Chương 1 3
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HOÁ. 3
1.1 Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhà nước 3
cổ phần hoá. 3
1.1.1 Đặc trưng các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. 3
1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước. 3
1.1.1.2 Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 4
1.1.2 Tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. 9
1.1.2.1 Tín dụng ngân hàng. 9
1.1.2.2 Vai trò tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. 13
1.2 Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. 15
1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng. 15
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. 17
1.2.2.1 Chỉ tiêu định tính. 17
1.2.2.2 Chỉ tiêu định lượng. 18
1.2.3 Chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. 21
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. 23
1.3.1 Nhân tố từ phía ngân hàng: 23
1.3.2 Nhân tố từ phía khách hàng: 25
1.3.3 Các nhân tố thuộc về môi trường. 27
Chương 2 29
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HOÁ TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY. 29
2.1 Khái quát về ngân hàng công thương Hà Tây và các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá trên địa bàn. 29
2.1.1 Khái quát về ngân hàng công thương Hà Tây. 29
2.1.1.1 Sự hình thành và quá trình phát triển. 29
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý. 30
2.1.1.3 Kết quả hoạt động chủ yếu của NHCT Hà Tây trong thời gian 2003-2005. 32
2.1.2 Thực trạng cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Hà Tây. 39
2.1.2.1 Tiến trình cổ phần hoá trên cả nước. 39
2.1.2.2 Thực trạng cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Hà tây. 41
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá tại Hội sở chính Ngân hàng Công thương Hà Tây. 42
2.2.1 Số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Công thương Hà Tây trong mấy năm qua. 42
2.2.2 Quy trình xử lý tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá tại Ngân hàng Công thương Hà Tây. 42
2.2.3 Tình hình cho vay các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá tại Hội sở chính ngân hàng công thương Hà Tây. 45
2.2.3.1 Quy mô tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Hội sở chính. 45
2.2.3.2 Tình hình cho vay đối với loại hình doanh nghiệp. 48
2.2.4 Tình hình thu nợ đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại Hội sở NHCT Hà Tây. 55
2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng. 56
2.3.1 Những kết quả đạt được. 56
2.3.2 Những vướng mắc của ngân hàng khi xử lý nợ đối với DNNN cổ phần hoá và nguyên nhân. 56
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNN cổ phần hoá. 61
3.2.1 Giải pháp cụ thể đối với doanh nghiệp. 61
3.2.1.1 Giải pháp đối với các DNNN trước khi cổ phần hoá. 61
3.2.1.2 Giải pháp đối với các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá. 62
3.2.1.3 Giải pháp đối với các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá. 63
3.2.2 Giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng từ nội lực của ngân hàng 64
3.2.2.1 Xây dựng quy trình quản lý tín dụng hợp lý, khoa học và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đó trong quá trình tổ chức thực hiện. 64
3.2.2.2 Đổi mới hoạt động quản trị nhân sự. 65
3.2.2.3 Nâng cao công tác thu thập thông tin. 67
3.2.2.4 Nâng cao năng lực thẩm định các nhu cầu tín dụng. 68
3.2.2.5 Tăng cường công tác Marketing ngân hàng và áp dụng chính sách khách hàng hợp lý. 69
3.2.2.6 Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 69
3.3 Kiến nghị. 70
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước, các Bộ, ngành và cơ quan liên quan 70
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng công thương Việt Nam. 71
3.3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương. 71
Kết luận 73
Danh mục tài liệu tham khảo. 74
78 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại Hội sở chính Ngân hàng Công thương Hà tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hách hàng, giải quyết nhanh và hiệu quả các hợp đồng tín dụng.
Tóm lại: Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, xuất phát từ yếu tố chủ quan và khách quan. Nhân tố cơ bản quyết định chất lượng tín dụng không phải do khách quan hay do lực lượng nào đó bên ngoài quyết định mà nó nằm ngay bên trong ngân hàng. Vì vậy các ngân hàng ngoài việc bám sát khách hàng và các chính sách quy định của pháp luật, ngân hàng cần có các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trong ngân hàng, để đảm bảo chất lượng tín dụng cao.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HOÁ TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ TÂY.
