín dụng cũng được nâng cao.
Xét về chỉ tiêu dư nợ, nhận thấy năm 2007 tổng dư nợ đạt 2.804.076 triệu đồng tăng 961.384 triệu đồng (52.17%) so với năm 2006. Nhưng năm 2008 tổng dư nợ chỉ tăng 421.721 triệu đồng (15.04%) so với năm 2007 và đạt mức 3.225.825 triệu đồng. Điều đó cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra vào đầu năm 2008 có mức độ ảnh hưởng rất lớn tới không chỉ các doanh nghiệp lớn mà còn ảnh hưởng tới cả những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhỏ lẻ trong nước. Nhưng dưới sự chỉ đạo kịp thời và sát sao của UBND tỉnh Bắc Giang và lãnh đạo Agribank Việt Nam, Agribank Bắc Giang vẫn có những sự điều chỉnh kịp thời chính sách tín dụng đối với các DNNVV nên chỉ tiêu dư nợ năm 2008 vẫn đạt ở mức khá cao so với dự kiến đầu năm đề ra.
2.2.2 Dư nợ không đảm bảo bằng tài sản của DNNVV
Bảng 5.2: Dư nợ không đảm bảo bằng tài sản đối với các DNNVV
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Dư nợ không có TSĐB
192.4
184.7
157.0
Tỷ trọng(%)
10.40
6.58
4.86
Tổng Dư Nợ
1.843
2.804
3.226
(Nguồn: báo cáo kết quả tín dụng đối với các DNVVN tại Agibank Bắc Giang)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo tại Agribank Bắc Giang đối với các DNNVV ngày càng giảm đáng kể do ngân hàng đã chú ý hơn về các điều kiện cho vay để tránh những rủi ro và áp lực đối với cán bộ tín dụng tại ngân hàng. Ngân hàng ngày càng chú ý tới các khoản vay có tài sản đảm bảo, đặc biệt là những tài sản có tính thanh khoản cao.
2.2.3 Chỉ tiêu nợ quá hạn của các DNNVV
Bảng 6.2 Tình hình nợ quá hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Chi nhánh
DNNVV
Chi nhánh
DNNVV
Chi nhánh
DNNVV
Tổng dư nợ
2.428
1.843
3.457
2.804
4.177
3.226
Nợ quá hạn
73.6
41.9
87.2
62.2
110.1
86.7
Tỷ lệ nợ quá hạn
2.97
2.27
2.52
2.21
2.63
2.68
(Nguồn báo cáo kết quả tín dụng đối với các DNNVV tại Agribank Bắc Giang)
Qua bảng số liệu ta thấy được tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ là rất thấp chỉ chiếm khoảng từ 2%-3%. Và không có biến động gì bất thường trong 3 năm gần đây, chứng tỏ Agribank Bắc Giang luôn kiểm soát tốt được số nợ xấu của ngân hàng.
Cũng có thể nhận thấy nợ quá hạn của DNNVV chiếm tỷ lệ khá cao trên tổng số nợ quá hạn của ngân hàng. Đây là việc hoàn toàn hợp lí vì tổng dư nợ của các DNNVV cũng chiếm tỷ lệ cao trên toàn bộ tổng dư nợ của ngân hàng. Riêng năm 2008, nợ quá hạn có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể. Điều này phản ánh được việc kinh doanh đối với các DNNVV trong năm 2008 khó khăn hơn rất nhiều so với những năm trước đó dẫn đến việc các DNNVV để nợ nần kéo dài, không thanh toán kịp thời và trả lãi đầy đủ cho ngân hàng.
Chương 3. ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK BẮC GIANG
3.1 ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM
3.1.1 Ưu điểm
Đầu tiên là, Agribank Bắc giang đã thực hiện tốt chính sách tín dụng một cửa, hạn chế các thủ tục rườm rà, tăng nhanh tốc độ thẩm định cho vay song vẫn đảm bảo an toàn vốn, giúp các doanh nghiệp tiến hành vay vốn một cách nhanh chóng nhất.
Thứ hai là, Agribank Bắc giang đã đào tạo được đội ngũ cán bộ khá đồng bộ, đặc biệt là cán bộ thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, giúp ngân hàng có được những nguồn vốn dồi dào, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng ngày càng chú trọng vào hoạt động Marketing ngân hàng giúp khách hàng hiểu rõ hơn về ngân hàng và các dịch vụ của ngân hàng và đưa ra các tiêu chuẩn để khách hàng tự đánh giá.