2.1 Khái quát về ngân hàng công thương Hà Tây và các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá trên địa bàn.
2.1.1 Khái quát về ngân hàng công thương Hà Tây.
2.1.1.1 Sự hình thành và quá trình phát triển.
Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây là một chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Cùng nhịp với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như tỉnh Hà Tây, Ngân hàng Công thương Hà Tây đã trải qua các giai đoạn:
Chi nhánh NHCT Hà Tây là ngân hàng chuyên doanh được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT của hội đồng bộ trưởng và chính thức hoạt động vào tháng 7 năm 1988; hoạt động kinh doanh đối với các thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn tỉnh Hà Tây và một số quận, huyện thuộc thành phố Hà nội ngoài ra còn cho vay vốn tài trợ đối với khách hàng thuộc tỉnh Sơn La, Hoà Bình. Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, NHCT và các chi nhánh trở thành ngân hàng thương mại đa năng.
Tháng 10/1991, Quốc hội đã thông qua việc tách tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình. Khi đó chi nhánh Hoà Bình trực thuộc Ngân hàng bàn giao cho tỉnh Hoà Bình. Thống đốc ngân hàng có quyết định thành lập Ngân hàng Công thương Hà Tây.
Đến tháng 4/1993: NHCT Hà Tây được thành lập các phòng giao dịch và các tổ tiết kiệm. Phòng giao dịch Xuân Mai được thành lập vào tháng 2/2001 tại huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây.
Tháng 12/2001: Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam quyết định thành lập chi nhánh NHCT cấp II Sông Nhuệ. Vào thời điểm này, NHCT Hà tây bao gồm một chi nhánh NHCT cấp II trực thuộc, bốn phòng giao dịch, bảy phòng ban nghiệp vụ ở Hội sở chính, 16 quỹ tiết kiệm trực thuộc các phòng giao dịch và chi nhánh NHCT cấp II.
Tháng 12/2003: Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam có quyết định thành lập 2 chi nhánh cấp II trực thuộc NHCT Hà Tây, đó là:
Chi nhánh NHCT cấp II Quang Trung.
Chi nhánh NHCT cấp II Nguyễn Trãi.
Tháng 8/2005: Thực hiện dự án hiện đại hoá NHCT Việt nam, Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam đã có các quyết định về việc chuyển mới mô hình tổ chức đối với chi nhánh NHCT Hà Tây và các chi nhánh cấp II trực thuôc. Và đến thơi điểm hiện tại, NHCT Hà Tây có 13 điểm tiết kiệm. Từ 16 quỹ rút xuống còn 13 quỹ, có sự cắt giảm đó là do các quỹ đặt tại các vị trí chưa phù hợp hoặc là do địa điểm đi thuê người ta đòi lại trụ sở nên phải sát nhập các quỹ. Tại hội sở chính có 8 phòng chuyên môn nghiệp vụ (trong sơ đồ tổ chức).
Trong điều kiện cơ chế thị trường - cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự thích nghi, tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhưng với lợi thế trụ sở nằm ngay tại trung tâm thị xã Hà đông, nơi tập trung cơ quan đầu não của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp lớn, sát nách Hà nội là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của cả nước, cho nên mọi thông tin về đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đến với NHCT Hà Tây rất nhanh chóng và có điều khiển triển khai kịp thời.
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý.
a. Cơ cấu tổ chức:
Thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam, với mục đích mở rộng và nâng cao vị thế hoạt động nhằm cung ứng tốt nhất các sản phẩm, dịch vụ cho bạn hàng, trong những năm qua NHCT tỉnh Hà Tây đã từng bước xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy và mạng lưới vững chắc. NHCT Hà Tây đã luôn xem công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở vị trí then chốt. Hiện tại, tổng số cán bộ công nhân viên của NHCT Hà Tây gồm 216 người, có 1 tiến sỹ kinh tế, 3 thạc sỹ kinh tế, 112 người có trình độ đại học, 23 người trình độ cao đẳng, còn lại là trung học chuyên nghiệp.
Mô hình cơ cấu tổ chức NHCT Hà Tây:
Giám đốc
P.Giám đốc
CN
Sông
Nhuệ
CN
Quang Trung
CN
Nguyễn Trãi
P.giao dịch Xuân Mai
P.