Thứ ba là, Môi trường công nghệ của Ngân hàng khá hiện đại. Hiện nay chi nhánh ngân hàng đang tiếp tục tiến hành giai đoạn 2 của chương trình INCAS là chương trình hiện đại hóa hệ thống kế toán và thanh toán của ngân hàng do Ngân hàng thế giới tài trợ. Giai đoạn 1 của chương trình này được ngân hàng tiến hành khá tốt và đồng bộ, có sự phân cấp phân quyền cụ thể đối với từng phòng ban, đã đem lại hiệu quả thực sự cho ngân hàng, giúp ngân hàng thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng và đảm bảo được sự kiểm soát của các phòng ban cấp trên qua hệ thống này. Chính từ những thuận lợi kể trên mà trong những năm gần đây Agribank Bắc giang đã thu được một số kết quả rất khả quan, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của cả hệ thống Agribank.
3.1.2 Nhược điểm tồn tại
Dù đạt được khá nhiểu thành tựu nổi bật trong thời gian qua. Song hoạt động của chi nhánh vẫn còn có một số bất cập đáng lưu ý.
Thứ nhất là: Thời gian xét duyệt một dự án cho vay còn dài, thủ tục rườm rà vì có nhiều giấy tờ biểu mẫu được đòi hỏi. Do vậy, khiến cho các cán bộ tín dụng mất khá nhiều thời gian điều tra, đồng thời làm cho doanh nghiệp đi vay vốn chán nản. Nhất là những khoản vay không lớn, khi vay được vốn thì doanh nghiệp đã mất đi những cơ hội mà đáng ra nếu vay được sớm theo tiến độ thì tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, việc thực hiện qui trình nghiệp vụ cho vay chưa thực sự nghiêm túc và khoa học nên dẫn đến việc giải quyết vay cho khách hàng còn chậm.
Thứ hai là: ngân hàng mới chỉ đang quan tâm đến hoạt động cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn còn hạn chế. Do đó, quy mô của các khoản vay trung - dài hạn là không lớn. Số lượng của các dự án cho vay còn ít do hình thức tín dụng chứa đựng rủi ro cao Thiếu sự mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, chưa thực sự đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động.
Thứ ba là: Có nhiều dự án ngân hàng cho vay, khâu thẩm định mang tính hợp lý hoá thủ tục cán bộ tín dụng đã lấy chính dự án mà doanh nghiệp trình ngân hàng vào trong tờ thẩm định của mình mà không xem xét các yếu tố với nhiều giác độ khác nhau. Tức là thời gian hiệu quả kinh tế chỉ là trên giấy tờ với cả hai phía ngân hành và khách hàng. Do khách hàng tìm mọi cách để vay vốn nhưng sản xuất kinh doanh chưa chắc đã đạt hiệu quả như báo cáo, vẫn phát sinh tình trạng nợ quá hạn. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng là DN ngày càng khả quan hơn. Song đến năm 2008, tỷ lệ này vẫn còn ở mức khá cao, làm tăng khả năng mất vốn của ngân hàng.
3.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên
3.1.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất là: về đặc điểm nguồn vốn huy động của ngân hàng phần lớn là nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn huy động trung và dài hạn còn rất ít ỏi, dẫn đến hoạt động cho vay trung và dài hạn của doanh nghiệp thì ngân hàng hầu như chưa đáp ứng được.
Thứ hai là: Về mặt thủ tục vay vốn, ngân hàng cũng chưa niêm yết công khai quy trình vay vốn, các thủ tục cần thiết tại các phòng Khách hàng như một số các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Điều này có thể gây khó khăn cho khách hàng khi tiếp cận với ngân hàng.
Thứ ba là: Quy trình tín dụng còn nhiều vấn đề, nhiều thủ tục phức tạp dễ dẫn đến sai sót trong quá trình thẩm định khách hàng để cho vay. Và vì thủ tục còn nhiều công đoạn nên dẫn đến nhiều khách hàng trong những trường hợp cần vốn khẩn cấp không thể chờ đợi được cho đến khi hoàn tất các thủ tục đó nên đã tìm đến ngân hàng khác. Do đó mà hoạt động cho vay doanh nghiệp bị giảm thị phần.