Khách
Hàng
DN
P.
Khách
Hàng
Cá
Nhân
P.
Tài
Trợ
Thương
Mại
P.
Tổng
Hợp Tiếp Thị
P.
Kế
Toán
Giao
Dịch
P.
Tiền
Tệ
Kho
Quỹ
P.
Tổ chức hành chính
P.
Thông
Tin
Điện
Toán
Qũy
Tiết
Kiệm
Số …
Quỹ
Tiết
Kiệm
Số …
Quỹ Tiết
Kiệm
Số …
Quỹ
Tiết
Kiệm
Số …
b. Cơ chế quản lý:
Kể từ tháng 8/2005 khi thực hiện dự án hiện đại hoá NHCT, NHCT Hà Tây cũng như các chi nhánh cấp II trực thuộc đều xử lý hạch toán trực tuyến với NHCT Việt Nam. Sự thay đổi này đã phát huy tính tích cực trong việc quản lý điều hành trong toàn hệ thống và tính tập trung cao.
Giai đoạn trước khi thực hiện hiện đại hoá: Các chi nhánh NHCT cấp II giao dịch trực tuyến với NHCT cấp I, chứ không phải là giao dịch trực tuyến với NHCT Việt Nam.
2.1.1.3 Kết quả hoạt động chủ yếu của NHCT Hà Tây trong thời gian 2003-2005.
Hoạt động của ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế và tình hình chính trị xã hội. Tiến tới gần việc gia nhập WTO, NHNN đã có các quyết định mới về tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng, quyết định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro…, hướng các ngân hàng thương mại hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế. Trong bối cảnh đó, NHCT Hà Tây đã tiếp tục mở rộng và hoàn thiện mạng lưới hoạt động nhằm nâng cao vị thế, đáp ứng tốt các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo trục thời gian. Trong những năm gần đây NHCT Hà Tây đã thu được những kết quả tăng trưởng đáng kể.
a. Kết quả tài chính của NHCT
Bảng 1: Doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản của NHCT Hà Tây.
Đơn vị : Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2004/2003(%)
So sánh 2005/2004(%)
Doanh thu
98565
114388
131871
16.05%
15.28%
Lợi nhuận
18613
23537
23131
26.45%
-1.72%
Trích dự phòng rr
7547
0
5885
-100.00%
Tổng tài sản có
1504966
1702889
1562029
13.15%
-8.27%
(Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị NHCT Hà Tây)
Dựa vào bảng trên ta có thể nhận thấy, doanh thu của ngân hàng tăng trưởng đều qua các năm (năm 2004 tăng 16.05% so với năm 2003, năm 2005 tăng 15.28% năm 2004). Tổng tài sản của ngân hàng có tăng trưởng chứng tỏ qui mô của ngân hàng lớn mạnh hơn. Lợi nhuận ngân hàng năm 2004 tăng 26.45% so với năm 2003, tăng trưởng cao, năm 2005 có sự sụt giảm nhưng không đáng kể so với năm 2004.
b. Tình hình huy động vốn:
Ngân hàng thương mại chỉ có thể đạt kết quả kinh doanh cao khi tổ chức tốt công tác huy động vốn. Trong những năm qua NHCT Hà Tây đã nỗ lực trong công tác huy động vốn bằng việc mở rộng mạng lưới hoạt động, áp dụng các biện pháp tiếp thị đa dạng, chăm sóc khách hàng như: áp dụng lãi suất linh hoạt, tặng quà khuyến mại, đa dạng hoá hình thức huy động vốn, thực hiện thu chi tiền lưu động theo yêu cầu của khách hàng,…Kết quả huy động vốn được thể hiện cụ thể sau:
Từ bảng 2 ta thấy mức độ tăng trưởng nguồn vốn của NHCT Hà Tây năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là năm 2004 tăng 56979 triệu đồng, tỷ lệ tăng 6.43% so với năm 2003, con số này ở 2005 còn cao hơn 145149 triệu đồng, tỷ lệ tăng 13.37%.