Phương thức cho vay cũng chưa đa dạng, chủ yếu là cho vay theo từng lần và cho vay theo hạn mức, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đa dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cuối cùng là: vấn đề về nguồn nhân lực: Trình độ nhân sự ở Chi nhánh hầu hết đều ở trình độ đại học và trên đại học. Tuy vậy, việc tìm kiếm khách hàng mới và khách hàng tiềm năng chỉ dựa vào một số ít nhân viên, số nhân viên thực sự làm việc có hiệu quả là chưa nhiều. Vẫn mang tâm lý chờ đợi khách hàng tự tìm đến chứ chưa thực sự tìm đến với khách hàng, hoặc là chỉ đâu đánh đó chứ chưa có sự chủ động linh hoạt trong tìm kiếm thị trường. Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng còn hạn chế do chưa có sự hiểu biết lẫn nhau nhiều, công tác marketing chưa đạt yêu cầu trong việc thu hút đông đảo khách hàng.
3.1.3.2 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất là: nguyên nhân từ các chính sách nhà nước và các cơ quan chủ quản
- Cơ chế chính sách của nhà nước còn mang tính chồng chéo, một quy định pháp luật được ban hành thì sau đó không lâu sẽ là hàng loạt các văn bản bổ sung sửa đổi. Ngân hàng có thể cập nhật các văn bản này một cách nhanh chóng, tuy vậy, để có thể thay đổi cho phù hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược của ngân hàng, làm hạn chế việc cho vay.
Thứ hai là: nhà nước vẫn còn tồn tại nhiều sơ hở trong việc cấp giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh cho các DNNQD. Điều này là nguyên nhân gây ra thua lỗ, phá sản, lừa đảo trong các doanh nghiệp, gây rủi ro đối với những khoản cho vay của ngân hàng đối với những đối tượng như vậy. Điều này buộc các ngân hàng phải rất chặt chẽ, kỹ lưỡng trong khâu thẩm định trước khi cho vay đối với các DNNQD gây tốn thời gian, làm chậm chu kỳ vốn và ảnh hưởng không có lợi cho cả ngân hàng và một số doanh nghiệp. Hơn nữa, điều này sẽ gây ra tâm lý e ngại hơn khi ngân hàng cho vay đối với các DNNQD.
-Thứ 3 là: Bắc Giang vẫn là 1 tỉnh miền núi, môi trường kinh doanh nhỏ hẹp. Nhiều ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt nên ảnh hưởng tới công tác đâu tư vốn. Các doanh nghiệp thường có quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại khác nên việc mở rộng thị trường gặp khó khăn. Ngoài ra các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được thành lập quá nhiều, dàn trải và có những doanh nghiệp thành lập nhưng không đi vào hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả gây ra nhiều khó khăn cho công tác tín dụng
3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI
- Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi, khai thác triệt để các nguồn vốn ổn định từ dân cư nhằm giữ vững thị phần và tăng tính ổn định của nguồn vốn. Tích cực tìm kiếm khách hàng là tổ chức kinh tế lớn trong và ngoài tỉnh
- Tập trung ưu tiên nguồn vốn vay cho kinh tế nông nghiệp, nông dân và các hộ sản xuất kinh doanh. Tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay tạo điều kiện chia sẻ với khách hàng nhất là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ để ổn định và phát triển sản xuất
- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng tín dụng nhất là đối với các chi nhánh trên địa bàn thành phố Bắc Giang có tốc độ tăng trưởng nhanh
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tiếp thị mở rộng thị phần và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào trong hệ thống ngân hàng
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển, sự hội nhập của nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế khu vực và thế giới, môi trường cạnh tranh của hệ thống ngân hàng không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà mở rộng ra toàn cầu. Sự hội nhập này vừa tạo cơ vừa tạo thách thức cho các ngân hàng Việt Nam. Đứng trước những thách thức này đòi hỏi ngân hàng thương mại Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng để tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Không nằm ngoài xu hướng đó,Agibank Việt Nam nói chung và chi nhánh Agibank Bắc Giang nói riêng đang nỗ lực hết sức trong việc nâng cao chất lượng tín dung. Do vậy, việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng là một việc có ý nghĩa quan trọng
Trong quá trình thực tập tại Agribank Bắc Giang em đã rút được rất nhiều kinh nghiệm thực tế và bổ ích về các hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt là trong công tác tín dụng.
Một lần nữa em xin cảm ơn toàn thể cán bộ trong ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc giang cùng với cô giáo Đoàn Thu Hương đã giúp em hoàn thành tốt bài viết này.
MỤC LỤC
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI : NÂNG CAO CHẤ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5819.doc