Bảng 2 còn cho thấy cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi, nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng đều và với tỷ lệ cao hơn tiền gửi các TCKT. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư tăng trưởng lần lượt qua 2 năm 2005, 2004 là 8.44% và 16.03%; trong khi nguồn vốn huy động từ tiền gửi các TCKT tăng trưởng là -0.8% và 6.41%. Cộng thêm với tỷ trọng nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động (Tỷ trọng này lần lượt qua ba năm là: năm 2003 là 63.5%, năm 2004 là 64.7%, năm 2005 là 66.6%). Như vậy có thể khẳng định để quy mô nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng đều qua các năm vậy là do nguồn từ tiền gửi dân cư quyết định. Đạt được kết quả này là do NHCT Hà Tây đã tăng cường trang thiết bị công nghệ, thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục gửi tiền, hoàn thiện công tác thanh toán theo hướng an toàn, hiệu qủa tạo niềm tin cho khách hàng.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn trong 3 năm 2003-2005
Đơn vị: Triệu đồng.
Khoản mục
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
So sánh
2004/2003
So sánh 2005/2004
+/-
%
+/-
%
Tổng
885964
942943
1088439
56979
6.43%
145496
13.37%
1.Tiền gửi các TCKT
299315
296928
317277
-2387
-0.80%
20349
6.41%
+Không kỳ hạn
219783
247141
241891
27358
12.45%
-5250
-2.17%
+Có kỳ hạn
74811
45727
63225
-29084
-38.88%
17498
27.68%
+TG BĐTT
4721
4060
12161
-661
-14.00%
8101
66.61%
2.Tiền gửi tiết kiệm
562614
610125
726623
47511
8.44%
116498
16.03%
+Không kỳ hạn
8865
5317
1431
-3548
-40.02%
-3886
-271.56%
+Có kỳ hạn
553749
604808
725192
51059
9.22%
120384
16.60%
3.Kỳ phiếu, trái phiếu
24035
35890
44539
11855
49.32%
8649
19.42%
Huy động VNĐ
621368
623598
820344
2230
0.36%
196746
31.55%
Huy động ngoại tệ quy
264596
319345
268095
54749
20.69%
-51250
-16.05%
(Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị NHCT Hà Tây)
Xét trên loại tiền huy động được, hai năm gần đây có một sự đổi chiều rất rõ ràng (xem biểu đồ). Năm 2004 so với 2003 thì nguồn vốn huy động bằng VNĐ tăng rất ít 0.36%, trong khi nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tăng cao 20.69%. Năm 2005 thì hoàn toàn ngược lại nguồn vốn huy động từ ngoại tệ giảm 16.05%, còn nguồn vốn huy động từ VNĐ tăng cao 31.55%. Có thể lý giải điều này là vì năm 2004 nước ta có tỷ lệ lạm phát cao 9.5%, nên VNĐ bị mất giá, có hiện tượng đô la hoá, dân chúng nắm giữ nhiều USD. Bước sang năm 2005 Cục dự trữ liên bang Mỹ đã 5 lần trong năm tăng lãi suất đồng đôla Mỹ, làm cho đồng USD mất gía.
Biểu đồ 1: Huy động vốn tại NHCT Hà tây theo loại tiền
518.550
621.368
623.598
820.344
319.013
264.596
319.345
268.095
0.000
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
700.000
800.000
900.000
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Triệu đồng
VNĐ
Ngtệ
quy
Như vậy, trước bao khó khăn thách thức đến từ nhân tố khách quan nhưng NHCT Hà Tây vẫn đạt kết quả cao trong công tác huy động vốn, nguồn vốn vẫn tăng trưởng đều qua các năm.
c. Tình hình sử dụng vốn:
Tình hình sử dụng vốn theo thành phần kinh tế:
Bảng 3: Cơ cấu doanh số cho vay, dư nợ theo thành phần kinh tế tại NHCT Hà Tây 2003-2005.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm(%)
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm(%)
DSCV
1060
100.0%
1447
100.0%
36.5%
1299
100.0%
-10.2%
- QD
948
89.4%
967
66.8%
2.0%
724
55.7%
-25.1%
- NQD
112
10.6%
480
33.2%
328.6%
575
44.3%
19.8%
Dư nợ
1176
100.0%
1280
100.0%
8.8%
1183
100.0%
-7.6%
- QD
955
81.2%
1092
85.3%
14.3%
607
51.3%
-44.4%
- NQD
221
18.8%
188
14.7%
-14.9%
576
48.7%
206.4%
(Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị NHCT Hà Tây)
Dựa vào bảng 3 thấy rõ: Khách hàng là doanh nghiệp nhà nước vẫn là khách hàng lớn của NHCT Hà Tây. Tỷ trọng cho vay DNNN vẫn chiếm hơn nửa. Nhưng mấy năm gần đây đã có sự chuyển dịch lớn trong việc cấp tín dụng. Tỷ trọng cho vay DNNN ngày càng giảm xuống, nhường chỗ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Tỷ trọng dư nợ đối với DNNN giảm từ 81.2% năm 2003 xuống 52.3% năm 2005). Kể cả doanh số cho vay, dư nợ đối với khu vực ngoài quốc doanh nghiệp cũng tăng trưởng qua các năm (Năm 2004 doanh số cho vay khu vực ngoài quốc doanh tăng hơn 300% so với năm 2003). Còn doanh số cho vay cũng như dư nợ đối với khu vực quốc doanh diễn biến theo chiều ngược lại, năm 2005 doanh số cho vay đối với khu vực quốc doanh giảm 25.1% so với năm 2004.
Mặc dù nguồn vốn VNĐ rất khó khăn, lãi suất huy động vốn khá cao nhưng NHCT Hà Tây đã luôn thoả mãn tất cả các nhu cầu vay vốn hợp lý, hiệu quả
của các bạn hàng với lãi suất linh hoạt, hợp lý. Dòng chảy vốn tín dụng của NHCT Hà Tây phù hợp với xu hướng tất yếu của sự phát triển kinh tế nước nhà, mở rộng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Biểu đồ 2: Cho vay theo thành phần kinh tế tại NHCT Hà
Tây 2003-2005
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
NQD
QD
NQD
QD
NQD
QD
DSCV
DSCV
DSTN
DSTN
Dư
nợ
Dư
nợ
Triệu đồng
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tình hình sử dụng vốn theo thời gian.
Bảng 4 thể hiện rõ tình hình hoạt động cho vay của NHCT Hà Tây theo thời gian. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn hàng năm đều trên 90%). Trong mấy năm gần đây xu hướng cho vay ngắn hạn tăng lên (Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2003 là 43.2%, năm 2005 là 52.5%). Dư nợ tín dụng ngắn hạn cũng tăng lên năm 2004 tăng 27.2% so với năm 2003.
Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn theo thời gian tại NHCT Hà tây.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm(%)
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng giảm(%)
DSCV
1060
100.0%
1447
100.0%
36.5%
1299
100.0%
-10.2%
Ngắn hạn
960
90.6%
1303
90.0%
35.7%
1260
97.0%
-3.3%
Trung dài hạn
100
9.4%
144
10.0%
44.0%
39
3.0%
-72.9%
DSTN
834
100.0%
1313
100.0%
57.4%
1396
100.0%
6.3%
Ngắn hạn
237
28.4%
1164
88.7%
391.1%
1286
92.1%
10.5%
Trung dài hạn
597
71.6%
149
11.3%
-75.0%
110
7.9%
-26.2%
Dư nợ
1176
100.0%
1280
100.0%
8.8%
1183
100.0%
-7.6%
Ngắn hạn
508
43.2%
646
50.5%
27.2%
621
52.5%
-3.9%
Trung dài hạn
668
56.8%
634
49.5%
-5.1%
562
47.5%
-11.4%
(Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị NHCT Hà Tây)
Về chất lượng vốn đầu tư: Từ năm 2000 đến nay, do có sự phối hợp tốt với bạn hàng nên Chi nhánh NHCT Hà Tây tuyệt đối không có nợ quá hạn khó đòi mới phát sinh, không để nợ quá hạn kéo dài, tỷ lệ nợ quá hạn bình quân hàng năm ở mức dưới 0.5%/tổng dư nợ cho vay. Chẳng hạn, đến 31/12/2005 không có nợ xấu, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ không đáng kể trên tổng dư nợ cho vay: 0.3%. Điều này thể hiện chất lượng vốn tín dụng ngân hàng cũng như chất lượng hoạt động kinh doanh nghiệp của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với NHCT tỉnh Hà Tây được nâng cao.
Kết luận: Trong những năm qua, Chi nhánh NHCT Hà Tây đã đạt được thành tích khả quan: hoạt động kinh doanh ổn định, an toàn, phát triển, hoàn thành kế hoạch được giao, có nhiều chuyển biến mới tích cực trong các mặt công tác, nghiệp vụ trọng tâm. Do vậy sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng được nâng lên đáng kể.
Năm 2005, NHCT Việt Nam đã ghi nhận những nỗ lực, thành tích của NHCT Hà Tây và xếp loại NHCT Hà Tây là chi nhánh kinh doanh giỏi 3 năm liên tiếp trong toàn hệ thống NHCT Việt Nam. Chi nhánh NHCT Hà Tây là đơn vị xuất sắc của khối thi đua doanh nghiệp nghiệp của tỉnh Hà Tây, được uỷ ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen.
2.1.2 Thực trạng cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
2.1.2.1 Tiến trình cổ phần hoá trên cả nước.
Đã có lúc, các DNNN giữ vai trò gần như độc tôn trong nền kinh tế quốc dân. Vào thời điểm đó, những đóng góp của khối doanh nghiệp này vào sự phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn. Nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, phần lớn các DNNN đã không thể thích ứng kịp với những thay đổi của cơ chế mới. Vì vậy chủ trương cổ phần hoá DNNN là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
Chặng đường 13 năm thực hiện cổ phần hoá đã qua bước đầu gặt hái được những thành công, có thể chia thành 4 giai đoạn:
Thời kỳ thí điểm cổ phần hoá từ 1992 đến 1996:
Trong thời kỳ này, các DNNN thuộc diện vừa và nhỏ, kinh doanh có hiệu quả và không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, tập thể công nhân viên tự nguyện tham gia thí điểm cổ phần hoá được xem xét cho thí điểm cổ phần hoá bằng Chỉ thị số 202/CT- TTg ngày 8/6/1992 và Chỉ thị 84/TTg ngày 4/8/1993 của Thủ tướng chính phủ. Qua 5 năm thực hiện chủ trương này, cả nước mới chuyển được 5 DNNN thành công ty cổ phần.
Thời kỳ mở rộng thí điểm cổ phần hoá từ năm 1996 – 1998
Trên cơ sở đánh giá kết quả thí điểm sau 4 năm thực hiện (1992-1996), Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/1996/NĐ-CP ngày 7/5/1996 về chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Kết quả đã có thêm 25 DNNN cổ phần hoá thành công.
Thời kỳ thực hiện cổ phần hoá từ 1998 đến 6/2002:
Ngày 29/6/1998, Chính phủ ra Nghị định số 44/1998/NĐ-CP thay thế Nghị định số 28/CP nhằm giải quyết chủ trương cổ phần hoá một cách thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá. Nghị định 44/CP đã kết thừa, phát triển, bổ sung và sửa đổi nghị định 28 nhằm đáp ứng yêu cầu mới mà thực tế công tác cổ phần hoá đặt ra. Nghị định 44 đã quy định cụ thể các chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá; đồng thời có sự phân cấp quản lý trong quá trình triển khai thực hiện cổ phần hoá. Đến tháng 6/2002 cả nước đã chuyển được khoảng 1000 DNNN thành công ty cổ phần.
Thời kỳ đẩy mạnh công cuộc cổ phần hoá từ 2002 đến nay:
Ngày 19/6/2002 Chính phủ đã ban hành nghị định số 64/2002/NĐ-CP về chuyển DNNN thành công ty cổ phần thay thế cho nghị định 44/CP, nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá. Nghị định 64 đã được thể chế hoá về một số tư tưởng, quan điểm chỉ đạo mới trong Nghị quyết hội nghị trung ương 3 ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3 đã nêu lên những định hướng quan trọng và chỉ ra những lĩnh vực mà Nhà nước vẫn giữ 100% vốn, những lĩnh vực mà Nhà nước phải giữ cổ phần chi phối hoặc 100% vốn, quy định chi tiết đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và đối với doanh nghiệp hoạt động công ích.
Trong tiến trình thực hiện cổ phần hoá, nghị định 64/CP đã bộc lộ những hạn chế như việc bán cổ phần được tiến hành theo cách: phân chia – tính giá - hội đồng định giá và bán theo giá của cổ phần đã chia nên có thể xẩy ra tiêu cực. Vì vậy nghị định 187/2004/NĐ-CP được ban hành đã khắc phục được những kẻ hỡ của nghị định 64.
Cuộc cách mạng tại các DNNN - thực hiện cổ phần hoá đã luôn được Đảng và Nhà nước bám sát sườn, luôn có những chỉ đạo kịp thời để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa. Các nghị định, thông tư của chính phủ luôn được hoàn thiện và sửa đổi để phù hợp với yêu cầu mới trong quá trình cổ phần hoá. Kết quả là trong những năm gần đây, tốc độ cổ phần hoá tăng nhanh đáng kể, năm 2002 có 164 DN được cổ phần hoá, đến năm 2003 con số này tăng lên tới 611 DN, chín tháng đầu năm 2004 cổ phần hoá 751 doanh nghiệp, năm 2005 cổ phần hóa 693 doanh nghiệp. Đến hết năm 2005, cả nước đã cổ phần hoá được 2996 doanh nghiệp (Số liệu: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương).
Bên cạnh những điểm sáng còn những mảng tối: Số DNNN cổ phần hoá tuy nhiều, nhưng số vốn chỉ chiếm khoảng 10% tổng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Hầu hết các DNNN được cổ phần hoá trong thời gian qua là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong gần 3000 DN đã được cổ phần hoá chỉ có khoảng 30% là có quy mô vốn trên 5 tỷ đồng. Tình trạng độc quyền của Nhà nước trong quản trị doanh nghiệp vẫn chưa được xoá bỏ. Tiến trình cổ phần hoá vẫn khá ì ạch, mang tính chất “khép kín”.
2.1.2.2 Thực trạng cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Hà tây.
Hà Tây cũng như bao tỉnh thành khác trong cả nước đang phải đối mặt với thực tế là khối lượng DNNN cần phải sắp xếp lại rất lớn, cần tìm ra giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh công tác này. Để thực hiện được việc sắp xếp, đổi mới DNNN, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã thành lập Ban đổi mới Phát triển doanh nghiệp của tỉnh vào cuối năm 1998. Một trong những việc làm đầu tiên của Ban là đưa vào triển khai các nghị định và thông tư của Chính phủ, của các Bộ, ngành đến các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và các doanh nghiệp. Trước sự nỗ lực của các cấp, các ngành, công cuộc cổ phần hoá tại Hà Tây đã sớm gặt hái được những thành công: Đến cuối năm 2002, Hà Tây đã chuyển đổi, sắp xếp được 28 doanh nghiệp. Nhưng công tác đổi mới DNNN chỉ thực sự có những bước đi mạch lạc hơn khi Nghị quyết trung ương 3 khoá IX của Đảng, hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh ra các quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu DNNN. Kết quả, đến hết năm 2003 Hà tây đã sắp xếp được 47 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá được 38 doanh nghiệp. Nhìn về tổng thể, sau khi được sắp xếp, đổi mới, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này đều rất khả quan. Chẳng hạn như công ty cổ phần Ô tô khách Hà tây, năm 1999 triển khai mô hình cổ phần hoá, doanh thu của công ty là 11,064 tỷ đồng, thì đến năm 2003 doanh thu đạt 15 tỷ đồng, tăng 35.6% so với năm 1999, tạo mức thu nhập ổn định cho người lao động bình quân 900 nghìn/người/tháng, nộp vào ngân sách 700 triệu đồng.
Như vậy, sự nghiệp cổ phần hoá đã thổi luồng sinh khí mới vào hệ thống DNNN trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Những chuyển biến tích cực của các DNNN sau cổ phần hoá đã góp phần tạo nên những dấu ấn đậm nét trong bức tranh kinh tế Hà Tây.
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá tại Hội sở chính Ngân hàng Công thương Hà Tây.
Tình hình tín dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá tại Ngân hàng Công thương Hà Tây được thể hiện như sau:
2.2.1 Số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Công thương Hà Tây trong mấy năm qua.
Năm 2003 tại Hội sở chính NHCT Hà Tây có 5 khách hàng là công ty cổ phần nhà nước:
- Công ty cổ phần bao bì Sông Đà
- Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Tây
- Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây
- Công ty cổ phần xây dựng công trình 872
- Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây
Năm 2004, số lượng các DNNN cổ phần hoá có quan hệ tín dụng với ngân hàng tăng lên thêm là 5, bao gồm:
- Công ty cổ phần giao thông Hà Tây
- Công ty xây dựng số 21 Vinaconex
- Công ty cổ phần thương mại tổng hợp 1 Hà Tây.
- Công ty gốm xây dựng Đại Thanh
- Công ty cổ phần que hàn Việt Đức
Năm 2005, có thêm hai đơn vị tiến hành cổ phần hoá là công ty cổ phần Sông Đà 12 và công ty xây lắp điện I. Hiện nay công ty xây dựng và thương mại Việt Nhật cũng đang trong quá trình thực hiện cổ phần hóa.
Khi doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá, cán bộ tín dụng tại Hội sở đã xử lý theo quy trình mà NHCT Việt Nam hướng dẫn như sau.
2.2.2 Quy trình xử lý tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá tại Ngân hàng Công thương Hà Tây.
Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có những công văn chỉ đạo các chi nhánh trong việc xử lý nợ vay của các doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá. Ngân hàng Công thương Hà Tây đã triển khai kịp thời và đầy đủ hướng dẫn thực hiện quy trình đó.
Trước hết ngân hàng bổ sung các điều khoản quy định quyền của ngân hàng và nghĩa vụ của khách hàng là doanh nghiệp trong các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, (kể cả các hợp đồng đã ký),… để tránh bị động khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi.
Nghĩa vụ của khách hàng:
Thứ nhất, phải thông báo kịp thời cho ngân hàng về: Những thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc biệt là nhân sự chủ chốt (thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc phụ trách kinh doanh, kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh hoặc giám đốc chi nhánh phụ thuộc); Những thay đổi về vốn, tài sản của doanh nghiệp và những thay đổi về nội dung phương án, dự án vay vốn so với dự kiến ban đầu, có ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng hoặc khả năng thực hiện nghĩa vụ được ngân hàng bảo lãnh; thông tin chi tiết về đổi mới sắp xếp lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (tiến trình chuyển đổi, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp chuyển đổi và giá trị doanh nghiệp,…)
Thứ ha, thực hiện đối chiếu nghĩa vụ nợ với ngân hàng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Thứ ba, khi doanh nghiệp có quyết định chuyển đổi, mọi nghĩa vụ nợ của khách hàng với ngân hàng chưa đến hạn được coi là đến hạn, khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng, chuyển tiền ký quỹ đủ 100% giá trị L/C đã được ngân hàng mở, chuyển tiền ký quỹ đủ 100% giá trị ngân hàng đã bảo lãnh trong vòng 20 ngày kể từ khi có quyết định chuyển đổi. Nếu không thể trả hết nợ hoặc chưa đủ tiền theo quy định trên thì khách hàng phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng về việc chuyển đổi doanh nghiệp và đề nghị cho chuyển nợ vay, nghĩa vụ thanh toán L/C sang doanh nghiệp mới; sau đó mới tiếp tục làm thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp.
Thứ tư, hoàn thiện hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Quyền của ngân hàng:
Thứ nhất, yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin và các tài liệu liên quan.
Thứ hai, ngừng cho vay, thu hồi nợ trước hạn, xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình (phần trên).
Khi doanh nghiệp có quyết định thực hiện phương án cổ phần hoá, ngân hàng đã thực hiện các nội dung:
+ Sau khi nắm được việc doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hoá, ngân hàng đã có thông báo doanh nghiệp về những việc doanh nghiệp và ngân hàng cần làm khi DNNN chuyển đổi sang công ty cổ phần.
+ Ngân hàng cùng với doanh nghiệp ký biên bản thoả thuận về cách xử lý các khoản nợ, tài trợ thương mại khi doanh nghiệp chuyển đổi.
Khi doanh nghiệp làm thủ tục xác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36469.doc